Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội ...

Tài liệu Kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội

.PDF
123
1332
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THANH LAM KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THANH LAM KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Phan Huy Đƣờng XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN GS.TS. Phan Huy Đường PGS. TS. Lê Danh Tốn Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân được đúc kết từ quá trình nghiên cứu, học tập tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn GS.TS. Phan Huy Đường, cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyề n đa ̣t những kiế n thức quý giá và tận tình hướng dẫn tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục hải quan thành phố Hà Nội, Chi cục kiểm tra sau thông quan và các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu chính ...................................................................................... 3 5. Kết cấu của Luận văn:..................................................................................................... 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN .................................................................. 4 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................... 4 1.1.1. Nhóm tài liệu về hoạt động kiểm tra sau thông quan ........................................................................................... 4 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................................................................................ 7 1.2. Cơ sở lý luận về kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan ..................................... 7 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan ................................................................... 7 1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan ................................................................... 9 1.2.3. Chủ thể và đối tượng kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan .....................................................................12 1.2.4. Nội dung kiểm tra sau thông quan...........................................................................................................................14 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan......................................................................23 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan .........................................................24 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn kiểm tra sau thông quan tại một số Cục hải quan và bài học cho Cục hải quan thành phố Hà Nội ......................................................................... 28 1.3.1. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Đồng Nai........................................................28 1.3.2. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Hà Tĩnh...........................................................30 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục hải quan thành phố Hà Nội....................................................................31 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 33 2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ................................................................................................. 33 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................................ 33 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................................................................34 2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ................................................................................................................35 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 37 3.1. Khái quát về Cục Hải quan thành phố Hà Nội ........................................................ 37 3.1.1. Quá trình phát triển và một số kết quả hoạt động của Cục Hải quan thành phố Hà Nội...........................37 3.1.2. Bộ máy kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội ...........................................................39 3.2. Phân tích thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan ......................................... 43 3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan...............................................................................................43 3.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra sau thông quan......................................................................................44 3.2.3. Hình thức và công cụ kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội..................................47 3.2.4. Tình hình thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan......................................................................................50 3.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra sau thông quan......................................................................57 3.3. Đánh giá kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội ............................................................58 3.3.1. Đánh giá kết quả kiểm tra sau thông quan theo các tiêu chí cụ thể .................................................................59 3.3.2. Điểm mạnh....................................................................................................................................................................65 3.3.3. Điểm yếu .......................................................................................................................................................................67 3.3.4. Nguyên nhân của điểm yếu ......................................................................................................................................70 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................... 76 4.1. Định hƣớng hoàn thiện kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan thành phố Hà Nội ................................................................................................................................. 76 4.1.1. Phương hướng hoàn thiện kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan thành phố Hà Nội.......................76 4.1.2. Mục tiêu phát triển kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan thành phố Hà Nội.....................................78 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội .......................................................................................................................... 79 4.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy kiểm tra sau thông quan ..........................................................................79 4.2.2. Hoàn thiện hình thức, công cụ kiểm tra sau thông quan....................................................................................82 4.2.3. Nhóm giải pháp về quy trình kiểm tra sau thông quan ......................................................................................84 4.3. Một số kiến nghị .......................................................................................................... 86 4.3.1. Kiến nghị đối với Cục hải quan thành phố Hà Nội.............................................................................................86 4.3.2. Kiến nghị đối với Tổng cục hải quan .....................................................................................................................89 4.3.3. Kiến nghị Bộ Tài chính..............................................................................................................................................92 4.3.4. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu....................................................................................94 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 98 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 102 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 107 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................... 111 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCC CNTT DN GATT KTSTQ NK TCHQ THC VNACCS/VCIS WCO XK XNK Cán bộ công chức Công nghệ thông tin Doanh nghiệp Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch Kiểm tra sau thông quan Nhập khẩu Tổng cục hải quan Terminal handling charge (tạm dịch: Phí xếp dỡ) Hệ thống thông quan tự động một cửa quốc gia Tổ chức hải quan thế giới Xuất khẩu Xuất nhập khẩu i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Số liệu doanh nghiệp, tờ khai và kim ngạch xuất nhập khẩu 38 2 Bảng 3.2 Số thu ngân sách của Cục hải quan thành phố Hà Nội 38 3 Bảng 3.3 Số liệu phương tiện vận tải xuất nhập cảnh 39 4 Bảng 3.4 Số liệu về chống buôn lậu, xử lý vi phạm hành chính và ma túy 39 5 Bảng 3.5 Số liệu công chức Chi cục Kiểm tra sau thông quan 42 6 Bảng 3.6 Kế hoạch kiểm tra sau thông quan 44 7 Bảng 3.7 Số doanh nghiệp Kiểm tra sau thông quan trên tổng số doanh nghiệp hoạt động XNK 45 8 Bảng 3.8 Số liệu về kết quả kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp 45 9 Bảng 3.9 Số truy thu từ kiểm tra sau thông quan 46 10 Bảng 3.10 Số doanh nghiệp đánh giá tuân thủ trên tổng số doanh nghiệp hoạt động XNK 46 11 Bảng 3.11 Tỷ lệ % biên chế cán bộ công chức kiểm tra sau thông quan 46 12 Bảng 3.12 Số liệu kiểm tra sau thông quan 13 Bảng 3.13 Số vụ kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan thành phố Hà Nội 60 14 Bảng 3.14 Số thu từ kiểm tra sau thông quan so với tổng số thu thuế tại Cục hải quan thành phố Hà Nội 61 15 Bảng 3.15 Cơ cấu mẫu điều tra 101 16 Bảng 3.16 Tổng hợp kết quả điều tra 102 ii 59 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình 1 Hình 1.1 2 Hình 1.2 3 Hình 3.1 4 Hình 3.2 5 Hình 3.3 Nội dung Bộ máy kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan Quy trình kiểm tra sau thông quan Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan Hình thức kiểm tra sau thông quan Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Cục hải quan thành phố Hà Nội Trang 14 22 40 48 62 Tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và số doanh 6 Hình 3.4 nghiệp làm thủ tục tại Cục hải quan thành phố 62 Hà Nội 7 Hình 3.5 Số liệu về đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan iii 63 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Kiểm tra sau thông quan là một trong những nội dung quan trọng trong công nghệ quản lý hải quan hiện đại mà cơ quan hải quan nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng khá thành công. Với khoảng thời gian 14 năm hoạt động, lực lượng kiểm tra sau thông quan của hải quan Việt Nam cũng đã có những kết quả đáng ghi nhận. Hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng về số lượng và phong phú về chủng loại đặt ra cho ngành hải quan những thách thức nhất định, trong đó phải đặc biệt chú trọng việc giảm thời gian thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu nhằm tránh sự ách tắc hàng hóa ngay tại cửa khẩu nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu, bảo đảm nguồn thu và chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Đứng trước yêu cầu cấp bách đó, kiểm tra sau thông quan được xem như là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, hay nói cách khác các lô hàng sẽ được thông quan trên cơ sở của quản lý rủi ro, sau đó thông qua kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan hay tại trụ sở doanh nghiệp, cơ quan hải quan sẽ đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp trong khoảng thời gian và phạm vi hoạt động kinh doanh nhất định. Kiểm tra sau thông quan không những giúp cơ quan hải quan kịp thời ngăn chặn và phát hiện gian lận thương mại, tiến hành truy thu các khoản thuế còn thiếu nộp vào ngân sách nhà nước mà còn phát hiện kịp thời những sai sót của chính cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Cục hải quan thành phố Hà Nội đã và đang triển khai kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh trên địa bàn quản lý theo kế hoạch và dấu hiệu vi phạm. Được xem là nghiệp vụ mới nên kết quả kiểm tra 1 sau thông quan của Cục hải quan thành phố Hà Nội còn khá khiêm tốn so với nguồn lực và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể, số truy thu thuế từ kiểm tra sau thông quan trong 5 năm trở lại đây chỉ chiếm trung bình 0,56 % trong tổng số thu thuế các loại của Cục hải quan thành phố Hà Nội Căn cứ cảnh báo của cơ quan chức năng và số liệu thống kê của Tổng cục hải quan cho thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan và nguy cơ gian lận thương mại đang tăng lên nhanh chóng cả về thủ đoạn lẫn phương thức thực hiện. Hơn bao giờ hết đòi hỏi cần phải tăng cường và phát huy thực sự vai trò của kiểm tra sau thông quan ngay từ đơn vị cơ sở, trong đó có Cục hải quan thành phố Hà Nội. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. - Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2011 - 2015 và việc hoàn thiện công tác này tại Cục hải quan thành phố Hà Nội như thế nào? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục tiêu nghiên cứu: + Xác định được khung lý thuyết cho kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. + Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội đến năm 2020. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ các nội dung nghiên cứu về lý luận của đề tài; mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá về nội dung công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. Đặc biệt, xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu của công tác kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. + Trên cơ sở kết quả thu được, đưa ra một số nhận xét, kiến nghị khả 2 thi cải thiện công tác này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội - Phạm vi không gian: Cục hải quan thành phố Hà Nội, Chi cục kiểm tra sau thông quan. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Kiểm tra sau thông quan được nghiên cứu theo cách tiếp cận về hệ thống kiểm tra sau thông quan: tổ chức bộ máy, hình thức, công cụ, quy trình. - Phạm vi thời gian: + Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. + Dữ liệu sơ cấp được thu thập cho giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Điều tra được tiến hành từ tháng 4/2016 đến hết tháng 7/2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu chính Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê, mô tả, so sánh; sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để đánh giá tổng thể công tác kiểm tra sau thông quan. 5. Kết cấu của Luận văn: - Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đề tài, cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. - Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Nhóm tài liệu về hoạt động kiểm tra sau thông quan Tính đến thời điểm chọn đề tài này, tác giả nhận thấy đã có một số nghiên cứu có liên quan đến nội dung kiểm tra sau thông quan, trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu trong và ngoài ngành hải quan như: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành hải quan “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2004 - 2006”, chủ nhiệm Nguyễn Viết Hồng (2005). Phạm vi đề tài này chủ yếu đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan giai đoạn từ 2004 đến 2006 và đưa ra một số giải pháp ban đầu về nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan. - Luận án Tiến sĩ “Mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam” của tác giả Trần Vũ Minh (2008), tập trung vào việc mô hình hóa và phân tích mô hình nghiệp vụ, mô hình tổ chức thực hiện, đồng thời xem xét mối quan hệ tương tác trong việc thực thi mô hình của một số nước và liên kết kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, phân tích kinh nghiệm thực thi mô hình kiểm tra sau thông quan ở các nước này để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về kiểm tra sau thông quan, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn áp dụng của hải quan Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2009) nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật quốc tế về kiểm tra sau thông quan và áp dụng cho Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Chi (2011) khẳ ng đinh ̣ rằ ng song song với sự phát triể n của thương ma ̣i là gian lâ ̣n 4 thương ma ̣i, đă ̣c biê ̣t là gian lâ ̣n về tri ̣giá và phân loa ̣i hàng hóa có thuế suất cao. Do đó , nâng cao hiê ̣u quả công tác kiể m tra sau thông quan là điề u tấ t yế u. Sử du ̣ng phương pháp nghiên cứu thố ng kê, tổ ng hơ ̣p, luâ ̣n văn đã đưa ra những con số về kim nga ̣ch xuấ t nhâ ̣p khẩ u , số thuế thu ngân sách nhà nước của ngành hải quan, số cuô ̣c kiể m tra sau thông quan ,…Tuy nhiên, do số liê ̣u chỉ cập nhật từ năm 2006 đến năm 2010 trong bố i cảnh Luâ ̣t hải quan sửa đổi bổ sung 2005 nên chưa làm rõ đươ ̣c các tồ n ta ̣i , vướng mắ c theo cơ chế chiń h sách và tình hình thực tế hiện nay. - Đề án cấp ngành hải quan “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thông quan điện tử”, chủ nhiệm đề tài Văn Bá Tín (2012) đã tâ ̣p trung nghiên cứu thực tra ̣ng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t , phương pháp , thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng kiể m tra sau thông quan trong điề u kiê ̣n thông quan điê ̣n tử . Từ đó, đề xuất một số phương pháp kiể m tra sau thông quan đối với các lĩnh vực cụ thể: trị giá tính thuế, gia công, sản xuất xuất khẩu , mã số hàng hóa , hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế trong liñ h vực đầ u tư... Số liệu của đề tài được thố ng kê từ năm 2007 đến năm 2012; chưa đươ ̣c câ ̣p nhâ ̣t cho đế n năm 2015, đă ̣c biê ̣t là giai đoa ̣n biế n đô ̣ng lớn khi Hải quan Viê ̣t Nam áp du ̣ng cơ chế mô ̣t cửa quố c gia VNACCS /VCIS từ ngày 01/04/2014. - Tác giả Tạ Thị Mão năm 2013 chủ biên cuốn “Xây dựng phần mềm thu thập và khai thác thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan”. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản - mô hình kiểm tra sau thông quan Việt Nam triển khai từ năm 2014, tác giả xây dựng mô hình giả định gắn với bộ tiêu chí quản lý rủi ro để xác định nhóm doanh nghiệp trọng điểm cần kiểm tra sau thông quan, nhóm mặt hàng nhạy cảm yêu cầu kiểm tra sau thông quan kịp thời,... Đồng thời hướng dẫn công chức thực hiện kiểm tra sau thông quan các bước tra cứu, tìm dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan theo hướng áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện cơ chế kiểm tra sau thông quan đối với 5 hàng hóa nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang” của tác giả Nguyễn Thành Biên (2015). Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới để rút ra bài học cho công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn 20122014; từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang. Như vậy, luận văn chỉ giới hạn kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu; không đề cập đến hàng hóa xuất khẩu và dữ liệu cũng được thu thập trong khoảng thời gian 2012-2014 tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang. - Luận văn thạc sĩ “Kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của tác giả Vũ Thanh Trà (2015). Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan trong phạm vi cả nước giai đoạn từ 2009 đến 2014 có những thay đổi nào có tác động đối với tiến trình hội nhập quốc tế. - Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra sau thông quan các năm 2011 - 2015 và tài liệu Hội nghị chuyên đề kiểm tra sau thông quan các năm 2011 2015 của Chi cục kiểm tra sau thông quan tổ ng hơ ̣p những số liê ̣u mới nhấ t và chính xác nhất về các cuộc kiểm tra sau thông quan , số thuế truy thu của Cu ̣c hải quan thành phố Hà Nội. Qua cá c báo cáo có thể nhâ ̣n thấ y mô ̣t số điể m yế u của nghiê ̣p vu ̣ đươ ̣c chỉ ra năm trước đươ ̣c đinh ̣ hướng , thay đổ i , nâng cao, hoàn thiện trong các năm sau . Tuy nhiên, chưa có mô ̣t báo cáo nào tổ ng hơ ̣p đươ ̣c cả mô ̣t chă ̣ng đường phát triể n của kiể m tra sau thông quan ta ̣i Cục hải quan thành phố Hà Nội giai đoa ̣n 2011 - 2015. Tác giả nhận thấy rằng các tài liệu, đề tài, công trình nghiên cứu nêu trên thực hiện trong bối cảnh kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam còn rất sơ khai, thực tiễn chưa đang kể, phạm vi vĩ mô như mô hình kiểm sau thông quan cho Hải quan Việt Nam hoặc một số nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan điển hình; tuy có liên quan đến kiểm tra sau thông quan nhưng phạm vi 6 nghiên cứu của đề tài là khác nhau và chưa có đề tài nghiên cứu toàn diện về kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội. 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu Hoạt động kiểm tra sau thông quan được nhấn mạnh là một trụ cột của hải quan hiện đại. Từ những nguồn tài liệu tham khảo tại các thư viện và Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin thuộc Cục hải quan thành phố Hà Nội, người viết nhận thấy rằng Cục hải quan thành phố Hà Nội có những đặc điểm công tác và điều kiện triển khai nhiệm vụ riêng. Do vậy, cần thiết hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm tra sau thông quan; xây dựng khung lý thuyết về kiểm tra sau thông quan nói chung; đánh giá đúng thực trạng của kiểm tra sau thông quan và căn cứ vào đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội cho giai đoạn đến năm 2020. 1.2. Cơ sở lý luận về kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan 1.2.1.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan Trước khi Luật hải quan 2001 có hiệu lực thi hành thì kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) còn được gọi là kiểm tra sau giải phóng hàng. Những nội dung về kiểm tra sau giải phóng hàng vẫn chưa được quy định rõ nét, chưa đầy đủ về cơ sở pháp lý, phương pháp hoạt động cũng như chưa hình thành bộ máy chuyên sâu. “Kiểm tra sau giải phóng hàng là một khâu nghiệp vụ kiểm tra hải quan, do cơ quan hải quan thực hiện để thẩm định tính chính xác trung thực các nội dung đã khai báo, tính thuế của người làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất nhập khẩu đã được giải phóng nhằm thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan” Theo Luật hải quan 2014: “Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán 7 và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan”. KTSTQ được thực hiện trong các trường hợp: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Từ nội dung quy định trên, có thể hiểu khái niệm kiểm tra sau thông quan như sau: KTSTQ là hệ thống các biện pháp được cơ quan hải quan áp dụng, thông qua việc kiểm tra các chứng từ, sổ kế toán, hệ thống kinh doanh và dữ liệu thương mại của các bên có liên quan, nhằm xác định tính chính xác, trung thực của nội dung khai hải quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của đối tượng kiểm tra. “KTSTQ”ở đây là cụm từ chỉ hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với DN và hàng hóa XK, NK kể từ thời điểm hàng hóa được thông quan, bao gồm hoạt động kiểm tra mang tính chất kiểm toán và hoạt động kiểm tra mang tính chất kiểm tra thêm/kiểm tra tiếp/kiểm tra lại kết quả đã kiểm tra trong thông quan. Các hoạt động kiểm tra đó có thể do lực lượng KTSTQ thực hiện hoặc do đơn vị thông quan thực hiện. 1.2.1.2. Đặc điểm kiểm tra sau thông quan - KTSTQ nhằm xác định tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của kiểm tra sau thông quan. Kết quả của KTSTQ là tiền đề xem xét xây dựng các tiêu chí đánh giá người khai hải quan có chấp hành tốt pháp luật hay không, để từ đó phục vụ 8 công tác quản lý của hải quan theo nguyên tắc đánh giá quản lý rủi ro. - KTSTQ là một bộ phận tổ chức của cơ quan hải quan, thực hiện một phần chức năng kiểm tra hải quan, chia sẻ trách nhiệm quản lý hải quan một cách có hệ thống với các bộ phận chức năng khác, như bộ phận làm thủ tục trong thông quan, bộ phận điều tra chống buôn lậu, bộ phận quản lý rủi ro.... - KTSTQ là một phương pháp kiểm tra được tiến hành sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, tức kiểm tra ngược thời gian. Trên cơ sở tổng hợp tất cả các thông tin về chủ hàng, về hàng hóa, về chính sách theo từng thời kỳ tương ứng tại thời điểm hàng hóa được thông quan và các thông tin khác có liên quan, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra, đối chiếu thông tin ngược các thông tin với nhau để tìm ra điểm bất hợp lý của việc thông quan lô hàng. - KTSTQ được tiến hành trên cơ sở pháp luật quy định, cụ thể luật hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ công chức khi thực hiện kiểm tra sau thông quan. - KTSTQ được thực hiện với sự hợp tác, phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan hải quan và cá nhân, tổ chức, giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài ngành tài chính như ngân hàng, hàng hải, cơ quan thuế, cáchàng bảo hiểm, cơ quan giám định… - KTSTQ thực hiện trên cơ sở chú trọng đến các biện pháp kiểm tra theo tất cả các thông tin có liên quan được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bởi cá nhân, tổ chức. 1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan 1.2.2.1. Mục tiêu kiểm tra sau thông quan - Mục tiêu chiến lược của KTSTQ là tạo thuận lợi, giảm chi phí cho thương mại mà cụ thể là tạo thuận lợi cho việc thông quan nhanh hàng hóa; tăng cường hiệu quả quản lý hải quan (hiệu quả cao nhất, chi phí thấp nhất). - Xác minh tính chính xác và trung thực của việc khai báo Hải quan mà đối tượng kiểm tra đã thực hiện trong quá khứ. 9 - Đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm điều chỉnh các khoản chênh lệch về thuế trong quá trình khai báo hải quan, bao gồm cả việc chưa nộp đủ thuế, đối với đối tượng kiểm tra và các đơn vị hải quan liên quan. - Khuyến khích đối tượng kiểm tra nâng cao mức tuân thủ các luật và quy định về hải quan. 1.2.2.2. Nguyên tắc kiểm tra sau thông quan Nguyên tắc KTSTQ là những chuẩn mực, những quy định cơ bản và mang tính ổn định nhằm mục đích hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ KTSTQ. Những nguyên tắc KTSTQ là thống nhất với nhau và xuyên suốt trong khi thực hiện KTSTQ. Cụ thể, gồm các nguyên tắc sau: - KTSTQ phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các hoạt động KTSTQ đều phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Khi tiến hành KTSTQ, cơ quan hải quan sẽ có một số quyền hạn nhất định để thực hiện việc kiểm tra như yêu cầu DN cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan, yêu cầu kiểm tra kho hàng và một số công việc khác. Điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của DN, do đó một số DN có thể sẽ không chấp hành hoặc chậm trễ trong thực hiện các yêu cầu từ phía cơ quan hải quan. Nếu KTSTQ được thực hiện không đảm bảo nguyên tắc này dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu nại. Pháp luật ở đây được hiểu không chỉ những quy định trực tiếp về hoạt động KTSTQ mà còn cả các quy định có liên quan trong khuôn khổ Luật hải quan, Luật quản lý thuế, Công ước Kyoto, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), Tổ chức hải quan thế giới… - Đảm bảo khách quan, chính trực, độc lập: Yêu cầu bắt buộc của mọi hoạt động KTSTQ phải luôn tôn trọng thực tế khách quan. Mọi nội dung làm việc giữa Cục hải quan và đơn vị được kiểm tra cần được ghi nhận trên cơ sở thực tế và đồng ý của hai bên khi KTSTQ, mọi phân tích và đưa ra kết luận của công chức hải quan đều phải xuất phát từ thực tế kiểm tra. Bên cạnh đó, công chức hải quan cần phải có sự 10 công minh, không định kiến, không áp tư thù cá nhân vào trong công việc, không thiên vị, khi lập báo cáo kết quả kiểm tra phải giữ thái độ vô tư và phải luôn tôn trọng kết quả thực tế. Công chức hải quan KTSTQ phải là người ngay thẳng, trung thực và có lương tâm nghề nghiệp. Mọi biểu hiện hành vi định kiến, thiên vị thiếu khách quan đều bị coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Công chức hải quan đưa ra kết luận KTSTQ trên cơ sở pháp lý và thực tế một cách vững chắc, và nhất là không bị lệ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng. Trong quá trình phân tích để đưa ra kết luận vụ việc KTSTQ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về một số lĩnh vực như trị giá, xuất xứ, chính sách, tuy nhiên không bị ảnh hưởng bởi những người này và công chức hải quan phải tự chịu trách nhiệm về nội dung kếtluận mà mình đưa ra, không ai có quyền ép buộc công chức hải quan phải đưa ra kết luận mà bản thân cán bộ kiểm tra nhận thấy là chưa đúng, chưa thỏa đảng. Với đặc thù công tác của ngành hải quan là liên quan đến “tiền và hàng”, vì vậy công chức hải quan KTSTQ phải thể hiện được bản lĩnh độc lập, không bị ảnh hưởng của vật chất, quan hệ chi phối, ở đây bao gồm quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ đồng nghiệp… - Không gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm tra: Khi tiến hành KTSTQ thì cơ quan hải quan không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra, không được có thái độ sách nhiễu, gây phiền hà và yếu tố minh bạch phải đặt lên hàng đầu. Cơ quan hải quan phải tạo được sự sẵn sàng phối hợp từ phía DN và làm việc trên tinh thần cùng trao đổi về một vấn đề chưa được sáng tỏ trên cơ sở các quy định pháp luật. - Bí mật thông tin: Trong quá trình KTSTQ, có nhiều thông tin do chính đơn vị được kiểm tra đưa ra nhằm mục đích chứng minh, giải trình với cơ quan hải quan các 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan