Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát chi phí chất lượng cho công ty Crown Saigon...

Tài liệu Kiểm soát chi phí chất lượng cho công ty Crown Saigon

.PDF
170
349
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----------oOo---------- NGUYỄN THANH HÙNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG CHO CÔNG TY CROWN SAIGON LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----------oOo---------- NGUYỄN THANH HÙNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG CHO CÔNG TY CROWN SAIGON CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và các kết quả được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2014. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắc và thuật ngữ Danh sách bảng biểu Danh sách hình vẽ Tóm tắt đề tài PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1 Lý do hình thành đề tài....................................................................................... 1 2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4 Phương pháp thực hiện....................................................................................... 3 5 Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................... 5 6 Bố cục luận văn .................................................................................................. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 7 1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 7 1.1.1 Chất lượng ......................................................................................... 7 1.1.2 Chi phí chất lượng ............................................................................. 7 1.2 Đặc điểm, vai trò và hạn chế của chi phí chất lượng ....................................... 8 1.2.1 Đặc điểm chi phí chất lượng.............................................................. 8 1.2.2 Vai trò chi phí chất lượng .................................................................. 8 1.2.3 Hạn chế của chi phí chất lượng ......................................................... 9 1.3 Cơ cấu chi phí chất lượng ................................................................................. 10 1.3.1 Chi phí hư hỏng ................................................................................. 10 1.3.2 Chi phí thẩm định .............................................................................. 11 1.3.3 Chi phí ngăn ngừa ............................................................................. 11 1.3.4 Danh mục chi phí chất lượng ............................................................ 11 1.4 Mô hình chi phí chất lượng mới ....................................................................... 11 1.5 Các công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê ............................................ 12 1.5.1 Lưu đồ ............................................................................................... 12 1.5.2 Biểu đồ nhân quả ............................................................................... 14 1.5.3 Biểu đồ Pareto ................................................................................... 16 1.5.4 Biểu đồ tầng số .................................................................................. 18 1.5.5 Ứng dụng những công cụ thống kê ................................................... 19 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG CÔNG TY CROWN SAIGON. 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Crown Saigon ........................................... 21 2.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển .................................... 21 2.1.2 Giới thiệu các sản phẩm chính, thị trường, đối thủ cạnh tranh ......... 21 2.1.3 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự ................................................ 24 2.1.4 Mô tả quy trình công nghệ, quy trình sản xuất .................................. 29 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................ 31 2.1.6 Các thuận lợi, ưu thế và tồn tại, khó khăn chung của công ty .......... 32 2.1.7 Hệ thống quản lý chất lượng trong công ty ....................................... 33 2.2 Xác định và tính toán chi phí chất lượng ..................................................... 39 2.2.1 Xác định phạm vi............................................................................... 39 2.2.2 Phân tích, xác định chi phí chất lượng cho bộ phận sản xuất ........... 40 2.2.3 Phân tích, xác định chi phí chất lượng cho bộ phận mua hàng ......... 47 2.2.4 Phân tích, xác định chi phí chất lượng cho bộ phận bán hàng .......... 49 2.2.5 Phân tích báo cáo chi phí chất lượng................................................. 52 Chƣơng 3: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ..................... 57 3.1 Phân tích nguyên nhân.................................................................................. 57 3.1.1 Chi phí do hoạt động dừng máy ........................................................ 56 3.1.2 Chi phí do lỗi in ................................................................................. 58 3.1.3 Chi phí do lỗi dơ và móp ................................................................... 64 3.2 Giải pháp khắc phục ..................................................................................... 65 3.2.1 Chi phí do hoạt động dừng máy ........................................................ 66 3.2.2 Giải pháp khắc phục lỗi in sáng hoặc tối .......................................... 70 3.2.3 Giải pháp khắc phục lỗi in sai vị trí .................................................. 73 3.2.4 Giải pháp khắc phục lỗi dơ và móp ................................................... 77 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79 Tài liệu tham khảo Phụ lục Phụ lục 1: Biểu đồ kiểm soát máy trên chuyền sản xuất lon Phụ lục 2: Biểu đồ kiểm soát máy trên chuyền sản xuất nắp Phụ lục 3: Mục tiêu chất lượng của công ty năm 2014. Phụ lục 4: Lưu đồ kiểm soát quá trình sản xuất lon nhôm Phụ lục 5: Các hoạt động kiểm soát trong lưu đồ sản xuất lon nhôm Phụ lục 6: Lưu đồ kiểm soát quá trình sản xuất nắp nhôm Phụ lục 7: Xác định các nguyên nhân chính gây ra lỗi sản phẩm Phụ lục 8 Xác định quy trình và phân tích các hoạt động liên quan đến xử lý lon phế phẩm. Phụ lục 9: Xác định quy trình xử lý nắp phế phẩm và phân tích hoạt động Phụ lục 10: Bảng tính chi phí phát sinh cho lon phế phẩm trên chuyền lon Phụ lục 11: Bảng tính chi phí phát sinh cho nắp phế phẩm trên chuyền nắp Phụ lục 12: Xác định quy trình xử lý lon lỗi, phân tích hoạt động liên quan Phụ lục 13: Bảng tính chi phí phát sinh cho lon lỗi chuyền 1. Phụ lục 14: Bảng tính chi phí phát sinh cho lon lỗi chuyền 2. Phụ lục 15: Xác định quy trình xử lý nắp lỗi, phân tích hoạt động liên quan Phụ lục 16: Bảng tính chi phí phát sinh cho nắp lỗi. Phụ lục 17: Xác định quy trình xử lý hàng trả lại và phân tích hoạt động Phụ lục 18: Bảng tính chi phí liên quan đến sản phẩm do khách hàng trả lại Phụ lục 19: Bảng tính chi phí chất lượng cho lương bộ phận QA Phụ lục 20: Bảng tính thời gian của việc lấy mẫu kiểm tra trên hai chuyền lon Phụ lục 21: Bảng tính COQ của hoạt động lấy mẫu kiểm tra trên hai chuyền lon Phụ lục 22: Bảng tính thời gian của hoạt động lấy mẫu kiểm tra trên chuyền nắp Phụ lục 23: Bảng tính COQ của hoạt động lấy mẫu kiểm tra trên chuyền nắp Phụ lục 24: Bảng tính chi phí chất lượng do dừng máy hai chuyền lon Phụ lục 25: Bảng tính chi phí chất lượng do dừng máy chuyền nắp và bảo trì Phụ lục 26: Phân tích và tính chi phí kiểm tra nguyên vật liệu Phụ lục 27: Phân tích và lập bảng tính COQ do loại bỏ nguyên vật liệu kém Phụ lục 28: Số lần than phiền sai của khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 Phụ lục 29: Phân tích quy trình và tính COQ của lon hư hỏng do vận chuyển Phụ lục 30: Các khoản chi phí đã không được tính Phụ lục 31: Biểu đồ Pareto chi phí của phế phẩm trên chuyền Phụ lục 32: Bảng báo cáo chi phí chất lượng Phụ lục 33: Ví dụ về danh mục chi phí chất lượng Phụ lục 34: Kế hoạch triển khai giải pháp Phụ lục 35: Mẫu phỏng vấn về các nguyên nhân gây ra lỗi in, lỗi dơ và móp, dừng máy nhiều. Phụ lục 36: Mẫu phỏng vấn tính khả thi về mặt kỹ thuật của băng chuyền lưu trữ Phụ lục 37: Danh sách chuyên gia DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮC VÀ THUẬT NGỮ COQ (Cost of quality): Chi phí chất lượng - là tất cả các chi phí không phát sinh khi chất lượng là tuyệt đối hay là các chi phí phát sinh với các sản phẩm/dịch vụ không chất lượng 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014. Việc lập báo cáo chi phí chất lượng không phụ thuộc vào năm tài chính mà chỉ phục vụ cho việc kiểm soát chi phí chất lượng. Phế phẩm trên chuyền: là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn bị loại bỏ ngay trong quá trình sản xuất. Sản phẩm lỗi: là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn được phát hiện sau quá trình sản xuất và trước khi giao hàng. Phế phẩm do khách hàng trả lại: Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn được phát hiện sau khi giao cho hàng Phế phẩm do lấy mẫu kiểm tra: sản phẩm được chọn ngẩu nhiên tại từng công đoạn trong quá trình sản xuất để kiểm tra các thông số theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi kiểm tra, sản phẩm đạt tiêu chuẩn hay không đạt tiêu chuẩn đều bị loại bỏ - được gọi là phế phẩm do lấy mẫu kiểm tra. Phiếu Scar: là phiếu ghi rõ các thông tin về sản phẩm lỗi như loại lỗi, thời gian nhập kho, thông số nhôm cuộn DANH SÁCH BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 1.1 Sự phụ thuộc của khoảng đo vào số lần đo ............................................. 19 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động ...................................................................................... 28 Bảng 2.2: Số liệu về công tác đào tạo tại công ty ................................................... 29 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 31 Bảng 2.4: Chi phí liên quan đến lon phế phẩm trên chuyền. .................................. 41 Bảng 2.5: Chi phí liên quan đến sản phẩm lỗi. ....................................................... 42 Bảng 2.6: Chi phí liên quan đến sản phẩm do khách hàng trả lại. .......................... 43 Bảng 2.7: Phân loại lương bộ phận QA của 6 tháng đầu năm 2014. ...................... 44 Bảng 2.8: Chi phí liên quan đến hoạt động lấy mẫu kiểm tra. ................................ 45 Bảng 2.9: Chi phí liên quan đến hoạt động của hai máy kiểm tra. ......................... 45 Bảng 2.10: Chi phí chất lượng do dừng máy của 6 tháng đầu năm 2014. ................ 46 Bảng 2.11: Chi phí cho hoạt động bảo trì của 6 tháng đầu năm 2014. ..................... 46 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp COQ cho hoạt động loại bỏ nhôm cuộn lỗi ................... 47 Bảng 2.13: Bảng tính COQ của lon hư hỏng do nguyên liệu kém năm 6T2014 ...... 49 Bảng 2.14: Chi phí chất lượng cho hoạt động giải quyết khiếu nại khách hàng ....... 50 Bảng 2.15: Chi phí chất lượng cho hoạt động xếp dỡ và lưu kho hàng trả về .......... 50 Bảng 2.16: Bảng tính COQ việc xuất và kiểm tra thông số kỹ thuật ........................ 51 Bảng 2.17: Bảng tính COQ của sản phẩm hư hỏng do vận chuyển .......................... 52 Bảng 2.18: Phần trăm COQ của bộ phận mua hàng, sản xuất và bán hàng .............. 52 Bảng 2.19: Bảng chi phí tiết kiệm được khi giảm 0.1% phế phẩm ........................... 52 Bảng 2.20: Bảng tổng hợp COQ 6 tháng đầu năm 2014 ........................................... 54 Bảng 2.21: Bảng phân tích chi phí do phế phẩm gây ra ............................................ 55 Bảng 3.1: Ma trận ảnh hưởng việc dừng máy giữa ba máy .................................... 67 Bảng 3.2: Bảng ma trận thời gian dừng cho phép giữa các máy............................. 69 DANH SÁCH HÌNH VẼ Tên hình Trang Hình 1.1: Lợi ích từ cắt giảm chi phí chất lượng .................................................... Hình 1.2: Cơ cấu chi phí chất lượng ....................................................................... 10 Hình 1.3: Mô hình chi phí chất lượng mới ............................................................. 11 Hình 1.4: Ví dụ về lưu đồ thể hiện quy trình xử lý lon lỗi ..................................... 12 Hình 1.5: Mức độ chi tiết của lưu đồ về quá trình gửi fax...................................... 13 Hình 1.6: Biểu đồ nhân quả dạng 5M1E. ................................................................ 16 Hình 2.1: Các sản phẩm lon nước ngọt dung tích 330 ml. ..................................... 22 Hình 2.2: Các sản phẩm nắp 206 Dia. .................................................................... 22 Hình 2.3: Các sản phẩm lon nước ngọt dung tích 250 ml. ..................................... 22 Hình 2.4: Các sản phẩm nắp 200 Dia. .................................................................... 22 Hình 2.5: Thị phần tại khu vực miền Nam năm 2013. ........................................... 23 Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức của công ty. .................................................................... 25 Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi. .................................................... 28 Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện số lần than phiền về sản phẩm nắp. ............................. 37 Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện số lần than phiền về sản phẩm lon. .............................. 37 Hình 2.10: Biểu đồ so sánh về số lần than phiền giữa các năm. ............................... 37 Hình 2.11: Các chi phí liên quan đến chất lượng của bộ phận sản xuất. .................. 39 Hình 2.12: Các chi phí liên quan đến chất lượng của bộ phận mua hàng................. 40 Hình 2.13: Các chi phí liên quan đến chất lượng của bộ phận bán hàng. ................. 40 Hình 2.14: Phần trăm COQ của ba bộ phận trong 6 tháng đầu năm 2014 ............... 53 Hình 2.15: Cơ cấu COQ của ba bộ phận ................................................................... 54 Hình 2.16: Biểu đồ Pareto về chi phí hư hỏng bên trong của bộ phận sản xuất ....... 55 Hình 3.1: Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây ra dừng máy ................... 57 Hình 3.2: Hình mô tả lỗi in sai vị trí ....................................................................... 58 Hình 3.3: Hình mô tả lỗi in sáng hoặc tối ............................................................... 58 Hình 3.4: Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây ra lỗi in sai vị trí ............ 59 Hình 3.5: Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây ra lỗi in sáng hoặc tối .... 62 Hình 3.6: Biểu đồ mô tả nguyên lý hoạt động của máy Necker ............................. 64 Hình 3.7: Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gây ra lỗi dơ và móp ............ 64 Hình 3.8: Hình mô tả hệ thống hoạt động của băng tải lưu trữ .............................. 67 8 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Để có thể giữ vững vị trí đứng đầu của sản phẩm lon nhôm trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá, thì vấn đề là làm sao để có thể giảm được giá thành thông qua việc cắt giảm các chi phí chất lượng không cần thiết, mà vấn đề quan trọng trước tiên là xác định, phân loại và đo lường các loại chi phí đó. Khi đó, việc xác định chi phí chất lượng sẽ giúp kích thích nhận thức và tạo mối quan tâm về chương trình chất lượng. Đề tài “Kiểm soát chi phí chất lƣợng cho công ty Crown Saigon” được thực hiện với mục đích là xác định, phân loại, đo lường và cắt giảm các chi phí liên quan đến chất lượng. Bằng cách sử dụng các công cụ thống kê và phương pháp quá trình để tiến hành thu thập và xử lý số liệu từ đó xây dựng báo cáo chi phí chất lượng cho bộ phận mua hàng, sản xuất và bán hàng. Theo đó, chi phí thẩm định chiếm 7.68 %, chi phí ngăn ngừa chiếm 1.64 %, chi phí hư hỏng bên trong chiếm 89.08 % và chi phí hư hỏng bên ngoài chiếm 1.6 % trong tổng số chi phí chất lượng là 1,792,226 USD. Trong số ba bộ phận được tính chi phí chất lượng thì bộ phận sản xuất chiếm đa số (trên 99%) tổng chi phí chất lượng. Trong khi đó bộ phận mua hàng chỉ chiếm 0.46 %, bộ phận bán hàng chỉ chiếm 0.19 %. Trong các yếu tố tạo ra chi phí chất lượng của bộ phận sản xuất thì phế phẩm là yếu tố tạo ra chi phí nhiều nhất trên 1,509,000 USD (94.5%), trong đó chi phí từ phế phẩm trên chuyền chiếm trên 1,467,000 USD (97%) và chi phí từ sản phẩm lỗi chiếm trên 42,000 USD (3%). Bằng các công cụ thống kê đã giúp xác định được lỗi chính gây ra phế phẩm trên chuyền lon là lỗi in, lỗi dơ và móp. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, chi phí do lỗi in gây tổn thất 468,929 USD và lỗi dơ và móp gây tổn thất 427,808 USD. Trong các vị trí bị dơ và móp thì hai vị trí cổ lon (trên 60%) và gờ lon (trên 30%) là hai vị trí thường xuyên bị dơ và móp. Sau khi xác định được lỗi in, lỗi dơ và móp, dừng máy là các nguyên nhân chính gây ra chi phí hư hỏng bên trong của bộ phận sản xuất và tác giả đã sử dụng biểu đồ xương cá để tiến hành phân tích các nguyên nhân chính gây ra các lỗi trên. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp công ty giảm thiểu các khoản chi phí không phù hợp. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong phần Mở đầu, tác giả sẽ giới thiệu chung về đề tài “Kiểm soát chi phí chất lượng cho công ty Crown Saigon”, giúp người đọc có được cái nhìn tổng quát về đề tài này. 1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Hiện nay, khi mà các ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu mang tính dây chuyền và tác động đến mọi khu vực, ngành nghề của nền kinh tế thì việc “tiết kiệm chi phí” có lẽ là một cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong các doanh nghiệp. Giống như phát biểu của Peter Drucker: Nhiệm vụ đầu tiên của doanh nghiệp là phải tồn tại, nguyên tắc cơ bản của vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà là tránh tổn thất. (P&Q Solutions, 2007) Với các nhà quản lý thì đây đúng là một trong những bước đi đầu tiên giúp cho các doanh nghiệp có thể thích ứng với điều kiện giảm rõ rệt về doanh số bán hàng, trước khi hướng đến các giải pháp mang tính dài hạn hơn nhằm sẵn sàng đón đầu cơ hội mới một khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhóm giải pháp cắt giảm chi phí truyền thống như “sa thải nhân viên”, “nghỉ việc tự nguyện”, “cắt giảm danh mục sản phẩm”, “giảm tỷ lệ người nước ngoài trong đội ngũ quản lý”, “tìm các nguồn cung thay thế giá rẻ”, “cắt giảm tiêu chuẩn sản phẩm/dịch vụ”…, thì bên cạnh đó lại có nhiều doanh nghiệp xem giải pháp “giảm chi phí chất lượng” là giải pháp nhanh và rất hiệu quả cho việc duy trì mức lợi nhuận trong hoàn cảnh giảm sức mua. (P&Q Solutions, 2007) Bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu trước mắt về duy trì lợi nhuận, việc giải quyết tốt vấn đề chi phí chất lượng (COQ) còn giúp hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vươn lên một tầm cao mới, tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững trong tương lai để doanh nghiệp có thể phát triển vượt bậc trong khi nền kinh tế đi vào phục hồi. 2 Nhiều nghiên cứu và thông tin được các công ty trên thế giới cho rằng chi phí liên quan đến chất lượng thường ảnh hưởng trong khoảng 5-25% doanh thu của công ty và 95% chi phí này được chi tiêu cho thẩm định và hư hỏng. Các loại chi phí này chỉ làm tăng một chút giá trị sản phẩm và phần lớn chi phí này có thể tránh khỏi. (Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004) Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, công ty Crown Saigon có mục tiêu là cắt giảm các chi phí không cần thiết liên quan đến chất lượng. Để thực hiện được điều này, công ty đã xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ các quy trình theo dõi, kiểm soát chất lượng cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại còn có một số vấn đề về chi phí liên quan đến các hoạt động chất lượng như sau: - Hiện tại, để cắt giảm các chi phí không cần thiết liên quan đến chất lượng thì công ty chỉ tập trung giải quyết những chi phí phát sinh do phế phẩm trên chuyền trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, công ty chưa có một cơ sở nào chứng minh là chi phí chất lượng trong hoạt động sản xuất và bán hàng tập trung chủ yếu từ phế phẩm trên chuyền. - Hiện tại, do chưa đo lường được các chi phí liên quan đến chất lượng nên công ty không thể biết được đã tiêu hao bao nhiêu nguồn lực cho các hoạt động ngăn ngừa phế phẩm, tìm kiếm phế phẩm, các thiệt hại do phế phẩm gây ra. Chính vì điều đó, công ty không thể đề ra các kế hoạch hành động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng đồng thời giảm đến mức thấp nhất nguồn lực tiêu hao cho các hoạt động không cần thiết. - Mỗi năm, công ty có các kế hoạch kiểm soát tỉ lệ phế phẩm để hoàn thành các mục tiêu chất lượng cụ thể (xem phụ lục 3). Tuy nhiên, công ty lại không thể xác định được là “công ty sẽ tiết kiệm được bao nhiêu nguồn lực khi giảm 1% tỉ lệ phế phẩm?”. Nếu câu hỏi trên được trả lời, sẽ tạo ra một động lực rất lớn kích thích sự phối hợp giữa các phòng ban trong hoạt động kiểm soát chất lượng để giảm tỉ lệ phế phẩm, đồng thời giúp công ty xác định được (về mặt chi phí) giữa các biện pháp khắc phục lỗi đã đề ra có vượt quá chi phí do chính lỗi đó đem lại. 3 Để giúp công ty giải quyết được 3 vấn đề nêu trên và đồng thời đề ra giải pháp để giảm thiểu các chi phí không cần thiết liên quan đến chất lượng, tác giả đã hình thành đề tài “Kiểm soát chi phí chất lƣợng cho công ty Crown Saigon”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu chính của đề tài “Kiểm soát chi phí chất lƣợng cho công ty Crown Saigon” cụ thể như sau: - Xây dựng các báo cáo chi phí chất lượng cho công ty Crown Saigon - Xác định các yếu tố chính gây ra chi phí không phù hợp. - Xây dựng biểu đồ nhân quả để xác định nguyên nhân gây ra các yếu tố trên, từ đó đề ra các biện pháp để cắt giảm các chi phí không phù hợp. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là chi phí chất lượng của công tu Crown Saigon. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong những hoạt động liên quan đến chất lượng của các bộ phận mua hàng, bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng của công ty Crown Saigon. Các hoạt động liên quan đến sản xuất và bán hàng của dây chuyền sản xuất lon 1, 2 và dây chuyền sản xuất nắp trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. 4. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN a. Thông tin cần thu thập  Thông tin thứ cấp: các thông tin thứ cấp cần phải thu thập bao gồm: - Số liệu ghi chép về khiếu nại của khách hàng – thu thập từ phòng bán hàng. - Số liệu phế phẩm loại bỏ – thu thập từ phòng sản xuất. - Số liệu về chi phí đào tạo, tuyển dụng – thu thập từ phòng nhân sự. - Giá cả pallet gỗ, thùng gỗ, xe đẩy, cuộn nilon, dây quấn… được cung cấp bởi trưởng phòng mua hàng. - Giá thuê nhân công, thuê dịch vụ ngoài… được cung cấp bởi trưởng phòng nhân sự. 4 - Năng lượng tiêu hao cho các máy được tính từ công suất của máy đó và được cung cấp bởi trường phòng kỹ thuật.  Thông tin sơ cấp Chủ yếu là các thông tin để xác định các hoạt động liên quan đến chất lượng và các chi phí phát sinh cho các hoạt động này. Ngoài ra còn có một số các thông tin được thu thập để xác định nguyên nhân chính tạo ra các khoản chi phí không phù hợp, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục. Thông tin này sẽ được thu thập chủ yếu từ bộ phận sản xuất và kỹ thuật trong công ty. b. Các công cụ sử dụng  Công cụ lý thuyết - Lưu đồ (Flow chart) - Biểu đồ Pareto (Pareto diagram) - Biểu đồ cột (Histogram) - Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect diagram)  Công cụ thu thập và xử lý thông tin Thông tin thứ cấp sẽ được tổng hợp dưới dạng tập tin và được xử lý bằng MS Excel. Đối với các thông tin sơ cấp sẽ được thu thập bằng phiếu phỏng vấn. c. Phƣơng pháp thực hiện  Thảo luận nhóm: Thảo luận với các nhân viên trong phòng QA để xác định các hoạt động liên quan đến chất lượng. Ngoài ra, để có thể xây dựng được biểu đồ nhân quả một cách chính xác nhất thì nhất định phải làm việc theo nhóm.  Phỏng vấn: Phỏng vấn các trưởng bộ phận, trưởng ca sản xuất và các nhân viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến chất lượng, từ đó xác định quy trình của các hoạt động liên quan đến chất lượng, xác định các chi phí liên quan đến các hoạt động trong quy trình cũng như tìm ra các nguyên nhân chính gây ra chi phí không phù hợp. Phương pháp này là cơ sở cho phương pháp quan sát và đo lường. 5  Phƣơng pháp quan sát và đo lƣờng: Quan sát toàn bộ quy trình sản xuất và một số quy trình khác liên quan đến chất lượng từ đó bổ sung các yếu tố còn thiếu sót, sai lệch của phương pháp phỏng vấn.  Phân tích và đánh giá: Số liệu thu thập được phân tích, tính toán và đánh giá để hoàn thành mục tiêu đề tài. d. Cách thức tiến hành nghiên cứu - Bƣớc 1: Trên cơ sở lý thuyết, tác giả tiến hành phỏng vấn, thảo luận với các trưởng phòng nhằm xác định các hoạt động liên quan đến chất lượng của các phòng ban liên quan. - Bƣớc 2: Sử dụng các thông tin thứ cấp và phương pháp quan sát, tác giả tiến hành xây dựng lưu đồ của các quy trình hoạt động. - Bƣơc 3: Xác định các chi phí chất lượng cho từng hoạt động trong lưu đồ và lập bảng tính. - Bƣớc 4: Phân loại các chi phí chất lượng và lập báo cáo chi phí chất lượng. - Bƣớc 5: Sử dụng biểu đồ cột, biểu đồ Pareto để tiến hành phân tích và tìm ra yếu tố chính gây ra chi phí chất lượng. - Bƣớc 6: Sử dụng biểu đồ nhân quả tìm ra nguyên nhân chính, từ đó đề ra giải pháp khắc phục giúp giảm chi phí chất lượng. - Bƣớc 7: Tiến hành phỏng vấn để xác định tính khả thi của giải pháp đề ra. 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào tình hình thực tế tại công ty Crown Saigon để xây dựng báo cáo chi phí chất lượng (COQ) cho công ty, tìm ra các giải pháp giúp giảm thiểu các chi phí không cần thiết và gia tăng lợi nhuận. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Mở đầu: Trình bày về lý do hình thành, mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa và phương pháp thực hiện đề tài. 6 Chƣơng 1: Trình bày lý thuyết về chi phí chất lượng và các công cụ thống kê sẽ sử dụng làm cơ sở để thực hiện đề tài. Chƣơng 2: Giới thiệu về đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Crown Saigon và tiến hành xây dựng chi phí chất lượng cho bộ phận mua hàng, sản xuất và bán hàng của công ty Crown Saigon. Chƣơng 3: Tiến hành phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục các yếu tố gây ra chi phí không phù hợp. Kết luận: Trình bày về những kết luận về chi phí chất lượng tại công ty Crown Saigon Tóm tắt: Trong phần mở đầu, tác giả đã trình bày một cách tổng quát về lý do hình thành đề tài, mục tiêu đề tài, phạm vi giới hạn của đề tài, phương pháp thực hiện cũng như ý nghĩa của đề tài và phần tiếp theo trong chương 2, tác giả sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết của đề tài 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong phần mở đầu, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài “Kiểm soát chi phí chất lượng cho công ty Crown Saigon”. Trong chương 1, tác giả sẽ trình bày lý thuyết về chi phí chất lượng và các công cụ thống kê sẽ sử dụng làm cơ sở để thực hiện đề tài này. 1.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƢỢNG VÀ CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG 1.1.1. Chất lƣợng Theo Deming, một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về chất lượng định nghĩa chất lượng như sau: Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhậnNăm khái niệm về chất lượng của David Garvin: - Chất lượng dựa trên tính siêu việt: Chất lượng được nhận ra chỉ khi có sự phô bày ra một loạt các đối tượng phát triển các đặc tính của nó. - Chất lượng dựa trên sản phẩm: Lý thuyết này dựa trên sự nhận dạng những thuộc tính hay đặc điểm để chỉ ra chất lượng cao. - Chất lượng trong sản xuất: Chất lượng trong sản xuất chỉ đạt được khi sản phẩm và dịch vụ tuân theo những yêu cầu, hoặc những đặc tính kỹ thuật đã được đề ra, thất bại trong tuân thủ những yêu cầu này được gọi là sự thiếu chất lượng. - Chất lượng dựa theo người sử dụng: Lý thuyết này cho rằng chất lượng phụ thuộc vào cái nhìn của người sử dụng. - Chất lượng dựa theo giá trị: Chất lượng là cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ với những đặc tính nhất định ở một giá thành có thể chấp nhận được. 1.1.2. Chi phí chất lƣợng (COQ) Chi phí chất lượng là tất cả các chi phí không phát sinh khi chất lượng là tuyệt đối, hay 8 COQ là các chi phí phát sinh với các sản phẩm/dịch vụ không chất lượng. (P&Q Solutions, 2007) 1.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG 1.3.1 Đặc điểm chi phí chất lƣợng Chi phí liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng là một phần của hệ thống chi phí trong giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc cắt giảm các chi phí chất lượng có tác động lớn đến việc giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Lợi nhuận Lợi nhuận COQ Chi phí SXKD hữu ích Giá bán Cắt giảm COQ COQ Chi phí SXKD hữu ích Lợi nhuận Giá Hoặc bán COQ Chi phí SXKD hữu ích Hình 1.1: Lợi ích từ cắt giảm chi phí chất lượng ( P&Q Solutions, 2007) Các chi phí chất lượng là các “lãng phí” vì chúng không tạo ra giá trị gì cho khách hàng như các chi phí khác, một điều rất đơn giản là khách hàng sẽ không trả giá cao hơn cho một sản phẩm được kiểm tra liên tục nhiều lần. Các chi phí chất lượng tuân thủ theo nguyên tắc Pareto (80/20), tức là phần lớn chi phí phát sinh này được gây ra bởi một số ít vấn đề cần được quan tâm. Việc nhận ra và giải quyết các vấn đề này sẽ giúp cho công ty cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Khó khăn nhất trong việc thiết lập chi phí chất lượng đó là xác định hoạt động nào có thể được ghi nhận liên quan đến chất lượng. 1.3.2 Vai trò chi phí chất lƣợng Giá bán 9 Những cơ sở lý thuyết và ứng dụng thực tế chỉ ra rằng, một trong những vai trò quan trọng nhất của chi phí chất lượng là nó có khả năng kích thích nhận thức và tạo ra mối quan tâm về chương trình chất lượng. (P&Q Solutions, 2007) Chi phí chất lượng cung cấp cho nhà quản lý một phương pháp tài chính để đánh giá mức độ chất lượng và chi phí liên quan đến những mức độ chất lượng khác nhau. (P&Q Solutions, 2007) Chi phí chất lượng có thể dùng như chất xúc tác thúc đẩy người ta hành động vì chất lượng một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, chi phí chất lượng cung cấp một bức tranh tổng quát về công ty đã chi tiêu cho chất lượng như thế nào. (P&Q Solutions, 2007) 1.3.3 Hạn chế chi phí chất lƣợng Có thể sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng chi phí chất lượng nhưng các con số này không cung cấp bất kỳ hành động nào cho các cải tiến chất lượng, vì bản thân các con số không nói cho các nhà quản lý biết những gì mà họ nên sửa đổi hay những gì họ nên cải tiến. Trong quá trình tính toán chi phí chất lượng, chúng ta không thể tính hết tất cả các loại chi phí vì chúng ta thường bỏ qua hay không thể lượng hóa một cách chính xác các chi phí gián tiếp và chi phí hư hỏng vô hình. Ví dụ như: Sản xuất thêm sản phẩm để bù cho những sản phẩm hư hỏng, thời gian bán thành phẩm xếp hàng để chờ làm lại… Luôn có một khoảng cách thời gian giữa nguyên nhân và hậu quả trong chi tiêu cho chất lượng, trong khi đó kế toán lại ghi nhận trong một thời đoạn cụ thể. Đây chính là nguyên nhân làm cho chi phí chất lượng có thể không ghi nhận được hết các thay đổi trong cùng thời đoạn. Sự chính xác trong quá trình xây dựng chi phí chất lượng chỉ mang tính chất tương đối vì quá trình này còn bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá và ước đoán. Chi phí chất lượng không chỉ ra được quan hệ giữa dòng lợi nhuận và chi phí liên quan, do đầu tư ban đầu cho một số hoạt động có liên quan đến chất lượng có thể rất lớn nhưng dòng lợi nhuận thu được lại trong nhiều thời đoạn (có thể không
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan