Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng quảng ngãi...

Tài liệu Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng quảng ngãi

.PDF
204
513
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------ DƯƠNG ĐỨC LỢI KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO CÙ MÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HUẾ, NĂM 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG ĐỨC LỢI KHU HỆ LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT VÙNG PHÍA BẮC ĐÈO CÙ MÔNG Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62420103 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học GS.TS. Ngô Đắc Chứng HUẾ, NĂM 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả của luận án hoàn toàn trung thực, các vấn đề tham khảo được trích dẫn đầy đủ, các công bố chung đã được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng học vị nào trước đây. Tác giả Dương Đức Lợi ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến Thầy giáo GS.TS. Ngô Đắc Chứng, người Thầy hướng dẫn khoa học tận tâm, đã chỉ bảo tôi từ khâu định hướng nghiên cứu đến phương pháp tiếp cận, thực hiện đề tài và trang bị cho tôi những tri thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, Bộ môn Động vật học, cùng Quý Thầy, Cô khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, đồng cảm ơn Ban Lãnh đạo và các chuyên viên Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu về chuyên môn của PGS.TS. Lê Nguyên Ngật, PGS.TS. Hoàng Xuân Quang, TS. Nguyễn Quảng Trường, TS. Hoàng Ngọc Thảo, ThS. Phạm Thế Cường và các đồng nghiệp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu đó. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia Tim McCormack, Bùi Đăng Phong, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Văn Thái thuộc Chương trình ATP tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong đợt tập huấn về Rùa năm 2013 tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Đây là cơ hội quý báu giúp tôi hoàn thiện các kỹ năng thực địa về lưỡng cư và bò sát. Tôi còn nhận được sự cho phép và giúp đỡ tận tình trong quá trình triển khai thực địa của các cấp lãnh đạo và chuyên viên các Hạt kiểm lâm và các Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Bình Định, nơi tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành đến các anh chị học viên Cao học khóa 20 và 21 của Trường Đại học Sư phạm Huế đang sinh sống tại Bình Định, đã hỗ trợ tôi về mặt thông tin và phương tiện để thực hiện điều tra, khảo sát. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và sát cánh bên tôi trong những thời điểm khó khăn nhất. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp tôi vượt qua mọi trở lực để không ngừng vươn lên trong học tập và cuộc sống. Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2015 Tác giả Dương Đức Lợi iii CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1. BĐ : Bình Định 2. BS : Bò sát 3. BTTN : Bảo tồn thiên nhiên 4. cs : Cộng sự 5. ĐCM : Đèo Cù Mông 6. ĐDSH : Đa dạng sinh học 7. IUCN : International Union for Conservation of Nature 8. LC : Lưỡng cư 9. LCBS : Lưỡng cư và bò sát 10. SĐVN : Sách Đỏ Việt Nam 11. VNC : Vùng nghiên cứu 12. VQG : Vườn Quốc gia iv MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................. 3 5. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 5 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ............................................... 5 1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam ......................... 5 1.1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ).......................................................................................................14 1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu..........................15 1.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................15 1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...............................................................................20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................22 2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................................22 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................22 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................22 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................22 2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................................22 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................22 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên..................................................24 2.3.3. Đánh giá tần suất bắt gặp ở các điểm nghiên cứu .........................................25 2.3.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm ................................................................25 2.3.5. Định tên khoa học các loài ...........................................................................30 2.3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................30 2.3.7. So sánh mức độ tương đồng đồng về thành phần loài LCBS của khu vực nghiên cứu với các phân vùng địa lý động vật ...............................................30 2.3.8.Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu ..................................................31 v Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................32 3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông......................32 3.1.1. Danh sách thành phần loài ...........................................................................32 3.1.2. Ghi nhận mới cho VNC ...............................................................................38 3.1.3. Đặc điểm, tính chất khu hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu...................39 3.1.4. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LCBS của tỉnh Bình Định với các khu hệ lân cận ...................................................................................47 3.2. Mô tả đặc điểm hình thái của lưỡng cư, bò sát ghi nhận bổ sung ở vùng nghiên cứu ....................................................................................................52 3.2.1. Lớp lưỡng cư ...............................................................................................52 3.2.2. Lớp bò sát....................................................................................................71 3.3. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát vùng nghiên cứu .........................................99 3.3.1. Tần suất bắt gặp..........................................................................................99 3.3.2. Phân bố theo nơi ở ..................................................................................... 101 3.3.3. Phân bố theo sinh cảnh .............................................................................. 103 3.3.4. Phân bố theo độ cao ................................................................................... 106 3.4. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu ....... 109 3.4.1. Các yếu tố đe dọa đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng nghiên cứu ............................................................................ 109 3.4.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên lưỡng cư, bò sát ở VNC......................................................................................... 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 116 1. KẾT LUẬN.....................................................................................................116 2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 119 vi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1. Thời gian, địa điểm các tuyến điều tra khảo sát.....................................P1 Phụ lục 2. Số đo hình thái các loài thu được mẫu tại VNC.....................................P4 Phụ lục 3. Phân bố theo nơi ở, sinh cảnh và độ cao của các loài LC, BS ở VNC..........P15 Phụ lục 4. Phân bố các loài LC, BS theo phân vùng địa lý động vật của Bain et al., 2011 và theo tỉnh, thành phố ở miền trung Việt Nam .........................P20 Phụ lục 5. Phiếu hình thái các loài LC, BS...........................................................P34 Phụ lục 6. Hình ảnh mẫu vật thu được ở VNC .....................................................P38 Phụ lục 7. Hình ảnh một số dạng sinh cảnh ở VNC .............................................P53 Phụ lục 8. Hình ảnh khảo sát thực địa tại VNC ....................................................P56 Phụ lục 9. Phân vùng địa lý động vật LC, BS theo Trần Kiên và Hoàng Xuân Quang .P60 Phụ lục 10. Bản đồ phân vùng địa lý động vật LC, BS của Bain and Hurley........P61 Phụ lục 11. So sánh thành phần rùa ở VNC với VQG Cúc Phương......................P62 Phụ lục 12. Danh sách phỏng vấn người dân ở VNC ...........................................P63 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Số loài LC, BS mới ở Việt Nam được công bố trong những năm gần đây ...11 Bảng 3.1. Danh sách các loài LC, BS ghi nhận ở vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh BĐ) .................................................................................................... 32 Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) .......44 Bảng 3.3. Các loài LC, BS quý hiếm ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) .................45 Bảng 3.4. Các loài LC, BS đặc hữu phát hiện ở VNC ............................................47 Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với các phân khu địa lý động vật theo Bain et al., 2011 ...................................................................................................... 49 Bảng 3.6. Chỉ số diện tích và thành phần loài VNC với các tỉnh lân cận ở Việt Nam ...50 Bảng 3.7. Chỉ số tương đồng (Sorensen - Dice) về thành phần loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với một số khu hệ khác ....................................... 50 Bảng 3.8. Mức độ gặp của LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) ....................99 Bảng 3.9. Phân bố của lưỡng cư, bò sát ở VNC theo nơi ở .................................. 101 Bảng 3.10. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC..................... 103 Bảng 3.11. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh ở VNC theo hướng bảo tồn ...................................................................................................... 105 Bảng 3.12. Sự phân bố của LC, BS theo độ cao ở VNC....................................... 106 Bảng 3.13. Chỉ số tương đồng (Dice index) về thành phần loài LC, BS theo độ cao khác nhau ở VNC ............................................................................... 108 Bảng 3.14. Mục đích sử dụng lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở VNC......................... 110 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Số lượng loài lưỡng cư, bò sát qua các thời kỳ .......................................10 Hình 1.2. Bản đồ vùng Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)..................................18 Hình 1.3. Bản đồ thảm thực vật rừng vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định)......21 Hình 2.1. Bản đồ điểm và tuyến khảo sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (tỉnh Bình Định) 23 Hình 2.2. Các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại lưỡng cư không đuôi ........26 Hình 2.3. Cách tính công thức màng bơi (theo Ohler & Delorme 2006).................26 Hình 2.4. Các số đo ở thằn lằn (Manthey & Grossmann, 1997: có bổ sung)...........27 Hình 2.5. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) (Manthey & Grossmann, 1997)............27 Hình 2.6. Mặt dưới bàn chân thằn lằn (Bourret, 1943) ...........................................28 Hình 2.7. Vảy và đầu của rắn (Manthey & Grossmann, 1997) ...............................28 Hình 2.8. Cách đếm số hàng vảy thân (Manthey & Grossmann, 1997) ..................29 Hình 2.9. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và vảy hậu môn (Manthey & Grossmann, 1997).......29 Hình 2.10. Đo các phần cơ thể của rùa (Hoàng Xuân Quang và cs, 2012)..............29 Hình 3.1. Số lượng loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) ............................39 Hình 3.2. Đa dạng các họ, giống, loài trong taxon bậc bộ của VNC.......................39 Hình 3.3. Đa dạng giống LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC.............................40 Hình 3.4. Đa dạng giống BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC .............................41 Hình 3.5. Đa dạng số loài LC theo họ của khu hệ LCBS ở VNC ...........................42 Hình 3.6. Đa dạng số loài BS theo họ của khu hệ LCBS ở VNC............................42 Hình 3.7. So sánh mức độ tương đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài LC, BS của VNC với các phân khu địa lý động vật theo Bain et al., 2011............49 Hình 3.8. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC với khu hệ các tỉnh lân cận ở Việt Nam...............................................................51 Hình 3.9. Biểu đồ mức độ thường gặp của các loài .............................................. 100 Hình 3.10. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo nơi ở .............................. 102 Hình 3.11. Biểu đồ phân bố của LC, BS của VNC theo độ cao............................ 107 Hình 3.12. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS của VNC ở độ cao khác nhau ............................................................................................. 108 Hình 3.13. Các khu vực cần bảo vệ các loài LC, BS ở VNC ................................ 114 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam thuộc khu vực Indo-Burma, một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới (Conservation International 2010) [133]. Tổng diện tích tự nhiên trên đất liền của Việt Nam là 329.241 km2 trong đó 75% diện tích là đồi núi và bờ biển dài khoảng 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng một triệu km2 gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hàng ngàn đảo ven bờ. Về khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [6]. Sự đa dạng về địa hình và sinh cảnh tự nhiên, sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền tạo nên sự đa dạng các hệ sinh thái và khu hệ động thực vật. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do tác động của con người và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cùng với biến đổi khí hậu đã làm suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loài động, thực vật Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) [5]. Theo Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận ở Việt Nam có 545 loài LCBS, chưa kể có rất nhiều loài mới đã được phát hiện trong những năm gần đây. LCBS là nhóm động vật có giá trị kinh tế cao. Chúng được dùng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, kỹ nghệ thuộc da, nuôi làm cảnh. Ngoài ra, trong tự nhiên, các loài LC, BS còn là thiên địch của rất nhiều loài côn trùng phá hoại mùa màng, kể cả một số loài gặm nhấm gây hại cho con người. Ngoài ra, LCBS là mắt xích quan trọng của chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên nên có giá trị to lớn đối với đời sống con người và sản xuất nông nghiệp. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, khai thác quá mức và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến thực tế nguy hiểm là tài nguyên LC, BS đang bị giảm mạnh, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Việc bảo tồn, khôi phục LC, BS là rất cấp bách. Để làm được điều đó, công tác nghiên cứu khu hệ động vật ở từng địa phương là cần thiết. Bởi qua điều tra, định loại LC và BS ở địa phương, chúng ta có thể phát hiện và nhận biết được tình trạng các loài có ích, loài quý hiếm hoặc loài có nguy cơ tuyệt chủng để có giải pháp bảo tồn, khôi phục phù hợp. Phần lớn địa bànvùng phía Bắc ĐCM thuộc tỉnh BĐ. Đây là tỉnh thuộc miền duyên hải miền Trung của Việt Nam. Địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây của tỉnh là các dải núi thấp thuộc dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và vùng ven biển. Địa hình phổ biến của tỉnh BĐ là các dãy núi cao trung bình, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp có độ cao trên dưới 100 mét, chạy theo hướng 2 vuông góc với dãy Trường Sơn; các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng, phía Đông là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa hai hướng sườn Đông và Tây. Bình Định có bốn con sông lớn là các sông: Kôn, Lại Giang, La Tinh, Hà Thanh và các sông nhỏ bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía Đông dãy Trường Sơn [66]. Với điều kiện khí hậu và địa hình đặc thù của Việt Nam nói chung và của khu vực miền Trung Việt Nam nói riêng, các hệ sinh thái ở BĐ thích hợp cho sự cư ngụ và phát triển của nhóm động vật ưa nhiệt, ưa ẩm, trong đó có LC, BS. Kết quả nghiên cứu LCBS ở tỉnh BĐ chỉ xác nhận có 3 loài LC phổ biến,16 loài rắn, 4 loài thằn lằn, 10 loài rùa. Cho đến nay, các nghiên cứu về khu hệ LC, BS ở vùng phía Bắc Đèo Cù Mông (ĐCM) đang còn rất hạn chế. Việc xác định phân vùng địa lý động vật LC, BS và ranh giới phân bố địa lý LC, BS đang còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Việc bảo tồn khu hệ LC, BS ở khu vực này còn nhiều bất cập do có nhiều khó khăn trong bảo tồn sinh cảnh tự nhiên cũng như hạn chế tình trạng khai thác quá mức. Để góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên động vật góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, công tác điều tra khảo sát về đa dạng thành phần loài cùng với hướng nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học để xây dựng quy trình gây nuôi các loài LCBS có giá trị sử dụng ở tỉnh BĐ là hết sức cần thiết. Đề tài “Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía Bắc Đèo Cù Mông” được triển khai trên quy mô toàn tỉnh BĐ, tập trung vào những địa điểm chưa hoặc còn ít được nghiên cứu nhằm cung cấp những dẫn liệu cập nhật về hiện trạng và giá trị bảo tồn của khu hệ LCBS ở tỉnh BĐ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố của các loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM. - So sánh mức độ tương đồng về thành phân loài LCBS của khu vực nghiên cứu với các phân vùng địa lý động vật ở miền Trung Việt Nam. - Đánh giá giá trị bảo tồn và xác định các yếu tố tác động đến các loài LC, BS làm cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên động vật ở VNC. 3. Nội dung nghiên cứu - Lập danh sách về thành phần loài, phân tích cấu trúc phân loại các loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM thuộc tỉnh BĐ. 3 - Mô tả đặc điểm nhận dạng của các loài LCBS thu thập được mẫu vật trong VNC. - Đánh giá giá trị bảo tồn đa dạng sinh học thông qua xác định các loài đặc hữu, qúy hiếm ghi nhận ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ). - So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) với các khu vực lân cận để xem xét mối quan hệ địa lý động vật. - Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài LCBS theo sinh cảnh, theo nơi ở và độ cao của các loài LC, BS ở VNC. - Bổ sung thông tin về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài LC, BS trong khu vực nghiên cứu. - Đánh giá các nhân tố đe dọa đến quần thể và sinh cảnh sống của các loài LC, BS ở VNC; từ đó đề xuất các kiến nghị đối với công tác quản lí, bảo vệ các loài LC, BS có ích và quý hiếm. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học + Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu cập nhật về hiện trạng khu hệ LC, BS của vùng phía Bắc ĐCM một khu vực còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam; ghi nhận bổ sung các loài LC, BS cho tỉnh BĐ. + Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái của các loài LC, BS thu được mẫu vật ở VNC. + Đánh giá tầm quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học thông qua ghi nhận các loài LC, BS quý hiếm ở khu vực nghiên cứu. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn + Đối với công tác bảo tồn: Cung cấp cơ sở khoa học để hoạch định kế hoạch và đề xuất các kiến nghị nhằm bảo vệ ĐDSH ở VNC. + Đối với công tác đào tạo: Cung cấp bộ mẫu vật LCBS sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy về động vật học ở Trường Đại học Sư phạm Huế. + Đối với phát triển kinh tế: Xác định một số loài LCBS có giá trị sử dụng hoặc có giá trị kinh tế cao có thể là đối tượng nhân nuôi sinh sản đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng thu nhập cho người dân địa phương. 5. Đóng góp của luận án - Lập danh sách cập nhật các loài LC, BS vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ) gồm 111 loài thuộc 66 giống, 27 họ, 3 bộ. - Ghi nhận bổ sung cho khu hệ LCBS của tỉnh BĐ 79 loài, trong đó có 27 loài LC, 25 loài rắn, 18 loài thằn lằn và 9 loài rùa. 4 - Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 74 loài thu được mẫu ở VNC. - Đánh giá đặc điểm phân bố theo sinh cảnh, theo nơi ở và theo độ cao của các loài LC, BS thu được mẫu ở vùng phía Bắc ĐCM (tỉnh BĐ). - So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài LC, BS ở VNC với hai phân khu địa lý động vật là Vùng núi Trung Trường Sơn (CAN) và vùng đất thấp Trung-Nam Việt Nam (CSL). - Cung cấp dẫn liệu góp phần đưa ra nhận định bước đầu về phân vùng địa lý động vật LC, BS ở miền Trung Việt Nam. 5 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát 1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam Có thể chia lịch sử nghiên cứu LC, BS thành ba thời kỳ chính. Thời kỳ trước năm 1954, thời kỳ từ 1954 đến 1975 và thời kỳ từ năm 1975 đến nay. Tương ứng với mỗi thời kỳ có các hướng nghiên cứu khác nhau. Trước năm 1954, các công trình nghiên cứu khoa học về LC, BS nói chung, về LC, BS ở Việt Nam nói riêng chưa có nhiều. Nghiên cứu của nhà y học dân tộc Tuệ Tĩnh (1623?-1713), lần đầu tiên, đã ghi nhận 16 vị thuốc có nguồn gốc từ LCBS [48]. Tuy vậy, đây là công trình nghiên cứu thuộc về lĩnh vực y dược. Các công trình nghiên cứu LC, BS ở Đông Dương trước 1954 chủ yếu do các nhà khoa học phương Tây thực hiện. Theo Bourret, danh sách LC, BS đầu tiên được biết đến là công trình của Cantor (1847) gồm có tám loài. Sau đó, từ các mẫu do Mouhot mang về từ Thái Lan và Camphuchia, Guenther (1864) đã lập danh sách 14 loài có ở Đông Dương. Danh sách loài tiếp tục được bổ sung bởi Milne-Edwards (1866), Theobald (1868), Swinhoe (1870) và Stoliczka (1870, 1873). Danh sách đầu tiên về các loài LC ở Nam Kỳ, Việt Nam (Tây Ninh, Sài Gòn, Hà Tiên) của Morice (1975) và tiếp sau là công trình của Anderson (1978) nghiên cứu về khu hệ LC vùng Đông Dương. Boulenger (1982) công bố danh lục các loài LC không đuôi vùng Đông Dương dựa vào bộ sưu tập ở Bảo tàng Anh gồm có 33 loài (trích dẫn theo Bourret, 1942)[80]. Cũng theo Bourret, tác phẩm quan trọng của Boulenger xuất bản năm 1890 đưa ra số lượng loài nhiều hơn dựa vào mẫu vật thu thập ở nhiều vùng của Đông Dương. Danh sách của Boulenger đã được Flower (1896) bổ sung thêm mười loài, trong đó, có một loài mới cho khoa học. Các loài mới tiếp tục được công bố bởi Boulenger (1900), Annandale (1900), Schenckel (1901), Boettger (1901), ... Tiếp theo sau đó là các nghiên cứu của Ridley (1902) bổ sung 13 loài, trong đó có bốn loài công bố lần đầu ở vùng Đông Dương. Năm 1903-1904, Ridley công bố danh sách loài LC, BS trên “Journal of the Bombay Natural History Society”, đây được xem là danh sách hoàn chỉnh vào thời đó. Năm 1904, từ các mẫu thu ở Lạng Sơn (Việt Nam), Vaillant đưa ra danh lục các loài LC ở các vùng núi cao của miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu đáng chú ý của Boulenger (1920) mô tả các loài thuộc giống Rana ở Nam Việt Nam. Năm 1921, Smith đưa ra ba ghi nhận mới về các loài ở quần đảo Poulo-Condore thuộc miền Nam Việt Nam (nay là Côn Đảo, Việt Nam) và một số vùng ở Đông Dương (1922, 1923) [80]. Với các mẫu vật thu được từ cao nguyên Langbian, Smith (1921) đã mô tả các loài mới: loài rắn Fimbrios klossi, loài thằn lằn Dibamus montanus, thằn lằn nhà Phyllodactylus siamensis, ba loài LC mới thuộc giống Rana và hai loài thuộc giống 6 Megalophrys [115]. Năm 1924, Smith ghi nhận bảy loài ếch cây mới ở Đông Dương và bán đảo Malayxia cho khoa học là: Philautus palpebralis, P. gryllus, P. aaevis, Rhacophorus annamensis, R. chaseni, R. notater, R. calcaneus [116]. Sau Smith là các công trình của Parker (1925) nghiên cứu LC, BS ở vùng Tây Bắc; Chevey (1927) nghiên cứu LC, BS ở Hà Nội và Sài Gòn, Delacour (1929) ở Bắc Cạn, Parker (1934) ở Tam Đảo (dẫn theo Bourret, 1942) [80]. Bourret, 1935 đã mô tả các đặc điểm hình thái dùng trong phân loại rắn và lập khóa định loại rắn ở Đông Dương [73]. Trong các công trình sau đó của mình, Bourret, 1937 mô tả đặc điểm hình thái 44 loài và phân loài LC, trong đó có 15 loài mới ở Đông Dương [76], và mô tả đặc điểm hình thái 32 loài thằn lằn có ở Đông Dương1 [75]; Đặc điểm hình thái các loài rắn độc ở Đông Dương được mô tả năm 1938 [77]. Trong đó những công trình tiêu biểu nhất của ông là ba cuốn sách chuyên khảo: cuốn sách đầu tiên về rắn ở Đông Dương “Les Serpents de l’Indochine” năm1936 [74], tác phẩm này đã phân loại và mô tả đặc điểm hình thái các loài rắn thuộc các họ: Typhlopidae, Boidae, Ilysiidae, Xenopeltidae, Colubridae, Amblycephalidae và Viperidae ở vùng Đông Dương trong đó có Việt Nam; sách “Les Turtues de l’Indochine” (1941), gồm ảnh chụp và hình vẽ đặc điểm hình thái các loài rùa ở Đông Dương bao gồm cả các loài rùa biển [79]; và tác phẩm “Les Batraciens de l’Indochine” (1942) công bố danh sách các địa điểm nghiên cứu trên toàn vùng Đông Dương, tổng quan về lịch sử nghiên cứu LC ở vùng này, tác phẩm này còn trình bày đặc điểm hình thái dùng trong phân loại LC, các ghi chú đặc điểm sinh học, phân bố theo các vùng địa lý, phân bố theo độ cao, định loại và mô tả các loài. Mẫu vật và tư liệu mà tác giả phân tích được mang về từ vùng Viễn Đông, bán đảo Đông Dương, vịnh Bengal, Đông Ấn, Java và được lưu trữ tại Bảo tàng Tự nhiên Paris [80]. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi thực hiện luận án này. Cùng với Bourret, Smith cũng có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam. Trong chuyên khảo của Smith, 1943 tác giả đã trình bày về phương pháp nghiên cứu, mô tả và lập các khóa phân loại về rắn ở Ấn Độ và Đông Dương [118], đây là tài liệu được nhiều tác giả Việt Nam dùng để định tên nhiều loài rắn ở nước ta. Theo tổng kết của Nguyen (2006) giai đoạn này đã ghi nhận được 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa và 171 loài 1 Trong đó, có Physignathus cocincinus mentager Guenther, Leiolepis belliana belliana Gray, Leiolepis belliana guttata Cuvier, Mabuya longicaudata Hallowell, Mabuya multifasciata Kuhl (trong “Notes herpétologique sur l’Indochine française”(No.9). 7 và phân loài LC cho khu vực Đông Dương, trong đó có các loài ở Việt Nam. Đây là những công trình tổng kết đầy đủ nhất về LC, BS giai đoạn này [101]. Từ 1945 đến 1954, do Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nên việc nghiên cứu LC, BS bị gián đoạn. Trong thời gian này hầu như không có công trình nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam. Từ 1954 đến 1975, đất nước chia thành hai miền Nam - Bắc. Theo đó, các công trình nghiên cứu về LC, BS ở hai miền được chúng tôi tiếp cận như sau: Ở miền Bắc, Đào Văn Tiến và cs, 1956 nghiên cứu LC, BS ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, thống kê được 1 loài LC 13 loài BS, trong đó có một loài rùa. Năm 1962 ông ghi nhận 2 loài Python molurus và Palea steindachneri ở Đình Cả, tỉnh Thái Nguyên [48] [21]. Đào Văn Tiến và Lê Vũ Khôi, 1965 đã nghiên cứu sinh học, sinh thái học của Ếch đồng (Rana rugulosa) và đây được xem là nghiên cứu đầu tiên về sinh học, sinh thái học cá thể ở Việt Nam [55]. Trong Báo cáo của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, 1981 về LCBS miền Bắc Việt Nam (1956-1976), đã trình bày sơ lược lịch sử nghiên cứu LC, BS Việt Nam từ đầu cho đến những năm 70 của thế kỷ XX. Các vùng đã nghiên cứu gồm: Vĩnh Linh, Lạng Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Yên Bái, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Vịnh Bắc Bộ từ 1956 đến 1975. Kết quả đã ghi nhận 159 loài BS và 69 loài LC (tổng số 228 loài có ở miền Bắc Việt Nam). Báo cáo còn nêu các đặc điểm sinh thái của LC, BS gồm phân bố theo sinh cảnh, đặc điểm thức ăn và đặc điểm sinh sản của một số loài và thông tin về bộ mẫu sưu tập được [29]. Ở miền Nam, Marx & Inger công bố một loài rắn mới cho khoa học là Calamaria buchi vào năm 1955. Trong công trình “A field guide to the snake of South Vietnam” của Campden-Main, 1970 và được tái bản năm 1984, đã trình bày địa điểm thu mẫu, đặc điểm định loại, mô tả các loài rắn có ở miền Nam Việt Nam. Tác phẩm này ghi nhận 77 loài rắn ở miền Nam và trình bày về đặc điểm nhận dạng, mô tả hình thái, màu sắc, độc hay không độc, nơi ở và tập tính, nơi phân bố của chúng. Phần cuối công trình là khóa định loại các loài rắn ở VNC [81]. Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, việc nghiên cứu LC, BS được nhiều đoàn điều tra, cơ quan khoa học hay tác giả người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện ở nhiều vùng khác nhau. Các nghiên cứu đã được mở rộng hơn về quy mô và hình thức: a. Các nghiên cứu điều tra, thống kê thành phần loài và mô tả hình thái phân loại Đào Văn Tiến có các công trình tổng hợp và xây dựng khóa định loại cho 87 loài LC (1977) [56], 32 loài rùa và 2 loài cá sấu (1978) [57], 77 loài thằn lằn (1979) 8 [58], 165 loài rắn (1981, 1982) [59; 60]. Đây được xem là tài liệu kinh điển cho công tác nghiên cứu định loại LC, BS ở Việt Nam trong giai đoạn này. Các nghiên cứu về khu hệ LC, BS: Về hướng nghiên cứu này có các công trình luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ như sau: nghiên cứu khu hệ đầu tiên được thực hiện bởi Nguyễn Văn Sáng (1981) nghiên cứu khu hệ rắn miền Bắc Việt Nam (trừ họ rắn biển); tiếp theo là công trình của Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra nghiên cứu LC, BS các tỉnh Bắc Trung Bộ [39]. Phạm Văn Hòa (2005) nghiên cứu khu hệ LC, BS các tỉnh phía Tây miền Đông Nam Bộ (Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) [23]. Trần Thanh Tùng (2008) nghiên cứu LC, BS ở vùng núi Yên Tử [65]. Hoàng Văn Ngọc (2010) nghiên cứu LC, BS ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Hoàng Văn Ngọc (2011) nghiên cứu LC, BS ở ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang [37]. Hoàng Thị Nghiệp (2012) nghiên cứu Khu hệ LC, BS ở vùng An Giang và Đồng Tháp [36]. Đậu Quang Vinh (2014) nghiên cứu khu hệ LC, BS ở khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An [67]. Phan Thị Hoa (2015) nghiên cứu LC, BS ở quần đảo Cù Lao Chàm và bán đảo Sơn Trà [21]. Ngoài ra, có hai luận án tiến sĩ được đào tạo tại Đức: của Nguyen (2011) nghiên cứu hệ thống học, sinh thái và bảo tồn của khu hệ thằn lằn ở vùng Đông Bắc Việt Nam [103] và Tran (2013) nghiên cứu phân loại và sinh thái học của LC ở miền Nam Việt Nam - mối liên hệ giữa hình thái và âm sinh học [125]. Đây là hướng nghiên cứu truyền thống, nhưng là những nghiên cứu cơ bản, cần thiết, góp phần cung cấp dẫn liệu thành phần loài và phân bố ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Các nghiên cứu điều tra, thống kê thành phần loài LC, BS ở các vùng miền khác nhau, trong đó các công trình gần vùng phía Bắc ĐCM như sau: Khu vực Bắc Trung Bộ: Ngô Đắc Chứng (1998) nghiên cứu thành phần loài LC, BS của khu vực phía Nam Bình Trị Thiên, kết quả đã thống kê được 102 loài LC, BS [10]. Nguyễn Quảng Trường, 2000 xác nhận có 65 loài LC, BS (34 loài BS, 31 loài LC) ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) [62]. Nguyễn Xuân Đặng và cs, 2000 nghiên cứu đa dạng động vật có xương sống trên cạn ở Phong Nha - Kẻ Bàng - Hin Nam No, đã thống kê được 75 loài LCBS, trong đó có 20 loài quý, hiếm trong khu vực và trên toàn cầu [19]. Lê Nguyên Ngật và cs (2001) điều tra thành phần loài LC, BS Khu BTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An đã thống kê được 71 loài, trong đó có 21 loài LC và 50 loài BS [34]. Năm 2002, Hồ Thu Cúc điều tra LC, BS của khu vực A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định được 49 loài BS; 27 loài LC [15]. Trong hướng nghiên cứu đa dạng sinh học có đóng góp của tác giả là người nước ngoài, Ziegler et al. (2006) đã bổ sung thêm 19 loài LC, BS cho khu hệ và nâng tổng số loài LC, 9 BS ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng lên 140 loài tính đến thời điểm đó [131]. Đoàn Văn Kiên, Hồ Thu Cúc (2007) bước đầu nghiên cứu thành phần loài LC, BS tại khu vực huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình [28]. Hendrix et al. (2008), đã ghi nhận 5 loài LC và cập nhật danh sách các loài LC ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình là 47 loài LC [88]. Lê Thanh Dũng và cs (2009) đã xác định 13 loài rùa ở Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An [18]. Nghiên cứu về đa dạng LC, BS đã ghi nhận 72 loài BS và 25 loài LC tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An (Lê Vũ Khôi và cs, 2011) [27]. Ngô Đắc Chứng và cs (2012) xác nhận có 102 loài LC, BS (38 loài LC, 64 loài BS) ở tỉnh Quảng Trị [14]. Hoàng Ngọc Thảo và cs (2012) nghiên cứu vùng phân bố mới của các loài LC, BS ở khu vực Bắc Trung Bộ đã bổ sung 35 loài LC, BS cho khu vực Bắc Trung Bộ [51]. Luu et al. (2014) ghi nhận mới 11 loài LC, BS ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình [94]. Khu vực Trung Trung Bộ: Lê Nguyên Ngật (1997) nghiên cứu ở vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum đã lập được danh sách gồm 53 loài LC và BS [32]. Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng (1999) khảo sát khu hệ LC, BS ở vùng rừng Tây Quảng Nam, kết quả đã lập được danh sách gồm 66 loài LC, BS [33]. Lê Vũ Khôi và cs (2000) đã nghiên cứu đa dạng động vật có xương sống trên cạn ở Bà Nà (Quảng Nam - Đà Nẵng) đã xác định có 34 loài BS và 12 loài LC ở khu vực Bà Nà [25] và đến năm 2002 tiếp tục công bố 24 loài LC ở khu vực Bà Nà và khu rừng thuộc xã Hòa Bắc [26]. Nguyễn Quảng Trường (2002) đã khảo sát thành phần loài LC,BS của khu vực rừng sản xuất Klonplông, tỉnh Kon Tum, lập được danh sách gồm 26 loài LC và 20 loài BS [63]. Nghiên cứu thành phần loài LCBS ở tỉnh Phú Yên của Ngô Đắc Chứng và Trần Duy Ngọc (2007) đã thống kê được 71 loài LCBS, đây là công trình nghiên cứu thành phần loài LC, BS ở phía Nam ĐCM [11]. Tran et al. (2010) dựa trên 23 mẫu vật đã ghi nhận và mô tả 16 loài LC cho tỉnh Quảng Ngãi [124]. Lê Thị Thanh và cs (2011) ghi nhận 32 loài LC, 51 loài BS ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi [50]. Jestrzemski et al. (2013) cung cấp danh sách gồm 25 loài LC và 37 loài BS ở VQG Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum [90]. Khu vực Nam Trung Bộ: Ngô Đắc Chứng, Trần Hậu Khanh (2008) xác định có 24 loài LC, 48 loài BS ở Tây Đăk Nông [12]. Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên Ngật (2009) đã xác định được 72 loài LC và BS ở huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông [24]. Công trình của Inger et al. (1999) dựa trên bộ mẫu vật được thu thập từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam đã bổ sung thêm vào công trình của Bourret 18 loài LC, trong đó có 6 loài mới (tăng từ 82 loài LC lên 100 loài) [89]. Tiếp theo, Orlov et al. (2002) đã cung cấp danh lục LC Việt Nam gồm 147 loài được xếp trong 9 họ, 35 giống [108]. Nguyễn Quảng Trường và cs (2009) nghiên cứu về đa dạng các loài 10 rắn độc ở Việt Nam đã thống kê được 193 loài thuộc phân bộ rắn, trong đó ghi nhận có 53 loài rắn độc gồm Họ Rắn hổ (35 loài), Họ Rắn lục (18 loài) [64]. Nguyen et al. (2010) đã ghi nhận bổ sung loài Amphiesmoides ornaticeps cho khu hệ rắn của Việt Nam trên cơ sở phân tích so sánh hình thái [102]. Rasmussen et al. (2011) đã thống kê, xây dựng khóa định loại cho các loài rắn biển Việt Nam [112]. Le et al. (2014) ghi nhận lần đầu tiên cho Việt Nam hai loài LC là Babina lini (Chou, 1999) và Hylarana menglaensis Fei, Ye et Xie, 2008 [92]. Về lĩnh vực nghiên cứu điều tra, thống kê các loài LC, BS: cho đến nay ngoài các công trình công bố cho từng địa phương, phải nói đến ba cuốn sách chuyên khảo đáng chú ý là: “Danh lục Ếch nhái và BS Việt Nam” xuất bản bởi Nguyễn Văn Sáng và cs (1996) thống kê là 340 loài LC, BS trong đó có 82 loài LC và 258 loài BS [42]. Công trình này tái bản năm 2005 đã thống kê ở Việt Nam có 458 loài LC, BS [45]. Đến năm 2009, nhóm tác giả này đã xuất bản công trình bằng tiếng Anh “Herpetopauna of Vietnam” [100], đây là công trình thống kê đầy đủ nhất về thành phần loài LC, BS của Việt Nam tính đến thời điểm này gồm 545 loài, trong đó có 176 loài LC và 369 loài BS, nhiều hơn 87 loài so với công trình của nhóm tác giả này xuất bản trước đó chỉ trong vòng 4 năm. Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình công bố loài mới bổ sung cho khoa học và cho Việt Nam. Có thể thống kê qua các giai đoạn sau: Hình 1.1. Số lượng loài lưỡng cư, bò sát qua các thời kỳ Nguồn: -Số liệu năm 1982 theo Đào Văn Tiến, 1977-1982 [56-60] - Số liệu năm 1996, 2005, 2009 theo Nguyễn Văn Sáng và cs, 1996, 2005, 2009 [42, 45, 100]. - Số liệu năm 2014 về LC theo Frost, 2015 [134]; về BS theo Uetz and Hošek, 2015 [138]. Nhận xét: Việc điều tra, mô tả, phân loại và lập danh lục về LC, BS diễn ra liên tục trong suốt lịch sử nghiên cứu LC, BS ở Việt Nam từ thập niên 80 đến nay, được thực hiện ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước. Ngoài ba công trình nêu trên còn có bảy cuốn sách chuyên khảo là: “Hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia” của Stuart và cs
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan