Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khung thể chế phát triển bền vững của một số nước đông nam á và bài học cho việt...

Tài liệu Khung thể chế phát triển bền vững của một số nước đông nam á và bài học cho việt nam (nxb khoa học xã hội 2011) lưu bách dũng, 223 trang

.PDF
223
700
51

Mô tả:

VIỆN KHOA HỌC XẢ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VONG TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên) KHUNG THỂ CHẾ PHÁT TRIEN ben vữ n g CỦA MỘT SỐ NƯỎC ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ■ • NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI-2011 Tập th ể tác giả 1. TS. Lưu Bách Dũng (Chủ bién) 2. PGS. TS. Nguyễn Thế Chính 3. ThS. Nguyễn Thị Kim Dung 4. ThS. Nguyễn Song Tùng 5. Ths. Nguyễn Hổng Quang MỤC LỤC Trang Lời gtói thiệu 11 Những khái niệm chính 15 Chương 1. Một số vấn để lý luận vế khung thể chỗ' Phát triển bền vững 18 1.1. Khung thể chế Phát triển bền vững quốc gia 18 1.2. Ntiững điều kiện để khung thể chế Phát triển bền vững hoạt động hiệu quả 26 1.3. VỊ trí, vai trò của khung thể chế Phát triển bền vững cáp quốc gia 30 Chương 2. Cấu trúc và hoạt động của khung thể chế Phát triển bển vững một số nước Đông Nam Á 33 2.1. Cấu trúc và hoạt động của khung thể chế Phát triển bển vững Malaysia 34 2.2. Cấu trúc và hoạt động của khung thể chế Phát triển bền vững Imdonesia 56 2.3. Cáu trúc và hoạt động của khung thể chế Phát triển bền vững Thái Lan 96 2.4. Cấu trúc và hoạt động của khung thể chế Phát triển bền vũng Singapore 136 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chù biên) 6 Chương 3. Những thành công và chưa thành công của các khung thể chế Phát triển bển vũng, nguyên nhân, bài học cho Việt Nam 182 3.1. Những thành công .và chưa thành công của các khung thể chế Phát triển bển vững, nguyên nhân 182 3.2. Bài học cho Việt Nam 196 DANH MỤC CHỮ VIẾT TAT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á AID Cơ quan Phát triển Quốc tế APEC Hợp tác Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á CBD Công ước về Đa dạng Sinh học CGIAR Nhóm Tư vẩn về Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tể CITES Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Động Thực vật hoang dẫ bị nguy hiểm CTNS21 Chương trinh nghị sự 21- Agenda 21 ECE ủ y ban Kinh tế châu Âu EIA Đánh giá tác động môi trường ESCAP ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á - Thải Bình Dương EU Liên minh châu Âu FAO Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc FIDA Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GAW Theo dõi Khí quyển Toàn cầu (WMO) GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEF Quỹ Môi trường Toàn cầu TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chú biên) 8 GEMS Hệ thống Quan trắc Môi trường Toàn cầu (UNEP) GESAMP Hiệp hội Chuyên gia về lĩnh vực Bảo vệ Môi trường biển và Khí Nhà kinh GIS Hệ thống thông tin địa lý GLOBE Tổ chức các nhà Lập pháp Toàn cầu vì Môi trường cân bằng GNP Tổng sản phẩm quốc gia GOS Hệ thống Giám sát Toàn cầu (WMO/WWW) GRID Cơ sở dừ liệu thông tin Tài nguyên Toàn cầu HIV/AIDS Virus suy giảm miễn dịch người/triệu chứng suy giảm miễn dịch mắc phải IAEA Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế ICTSD Trung tâm Thương mại và Phát triển Bền vững Quốc tế IEEA Hạch toán Kinh tế và Môi trường tổng hợp IFAD Quỹ Phát ữiển Nông nghiệp Quốc tế IFCS Diễn đàn Liên Chính phủ về An toàn hóa chất ILO Tổ chức Lao động Quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMO Tổ chức Hàng hài Quốc tế IPCC ủy ban Liên chỉnh phủ về Biến đổi khí hậu IPCS Chương trình an toàn Hóa chất Quổc tế IPM Quản lý dịch hại Tổng hợp IRPTC Đăng kỷ Quốc tế về Hóa chất độc hại tiềm tàng ISDR Chiến lược Giảm thiên tai Quốc tế ISO Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc Tế Khung thể chế Phát triển bền vững. 9 ITTO Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế IƯCN Liên minh Bào tồn Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế LA 21 Chương trình nghị sự 21 địa phương LHQ/ƯN Liên hợp quốc MARPOL Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ Tàu thủy MEAs Hiệp định Môi trường đa phương NEAP Kế hoạch Hành động Môi trường quốc gia NGOs Các tổ chức Phi Chính phủ NSDS Chiến lược Phát triển Bền vững Quốc gia ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức/HỖ ượ Phát triển nước ngoài OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển PTBV Ph'i triển bền vững SA21 Chưorng trinh nghị sự 21 ngành SACEP Chưong trinh Môi tru ừng Hợp tác Nam Á SARD Phát triển Nông thôn và Nông nghiệp Bền vững SGP Kế hoạch xanh Singapore SIDS Các Quốc đảo nhỏ đang phát triển UNAIDS Chương trình HIV/AIDS Liên hợp quốc ƯNCCD Công ước Liên hợp quốc về chống Sa mạc hóa UNCED Hội nghị Môi trường và Phát triển Liên hợp ọuốc UNCHS Trung tâm Định cư con người Liên hợp quốc (nơi sinh sống) UNCLOS Công ước Luật Biển Liên hợp quốc UNCSD ủy ban Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên) 10 UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDRO Văn phòng Điều phối viên Cứu trợ Thiên tai Liên hợp quốc UNEP Chương trinh Môi trường Liên hợp quốc UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học, và Giáo dục Liên hợp quốc UNFCCC Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc UNFF Diễn đàn Rừng Liên hợp quốc UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNHCR Cao ủ y Liên hợp quổc về Người tị nạn UNICEF Quỹ Trẻ em Liên hợp quốc UNIDO Tổ chức Phát ừiển Công nghiệp Liên hợp quốc UNIFEM Quỹ Phát triển Liên hợp quốc dành cho Phụ nữ UNU Trường Đại học Liên hợp quốc WB Ngân hàng Thế giới WFC Hội đồng Lương thực Thế giới WHO Tổ chức Y tế Thể giới WMO TỔ chức Khí tượng Thế giới WSSD Hội nghị Thượng đinh thế giới về Phát triển Bền vững WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WWF Quỹ Động vật hoang dã Quốc tế WWW Cơ quan giám sát Thời tiết Thể giới (WMO) LỜI GIỚI THIỆU Tháng 6 năm 1992, Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janneiro của Brazin. 179 quốc gia tham gia Hội nghị đã thảo luận và thông qua nhiều văn kiện quan trọng, trong đó đặc biệt là “Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển” với 27 nguyên tác, và CTNS21 toàn cầu hay còn gọi là Agenda21. CTNS21 toàn cầu để giải quyết các vấn đề căng thẳng hiện tại và các nhu cầu đặt ra ừong thế kỷ XXI. Hội nghị Rio khuyến cáo từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể xây dựng CTNS21 cấp quốc gia, cấp ngành, và địa phương. Năm 2002 tại Johannesburg Nam Phi đã diễn ra “Hội nghị Thượng đinh thế giới về Phát triển Bền vững”. 166 nước tham gia đã thông qua bản “Tuyên bố Johannesburg về Phát triển Bền vững” và “Kế hoạch thực hiện Johannesburg” về Phát triển Bền vững. Cho đến nay (năm 2009), trên thế giới đã có hơn 120 quốc gia xây dựng và thực hiện CTNS21 của quốc gia mình. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi từ 1986, khi mà Đảng và Nhà nước thực hiện chủ chương mở cửa và hội nhập với thế giới. Chính phủ Việt Nam đã cử đoàn cấp cao tham dự hai Hội nghị trên, đã cam kết và từng bước thực hiện những nội dung của hai Hội nghị. Với sự trợ giúp của UNDP và nhiều tổ chức quốc tế 12 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên) khác, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng “Định hướng chiến lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam” cũng chính là CTNS21 của Việt Nam và ban hành vào tháng 8 năm 2004 theo Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để triển khai thực hiện rộng rãi “Định hướng chiến lược Phát triển Bền vững ờ Việt Nam”, Điều 2 của Quyết định trên ycu cầu: “Cầc Bộ trưởng, Thủ trường, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào “Định hướng chiến lược PTBV ờ Việt Nam, xây dựng và thực hiện Định hướng chiến lược PTBV của Bộ, ngành và địa phương mình”. Trong thực hiện CTNS21, mục 100 của Kế hoạch thực hiện Johannesburg đã chi rõ: “Khung thể chế hiệu quà vì sự PTBV ờ tất cả các cấp là yếu tố chủ chốt đổi với việc thực hiện đầy đù CTNS21 và đáp lại các thách thức về PTBV đang nổi lên”. Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã xây dựng và thực hiện CTNS21 khá thành công, đem lại những thành quả quan trọng cho sự PTBV đất nước, đó là Malaysia, Indonersia, Thailand và Singapore. Việc tham khảo và học tập lẫn nhau để xây dựng khung thể chế PTBV hiệu quả nhằm thực hiện thành công những nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV đã trở thành nhu cầu cần thiết, tất yếu. Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Bộ, Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã đồng ý để Viện Nghiên cứu Môi trường và PTBV thực hiện đề tài “Khung thể chế Phát triển Ben vững một sỗ nước Đông Nam Ả và bài học cho Việt Nam”. Đề tài do Tiến sĩ Lưu Bách Dũng làm chủ Khung thể chế Phát triển bền vững. 13 nhiệm với sự tham gia của nhiều thành viên trong và ngoài Viện Nghiên cứu Môi trường và PTBV. Cuốn sách này được hình thành từ kết quả của đề tài nghiên cứu nói trên. Cuốn sách gồm 3 chương, 4 bản đồ và 5 bảng số liệu (các bản đồ ở đây chi có giá trị tham khảo mà không có giá trị pháp lý), về nội dung, cuốn sách đi từ một số vấn đề lý luận về khung thể chế PTBV, đến việc tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của khung thể chế PTBV ở bốn quốc gia Đông Nam Á, nêu rõ các thành công và chưa thành công, tìm ra nguyên nhân từ đó rút ra bài học thiết thực cho Việt Nam. Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ hữu ích với các nhà lãnh đạo, quản lý bộ, ngành và địa phương đã, đang xây dựng, và thực hiện CTNS21 thông qua các kế hoạch 5 năm và hàng năm của mình. Đồng thời, chúng tôi cũng hy vọng cuốn sách sẽ hữu ích với người học tập và nghiên cứu về Đông Nam Á và cả những ai mong muốn xây dựng và thực hiện thể chế PTBV ở chính nơi mình đang sống và cương vị mình đang làm việc. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới các bạn đọc và mong nhận được các ỷ kiến đóng góp, trao đổi theo địa chi Email: [email protected]. Thay mặt tập thể tác giả TS. Lưu Bách Dũng NHỮNG KHÁI NIỆM CHÍNH 1. Thể chế (Institution) Trong tiếng Anh “77ỉé chế - Institution” có ý nghĩa là: 1. việc xây dựng, hay thành lập: Việc xây dựng những quy tắc (rules) nền nếp (customs); 2. tổ chức để giúp đỡ người có nhu cầu đặc biệt: Trại mồ côi, Nhà dưỡng lão; 3. tục lệ, thói quen hoặc nhóm đã được thiết lập từ lâu, thể chế; 4. nhân vật rất quen thuộc trong một hoạt động hoặc một nơi nào đó, người quen thuộc.1 2. Các thể chế (Institutions) ‘'Là những cấu trúc (structures) và những cơ chế (mechanims) theo trật tự xã hội và sự hợp tác (cooperation) quản trị (governing) ứng xử của một nhóm các cá thể. Các thể chế cũng có nghĩa như một quyết tâm và sự kiên định của xã hội, đi lên từ cuộc sống và những ý định của mỗi người để rồi có sự làm ra và tuân thủ các quy tắc quản trị ứng xử con người mà có tính hợp tác. Thuật ngữ thể chế thường dùng chi những tập tục và cả những knuôn mẫu ứng xử trọng yểu đổi với một xã hội, cũng như là đối với các tổ chức chính, đặc trưng của các bộ, ngành thuộc chính phủ, thuộc dân chúng. Trong khỉ với các cấu trúc và những cơ chế của trật tự xã hội giữa những con người, các thể chế là một trong những mục tiêu chủ yếu 1. Từ điển Anh - Việt, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Ngôn ngữ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, tr. 879-880. 16 TS. LƯU ỘÁCH DŨNG (Chù biên) của nghiên cứu trong các khoa học xã hội bao gồm: Xã hội học, Khoa học chính trị và kinh tế. Các thể chế là khái niệm trung tâm cùa luật pháp, và là khuôn mẫu chính đối với các nguyên tắc chính trị tạo ra và tuân thủ. Sự thiết lập và tiến triển của các thể chế là chủ đề trước tiên của Sử học” (from Wikipedia free encyclopedia). Các thể chế (institutions) theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới: “Gồm các tổ chức và quy tắc chính thức và phi chính thức thực hiện chức năng sau: thu nhận các tín hiệu (thông tin phản hồi, dự đoán), điều hòa lợi ích và thực hiện các quyết định đã nhất trí” (trang 19,TLTK 41). Trên cơ sở các định nghĩa trên đối chiếu với thực tiễn sử dụng khái niệm này trong các văn bản của Liên hợp quốc, chúng tôi đi đến định nghĩa sau: Thể chế là các quy tắc và các tổ chức chính thức và ngoài chính thức và sự hợp tác giữa chúng để quản trị (điều hành, tổ chức, hướng dẫn, giám sát và chế tài) các tổ chức, các nhóm xã hội, cộng đồng và công dân thực hiện các mục tiêu, các giá trị đã được nhất trí. 3. Thể chế PTBV(Institutíons for sustainable development) Từ những định nghĩa trên có thể nhận thức một cách lôgic rằng: Thể chế PTBV là các quy tắc và íổ chức chính thức và ngoài chính thức, và việc hợp tác giữa chúng để quản trị các tổ chức, các nhóm xã hội, cộng đồng và công dân (nhóm các đối tượng) đảm bảo rằng: Thế hệ hiện tại đáp ứng các nhu cầu của mình mà không phương hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai hay là phát triển kinh tế, xã hội gắn kết với việc bảo vệ môi trường. Khung thể chế Phát triển bền vũng.. 17 4. Khung thể chế PTVB (Institutional framework for sustainable development) Từ các khái niệm Thể chế, Thể chế PTBV và ý nghĩa của framework và những sử dụng trong các văn bản LHQ, chúng ta đi đến định nghĩa: Khung thể chế PTBV là hệ thống tổ chức và quy tắc chính thức và ngoài chính thức ở các cấp, ở các lĩnh vực và sự hợp tác giữa chúng để quản trị các cơ quan, tổ chức, các nhóm xã hội, các cộng đồng và công dân thực hiện các nguyên tắc mục tiêu và giá trị PTBV đã được thống nhất. 5. Khung thể chế PTVB cấp quốc gia (Institutional framework for sustainable development at national level) hay Khung thể chế PTBV quốc gia Đó là hệ thống tổ chức và quy tắc chính thức và ngoài chính thức, và sự phối hợp giữa chúng từ cấp trung ương đến cấp địa phương có chức năng quản trị các cơ quan, tổ chức, các nhóm xã hội, các cộng đồng và xã hội thực hiện CTNS21 (Agenda21) của quốc gia đến CTNS21 của các bộ, ngành (SA21) và địa phương (LA21), kể cả các điều ước quốc tế (công ước, hiệp ước, nghị định..) liên quan đến PTBV mà quốc gia đã ký kết. Chương 1 MỘT SỐ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ KHUNG THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN BÈN VỮNG 1.1. KHUNG THÊ CHẾ PHÁT TRIỀN BỂN VŨNG QUỐC GIA Bao gồm các tổ chức, các quy tắc, và sự hợp tác giữa các tổ chức và các quy tắc ở các cấp trong quản trị các nhóm đổi tượng trong thực hiện CTNS21 với các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV thể hiện sự hoạt động của Khung thể chế PTBV. 1.1.1. Các tổ chức Các tổ chức thuộc khung thể chế PTBV chia thành các tổ chức chính thức và chưa chỉnh thức: Các tỗ chức chính thức Là những cơ quan, tổ chức có chức năng, mục đích, tôn chi thực hiện các mục tiêu và giá trị PTBV theo nguyên tắc đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của mình hay là gắn kết sự phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng hợp lý tài nguyên, cải thiện, bảo vệ môi trường. Các tổ chức chuyên ngành và liên ngành cỏ vài trò thực hiện từng giá trị và mục tiêu PTBV theo nguyên tắc nêu trên đều là các tổ chức chính thức. Khung thể chế Phát triển bền vững.. 19 Quốc hội (hay Nghị viện) ở mỗi quốc gia là tổ chức trung tâm của nhiều thể chế nhà nước, trong đó có thể chế PTBV nhất là khi quốc gia cam kết thực hiện CTNS21 toàn cầu mà LHQ đã xây dựng. Quốc hội trong các thể chế chính trị khác nhau có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng về cơ bản đều cỏ quyền: lập hiến, lập pháp và sửa đổi hiến pháp pháp luật, pháp lệnh. Quốc hội quyết định những chính sách và những nhiệm vụ cơ bản về đối nội, đối ngoại. Quốc hội quyết định những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đổi với toàn bộ hoạt động bộ máy nhà nước trong việc thực thi Hiến pháp, pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội. Trong khung thể chế PTBV cấp quốc gia, Quốc hội có tác động chi phối thông qua: - Xây dựng hiến pháp và hệ thống luật pháp đảm bảo quốc gia PTBV - Quyết định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường, những kế hoạch, những nhiệm vụ trong đỏ có sự gắn kết các chỉ tiêu phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường nhàm đạt mục tiêu PTBV quốc gia. - Quyết định thành lập tổ chức chính thức về PTBV ở cấp bộ, và những nguyên tác cơ bản phối hợp thực hiện chức năng liên kết các lĩnh vực cơ bản và hữu quan để thực hiện PTBV. - Thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước trong đó có thực hiện luật pháp PTBV, chương tình, dự án trọng điểm quốc gia về PTBV. 20 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chù biên) - Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về PTBV. Như vậy, Quốc hội của một quốc gia có vai trò quyết định đến việc tạo ra các nguyên tắc, tổ chức và những phương cách phối hợp để khung thể chế PTBV hình thành và hoạt động thuận lợi. Chính phủ bao gồm thủ tướng, các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc, các tập đoàn và tổng công ty. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan thực hiện và quản lý việc thực hiện hiến pháp, luật pháp, pháp lệnh, các văn bản pháp quy của nhà nước ở cấp độ cao nhất trong một quốc gia. Trong Khung thể chế PTBV quốc gia, Quốc hội và Chính phủ là các cơ quan ở cấp trung ương cao nhất, có vai trò thiết lập Khung thể chế PTBV, tổ chức và điều hành nó để thực hiện và thúc đẩy toàn xã hội thực hiện các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV. Trong khung thể chế PTBV, Chỉnh phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn chính sau đây: - Với chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và các nhiệm vụ khác (theo hiến định và luật định), Chính phủ đã soạn thảo trình trước Quốc hội các dự án luật các chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường và khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ là cơ quan đầu tiên và cao nhẩt tồ chức thực hiện và quản lý việc thực hiện các văn bản pháp quy đó. Việc xây dựng Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo, Định hướng chiến lược Phát triển Bền vững ờ Việt Nam (CTNS21 của Việt Nam) là một trong những việc thực thi các nhiệm vụ và quyền hạn theo Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ quy định. Khung thể chế Phát triển bền vững. 21 - Chính phủ quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan thuộc chính phủ; quyết định thành lập mới, nhập chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tinh và thành phố trực thuộc trung ương; quy định nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tinh, thành phố trực thuộc để thực hiện chương trình PTBV quốc gia trong thế kỷ XXI và kế hoạch thực hiện PTBV trong từng giai đoạn. Trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ, việc thành lập, bãi bò các bộ, cơ quan ngang bộ, việc thành lập mới, nhập chia, điều chinh địa giới hành chính tinh, thành phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt để thực hiện chiến lược Phát triển Bền vững quốc gia trong thế kỷ XXI. - Chính phủ trung ương với hệ thống các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc, các tập đoàn và tổng công ty, có trách nhiệm quản lý và điều hành các nhà nước địa phương (cấp tinh, thành phố trực thuộc); Chính phủ là cơ quan lớn nhất, có nhiều năng lực nhất trong việc tổ chức thực hiện, và thực hiện chương trình Phát triển Bền vững quốc gia trong thế kỷ XXI, và kể hoạch thực hiện cho từng giai đoạn và từng năm. Qua tổ chức thực hiện và thực hiện, chính phủ có cơ sờ để xây dựng và hoàn thiện các quy tắc và cơ chế thực hiện hiệu quả các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV. Với các nhiệm vụ và quyền hạn chính nêu trên, Chính phủ là cơ quan quyết định hay quy định đến các quy tắc, các tổ chức và các cơ chế hợp tác trong khung thể chế PTBV của quốc gia Khi một quốc gia đã ban hành CTNS21 và thành lập ờ các cấp, các ủ y ban PTBV (Hội đồng PTBV, Ban Chi đạo PTBV) TS. LUU BÁCH DŨNG (Chủ biên) 22 thì các Cơ quan, các tổ chức thuộc nhà nước đều là các tổ chức chính thức trong thể chế, khung thể chế PTBV quốc gia. Khi đó chính phủ mỗi nước cần rà soát lại toàn bộ hệ thống của mình để thực hiện chương trình hành động PTBV Ưong thế kỷ XXI, và kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn. Các cơ quan, tổ chức cũng cần phải bổ sung, sửa đổi tôn chi, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp về tổ chức, nhân sự cho thích ứng với sứ mệnh phát triển mới. Các tổ chức chưa chính thức Là những cơ quan tổ chức có chức năng, nhiệm vụ thực hiện phát triển từng hợp phần, tạo thành từng giá trị cho PTBV, nhưng theo các nguyên tắc chưa chính thức về PTBV. Các tổ chức chính trị, nghề nghiệp, tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự của một quốc gia không có mục đích tôn chi thực hiện CTNS21 hoặc các quy tắc chính thức cùa PTBV... được coi là các tổ chức chưa chính thức của Khung thể chế PTBV cấp quốc gia. Một số tổ chức quốc tế, khu vực hay quốc gia khác kể cả tổ chức phi chính phủ ở một quốc gia được coi là những tổ chức chưa chính thức của Khung thể chế PTBV của một quổc gia. Các tổ chức chưa chỉnh thức nêu trên có tác động rất khác nhau tới Khung thể chế PTBV quốc gia: có tổ chức mà các hoạt động ít liên quan; có tổ chức tiến hành cụ thể những dự án ở cộng đồng để thực hiện những giá trị nào đó có ích với sự PTBV cùa cộng đồng hay xã hội. Các tổ chức chưa chính thức cùa Khung thể chể PTBV quốc gia cỏ vai trò hỗ trợ từng phần chức năng quản lý và phục vụ PTBV cho các tổ chức chỉnh thức. Những tổ chức này góp phần tạo ra những giá trị liên quan đến các mục tiêu và giá trị PTB V.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan