Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu kỹ năng y khoa cơ bản

.PDF
259
3438
107

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC BỘ MÔN HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG Y KHOA – SKILLSLAB BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN (DÀNH CHO SINH VIÊN Y NĂM THỨ 2) - 2012- THAM GIA BIÊN SOẠN PGS.TS.BS.CKII. Cao Văn Thịnh ThS.BS. Nguyễn Ngọc Phương Thư ThS.BS. Bùi Phan Quỳnh Phương BS.CKI. Trịnh Trung Tiến BS. Đoàn Hùng Dũng BS. Nguyễn Minh Luân LÔØI NOÙI ÑAÀU Trong đào tạo kỹ năng y khoa, chúng ta rất quan tâm đến đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng, tức là đào tạo các kỹ năng cho sinh viên trước khi đi bệnh viện. Huấn luyện kỹ năng Y khoa tiền lâm sàng được coi là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo Bác sĩ Y khoa. Đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng giúp cho người học thành thạo các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thăm khám, kỹ năng xét nghiệm, kỹ năng thủ thuật và kỹ năng điều trị. Nhờ đó, họ sẽ tự tin hơn, thực hành tốt hơn khi tiếp xúc với bệnh nhân thật, trên những tình huống thật. Hiện tại, hầu hết các Trường/Khoa Y trên thế giới và trong cả nước đều đã có những đầu tư thích đáng nhằm phát triển các trung tâm huấn luyện kỹ năng, còn gọi là Skillslab. Trên cơ sở đó, Bộ môn Huấn luyện Kỹ năng Y Khoa Tiền Lâm Sàng (tiền thân là Đơn vị Huấn luyện kỹ năng y khoa tiền lâm sàng) của Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được thành lập theo quyết định số 28/QĐ-ĐHYPNT ngày 07/01/2011. Để chuẩn bị tốt cho chương trình huấn luyện, việc biên soạn giáo trình giảng dạy cần được thực hiện sớm. Vì vậy, Bộ môn đã biên soạn tập bài giảng này nhằm tạo thuận lợi cho các bạn sinh viên y khoa học tập và tham khảo. Tập bài giảng này được biên soạn bởi các giảng viên trẻ, với hy vọng sẽ từng bước được cập nhật, chỉnh sửa. Các bài giảng nhằm vào 4 nhóm kỹ năng chính là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thăm khám, kỹ năng xét nghiệm và kỹ năng thủ thuật. Trong quá trình biên soạn, mặc dù tập thể các giảng viên đã có nhiều cố gắng để hoàn chỉnh tập bài giảng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Bộ môn rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy Cô, đồng nghiệp và các bạn sinh viên để giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Các Phòng Ban và Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã động viên và tạo mọi thuận lợi để hoàn thành tập giáo trình này. TRƯỞNG KHOA PGS.TS.BS.CKII. CAO VĂN THỊNH MỤC LỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRANG 1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP THẦY THUỐC - BỆNH NHÂN.................................................................... 1 2. KỸ NĂNG KHAI THÁC BỆNH SỬ ............................................................................................... 11 KỸ NĂNG THĂM KHÁM 3. KHÁM TOÀN TRẠNG ............................................................................................................... 35 4. KHÁM ĐẦU – MẶT – CỔ VÀ TUYẾN GIÁP ............................................................................... 58 5. KHÁM PHỔI............................................................................................................................. 66 6. KHÁM TIM .............................................................................................................................. 80 7. KHÁM BỤNG ........................................................................................................................... 90 8. KHÁM TUYẾN VÚ ................................................................................................................. 107 9. KHÁM HẬU MÔN – TRỰC TRÀNG ......................................................................................... 118 10. KHÁM MẠCH MÁU ............................................................................................................... 127 KỸ NĂNG XÉT NGHIỆM 11. CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUI (Bài đọc thêm) .................................................................. 141 12. KỸ NĂNG SỬ DỤNG MÁY ĐƯỜNG HUYẾT CÁ NHÂN ............................................................ 148 KỸ NĂNG THỦ THUẬT 13. KỸ THUẬT TIÊM THUỐC INSULIN .......................................................................................... 156 14. KỸ THUẬT PHUN KHÍ DUNG .................................................................................................. 169 15. KỸ THUẬT LẤY KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH ................................................................................. 182 16. THỦ THUẬT CHỌC DỊCH MÀNG PHỔI ................................................................................... 191 17. THỦ THUẬT CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG ................................................................................. 201 18. THỦ THUẬT CHỌC DÒ TUỶ SỐNG THẮT LƯNG ..................................................................... 211 19. KỸ THUẬT RỬA TAY - MẶC ÁO CHOÀNG - MANG GĂNG VÔ KHUẨN ................................... 224 20. CÁC MŨI KHÂU - CỘT CHỈ CƠ BẢ N ....................................................................................... 236 Kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân KỸ NĂNG GIAO TIẾP THẦY THUỐC - BỆNH NHÂN MỤC TIÊU 1. Tạo được sự tin tưởng và mối quan hệ thân thiện với bệnh nhân để họ dễ dàng trò chuyện và khai bệnh. 2. Trấn an được bệnh nhân trong một số tình huống đặc biệt (vd: bệnh nhân trước mổ, bệnh nhân mắc bệnh ung thư…). 3. Hình thành kỹ năng và thái độ giao tiếp hiệu quả trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHÂN BỐ THỜI GIAN  Đối tượng: sinh viên Y2 – YCT2  Phân bố thời gian: 180 phút  Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 05 phút  Giới thiệu nội dung bài giảng: 45 phút  Thực hành đóng vai: 120 phút  Giảng viên tổng kết cuối buổi: 10 phút Trước khi đóng vai  Chuẩn bị trước bảng kiểm, các tình huống đóng vai.  Nêu mục tiêu bài học.  Nêu phương pháp huấn luyện: đóng vai.  Nêu cách lượng giá: bảng kiểm.  Giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên.  Chiếu băng video minh họa. Trong lúc đóng vai * Giảng viên: Quan sát. * Sinh viên: - Đóng vai Thầy thuốc, vai bệnh nhân theo tình huống được đưa ra. - Quan sát, quay video trong khi sinh viên khác đóng vai. Sau khi đóng vai * Sinh viên: 1 Bộ môn huấn luyện kỹ năng Y khoa - SkillsLab - Vai Thầy thuốc: tự nhận xét, đánh giá về kỹ năng giao tiếp của mình trong quá trình thực hành. - Vai bệnh nhân: phát biểu cảm xúc sau khi đóng vai. - Chiếu lại băng video. - Thảo luận. * Giảng viên: - Nhận xét chung. - Rút ra bài học có ích về kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân. 1. ĐẠI CƢƠNG Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm, thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà còn bao hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi? v..v. Chính vì vậy, để có thể thu thập thông tin chính xác, giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, người Thầy thuốc phải có kỹ năng giao tiếp tốt với bệnh nhân. Trong y khoa, giao tiếp với bệnh nhân là một trong những kỹ năng thiết yếu của người thầy thuốc. Người bệnh vào bệnh viện không những được chăm sóc bằng các dịch vụ y tế sử dụng thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu…mà còn phải được chăm sóc bằng tâm lý, thể hiện qua cách thức giao tiếp của thầy thuốc với người bệnh. Hai hình thức giao tiếp chính là giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời. Hai hình thức này ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau, phối hợp với nhau tạo ra hiệu quả cao nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp bằng lời là:  Ngôn ngữ mang đặc tính cá nhân: tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp  Âm điệu: giọng nói nhẹ nhàng, lịch sự, dễ đi vào lòng người  Tính phong phú: lượng từ càng nhiều, càng phong phú, sinh động, giàu hình ảnh càng dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh  Tính đơn giản, dễ hiểu: không dùng từ một cách cầu kỳ, tránh dùng thuật ngữ chuyên môn  Tốc độ nói: nên nói với tốc độ vừa phải, không nên nói nhát gừng  Thích hợp: đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng  Bầu không khí giao tiếp  Thái độ khi giao tiếp 2 Kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân Giao tiếp không lời được thể hiện qua hành vi, cử chỉ như: Giọng nói, nụ cười, nét mặt và ánh mắt, điệu bộ và cử chỉ…  Giọng nói: độ cao thấp, nhấn giọng, âm lượng, phát âm, nhịp điệu (trôi chảynhát gừng), cường độ (to-nhỏ), tốc độ (nhanh-chậm) ...  Cử chỉ có thể diễn đạt cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú..  Điệu bộ có thể diễn đạt sự tức giận, lo lắng, vui sướng  Nét mặt có thể diễn đạt sự yêu thương, căm ghét, ngạc nhiên, vui buồn  Ánh mắt có thể là tín hiệu của yêu thương, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, không thích thú  Sự vận động của cơ thể có thể là ngôn ngữ nói lên sự cảm thông Mối quan hệ giữa Thầy thuốc và Bệnh nhân có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực cho người bệnh. Đây là một quan hệ hết sức đặc biệt vì từng cử chỉ, thái độ, lời nói của Thầy thuốc đều ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân và Thầy thuốc phải nói thế nào để bệnh nhân tin tưởng. Mục đích giao tiếp giữa Thầy thuốc và Bệnh nhân là người Thầy thuốc cần phát huy những tác động tâm lý tích cực và hạn chế tiêu cực lên người bệnh. Y học hiện đại có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ Thầy thuốc - Bệnh nhân vì:  Sự chuyên môn hóa và chuyên khoa hóa sâu sắc nên Thầy thuốc chỉ tiếp xúc với bệnh nhân trong một giai đoạn rất ngắn của quá trình điều trị.  Kỹ thuật dần dần thay thế con người: Thầy thuốc ngày càng ít tiếp xúc với bệnh nhân hoặc chỉ tiếp xúc thông qua máy móc.  Khoảng cách kiến thức rất lớn giữa Thầy thuốc và Bệnh nhân.  Đào tạo y khoa thiên về kỹ thuật hơn là nhân văn. Thầy thuốc thường tiếp cận với bệnh nhân thông qua 2 cách chính:  Thầy thuốc là trọng tâm: hỏi câu hỏi đóng; chỉ quan tâm đến mặt sinh học; dùng thuật ngữ chuyên môn; không quan tâm đến tâm tư hoặc những vấn đề liên quan của bệnh nhân. 3 Bộ môn huấn luyện kỹ năng Y khoa - SkillsLab  Bệnh nhân là trọng tâm: hỏi câu hỏi mở; dùng từ ngữ nôm na, dễ hiểu; quan tâm đến tâm tư hoặc những vấn đề liên quan của bệnh nhân; để bệnh nhân tham gia vào các quyết định. Người Thầy thuốc không có kỹ năng giao tiếp tốt thường chỉ đi tìm những bằng chứng từ bên ngoài: nghĩ ngay đến một chẩn đoán chính xác và khoa học, cố gắng tìm kiếm những bằng chứng rõ rệt qua thăm khám và những xét nghiệm với sự hỗ trợ của máy móc, kỹ thuật. Có khi bệnh nhân cầm kết quả xét nghiệm trên tay thấy trời đất sụp đổ, hoang mang và bối rối thì Bác sĩ lại reo lên "Tốt lắm!", "Chính xác!" vì đã có bằng chứng xác định cho chẩn đoán! Có khi Bác sĩ cầm phim X-quang lên xem rồi lắc đầu vài cái, bệnh nhân thót cả tim, trong khi thật ra chỉ vì Bác sĩ bị... mỏi cổ! Rèn luyện kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc - Bệnh nhân giúp xây dựng mối quan hệ tốt Thầy thuốc với Bệnh nhân. Đây là nghệ thuật mà người Thầy thuốc cần sử dụng ngay từ buổi đầu gặp bệnh nhân. Chính nhờ giao tiếp tốt, thái độ phục vụ ân cần, thông cảm, mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân và những lời nói động viên, khuyến khích của người Thầy thuốc sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng bộc lộ các khó khăn của mình, đồng thời cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào người Thầy thuốc. Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân vô cùng quan trọng. Nếu có kỹ năng giao tiếp tốt, người Thầy thuốc có thể khai thác được các thông tin tế nhị và nhạy cảm mà bệnh nhân ngại nói ra. Nhờ đó, mà chẩn đoán bệnh được chính xác. Lời nói của Bác sĩ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn truyền đạt cả cảm xúc mà nhiều khi Bác sĩ cũng không ngờ. bệnh nhân luôn ở trạng thái lo lắng, bối rối, đôi khi hốt hoảng, tuyệt vọng nên họ cần lắm những lời nói, ánh mắt, cử chỉ ân cần của người Thầy thuốc trong từng cử chỉ giao tiếp, ứng xử khi họ chẳng may phải vào bệnh viện khám chữa bệnh. Trong bài này, chúng ta chỉ đề cập đến các kỹ năng giao tiếp trong lúc tiếp xúc ban đầu với bệnh nhân nhằm làm cho bệnh nhân dễ dàng khai bệnh và cảm thấy thoải mái, được quan tâm. 2. CÁC ĐẶC THÙ CỦA BỆNH NHÂN VÀ THẦY THUỐC * Bệnh nhân: Khi ốm đau, bệnh nhân cảm nhận những sự thay đổi, bất an, những cảm giác từ bên trong như đau nhức, đơ cứng, uể oải cùng nhiều cảm giác mơ hồ không rõ ràng, khó mô tả, thậm chí không nói được nên lời. Bên cạnh đó là nỗi sợ hãi, lo âu, nghĩ đến sự bất hạnh của mình, những tác động đến gia đình, đến công ăn việc làm, tiền bạc, kể cả nghĩ đến cái chết, thương tật, di chứng về lâu dài... Chính nhờ các kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ phục vụ ân cần, thông cảm, mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân và những lời nói động viên, khuyến khích của người Thầy thuốc sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng bộc lộ các khó khăn của mình, đồng thời cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào người Thầy thuốc. 4 Kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân * Thầy thuốc: Thường trong tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng, “quen/chai lì” với bệnh tật và rất có quyền uy. Người Thầy thuốc có thể biết được các bí mật về cơ thể lẫn những tâm tư thầm kín của người bệnh. Người bệnh có thể tâm sự hết mọi chuyện thầm kín của họ nếu họ cảm giác tin tưởng vào người Thầy thuốc, sẵn sàng hợp tác với Thầy thuốc và cho phép Thầy thuốc thăm khám họ, thậm chí cả những nơi kín đáo nhất.  Thầy thuốc không được lợi dụng về những bí mật tình cảm cũng như vật chất trong khi thăm khám và điều trị cho người bệnh. Thầy thuốc phải luôn giữ bí mật cho người bệnh, phải biết tôn trọng những tình cảm chân thành mà người bệnh đã đặt vào mình. 3. MỘT VÀI THÔNG TIN THỰC TẾ Trong lần "vào vai người bệnh" tại đơn vị mình, Giám đốc một bệnh viện đa khoa tại thành phố Hồ Chí Minh thấy cô y tá gọi "trỏng" với bệnh nhân lớn tuổi. Ông bèn góp ý với cô "Nên gọi bằng ông hoặc bác cho dễ nghe hơn", lập tức bị cô quát: "Đi ra, chưa tới phiên ông". "Đó là kỷ niệm không thể nào quên. Qua đó, tôi mới hiểu nhân viên y tế cần được trau dồi kỹ năng giao tiếp đến thế nào", Ông tâm sự: Theo Giám đốc một bệnh viện Nhi đồng, trước đây lãnh đạo bệnh viện thường nhận được phản ánh của bà con về tiêu cực của nhân viên y tế. Nhưng gần đây, phần lớn phàn nàn của thân nhân bệnh nhi tập trung về kỹ năng giao tiếp của đội ngũ này. Thống kê cho thấy, 90% nội dung những cuộc điện thoại gọi vào đường dây nóng của bệnh viện đều không hài lòng về thái độ giao tiếp của bác sĩ, y tá hoặc y công. Tình hình cũng tương tự đối với một bệnh viện Đa khoa ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh với 70% nội dung thư góp ý gửi đến bệnh viện là phàn nàn về cách nói năng, ứng xử của nhân viên y tế, đặc biệt là thái độ lạnh lùng, tiết kiệm lời nói của bác sĩ đối với bệnh nhân, Giám đốc bệnh viện cho biết. "Có lẽ ngày nào cũng tiếp xúc với bệnh nhân nên không ít bác sĩ trở nên... vô cảm", Ông giải thích. 4. XÂY DỰNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP THẦY THUỐC-BỆNH NHÂN: 4.1. CHÀO HỎI BỆNH NHÂN  Mỉm cười, chào hỏi bệnh nhân với giọng nói ân cần, phong cách thân thiện.  Tự giới thiệu về mình.  Mời bệnh nhân ngồi.  Khi chào hỏi, xưng hô với bệnh nhân phải phù hợp với tuổi, giới tính, phong tục tập quán. 5 Bộ môn huấn luyện kỹ năng Y khoa - SkillsLab 4.2. QUAN SÁT BỆNH NHÂN  Luôn luôn chăm chú quan sát bệnh nhân một cách tế nhị và kín đáo.  Quá trình quan sát diễn ra từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc buổi giao tiếp.  Quan sát bên ngoài, ánh mắt nụ cười, vẻ mặt, các hành vi cử chỉ của bệnh nhân để xưng hô phù hợp và thu được thông tin về bệnh tật của bệnh nhân. 4.3. TẠO MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP THOẢI MÁI  Tôn trọng sự riêng tư và giữ bí mật cho bệnh nhân, tạo môi trường phỏng vấn yên tĩnh, kín đáo, không bị quấy rầy, nói chuyện vừa đủ nghe.  Tạo bầu không khí giao tiếp thoải mái, ân cần. 4.4. CÁC TƯ THẾ GIAO TIẾP  Phù hợp với tư thế bệnh nhân, nếu bệnh nhân ngồi thì Thầy thuốc ngồi, nếu bệnh nhân đứng thì Thầy thuốc đứng.  Tư thế giao tiếp mặt đối mặt, tốt nhất là ngồi cạnh bàn làm việc hơn là sau bàn để tiếp xúc bệnh nhân.  Khoảng cách thông thường là 0,5 m, nhưng sẽ thay đổi tùy theo tình huống, phù hợp với hoàn cảnh. 4.5. NGÔN NGỮ  Khi giao tiếp với bệnh nhân, luôn sử dụng lời nói một cách nhẹ nhàng, ân cần thể hiện sự tôn trọng bệnh nhân. Âm điệu của lời nói vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói to quá hoặc nói nhỏ quá. ?!? !?!?!  Dùng các câu từ đơn giản, dễ hiểu.  Thận trọng khi dùng các thuật ngữ chuyên môn, nếu có dùng thuật ngữ chuyên môn thì phải giải thích rõ ràng.  Tránh lời nói có tính phê phán về đạo đức.  Không cáu gắt, quát tháo bệnh nhân dù bất cứ lý do gì.  Ngôn ngữ luôn nhẹ nhàng, đúng mực. 4.6. ĐẶT CÂU HỎI “MỞ” VÀ CÂU HỎI “ĐÓNG” MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ  Đầu tiên người Thầy thuốc nên sử dụng câu hỏi “mở” để tạo điều kiện cho bệnh nhân kể lại hết những gì gây khó chịu, những gì họ cảm thấy, đồng thời giúp họ tự nhiên hơn. 6 Kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân  Qua đó thu được nhiều thông tin hơn. Nếu dùng câu hỏi “đóng” lúc đầu sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin có ích, quan trọng. Khi bệnh nhân trình bày các thông tin mấu chốt về bệnh tật của bệnh nhân, lúc này, Thầy thuốc sẽ dùng câu hỏi đóng để kiểm tra và khẳng định những gì mình vừa thu nhận được. Có nghĩa là người Thầy thuốc sử dụng những từ ngữ của mình để nhắc lại nội dung câu chuyện bệnh nhân đang nói bằng những câu tóm tắt ngắn gọn. Mục đích là để hiểu rõ và chính xác những thông tin của bệnh nhân.  Câu hỏi mở là câu hỏi mà bệnh nhân có thể trả lời câu dài, trình bày được thông tin mà mình muốn nói ra.  Câu hỏi đóng là câu hỏi mà bệnh nhân trả lời đúng hoặc sai.  Đặt câu hỏi luôn phải rõ ràng, dễ hiểu, đặc hiệu.  Mỗi lần chỉ hỏi một câu mà thôi. Tránh “thao thao bất tuyệt” hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến bệnh nhân không kịp trả lời.  Tránh đặt câu hỏi dẫn dắt. 4.7. LẮNG NGHE BỆNH NHÂN  Trong tâm lý, người bệnh thường thích giải bày tình trạng bệnh và cảm thấy hài lòng nếu Thầy thuốc biết lắng nghe một cách chăm chú, cẩn thận và chủ động.  Biểu lộ lắng nghe một cách chăm chú, cẩn thận và chủ động. Hãy tỏ ra là bạn đang chú ý tới người nói bằng cách gật đầu hay đáp lại bằng những câu ngắn gọn thể hiện sự chăm chú của bạn như thế à, vậy ư…  Không thể hiện sự thờ ơ, không nhìn chỗ khác.  Tránh cắt ngang lời nói của bệnh nhân hoặc bỏ đi hay viết lách. 4.8. KHEN NGỢI  Tìm cách khen ngợi bệnh nhân nói về mối quan tâm của họ.  Không phê phán, chê bai bệnh nhân. 4.9. TÁC PHONG, TRANG PHỤC  Trang phục: Áo blouse sạch sẽ.  Tóc gọn gàng, tay chân sạch sẽ, móng tay cắt ngắn.  Nghiêm túc nhưng luôn thân thiện.  Tuyệt đối khi tiếp xúc không hút thuốc lá hay nhai kẹo cao su. 7 Bộ môn huấn luyện kỹ năng Y khoa - SkillsLab 4.10. THÁI ĐỘ  Lịch sự tôn trọng bệnh nhân.  Ân cần, quan tâm và đồng cảm với bệnh nhân. 4.11. GIAO TIẾP BẰNG LỜI MỘT CÁCH HIỆU QUẢ  Làm cho dễ dàng: bằng lời nói, cử chỉ để khích lệ, động viên bệnh nhân nói tiếp.  Hướng dẫn, giúp bệnh nhân sắp xếp các ý tưởng và trình bày thông tin theo trình tự chia sẻ các mối quan tâm và lo lắng một cách dễ dàng hơn.  Tóm tắt và kiểm tra.  Đồng cảm, giúp bệnh nhân giải tỏa tâm lý về bệnh tật của bản thân, tạo sự thông cảm giữa Bệnh nhân và Thầy thuốc.  Trấn an người bệnh.  Bày tỏ tinh thần hợp tác. 8 Kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2006). Kiến thức - thái độ - kỹ năng cần đạt khi tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa. Nhà xuất bản Y Học. 2. Dự án Đẩy mạnh huấn luyện kỹ năng tiền lâm sàng tại 8 trường khoa Y Việt Nam (2009). Kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc- Bệnh nhân. Kỹ năng y khoa cơ bản. Nhà xuất bản Y học TPHCM, tr.13-20. 3. Đỗ Hồng Ngọc (2004). Thầy thuốc và Bệnh nhân. Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Văn Lê (2000). Một số sự kiện hàng ngày ở bệnh viện. Văn hoá giao tiếp ứng xử ở bệnh viện. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. 5. Quan hệ Thầy thuốc - Bệnh nhân xưa và nay. http://soytebrvt.gov.vn/images/stories/.../khac/Giaotiepbenhnhanvathaythuoc.pps 6. Thầy thuốc học giao tiếp. http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Thay-thuoc-hoc-giao-tiep/10977679/111/ 7. Trương Văn Việt. Kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc – Bệnh nhân. www.choray.org.vn/CLBGD/quanhethanthien.ppt 8. Lloyd M., Bor R.(2004). Communication skills for Medicine. Churchill Livingstone. Ghi chú: 9 Bộ môn huấn luyện kỹ năng Y khoa - SkillsLab BẢNG KIỂM 0 điểm: Không thực hiện 2 điểm: Gần đầy đủ: trên 50% 1 điểm: Không đầy đủ: dưới 50% 3 điểm: Thực hiện kỹ, thao tác đúng, đầy đủ STT NỘI DUNG 1 Chào hỏi bệnh nhân- tự giới thiệu 2 Bày tỏ tinh thần hợp tác 3 Sử dụng câu hỏi mở - đóng 4 Dùng từ đơn giản, dễ hiểu 5 Ngôn ngữ nhẹ nhàng, tế nhị trong giao tiếp, mỗi lần chỉ hỏi một câu 6 Khen ngợi việc đúng của bệnh nhân 7 Khuyến khích 8 Lắng nghe 9 Đồng cảm 10 Trấn an 11 Tóm tắt các thông tin 12 Kiểm tra Tổng điểm:……………./36 điểm 10 0đ 1đ 2đ 3đ Kỹ năng khai thác bệnh sử KỸ NĂNG KHAI THÁC BỆNH SỬ MỤC TIÊU 1. Biết được tầm quan trọng của việc khai thác bệnh sử 2. Thực hiện hỏi bệnh theo mẫu bệnh án từ phần hành chánh đến hết phần tiền sử. 3. Trình bày lại được bệnh sử sau khi đã hỏi bệnh 4. Biết được thứ tự cách làm một bệnh án nội khoa tổng quát ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHÂN BỐ THỜI GIAN  Đối tượng: Sinh viên Y2 – YCT2  Phân bố thời gian: 180 phút  Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5 phút  Giới thiệu nội dung bài giảng: 25 phút  Giảng viên thực hiện ví dụ 02 tình huống: 30 phút  Sinh viên thực hành hỏi bệnh lẫn nhau theo tình huống cho sẵn: 60 phút  Chọn 02 sinh viên lên hỏi bệnh theo tình huống giảng viên cho, nhóm còn lại quan sát và đánh giá dựa trên bảng kiểm: 40 phút  Giảng viên tổng kết cuối buổi: 20 phút NỘI DUNG 1. ĐẠI CƢƠNG Khai thác bệnh sử là khai thác các thông tin xung quanh lý do đến khám bệnh của bệnh nhân, đây là một giai đoạn quan trọng trong qui trình khám và điều trị bệnh tại bệnh viện hay bất kỳ một cơ sở y tế nào. Qui trình đó diễn ra như sau: Bệnh nhân vào viện→ Khai thác bệnh sử và tiền sử (hỏi bệnh) → Khám lâm sàng → Các thăm dò cận lâm sàng → Chẩn đoán → Điều trị → Bệnh nhân ra viện Như vậy, ta nhận thấy muốn điều trị tốt người thầy thuốc phải chẩn đoán đúng; và muốn chẩn đoán đúng, người thầy thuốc phải biết cách hỏi bệnh, cách khám bệnh và cách yêu cầu các xét nghiệm cận lâm sàng thích hợp Mục đích của hỏi bệnh là để phát hiện các triệu chứng chủ quan (còn gọi là triệu chứng cơ năng). Đây là những biểu hiện do bản thân người bệnh cung cấp cho thầy 11 Bộ môn huấn luyện kỹ năng Y khoa - SkillsLab thuốc. Do đó chỉ có bệnh nhân biết và cảm nhận nên thầy thuốc khó đánh giá được có thực hay không, mô tả có đúng hay không, mức độ nặng nhẹ thế nào. Để khai thác bệnh sử có hiệu quả, người thầy thuốc cần quan tâm đến hai yếu tố: 1. Phải có kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu được tâm lý người bệnh 2. Phải biết lấy các thông tin cần thiết của bệnh như: lý do vào viện, tiền sử bệnh tật, mức độ và diễn tiến bệnh, tình hình điều trị trước đó và kết quả. Sau khi có các thông tin này, người thầy thuốc đã nghĩ đến một bệnh nào đó và bắt đầu các bước thăm khám lâm sàng, đưa ra các chỉ định xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán xác định về bệnh. 2. QUI TRÌNH KHAI THÁC BỆNH SỬ 2.1. Chào hỏi, giới thiệu, làm quen với bệnh nhân: Trước khi hỏi bệnh, người thầy thuốc cần có những lời chào hỏi xã giao để làm quen với bệnh nhân, tạo sự tin tưởng của bệnh nhân đối với mình, đồng thời đánh giá sơ lược về văn hoá, trình độ dân trí và tập quán của bệnh nhân, từ đó có thể đặt câu hỏi khai thác bệnh sử cho thích hợp. Mời bệnh nhân vào phòng, ngồi xuống ghế với thái độ thân thiện. Nên hỏi rõ, to vừa phải và giao tiếp bằng mắt để bệnh nhân tránh sự căng thẳng và khuyến khích bệnh nhân khai bệnh. Chú ý về giọng nói, cách sử dụng về từ ngữ phù hợp với các đối tượng đặc biệt là dân tộc thiểu số. 2.2. Khai thác thông tin về bệnh: 2.2.1 Lý do vào viện Lý do vào viện là lý do người bệnh đi đến tiếp xúc với cơ sở y tế lần đầu tiên. Đây là khâu quan trọng, người thầy thuốc sẽ dựa vào lý do đến khám của bệnh nhân để khai thác những thông tin liên quan. Ví dụ bệnh nhân đến khám vì đau bụng, người thầy thuốc cần khai thác đặc biệt xung quanh vấn đề đau bụng của bệnh nhân Nên tìm hiểu thêm bệnh nhân tự đến, người nhà đưa đến hay chuyển viện để đánh giá sơ lược về mức độ trầm trọng của bệnh Nêu được triệu chứng chính làm bệnh nhân phải nhập viện, thông thường là một triệu chứng (vài trường hợp có thể hai hoặc ba triệu chứng) Có thể ghi chẩn đoán chuyển viện của tuyến trước (nếu cần thiết) 2.2.2 Bệnh sử (diễn tiến của bệnh hiện tại) Chú ý là bệnh sử phải liên quan chặt chẽ với lý do nhập viện 12 Kỹ năng khai thác bệnh sử Nên sử dụng câu hỏi mở không định hướng trước để bệnh nhân có thể tự do trình bày theo ý họ, tiếp theo nên dùng câu hỏi mở có định hướng để khai thác các thông tin cần thiết. Không ngắt lời khi bệnh nhân đang nói. Ghi chép các thông tin cần thiết để khẳng định bằng câu hỏi đóng (đúng/ sai), (có/ không) Nội dung hỏi liên quan về: thời gian xuất hiện các triệu chứng, diễn biến các triệu chứng, tần suất, cường độ, hướng lan… Các câu hỏi này sẽ được bổ sung và điều chỉnh tốt khi người hỏi bệnh có kiến thức về triệu chứng của bệnh Hỏi về những xử trí đã được thực hiện trước khi đến khám:  Bệnh nhân tự xử trí như: mua thuốc, dùng thuốc đông y, cúng bái, bói toán… Đã đi khám ở đâu, điều trị bằng cách gì, kết quả ra sao? Các thông tin về tín ngưỡng và phong tục tập quán đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần khai thác kỹ để giúp cho việc hợp tác trong điều trị và phòng bệnh, tư vấn sau này.  Tình trạng hiện nay: Hỏi bệnh nhân để xem họ tự đánh giá về tình hình sức khoẻ hiện nay so với trước đó Thông thường, để tiện việc khai thác bệnh sử nên chia ra: bệnh nhân mới nhập viện hay bệnh nhân đã nằm viện lâu dài hoặc chuyển qua nhiều cơ sở y tế rồi mới đến bệnh viện chuyên khoa Bệnh nhân mới nhập viện: Bệnh sử gồm 2 giai đoạn  Giai đoạn 1: Khởi phát triệu chứng đến lúc bệnh nhân đến khám  Giai đoạn 2: Bệnh tình hiện tại (chỉ ghi triệu chứng cơ năng, không ghi triệu chứng thực thể) Bệnh nhân đã và đang điều trị tại bệnh viện: bệnh sử gồm 4 giai đoạn  Giai đoạn 1: Khởi phát triệu chứng đến lúc nhập viện. Khai thác bệnh sử và thuộc tính của triệu chứng, khi hỏi bệnh và ghi lại bệnh sử phải nói lên được tính chất của từng triệu chứng. Ví dụ: Lý do nhập viện vì đau bụng, khi khai thác bệnh sử nên nêu rõ các thuộc tính của triệu chứng như đau bao lâu rồi, đau ở đâu, vị trí, hướng lan, cường độ đau, liên quan bữa ăn? điều trị như thế nào? bằng loại thuốc gì? Đặc biệt trong giai đoạn 1 của bệnh sử, từ lúc khởi phát đến lúc nhập viện đã điều trị tuyến trước rồi, nên mô tả cẩn thận những triệu chứng còn, mất, thuốc điều trị và các biện pháp đã điều trị (nếu biết rõ).  Giai đoạn 2: Tình trạng lúc nhập viện (ghi lại những triệu chứng được phát hiện lúc nhập viện); Dấu hiệu sinh tồn: ghi lại của bệnh phòng hoặc phòng khám lúc mới nhận bệnh nhân; Những triệu chứng liên quan (nổi bật) đến bệnh sử  Giai đoạn 3: Diễn tiến bệnh phòng: thời gian nằm bệnh phòng (từ lúc nhập viện đến ngay trước lúc khám), ghi lại những triệu chứng chính (cả cơ năng và thực 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan