Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp giáo dục năng lực sáng tạo của học sinh thông qua dự án học...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp giáo dục năng lực sáng tạo của học sinh thông qua dự án học tập trong dạy học khoa học 4

.PDF
79
749
61

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐINH THỊ HẰNG GIÁO DỤC NĂNG L ự c SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA D ự ÁN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC 4 KHÓA LUÂN TỐT NGHIÊP ĐAI HOC • • • • Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học Ngưòi hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Thị Nguyên HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm khoá luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Trong quá trinh thực hiện đề tài khoá luận, dù đã cố gắng những do thời gian và năng lực có hạn nên tôi vẫn chưa đi sâu khai thác hết được, vẫn còn nhiều thiếu xót và hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viền Ngô Thị Liên LỜI CAM ĐOAN Đề tài khoá luận: “Giáo dục lổỉ sống cho học sinh tiểu học bằng dự án học tập” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS.Nguyễn Thị Hương. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Sinh viền Ngô Thị Liên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDLS : giáo dục lối sống DAHT : dự án học tập pp : phương pháp PPDHTDA : phương pháp dạy học theo dự án PPDA : phương pháp dự án DHTDA : dạy học theo dự án GD : giáo dục HSTH : học sinh tiểu học GV : giáo viên HS : học sinh TN : thực nghiệm ĐC : đối chứng VD : ví dụ MỤC LỤC MỞ Đ Ầ U .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tà i................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứ u......................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu............................................ 2 4. Nhiệm vụ nghiên c ứ u .......................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứ u .......................................................................................... 2 6. Phưomg pháp nghiên cứu................................................................................. 3 - Phương pháp nghiên cứu lí lu ận ;..................................................................... 3 7. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 3 NỘI D U N G ................................................................................................................4 Chương 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ c ơ SỞ T H ự C TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC BẰNG D ự ÁN HỌC T Ậ P . 4 1.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục lối sống cho HSTH bằng dự án học tập .. 4 1.1.1. Một số vấn đề giáo dục lối sống cho H S T H ...................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 4 1.1.1.2. Vai trò của việc giáo dục lối sống cho HSTH..............................7 1.1.1.3. Đặc điểm của giáo dục lối số n g .....................................................8 1.1.1.4. Phương pháp giáo dục lối sống......................................................9 1.1.1.5. Hình thức giáo dục lối số n g ......................................................... 10 1.1.2. Dự án học t ậ p ........................................................................................11 1.1.2.2. Đặc điểm của dự án học tậ p ......................................................... 14 1.1.2.3. Ưu thế của dạy học dự án trong việc đổi mới giáo d ụ c ........... 16 1.1.2.4. Phân loại dự án học tậ p .................................................................17 1.1.2.5. Quy trình dạy học theo dự á n .......................................................18 1.1.3. Đặc điểm của học sinh lớp 4, 5 .......................................................... 20 1.1.3.1. Đặc điểm sinh lý...........................................................................20 1.1.3.2. Đặc điểm tư d u y .............................................................................21 1.1.3.3. Đặc điểm tâm l ý .............................................................................23 1.1.4. Sự phù hợp giữa DAHT và GDLS cho H STH ............................... 24 1.2. Cơ sở thực tiễ n .......................................................................................... 26 1.2.1. Thực trạng việc giáo dục lối sống cho học sinh tiểu h ọ c ............... 26 1.2.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp trong giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học.............................................................................................. 28 1.2.3. Hiểu biết của giáo viên về phương pháp dạy học D A H T .............. 29 1.2.4. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học DAHT trong GDLS cho H S T H ................................................................................................................ 30 Chương 2. GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC BẰNG D ự ÁN HỌC T Ậ P ........................................................................................................ 33 2.1. Thiết kế dự án học tập để giáo dục lối sống cho học sinh tiểu h ọ c......33 2.1.1. Nguyên tắc thiết kế dự án học tập để giáo dục lối sống cho học sinh tiểu h ọ c ............................................................................................................... 33 2.1.1.1. Nguyên tắc thiết kế DAHT để GDLS cho HSTH tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn..............................33 2.1.1.2. Nguyên tắc thiết kế DAHT để GDLS cho HSTH dựa trên những kĩ năng sống, giá trị đạo đức chuẩn của xã h ộ i...........................................34 2.1.1.3. Nguyên tắc thiết kế DAHT để GDLS cho HSTH đảm bảo phát huy tính tích cực của người h ọ c ..................................................................... 34 2.1.1.4. Nguyên tắc thiết kế DAHT để GDLS cho HSTH đảm bảo sự hỗ trợ phương tiện kĩ thuật hiện đại trong quá trinh dạy họ c......................... 35 2.1.2. Quy trình thiết kế dự án học tập để giáo dục lối sống cho học sinh tiểu h ọ c ............................................................................................................... 36 2.1.3. Ví dụ minh ho ạ.......................................................................................38 2.2. Tổ chức giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học bằng dự án học tậ p .. 44 2.2.1. Yêu cầu cần đạt sau giáo dục lối số n g .............................................. 44 2.2.2. Quy trình vận dụng giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học bằng dự án học tậ p ..................................................................................................... 46 2.2.3. Ví dụ minh ho ạ.......................................................................................48 Chương 3. T H ự C NGHIỆM KHOA H Ọ C ......................................................56 3.1. Mục đích thực n g h iệ m ............................................................................... 56 3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 56 3.3. Đối tượng thực n ghiệm .............................................................................. 57 3.3.1. Lớp thực nghiệm .................................................................................. 59 3.3.2. Giáo v iê n ................................................................................................60 3.4. Thời gian thực nghiệm, khảo s á t............................................................ 60 3.5. Kết qu ả...........................................................................................................60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN N G H Ị............................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ......................................................................................68 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Mức độ cần thiết của giáo dục lối sống.................................................26 Bảng 1.2: Mức độ GDLS cho HSTH......................................................................27 Bảng 1.3: Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong giáo dục lối sống choHSTH................................................................................................. 28 Bảng 1.4: Hiểu biết của GV về phương pháp dạy học DAHT............................. 29 Bảng 1.5: Mức độ nhận thức sử dụng PPDH DAHT trong GDLS cho HSTH....... 30 Bảng 1.6: Thực trạng sử dụng PPDH DAHT trong GDLS cho H S T H ............. 31 Bảng 3.1: Quy mô phát triển trường Tiểu học Nam H ồng............................. 58 Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra chất lượng HS ở lớp thực nghiệm và đối chứng................................................................................................ 61 Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra chất lượng HS ở lớp thực nghiệm và đối chứng................................................................................................ 63 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục là một trong những vấn đề quan trọng của nền giáo dục hiện nay. Một trong những nội dung đang được quan tâm và có những bước tiến mạnh mẽ đó là giáo dục lối sống cho HS trong nhà trường phổ thông nói chung và HSTH nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ. Đối với học sinh, việc hình thành lối sống cho trẻ cần và nên được giáo dục ngay từ khi các em còn nhỏ, làm nền tảng cho sau này. GDLS để các em thích nghi với mọi sự thay đổi của cuộc sống, sống hài hòa, sống có ích, sống có trách nhiệm. Việc giáo dục lối sống cho HSTH là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với mỗi cá nhân. Bởi lẽ, theo đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2015, GDLS bao gồm giáo dục: giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống,... giúp trẻ chuyển tri thức, tình cảm, niềm tin thành các giá trị xã hội, thành hành động thực tế mang tính tích cực xã hội. Với cách tích hợp trên, hiện nay, việc tổ chức các hoạt động GDLS khiến cho giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách giáo dục phù hợp. Cho nên, việc GDLS vẫn còn mang tính lý thuyết, riêng lẻ, bị xem nhẹ. Việc giáo dục cho HSTH thường chỉ diễn ra trong một số tình huống giáo dục, hay chủ yếu trong phân môn đạo đức. Và hầu hết giáo viên thường lựa chọn cách giảng giải cho học sinh hiểu về một vấn đề nào đó chứ học sinh không được trực tiếp tác động vào tình huống giáo dục. Cũng đã có rất nhiều đề tài đã nghiên cứu về việc GDLS cho HSTH nhưng hầu hết vẫn chưa vận dụng được hết những ưu điểm của việc GDLS và chưa đưa ra được phương pháp GDLS thực sự phù hợp. Có nhiều cách tiếp cận trong tổ chức GDLS cho HSTH như dựa vào vấn đề, dựa vào dự án, trải nghiệm,... Với mỗi cách tiếp cận lại mang lại hiệu quả 1 giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, việc GDLS nên được tiến hành bằng những dự án chứa đựng những nhiệm vụ cụ thể để HS giải quyết, từ đó HS rút ra được những cách sống, những bài học đáng quý. Đó chính là phương pháp GDLS bằng DAHT. Với đặc điểm tích họp, định hướng thực tiễn, tạo ra sản phẩm, vô cùng có ưu thế trong thực tiễn, và đặc biệt là trong việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục các hành vi phù họp với chuẩn mực đạo đức cho trẻ. Từ các lý do trên chúng tôi xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài giáo dục “Giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học bằng dự án học tập”. Nhằm đề xuất ra các giải pháp giáo dục hợp lý để giáo dục lối sống cho học sinh, giúp tháo gỡ một phần khó khăn trong giáo dục ở trường tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất quy trình giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học bằng dự án học tập. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc giáo dục lối sống cho HSTH bằng DAHT. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục lối sống cho HSTH. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục lối sống cho HSTH. - Thực tiễn của việc giáo dục lối sống cho HSTH. - Thực tiễn của việc dạy học theo dự án học tập. - Thiết kế một số dự án giáo dục lối sống cho HSTH. - Tổ chức một số dự án giáo dục lối sống cho HSTH. - Thực nghiệm khoa học. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung giáo dục lối sống cho học sinh lớp 4, 5. - Trường Tiểu học Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội. 2 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận; - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu; - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; - Phương pháp đánh giá; 7. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và tổ chức được các dự án học tập phù họp, nhằm giáo dục lối sống cho HSTH thì sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn trong việc GDLS cho HSTH, nâng cao chất lượng giáo dục lối sống nói riêng và giáo dục hiện nay nói chung. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khoá luận có cấu trúc như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học bằng dự án học tập Chương 2: Giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học bằng dự án học tập Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3 NỘI DUNG Chương 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ c ơ SỞ THựC TIỄN CỦA VIÊC • GIÁO DUC • LỐI SỐNG CHO HOC • SINH TIỂU HOC • BẰNG D ự ÁN HỌC TẬP 1.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục lối sống cho HSTH bằng dự án học tập 1.1.1. M ột sổ vấn đề giáo dục lối sổng cho H ST H 1.1.1.1. Khải niệm - Lối sống Trong tiếng Anh, “Lối sống” được diễn đạt bằng các cụm từ như: “way of life” hoặc là “life style”, tức là “cách sống” hoặc là “phong cách sống”. “Lối sống” là một khái niệm khá gần gũi và quen thuộc đối với mỗi người. “Lối sống” có ngoại diên rộng và vô cùng phong phú, dưới đây là một số khái niệm về lối sống của các nhà khoa học: Định nghĩa của Đôbơrianốp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người”. [13] Khái niệm loi sống được tác giả quan niệm khá rộng rãi, là toàn bộ sinh hoạt cá nhân, xã hội của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống. Với quan niệm này, tác giả có cách nhìn khái quát về lối sổng. Tuy nhiên vẫn chưa có sự lí giải rõ ràng về lối sống. Định nghĩa của Daxêpin: “Lối sống là tập hợp những hình thức hoạt động của con người trong một thể thống nhất với môi trường hoạt động của xã hội và cá nhân”. Tác giả này còn nêu ra các dạng hoạt động của lối sống là: Hoạt động cải tạo, hoạt động định hướng, hoạt động giao tiếp và hoạt động nghệ thuật. [4] Trong quan niệm của Daxêpin về loi sổng, tác giả đã có cái nhìn toàn diện về lối sống của cá nhân, tuy nhiên vẫn chưa chỉ ra được lổi sổng của tập thể, hay một xã hội. Gần đây, trong một số nghiên cứu của một số nhà khoa học người Việt Nam cũng đề xuất một số định nghĩa về lối sống như sau: 4 Định nghĩa của Trần Văn Bính và cộng sự: “Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”. [12] Quan niệm lối sổng của Trần Văn Bỉnh được miêu tả ở phạm vi rộng, mô tả một cách chung chung về lổi sổng, chưa có sự cụ thể trong quan niệm về lối sống. Định nghĩa của nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng và Lưu Thu Thủy: “Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự,...) tạo nên cái riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó”. [11] Nhóm tác giả trên đã đưa ra quan điểm về lối sổng trong phạm vi hẹp, chỉ dừng lại ở những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử của cá nhãn hay nhóm người. Khái niệm “Lối sổng” cần được hiểu rõ cả của xã hội, cộng đồng. Định nghĩa của Lê Đức Phúc: “Lối sống là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những hình thức hoạt động mang tính ổn định, đặc trưng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này được quy định bởi trình độ nhận thức về lẽ sống cũng như điều kiện thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến giá trị vãn hóa”. [18] Trong quan niệm về lổi sổng của tác giả Lê Đức Phúc, khái niệm lối sống đã được hiểu khá rõ ràng, mô tả được những đặc trưng của lối sổng. Từ những quan điểm trên, ta có thể hiểu: Lối sống là cách sống của một người hay một cộng đồng, được biểu hiện qua các hoạt động, việc làm như: lao động, học tập, sinh hoạt,... tạo thành một thói quen có tỉnh chất định hướng, có chất lượng li tưởng. Lối sống là phương cách thể hiện tất cả các cẩu trúc, nền vãn hoá, các đặc trưng vãn hoá của một con người hay một cộng đồng. - Giáo dục lối sống Lối sống bao gồm nhận thức đạo đức và hành vi. Lối sống biểu hiện ra bên ngoài bằng việc nhận thức các giá trị và hành vi của con người. Lối sống được biểu hiện bằng sự hiểu biết các quy định của luật pháp và các quy tắc của cộng đồng, các quy luật tự nhiên, xã hội và cách ứng xử tưomg tác với nhận thức 5 đó. Lối sống như thế nào sẽ biểu hiện ra bên ngoài hành vi thực tế như thế ấy, được đánh giá theo các chuẩn mực có thể cảm nhận được của cuộc sống. Kĩ năng sống là biểu hiện ra bên ngoài của lối sống. Như vậy, GDLS là giáo dục cách cư xử có văn hóa với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình. Chương trình GDLS cần được đưa vào nhà trường nhằm thay thế chương trình giáo dục đạo đức mang đầy tính lý thuyết suông hiện nay. - Giáo dục lổi sổng cho HSTH GDLS là cho HSTH là giáo dục cách cư xử chuẩn mực trong cuộc sống thường ngày. Trẻ học cách cư xử có trách nhiệm và chia sẻ. Đó là cách cư xử của trẻ với bạn bè cùng trang lứa với thầy cô ở trường, với những người trong gia đình và với mọi người nói chung. Trẻ học cách nhận ra giá trị của gia đình, thầy cô, bạn bè trong xã hội nhỏ bé em đang sống. Trẻ học cư xử với chính bản thân mình: giữ gìn sức khỏe, tự phục vụ, ứng phó trong một số tình huống cụ thể,... Trẻ học cách cư xử với thế giới tự nhiên và thế giới đồ vật, học cách bảo vệ môi trường bằng lối sống tiết kiệm tiêu dừng, trân trọng những gì em có, yêu mến vật nuôi, cây cỏ hoa lá quanh em,... Trẻ học cách sử dụng các thành quả văn minh xã hội hiện đại, trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Quan niệm về GDLS như vậy làm thay đổi hẳn nội dung môn Đạo Đức hiện có. Từ góc độ chương trình hiện hành, GDLS tích họp trong mình giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục vì sự phát triển bền vững, giáo dục sức khỏe,... GDLS đề cao tinh thần thần trách nhiệm và năng lực chia sẻ của học sinh trong các quan hệ nêu trên. Trẻ cần học trách nhiệm với từng hành vi của mình: trách nhiệm với công việc được giao, trách nhiệm với gia đình, bạn bè, thầy cô, trách nhiệm với chính bản thân mình, trách nhiệm với thế giới tự nhiên, xã hội mình đang sống,... Trong sự đa dạng của xã hội với bản sắc phong phú của từng cá nhân, ữẻ cần học cách chia sẻ. Chia sẻ để hiểu biết lẫn nhau, để đồng cảm với người mình chia sẻ, chia sẻ để cùng chung sống. [14] 6 Như vậy, GDLS cho HSTH là giáo dục cho trẻ cách ứng xử phù hợp, các chuẩn mực đạo đức, các hành vi có ích cho xã hội, cho cộng đồng,... để từ đó trẻ hoàn thiện bản thân mình, biết làm những việc tốt, sống có ích và trở thành người có ích cho xã hội. 1.1.1.2. Vai trò của việc giáo dục lối sổng cho HSTH GDLS là cầu nối giúp con người biến kiến thức thành những hành động, những thói quen lành mạnh. Do đó, GDLS cực kì quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn: Đối với mỗi cá nhân, GDLS giúp các em hình thành được những hiểu biết, hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Đối với trẻ chưa thành niên, trẻ phát triển rất nhanh chóng về tâm sinh lí. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về thể chất, thì óc tò mò, thích được khẳng định mình, thích làm người lớn, dễ hành động bột phát, nhu cầu giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi,... cũng phát ừiển. Do thiếu kinh nghiệm sống và suy nghĩ còn nông cạn, cảm tính nên các có thể ứng phó không lành mạnh trước những áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là áp lực tiêu cực từ bạn bè và người xấu như: sa vào các tệ nạn xã hội, phạm pháp, tự vẫn hoặc có những hành vi bạo lực với người khác. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội trong cuộc sống ngày nay, cùng với sự sa sút của suy thoái lối sống thì GDLS giúp các em làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của mình, sống tích cực, lành mạnh. Ngoài ra, GDLS còn có ảnh hưởng lớn với sự phát triển của các em, mọi hành vi, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của các em đều cần được giáo dục để rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Nó giúp tăng cường khả năng tâm lý xã hội của các em, khả năng thích ứng và giúp các em có cách thức tích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống. Đối với xã hội, GDLS cho HS có ý nghĩa lớn, GDLS cho cá nhân HS để hình thành lối sống cho cả cộng đồng, xã hội. GDLS để giúp các em có ý thức duy trì, tiếp nối lối sống tốt đẹp của xã hội, cộng đồng. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, trước những hậu quả của một xã hội công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trước những nguy cơ suy thoái lối sống truyền 7 thống dân tộc,... GDLS hết sức quan ttọng, nó giúp xã hội đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống, hình thành lối sống lành mạnh cho cả xã hội, cả cộng đồng. Không những thế, GDLS trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay là một trong những nội dung quan trọng và bức thiết của nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. GDLS là cầu nối giúp con người biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Như vậy, GDLS có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác giáo dục. GDLS quan trọng và cần thiết vậy, nhưng làm thế nào để GDLS cho HSTH để đạt được những kết quả tốt nhất, hiệu quả cao nhất? Đó cũng chính là vấn đề cần đặt ra đối với việc GDLS cho HSTH. 1.1.1.3. Đặc điểm của giáo dục lối sổng Xuất phát từ mục đích và kết quả mong muốn đạt được ở việc GDLS cho HS, GDLS mang những đặc điểm chính sau: Trước hết GDLS định hướng hành động: Với đặc điểm của nền giáo dục hiện nay, chúng ta đang hướng tới là nền giáo dục theo 4 trụ cột giáo dục: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình” thì việc GDLS cần gắn với những hoạt động thực tế, những nhiệm vụ cụ thể trong cuộc sống hàng ngày để HS có cơ hội tìm hiểu, hiểu biết và vận dụng, chính các em là trung tâm của quá trình hoạt động. Tham gia vào hoạt động, các em là chủ thể, là trung tâm của quá trình giáo dục. Từ đó, HS rút ra được những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Tính hoạt động của GDLS chính là cầu nối giúp HS chuyển tri thức, niềm tin thành các hoạt động thực tế, mang lại nhiều bài học thực tiễn cho các em. GDLS cho HSTH mang tính thực tiễn: Việc GDLS cần gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các em. Những bài học về GDLS là những tình huống, những việc làm gần gũi trong cuộc sống, nhằm giúp các em có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của cá nhân vào chính thực tiễn của mình để có thể giải quyết được các vấn đề về GDLS cho các em, đặc biệt là các vấn đề mang tính thời sự. GDLS phải thiết thực, gần gũi để huy động vốn kiến thức, phát huy khả năng và tính tích cực và sáng tạo ở HS. 8 GDLS thực sự hiệu quả qua trải nghiệm: Sự trải nghiệm là điều kiện để hình thành kĩ năng và hành vi mong muốn ở HS. Sự trải nghiệm sẽ đặt HS vào những tình huống thực tế, tạo môi trường và động cơ để HS tham gia và xử lý được các vấn đề về lối sống trong thực tế cuộc sống của các em. Trải nghiệm giúp các em tích luỹ được kiến thức cũng như kinh nghiệm, làm nền tảng cho cuộc sống của các em sau này. Đe hình thành các kĩ năng sống, các giá trị sống,... ở HS thì việc GDLS cần trải qua sự trải nghiệm lâu dài. GDLS không phải là những bài học riêng lẻ, rời rạc trong thời gian ngắn mà là sự tích hợp cần có nhiều trải nghiệm lâu dài, có hệ thống. Do đó, môi trường tự nhiên để hình thành nên lối sống cho HS là chưa đủ mà người GV cần thiết kế, tạo ra nhiều môi trường để các em có nhiều cơ hội trải nghiệm hơn. 1. 1. 1. 4 . Phương pháp giáo dục loi sổng GDLS có thể thông qua khai thác nội dung các môn học có tiềm năng như môn Đạo đức, môn Tự nhiên xã hội, môn Khoa học ở tiểu học và môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (ở trung học),... Nhưng theo định hướng đổi mới chương trình sau năm 2015, việc GDLS cho HS được thực hiện theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được luyện tập, thực hành, trải nghiệm trong quá trình học tập nội dung GDLS. Dưới đây là một số phương pháp GDLS qua sử dụng các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực: - Phương pháp hợp tác theo nhóm: Dạy học theo nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác. Trong dạy học hợp tác, GV tổ chức cho HS hoạt động cùng trao đổi, thảo luận để đưa ra suy nghĩ, quan điểm, quyết định và giải quyết một vấn đề trong những nhóm nhỏ để HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong thời gian nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, HS chia sẻ kinh nghiệm và họp tác để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ được giao. - Dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề không phải là phương pháp dạy học cụ thể mà là một quan điểm dạy học. Theo đó sự lĩnh hội 9 tri thức diễn ra thông qua việc tổ chức cho HS hoạt động đặt và giải quyết vấn đề. Sau khi giải quyết vấn đề, HS sẽ thu nhận được kiến thức mới, kĩ năng mới hoặc thái độ tích cực. Dạy học giải quyết vấn đề tạo điều kiện cho HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển các năng lực. - Nghiên cứu trường hợp, tình huống: Trong dạy học theo trường hợp, thay vì trình bày lí thuyết, người ta bàn thảo về những trường họp cụ thể trong thực tiễn. Như vậy, nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học, trong đó HS tự giác nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của một tình huống đặt ra, trọng tâm của quá trình dạy học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường họp được lựa chọn trong thực tiễn. - Phương pháp đóng vai: Phương pháp đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định. GV phải tạo ra một tình huống thật hoặc tưởng tượng, trong đó có nhiều nhân vật/vai khác nhau. HS được khuyến khích nghiên cứu những tình huống đó với các nhân vật khác nhau rồi ứng biến các phản ứng của các nhân vật cho các bạn cùng lớp theo dõi. - Phương pháp trò chơi: Đây là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề/thể nghiệm hành động. Trò chơi gồm nhiều loại. Trò chơi có thể được điều chỉnh theo nội dung bài học và được sử dụng khi ôn tập. Trò chơi có thể được sử dụng bởi cá nhân, trong nhóm hay với cả lớp. 1. 1. 1. 5 . Hình thức giáo dục loi sổng Hình thức GDLS cho HS trong nhà trường rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các phòng học với các giờ giảng dạy theo chương trình quy định mà còn đưa ra các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể học sinh tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc các hoạt động xã hội từ thiện. - GDLS lồng ghép vào các môn học: GDLS cho HSTH được giáo dục lồng ghép vào các môn học, đặc biệt là môn đạo đức trong chương trình tiểu học. - GDLS cho HSTH thông qua các hoạt động ngoại khoá: Việc xây dựng, lồng ghép nội dung GDLS vào các hoạt động phong phú như hoạt cảnh, chương 10 trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi,... để thu hút đông đảo HS tham gia, để lại ấn tuợng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Tăng cường các hoạt động tập thể sinh động, phong phú, câu lạc bộ, công tác đội của HS, lôi cuốn được HS tham gia để GDLS lành mạnh cho các em. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan di tích,.. .các hoạt động xã hội từ thiện như: giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, các HS có hoàn cảnh khó khăn, các trường ở vừng sâu xa, cứu trợ đồng bào bị thiên tai,... - GDLS theo những tấm gương điển hình: GDLS cho HS không chỉ lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo dục, nhằm tạo ra ở các em niềm hứng khởi và xúc cảm thẩm mĩ. Đe làm được điều đó có thể dựa vào các tấm gương sống động của các anh hùng liệt sĩ, các tác phẩm nghệ thuật, những việc làm tốt của người xung quanh,... - GDLS cho HS bằng ca dao, tục ngữ: Ca dao, tục ngữ là những kinh nghiệm, điều hay lẽ phải mà ông cha ta để lại, đó là kho tàng quý báu, giáo dục HS hoàn thiện nhân cách. - Thực hiện những hoạt động cứu trợ, tặng quà giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, mồ côi đang theo học tại trường, người dân bị thiên tai để khơi dậy lòng nhân ái ở HS. Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện tương tự, nhằm giáo dục cách sống cho HS, khơi dậy tinh thần tương thân tương thân, tương ái trong cộng đồng. Như vậy, hình thức GDLS cho HSTH diễn ra khá phong phú trong nhả trường tiểu học. GDLS có thể tiến hành trong mọi hoạt động để giáo dục lối sống cho các em, đồng thời hình thành những kĩ năng sống cho HSTH. Chính vì vậy, GDLS nên được tiến hành giáo dục bằng những nhiệm vụ cụ thể, thực tiễn, mang tính tích hợp nhiều hoạt động để việc GDLS đạt hiệu quả cao. 1.1.2. D ự án học tập 1. 1. 2 . 1. Khái niệm phương pháp dạy học theo dự án Thuật ngữ “dự án” trong tiếng Anh là “project”, có gốc tiếng Latinh là “projicere” có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế. 11 Trong từ điển tiếng Việt (của GS Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh)., dự án (dt): Bản thảo về một việc gì đó. Putt (1982) đinh nghĩa PPDH TDA là một “công cụ mang tính phương pháp”. Woodward đã coi các dự án như “các bài tập tổng hợp - những kĩ năng kĩ thuật học được khi làm việc độc lập được ứng dụng trong hoàn cảnh cụ thể”. Khái niệm dự án được hiểu là một dự định hay kế hoạch trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Dự án được thực hiện ừong những điều kiện xác định và có tính phức họp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Như vậy, DAHT là những dự định, kế hoạch chứa đựng những nhiệm vụ học tập mang tính thích hợp, thực tiễn, xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được giải quyết các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đề ra. Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học trong đó học sinh tham gia vào việc tìm hiểu những vấn đề hấp dẫn và cuối cùng phải tạo ra được những sản phẩm thực tế. Các dự án cho phép tạo ra nhiều cơ hội học tập tại lớp hơn, rất đa dạng về chủ đề và quy mô, có thể được tổ chức rộng rãi. Dự án được phát triển từ những vấn đề mang tính thách thức, không thể giải quyết chỉ bằng kiến thức học vẹt. Dự án đặt học sinh vào những vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, ra quyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo. Học tập dựa trên dự án là một mô hình học tập khác với các hoạt động học tập truyền thống với những bài giảng ngắn, tách biệt và lấy GV làm trung tâm. Theo đó các hoạt động học tập được thiết kế lấy người học làm trung tâm và hòa nhập với những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại. Mục tiêu của một dự án (được định nghĩa là việc nghiên cứu có chiều sâu về một chủ đề học tập) là để học nhiều hơn về một chủ đề chứ không chỉ là để tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi mà GY đưa ra. Trong các lớp học sử dụng cách học dựa trên dự án, người học cộng tác với các bạn trong lớp trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết vấn đề có thật trong đời sống (authentic), theo sát chương trình học (curriculum-base) và có phạm vi kiến thức liên môn (interdiscriplinary), cuối cùng trình bày công việc mình đã làm trước một cử tọa 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan