Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa nghiên cứu so s...

Tài liệu Khoá luận thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
105
1
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ ------ ----- NGUYỄN NGỌC THẢO NGUYÊN THU THẬP CHỨNG CỨ, TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Chuyên ngành Luật Tố tụng Hình sự TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ ------ ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT THU THẬP CHỨNG CỨ, TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN NGỌC THẢO NGUYÊN KHÓA: 42 – MSSV: 1753801015160 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. NGUYỄN PHƯƠNG THẢO TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp “Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Phương Thảo, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 06 năm 2021 Tác giả NGUYỄN NGỌC THẢO NGUYÊN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLTTHS 2003: Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 BLTTHS 2015: Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 StPO: German Code of Criminal Procedure BLTTHS Nhật Bản: Bộ luật Tố tụng Hình sự Nhật Bản CQĐT: Cơ quan điều tra VKS: Viện kiểm sát THTT: Tiến hành tố tụng BLDS 2015 Bộ Luật Dân sự 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ, TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA ............................................................... 1 Giới thiệu Chương 1....................................................................................................... 1 1.1. Khái quát chung về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa 1 1.1.1. Khái niệm thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ............... 1 1.1.2. Đặc điểm của thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ......... 3 1.1.3. Vai trò của chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong quá trình chứng minh ................ 6 1.1.4. Ý nghĩa của thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa............. 8 1.2. Cơ sở quy định về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa . 10 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển quy định về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ............................................................................................ 12 1.3.1. Giai đoạn trước năm 2003............................................................................ 12 1.3.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2015................................................ 14 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2015 đến nay ................................................................... 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 17 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ, TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA ......................................................................................... 18 Giới thiệu Chương 2..................................................................................................... 18 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ............................................................................... 18 2.1.1. Người bào chữa trong tố tụng hình sự ......................................................... 18 2.1.2. Một số nguyên tắc đảm bảo việc thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ....................................................................................................... 23 2.1.3. Thời điểm người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật .................... 27 2.1.4. Các hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ...... 31 2.1.5. Thủ tục giao nộp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa .... 39 2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ................................................................... 40 2.2.1. Pháp luật tố tụng hình sự của Đức về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ....................................................................................................... 41 2.2.2. Pháp luật tố tụng hình sự Nhật Bản về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ................................................................................................ 49 2.2.3. So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật một số quốc gia về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ......................................... 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 69 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ, TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA ................................................................................ 70 Giới thiệu Chương 3..................................................................................................... 70 3.1. Thực tiễn thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ............... 70 3.1.1. Những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa .......................................................................................... 70 3.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa .......................................................................................... 75 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ........................................ 77 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ............................................................................. 77 3.2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa ............................................................................. 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 87 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quyền con người luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ ở tầm quốc gia mà bao quát ở tầm quốc tế. Xã hội, kinh tế ngày càng phát triển nhận thức của mỗi cá nhân về quyền lợi của bản thân ngày càng nâng cao, vì thế các quốc gia cũng ngày càng chú trọng và luôn đổi mới pháp luật theo hướng đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Đặc biệt là vấn đề quyền con người trong pháp luật tố tụng hình sự, bởi hậu quả pháp lý dành cho một người khi bị kết luận là có tội có thể đạt đến khung hình phạt cao nhất là tử hình. Trong đó quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của người bị buộc tội, được ghi nhận và đảm bảo trong quy định pháp luật của các quốc gia, theo đó trao cho người bị buộc tội, người bào chữa quyền thực hiện một số hoạt động để đảm bảo quyền bào chữa này. Hiến pháp 2013 thừa nhận người bị buộc tội được đảm bảo có quyền bào chữa hoặc nhờ người bào chữa. Theo đó BLTTHS 2015 cũng ghi nhận việc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội thành nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự. Một trong số những quyền có thể đảm bảo nguyên tắc trên chính là quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. BLTTHS 2015 đã đặt ra quy định chính thức thừa nhận hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật là quyền của người bào chữa. Đồng thời thực hiện một số sửa đổi, bổ sung so với BLTTHS 2003 về những hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật để mở rộng, củng cố quyền cho người bào chữa. Điều này chứng minh quan điểm của các nhà làm luật hiện nay ngày càng xem trọng vai trò của người bào chữa và đang từng bước nâng cao vị thế của người bào chữa trong quan hệ tố tụng và trong quan hệ tranh tụng với bên công tố. Tuy nhiên trên thực tế mặc dù đã có quy định pháp luật nhưng người bào chữa vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật. Bởi quy định pháp luật vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, thiếu sót dẫn đến tình trạng cơ quan có thẩm quyền THTT gây khó dễ, cản trở người bào chữa thực hiện quyền của mình; Các cá nhân, cơ quan, tổ chức thường bỏ qua, không phối hợp với người bào chữa. Những điều này dẫn đến thực tế người bào chữa vẫn không thể thực hiện quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của mình một cách hiệu quả. Quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội vẫn không được đảm bảo toàn vẹn. Nhận thức được vấn đề này tác giả đã chọn đề tài “Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa: nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn đưa ra những kiến nghị có thể khắc phục, cải thiện tình trạng người bào chữa không thể thực hiện tốt quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật trên thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Quyền bào chữa nói chung hay vấn đề về hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa nói riêng luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Sau khi tìm hiểu tác giả biết được một số công trình nghiên cứu sau: - Lương Thị Mỹ Quỳnh (2012), “Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. - Phan Trung Hoài (2016), “Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. - Trần Quang Tiệp (2013), “Chế định chứng cứ trong Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. - Lê Nhật Bảo (2013), “Người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp. - Trần Thị Thúy (2014), “Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp. - Nguyễn Văn Út (2019), “Quyền gặp, hỏi người bị buộc tội của người bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự”, Luận văn thạc sĩ. - Nguyễn Thi Huyền Trang (2020), “Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ. - Nguyễn Thành Công (2020), “Quyền của người bào chữa theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ. Quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa còn được phân tích trên một số bài viết tạp chí: - Trần Quang Tiệp (2007), “Một số vấn đề lý luận về phương pháp thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2007. - Vũ Gia Trưởng (2010), “Vai trò của luật sư trong việc thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự”, Nghề luật, Học viện tư pháp, Số 3/2010, tr. 39-41. - Phan Trung Hoài (2014), “Một số kiến nghị cụ thể về quyền thu thập và đánh giá chứng cứ của luật sư trong tố tụng hình sự”, Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Số 8/2014, tr.8-14. - Phạm Hồng Hải (2014), “Muốn tranh tụng có hiệu quả trong các vụ án hình sự Luật sư cần nâng cao kỹ năng thu thập và sử dụng chứng cứ”, Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Số 5/2014, tr.53-55. - Lương Văn Tuấn (2015), “Bàn về quyền thu thập chứng cứ của luật sư trong tố tụng hình sự”, Nghề luật, Học viện Tư pháp, Số 5/2015, tr. 30 – 32. - Hoàng Văn Hướng (2017), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thu thập, sử dụng chứng cứ của luật sư bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015”, Nghề luật, Học viện Tư pháp, Số 5/2017, tr. 26 – 31. - Vũ Minh Giám (2017), “Thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015”, Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Số12/2017, tr. 19 – 25. Và trong một số bài nghiên cứu nước ngoài cũng đề cập đến đề tài này như: - Mireille Delmas– Marty (2002), T.R.Dpencer: European Criminal Proc edures, Cambridge University Press. - Burkhard Bastuck- Burkard Gopfert (1994), “Admission and Presentation of Evidence in Germany”, Loyola of Los Angeles international and comparative law journal. - Karl H. Kunert- Bonn University (1966), “Some Observations on the Origin and Structure of Evidence Rules under the Common Law System and the Civil Law System of "Free Proof" in the German Code of Criminal Procedure”. - Donald R. Shemanski, “Obtaining Evidence in the Federal Republic of Germany: The Impact of The Hague Evidence Convention on German-American Judicial Cooperation”. Có thể thấy những bài nghiên cứu trên đều có những phân tích và kiến nghị liên quan đến quyền bào chữa và hoạt động thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, bài nghiên cứu tập trung về quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa thì không có nhiều, những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các quyền chung của người bào chữa hoặc hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự nói chung. Vì thế tác giả chọn đề tài này để đưa ra bài nghiên cứu tập trung vào quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa, đem đến một cái nhìn cụ thể về quyền này trong pháp luật quốc gia cũng như so sánh với pháp luật các nước để đưa ra kiến nghị phù hợp. 3. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Khóa luận có ý nghĩa cung cấp thêm một nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho những đối tượng quan tâm đến đề tài này. Những kiến nghị trong khóa luận có ý nghĩa thiết thực trong việc hoàn thiện quy định pháp luật quốc gia đồng thời thúc đẩy, tạo hướng đi cho người bào chữa để thực hiện hiệu quả hơn quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của mình. 4. Mục đích Mục đích: Khóa luận được viết nhằm mục đích làm sáng tỏ những bất cập, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung còn tồn tại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. Làm sáng tỏ những điểm giống và khác biệt trong hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa giữa Việt Nam với hai quốc gia Đức, Nhật Bản. Làm rõ tình trạng thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa trên thực tế từ thời điểm BLTTHS 2015 có hiệu lực đến nay. Từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền của người bào chữa, hướng đến bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu về những quy định pháp luật liên quan đến quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa trong BLTTHS 2015, pháp luật tố tụng của Đức, Nhật Bản và thực tiễn người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ thời điểm BLTTHS 2015 có hiệu lực đến nay. Đối tượng: Để đạt được mục đích đề ra, khóa luận tập trung nghiên cứu những đối tượng: - Quy định pháp luật Việt Nam về quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. - Quy định pháp luật của Đức và Nhật Bản về quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. - Thực trạng thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành những mục đích đặt ra, tác giả tiến hành nghiên cứu theo các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tham khảo, tổng hợp các tài liệu: Bằng việc phân tích những quy định đã có trong BLTTHS 2015 xác định quan điểm của các nhà làm luật khi ban hành các quy định này, đồng thời xác định những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quy định. Từ những thông tin thu thập được mà rút ra những kiến thức cần thiết phục vụ cho công cuộc nghiên cứu. Đồng thời tham khảo các công trình đã công bố của các chuyên gia, các bài viết nghiên cứu về vấn đề này và đánh giá thực tiễn về việc thực hiện quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa nhằm củng cố các lập luận, phân tích trong khóa luận và đưa ra những kiến nghị. - Phương pháp đánh giá, so sánh: được sử dụng để so sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam với pháp luật Đức, Nhật Bản để nắm bắt những điểm giống và khác giữa pháp luật trong nước và quốc tế, từ đó xác định những điểm tương đồng và khác biệt, đi đến đánh giá những ưu điểm và những hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam hiện nay. 7. Cơ cấu của khóa luận Khóa luận được chia thành: Mục lục; Lời mở đầu; Nội dung; Kết luận chung; Tài liệu tham khảo. Trong đó nội dung khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số quốc gia về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. Chương 3: Thực tiễn, kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ, TÀI LIỆU, ĐỒ VẬT CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA Giới thiệu Chương 1 Chương 1 của khóa luận nghiên cứu những vấn đề lý luận về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa để làm rõ một số khái niệm có liên quan, cũng như đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động này. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục phân tích về cơ sở quy định, lịch sử hình thành, phát triển của hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa và đưa ra những nhận xét, đánh giá. Việc nghiên cứu Chương 1 sẽ cung cấp những kiến thức, thông tin mang tính cơ sở, tạo nền móng vững chắc để nghiên cứu tốt những chương tiếp theo của khóa luận này. 1.1. Khái quát chung về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa 1.1.1. Khái niệm thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật là hoạt động quan trọng để cơ quan có thẩm quyền THTT và những chủ thể khác theo quy định của pháp luật xác định được đâu là chứng cứ, tài liệu, đồ vật cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án. BLTTHS 2015 tuy có định nghĩa về “chứng cứ” tại Điều 86 1 nhưng không định nghĩa cụ thể cho khái niệm “thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật”. Điều 88 BLTTHS 2015 tuy có đề cập đến thuật ngữ “thu thập chứng cứ” nhưng chỉ liệt kê các cách thức thu thập chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền THTT và người bào chữa. Dựa trên những quy định này rất khó để khái quát được một định nghĩa hoàn chỉnh về hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà chỉ có thể xác định được chủ thể thực hiện hoạt động là cơ quan có thẩm quyền THTT, người bào chữa và các biện pháp để thực hiện hoạt động này. “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. 1 2 Giáo trình trường Đại học Luật TP.HCM đã đưa ra định nghĩa về thu thập chứng cứ: “Thu thập chứng cứ là tổng hợp các hành vi phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền bằng các biện pháp do Luật Tố tụng Hình sự quy định”. 2 Và Giáo trình Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đưa ra định nghĩa: “Thu thập chứng cứ là hoạt động của chủ thể chứng minh phát hiện, thu giữ, bảo quản các thông tin, tư liệu liên quan đến vụ án theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định”. 3 Nhìn chung cả hai giáo trình đều định nghĩa thu thập chứng cứ là một chuỗi các hành vi phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ bằng nghiệp vụ chuyên môn theo pháp luật quy định. Tuy nhiên, điểm thiếu sót đầu tiên là hai giáo trình này đều không đề cập đến chủ thể có quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật là người bào chữa. 4 Điểm thứ hai là theo Điều 88 BLTTH 2015 thì cơ quan có thẩm quyền THTT và người bào chữa có thể thu thập chứng cứ bằng hai hình thức: tự mình thực hiện bằng các biện pháp do pháp luật quy định; hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật khác. Nhưng trong phần định nghĩa của cả hai giáo trình đều chỉ đề cập đến phương thức thứ nhất mà bỏ qua việc có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật. Từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa sau: Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền THTT và người bào chữa trong việc phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản các chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án bằng những biện pháp do Luật Tố tụng Hình sự quy định hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật khác nhằm làm sáng tỏ vụ án. Người bào chữa tham gia tố tụng để tìm ra những tình tiết xác định người bị buộc tội không có tội hoặc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội mà rộng hơn là đảm bảo tính công Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 219. 3 Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 334. 4 Điều 88 BLTTHS 2015. 2 3 bằng, công minh của pháp luật, bảo vệ quyền con người. Trước thời điểm BLTTHS 2015 có hiệu lực, sự hạn chế về quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa đã gây rất nhiều khó khăn cho họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, dẫn đến không đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho người bị buộc tội. Vì thế, việc quy định cho người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật 5 là một bước tiến lớn bảo đảm được tính công bằng, minh bạch của pháp luật và quyền lợi tốt nhất cho người bị buộc tội. Hơn nữa, bởi người bào chữa là chủ thể không mang quyền lực nhà nước nên việc thu thập chứng cứ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn như bị từ chối, gây khó dễ. BLTTHS 2015 đã bổ sung thêm quyền “đề nghị cơ quan có thẩm quyền THTT thu thập” 6 cho người bào chữa trong trường hợp không thể tự thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa. Với quy định này người bào chữa đã có căn cứ khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền THTT thực hiện việc thu thập chứng cứ, đảm bảo hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật được thực hiện hiệu quả. Qua những phân tích trên có thể khái quát được chứng cứ, tài liệu, đồ vật là những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án và thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật là hoạt động quan trọng nhất của giai đoạn điều tra vụ án. Trước đây hoạt động này chỉ thuộc về cơ quan có thẩm quyền THTT, tuy nhiên đến BLTTHS 2015 đã bổ sung thêm chủ thể là người bào chữa. Vì thế tác giả đưa ra khái niệm về thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa như sau: “Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa là việc tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền THTT thực hiện các hoạt động phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản chứng cứ, tài liệu, đồ vật bằng những biện pháp do Luật Tố tụng Hình sự quy định. Hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật khác nhằm làm sáng tỏ vụ án.” 1.1.2. Đặc điểm của thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa 5 6 Khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2015. Khoản 3 Điều 81 BLTTHS 2015. 4 Hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật tuy đã tồn tại từ rất lâu trong quá trình phát triển của pháp luật tố tụng hình sự, gắn liền với hoạt động giải quyết vụ án. Nhưng quy định thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa thì chỉ mới được ghi nhận tại BLTTHS 2015. Do chủ thể thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật là người bào chữa nên hoạt động này mang một số đặc trưng nhất định: Thứ nhất, hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục luật định. BLTTHS 2015 đã đặt ra những trình tự, thủ tục nhất định đối với mỗi một biện pháp cụ thể tại Điều 80, 81, 82 BLTTHS 2015. Có thể thấy ở mỗi biện pháp nhất định thì pháp luật luôn đặt ra những trình tự, thủ tục cụ thể buộc người bào chữa tuân theo. Và chỉ những chứng cứ được thu thập theo đúng những trình tự, thủ tục quy định mới được xem là hợp lệ. 7 Điều này liên quan đến một trong ba thuộc tính của chứng cứ, chính là tính hợp pháp. Chứng cứ được sử dụng trong vụ án hình sự phải có đầy đủ ba thuộc tính khách quan, liên quan, hợp pháp. Nếu xét mối quan hệ nội tại giữa các thuộc tính của chứng cứ thì tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ. 8 Chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn chứng cứ và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật. Tính hợp pháp được xác định nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ. Vì thế đòi hỏi người bào chữa khi thu thập chứng cứ phải theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Thứ hai, chủ thể thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật là người bào chữa – chủ thể không mang quyền lực nhà nước. Trước khi có BLTTHS 2015 hầu như các văn bản pháp luật đều quy định rằng thẩm quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật thuộc về cơ quan có thẩm quyền THTT nên người bào chữa gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. BLTTHS 2015 ra đời đã nâng cao vị thế của người bào chữa khi trao quyền thu thập chứng cứ cho người bào chữa. Đây là một điểm tiến bộ 7 8 Điều 86 BLTTHS 2015. https://hocluat.vn/moi-quan-he-giua-cac-thuoc-tinh-cua-chung-cu/ Truy cập ngày 10/04/2021 5 của BLTTHS 2015 bởi người bào chữa tuy là chủ thể không mang quyền lực nhà nước nhưng lại đóng vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Vì thế họ cần phải có quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật để có thể tiếp cận một cách “sâu sắc” hơn với vụ án, tìm kiếm được những chứng cứ có lợi cho người bị buộc tội là những chứng cứ dễ bị cơ quan có thẩm quyền THTT bỏ qua. Thứ ba, về thời điểm thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa. Thời điểm người bào chữa bắt đầu tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật phụ thuộc vào thời điểm họ tham gia tố tụng và thời điểm đăng kí bào chữa. Bởi vì người bào chữa không đương nhiên có quyền được tham gia tố tụng mà phải được người bị buộc tội nhờ hoặc cơ quan có thẩm quyền THTT chỉ định. Và họ chỉ được chính thức thừa nhận tham gia tố tụng khi người bào chữa hoàn tất thủ tục đăng kí bào chữa. Vì thế thời điểm tham gia tố tụng và bắt đầu tiến hành thu thập chứng cứ của người bào chữa có thể khác với cơ quan có thẩm quyền THTT. Đồng thời việc thu thập này cũng được kéo dài trong tất cả các giai đoạn tố tụng mà không bị giới hạn bởi thời gian thu thập miễn là việc thu thập được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Thứ tư, chứng cứ, tài liệu, đồ vật do người bào chữa thu thập được chủ yếu mang ý nghĩa gỡ tội. Trách nhiệm thu thập chứng cứ nói chung thuộc về cơ quan có thẩm quyền THTT, còn đối với người bào chữa nhiệm vụ của họ là tìm mọi cách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Vì thế quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của họ là quá trình tìm kiếm những chứng cứ có lợi cho người bị buộc tội nhằm chứng minh họ vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Chứng cứ là những dấu vết lưu lại của quá trình phạm tội, mỗi chứng cứ là một phần của sự thật vụ án, vì thế khi thu thập phải thu thập cả chứng cứ gỡ tội và chứng cứ buộc tội. Sự thật vụ án sẽ chưa được tìm ra và sẽ gây ra “oan sai” khi không thu thập đầy đủ chứng cứ. Vì thế những chứng cứ, tài liệu, đồ vật mang ý nghĩa gỡ tội do người bào chữa thu 6 thập đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế oan sai và đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Như vậy hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người bào chữa có những đặc trưng như phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định; Chủ thể tiến hành hoạt động này không mang quyền lực nhà nước; Thời điểm người bào chữa thực hiện thu thập chứng cứ có thể không cùng thời điểm với cơ quan có thẩm quyền THTT; Những chứng cứ mà người bào chữa thu thập chủ yếu là những chứng cứ gỡ tội. Thông qua những đặc điểm trên có thể thấy hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội đồng thời bảo đảm được tính công bằng của pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và pháp luật nói chung. 1.1.3. Vai trò của chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong quá trình chứng minh Chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam được xây dựng trên cơ sở lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tức tội phạm là một hành vi có thật do con người gây ra nên chắc chắn sẽ để lại dấu vết nhất định bởi vì mọi vật chất đều có một thuộc tính phổ biến đó là phản ánh. 9 Và những dấu vết tội phạm để lại mà con người thông qua đó tìm ra được sự thật vụ án chính là chứng cứ. Vì thế có thể hiểu chứng cứ là “nguyên liệu giúp cơ quan có thẩm quyền THTT chứng minh sự thật thực tế của vụ án hình sự dưới góc độ pháp lý, là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội”. 10 Dựa trên lý luận này khái niệm chứng cứ đã được quy định cụ thể tại Điều 86 BLTTHS 2015. Chứng cứ được xác định thông qua các nguồn: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản Trường Đại học Luật TPHCM (2018), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 217. 10 Trường Đại học Luật TPHCM (2018), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 218. 9 7 trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác. 11 Trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan có thẩm quyền THTT cần xác minh những sự việc có liên quan đến tội phạm. 12 Mà chứng cứ là công cụ, phương tiện duy nhất hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền THTT thực hiện việc xác minh trong quá trình giải quyết vụ án. Theo đó chứng cứ là những mảnh ghép, cơ quan có thẩm quyền THTT thông qua hoạt động thu thập để tìm kiếm những mảnh ghép, tạo nên bức tranh sự thật hoàn hảo. Sự thật vụ án là sự tồn tại khách quan nên chứng cứ được đề cập đến trong quá trình chứng minh không chỉ nhằm gỡ tội hay buộc tội mà là toàn bộ dấu vết để lại của sự thật vụ án nói chung, có thể là chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội. BLTTHS 2015 đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật hiệu quả, công bằng, văn minh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong những nguyên tắc ấy không thể không nhắc đến nguyên tắc xác định sự thật vụ án, nguyên tắc này đòi hỏi trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền THTT phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. 13 Từ đó, đặt ra yêu cầu về tính hợp pháp, khách quan và đầy đủ trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Một nguyên tắc quan trọng không kém trong pháp luật tố tụng hình sự chính là nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo đó người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh có tội theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nguyên tắc này khẳng định chứng minh là một quá trình không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án và chứng cứ là mấu chốt để xác định vấn đề cần chứng minh. Khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015. Điều 85 BLTTHS 2015. 13 Điều 15 BLTTHS 2015. 11 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan