Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về nhập khẩu phế liệu...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về nhập khẩu phế liệu

.PDF
63
1
125

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI PHAN THỤC TRINH PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHAN THỤC TRINH Khóa: 42 MSSV: 1753801011205 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. PHAN THỊ KIM NGÂN TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu riêng đối với tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Phan Thị Kim Ngân, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. TP.HCM, ngày 25 tháng 6 năm 2021 Sinh viên thực hiện Phan Thục Trinh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT CTNH Chất thải nguy hại CQHQ Cơ quan Hải quan BVMT Bảo vệ môi trường NLSX Nguyên liệu sản xuất NKPL Nhập khẩu phế liệu ONMT Ô nhiễm môi trường QCKTQG Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia TN&MT Tài nguyên và Môi trường MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................ 4 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu................................................................ 5 6. Bố cục tổng quát của khoá luận ...................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU VÀ PHÁP LUẬT NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU ....................................................................................... 6 1.1 Khái quát về phế liệu ..................................................................................... 6 1.1.1 Khái niệm phế liệu..................................................................................... 6 1.1.2 Phân loại phế liệu ...................................................................................... 7 1.1.3 Đặc điểm phế liệu ...................................................................................... 9 1.2 Một số vấn đề cơ bản về nhập khẩu phế liệu ............................................. 10 1.2.1 Khái niệm nhập khẩu phế liệu ................................................................. 10 1.2.2 Thực trạng của hoạt động nhập khẩu phế liệu ......................................... 11 1.2.2.1 Thực trạng nhập khẩu phế liệu của một số quốc gia trên thế giới .... 11 1.2.2.2 Thực trạng nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam .................................... 13 1.2.3 Tác động của hoạt động nhập khẩu phế liệu đến nền kinh tế và môi trường .......................................................................................................................... 15 1.2.3.1 Tác động tích cực .............................................................................. 15 1.2.3.2 Tác động tiêu cực .............................................................................. 17 1.3 Một số vấn đề cơ bản về pháp luật nhập khẩu phế liệu............................ 20 1.3.1 Cơ sở hình thành của pháp luật về nhập khẩu phế liệu ........................... 20 1.3.2 Quá trình hình thành của pháp luật về nhập khẩu phế liệu ..................... 20 1.3.2.1 Quá trình hình thành của pháp luật quốc tế về nhập khẩu phế liệu .. 20 1.3.2.2 Quá trình hình thành của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu phế liệu ...................................................................................................................... 22 1.3.3 Vai trò của pháp luật nhập khẩu phế liệu trong hoạt động bảo vệ môi trường .......................................................................................................................... 24 1.3.4 Một số văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất ........................................................................... 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 27 2.1 Thực trạng pháp luật nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam .......................... 27 2.1.1 Điều kiện nhập khẩu phế liệu .................................................................. 27 2.1.1.1 Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu ............................................... 27 2.1.1.2 Điều kiện đối với chủ thể nhập khẩu phế liệu .................................. 30 2.1.2 Thủ tục nhập khẩu phế liệu ..................................................................... 34 2.1.2.1 Quy định về Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất ........................................................ 34 2.1.2.2 Ký quỹ nhập khẩu phế liệu ............................................................... 36 2.1.2.3 Kiểm tra, thông quan khi nhập khẩu phế liệu ................................... 37 2.1.3 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ...................................................... 38 2.1.3.1 Thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu .......................................................................................................... 38 2.1.3.2 Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ................................................................................................. 40 2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nhập khẩu phế liệu................................................................................. 44 2.2.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật .................................................... 44 2.2.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật .......................... 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 49 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển không ngừng, đời sống của người dân được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển ấy, ô nhiễm môi trường (ONMT) đã và đang trở thành một vấn đề gây nhiều bức xúc cho dư luận xã hội. Xuất phát điểm là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu, để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, Nhà nước ta cho phép nhập khẩu phế liệu (NKPL) làm nguyên liệu sản xuất (NLSX) nhằm tạo thêm nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng hoạt động NKPL tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ONMT. Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc là quốc gia giữ ngôi vị “vô địch” về NKPL trên thế giới. Nhưng “ngôi vị” này đã nhanh chóng có sự thay đổi kể từ khi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu chất thải vào cuối năm 2017 đi đến cấm hoàn toàn nhập khẩu chất thải kể từ đầu năm 2021 để cắt giảm ONMT nặng nề. Điều đó khiến các loại phế liệu (đặc biệt chất thải gắn nhãn phế liệu) của các quốc gia phát triển đi đến một bãi tập kết mới – các Quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam1. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định về điều kiện nhập khẩu, cũng như thủ tục NKPL nhưng nếu hệ thống pháp luật có lỗ hổng, công tác quản lý, kiểm soát không chặt chẽ thì rất dễ bị lợi dụng đưa chất thải vào nước ta và khiến nước ta trở thành bãi rác của thế giới, môi trường sẽ ngày càng ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người. Ở nước ta trong năm nửa đầu năm 2018, sau lệnh cấm của Trung Quốc2, số lượng phế liệu tồn đọng ở các cảng tăng lên đáng kể, cụ thể ở Tân Cảng Sài Gòn là gần 4.500 container, trong đó riêng cảng Cát Lái đã hơn 3.400 container3. Không dừng ở đó, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu toàn bộ rác thải rắn dưới mọi hình thức, đồng thời cấm trút đổ, chất đống và xử lý rác thải rắn từ nước ngoài tại nước này kể từ ngày 01/01/2021. Cũng trong đầu năm 2021, Hải quan TP.HCM đã yêu cầu tái 1 Văn Toàn, “Nhập khẩu rác thải nhựa: Kịch bản đang chuyển hướng sang ASEAN?”, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhap-khau-rac-thai-nhua-kich-ban-dang-chuyen-huong-sangasean-310242.html, truy cập ngày 30/4/2021. 2 Vào tháng 7 năm 2017, Trung Quốc đã ban hành Lệnh cấm nhập khẩu một số loại chất thải từ nước ngoài: Kế hoạch quản lý nhập khẩu chất thải rắn. Chất thải rắn bao gồm: nhựa, giấy, sản phẩm dệt may,… Chính sách này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. 3 Vũ Hồng Nhung (2018), “Cảnh báo tình trạng nhập khẩu phế liệu ồ ạt vào Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên và môi trường, số 14(292)/2018, tr.32. 1 xuất 880 container phế liệu không đủ các điều kiện về tiêu chuẩn, chất lượng của hơn 30 hãng tàu vận chuyển nhập khẩu về cảng Cát Lái từ năm 2017 đến nay4. Trước tình hình trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về nhập khẩu phế liệu” cho khoá luận tốt nghiệp. Thông qua đề tài này, tác giả sẽ nghiên cứu những quy định của pháp luật về nhập khẩu phế liệu từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động NKPL hiện nay ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài về pháp luật nhập khẩu phế liệu luôn được nhiều người quan tâm nên số lượng nguồn tài liệu tham khảo Tiếng Việt và Ngoại văn tương đối phong phú. Trong đó có những nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu chất thải nói chung và cả hoạt động nhập khẩu phế liệu nói riêng. Với những tài liệu này đã giúp tác giả hệ thống kiến thức một cách bao quát và chuyên sâu hơn trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Về các công trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về hoạt động nhập khẩu chất thải và nhập khẩu phế liệu. Trong đó, công trình nghiên cứu đi vào phân tích, đánh giá một cách tổng thể và toàn diện các quy định của pháp luật liên quan về hoạt động nhập khẩu phế liệu, đó là Luận văn Thạc sĩ học cùng tên với đề tài của tác giả - “Pháp luật về nhập khẩu phế liệu” của Lê Thị Thủy năm 2011. Luận văn đã phân tích các quy định về nhập khẩu phế liệu, thực trạng pháp luật Việt Nam và từ đó tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị cho pháp luật điều chỉnh hoạt động NKPL của Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay pháp luật về NKPL cũng như tình hình của hoạt động NKPL tại nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Do đó, công trình nghiên cứu này tại thời điểm bây giờ đã có một số điểm không còn phù hợp. Ngoài ra, thêm một đề tài nghiên cứu đến lĩnh vực nhập khẩu chất thải nói chung có thể kể đến là Luận văn cử nhân Luật “Vấn đề kiểm soát xuất nhập khẩu chất thải theo Công ước Basel và pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Kim Phương Lan năm 2003. Luận văn cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chất thải theo Công ước Basel và hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Basel vào năm 1995. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật môi trường Việt Nam về kiểm soát xuất nhập khẩu chất thải lúc bấy giờ. Đây là một trong những công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về lĩnh vực nhập khẩu chất thải, trong đó có cả phế liệu, đầu tiên kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Basel. 4 Lệ Hằng, “Hải quan TP.HCM yêu cầu tái xuất 880 container phế liệu”, https://vov.vn/kinh-te/hai-quantphcm-yeu-cau-tai-xuat-880-container-phe-lieu-847113.vov, truy cập ngày 30/4/2021. 2 Về các bài viết được đăng trong các tạp chí chuyên ngành, có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như “Việt Nam với việc thực thi Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng” của tác giả Nguyễn Văn Phương đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý Trường Đại học Luật TP.HCM số 02 năm 2006; “Khái niệm phế liệu và bản chất pháp lý của phế liệu” của tác giả Nguyễn Văn Phương5 đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 01 năm 2007; “Cảnh báo tình trạng phế liệu nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam” của tác giả Vũ Hồng Nhung đăng trên Tạp chí Tài nguyên và môi trường số 14 năm 2018; “Chính sách nhập khẩu hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc và một số kiến nghị cho Việt Nam” của tác giả Lý Hoàng Phú và Phạm Thị Thuỳ Dung đăng trên Tạp chí Quản lý và Kinh tế số 129 năm 2020; “Công ước Basel về xử lý, kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại (CTNH) và kiến nghị cho Việt Nam” của tác giả Phan Thị Hương Giang đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10 năm 2020; “Khó khăn, vướng mắc khi xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu” của tác giả Nguyễn Chí Linh đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 22 năm 2020;… Các bài viết này đã cung cấp kiến thức về lý luận cũng như tình hình thực tiễn của hoạt động NKPL để tác giả có cái nhìn hoàn thiện hơn về đề tài nghiên cứu. Nhìn chung, có khá nhiều tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến khoá luận của tác giả. Mặc dù đề tài của tác giả trước đây đã có người nghiên cứu, nhưng những công trình này đều dựa trên những quy định của pháp luật cũ và tình hình thực tiễn về hoạt động NKPL theo thời gian đã có những chuyển biến quan trọng tác động đến pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) về nhập khẩu phế liệu. Vấn đề BVMT, trong đó có nhập khẩu phế liệu hiện nay được quy định Luật BVMT 2014 đang có hiệu lực, Luật BVMT 2020 đã được thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2022 và một số văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Về pháp luật quốc tế, Công ước Basel 1989 cũng đã có những sửa đổi, bổ sung chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021 và bên cạnh đó còn có sự thay đổi pháp luật về nhập khẩu phế liệu của một số quốc gia khu vực và thế giới. 5 Tiến sĩ Nguyễn Văn Phương hiện đang là Giảng viên chính, Trưởng Bộ môn Luật Môi trường trường Đại học Luật Hà Nội. Ngoài những bài viết được nêu trên, Tiến sĩ còn có nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến chất thải như: Luận án Tiến sĩ luật học “Pháp luật về hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam”; bài viết “Khái niệm chất thải và quy định về xuất nhập khẩu chất thải của Cộng hòa liên bang Đức” được đăng trên Tạp chí Luật học số 04 năm 2006; bài viết “Pháp luật quản lý chất thải một số quốc gia và kinh nghiệm đối với Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Luật học số 09 năm 2013; bài viết “Một số vấn đề vướng mắc nảy sinh từ các quy định của Luật bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu” được đăng trên Tạp chí Luật học số 11 năm 2011; bài viết “Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 và đề xuất sửa đổi, bổ sung” được đăng trên Tạp chí Môi trường số 1+2 năm 2013;… 3 Do đó, đề tài khoá luận “Pháp luật về nhập khẩu phế liệu” mà tác giả chọn vẫn đảm bảo tính mới, có cơ sở lý luận và thực tiễn để triển khai. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của khoá luận là nhằm đưa đến cái nhìn tổng quan, toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về phế liệu, NKPL. Nghiên cứu các khái niệm về chất thải, phế liệu, cũng như những đặc điểm, cách phân loại và quy định của pháp luật về điều kiện NKPL, thủ tục NKPL, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong NKPL sẽ được nghiên cứu, phân tích nhằm tìm ra những bất cập, hạn chế. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tiễn ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu Như tên gọi của đề tài, đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu, bao gồm: - Quy định của pháp luật về khái niệm phế liệu, nhập khẩu phế liệu; - Quy định của pháp luật về điều kiện nhập khẩu phế liệu và kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu; - Quy định các chế tài về dân sự, hành chính, hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về nhập khẩu phế liệu. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Hoạt động nhập khẩu phế liệu rất rộng và tương đối phức tạp, không chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý mà còn của nhiều ngành khoa học khác. Trong thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động nhập khẩu phế liệu dưới góc độ pháp lý bằng những quy định pháp luật Việt Nam trong hoạt động nhập khẩu phế liệu thuộc lĩnh vực BVMT. Tác giả tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy định về nhập khẩu phế liệu tại Luật BVMT 2014 đang có hiệu lực thi hành; Luật BVMT 2020 đã ban hành và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2022. Cùng với đó là các quy định trong là một số văn bản hướng dẫn thi hành về nhập khẩu có thể kể đến như Quyết định 28/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/9/2015 ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu Nghị định số 40/2019/NĐCP của Chính phủ ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định 4 quy định chi tiết, hướng dẫn chi hành Luật BVMT, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 55/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/5/2021 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ngày 14/9/2018 ban hành quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Thông tư số 09/2018/BTNMT của Bộ TN&MT ngày 14/9/2018 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) về môi trường,… 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Về phương pháp luận, tác giả đã sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng và định hướng cho suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời, để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra tác giả còn sử dụng các phương pháp như diễn dịch, quy nạp, so sánh, phân tích, tổng hợp, liệt kê, thống kê, tổng hợp,… cùng một cái nhìn đa chiều, khoa học, logic để có thể có cái nhìn chuyên sâu hơn về đề tài. 6. Bố cục tổng quát của khoá luận Khoá luận có kết cấu gồm 03 phần chính: Phần Mở đầu, Phần Nội dung và Phần Kết luận. Trong đó, Phần Nội dung gồm có 02 chương sau: - Chương 1: Tổng quan về nhập khẩu phế liệu và pháp luật nhập khẩu phế liệu. - Chương 2: Thực trạng pháp luật nhập khẩu phế liệu và một số kiến nghị. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU VÀ PHÁP LUẬT NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU 1.1 Khái quát về phế liệu 1.1.1 Khái niệm phế liệu Thế giới có rất nhiều cách định nghĩa về phế liệu và tùy vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về phế liệu. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta quen cách gọi “đồng nát”, “ve chai” thay vì phế liệu. Đấy thường là những vật liệu, sản phẩm hỏng, lỗi, cũ bị thải ra trong quá trình tiêu dùng hay sản xuất. Về mặt ngữ nghĩa, phế liệu là “vật bỏ đi từ những nguyên liệu đã qua chế biến”6. Với cách hiểu như vậy, tất cả những vật phát sinh sau quá trình sử dụng bị bỏ đi đều trở thành phế liệu. Lúc này không có sự ranh giới phân biệt giữa phế liệu với rác thải – “những vật dơ bẩn, không xài bị vứt bỏ”7. Trong lĩnh vực pháp lý của nước ta, cụm từ “phế liệu” lần đầu tiên xuất hiện tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 175/1994/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa hề có một văn bản pháp luật nào đưa ra một định nghĩa rõ ràng về phế liệu. Định nghĩa phế liệu lần đầu tiên được đưa ra tại Thông tư liên bộ số 2880/KCM-TM của Bộ Khoa học công nghệ & Môi trường và Bộ Thương mại ngày 19/12/1996 quy định tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu8. Cùng với sự thay đổi của xã hội, pháp luật về NKPL đã ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Thêm vào đó, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Basel năm 1989 về vận chuyển qua biên giới CTNH và tiêu hủy chúng 9 cũng đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động NKPL. Trong một số Điều ước quốc tế và văn bản pháp luật của các quốc gia không đưa ra định nghĩa “phế liệu” mà thay vào đó họ định nghĩa về “chất thải”. Theo Công ước Basel 1989, chất thải là các chất hoặc đồ vật mà người ta tiêu hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy chiếu theo các điều khoản cả luật lệ quốc gia10. Tại Điều 3 6 Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên, tr.776. Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên, tr.819. 8 Theo đó, phế liệu được định nghĩa là các nguyên liệu bị loại ra sau quá trình sản xuất nguyên liệu chính phẩm và không đạt tiêu chuẩn nguyên liệu thứ phẩm nêu trên, hoặc là các sản phẩm bị loại ra sau quá trình sử dụng như: (i) Nguyên liệu vụn, hoặc bị biến dạng, sứt mẻ,… nhưng vẫn giữ được tính chất cơ bản của vật liệu; (ii) Các sản phẩm, đồ vật đã qua chế biến, gia công (không đủ tiêu chuẩn là chính phẩm, thứ phẩm) hoặc đã qua sử dụng, nhưng có thể làm nguyên liệu sản xuất. 9 Việt Nam tham gia công ước Basel vào ngày 13 tháng 3 năm 1995. Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 11 tháng 6 năm 1995. 10 Khoản 1 Điều 2 Công ước Basel 1989. 7 6 Chương I Chỉ thị 2008/98/EC của Nghị viện Châu Âu cũng đưa ra định nghĩa về chất thải, chất thải là bất kỳ chất hoặc đối tượng nào mà chủ sở hữu loại bỏ hoặc có ý định hoặc được yêu cầu loại bỏ. Tại Đạo luật Sức khoẻ cộng đồng về môi trường Singapore năm 1987, sửa đổi bổ sung năm 2002 không đưa ra một khái niệm thế nào là chất thải mà các nhà làm luật Singapore đã sử dụng phương pháp liệt kê để điểm tên các loại vật chất được xem là chất thải, bao gồm: (1) Bất kỳ chất nào tạo thành phế liệu hoặc được thải ra ngoài hoặc chất dư thừa không được sử dụng cho việc áp dụng một quy trình phát sinh nào; (2) Bất kỳ chất hoặc vật phẩm nào cần được thải bỏ vì bị hỏng, hao mòn, nhiễm bẩn hoặc (3) Bất kỳ vật chất nào bị loại bỏ hoặc xử lý theo cách khác như thể chất thải sẽ được xem là chất thải trừ khi chứng minh được điều ngược lại. Hiện nay, định nghĩa phế liệu được quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật BVMT 2014 như sau: “Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác”. Bên cạnh đó, pháp luật môi trường nước ta đã đưa ra 02 khái niệm riêng biệt về “phế liệu” và “chất thải”. Chất thải “là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”11. Việc xác định một vật phẩm là phế liệu hay chất thải có ý nghĩa trong việc áp dụng các quy định pháp luật về môi trường trong hoạt động nhập khẩu12. Bởi lẽ, Nhà nước ta hiện nay cấm việc nhập khẩu, xuất khẩu chất thải dưới mọi hình thức13. Còn đối với hoạt động NKPL vẫn được phép thực hiện nhưng phải đáp ứng được các điều kiện luật định. Chất thải là vật chất và phế liệu được xem như một dạng của chất thải, vì thế những yếu tố phi vật chất không thể là phế liệu. Tương tự chất thải, phế liệu được loại bỏ ra từ các hoạt động của chủ sở hữu. Và đối với khái niệm chất thải không hề đề cập tới mục đích sau quá trình thải ra, trong khi đó, mục đích “sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác” là tiêu chí mang tính định tính của phế liệu. Vì vậy, việc làm rõ những tiêu chí cơ bản và bản chất pháp lý của phế liệu có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đây, có thể khẳng định rằng nội hàm khái niệm của chất thải rộng hơn khái niệm phế liệu rất nhiều. Hay có thể nói rằng, phế liệu là một dạng của chất thải. 1.1.2 Phân loại phế liệu Phân loại phế liệu nhằm xác định được tính chất, đặc điểm của chúng hay chọn lựa các biện pháp xử lý phế liệu phù hợp với BVMT hoặc nhằm mục đích xác định 11 Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014. Nguyễn Văn Phương (2007), “Khái niệm phế liệu và bản chất pháp lý của phế liệu”, Tạp chí Luật học, số 1(38)/2007, tr.18. 13 Khoản 9 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014. 12 7 đó có phải là loại phế liệu được phép trao đổi, mua bán hay không. Hiện nay, có nhiều cách phân loại phế liệu khác nhau tùy thuộc vào các căn cứ phân loại tương ứng. Căn cứ vào mức độ nguy hại, chúng ta có thể chia phế liệu thành 02 loại: phế liệu nguy hại và phế liệu không nguy hại. - Phế liệu nguy hại: Đây là loại phế liệu có khả năng cao gây hại cho môi trường và sức khoẻ của con người nên cần được xử lý một cách đặc biệt. Phế liệu nguy hại thường chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. Một số phế liệu nguy hại chẳng hạn như: pin; bình ắc-quy; chai, lọ đựng xăng, dầu, thuốc bảo vệ thực vật; thiết bị điện tử;… Theo quy định của pháp luật môi trường nước ta, những loại phế liệu nguy hại không nằm trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, nghĩa là phế liệu chứa các yếu tố nguy hại được nêu trên không được nhập khẩu vào nước ta dưới mọi hình thức14; - Phế liệu không nguy hại: Loại phế liệu này không chứa các yếu tố nguy hại, hoặc nếu có thì chỉ ở một mức cho phép, có thể xử lý được và đảm bảo mục đích BVMT. Nước ta cho phép nhập khẩu một số loại phế liệu không nguy hại như: giấy, thủy tinh, sắt, thép,…15. Căn cứ vào tính chất vật lý của phế liệu, phế liệu bao gồm: phế liệu sắt, thép; phế liệu nhựa; phế liệu giấy; phế liệu thủy tinh; phế liệu kim loại màu. - Phế liệu sắt, thép: là những nguyên vật liệu, những sản phẩm hư hỏng được làm từ sắt, thép, những sản phẩm không còn sử dụng được nữa, những nguyên vật liệu thừa được cắt bỏ ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Một số phế liệu sắt, thép quen thuộc trong cuộc sống như: quạt, nồi, bàn ghế, hàng rào,…; - Phế liệu nhựa: là loại phế liệu từ vật chất nhựa, chúng xuất hiện hầu như trong tất cả các đồ sinh hoạt hằng ngày, như: chai nước, bàn ghế nhựa, tủ lạnh,… - Phế liệu giấy: đây là loại phế liệu có nguồn gốc từ giấy không dùng nữa, chẳng hạn như sách, vở, giấy báo, bìa carton,…; - Phế liệu thủy tinh: là các vật dụng có chứa thành phần thủy tinh như chai, lọ, kính,… đã bị hư hỏng, loại bỏ đi trong quá trình sản xuất, sử dụng được thu gom để sử dụng cho quá trình tái chế; 14 15 Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg. Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg. 8 - Phế liệu kim loại màu: là loại phế liệu có nguồn gốc từ những vật chất là kim loại màu16. Nó bao gồm: vàng, bạc, đồng, kẽm, nhôm cũng như các loại kim loại màu khác. Căn cứ vào hoạt động NKPL làm NLSX, phế liệu được chia thành 02 loại: phế liệu được phép nhập khẩu và phế liệu không được phép nhập khẩu. - Phế liệu được phép nhập khẩu: là phế liệu nhập khẩu làm NLSX. Phế liệu đó phải thoả mãn cả 02 điều kiện về QCKTQG về môi trường17 và thuộc danh mục thì phế liệu đó mới được xem là phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm NLSX18; - Phế liệu không được phép nhập khẩu: là phế liệu không đáp ứng QCKTQG về môi trường hoặc không nằm trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu19. 1.1.3 Đặc điểm phế liệu Tìm hiểu về đặc điểm của phế liệu không những giúp chúng ta phân biệt được phế liệu với chất thải mà còn làm rõ được bản chất của chúng. Phế liệu thường có những đặc điểm sau: Thứ nhất, phế liệu là vật chất được loại bỏ đi trong quá trình sản xuất, tiêu dùng. Vật liệu loại bỏ trong quá trình sản xuất chỉ trong trường hợp khi chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu chủ động từ bỏ ý định sử dụng chúng trong quá trình sản xuất. “Bị loại bỏ” trong quá trình tiêu dùng được hiểu là khi chủ thể bất kỳ không tiếp tục khai thác giá trị, công dụng của vật liệu, sản phẩm đó nữa. Một vật chất có thể tồn tại dưới dạng phế liệu hay không phụ thuộc vào hành vi từ bỏ của chủ sở hữu (hoặc người sở hữu hợp pháp) chúng. Thứ hai, phế liệu phải mang tính chọn lọc, nghĩa là chúng phải được thu hồi, phân loại và lựa chọn từ các phế liệu đã thu gom được. Chất thải không được chủ sở hữu quan tâm đến những công đoạn sau khi loại bỏ. Nhưng với phế liệu, chúng phải được phân loại và chọn lọc. Bởi lẽ, nếu là chất thải thì chúng sẽ đi đến những bãi chôn lấp để xử lý, tiêu hủy nhằm BVMT còn phế liệu thì sẽ được mang đi “làm sạch” để sử dụng cho một quy trình sản xuất khác. 16 Kim loại màu là tên gọi dùng chung để chỉ các loại hợp kim và kim loại không có thành phần của sắt, trừ sắt và hợp kim của sắt. 17 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT. 18 Danh mục về phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hiện nay được quy định tại Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg. 19 Trừ trường hợp nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại khoản 32 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP. 9 Không phải tất cả chất thải đều được xem là phế liệu, chỉ những chất thải đã qua quá trình chọn lọc và thoả mãn những điều kiện cụ thể20 thì mới được xem là phế liệu. Bởi khi trải qua công đoạn này người ta mới có thể chọn ra được những phế liệu có khả năng tái chế cao và khi tái chế ít gây ra những tác động với môi trường. Thứ ba, những vật chất bị loại bỏ sau khi thu hồi, phân loại, lựa chọn được dùng cho một quá trình sản xuất khác, hay còn gọi là tái chế phế liệu. Đây là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất để phân biệt phế liệu với chất thải21. Mục đích cuối cùng của phế liệu chính là trở thành nguyên liệu để tạo ra một sản phẩm mới. Tái chế phế liệu nhằm tiết kiệm và khai thác tài nguyên một cách triệt để. Mặc dù trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng trước đó, những sản phẩm, vật liệu này bị loại bỏ do các chủ thể từ bỏ trong quá trình sử dụng nhưng sau khi trở thành phế liệu chúng lại mang công dụng, giá trị để sản xuất ra những vật liệu, sản phẩm khác. Điều này đã tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín trong quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm. 1.2 Một số vấn đề cơ bản về nhập khẩu phế liệu 1.2.1 Khái niệm nhập khẩu phế liệu Phế liệu được xem như một loại hàng hoá theo định nghĩa về hàng hoá theo Luật Thương mại 200522. Theo đó, nhập khẩu phế liệu chính là nhập khẩu hàng hoá. Nhập khẩu hàng hoá theo Luật Thương mại 2005 là việc một chủ thể đưa hàng hoá từ lãnh thổ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (khu vực hải quan riêng23) vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp. Như vậy, hoạt động nhập khẩu không chỉ là việc đưa hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam mà còn bao gồm hoạt động đưa hàng hoá từ khu vực có quy chế đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam ra bên ngoài và đưa chúng vào thị trường Việt Nam. Trong khoá luận này, tác giả chỉ xem xét hoạt động NKPL dưới góc độ BVMT vì vậy khái niệm về NKPL sẽ được tiếp cận dưới nghĩa hẹp. Theo đó, nhập khẩu phế liệu là việc tổ chức, cá nhân đưa phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam từ lãnh thổ nước 20 Những điều kiện như như khả năng tái chế, thuộc danh mục phế liệu nhập khẩu, quy chuẩn kỹ thuật môi trường,… 21 Nguyễn Văn Phương, tlđd (12), tr.19. 22 Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hàng hoá là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai hoặc những vật gắn liền với đất đai. Do đó, phế liệu là một động sản và nó cũng là một loại hàng hoá trong hoạt động mua bán hàng hoá. 23 Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017, khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 10 ngoài hoăc từ các khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam với mục đích làm nguyên liệu cho sản xuất. 1.2.2 Thực trạng của hoạt động nhập khẩu phế liệu Thế giới tạo ra khoảng 02 tỷ tấn chất thải hằng năm24 và ước tính cho thấy rằng khoảng một phần mười lượng chất thải này được đưa vào hoạt động buôn bán rác thải trên toàn cầu25. Mặc dù một số lượng lớn phế liệu được tái chế sẽ đẩy ngành công nghiệp của các nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các nước đang phát triển nhưng hiện nay có một số lượng lớn rác thải độc hại được đưa vào dây chuyền xuất nhập bất hợp pháp dưới lớp vỏ bọc là phế liệu. Hành trình của những chất thải độc hại đó đến cuối cùng sẽ bị đốt cháy hoặc được xử lý bằng các hoá chất độc hại khác càng gây ONMT. 1.2.2.1 Thực trạng nhập khẩu phế liệu của một số quốc gia trên thế giới Như đã trình bày ở Mục 1.1.1, trong một số văn bản pháp luật quốc tế không đưa ra những phân biệt về “chất thải” và “phế liệu” như pháp luật môi trường nước ta mà những văn bản này điều chỉnh tất cả các hoạt động nhập khẩu chất thải, trong đó có NKPL. Vì thế, trong phần này sẽ có một số điểm tác giả sẽ phân tích về thực trạng nhập khẩu chất thải nói chung. a) Tại Trung Quốc NKPL từ nước ngoài của Trung Quốc đã bắt đầu từ những năm 1980. Lúc đó, việc thiếu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp cùng với việc nguồn chi phí cao đã làm rào cản cho sự phát triển. Vì thế, để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp thì NKPL là một giải pháp hoàn hảo nhất cho Trung Quốc vào thời điểm bấy giờ. Trong vòng 20 năm, từ năm 1995 đến năm 2016, nhập khẩu chất thải hằng năm của Trung Quốc tăng gấp 10 lần, chỉ từ 4,5 triệu tấn/năm lên đến 46 triệu tấn/năm26. Đỉnh điểm vào năm 2012, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 09 triệu tấn phế liệu từ khắp các quốc gia trên thế giới27. Đứng trước tình trạng đáng báo động về việc ngày càng gia tăng rác thải nhập khẩu vào quốc gia dưới hình thức phế liệu không nguy hại để tái chế, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Chiến dịch hàng rào xanh (Operation Green Fence)”, thực thi kéo dài từ tháng 02 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013 với mục tiêu ngăn chặn việc buôn bán CTNH bất hợp pháp, cùng với đó tăng chất lượng 24 The World Counts. Derek Kellenberg (2015), “The Economics of the International Trade of Watse”, Journal of Annual Review of Resource Economics, 7(1)/2015, p.110. 26 “China tries to keep foreign rubbish out”, https://www.economist.com/china/2017/08/03/china-tries-tokeep-foreign-rubbish-out, truy cập ngày 24/4/2021. 27 Costas Velis (2014), Global recycling markets - plastic waste: a story for one player – China, Vinne, p.3-4 25 11 chất thải nhập khẩu thông qua việc kiểm tra chặt chẽ hơn. Tác động của chiến dịch này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trung Quốc nhập khẩu 13,48 triệu tấn chất thải rắn trong năm 2019, giảm so với 22,63 triệu tấn của năm 2018. Và lượng nhập khẩu chất thải rắn trong 10 tháng đầu năm 2020 của Trung Quốc đã giảm đến 42,7% so với cùng kỳ năm 201928. Trong nỗ lực thực hiện việc sửa đổi “Luật phòng chống và kiểm soát chất thải rắn gây ONMT” về quản lý nhập khẩu chất thải rắn có hiệu lực ngày 01/9/2020, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu chất thải rắn từ ngày 01/01/2021. Một trong những sửa đổi đó là “Không được phép nhập khẩu chất thải rắn dưới bất kỳ hình thức nào. Không được phép đổ, chất đống và thải bỏ chất thải rắn từ bên ngoài vào Trung Quốc”29. Trung Quốc là điểm đến cuối cùng quan trọng nhất của phế liệu trong gần nửa thế kỷ qua, những chính sách hạn chế nhập khẩu chất thải đi đến cấm tuyệt đối nhập khẩu chất thải của Trung Quốc đã phản ánh cam kết của chính quyền Trung Quốc trong việc thúc đẩy tái chế nhiều hơn lượng phế liệu trong nước, giảm sự phụ thuộc vào phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài. b) Tại Malaysia Malaysia nổi lên là nhà NKPL số một kể từ khi Trung Quốc rút khỏi “đường đua”. Phế liệu nhựa nhập khẩu vào Malaysia đã tăng gấp 05 lần lên khoảng 110.000 tấn mỗi tháng vào đầu năm 2018 sau lệnh cấm của Trung Quốc30. Năm 2019, Malaysia đã trả lại 4.120 tấn chất thải nhựa cho 13 quốc gia và dự kiến sẽ trả lại nhiều hơn trong những tháng tới. Tháng 8 năm 2019, một quan chức cấp cao của Bộ Môi trường Malaysia cho biết, Chính phủ Malaysia đã gửi trả lại ít nhất 10 container phế liệu nhựa cho các quốc gia khác nhau và đóng cửa 155 nhà máy xử lý bất hợp pháp31. Đây là những container nhập khẩu bất hợp pháp, không có giấy phép vào nước này. 28 “China to End All Watse Imports on Jan 1”, https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/china-to-end-allwaste-imports-on-jan-1, truy cập ngày 25/4/2021. 29 Điều 24, Điều 25 Đạo Luật Luật Phòng chống và Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường do Chất thải Rắn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sửa đổi bổ sung năm 2015. 30 Greenpeace (2019), Data from the global plastics watse trade 2016-2018 and the offshore impact of China’s foreign waste import ban, East Asia, p.7. 31 Thảo Lê, “Việt Nam tìm cách xuất trả phế liệu như Malaysia, Philippines” , https://nhandan.com.vn/vi-moitruong-xanh/viet-nam-tim-cach-xuat-tra-phe-lieu-cuong-quyet-nhu-malaysia-philippines-374047, truy cập ngày 26/4/2021. 12 Gần đây nhất, vào tháng 3 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Môi trường Malaysia cho biết, quốc gia này sẽ cấm vận chuyển rác thải từ Los Angeles, California vào ngày 14 tháng 3 năm 2021. c) Tại Philippines NKPL tại Philippines tăng gần 03 lần lên 11.900 tấn từ năm 2016 đến năm 2018, số liệu chính thức từ trang tin tức Rappler của Philippines. Tuy nhiên, theo ông Guerrero32, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”, con số thực có thể cao hơn những gì đã công bố. Vào đầu năm 2019, Philippines đã gửi trả tại Hàn Quốc 51 container chứa phế liệu và chính quyền Seoul cũng đã đồng ý chi 47.000 USD chi phí vận chuyển đến cảng Pyeongteake, Hàn Quốc33. Tháng 4/2019, Philippines và Canada đã có cuộc tranh cãi kéo dài giữa hai nước về xuất khẩu rác thải. Tổng thống Philippines - ông Duterte quyết liệt đưa ra tối hậu thư cho chính phủ Canada. Thậm chí, ông đe dọa sẽ cho đổ số rác trước đại sứ quán Canada ở Manila, hoặc đem số rác tới đổ ở hải phận Canada nếu nước này không nhận lại. Trước thực trạng trên, các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu hành động và lần lượt hạn chế NKPL để BVMT quốc gia, sức khoẻ cộng đồng và đẩy mạnh tái chế phế liệu trong nước. Nếu các quốc gia không có những hành động đề ra biện pháp tương thích thì không những không bảo vệ được cho chính đất nước họ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường toàn cầu vì môi trường là một thể thống nhất, không có ranh giới phân chia. 1.2.2.2 Thực trạng nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia NKPL hàng đầu Đông Nam Á. Và theo thời gian, tổng lượng phế liệu nhập khẩu nước ta ngày một tăng lên. NKPL ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã tăng đáng kể khi Chính phủ Trung Quốc cấm nhập khẩu một số loại chất thải rắn kể từ đầu năm 2018. Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 03 Đông Nam Á về NKPL nhựa, chỉ sau Thái Lan và Malaysia34. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, vào năm 2017, tổng lượng phế 32 Lea Guerreo – Giám đốc Tổ chức Hoà bình xanh Philippines. “Philippines Returns Tons of Trash to South Korea”, https://www.ban.org/news/2019/1/15/philippinesreturns-tons-of-trash-to-south-korea, truy cập ngày 25/4/2021. 34 Nguyen Quy, “Viet Nam plastic waste problem goes from bad to worse”, https://e.vnexpress.net/news/news/vietnam-plastic-waste-problem-goes-from-bad-to-worse-3978124.html, truy cập ngày 26/4/2021. 33 13 liệu nhập khẩu vào Việt Nam ước tính hơn 6,5 triệu tấn, tăng hơn 1,8 triệu tấn so với năm 2016. Tổng lượng phế liệu mà Việt Nam nhập khẩu năm 2018 là 9.254.300 tấn phế liệu, tăng hơn 1.308.100 tấn so năm 2017 (7.946.200 tấn)35. Với việc NKPL tăng đột biến như vậy thì lượng phế liệu tồn đọng ở các cảng cũng có sự chuyển biến. Sự tồn đọng này một phần vì dòng chảy phế liệu trên toàn cầu có sự thay đổi bởi chính sách cấm nhập khẩu của Trung Quốc, mặt khác còn vì công tác quản lý yếu kém kéo dài nhiều năm mặc dù các phương tiện truyền thông đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng tồn đọng từ lâu. Bên cạnh đó, là việc thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm BVMT của các chủ thể NKPL làm NLSX. Nếu đầu năm 2019, số lượng container lưu giữ tại cảng biển khoảng gần 24.000 container thì đến tháng 12/2019, số lượng container tồn đọng tại cảng biển khai báo là phế liệu và hàng đã qua sử dụng nhập khẩu còn chưa tới 10.000 container (giảm hơn 50%)36. Trong đó tập trung chủ yếu tại khu vực cảng Hải Phòng (khoảng 1223 container nhựa phế liệu, 93 container giấy phế liệu, 2.360 container hàng đã qua sử dụng) và khu vực cảng Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.300 container phế liệu. Báo cáo của Tổng cục Hải quan trong năm 2020, lượng phế liệu sắt, thép nhập về Việt Nam đạt 6,3 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2019. Phế liệu sắt thép có nguồn gốc xuất xứ từ 02 thị trường chính là Nhật Bản và Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng tới 70%. Năm 2019, Việt Nam nhập hơn 5,6 triệu tấn phế liệu sắt thép từ các nước, trong đó, từ Nhật Bản khoảng 2,2 triệu tấn. Như vậy, sau chỉ 01 năm, lượng phế liệu sắt thép từ Nhật vào Việt Nam đã tăng 1,1 triệu tấn. Phế liệu sắt, thép nhập khẩu vào nước ta phục vụ cho tái chế. Nhiều doanh nghiệp sử dụng các loại sắt thép phế liệu cho công đoạn nung, luyện phôi gang để tạo sản phẩm mới. Trong đầu năm 2021, có khoảng 1.382 container phế liệu nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn nằm ở cảng Cát Lái buộc phải tái xuất, nhưng chỉ mới 140 container được các hãng tàu tái xuất37. Đây là những container chứa phế liệu chủ yếu là nhựa; bao bì các loại chưa băm, cắt, còn lẫn tạp chất; thậm chí cả rác thải;... có mùi hôi thối, tồn đọng nhưng chủ hàng không đến nhận. Đến đầu tháng 4/2021, đã có 06/30 hãng tàu đồng ý tái xuất hàng phế liệu tồn đọng và có 02 hãng tàu khác cũng đang tiến hành 35 Vĩnh Khang, “Nguy cơ phế liệu tràn vào thị trường trong nước”, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xahoi/nguy-co-phe-lieu-tran-vao-thi-truong-trong-nuoc-351585/, truy cập ngày 26/4/2021. 36 Lam Nghi, “Chỉ còn 3423 container phế liệu tồn đọng tại cảng”, https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinhdoanh/chi-con-3423-container-phe-lieu-ton-dong-tai-cang-1191465.html, truy cập ngày 26/4/2021. 37 “Tái xuất phế liệu ra khỏi Việt Nam: Vướng do đâu?”, https://haiquanonline.com.vn/tai-xuat-phe-lieu-rakhoi-viet-nam-vuong-do-dau-143243.html%2029/3/2021, truy cập ngày 26/4/2021. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan