Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. quy định pháp luật v...

Tài liệu Khoá luận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng

.PDF
118
1
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH MÃ NHỰT HÀO THAY ĐỔI NGƢỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH – 7 – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH MÃ NHỰT HÀO THAY ĐỔI NGƢỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG GVHD: THS. LÊ THỊ MẬN TP. HỒ CHÍ MINH – 7 – 2021 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, con xin cảm ơn ba, mẹ đã luôn yêu thương và ủng hộ cho con trong suốt hành trình của cuộc đời. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Lê Thị Mận – Giảng viên khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Em xin chúc cô có thật nhiều sức khỏe và đạt nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục. Ngoài ra, em cũng xin cám ơn quý thầy, cô trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan, tổ chức đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến những người anh em, bạn bè đã luôn giúp đỡ Hào trong quá trình tìm kiếm tài liệu, thu thập số liệu để thực hiện khóa luận. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths. Lê Thị Mận. Mọi thông tin tham khảo được sử dụng trong khóa luận đều đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 7 năm 2021 Sinh viên Mã Nhựt Hào DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự 3 HĐXX Hội đồng xét xử 4 HVLL Hoàng Việt Luật Lệ 5 Luật HNGĐ Luật Hôn nhân và gia đình 6 QTHL Quốc Triều Hình Luật 7 THA Thi hành án 8 THADS Thi hành án dân sự 9 TAND Tòa án nhân dân 10 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh STT MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THAY ĐỔI NGƢỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN ..............................................................................9 1.1. Tổng quan về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ................9 1.1.1. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con.........................9 1.1.2. Quyền cơ bản của con theo quy định pháp luật .....................................11 1.1.3. Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn ...................15 1.1.4. Khái niệm, đặc điểm của việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ................................................................................................................17 1.1.5. Ý nghĩa của việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn........20 1.2. Lƣợc sử pháp luật Việt Nam về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ....................................................................................................................22 1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám .................................................22 1.2.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày 01/01/2015 ........23 1.3. Pháp luật một số quốc gia về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ........................................................................................................................26 1.3.1. Pháp luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa..............................................26 1.3.2. Pháp luật Vương Quốc Anh ...................................................................28 1.3.3. Pháp luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ........................................................29 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................35 CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THAY ĐỔI NGƢỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN, VƢỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ..........................................................36 2.1. Pháp luật hiện hành về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ...............................................................................................................................36 2.1.1. Con thuộc đối tượng được thay đổi người trực tiếp nuôi sau khi ly hôn ..........................................................................................................................36 2.1.2. Căn cứ giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ......38 2.1.3. Thủ tục giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn .....40 2.1.4. Chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ....................................................................................................................43 2.2. Vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và giải pháp khắc phục ..............................44 2.2.1. Vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ......................................................44 2.2.2. Nguyên nhân vướng mắc trong áp dụng pháp luật giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và giải pháp khắc phục ......................53 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................62 KẾT LUẬN ..............................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau ly hôn, cuộc sống của con có nhiều thay đổi. Nếu trước đây khi còn chung sống dưới một mái nhà, cha, mẹ cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con, thì nay, khi ly hôn, con chỉ được sống với một trong hai người. Sẽ thật tốt nếu như đứa trẻ ấy vẫn nhận được sự yêu thương, chăm sóc tử tế từ phía cha, mẹ. Tuy nhiên, khi đã về sống chung với một bên thì cuộc sống của con lại nảy sinh nhiều vấn đề, thay vì chú tâm chăm lo cho cuộc sống của con thì cha (mẹ) lại chỉ biết chạy theo công việc, tìm kiếm tình yêu mới dẫn đến con học hành ngày một sa sút, sức khỏe yếu, vướng vào các tệ nạn xã hội hay thậm chí có những trường hợp còn trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, nếu cha (mẹ) đi thêm bước nữa1. Cha (mẹ) không trực tiếp nuôi con thì vì những mâu thuẫn, hiểu lầm với người kia trong quá khứ mà gặp nhiều khó khăn, cản trở khi muốn thăm con, mối quan hệ ruột thịt cũng từ đó mà trở nên xa cách. Như vậy, chỉ vì sự ích kỷ, vô trách nhiệm của cha, mẹ đã khiến cho con phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề, trong khi bản thân không hề có lỗi. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được đặt ra là cần thiết nhằm giao con cho người có điều kiện tốt hơn để có thể toàn tâm, toàn ý chăm lo cho cuộc sống của con, đảm bảo một tương lai tốt đẹp sau này. Trải qua những lần sửa đổi, bổ sung, cơ chế thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong Luật HNGĐ (Luật HNGĐ năm 1959, Luật HNGĐ năm 1986, Luật HNGĐ năm 2000 và Luật HNGĐ năm 2014) ngày càng hoàn thiện hơn. Sự ra đời của Luật HNGĐ năm 2014 đã phần nào khắc phục được những hạn chế của Luật HNGĐ năm 2000 về chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con; việc xem xét nguyện vọng của con cũng được điều chỉnh về độ tuổi, là từ đủ 07 tuổi thay vì từ đủ 09 tuổi trở lên như trước đây; căn cứ thay đổi cũng được quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Bên cạnh những mặt đáng ghi nhận thì Luật HNGĐ hiện hành cũng bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Pháp luật HNGĐ có quy định cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ thăm nom con của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn nhưng lại không ghi nhận về cách thức, thời gian, địa điểm thăm nom dẫn đến việc thăm nom con trên thực tế gặp nhiều khó khăn, cản trở, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của con và bên 1 https://dantri.com.vn/dien-dan/hau-ly-hon-tram-nghin-noi-dau-do-dau-tre-20210224210455450.htm, truy cập ngày 20/5/2021 1 không nuôi con; mức xử phạt với hành vi cản trở thăm nom còn khá thấp so với thời điểm hiện nay, chưa đủ sức răn đe; căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con được ghi nhận chưa phù hợp, còn bỏ ngỏ, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; Tòa án đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện, dẫn đến giao con cho người trực tiếp nuôi dưỡng không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người nuôi; Việc lấy ý kiến của con được thực hiện chưa hiệu quả, mang tính thủ tục, chưa nắm bắt được mong muốn thật sự của con. Từ những lẽ trên cho thấy, việc xây dựng một hành lang pháp lý toàn diện và cơ chế thực thi pháp luật một cách có hiệu quả việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là điều hết sức cần thiết. Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng” để thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn giải đáp thỏa đáng những vướng mắc còn tồn đọng. Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; nhóm con là đối tượng được thay đổi; căn cứ, thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Đi từ lý luận đến thực tiễn, công trình nghiên cứu sẽ nêu rõ những bất cập, thiếu khuyết của quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, qua đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này 2.Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là mảng đề tài còn khá mới mẻ. Vì vậy, để kể tên một công trình nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này thì hiện nay tác giả vẫn chưa ghi nhận được. Trong khi đây là nội dung pháp lý rất quan trọng trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các nước trên thế giới. Song, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về các vấn đề có liên quan, dù cách tiếp cận có phần riêng lẻ, chưa thống nhất nhưng vẫn có giá trị tham khảo trong việc xây dựng đề tài. Có thể kể đến một số bài viết, công trình sau: Phạm vi nƣớc ngoài Sách: Jonathan Herring (2013), Family law, Pearson, 6th edition. Với độ dài 10 Chương, công trình mang đến cho người đọc khái niệm và nội dung cơ bản của Luật Gia đình Vương quốc Anh cùng một số văn bản pháp luật có liên quan. Đáng chú ý là ở chương 7 là những nội dung liên quan đến các tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Thông qua phân tích một số án lệ nổi bật và 2 giải đáp những câu hỏi pháp lý quan trọng liên quan đến việc xác định phúc lợi tốt nhất dành cho trẻ em. Có thể khẳng định rằng, phúc lợi của con chính là ưu tiên hàng đầu khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến con chung sau ly hôn. Bài viết: “Custody and parenting time: Links to family relationships and well-being after divorce- The role of the father in child development” (Năm 2010) của các tác giả Fabricius. Willian V, Braver Stanford L, Diaz. Priscila, Velez.Clorinda E. Được đăng trên trang chủ của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (APA) là tổ chức khoa học và chuyên nghiệp lớn nhất tại Hoa Kỳ và Canada. Nội dung bài viết chủ yếu đánh giá về vai trò của người cha bị ảnh hưởng sâu sắc khi ly hôn nhất là khi không trực tiếp nuôi con. Đồng thời bàn về các vấn đề liên quan đến việc nuôi con sau ly hôn như: người trực tiếp nuôi con, thăm nom, cấp dưỡng. Từ những phân tích có được, tác giả cho rằng thay vì quyền nuôi con chỉ thuộc về một bên thì khuyến khích cha, mẹ có thể thỏa thuận để cùng nhau nuôi con. Mục đích của đề xuất trên là vì quyền nuôi con khi thuộc về một bên sẽ tạo nên những cản trở cho việc duy trì mối quan hệ gia đình giữa con với người còn lại, con sẽ khó có điều kiện nhận được sự chăm sóc, giáo dục từ cả cha và mẹ. Việc tạo ra nhiều hơn những thỏa thuận chung giữa cha và mẹ sẽ góp phần hạn chế tình trạng tranh giành quyền nuôi con sau ly hôn đang ngày một gia tăng. Bài viết: “Family law proceedings and the child’s right to be heard in Austalia, the United Kingdom, New Zealand, and Canada” (năm 2014) của tác giả Michelle Fernando đăng trên “Family Court Review” một tạp chí học thuật hàng đầu dành cho các chuyên gia Luật gia đình của Hoa Kỳ. Trên tinh thần tại Điều 12 Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 (mà Việt Nam là thành viên). Tác phẩm chủ yếu so sánh quyền được lắng nghe của trẻ em trong thủ tục tố tụng gia đình tại bốn hệ thống pháp luật bao gồm: Úc, Vương Quốc Anh, New Zealand và tỉnh bang Ontario của Canada; từ đó đưa ra nhận xét về ưu, nhược điểm của mỗi hệ thống trong việc thúc đẩy quyền được lắng nghe của trẻ em. Tuy cách tiếp cận quyền này của các quốc gia có sự khác nhau nhưng tựu chung lại đều hướng tới việc tạo cơ hội cho trẻ em được nói lên ý kiến của mình nhiều hơn trong quá trình tố tụng. Tòa sẽ coi đó là một trong những căn cứ để đưa ra quyết định cuối cùng, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình. 3 Bài viết: “Allegations and Substantiations of abuse in custody - disputing families” (năm 2005) của các tác giả Janet R. Johnson, Soyuong Lee, Nancy W. Olesen, Marjorie G. Watters đăng trên “Family Court Review”. Tác phẩm viết về các tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và những vấn đề pháp lý khác có liên quan, dựa trên kết quả nghiên cứu từ 120 gia đình đã ly hôn và các đạo luật về gia đình Hoa Kỳ. Lý giải nguyên nhân phát sinh tranh chấp trên ngày một nhiều chủ yếu xuất phát từ các hành vi lạm dụng quyền nuôi dưỡng của cha (mẹ) như bạo lực gia đình, không hoàn thành việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục,…. Để giảm thiểu các tranh chấp trên cần có sự can thiệp nhiều hơn nữa của các Tòa án gia đình, chính sách xã hội, dịch vụ công ích nhằm hạn chế việc con phải sống trong điều kiện nuôi dưỡng không phù hợp. Việc quyết định ai là người trực tiếp nuôi phải được đánh giá một cách khách quan, toàn diện bởi Tòa án, đảm bảo giao con cho người có đủ điều kiện để nuôi dạy con đến lúc trưởng thành và có thể tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Phạm vi trong nƣớc Trước thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) năm 2014 ra đời, tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có công trình nghiên cứu vấn đề liên quan đến thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể: Khóa luận tốt nghiệp: “Những quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con cái sau ly hôn” được thực hiện năm 2006 của tác giả Lê Thị Hồng Thắng. Trong khóa luận, tác giả đã trình bày những vấn đề chung về quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con sau ly hôn, thực trạng của việc thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn và giải pháp hoàn thiện. Một số kiến nghị của tác giả nêu trong đề tài rất đáng chú ý như: Liên quan đến vấn đề giao con sau ly hôn hiện nay còn gặp nhiều trở ngại bởi nhiều nguyên nhân, tác giả cho rằng cần nâng cao vai trò của thủ tục hòa giải và coi đó là một nguyên tắc bắt buộc trong thi hành án dân sự. Hòa giải vừa tiết kiệm thời gian, kinh phí mà còn giúp các bên hiểu nhau hơn từ đó tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, giảm bớt căng thẳng. Nhìn chung, công trình trên được thực hiện trước khi Luật HNGĐ năm 2014 có hiệu lực nên khi nghiên cứu đề tài thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tác giả chỉ nghiên cứu theo hướng cơ chế pháp lý ghi nhận tại Luật HNGĐ năm 2000 và văn bản hướng dẫn thi hành. Những quan điểm, đánh giá thể hiện trong 4 công trình do nghiên cứu từ luật cũ có thể chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện nay, cụ thể là Luật HNGĐ năm 2014. Sau khi Luật HNGĐ năm 2014 ra đời và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 có nhiều công trình, bài viết có liên quan đến việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, có thể kể đến như: Khóa luận tốt nghiệp: “Bảo vệ quyền lợi của con sau khi cha mẹ ly hôn” được thực hiện tháng 6 năm 2018 của tác giả Ngô Khánh Tùng. Trong khóa luận, tác giả trình bày những vấn đề lý luận về việc bảo vệ quyền lợi của con sau khi cha, mẹ ly hôn, phân tích pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện. Một số kiến nghị của tác giả nêu trong đề tài rất đáng được quan tâm như: liên quan đến hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con, tác giả cho rằng nên xem đây là căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Việc lấy ý kiến con từ 07 tuổi trở lên cần được thực hiện một cách khách quan, hiệu quả hơn, cần tạo tâm lý thoải mái, cởi mở để con có thể nói lên nguyện vọng của mình là muốn sống cùng ai, có thể lấy ý kiến của con một cách gián tiếp thông qua những thành viên khác trong gia đình hoặc lấy ý kiến con trực tiếp tại trường học, cơ sở y tế,…. không nhất thiết phải ở Tòa án. Bài viết: “Quyền và nghĩa vụ thăm nom con sau ly hôn” của tác giả Ngô Khánh Tùng đăng trên chuyên mục “Nghiên cứu và xây dựng pháp luật” của tạp chí Tòa án nhân dân của TAND tối cao ngày 18 tháng 10 năm 2019. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến quyền và nghĩa vụ thăm nom của người không trực tiếp nuôi con. Bằng việc phân tích quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, tác giả cho rằng pháp luật HNGĐ hiện hành có ghi nhận quyền và nghĩa vụ thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con nhưng chưa có quy định về việc ấn định thời gian, địa điểm thăm nom. Dẫn đến việc thăm nom trên thực tế gặp nhiều khó khăn, cản trở, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của con và bên không nuôi con. Liên hệ với pháp luật Anh, Trung Quốc, tác giả nhận thấy các quốc gia kể trên đều ghi nhận cơ chế xác định thời gian, địa điểm thăm nom của bên không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, một cách rõ ràng, cụ thể, nên đề xuất Việt Nam có thể học hỏi, ghi nhận vấn đề này. Ở mức độ nhất định những bài viết, công trình nghiên cứu đã phân tích được quy định của pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng pháp luật và đưa ra một số đề xuất có giá trị liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, đa phần các công trình, 5 bài viết được liệt kê chỉ mới tiếp cận một phần của vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo từng khía cạnh riêng lẻ như: vấn đề thăm nom con; vấn đề bảo vệ quyền lợi của con sau khi cha mẹ ly hôn,…Vì lẽ đó, để có cái nhìn bao quát và toàn diện về cơ chế pháp lý cũng như thực tiễn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu những nội dung còn vướng mắc, bỏ ngỏ của quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng để góp phần hoàn thiện, cũng như đảm bảo hiệu quả cơ chế thực thi pháp luật về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận được thực hiện nhằm làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật và những vướng mắc gặp phải trong quá trình giải quyết, từ đó kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, đảm bảo quyền lợi của con và cha, mẹ. Với mục đích trên, trong khóa luận này, tác giả sẽ tập trung hoàn thành các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Thứ hai, phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Thứ ba, phân tích các tình huống, vụ việc cụ thể (quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực) trên cơ sở đối chiếu với pháp luật thực định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn để chỉ ra những vướng mắc, bất cập hiện nay trong thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này; Thứ tư, dựa trên kết quả nghiên cứu từ đó kiến nghị một số giải pháp pháp lý, giải pháp thực tế nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật, không công nhận quan hệ vợ chồng hay thay đổi người trực tiếp nuôi con trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài không được đề cập trong phạm vi khóa luận này. Về giới hạn cơ chế pháp lý nghiên cứu, tác giả chú trọng 6 tiếp cận pháp luật hôn nhân và gia đình. Trong phạm vi khóa luận, các chế tài xử lý hành vi vi phạm đến quyền lợi của con, cha, mẹ sau khi ly hôn trong pháp luật hành chính và pháp luật hình sự sẽ không được tác giả nghiên cứu chuyên sâu mà chỉ dừng lại ở mức độ tiếp cận vấn đề mang tính nguyên tắc. Đối tượng nghiên cứu: Tác giả thực hiện nghiên cứu những vấn đề lý luận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; quy định trong pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật, án lệ một số quốc gia về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; thực trạng thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và những vướng mắc còn tồn tại trên thực tế ở hai khía cạnh quy định pháp luật và chế thực thi pháp luật về vấn đề này. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật hôn nhân và gia đình. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ những vấn đề về mặt lý luận, quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài giúp khắc họa rõ nét hơn những vấn đề được nghiên cứu; - Phương pháp lịch sử được sử dụng tìm hiểu về các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình liên quan đến thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử; - Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu sự khác nhau giữa pháp luật Việt Nam so với pháp luật một số quốc gia hay sự phát triển của pháp luật Việt Nam về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn qua từng thời kỳ; nhận diện những điểm son pháp lý trong cơ chế này từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp; - Phương pháp phỏng vấn được thực hiện nhằm ghi nhận tình hình thực tế, những vướng mắc, bất cập còn tồn tại (thông qua những người làm công tác áp dụng pháp luật), để từ đó xây dựng giải pháp khắc phục mang tính khả thi; - Phương pháp tổng hợp giúp liên kết các vấn đề lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh, đảm bảo tính toàn diện cho khóa luận. Phương pháp này sẽ được sử dụng chủ yếu trong phần tiểu kết của từng chương và kết luận chung cho toàn khóa luận. 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và kết cấu khóa luận 7 Ý nghĩa khoa học: Khóa luận sẽ mang đến cái nhìn toàn diện về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Các kiến nghị được nêu ra trong khóa luận nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình cũng như góp phần nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi pháp luật về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Ngoài ra, đề tài khóa luận sẽ có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn trong các công trình sau này. Ý nghĩa thực tiễn: Những vướng mắc, bất cập cũng như các kiến nghị được nêu ra trong khóa luận có giá trị tham khảo cho cơ quan Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Kết cấu khóa luận: Dựa trên mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, khóa luận được chia thành 2 Chương: Chƣơng 1 tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Các nội dung được phân tích lần lượt tại Chương này, bao gồm: (i) Tổng quan về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; (ii) Lược sử pháp luật Việt Nam về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; (iii) Pháp luật một số quốc gia về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Chƣơng 2 có nội dung chính là phân tích pháp luật hiện hành về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và giải pháp khắc phục. Trong Chương này, con thuộc đối tượng được thay đổi người trực tiếp nuôi con; căn cứ thay đổi; thủ tục thay đổi; chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đều được luận giải. Đặc biệt, đi từ lý luận đến thực tiễn, một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là những nội dung được chú trọng làm rõ trong Chương này 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC THAY ĐỔI NGƢỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN 1.1. Tổng quan về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 1.1.1. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con Việc xác định quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con là một vấn đề quan trọng tạo nên những tiền đề cho việc tuân thủ quyền và thực hiện nghĩa vụ của cha, mẹ với con. Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con phát sinh dựa vào ba căn cứ sau: Sự kiện sinh đẻ, sự kiện nuôi dưỡng, và sự kiện sống chung. (i) Quan hệ giữa cha, mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện sinh đẻ Quá trình sinh đẻ con người mang tính chất sinh học xã hội, đó là năng lực đẻ con, sự kiện sinh đẻ luôn gắn liền với yếu tố xã hội mà trước hết là hôn nhân và gia đình. Do vậy, pháp luật gắn sự kiện này trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con. Quan hệ giữa cha, mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện sinh đẻ, gồm ba dạng sau: Sinh con tự nhiên, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. - Quan hệ giữa cha, mẹ và con do sinh con tự nhiên + Trường hợp tồn tại hôn nhân hợp pháp: Đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân có thể thuộc một trong hai trường hợp. Một là, con do người vợ có thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh con ra trong thời kỳ hôn nhân, đứa trẻ này được xác định là con chung của vợ chồng vì nó thỏa mãn nguyên tắc mà pháp luật hôn nhân và gia đình đặt ra cho con chung của vợ chồng là sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Và hai là, người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh con ra trong thời kỳ hôn nhân, trường hợp này đứa trẻ cũng đương nhiên đáp ứng đủ yêu cầu là sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ và đứa trẻ ấy chính là con chung của vợ chồng. Ngoài ra, trường hợp mà người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng được sinh ra khi hôn nhân đã chấm dứt khi người chồng chết hoặc đã ly hôn với người mẹ. Lúc này, theo nguyên tắc suy đoán pháp lý thì người chồng đã chết hoặc đã ly hôn được coi là cha của đứa trẻ đó. Cuối cùng là trường hợp thừa nhận con chung trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ, nếu con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn2. + Trường hợp không tồn tại hôn nhân hợp pháp: Con được sinh ra khi giữa cha và mẹ chưa xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp bằng việc đăng ký kết hôn, 2 Khoản 1 Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014 9 được xác định mối quan hệ giữa cha, mẹ và con theo một trong hai thủ tục sau: Thủ tục hành chính3 khi không có tranh chấp hoặc thủ tục tư pháp4 khi có tranh chấp. - Quan hệ giữa cha, mẹ và con do sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Khi vợ chồng hợp pháp có con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản5 thì khi vợ sinh con thì việc xác định quan hệ cha, mẹ và con giống như việc xác định con chung của vợ chồng. Người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của đứa con được sinh ra. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ, con giữa người cho tình trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra6. - Quan hệ giữa cha, mẹ và con do mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Quan hệ cha, mẹ và con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân 7 đạo phát sinh từ thời điểm con được sinh ra8. (ii) Quan hệ giữa cha, mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện nuôi dƣỡng Dân tộc Việt Nam từ bao đời nay luôn coi trọng những giá trị truyền thống và các giá trị gia đình. Có thể nói gia đình chính là môi trường hình thành nên nhân cách và nếp sống. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được một gia đình của riêng mình. Vì một lý do nào đó mà trẻ em bị tách ra khỏi gia đình gốc của mình. Lúc này, Nhà nước thông qua công cụ pháp luật giúp các em tìm kiếm một nơi để nương tựa. Nuôi con nuôi chính là một trong các hình thức và chứa đựng giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc mà Nhà nước hướng đến. Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện hành là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi9. Việc nuôi con với mục đích là nhằm xác lập quan hệ một cách lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi 3 Khoản 1 Điều 101 Luật HNGĐ năm 2014 Khoản 2 Điều 101 Luật HNGĐ năm 2014 5 Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 thì sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm 6 Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 93 Luật HNGĐ năm 2014 7 Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 thì mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con 8 Khoản 4 Điều 93, Điều 94 Luật HNGĐ năm 2014 9 Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 4 10 trường gia đình10. Như vậy, quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con đã phát sinh dựa vào sự kiện nuôi dưỡng khi cha mẹ tiến hành và được công nhận việc nhận nuôi con nuôi theo đúng quy định của pháp luật. (iii) Quan hệ giữa cha, mẹ và con phát sinh dựa vào sự kiện sống chung Bên cạnh quan hệ cha, mẹ và con được hình thành trên cơ sở huyết thống và nuôi dưỡng thì quan hệ cha, mẹ và con còn có thể hình thành từ sự kiện sống chung, được pháp luật hôn nhân và gia đình, cụ thể là Luật HNGĐ xác định dành riêng cho nhóm chủ thể là cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng; con dâu, con rể với cha mẹ vợ, cha mẹ chồng11. 1.1.2. Quyền cơ bản của con theo quy định pháp luật Quan hệ giữa cha, mẹ và con là quan hệ mang tính nền tảng trong mỗi gia đình, chứa đựng những giá trị tình cảm hết sức thiêng liêng, cao cả. Mối quan hệ này chính là sợi dây liên kết giữa cha, mẹ với con cái. Trong mối quan hệ tốt đẹp ấy cũng bao hàm những nghĩa vụ và trách nhiệm giữa cha, mẹ với con cái và ngược lại. Pháp luật Việt Nam cũng như các văn bản pháp lý quốc tế từ lâu đã có rất nhiều quy định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể này, đặc biệt là con. Khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra giữa cha, mẹ liên quan đến con dù kết quả ra sao thì mục đích cuối cùng mà pháp luật hướng đến là làm sao để đứa trẻ ấy nhận được nhiều quyền lợi nhất. Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hợp Quốc cũng thừa nhận: “Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước theo quy chế đối với vị thành niên”12. Nội luật hóa pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cụ thể về những quyền lợi mà con được bảo vệ trong mối quan hệ với cha, mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Theo quy định của Hiến pháp 2013: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”13. Cụ thể hóa nguyên tắc của Hiến pháp, Luật HNGĐ năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan đã có những quy định cụ thể về những quyền cơ bản của con. Nhìn chung, 10 Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 Điều 79 Luật HNGĐ năm 2014 12 Khoản 1 Điều 24 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 13 Khoản 2 Điều 36 Hiến pháp 2013 11 11 quyền lợi cơ bản của con theo quy định pháp luật bao gồm các quyền về nhân thân và các quyền về tài sản. (i) Quyền về nhân thân Quyền nhân thân chính là quyền dân sự gắn liền với một cá nhân xác định, là quyền tự nhiên của con người. Xét về mặt bản chất đây là quyền không có tính chất tài sản, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác14. Ngay từ khi sinh ra, con đã có quyền khai sinh và có quốc tịch, đây là quyền cơ bản nhất mà bất kỳ cá nhân nào cũng được thụ hưởng. Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hợp Quốc ghi nhận: “Mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch”15. Hay Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam là thành viên có quy định: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”16. BLDS năm 2015 cũng có sự ghi nhận quyền được khai sinh17 và quyền đối với quốc tịch18 của cá nhân nói chung hay ở Điều 13 Luật Trẻ em năm 2013 cũng có ghi nhận quyền này19. Một đứa trẻ được sinh ra đồng nghĩa một cuộc đời bắt đầu điều này có ý nghĩa không chỉ với gia đình mà còn là với xã hội. Việc đăng ký khai sinh, xác định quốc tịch là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhằm khẳng định sự tồn tại của một cá nhân, là cơ sở để đứa trẻ khi sinh ra có thể tồn tại và phát triển với đầy đủ tư cách của một thành viên trong cộng đồng xã hội. Nếu như quyền được khai sinh và có quốc tịch là quyền cơ bản của mỗi cá nhân thì quyền được cha, mẹ yêu thương, tôn trọng ý kiến20 lại được xem như đặc quyền mà cha mẹ dành cho con của mình. Dù con do cha mẹ sinh ra hay được nhận nuôi thì đều xứng đáng nhận được tình cảm này. Sự yêu thương, chăm sóc từ cha, mẹ chính là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để con có thể sống vui vẻ và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực. 14 Khoản 1 Điều 25 BLDS 2015: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Căn cứ theo Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì quyền nhân thân có thể chuyển giao là quyền công bố tác phẩm 15 Khoản 3 Điều 24 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 16 Khoản 1 Điều 7 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 17 Khoản 1 Điều 30 BLDS năm 2015: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh” 18 Khoản 1 Điều 31 BLDS năm 2015: “Cá nhân có quyền có quốc tịch” 19 Điều 13 Luật Trẻ em năm 2013: “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật” 20 Khoản 1 Điều 70 Luật HNGĐ năm 2014 12 Để nhận được sự yêu thương, chăm sóc một cách trọn vẹn thì con cần được ở gần cha, mẹ của mình, bởi đây vừa là chỗ dựa tinh thần vững chắc, vừa là nơi mà con nhận được sự chở che một cách vô điều kiện. Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền được sống chung với cha, mẹ của con, tại Điều 22 Luật Trẻ em năm 2016: “Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”. Hay tại khoản 3 Điều 70 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc”. Thông qua hai văn bản pháp luật, có thể thấy không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được pháp luật bảo vệ quyền này. Quyền được sống chung với cha, mẹ chỉ thật sự đặt ra với con có sự hạn chế về mặt thể chất và nhận thức, cần được bảo bọc, chăm sóc từ phía cha, mẹ để duy trì cuộc sống của mình. Đối với con đã thành niên, có đầy đủ nhận thức và khả năng để tự lo cho bản thân thì không cần thiết phải bảo vệ. Bên cạnh quyền được sống cùng cha, mẹ thì con còn có quyền được học tập và được giáo dục. Tại khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 ghi nhận: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Học tập chính là cơ hội giúp con được tiếp cận với nguồn tri thức vô tận, mở mang hiểu biết, phát triển nhận thức của bản thân để từ đó trở thành một công dân có ích cho xã hội, góp phần đóng góp cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Hơn nữa trong thời đại hiện nay giáo dục được xem là một trong những quốc sách hàng đầu mà bất kỳ quốc gia nào cũng đặc biệt chú trọng, quan tâm trong đó có Việt Nam. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để bất kỳ cá nhân nào từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành đều có cơ hội được học tập và được giáo dục cần thiết. Ngoài những quyền cơ bản nêu trên thì khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, con còn có quyền được đại diện, được giám hộ. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật21. Ngoài ra, ở Điều 136 BLDS năm 2015 cũng quy định cha, mẹ là người đại 21 Điều 73 Luật HNGĐ năm 2014 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan