Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Kinh tế môi trường

.PDF
140
247
147

Mô tả:

MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔN HỌC ....................................................................... 1 1. Khái quát về kinh tế môi trường ................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học ......................................................... 3 3. Phương pháp nghiên cứu môn học ............................................................................... 4 CHƢƠNG I. MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ........................................................... 6 1.1. Một số khái niệm về môi trường................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm chung về môi trường ............................................................................. 6 1.1.2. Thành phần môi trường .......................................................................................... 8 uê ́ 1.1.3. Suy thoái môi trường .............................................................................................. 9 1.1.4. Sự cố môi trường .................................................................................................. 10 ́H 1.1.5. Ô nhiễm môi trường.............................................................................................. 10 tê 1.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế ................................................. 10 1.2.1. Sự tác động qua lại giữa môi trường và nền kinh tế ............................................. 10 in h 1.2.2. Nhận thức về mối quan hệ giữa môi trường và phát thiển ................................... 15 1.3. Một số vấn đề về hiện trạng môi trường thế giới .................................................... 19 ̣c K 1.3.1. Ô nhiễm nước........................................................................................................ 19 1.3.2. Ô nhiễm không khí ............................................................................................... 20 ho 1.3.3. Ô nhiễm đất ........................................................................................................... 21 1.3.4. Ô nhiễm tiếng ồn................................................................................................... 21 ại 1.3.5. Giảm đa dạng sinh học.......................................................................................... 22 Đ 1.3.6. Nóng lên toàn cầu ................................................................................................. 22 1.4. Một số khái niệm kinh tế học................................................................................... 24 1.4.1. Cung, cầu và cân bằng thị trường ......................................................................... 24 1.4.2. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế .................................................................................. 28 1.4.3. Đo lường phúc lợi ................................................................................................. 31 1.4.4. Giá sẵn lòng chi trả và giá sẵn lòng chấp nhận..................................................... 36 1.5. Ngoại ứng và thất bại thị trường .............................................................................. 36 1.5.1. Khái niệm ngoại ứng............................................................................................. 36 1.5.2. Đặc điểm ngoại ứng .............................................................................................. 38 1.5.3. Phi hiệu quả do tồn tại ngoại ứng ......................................................................... 38 CHƢƠNG II. KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG ................................................... 43 2.1. Mức ô nhiễm tối ưu.................................................................................................. 43 2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 43 2.1.2. Xác định mức ô nhiễm tối ưu ............................................................................... 44 2.2. Cơ chế thị trường và mức ô nhiễm tối ưu ................................................................ 58 2.2.1. Quyền tài sản thuộc về chủ thể gây ô nhiễm ........................................................ 59 2.2.2. Quyền tài sản thuộc về chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm ......................................... 61 2.3. Định lý Coase........................................................................................................... 63 2.4. Thuế Pigou ............................................................................................................... 64 2.4.1. Khái niệm .............................................................................................................. 64 2.4.2. Thuế Pigou và mức ô nhiễm tối ưu ....................................................................... 65 uê ́ 2.4.3. Một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế Pigou ......................................... 67 ́H CHƢƠNG III. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ...................................... 69 3.1. Tăng cường quyền tài sản ........................................................................................ 69 tê 3.2. Mệnh lệnh và điều khiển .......................................................................................... 70 h 3.2.1. Tiêu chuẩn môi trường.......................................................................................... 71 in 3.2.2. Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng ..................................................... 84 ̣c K 3.2.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp mệnh lệnh và điều khiển ......................... 85 3.3. Công cụ kinh tế ........................................................................................................ 86 ho 3.3.1. Thuế phát thải ....................................................................................................... 86 3.3.2. Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng .......................................................... 99 ại 3.3.4. Qũy môi trường ................................................................................................... 113 Đ 3.4. Lựa chọn công cụ quản lý môi trường ................................................................... 114 CHƢƠNG IV. ĐỊNH GIÁ MÔI TRƢỜNG ................................................................. 119 4.1. Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án .................................................... 119 4.1.1. Khái niệm định giá môi trường ........................................................................... 119 4.1.2. Phân tích kinh tế dự án ....................................................................................... 120 4.1.3. Sự cần thiết phải định giá môi trường ................................................................ 121 4.2. Ảnh hưởng môi trường và các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng môi trường ..... 122 4.2.1. Ảnh hưởng môi trường ....................................................................................... 122 4.2.2. Các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng môi trường ............................................ 122 4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường ..................................................... 124 4.3.1. Giá trị sử dụng .................................................................................................... 124 4.3.2. Giá trị phi sử dụng .............................................................................................. 126 4.4. Các bước tiến hành đánh giá kinh tế ảnh hưởng môi trường................................. 129 4.4.1. Sàng lọc ảnh hưởng môi trường ......................................................................... 129 4.4.2. Lượng hóa và định giá ảnh hưởng môi trường ................................................... 130 4.5. Các phương pháp định giá môi trường .................................................................. 130 4.5.1. Phương pháp định giá trực tiếp ........................................................................... 131 4.5.2. Phương pháp định giá gián tiếp .......................................................................... 132 4.5.3. Phương pháp chuyển giao giá trị (VT – Value Transfer) ................................... 134 4.6. Một số vấn đề trong định giá môi trường .............................................................. 134 4.6.1. Bỏ sót thông tin ................................................................................................... 134 uê ́ 4.6.2. Thiên lệch ........................................................................................................... 135 ́H 4.6.3. Hiện tại hoá chi phí và lợi ích của dự án ............................................................ 136 Đ ại ho ̣c K in h tê 4.6.4. Tính không chắc chắn ......................................................................................... 136 BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. Khái quát về kinh tế môi trƣờng Những thành tựu nổi bật về kinh tế thế giới trong thế kỷ XX là thành quả của các cuộc cách mạng khoa học vĩ đại trong lịch sử phát triển loài người. Khoảng cách từ những phát minh khoa học đến việc áp dụng những phát minh đó vào sản xuất ngày càng được rút ngắn lại, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất, làm phá vỡ nền sản xuất nhỏ và được thay thế bằng nền sản xuất lớn, tiên tiến và hiện đại. Tác động rõ nét nhất của sự phát triển kinh tế trong thế kỷ XX là đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, tỷ uê ́ lệ người nghèo đói ngày càng giảm, tuổi thọ bình quân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến ́H con người và xã hội, cụ thể: khoảng cách nghèo đói giữa những nước giàu và nước nghèo, tê giữa nông thôn và thành thị...ngày càng tăng; cùng với sự bùng nổ dân số, nhiều căn bệnh thế kỷ nảy sinh và đã giết chết hàng triệu người; đặc biệt vấn đề khai thác cạn kiệt các in h nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề cấp ̣c K bách cần giải quyết không chỉ trong biên giới một thành phố, một quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Một thực tế đã chỉ ra rằng phần lớn các khu vực, các quốc gia có mức độ ho phát triển kinh tế càng cao thì mức độ gây ô nhiễm môi trường càng lớn (Ví dụ: Mỹ là quốc gia có lượng khí thải CO2 và CFC lớn nhất thế giới). Đặc biệt, xu hướng xuất khẩu ại tư bản và loại thải công nghệ lạc hậu từ các quốc gia phát triển sang các nước đang phát Đ triển và chậm phát triển diễn ra mạnh mẽ đã làm gia tăng mức độ khái thác tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Theo các nhà nghiên cứu bền vững (Brudtland, 1987; Scott Jame C., 1991) trên quan điểm phân tích chi phí - lợi ích và dòng dịch chuyển lợi ích thì trong quá trình phát triển người giàu, các nước phát triển (Developed Countries) được hưởng lợi ích và các nước thế giới thứ 3 (Third World Countries) phải trả chi phí cho quá trình phát triển, đó là sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên và vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là làm sao để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, bảo về tài nguyên môi trường và công bằng xã hội? Trên cơ sở đó, khoa học kinh tế môi trường được ra đời và phát triển trong những thập niên cuối của thế 1 kỷ XX. Sự ra đời của kinh tế học môi trường được dựa trên nền tảng của kinh tế học, cụ thể là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô nhằm nghiên cứu các vấn đề về môi trường với cách nhìn nhận và phương pháp phân tích của kinh tế học. Trước đây, các thành phần môi trường đã được nghiên cứu ở các ngành khoa học độc lập như: sinh vật học (nghiên cứu sinh quyển); khí tượng học (nghiên cứu khí quyển); địa lý, địa chất (nghiên cứu thạch quyển), hay thủy văn học (nghiên cứu thủy quyển). Hiện nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều vấn đề môi trường không nằm trọn trong lĩnh vực nghiên cứu của một ngành khoa học cụ thể nào mà có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành khoa học khác kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trong đó có khoa học kinh tế). Như vậy, uê ́ kinh tế môi trường được xem là phụ ngành nằm giữa kinh tế học và khoa học môi trường. Điều này có nghĩa là kinh tế môi trường sử dụng các nguyên lý, công cụ kinh tế để nghiên ́H cứu các vấn đề môi trường và ngược lại, trong nghiên cứu, phân tích kinh tế phải tính đến tê các vấn đề môi trường. Vì thế, các vấn đề đặt ra trong kinh tế môi trường nằm giữa kinh h tế và các hệ tự nhiên nên chúng rất phức tạp và do đó cũng có thể coi kinh tế môi trường in như là một phụ ngành trung gian giữa các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. ̣c K Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề môi trường dưới phạm vi và những ý tưởng phân kinh tế trên cở sở vận dụng các khái niệm và công cụ của cả kinh tế vĩ mô và ho kinh tế vi mô. Kinh tế môi trường quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự ại khan hiếm, chi phí cơ hội, sự đánh đổi, lợi ích biên và chi phí biên là chìa khóa để hiểu Đ các vấn đề môi trường và cách thức giải quyết các vấn đề đó. Sự khác biệt giữa kinh tế học môi trường với các môn học kinh tế khác là kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên - không khí, nước, đất và vô số các giống loài sinh vật khác. Kinh tế môi trường tập trung chủ yếu vào vấn đề người ra quyết định như thế nào, tại sao lại gây ra những tác động và ảnh hưởng đến môi trường và việc thay đổi các thể chế (Institutional Arrangements) và chính sách như thế nào để có thể giảm bớt hoặc tạo ra sự cân bằng cần thiết giữa quyết định của con người và hệ sinh thái môi trường. Vì vậy, những khái niệm, phương pháp và công cụ phân tích của kinh tế vi mô là cơ sở cho việc 2 phân tích và lý giải chính xác và hợp lý các vấn đề liên quan đến môi trường; ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường cùng với các câu hỏi như tại sao lại xẩy ra những vấn đề như vậy? Hoặc bằng cách nào chúng ta có thể giải quyết tối ưu những vấn đề đó? Như vậy, chúng ta có thể thấy kinh tế môi trường xem xét cụ thể đến các vấn đề về môi trường và từ đó tìm ra các công cụ quản lý và giải quyết có hiệu quả nhất cho tình huống đó, có thể là các công cụ quản lý môi trường, định giá tài nguyên, đánh giá tác động môi trường và cả vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết các tình huống đó. Ngoài ra, kinh tế môi trường còn quan tâm đến việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về môi trường giữa các khu vực và quốc tế. Không phải tất cả các vấn về môi trường đều uê ́ liên quan đến các hoạt động gây ô nhiễm và cũng nó không chỉ năm riêng rẻ từng khu vực hoặc quốc gia, mà nó là vấn đề chung của cả thế giới. Nhiệm vụ của kinh tế môi trường là ́H nghiên cứu các phương pháp thực hiện hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến tê môi trường với chi phí thấp nhất và công bằng giữa các bên tham gia trong quyết định đó; h thành thị-nông thôn, người giàu-người nghèo, nước giàu-nước nghèo... ̣c K a. Đối tƣợng nghiên cứu in 2. Đối tƣợng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học ho Môi trường và phát triển đang là vấn đề cấp bách, là thách thức đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam. Giải quyết vần đề này vô cùng ại rộng lớn và phức tạp đòi hỏi sự cố gằng thường xuyên và sự tham gia của cộng đồng và Đ mọi quốc gia và sự hợp tác chặt chẽ của toàn thể nhân loại và mọi ngành khoa học, trong đó có kinh tế môi trường. Kinh tế môi trƣờng là một khoa học nghiên cứu mối quan hệ tƣơng tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trƣờng nhằm đảm bảo một sự phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trƣờng và lấy con ngƣời làm trung tâm. Nói cách khác kinh tế môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế, góp phần vào việc quản lý và sử dụng có hiệu quả môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên để tiến tới phát triển bền vững. 3 b. Nhiệm vụ của môn học 1. Trang bị những cở sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và môi trường. 2. Trang bị những cơ sở lý luận để nhìn nhận, phân tích đánh giá môi trường trong sự phát triển và tác động của cơ chế thị trường. 3. Đánh giá những tác động (tích cực và tiêu cực) của các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội, các quyết định trong sản xuất và tiêu dùng có ảnh hưởng đến môi trường. Phuơng pháp tiếp cận phân tích khía cạnh kinh tế của các tác động tới môi trường. 4. Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường. ́H uê ́ 5. Các phương pháp phân tích đánh giá tác động môi trường sẽ được cung cấp cho người học nhằm góp phần thẩm định các chương trình, dự án phát triển, ví dụ thông qua phân tích Chi phí-lợi ích, phân tích chi phí-hiệu quả. tê 6. Góp phần hoạch định chính sách và chiến lược phát triển, những phương thức, công cụ quản lý môi trường hợp lý. ̣c K in h 7. Nâng cao nhận thức của người học về môi trường, về mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa môi trường và phát triển để cộng đồng có những hành vi ứng xử và quyết định đúng đắn cho sự phát triển bền vững. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu môn học ho Kinh tế môi trường được xem như một ngành khoa học non trẻ, liên ngành và mang tính tổng hợp cao, do đó kinh tế môi trường sử dụng nhiều quan điểm và phương pháp Đ ại tiếp cận khác nhau, trong đó: a. Quan điểm, phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trong khi xem xét và nghiên cứu các vấn đề về kinh tế môi trường có cơ sở khoa học, đảm bảo tính logic trong mối quan hệ với biện chứng khách quan, vận động và phát triển một cách liên tục với nền kinh tế quốc dân và môi trường. Ví dụ, khi phát sinh một vấn đề liên quan đến môi trường, chúng ta có thể xém xét nó bằng các câu hỏi "Tại sao lại xảy ra vấn đề này?" "Nó ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và kinh tế...?" Việc sử dụng phương pháp này sẽ loại trừ được những đánh giá chủ quan trong nghiên cứu các vấn đề về kinh tế môi trường. 4 b. Quan điểm phân tích tĩnh, phân tích tĩnh so sánh và phân tích động - Phân tích tĩnh thực chất là phân tích cân bằng hiệu quả. - Phân tích tĩnh so sánh thường được sử dụng khi có sự thay đổi ngoại cảnh như biến động về giá do tác động ngoại ứng. Phương pháp được sử dụng thường là phân tích biên, sử dụng phép tính vi phân để xem xét. - Phân tích động là phương pháp phân tích và xem xét biến thiên theo thời gian. c. Tiếp cận hệ thống, phân tích hệ thống và cân bằng vật chất Môi trường là một hệ thống của các thành phần tự nhiên và vật chất nhân tạo có mối uê ́ quan hệ ràng buộc với nhau trong một trạng thái cân bằng động, chính vì vậy sử dụng ́H phương pháp phân tích hệ thống và cân bằng vật chất cho phép tìm ra được những thành phần môi trường vật chất bị tác động, từ đó xác định được nguyên nhân gây ra biến đổi tê môi trường, sự mất cân bằng của hệ thống vật chất, tác động tới hoạt động kinh tế-xã hội. in h d. Các phƣơng pháp đánh giá tác động môi trƣờng (EIA) ̣c K Sử dụng các phương pháp đánh giá tác động tới môi trường là cơ sở để lượng hóa những tác động đó ra giá trị tiền tệ. Những phương pháp này được sử dụng chủ yếu được ho sử dụng để đánh giá những thiệt hại gây ra cho môi trường. e. Phƣơng pháp phân tích Chi phí-Lợi ích ại Phương pháp này được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh tế của các quyết định của Đ các chủ thể. Chi phí và lợi ích trong nghiên cứu kinh tế môi trường không chỉ tính tới chi phí và lợi ích cá nhân mà còn bao gồm cả những chi phí và lợi ích liên quan đến tài nguyên và môi trường. f. Phƣơng pháp mô hình Kinh tế học môi trường thường sử dụng các mô hình để lượng hóa giá trị bằng tiền các tác động tới môi trường hoặc dự báo xu hướng những biến đổi về kinh tế do tác động từ môi trường. Những mô hình thường sử dụng có nguồn gốc từ cơ sở toán học và mô hình kinh tế truyền thống mở rộng và tính tới các yếu tố môi trường. 5 CHƢƠNG I. MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 1.1. Một số khái niệm về môi trƣờng 1.1.1. Khái niệm chung về môi trƣờng Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực khoa học và đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam và khoa học Kinh tế môi trường, chúng ta có thể đưa ra một số khái niệm và định nghĩa liên quan đến môi trường đáng chú ý sau: - Theo S.V. Kalesnik (1959), môi trường được định nghĩa chỉ là một bộ phận của uê ́ trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời ́H sống và hoạt động sản xuất của con người. tê - Một định nghĩa khác của Viện sỹ I.P. Gheraximov (1972) xem xét môi trường là h khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó in môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại. ̣c K - Môi trường được hiểu là “toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó có con người sinh sống và bằng lao động của ho mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo, nhằm thoả mãn các nhu cầu ại tự nhiên của con người” (UNESCO - 1981). Đ - Theo Shama R. G. (1988), môi trường là tất cả những gì ở quanh chúng ta. - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2015 có nêu rõ, “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Khái niệm chung về môi trường trên đây được cụ thể hóa đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu. Một cách thích hợp, ta có thể phân biệt nghĩa rộng và nghĩa hẹp của môi trường: "môi trường có thể định nghĩa một cách rộng hay hẹp”. Một số nước định nghĩa môi trường chỉ là môi trường thiên nhiên bao gồm không khí, nước, đất và mọi chất hữu cơ và vô cơ và các sinh vật sống. Đa số các nước định nghĩa môi trường như là bao 6 gồm cả môi trường thiên nhiên và môi trường kinh tế - xã hội (việc làm, thu nhập, dân số, hoạt động kinh tế, vận tải, xây dựng, giáo dục, y tế...) chịu ảnh hưởng của những thay đổi trong môi trường thiên nhiên. + Môi trường sống: Đối với các cơ thể sống thì môi trường sống là tập hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của các cá thế sống. Những điều kiện đó chỉ có ở trên trái đất, hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào trả lời được câu hỏi có hay không một môi trường sống thứ 2 ngoài trái đất. + Môi trường sống của con người: Môi trường sống của con người trước hết phải là môi trường sống. Tuy nhiên, đối với con người thì môi trường sống là tập hợp các điều uê ́ kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và ́H sự phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên trái đất. tê Như vậy, nếu so sánh giữa môi trường sống của con người và môi trường sống thì môi trường sống của con người đòi hỏi những điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt hơn. Như in h vậy, trên hành tinh trái đất không gian môi trường sống của con người bị thu hẹp hơn. ̣c K Liên quan đến khái niệm môi trường, còn có các khái niệm hệ sinh thái, quần thể và quần xã. Khi nghiên cứu về môi trường, chúng ta thường sử dụng khái niệm đa dạng ho sinh học; đó là sự phong phú về nguồn gen, về giống, hoặc loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. ại + Hệ sinh thái được định nghĩa là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng trường đó. Đ phát triển trong một môi trường nhất định, có tương tác qua lại với nhau và với môi Cá thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái + Quần thể (population) là tập hợp những cá thể cùng loài sống trong một môi trường nhất định, ở một thời điểm nhất định. + Quần xã (communities) là một tổ hợp nào đó của các quần thể, phân bố trong từng lãnh thổ hoặc sinh cảnh xác định, tương đối đồng nhất về thành phần loài và về hình dạng bên ngoài, có cấu trúc nhất định về quan hệ dinh dưỡng và trao đổi chất. Quần xã sinh vật là thành phần sống của hệ sinh thái. 7 Đối với đa dạng sinh học cấp loài, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn, nấm đến các loại thực vật động vật. Ở cấp quần thể, sự đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể sống chung trong một quần thể. Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các môi trường tương tác giữa chúng với nhau. 1.1.2. Thành phần môi trƣờng Các thành phần cấu thành môi trường hết sức phức tạp và đa dạng với vô số các yếu uê ́ tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy ở một cấp độ nghiên cứu chúng ta chỉ có thể liệt kê được ́H một số hữu hạn các thành phần cấu thành nên môi trường mà không thể mô tả hết đầy đủ tê các thành phần của môi trường. Ví dụ, ở tầm vĩ mô thì thành phần môi trường có thể bao gồm: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển và trí quyển. in h + Khí quyển: Khí quyển là vùng nằm ngoài võ trái đất và được giữ lại bởi trọng ̣c K lượng của trái đất. Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt độ, áp suất, mưa, nắng, gió. Khí quyển chia thành nhiều lớp theo độ cao tình từ mặt đất, mỗi lớp có các yếu ho tố vật lý, hóa học khác nhau. Tầng sát mặt đất có các thành phần: khoảng 79% là Nitơ; 20 % Oxy; 0.93% Argon; 0,03 CO2; ..., trong không khí còn có hơi nước và bụi. Khí quyển ại là một bộ phận quan trọng của môi trường, nó được hình thành sớm nhất trong quá trình Đ kiến tạo trái đất. + Thạch quyển: Chỉ phần rắn của trái đất, còn gọi là lớp võ cứng ngoài cùng của trái đất. Thạch quyển chứa đựng các yếu tố hóa học (các hợp chất vô cơ và hữu cơ), nó là cơ sở cho sự sống của loài người nói riêng và cho tất cả hệ sinh vật và động vật trển trái đất nói chung. + Thủy quyển: là nguồn nước dưới mọi dạng, nước trong không khí, trong đất, trong ao hồ, sông, biển và đại dương...Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1.4 tỷ km3, nhưng khoảng 97% trong số đó là đại dương, 3% là nước ngọt, nhưng chủ yếu là băng ở Bắc cực và Nam cực. Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được chiếm tỷ lệ rất ít của thủy quyển. Nước là thành phần môi trường cực kỳ quan trọng. 8 + Sinh quyển: sinh quyển bảo gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và các thành phần tạo ra môi trường sống cho các sinh vật. Sinh quyển được cấu thành bởi các thành phần hữu sinh và vô sinh và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc trưng cho hoạt động của sinh quyển là các chu trình trao đổi chất và chu trình năng lượng. + Trí quyển: Con người ngày càng hoàn thiện trí tuệ của mình thông qua hoạt động lao động hàng ngày, nó được coi là nên tảng là công cụ sản xuất và tạo ra một lượng vật chất to lớn, làm thay đổi diện mạo của hành tinh chúng ta. Chính vì vậy, nó được xem là một quyển mới trong môi trường. Sự phân chia cấu trúc của môi trường thành các quyển khác nhau cũng rất tương đối. uê ́ Thực ra trong lòng mỗi quyển đều có mặt các thành phần của các quyển khác, chúng bổ ́H sung cho nhau rất chặt chẽ. tê Theo luật BVMT Việt nam (2015), thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường, gồm: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình ̣c K 1.1.3. Suy thoái môi trƣờng in h thái vật chất khác. - Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2015, “Suy thoái môi trường là ho sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu ại đối với con người và sinh vật. Đ - Những biểu hiện của suy thoái môi trường: suy thoái tầng ozon (giảm độ dày tầng ozon); hiệu ứng nhà kính; ô nhiễm nguồn nước sạch; - Nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường: + Sự phát triển ồ ạt về công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm; + Nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu; + Sự mất cân bằng giữa tài nguyên và dân số; + Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân và hóa học được sử dụng trong chiến tranh xung đột. 9 1.1.4. Sự cố môi trƣờng - Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường: + Bão, lũ, hạn hán, động đất, núi lửa, mưa axít, sụt lở đất, biến động khí hậu và thiên nhiên khác. + Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, kỹ thuật, an ninh, quốc phòng... uê ́ + Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập ́H hầm lò, tràn dầu, đắm tàu, sự cố ở các cơ sở sản xuất khác. in 1.1.5. Ô nhiễm môi trƣờng h chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ. tê + Sự cố từ các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy diện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái ̣c K - Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2015, “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi ho trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là các chất gây ô nhiễm, những chất độc hại được ại thải ra từ sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hay các hoạt động khác. Đ - Trường hợp môi trường bị ô nhiễm hoặc chưa bị ô nhiễm: + Môi trường bị ô nhiễm khi chất lượng môi trường bị thay đổi do các chất bên ngoài đưa vào và làm cho tính năng tác dụng và mục đích sử dụng môi trường thay đổi. + Môi trường chưa bị ô nhiễm khi môi trường bị nhiễm các chất gây ô nhiễm nhưng tính năng tác dụng và mục đích sử dụng của môi trường vẫn đảm bảo. 1.2. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế 1.2.1. Sự tác động qua lại giữa môi trƣờng và nền kinh tế Sản xuất và tiêu dùng là hai hoạt động cơ bản của một nền kinh tế, được diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh và sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các loại tài 10 nguyên ở trong môi trường tự nhiên. Ngược lại, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng tạo ra nhiều loại chất thải và cuối cùng sẽ trở về với thế giới tự nhiên dưới dạng này hay dạng khác và có thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường tự nhiên. Như vậy, giữa môi trường và nền kinh tế có mối quan hệ rất chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường vừa là địa bàn vừa là đối tượng của phát triển kinh tế. Trong khi đó, các hoạt động của nền kinh tế là nguyên nhân tạo ra các biến đổi môi trường. Chúng ta có thể minh họa mối liên hệ cơ bản này bằng một sơ đồ như ở hình 1.1. (b) ̣c K in h Kinh tế tê (a) ́H uê ́ Thiên nhiên ho (Nguồn: Field B. and N. Olewiler, 2005, Environmental Economics) Hình 1.1. Mối liên kết giữa môi trƣờng và nền kinh tế ại Quan sát hình 1.1 cho thấy, có hai mối liên kết giữa môi trường và nền kinh tế, bao Đ gồm: mối liên kết (a) - thể hiện sự tác động của môi trường đến nền kinh tế, đó là vai trò của môi trường tự nhiên trong việc cung cấp các nguyên liệu thô cho nền kinh tế; mối liên kết (b) - thể hiện sự tác động của hoạt động kinh tế đến chất lượng môi trường tự nhiên, đó là sự vận chuyển các chất thải từ hoạt động kinh tế và các tác động tổng hợp của nó đối với thế giới tự nhiên. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ tác động này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hai hướng tác động như sau: 1.2.1.1. Sự tác động của môi trƣờng đến nền kinh tế - Môi trường cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất và tiêu dùng. Các loại đầu vào này đều tồn tại ở trong các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh và tài nguyên không 11 có khả năng tái sinh. Tài nguyên có khả năng tái sinh là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý và khai thác hợp lý. Trong khi đó, tài nguyên không thể tái sinh là các dạng tài nguyên không có quá trình bổ sung sau khi sử dụng, chúng sẽ biến mất vĩnh viễn. Vì thế, việc khai thác các loại tài nguyên này là không bền vững. Ví dụ: + Các loại tài nguyên sống như cá và gỗ là tài nguyên có thể tái sinh, chúng lớn lên theo thời gian qua các quy trình sinh học. Một số tài nguyên không sống cũng là tài nguyên có thể tái sinh, một thí dụ điển hình đó là năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và vòng tuần hoàn nước. uê ́ + Các túi dầu mỏ tự nhiên và các trầm tích khoáng không chứa năng lượng. Một số ́H tài nguyên khác như các tầng nước ngầm, có mức độ bổ sung quá chậm nên chúng được tê xếp vào dạng tài nguyên không thể tái sinh. Các tài nguyên sống cũng có thể trở thành tài nguyên không thể tái sinh nếu việc khai thác liên tục vượt quá sự tăng trưởng của nguồn in h tài nguyên này. ̣c K - Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Chất thải bao gồm nhiều dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là chất thải khí, chất thải rắn, và ho dạng lỏng. Ngoài ra còn có các dạng khác như nhiệt, tiếng ồn, hóa chất nguyên tử, v.v. Tất cả các chất thải đó đều được chứa đựng trong môi trường, và đây được xem là chức ại năng của môi trường. Chức năng này trước đây khi hoạt động sản xuất còn thô sơ, giản Đ đơn và dân số còn ít thì chất thải chủ yếu được phân hũy tự nhiên. Sự gia tăng dân số nhanh chóng và quá trình công nghiệp hóa đã làm cho chức năng này trở nên quan trọng. Nếu môi trường không đáp ứng được chức năng này thì chất lượng cuộc sống của con người sẽ suy giảm. - Môi trường là không gian sống và tạo giá trị cảnh quan thẩm mỹ cho con người. Chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian sống phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về nhân tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Như vậy chức năng này cung cấp những điều kiện (không gian, năng lượng, lương thực, thiên địch, tính chu kỳ,...) để phát triển các loài và các hệ sinh thái được thừa nhận như giá trị của không gian sống. Không gian trong môi 12 trường mà con người có thể sử dụng để tồn tại đã trải qua hàng tỉ năm và không hề thay đổi độ lớn, nhưng khi dân số càng tăng thì không gian sống ngày càng giảm sút. 1.2.1.2. Sự tác động của nền kinh tế đến môi trƣờng Dựa trên mối liên kết (b) được thể hiện ở hình 1.1, chúng ta có thể biểu diễn chi tiết bằng vòng tuần hoàn liên kết giữa môi trường và nền kinh tế nhằm mô phỏng và giải thích rõ sự tác động của nền kinh tế đến môi trường. Theo hình hình 1.2, các yếu tố trong vòng tròn là những thành phần của hệ thống kinh tế, được bao quanh bởi môi trường tự uê tê ́H Môi trƣờng tự nhiên ́ nhiên và chia thành hai bộ phận chính: (1) nhà sản xuất và (2) người tiêu dùng. Ngƣời sản xuất Chất thải (WP) Đ ại ho ̣c K Nguyên liệu thô (M) in h Tái chế (W‟P) Chất thải (WdP) Hàng hóa (G) Ngƣời tiêu dùng Chất thải (WC) Chất thải (WdC) Tái chế (W‟C) Môi trƣờng tự nhiên (Nguồn: Field B. and N. Olewiler, 2005, Environmental Economics) Hình 1.2. Vòng tuần hoàn liên kết giữa môi trƣờng và nền kinh tế - Nhà sản xuất: bao gồm tất cả các công ty, tổ chức công, các đơn vị sản xuất nhỏ (hộ gia đình) và các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng đầu vào từ môi trường tự nhiên và chuyển hóa chúng thành hàng hóa và dịch vụ. Nguồn đầu vào chủ yếu mà môi trường tự nhiên cung cấp cho lĩnh vực sản xuất là các nguyên vật liệu ở dạng nhiên liệu, khoáng, và gỗ, các chất lỏng như nước và xăng dầu, và các dạng khí khác nhau như oxy. 13 - Ngƣời tiêu dùng: Bao gồm tất cả các hộ gia đình riêng biệt sử dụng các dịch vụ và sản phẩm cuối cùng phục phụ cho sự tồn tại và thụ hưởng của họ. Chúng ta cần lưu ý là người tiêu dùng cũng có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào lấy trực tiếp từ thiên nhiên mà không qua trung gian nhà sản xuất. Ví dụ: nước được bơm từ các giếng gia đình, hoặc củi được các hộ gia đình thu gom trực tiếp. Con người cũng sử dụng môi trường tự nhiên một cách trực tiếp cho các hoạt động thư giãn như là đi bộ trong rừng hay quan sát các loài động vật. Tuy nhiên, nhằm đơn giản hóa cho việc phân tích, các trường hợp đặc biệt và không có tính đại diện như trong ví dụ này sẽ không được thể hiện trực tiếp ở hình 1.2. uê ́ Quan sát ở hình 1.2 cho thấy, nguyên liệu thô (nguyên vật liệu, năng lượng,...) ký ́H hiệu là M (Materials) được lấy ra từ môi trường tự nhiên với chức năng làm đầu vào cho tê hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Sau khi được đưa vào quá trình sản xuất, các nguyên liệu thô này đã trở thành các sản phẩm hàng hóa (ký hiệu là G) nhằm phục vụ cho nhu cầu in h của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất và tiêu dùng cũng tạo ra các loại chất thải, bao gồm chất thải trong sản xuất (WP) và chất thải trong tiêu dùng (WC). Phần ̣c K lớn các loại chất thải này (WP + WC) sẽ được loại thải trực tiếp vào môi trường (Wpd + Wcd) và một phần sẽ được quay trở lại cho hoạt động tái chế (W‟P + W‟C). Theo định luật ho nhiệt động học thứ hai1, tái chế rác thải sẽ không hoàn toàn bền vững. Qua mỗi một chu ại trình tái chế, các loại rác thải tái chế sẽ bị hao mòn dần, do đó cuối cùng chúng sẽ trở Đ thành rác thải loại bỏ vào môi trường. Áp dụng định luật nhiệt động học thứ nhất2 cho thấy, trong dài hạn thì tất cả các loại rác thải được tạo ra từ các hoạt động của nền kinh tế sẽ cân bằng với tổng khối lượng nguyên liệu thô được đưa vào ban đầu cho quá trình sản xuất. Điều này được thể hiện qua phương trình cân bằng vật chất: Wpd + Wcd = M = G + Wp – (W‟p + W‟c) 1 Định luật này được gọi là nguyên lý về entropy - tính không thể đảo ngược của một quá trình nhiệt động lực học (quá trình bất thuận nghịch: vật chất được sử dụng sẽ giảm dần theo thời gian xuống một mức độ thấp hơn). 2 Định luật này được gọi là Định luật bảo toàn năng lượng: năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. 14 Theo phương trình cân bằng vật chất, lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản phẩm sản xuất ra (G) cộng với các chất thải từ sản xuất (WP), trừ đi lượng chất thải trong sản xuất (W‟p) và trong tiêu dùng (W‟c) được sử dụng trở lại để tái chế. Trên cơ sở phân tích và diễn giải theo cách lập luận ở trên, chúng ta có thể tóm lược một số hàm ý về sự tác động của nền kinh tế đến môi trường như sau: - Nền kinh tế muốn vận hành và hoạt động liên tục đòi hỏi phải có các nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, chúng là các dạng tài nguyên (trong đó có tài nguyên môi trường). Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều tài nguyên môi uê ́ trường được khai thác. - Nền kinh tế tăng trưởng bao hàm sự gia tăng về quy mô sản xuất và mức độ tiêu ́H dùng trong xã hội. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều chất thải được tạo ra từ nền kinh tế, tê và những loại chất thải này cuối cùng sẽ quay trở lại về thế giới tự nhiên dưới dạng chất này hoặc chất khác và gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái môi trường thiên nhiên (ô in h nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất). ̣c K - Những tác động của nền kinh tế đến môi trường cũng tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho việc bảo vệ môi trường. ho 1.2.2. Nhận thức về mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát thiển 1.2.2.1. Trƣờng phái bi quan ại “Môi trường hay Phát triển” là cách đặt vấn đề sai lầm của những người theo quan Đ điểm và nhận thức cũ và được gọi là trường phái bi quan. Họ cho rằng môi trường và phát triển kinh tế là hai yếu tố luôn luôn đối kháng và mâu thuẫn với nhau theo kiểu “có cái này không có cái kia”. Quan điểm này có thể được hiểu theo hai khuynh hướng như sau: + Hy sinh môi trường để có phát triển kinh tế được xem là khuynh hướng thứ nhất. Kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, mà bỏ qua những yếu tố khác của phát triển như xã hội, văn hoá, môi trường, con người. Quan điểm "phát triển với bất cứ giá nào" đã trở nên phổ biến, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả môi trường, xã hội và văn hoá từ những năm sau thế chiến thứ II, tổng thống Mỹ Truman (1947) đã cho rằng “chỉ có phát 15 triển kinh tế mới mang lại cho con người hạnh phúc”. Vì vậy, ông được xem như người đặt nền tảng cho sự phát triển nhưng đã bỏ qua vấn đề môi trường và những hậu quả mà phát triển kinh tế để lại, đó là việc khai thác cạn kiệt các loại tài nguyên và các vấn đề xã hội như nghèo đói, bất công bằng xã hội, khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, các nước ngày càng tăng. Ngay cả trong hiện tại, khi cuộc chạy đua phát triển giữa các quốc gia, giữa các khu vực kinh tế của thế giới đang diễn ra gay gắt thì khuynh hướng "phát triển với bất cứ giá nào" vẫn được tôn sùng, đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với nghèo đói, lạc hậu, chậm phát triển. Trong hoàn cảnh đó, người ta dễ có khuynh hướng hy sinh môi trường và các yếu tố uê ́ khác cho phát triển kinh tế. Kết quả là môi trường bị xuống cấp, suy thoái, làm cho cơ sở ́H của sự phát triển bị thu hẹp, tài nguyên và môi trường bị giảm sút cả số lượng và chất lượng, trong khi đó dân số ngày càng tăng lên, chính là nguyên nhân gây nên sự nghèo tê đói, cùng cực của con người. in h + Không phát triển kinh tế để bảo vệ môi trường là khuynh hướng ngược lại. Muốn bảo vệ môi trường thì phải hạn chế phát triển kinh tế, duy trì sản xuất và tiêu dùng ở mức ̣c K thấp, không gây tổn hại cho môi trường thiên nhiên. Đây chính là quan điểm nhận thức của những người theo “chủ nghĩa môi trường”, với cách đặt vấn đề "Tăng trưởng bằng ho không hoặc âm và lý thuyết chủ nghĩa môi trường" (Zero or negative growth and ại Environmentalism). Để bảo vệ nguồn tài nguyên hữu hạn, những người này chủ trương Đ không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học hoặc không đụng chạm vào tài nguyên thiên nhiên, nhất là tại các điạ bàn chưa được điều tra, quy hoạch đầy đủ. Khuynh hướng này thể hiện tính không tưởng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.2.2. Trƣờng phái lạc quan Khác biệt với nhận thức của những người theo trường phái bi quan, quan điểm của những người theo trường phái lạc quan cho rằng, phát triển và môi trường không phải là hai vấn đề luôn luôn đối kháng và mâu thuẩn lẫn nhau. Do đó không thể chấp nhận cách đặt vấn đề "môi trường hay phát triển" mà phải đặt vấn đề "môi trường và phát triển", nghĩa là phải lựa chọn và coi trọng cả hai, không hy sinh cái này vì cái kia. Các hàm ý 16 trong cách tiếp cận của trường phái lạc quan về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế bao gồm: - Phát triển kinh tế - xã hội đã gây ra những tổn hại cho môi trường. - Phát triển kinh tế cũng tạo ra những điều kiện cần thiết để bảo vệ môi trường - Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không phải là hai vấn đề đối lập nhau mà có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, vừa có thể phát triển kinh tế vừa có thể bảo vệ và cải thiện môi trường. 1.2.2.3. Đƣờng cong Kuznet về môi trƣờng uê ́ Tại cuộc họp thường niên lần thứ 67 của Hiệp hội Kinh tế châu Mỹ vào tháng 12/1954, Simon Kuznets lần đầu tiên giới thiệu về khái niệm đường cong Kuznets, mô tả ́H mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề bất bình đẳng thu nhập. Đến năm 1991, tê đường cong Kuznets trở thành một phương tiện để mô tả mối quan hệ giữa chất lượng h môi trường và thu nhập bình quân đầu người theo thời gian. Các nhà kinh tế đã sử dụng in các dữ liệu về môi trường cũng như thu nhập đầu người ở các quốc gia để nghiên cứu về ̣c K mối quan hệ này. Nhiều bằng chứng đã cho thấy, mức độ suy thoái môi trường và mức thu nhập bình quân đầu người cũng tuân theo quy luật đường cong hình chữ U ngược ho Kuznets: suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển, nhưng cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi (turning point) và bắt đầu giảm khi mức ại thu nhập vượt một ngưỡng nào đó. Đây được gọi là đường cong Kuznets môi trường EKC Đ (Environmental Kuznet Curve). Logic của của đường cong EKC khá dễ hiểu. Vào thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, ô nhiễm gia tăng một cách nhanh chóng do đặt ưu tiên cao cho việc gia tăng năng suất đầu ra, và người dân quan tâm nhiều đến việc làm và thu nhập hơn là không khí hay nguồn nước sạch. Sự phát triển nhanh chóng dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát thải nhiều hơn các chất ô nhiễm làm suy thoái môi trường trầm trọng. Ở các thời kỳ sau của công nghiệp hóa, khi thu nhập tăng lên, người dân có ý thức hơn về giá trị môi trường, luật pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi hành trở nên nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan