Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến thức, thực hành sử dụng trang phục phòng hộ trong phòng chống covid 19 của ...

Tài liệu Kiến thức, thực hành sử dụng trang phục phòng hộ trong phòng chống covid 19 của cán bộ y tế tại trung tâm y tế quận nam từ liêm thành phố hà nội, năm 2022

.PDF
71
1
141

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH MAI THỊ BÍCH HỒNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH SỬ DỤNG TRANG PHỤC PHÒNG HỘ TRONG PHÒNG CHỐNG COVID-19 CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - NĂM 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH MAI THỊ BÍCH HỒNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH SỬ DỤNG TRANG PHỤC PHÒNG HỘ TRONG PHÒNG CHỐNG COVID-19 CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG TUẤN ANH NAM ĐỊNH - NĂM 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học và quý Thầy/ Cô giáo các Khoa/ Trung tâm của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: -TS. Trương Tuấn Anh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. - Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Mai Thị Bích Hồng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, chuyên đề này do chính tôi trực tiếp thực hiện dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Các số liệu và thông tin trong chuyên đề hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ chuyên đề nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này! Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Mai Thị Bích Hồng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . Error! Bookmark not defined. 1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 3 1.1.1. Coronavirus là gì? .............................................................................. 3 1.2. Bệnh COVID-19 ...................................................................................... 4 1.3. Bộ trang phục phòng chống dịch Covid-19 ............................................ 12 1.4. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành của cán bộ y tế phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp tính COVID-19 ................................................. 13 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................... 16 1.6. Địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 166 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾTError! Bookmark not defined.7 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 177 2.1.1. Địa điểm ......................................................................................... 177 2.1.2. Thời gian ........................................................................................ 177 2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 1717 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 181818 2.4. Cơ sở đánh giá kiến thức đạt; chưa đạt, thực hành đạt; chưa đạt ......... 1919 2.5. Thu thập số liệu .................................................................................. 1919 2.6. Sai số cách khắc phục và hạn chế nghiên cứu ......................................... 20 2.7. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................... 20 2.8. Đạo đức của nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined. iv Chương 3 BÀN LUẬN .................................................................................... 39 4.1. Mô tả kiến thức và thực hành sử dụng trang phục phòng hộ trong phòng chống COVID -19 của cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, năm 2022................................................................................................ 39 KẾT LUẬN...................................................................................................... 43 KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBYT Cán bộ y tế NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế CDC Centers for disease Control and Prevent (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) COVID-19 Coronavirus disease 2019 (Bệnh virus corona 2019) GDDT Giáo dục và Đào tạo ICTU International Committee on Taxonomy of Viruses (Uỷ ban quốc tế và phân loại virus) KAP Knowledge-attitude-practice (Kiến thức, thái độ, thực hành) MERS Middle East respiratory syndrome (Hội chứng hô hấp trung đông) PHEIC Public Health Emergency of International Concern (Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế) rRT ‐ PCR realtimes Reverse transcription polymerase chain reaction (Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase thời gian thực) RT ‐ LAMP Reverse transcription loop-mediated isothermal amplification (Khuếch đại đẳng nhiệt qua trung gian vòng phiên mã ngược) RT – PCR Reverse transcription polymerase chain reaction (Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược) SARS Severe acute respiratory syndrome (Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) SARS- CoV-2 Severe acute respiratory syndrome coronavirus the 2nd (Hội chứng hô hấp cấp tính phát hiện lần thứ 2) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) vi MỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng đối tượng điều tra tại các địa điểm nghiên cứuError! Bookmark not defined. Bảng 3.1. Thông tin chung của cán bộ y tế............................................................... 24 Bảng 3.2. Kiến thức chung về COVID-19.............. Error! Bookmark not defined.27 Bảng 3.3. Kiến thức về nguyên tắc khi sử dụng trang phục phòng hộ cá nhân ................. 29 Bảng 3.4. Kiến thức về phòng, chống dịch COVID-19Error! Bookmark not defined.0 Bảng 3.5. Kiến thức về trang phục phòng, chống dịch COVID-19Error! Bookmark not defined.1 Bảng 3.6. Kiến thức về sử dụng trang phục phòng, chống dịch COVID-19 ............. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.7. Thực hành trình tự mang trang phục phòng hộ cá nhân (bộ chống dịch rời)35 Bảng 3.8. Thực hành trình tự mang trang phục phòng hộ cá nhân (bộ chống dịch liền)36 Bảng 3.9. Thực hành trình tự tháo trang phục phòng hộ cá nhân (bộ chống dịch rời)37 Bảng 3.10. Thực hành trình tự tháo trang phục phòng hộ cá nhân (bộ chống dịch liền)38 Bảng 3.11. Trình tự mang trang phục phòng hộ cá nhân trong lấy mẫu bệnh phẩm .. 39 Bảng 3.12. Trình tự tháo trang phục phòng hộ cá nhân trong lấy mẫu bệnh phẩm .... 40 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin biết về COVID ............................................... 23 Biểu đồ 3.2: Phân loại kiến thức ................................................................... 31 Biểu đồ 3.3: Phân loại thực hành .................................................................. 38 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc của Coronavirus ............................................................... 3 Hình 1.2. Đường lây truyền của vi rút gây bệnh COVID 19 ........................... 8 Hình 1.3. Thông điệp 5K .............................................................................. 12 Hình 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................... 16 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh COVID - 19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lần đầu tiên được xác định tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 2 1 . Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch toàn cầu 3 4. Cho đến nay, dịch COVID - 19 đã và đang lây lan nhanh ở trên 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến ngày 22 tháng 04 năm 2021, tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới được xác nhận tại 221 quốc gia 144.561.695 ca trong đó có 3.074.781 ca tử vong 5. Hiện tại bệnh COVID-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Tính đến ngày 21 tháng 04 năm 2021, đã có nhiều nước sử dụng vaccin phòng Covid-19, nhưng theo thống kê mới chỉ có khoảng 525,212,139 liều vacxin được tiêm phòng trên thế giới. Bên cạnh đó, virus SAR-CoV-2 cũng liên tục biến chủng. Như vậy, việc phòng chống COVID - 19 vẫn đang là biện pháp ưu tiên hàng đầu để giảm thiểu số ca mới mắc và hậu quả do dịch COVID-19 gây ra. Tại Việt Nam tính đến ngày 22 tháng 04 năm 2021, có 2816 ca nhiễm, 2490 ca bình phục và 35 trường hợp tử vong 6. Ở Việt Nam dịch diễn biến qua các giai đoạn khác nhau, trong đó tất cả các tỉnh thành, các địa phương đều có nguy cơ xuất hiện ca nhiễm COVID-19. Do đó phải luôn duy trì thường xuyên các hoạt động phòng chống COVID-19 ở các tuyến y tế trên cả nước. Cán bộ y tế (CBYT) là lực lượng nòng cốt đã và đang trực tiếp tham gia vào việc phòng chống các dịch bệnh xảy ra có nhiều nguy cơ phơi nhiễm với virus SAR-CoV-2. Vì vậy kiến thức và thực hành của CBYT ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phòng chống COVID - 19. Vì vậy, điều cốt yếu là phải biết thực trạng kiến thức thực hành của CBYT về COVID-19 để từ đó có các biện pháp nâng cao phù hợp. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về phòng chống COVID-19 đã được tiến hành ở trên thế giới và Việt Nam. Theo nghiên cứu của Huỳnh Giao và cộng sự (2020) tại Bệnh viện Quận 2 2, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức tốt về phòng COVID-19 là 88,4% và 93,3% người tham gia có thái độ tốt 7. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về kiến thức thực hành về phòng chống COVID-19 được thực hiện trên các cán bộ y tế (CBYT) tại bệnh viện và trung tâm y tế ở thành phố Hà Nôi nói chung và Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm nói riêng. Hà Nội là một thành phố trực thuộc trung ương bao gồm 30 quận huyện trong đó Nam Từ Liêm là quận có số dân cư đông, biến động nhiều, nhiều khu cách ly tập trung, trung tâm y tế vừa phải chống dịch tại cộng đồng vừa đảm bảo an toàn cho khu cách ly. Đợt dịch bùng phát thứ 3 từ tháng 1 năm 2021 quận Nam Từ Liêm ghi nhận 12 ca tại cộng đồng, nhiều nhất trong các quận, huyện thành phố Hà Nội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bộ trang phục phòng hộ giúp CBYT bảo vệ các tác nhân gây bệnh. Việc được bảo vệ tốt hay không phụ thuộc vào kiến thức và thực hành của CBYT. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến sử dụng trang phục phòng hộ trong phòng chống COVID -19 của cán bộ y tế tại Khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS, Phòng khám đa khoa Cầu Diễn và 10 trạm y tế phường thuộc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội năm 2021” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả kiến thức và thực hành sử dụng trang phục phòng hộ trong phòng chống phòng chống COVID -19 của cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội, năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, thực hành sử dụng trang phục phòng hộ trong phòng chống phòng chống COVID -19 của cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội, năm 2022. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Coronavirus là gì? Coronavirus (còn được gọi là virus corona hay siêu vi corona) là một nhóm gồm các loại virus thuộc phân họ Coronavirinae trong họ Coronaviridae, theo Bộ Nidovirales 8,9 . Coronavirus gây bệnh ở các loài động vật có vú, bao gồm cả con người và chim. Ở người, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp thường là nhẹ nhưng trong trường hợp ít gặp có thể gây tử vong 8,9. Hình 1.1. Cấu trúc của Coronavirus Virus corona được phát hiện vào những năm 1960. Những người đầu tiên được phát hiện là nhiễm virus viêm phế quản truyền nhiễm ở gà và hai loại virus từ khoang mũi của bệnh nhân bị cảm lạnh thông thường được đặt tên là coronavirus 229E ở người và coronavirus OC43 ở người 10. Coronavirus thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho 10 . Tuy nhiên, nó có 4 thể dẫn đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và gây tử vong. Các phản ứng y tế đối với căn bệnh này thường là cố gắng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng vì hiện tạị chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả nào. Ngoài ra, các thành viên khác của họ virus này đã được xác định, bao gồm SARS-CoV năm 2003, HCoV NL63 năm 2004, HKU1 năm 2005, MERSCoV năm 2012 và SARS-CoV-2 năm 2019; hầu hết trong số này đã có mặt trong các dịch bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng 10. 1.2. Bệnh COVID-19 1.2.1. Bệnh COVID-19 là gì Bệnh do virus corona 2019 hay COVID-19 (tiếng Anh: Coronavirus disease 2019) 11 là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-2. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào năm 2019 nên được đặt tên là bệnh COVID-19 12. 1.2.2. Thời gian ủ bệnh - Một nghiên cứu về động lực lây truyền sớm của COVID-19 cho thấy thời gian ủ bệnh trung bình là 5,2 ngày (khoảng tin cậy 95% [CI], 4,1-7,0), với phân vị thứ 95 của phân bố là 12,5 ngày 13. Một nghiên cứu sau đó sử dụng lịch sử du lịch và khởi phát triệu chứng của 88 trường hợp được xác nhận cho thấy thời gian ủ bệnh trung bình tương tự là 6,4 ngày (khoảng tin cậy 95%, 5,6-7,7) 14 . Một trường hợp bất thường cũng được báo cáo trong đó thời gian ủ bệnh dài tới 19 ngày. Đáng chú ý, thời gian ủ bệnh dài đồng nghĩa với việc điều chỉnh các chính sách sàng lọc và kiểm soát 15. Thời gian ủ bệnh 19 ngày là một sự kiện có khả năng xảy ra thấp và các chuyên gia đề nghị cách ly 14 ngày 15. Bộ Y tế luôn cập nhật về thông tin chẩn đoán và điều trị COVID-19. Theo đó, COVID-19 có 2 giai đoạn gồm16: * Giai đoạn khởi phát: 5 - Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, thể delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. - Khởi phát: + Chủng alpha: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… + Chủng mới (delta): đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, ỉa chảy, khó thở, đau cơ. - Diễn biến: + Đối với thể alpha: 80% có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng và diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do COVID-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong. + Đối với thể delta: tỉ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4.2% alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra chủng delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu oxy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Ngoài ra chủng delta có tải lượng vi rút cao hơn 1.260 lần so với 19A/19B và khả năng lây cao hơn 15-20% so với chủng khác. * Giai đoạn toàn phát: Sau 4-5 ngày. 1.2.3. Dấu hiệu và triệu chứng Những người bị COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng, đã có một loạt các triệu chứng được báo cáo - từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nặng 17. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Những người có các triệu chứng này có thể bị COVID-19:  Sốt hoặc ớn lạnh 6  Ho  Thở gấp hoặc khó thở  Mệt mỏi  Đau nhức cơ hoặc cơ thể  Đau đầu  Mất vị giác hoặc mùi mới  Đau họng  Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi  Buồn nôn hoặc nôn mửa  Bệnh tiêu chảy Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xảy ra17. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COVID-19 có thể từ rất nhẹ đến nặng. Một số người có thể chỉ có một vài triệu chứng, và một số người có thể không có triệu chứng gì. Một số người có thể gặp các triệu chứng tồi tệ hơn, chẳng hạn như khó thở và viêm phổi nặng hơn, khoảng một tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu 17. Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn và nguy cơ này tăng lên theo tuổi tác. Những người có bệnh mạn tính hiện tại cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn. Các tình trạng khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như:  Bệnh hen suyễn  Bệnh gan  Thừa cân  Các bệnh phổi mạn tính như xơ nang hoặc xơ phổi  Tình trạng não và hệ thần kinh  Hệ thống miễn dịch suy yếu do cấy ghép tủy xương, HIV hoặc một số loại thuốc  Bệnh đái tháo đường 7  Tăng huyết áp 1.2.4. Nguyên nhân và phương thức lây truyền - Nguyên nhân bệnh là do một chủng virus gây ra, nó có tên chính thức được đặt bởi Uỷ ban quốc tế và phân loại virus (ICTV) là SARS-CoV-2. COVID-19 là một chủng virus mới thuộc họ coronavirus, được phân lập lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2020, tại thành phố Vũ Hán, một trong những thành phố ở Trung Quốc, Virus đã nhanh chóng phổ biến khắp thế giới với tỷ lệ mắc và tử vong cao 18. Phương thức lây truyền SAR-CoV-219: - Lây truyền qua đường tiếp xúc (Contact transmission): là phương thức lây truyền phổ biến nhất. Lây truyền qua đường tiếp xúc chia thành 2 nhóm: + Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: vi sinh vật được truyền từ người này sang người khác do sự tiếp xúc trực tiếp giữa mô hoặc tổ chức của cơ thể (gồm cả da và niêm mạc) người này với da, niêm mạc người khác mà không thông qua vật trung gian hoặc người trung gian bị nhiễm. + Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp thông qua các vật dụng, bàn tay bị ô nhiễm. Lây truyền qua đường tiếp xúc là đường lây truyền chủ yếu nhất làm lan truyền vi sinh vật từ người bệnh (NB) này sang NB khác hay từ nhân viên y tế (NVYT) sang NB và ngược lại. CBYT có những hoạt động tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với NB, với máu hoặc dịch cơ thể từ người bệnh có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc làm lan truyền bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Lây truyền qua đường giọt bắn (Droplet transmission): lây truyền qua đƣờng giọt bắn xảy ra khi niêm mạc của người nhận (niêm mạc mắt, kết mạc và ít gặp hơn là niêm mạc miệng) gặp phải những giọt bắn mang tác nhân gây bệnh có kích thước 5μm. Các hạt này chứa các vi sinh vật gây bệnh tạo ra khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc khi thực hiện một số thủ thuật (hút, đặt nội kht quản, vật lý trị liệu lồng ngực, hồi sức tim phổi...). Lây truyền qua giọt bắn khi có tiếp xúc gần (< 2 mét giữa NB và người tiếp xúc gần). 8 - Lây truyền qua đường không khí (Airborne transmission): là lây nhiễm qua các tiểu phần không khí hay qua các giọt dịch siêu nhỏ lơ lửng trong không khí (aerosol) có kích thước < 5μm, xảy ra khi người lành hít phải các tiểu phần khí hoặc các giọt dịch siêu nhỏ chứa vi-rút hoặc vi khuẩn phát tán lơ lửng trong không khí. Hình 1.2. Đường lây truyền của vi rút gây bệnh COVID 19 - Căn bệnh này dễ lây lan nhất khi các triệu chứng của một người ở mức cao nhất. Tuy nhiên, một người không có triệu chứng có thể lây lan vi-rút. Sự lây truyền “thầm lặng” xảy ra khi một người nào đó đã nhiễm vi-rút không có triệu chứng nhưng lại truyền vi-rút cho người khác 20. 1.2.5. Chẩn đoán COVID-19 - Việc phát hiện COVID-19 nhanh chóng và chính xác là rất quan trọng để kiểm soát các đợt bùng phát trong cộng đồng và trong bệnh viện 21. WHO đã công bố một số phương pháp xét nghiệm cho SARS-CoV-2. Hiện nay, xét nghiệm sinh học phân tử ( Realtime RT – PCR) để phát hiện ARN của virus SAR - CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán COVID-19 22 23. - Để phát hiện loại SARS-CoV-2 mới này, các phương pháp tiếp cận dựa 9 trên phân tử là dòng phương pháp đầu tiên để xác nhận các trường hợp nghi ngờ. Xét nghiệm axit nucleic là kỹ thuật chính để chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Các phương pháp khác như xét nghiệm kháng nguyên vi rút hoặc kháng thể huyết thanh cũng là những xét nghiệm có giá trị với thời gian quay vòng ngắn để phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 mới. Cũng như các loại virus mới nổi khác, việc phát triển các phương pháp phát hiện kháng thể và kháng nguyên virus được bắt đầu sau khi xác định được bộ gen của virus 24,25. - Trình tự bộ gen của SARS-CoV-2 đã được công bố ngay lập tức vào cơ sở dữ liệu công khai sau khi bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 10 tháng 1 năm 2020 (Wuhan-Hu-1, GenBank Accession No. MN908947) 26 . WHO hiện khuyến cáo rằng tất cả các mẫu bệnh nhân nghi ngờ SARS-CoV-2 nên được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp (bao gồm tăm bông mũi và họng, đờm hoặc dịch rửa phế quản phế nang) sau đó chuyển đến các phòng thí nghiệm có thẩm quyền để khuếch đại axit nucleic kiểm tra chẩn đoán. Trong các trường hợp khẩn cấp về y tế quốc tế, xét nghiệm RT ‐ PCR đã cho thấy là một phương pháp nhạy và đặc hiệu để phát hiện mầm bệnh đường hô hấp ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường cho kết quả từ vài giờ cho đến hai ngày27. Sự hiện diện của SARS-CoV-2 trong bệnh phẩm hô hấp được phát hiện bằng RT ‐ PCR và giải trình tự thế hệ tiếp theo. Đối với sự phát triển nhanh chóng của các xét nghiệm chẩn đoán RT ‐ PCR, trình tự bộ gen đã được sử dụng để thiết kế các đoạn mồi và đầu dò cụ thể để phát hiện SARSCoV-2 28. 1.2.6. Điều trị COVID-19 Phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo các mức độ nghiêm trọng của bệnh29: + Các trường hợp bệnh nghi ngờ (có thể xem như tình trạng cấp cứu): cần được khám, theo dõi và cách ly ở khu riêng tại các cơ sở y tế, lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán xác định. 10 + Trường hợp bệnh xác định cần được theo dõi và điều trị cách ly hoàn toàn. + Ca bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ) điều trị tại các khoa phòng thông thường. + Ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) cần được điều trị tại các phòng cấp cứu của các khoa phòng hoặc hồi sức tích cực. + Ca bệnh nặng-nguy kịch: (suy hô hấp nặng, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan) cần được điều trị hồi sức tích cực. - Do chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu29. - Cá thể hóa các biện pháp điều trị cho từng trường hợp, đặc biệt là các ca bệnh nặng-nguy kịch29. - Có thể áp dụng một số phác đồ điều trị nghiên cứu được Bộ Y tế cho phép29. - Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh29. Tùy tình hình dịch và khả năng thu dung, điều trị mà các địa phương có các phương án linh hoạt điều trị khác nhau. 1.2.7. Cách phòng bệnh Các tổ chức y tế trên toàn Thế giới đã công bố các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Các khuyến nghị tương tự như các khuyến nghị được công bố cho các virus corona khác và bao gồm: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước; không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch; và thực hành vệ sinh đường hô hấp tốt, giữ khoảng cách với người có biểu hiện ho, hắt hơi 30. Để ngăn ngừa lây truyền, CDC khuyến nghị những người nhiễm bệnh nên ở nhà, ngoại trừ cần được chăm sóc y tế; gọi điện trước khi đến nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe; đeo khẩu trang (đặc biệt là ở nơi công cộng); che chắn miệng khi ho và hắt hơi bằng cách gập khuỷu tay lại hoặc dùng khăn giấy; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước; tránh dùng chung vật dụng cá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan