Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống gốm bát tràng trên trang...

Tài liệu Khoá luận xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống gốm bát tràng trên trang thương mại điện tử

.PDF
96
1
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GỐM BÁT TRÀNG VIỆT NAM. Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Trọng Tín. Sinh viên thực hiện: Lê Nhật Hạ. MSSV: 1753401010021. Lớp: CLC-QTKD42. TP. Hồ Chí Minh Năm 2021. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường, đặc biệt là thầy cô khoa Quản trị của trường đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào khóa luận này. Và em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn - Thầy Nguyễn Trọng Tín, người đã hướng dẫn và góp ý để em hoàn thành được khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên. Lê Nhật Hạ. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt. Diễn giải. ĐVVC Đơn vị vận chuyển. TMĐT Thương mại điện tử. DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng phân loại theo các thành phần tham gia thương mại điện tử ............... 15 Bảng 1.2. Mô hình kinh doanh Canvas. ........................................................................ 23 Bảng 1.3. Mô hình kinh doanh của EcoZoom. .............................................................. 25 Bảng 3.1. Xây dựng mô hình kinh doanh cho làng gốm Bát Tràng. ............................. 51 DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phân loại nghề thủ công truyền thống. ........................................................... 6 Sơ đồ 1.2. Phân loại làng nghề. ....................................................................................... 8 Sơ đồ 1.3. Phân loại làng nghề truyền thống. ................................................................ 11 Sơ đồ 1.4. Các lợi ích của thương mại điện tử .............................................................. 18 Sơ đồ 1.5. Các mặt hạn chế của thương mại điện tử. .................................................... 20 Sơ đồ 2.1. Phân loại gốm Bát Tràng theo công dụng. ................................................... 28 Sơ đồ 2.2. Phân loại gốm Bát Tràng theo dòng men. .................................................... 28 DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Mô hình theo chiều ngang của thương mại điện tử. ...................................... 13 Hình 1.2. Kết cấu thương mại điện tử toàn cầu. ............................................................ 14 Hình 1.3. Các cấp độ phát triển của thương mại điện tử. .............................................. 21 Hình 2.1. Quá trình phát triển của gốm Bát Tràng. ....................................................... 27 Hình 2.2. Bảo tàng gốm Bát Tràng xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 37 Hình 2.3. Mức độ truy cập trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam. .................... 41 Hình 2.4. Kết quả tìm kiếm gốm Bát Tràng trên Sendo.vn. .......................................... 43 Hình 2.5. Cách bày trí sản phẩm ở làng nghề gốm Bát Tràng. ..................................... 44 Hình 2.6. Cách bày trí sản phẩm gốm Bát Tràng trên website. .................................... 45 Hình 2.7. Quảng cáo về ngày “ Làng dừa Bến Tre” trên Lazada. ................................. 48 Hình 3.1. Bộ bát đĩa bằng gốm Bát Tràng..................................................................... 53 Hình 3.2. Làng gốm Bát Tràng vắng khách mùa dịch. ................................................. 54 Hình 3.3. Thanh toán bằng ví điện tử trên Shopee và Lazada. ..................................... 55 Hình 3.4. Các đơn vị vận chuyển hàng đầu Việt Nam. ................................................. 57 Hình 3.5. Quy trình vận chuyển khi kết hợp với các đơn vị vận chuyển. ..................... 57 Hình 3.6. Quy trình giao-nhận hàng trong nước. .......................................................... 58 Hình 3.7. Chăm sóc khách hàng. ................................................................................... 59 Hình 3.8. Quy trình nhận tiền của người bán trên Shopee. ........................................... 59 Hình 3.9. Sản phẩm làm theo yêu cầu của doanh nghiệp. ............................................. 61 Hình 3.10. Bảng giá SEO trên Expro. ........................................................................... 62 Hình 3.11. Bảng giá thiết kế website trên greensoft. .................................................... 63 Hình 3.12. Logo của thương hiệu gốm Bát Tràng. ....................................................... 64 Hình 3.13. Sản phẩm có logo gốm Bát Tràng. .............................................................. 65 Hình 3.14. Sử dụng SEO lượt tìm kiếm đứng top đầu google. ..................................... 65 Hình 3.15. Poster của làng gốm Bát Tràng về các kênh bán hàng. ............................... 66 Hình 3.16. Poster quảng cáo về webiste bán hàng của làng gốm Bát Tràng. ............... 67 Hình 3.17. Tối ưu hóa thanh tìm kiếm trên webiste của làng nghề gốm Bát Tràng. .... 68 Hình 3.18. Demo webite bán hàng của làng nghề gốm Bát Tràng. .............................. 68 Hình 3.19. Các hình thức thanh toán trên webiste làng gốm Bát Tràng. ...................... 69 Hình 3.20. Thanh toán bằng ví điện tử MoMo trên webiste làng gốm Bát Tràng. ....... 70 Hình 3.21. Hoàn thành bước thanh toán bằng ví MoMo trên webiste . ........................ 70 Hình 3.22. Cửa hàng chính hãng của làng nghề gốm Bát Tràng trên Shopee .............. 71 Hình 3.23. Gian hàng chính hãng của làng nghề trên Lazada. ...................................... 71 Hình 3.24. Xu hướng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới. .......................... 73 Hình 3.25. Quy trình xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới. .......................... 74 Hình 3.26. Một số thương hiệu Việt Nam áp dụng TMĐT xuyên biên giới................. 74 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu đề tài........................................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu . ..................................................................................... 3 6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4 1.1. Khái niệm, phân loại về làng nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam: ............ 4 1.1.1. Nghề truyền thống: .......................................................................................... 4 1.1.2. Làng nghề : ...................................................................................................... 7 1.1.3. Làng nghề truyền thống: ................................................................................. 9 1.2. Khái niệm và các loại hình về thương mại điện tử. ............................................. 12 1.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử. ( E-commerce/ Electronic commerce) .... 12 1.2.2. Khái niệm sàn giao dịch thương mại điện tử : .............................................. 14 1.2.3. Các loại hình thương mại điện tử : ............................................................... 15 1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế - xã hội. ............. 17 1.4. Các lợi ích và hạn chế của TMĐT : ..................................................................... 18 1.4.1. Các lợi ích của TMĐT : ................................................................................ 18 1.4.2. Các mặt hạn chế của TMĐT ......................................................................... 20 1.4.3. Phân chia giai đoạn phát triển của TMĐT. .................................................. 20 1.5. Chỉ số thương mại điện tử ( EBI)......................................................................... 22 1.5.1. Khái niệm : .................................................................................................... 22 1.5.2. Lợi ích: .......................................................................................................... 22 1.6. Mô hình kinh doanh : ........................................................................................... 23 CHƯƠNG 2 .THỰC TRẠNG ..................................................................................... 26 2.1. Tổng quan về làng gốm Bát Tràng. ..................................................................... 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng. .......... 26 2.1.2. Các sản phẩm của gốm Bát Tràng: ............................................................... 27 2.1.3. Tác động các yếu tố kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gốm Bát Tràng: ...................................................................................................................... 30 2.2. Hiện trạng ứng dụng các sản phẩm của làng gốm Bát Tràng trên trang thương mại điện tử. ................................................................................................................. 37 2.2.1. Tổng quan về thương mại điện tử.................................................................. 37 2.2.2. Sàn thương mại điện tử : ............................................................................... 40 2.2.3. Đánh giá việc ứng dụng TMĐT kinh doanh sản phẩm gốm Bát Tràng:....... 41 2.2.4. Tác động của việc ứng dụng sản phẩm làng gốm Bát Tràng trên trang thương mại điện tử. ................................................................................................. 44 2.3. Bài học phát triển làng nghề . .............................................................................. 47 2.3.1. Nước ngoài . .................................................................................................. 47 2.3.2. Trong nước: ................................................................................................... 48 2.3.3. Tổng kết : ....................................................................................................... 50 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. ................................................... 50 3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm làng gốm Bát tràng trên trang thương mại điện tử. 50 3.1.1. Xây dựng mô hình kinh doanh của gốm Bát Tràng trên trang TMĐT. ......... 51 3.1.2. Ứng dụng mô hình kinh doanh của gốm Bát Tràng trên trang TMĐT. ........ 52 3.1.3. Xây dựng thương hiệu gốm sứ Bát Tràng và các giải pháp quảng cáo, trên trang thương mại điện tử. ........................................................................................ 63 3.1.4. Demo webiste và gian hàng chính hãng của của làng gốm Bát Tràng : ...... 68 3.2. Những hạn chế trong việc ứng dụng TMĐT cho làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng. .......................................................................................................................... 72 3.3. Tương lai phát triển làng gốm Bát Tràng trên TMĐT. ........................................ 73 3.3.1. Xuất khẩu trực tuyến cùng Amazon. .............................................................. 73 3.3.2. Mở cửa hàng thanh toán không cần tiền mặt. ............................................... 75 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO . ......................................................................................... 79 PHỤ LỤC:..................................................................................................................... 83 LỜI MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện và tốc độ lây lan nhanh của đại dịch Covid đã gây nên tổn thất toàn cầu trên mọi lĩnh vực vì thế mà mỗi một quốc gia có những chính sách riêng để có thể sống chung với dịch để dần dần có thể khắc phục được những hậu quả mà đại dịch để lại. Ở Việt Nam, ít nhiều đã làm thay đổi tâm lý tiêu dùng của người mua lẫn người bán. Dịch bệnh làm cho mọi người bị hạn chế hơn trong việc di chuyển và tiếp xúc với nhau vì thề người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua hàng truyền thống mà dần dần thích nghi với cách mua hàng mới- mua hàng online. Cũng vì thế mà nhiều cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp đã thay đổi các hình thức kinh doanh với mong muốn níu chân khách hàng và có thể tồn tại được trong thời buổi kinh tế khó khăn. Vì vậy, kể từ lúc đại dịch bùng phát thì thương mại điện tử phát triển không ngừng và tăng nhanh hơn nhiều so với trước khi bùng phát dịch. Bên cạnh những cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp nắm bắt nhanh được xu hướng kinh doanh mới thì còn những cá nhân, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc chuyển biến mình cho phù hợp trong tình hình mới nhất là những nghề hay làng nghề mang tính truyền thống mà Bát Tràng là một trong những làng nghề cũng chịu ảnh hưởng nhiều của tình trạng này. Trước khi đại dịch xảy ra, làng gốm Bát Tràng nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ tinh xảo cùng với lớp men tuyệt hảo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng năm, làng nghề gốm Bát Tràng đã góp phần đem lại một lượng lớn du khách đến với địa phương và cũng góp phần trong sự phát triển kinh tế của đất nước nhờ vào việc xuất khẩu các sản phẩm qua nhiều nước. Có thể thấy, làng nghề gốm Bát Tràng nói riêng và làng nghề truyền thống nói chung vừa có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế lại vừa mang ý nghĩa trong việc bảo tồn nét truyền thống, tinh hoa và văn hóa dân tộc. Ở giai đoạn này, cũng có một số ít bài nghiên cứu việc ứng dụng thương mại điện tử đối với làng gốm Bát Tràng. Việc ứng dụng TMĐT của làng nghề Bát Tràng cũng chưa cao, chủ yếu chỉ do một số cá nhân, hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ tự thành lập webiste và kinh doanh trên mạng. 1 Khi dịch bùng phát, làng gốm Bát Tràng gặp khó khăn trong việc kinh doanh trong nước cũng như xuất khẩu sản phẩm sang các nước tiềm năng. Với mong muốn việc bảo tồn, lưu giữ, phát triển những giá trị dân tộc của làng nghề gốm Bát Tràng nói riêng và các làng nghề truyền thống nói chung phù hợp với việc vừa phát triển kinh tế vừa tích cực phòng chống dịch góp một phần nào giúp cho các làng nghề có thể vượt qua được những khó khăn trong tình hình hiện nay. Chính vì lẽ đó, đề tài “Xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng trên trang thương mại điện tử” với mục đích tìm ra được những giải pháp phù hợp trong việc ứng dụng TMĐT trong mô hình kinh doanh thông qua tìm hiểu thực tiễn, phân tích, tổng hợp kinh nghiệm và các vấn đề liên quan. Kết quả nghiên cứu của đề tài, bước đầu là cơ sở trong việc ra quyết định thay đổi trong cách quản lý, mô hình kinh doanh của làng nghề gốm Bát Tràng và các làng nghề truyền thống khác góp một phần nhỏ giải quyết những khó khăn của những người dân làng gốm Bát Tràng nói riêng, của các làng nghề truyền thống khác nói chung trong thời dịch Covid. 2. Mục tiêu đề tài. -Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng, về thương mại điện tử ở Việt Nam và mô hình kinh doanh của các làng nghề trên thương mại điện tử -Nghiên cứu lịch sử, các sản phẩm của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng. -Phân tích các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của làng nghề gốm Bát Tràng. -Đánh giá hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử của làng nghề gốm Bát Tràng. -Tìm hiểu, nghiên cứu các bài học phát triển làng nghề truyền thống ở trong và ngoài nước. -Bước đầu xây dựng mô hình ứng dụng kinh doanh và một số giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng trên trang thương mại điện tử. -Đưa ra một số kiến nghị phát triển làng nghề gốm Bát Tràng trong tương lai. Qua bài nghiên cứu, tác giả muốn cho người đọc nhận thấy được những tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng khi ứng dụng thương mại điện tử. Từ 2 đó, thấy được những giá trị và đóng góp của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làng nghề gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội bao gồm việc nghiên cứu về lịch sử, các sản phẩm của làng nghề cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề hiện nay. Ngoài ra, một số trang web đã ứng dụng kinh doanh các sản phẩm gốm Bát Tràng trên trang thương mại điện tử hiện nay cũng là đối tượng nghiên cứu của bài viết này. 4. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Với sự hạn hẹp về kiến thức của bản thân cũng như thời gian nghiên cứu và yếu tố khách quan khác là dịch Covid bùng phát trong quá trình nghiên cứu dẫn đến việc khó khăn trong quá trình tiếp cận nhiều hơn với làng nghề gốm Bát Tràng nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu chủ yếu các hộ, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có website bán hàng trực tuyến trên mạng và có kinh doanh các sản phẩm của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành khóa luận này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu các tư liệu, tài liệu có trên báo, tạp chí khoa học, trên mạng, các đề tài về làng nghề đã từng được nghiên cứu, các văn bản, chính sách của Nhà nước về làng nghề; nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của các hộ, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có website bán hàng trực tuyến trên mạng và có kinh doanh các sản phẩm của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng. 6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm những nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận. 3 Chương 2: Thực trạng. Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1. Khái niệm, phân loại về làng nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam: 1.1.1. Nghề truyền thống: 1.1.1.1. Khái niệm: Nghề truyền thống là một cụm từ khá thân quen đối với bản thân của mỗi người. Nó còn được gọi bằng nhiều những cái tên khác như nghề cổ truyền, nghề thủ công, ngành tiểu thủ công nghiệp v.v. Ở mỗi một nơi thì lại có một cách gọi khác nhau về cụm từ này, do đó Thạc sỹ Bùi Văn Vượng đã đề xuất trong cuốn Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam một tên gọi chung cho nghề truyền thống là “Nghề thủ công truyền thống Việt Nam” nhằm để ám chỉ các ngành nghề truyền thống chung của nước ta. Những sản phẩm đó rất đa dạng, phong phú, được duy trì và phát triển trong hàng trăm năm “chẳng hạn như gốm sứ Bát Tràng đã có trên 500 năm1, nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình” có gần “700 năm, nghề dệt tơ lụa Hà Đông tồn tại và phát triển 1000 năm” 2 . Các nghề truyền thống do có lịch sử tồn tại lâu đời vì thế nên thường tập trung ở một vùng địa lý nhất định như ở làng, xã hoặc một tỉnh nào đó và “từ đó hình thành các làng nghề, phố nghề, xã nghề”3. Đặc trưng của những nghề thủ công truyền thống này là “sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ đơn giản, với con mắt và bộ óc giàu sáng tạo của nghệ nhân”4. Vì thế, những nghề thủ công truyền thống thường được truyền theo cách “cha truyền con nối” theo phạm vi của từng gia đình hoặc từng làng. Ở những gia đình hoặc làng xã có nghề truyền thống thì phần lớn mỗi người dân đều là những người thợ lành 1 Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, & Phan Phu Tiên(1993). Đại Việt sử ký toàn thư. Khoa học xã hội. Trần Minh Yến (2004). Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.12. 3 Trần Minh Yến (2004). Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học xã hội, Hà Nội. (tr.11). 4 Bùi Văn Vượng (2002). Làng nghề thủ công truyền thồng Việt Nam. Văn hóa thông tin, tr.13. 2 4 nghề và đôi khi họ còn có thể tạo ra được những sản phẩm của những làng nghề tương tự như họ nhưng điều này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa số những nghề thủ công truyền thống không còn đơn tuần chỉ được tạo ra bởi bàn tay của những người nghệ nhân, mà họ còn có thể tạo ra những sản phẩm truyền thống thông qua những công cụ, máy móc sản xuất hiện đại hơn, vừa giúp họ tạo ra nhiều số lượng sản phẩm hơn vừa có thể cải tiến được chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm hơn. Do đó mà khái niệm nghề truyền thống cũng được mở rộng hơn và có thề hiểu rằng nghề thủ công truyền thống “bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện nét văn hóa đặc sắc của dân tộc”5. Ngoài ra, nghiên cứu dưới góc độ pháp luật, trong thông tư 116/2006/TTBNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: “Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.6”. 1.1.1.2. Phân loại: Nghề thủ công của nước ta phát triển đa dạng, phong phú và rộng khắp cho nên việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủ công này cũng ngày một phổ biến hơn. Các nghề thủ công truyền thống thường tập trung chủ yếu ờ vùng đồng bằng sông Hồng do vị trí địa lý và điều kiện thổ nhưỡng ở nơi đây dễ dàng cho việc tìm kiếm nguyên vật liệu sản xuất. Mặc khác trong cuốn Người nông dân ở Châu Thổ Bắc kỳ của tác giả P. Gourou cũng cho rằng nơi đây phù hợp phát triển các nghề bởi vì “dân chúng ở châu thổ phải tự túc về nhu cầu đối với các hàng hóa chế tạo”7 điều này thúc đẩy cho sự gia tăng nhiều 5 Trần Minh Yến (2004). Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học xã hộ, Hà Nội, tr.12. 6 Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ngày 18/12/2006 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. 7 Pierre Gourou (1936). Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, (bản dịch Nguyễn Khắc Đạm, Đào Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh, hiệu đính Đào Thế Tuấn), Hội KHLSVN - Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp - NXB Trẻ, H. 2003. 5 nghề khác nhau ở khu vực này. Việc phân loại các nghề thủ công ở nước ta cũng gặp khó khăn không kém bởi vì sự đa dạng về số lượng nghề cùng với sự phân bố rộng khắp của nó, một số nghề có thể thuộc vào nhiều nhóm phân loại hoặc một số nghề được địa phương xem là nghề thủ công truyền thống nhưng xét ở những góc độ khác thì nó chưa thật sự được xem là nghề truyền thống. Do vậy việc phân loại các nghề thủ công cũng chỉ mang tính chất tương đối chứ không phải hoàn toàn tuyệt đối. Dựa theo cuốn Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trần Minh Yến, tác giả tổng hợp được cách phân chia như bảng sau: Sơ đồ 1.1. Phân loại nghề thủ công truyền thống. Phân loại theo trình độ kỹ thuật Có kỹ thuật đơn giản như đan lát, làm gạch, nung vôi,... Có kỹ thuật phức tạp như kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, khảm gỗ,... Nghề thủ công truyền thống Các ngành sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, chạm khắc gỗ, chạm khắc đá,.. Phân loại dựa vào giá trị sử dụng Các ngành phục vụ cho sản xuất và đời sống như hàn, đúc đồng, sản xuất vật liệu xây dựng Các nghề chế biến lương thực, thực phẩm như chế biến thủy sản, nấu rượu, nấu đường mật,.. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Các nghề thuộc nhóm có kỹ thuật phức tạp không chỉ đòi hỏi cần có công cụ sản xuất như máy móc và công nghệ cao mà còn đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân sản xuất ra nó. Do đó, những nghề thủ công truyền thống trong nhóm này vừa có giá trị văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ vừa có giá trị kinh tế cao cho nên những sản 6 phẩm ở những nghề thuộc nhóm này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu sang các nước trên thế giới. 1.1.2. Làng nghề: 1.1.2.1. Khái niệm: Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam thì có khoảng 5411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có gần 2000 làng nghề đã được công nhận, trên 400 làng nghề thống với hơn 52 nhóm nghề, nếu tính riêng thủ đô Hà Nội thì có khoảng 1350 làng nghề được công nhận cùng hàng trăm làng nghề và phố nghề truyền thống. Vậy làng nghề là gì? Làng có thể là đơn vị hành chính, đơn vị văn hóa hoặc nó cũng là “tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt”8. Nghề có thể được hiểu là sự tập hợp của nhiều những lĩnh vực chuyên môn bởi những người có trí thức, óc sáng tạo và có kỹ năng tạo ra những sản phẩm chất lượng. Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về làng nghề. Như theo ông Lê Đức Thịnh, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho rằng “làng nghề là một thiết chế kinh tế -xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.”9 Hay như trong cuốn Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác giả Trần Minh Yến quan điểm làng nghề là “những làng ở nông thôn có các ngành phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông”10. Nhìn chung thì các khái niệm làng nghề đều có nét tương đồng với nhau nhưng nó thật sự chưa đầy đủ bởi vì những định nghĩa này chỉ giới hạn phạm vi sản xuất của các làng nghề ở trong nước. Trong cuốn Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm GS. Trần Quốc Vượng đã bổ sung thêm quan điểm về định nghĩa là nghề là… “Những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh, tới thị trường đô thị, thủ đô… và tiến tới mở rộng ra 8 Trần Từ (1984).Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 11-12. Lê Huê (2010), “Sau khủng hoảng, doanh nghiệp làng nghề không “chết””, http://ipsard.gov.vn/vn/tID4406_saukhung-hoang-doanh-nghiep-lang-nghe-khong-chet-phan-1.html,truy cập ngày 24.04.2021. 10 Trần Minh Yến (2004). Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.12. 9 7 cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài”11. Như vậy ta có thể hiều làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã hội ở nông thôn gồm nhiều hộ sinh sống bằng nghề thủ công là chính và có tạo ra được hàng hóa có tính mỹ nghệ cao và có ảnh hưởng thị trường như vùng xung quanh nó, các đô thị… và có thể mở rộng để xuất khẩu sang nước ngoài. 1.1.2.2. Phân loại: Sơ đồ 1.2. Phân loại làng nghề. 11 Trần Quốc Vượng (2000).Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm. NXB VHDT và TCVHNT, H, tr. 372. 8 Phân theo số lượng nghề trong làng Phân theo lịch sử hình thành Làng một nghề. Làng nhiều nghề. Làng nghề truyền thống: là những làng mà nghề xuất hiện từ lâu đời, còn tồn tại đến ngày nay. Làng nghề mới: là những làng xuất hiện do sự lan tỏa nghề của một làng nghề nào đó hoặc do du nhập nghề từ địa phương. Làng nghề quy mô lớn ví dụ Ninh Hiệp, Bát Tràng. Phân theo quy mô Làng nghề quy mô nhỏ (phạm vi một làng) như làng tranh Đông Hồ, làng bún Phú Đô. Làng nghề chuyên sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm. Ví dụ: làng chạm Bạc Đồng Xâm, làng khảm trai Chuôn Ngọ... Phân loại làng nghề Phân loại theo loại hình sản phẩm Làng nghề sản xuất kinh doanh tổng hợp nhiều sản phẩm . Ví dụ làng vàng bạc Kiêu Kỵ, làng mộc Đồng Kỵ,.. Loại hình dệt, nhuộm, thuộc da. Loại hình sản xuất vật liệu xây dựng. Phân theo ngành nghề Loại hình gia công cơ khí. Loại hình chăn nuôi, giết mổ gia súc. Loại hình thủ công, mỹ nghệ. Loại hình tái chế chất thải. Loại hình khác. (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Đinh Thị Vân Chi (2015)-Phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.NXB nông nghiệp”) 1.1.3. Làng nghề truyền thống: 9 1.1.3.1. Khái niệm: Theo tác giả Trần Minh Yến trong cuốn “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thì “làng nghề truyền thống trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.”12 Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 18/12/2006 thì “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.” và “Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này.” Như vậy để được công nhận là làng nghề truyền thống thì phải có ít nhát một nghề truyền thống và phải thỏa 3 tiêu chí để được công nhận làng nghề sau: “a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.”13. Ngoài ra, thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ngày 18/12/2006 cũng quy định “Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2, mục I, Phần II nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.”. Như vậy nếu như làng có một nghề truyền thống được công nhận 12 Trần Minh Yến (2004). Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.19. 13 Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ngày 18/12/2006 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. 10 và chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước thì vẫn được công nhận là làng nghề truyền thống. Ngoài ra trong cuốn Phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của PGS.TS Đinh Thị Vân Chi cũng đề cập tới tiêu chí xác định làng nghề truyền thống của tổ chức JICA (Nhật Bản) hợp tác cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn để đưa ra 3 tiêu chí sau: “- Làng nghề có truyền thống trên 100 năm; - Làng nghề có trên 20% hộ gia đình tham gia làm nghề; - Thu nhập nghề chiếm trên 20% thu nhập chung”14 Để nghiên cứu một làng nghề truyền thống phải quan tâm đến nhiều phương diện của nó. Nếu chỉ xét về mặt khái niệm mà bỏ qua những tiêu chí để có thể trờ thành làng nghề truyền thống thì có thể dẫn đến sự thiếu sót và nhầm lẫn trong quá trình nghiên cứu về một làng nghề truyền thống. Tóm lại, làng nghề truyền thống là làng có nghề truyền thống hình thành từ lâu đời, có những người thợ có chuyên môn cao tạo ra những sản phẩm đem lại nguồn thu nhập kinh tế và thỏa các tiêu chí của nhà nước. 1.1.3.2. Phân loại: Trong cuốn “Lảng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” tác giả Trần Minh Yến đã phân loại các làng nghề truyền thống dựa trên cơ sở phân loại các nhóm nghề truyền thống, do đó nghề truyền thống được phân làm bốn loại chính như sau: Sơ đồ 1.3. Phân loại làng nghề truyền thống. 14 Đinh Thị Vân Chi (2015). Phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB nông nghiệp. 11 Làng nghề truyền thống Chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Ví dụ: gốm, sứ, dệt tơ tằm, chạm khắc gỗ Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống Ví dụ: rèn, mộc, nề, hàn, đúc, vật liệu xây dựng,... Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thông thường Ví dụ: dệt vải, dệt chiếu cói, làm nón, may mặc Chuyên chế biến lương thực, thực phẩm Ví dụ: xay xát, làm bún bánh, chế biến hải sản,... (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Trần Minh Yến (2004) - Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội”.) 1.2. Khái niệm và các loại hình về thương mại điện tử. 1.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử. (E-commerce/ Electronic commerce) Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì “TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”15. Nghiên cứu ở góc độ pháp luật Việt Nam thì TMĐT là “việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”16 Dưới góc độ kinh tế, hai tác giả Kenneth C Laudon và Carol Guercio Traver cho rằng “TMĐT liên quan đến việc sử dụng Internet, World Wide Web (Web) và các ứng dụng và trình duyệt chạy trên thiết bị di động để giao dịch kinh doanh”17 15 OECD, The Economic and Social Impact of Electronic Commerce, OECD Publications, Paris, 2005 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử. 17 Kenneth C. Laudon & Carol Guercio Traver, E-commerce, business.technology.society – 13th edition, Pearson Education, Inc 2018. 16 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan