Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa suko của công ty cổ phần kinh b...

Tài liệu Khóa luận phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa suko của công ty cổ phần kinh bắc đại thành trên thị trường miền bắc

.PDF
52
1
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM TẨY RỬA SUKO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH BẮC ĐẠI THÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập - Họ và tên: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng - Họ và tên: Phạm Thùy Linh - Bộ môn: Quản lý kinh tế - Lớp: K54F2 HÀ NỘI, 2021 Tóm lược Nền kinh tế phát triển với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó, phát triển thương mại sản phẩm là hoạt động quan trọng góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần và giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững nên được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, đối với Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành cũng không ngoại lệ. Với đề tài khóa luận: “Phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc”, đề tài đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO trong những năm gần đây của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành. Về lý thuyết, bài khóa luận đã tổng hợp được những lý thuyết cơ bản về phát triển thương mại, phát triển thương mại sản phẩm nói chung và phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa nói riêng. Cùng với đó là lý thuyết về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO. Về thực tiễn, trên cơ sở vận dụng phương pháp thu thập số liệu và tiến hành phân tích, đề tài đã khái quát được thực trạng phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty theo các chỉ tiêu quy mô, chất lượng và hiệu quả; đánh giá được những thành công và hạn chế của Công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể cho Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành như các giải pháp phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, hình thành hệ thống kênh phân phối, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Cùng với đó là một số đề xuất với Nhà nước tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi để phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa trong tương lai. Lời cảm ơn Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, được phía Nhà trường cũng như công ty tạo điều kiện thuận lợi, em đã có một quá trình nghiên cứu tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã quan tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong Khoa Kinh tế - Luật, đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn của mình, cô ThS. Vũ Thị Hồng Phượng thuộc bộ môn Quản lý kinh tế. Trong suốt thời gian 2 tháng vừa qua, cô đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ em về mặt phương pháp, lý luận và nội dung giúp em hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất. Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành đã tạo điều kiện cung cấp thông tin và một số tài liệu tham khảo để em có thể thuận lợi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù em đã cố gắng hết sức song do điều kiện về thời gian, kinh nghiệm và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô và các bạn để tài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2021 Sinh viên thực hiện Phạm Thùy Linh Mục lục iiiv Danh mục bảng Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành năm 2018 – 2020 ........................................................................................................... 19 Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................................................................... 21 Bảng 2.3 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm tẩy rửa SUKO trên thị trường miền Bắc của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành giai đoạn 2018 – 2020 .................................... 24 Bảng 2.4 Doanh thu và lợi nhuận kinh doanh sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành giai đoạn 2018 – 2020 (cần thêm chi phí).......................... 25 Bảng 2.5 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành năm 2018 – 2020 ........................................................................................................... 28 Bảng 2. 6 Danh sách khách hàng của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành ............. 30 Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành năm 2018 – 2020 ........................................................................................................... 32 Bảng 2.8 Hiệu quả sử dụng vốn và lao động của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành ....................................................................................................................................... 33 i Danh mục biểu đồ - hình vẽ Biểu đồ 2.1 Thị phần của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc năm 2018 ................................................................................................................ 27 Biểu đồ 2.2 Thị phần của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc năm 2019 ................................................................................................................ 27 Biểu đồ 2.3 Thị phần của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc năm 2020 ................................................................................................................ 27 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu doanh thu theo thị trường của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành năm 2020 tại thị trường miền Bắc ..................................................................... 31 ii Danh mục viết tắt Chữ viết tắt STT Nội dung được viết tắt 1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 2 DN Doanh nghiệp 3 PTTM Phát triển thương mại 4 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 5 THPT Trung học phổ thông iii Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên rõ rệt, đặc biệt là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình nói chung và nhu cầu về các sản phẩm tẩy rửa nói riêng. Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của người dân, thị trường cung cấp sản phẩm tẩy rửa đang ngày càng sôi động hơn, phong phú hơn về mẫu mã cũng như chủng loại sản phẩm. Cùng với đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành, việc mở rộng và giữ vững thị trường là điều không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào. Một sản phẩm muốn tồn tại được thì phải phát triển toàn diện, từ khâu marketing, khâu xúc tiến sản phẩm đến phát triển thị trường. Đẩy mạnh phát triển thương mại sản phẩm là một xu thế tất yếu của các doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy đầu ra, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tạo ra thị trường hàng hóa sôi động cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có vị trí đứng hơn trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải khai thác triệt để khai thác các nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, đổi mới công nghệ, cách thức kinh doanh, đào tạo nhân sự, phát triển thương hiệu, hợp tác, liên doanh, liên kết, v.v... nhằm hạ chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm, đẩy mạnh tăng doanh số, thị phần giúp doanh nghiệp từng bước gia tăng tốc độ tăng trưởng, mở rộng quy mô thị trường. Thị trường miền Bắc là một bộ phận thị trường của cả nước, tỉ lệ dân số ở độ tuổi lao động cao, thể hiện rõ tiềm năng với sức tiêu thụ đáng kể, với các sản phẩm tẩy rửa cũng không ngoại lệ. Trước nền kinh tế biến động hiện nay, các công ty cũng như doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn. Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành cũng không ngoại lệ. Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tẩy rửa cho kênh Horeca. Xuất phát từ một xí nghiệp nhỏ, sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã đạt được những thành công nhất định. Công ty đã trở thành nhà sản xuất và chuyên cung cấp sản phẩm tẩy rửa lớn với thị phần hàng đầu Hà Nội và các tình phía Bắc. Sản phẩm của Công ty đã có mặt tại các bếp ăn công nghiệp, các bệnh viên, căng tin, trường học, khách sạn,… lớn trên địa bàn Hà Nội cũng như địa bàn miền Bắc. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về Công ty, em nhận thấy trong quá trình hoạt động Công ty còn gặp nhiều vấn đề trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa của mình như hoạt động quảng cáo xúc tiến bán hàng chưa được đẩy mạnh, hệ thống phân phối của Công ty còn chưa được chú trọng, tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận của Công ty không đều qua các năm giai đoạn 2018-2020, việc tối ưu 1 nguồn lực sẵn có của Công ty chưa thật sự tốt đặc biệt là sự chi trả cho chi phí quản lý còn đang ở mức cao. Mặt khác, sản phẩm tẩy rửa của Công ty đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm với các sản phẩm nội địa và sản phẩm đến từ Trung Quốc, Thái Lan,… Vì vậy, em nhận thấy việc tìm ra giải pháp phát triển thương mại sản phẩm là một vấn đề cần thiết đối với Công ty. Do vậy, em chọn “Phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển thương mại sản phẩm, có thể khái quát một số công trình nghiên cứu như sau: - Phan Thị Kim Oanh (2018), đề tài “Phát triển thương mại sản phẩm nước rửa chén của Công ty TNHH Winnmark Việt Nam trên thị trường Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp – trường Đại học Thương Mại Luận văn nghiên cứu dưới góc độ kinh tế thương mại giải quyết các vấn đề phát triển thương mại sản phẩm hóa chất gia dụng của Công ty TNHH Winnmark Việt Nam trên thị trường Hà Nội giai đoạn 2013-1017. Nội dung đề tài: Tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển của Công ty TNHH Winnmark Việt Nam, đặc biệt phát triển thương mại sản phẩm hóa chất gia dụng (nước xả vải FERO) thông qua quy mô phát triển và chất lượng phát triển thương mại. Tác giả đã sử dụng một số phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích xử lý số liệu, phương pháp so sánh để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương mại mặt hàng này trong những năm tới. Mặc dù sản phẩm nghiên cứu là sản phẩm tẩy rửa so với hóa chất gia dụng đều là những sản phẩm có tính đặc thù, tuy nhiên sản phẩm tẩy rửa SUKO là sản phẩm tương đối mới chưa thấy xuất hiện ở nhiều công trình nghiên cứu, vì thế mà em đã tập trung đi sâu về mặt hàng này. - Nguyễn Tiến Đạt (2020), Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm vật tư tiêu hao cho phòng sạch của Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Systech trên thị trường miền Bắc, Luận văn tốt nghiệp – trường Đại học Thương Mại Luận văn nghiên cứu dưới góc độ kinh tế thương mại giải quyết vấn đề phát triển thương mại sản phẩm vật tư tiêu hao cho phòng sạch của Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Systech trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2016 – 2019 Nội dung đề tài: Tập trung nghiên cứu việc phát triển thương mại sản phẩm vật tư tiêu hao cho phòng sạch. Tác giả sử dụng một số phương pháp: phương pháp thu 2 thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích để làm rõ vấn đề. Vấn đề nghiên cứu là quy mô phát triển, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm vật tư tiêu hao cho phòng sạch của Công ty Systech. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm này trong giai đoạn 2020 – 2025. - Trần Thị Quỳnh Trâm (2015), Phát triển thương mại thiết bị vệ sinh của Công ty Cổ phần thiết bị vệ sinh Caessar Việt Nam chi nhánh Hà Nội trên thị trường miền Bắc, Luận văn tốt nghiệp – trường Đại học Thương Mại Luận văn nghiên cứu dưới góc độ kinh tế thương mại giải quyết vấn đề phát triển thương mại thiết bị vệ sinh của Công ty Cổ phần thiết bị vệ sinh Caessar Việt Nam chi nhánh Hà Nội trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2010 – 2014. Nội dung đề tài: Tập trung nghiên cứu về phát triển thương mại thiết bị vệ sinh của Công ty Cổ phần thiết bị vệ sinh Caessar Việt Nam chi nhánh Hà Nội trên thị trường miền Bắc thông qua các chỉ tiêu quy mô, chất lượng và hiệu quả phát triển thương mại. Tác giả đã sử dụng một số phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu, phương pháp so sánh để làm rõ vấn đề. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương mại thiết bị vệ sinh của Công ty Cổ phần thiết bị vệ sinh Caessar Việt Nam chi nhánh Hà Nội trên thị trường miền Bắc trong thời gian tới cho đến năm 2017. - Bùi Thị Phương (2011), Giải pháp phát triển thương mại dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí trên thị trường nội địa, Luận văn tốt nghiệp – trường Đại học Thương Mại. Luận văn nghiên cứu dưới góc độ kinh tế thương mại giải quyết các vấn phát triển thương mại dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí trên thị trường nội địa. Nội dung đề tài: Tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển thương mại dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (lấy TCT dung dịch khoan và dầu khí làm đơn vị nghiên cứu) thông qua quy mô phát triển và chất lượng phát triển thương mại. Tác giả đã sử dụng một số phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích xử lý số liệu, phương pháp so sánh để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm này trong giai đoạn 2011- 2015. - Đinh Quốc Hà (2016), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm LIX của Công ty Cổ phần bột giặt LIX, Luận văn tốt nghiệp - Đại học Công nghệ Tp. HCM. Nội dung đề tài: nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần bột giặt LIX và sự phát triển thị trường gắn với đẩy mạnh tiêu thụ của Công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm này. Mặc dù đề tài nghiên cứu sản phẩm bột giặt LIX – sản phẩm của một thương 3 hiệu tẩy rửa, nhưng tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về đẩy mạnh tiêu thụ, đó chỉ là một khâu của phát triển thương mại. Khóa luận của em nghiên cứu theo hướng khái quát các chỉ tiêu phát triển thương mại gồm có quy mô thị trường, chất lượng sản phẩm và hiệu quả thương mại của sự phát triển. Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về phát triển thương mại sản phẩm và những kinh nghiệm thực tế quý báu. Về nội dung, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu các khía cạnh tồn tại của doanh nghiệp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu từ năm trước chưa thể đáp ứng với sự thay đổi bối cảnh biến động của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành chất tẩy rửa nói riêng. Qua đó có thể thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Phát triển thương mại sản phẩm SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc”. 3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc.  Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu là tập trung đưa ra hệ thống giải pháp để phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty trên thị trường miền Bắc.  Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận chung của phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa. Cụ thể là mô tả sản phẩm, làm rõ về sự phát triển thương mại sản phẩm, các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm này. - Đánh giá thực hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty trên thị trường miền Bắc giai đọan 2018 - 2020. Từ đó đánh giá được những thành công và tồn tại trong phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa trên thị trường miền Bắc. - Từ những phát hiện nghiên cứu, đề xuất hệ thống giải pháp cho Công ty cũng như có những kiến nghị với cơ quan Nhà Nước để phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa trên thị trường miền Bắc của công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi không gian: Bài luận được tiến hành tập trung nghiên cứu trong phạm vi Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành, với phạm vi thị trường được giới hạn trên thị trường miền Bắc.  Phạm vi thời gian: Các thông tin và số liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, phân 4 tích được thu thập từ các báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trong giai đoạn 2018 – 2020 và đề xuất giải pháp phát triển thương mại sản phẩm SUKO trong giai đoạn 2021 – 2025.  Phạm vi nội dung: Tập trung vào phát triển thương mại theo quy mô, chất lượng, tốc độ tăng trưởng. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc, bài luận chỉ ra những thành công, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân. 5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập dữ liệu Việc thu thập dữ liệu giúp người nghiên cứu có những kiến thức sâu rộng về vấn đề mình đang nghiên cứu để đánh giá vấn đề một cách đúng đắn, toàn diện và sát với thực tế. Bài khóa luận sử dụng phương pháp thu thập thông tin gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát nhằm tìm hiểu thông tin từ những người đi trước đã làm để tiết kiệm thời gian. Các dữ liệu sử dụng trong khóa luận là các dữ liệu thứ cấp – những dữ liệu đã qua xử lý, phân tích và được thu thập từ những nguồn tài liệu sau: - Nguồn bên trong doanh nghiệp: Các tài liệu lưu hành nội bộ, số liệu, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành - Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: Tài liệu tham khảo, giáo trình của Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố, số liệu thống kê từ niên giám thống kê và các thông tin trên internet, báo chí,…  Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp thống kê: Là phương pháp sử dụng các công cụ thống kê như: ghi chép, nghiên cứu tài liệu có sẵn trong giai đoạn cụ thể. Phương pháp này dùng để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành. Cụ thể trong chương 2, khóa luận sử dụng các tài liệu thu thập được như: sản lượng tiêu thụ, tổng doanh thu, lợi nhuận, thị phần, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường,… để đánh giá tình hình phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành. Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập dữ liệu trong các thời kỳ, tiến hành đối chiếu số liệu qua các năm về doanh thu, lợi nhận giữa các mặt hàng với nhau. Trong bài sử dụng phương pháp này để so sánh tình hình kinh doanh cũng như thực trạng phát triển thương mại sản phẩm qua các năm của Công ty. Cụ thể tiến hành so sánh sản lượng tiêu thụ, tổng 5 doanh thu, lợi nhuận của Công ty Kinh Bắc Đại Thành qua các năm, so sánh cơ cấu sản phẩm để chỉ ra nhóm hàng nào chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu, so sánh cơ cấu thị trường để biết được đâu là thị trường tiêu thụ chủ yếu. Đây là phương pháp được dùng chủ yếu trong bài. Phương pháp biểu đồ, bảng biểu: Dựa trên những thông tin thu thập được, từ đó lập nên các bảng biểu, biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng của công ty. Thông qua các biểu đồ, bảng biểu sẽ giúp ta đánh giá mối tương quan giữa các đại lượng để có thể phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thu thập. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và lời mở đầu thì khóa luận gồm có 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa Chương 2: Thực trạng phát triển thường mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc. Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM TẨY RỬA 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa 1.1.1. Khái niệm về sản phẩm tẩy rửa Sản phẩm tẩy rửa là những mặt hàng được sản xuất từ các thành phần hóa học và tự nhiên. Sản phẩm tẩy rửa có tác dụng tẩy rửa và làm sạch sàn, máy móc thiết bị hay trang phục, đồ đạc. 1.1.2. Khái niệm về thương mại Theo PGS, TS Hà Văn Sự (2015), “Thương mại là một phạm trù kinh tế ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hóa. Phạm trù thương mại được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng về bản chất, thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ phát sinh gắn liền với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Theo Nguyễn Văn Ngọc (2006), thương mại cần được hiểu theo hai nghĩa rộng và nghĩa hẹp: “Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa, xảy ra tại nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, giữa các tác nhân với nhau, giữa các nhóm người, các khu vực hay các quốc gia với nhau” Theo khoản 1 điều 3 Luật thương mại (2005) thì “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới thì thương mại bao gồm: Thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; đầu tư; sở hữu trí tuệ” 1.1.3. Khái niệm về phát triển thương mại Theo TS. Thân Danh Phúc (2015), “Phát triển thương mại là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường.” Như vậy, phát triển thương mại bao gồm toàn bộ các hoạt động tổ chức và thực hiện các hoạt động đó trong quá trình lưu thông hàng hóa: tổ chức khai thác nguồn hàng, lựa chọn sử dụng và phát triển các nguồn lực, xác lập và phát triển hệ thống kênh phân phối, cải thiện giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cung ứng… nhằm cải thiện 7 về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường. 1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm tẩy rửa Sản phẩm tẩy rửa là một một chất hoạt động bề mặt hoặc là hỗn hợp chất hoạt động bề mặt, chúng có đặc tính làm sạch bề mặt ở trạng thái loãng. Thành phần chủ yếu là muối của axit béo, có nguồn gốc từ mỡ động vật hoặc kiềm, một phân tử của chất tẩy rửa công nghiệp đều bao gồm phần ưa nước và phần ưa dầu mỡ. Ngoài ra, sản phẩm tẩy rửa có thêm các thành phần hóa học như nhuộm màu, tẩy trắng và chất ổn định, nhằm mang đến hiệu quả tẩy rửa tốt nhất. Dựa vào địa điểm tác động, sản phẩm tẩy rửa được chia làm 2 loại: - Sản phẩm tẩy rửa sinh hoạt: là những sản phẩm được ứng dụng trong đời sống hàng ngày như: bột giặt, nước rửa bát, chất tẩy bồn cầu, nước rửa tay,... - Chất tẩy rửa công nghiệp: là những sản phẩm có tác dụng tẩy rửa rất mạnh, cùng khả năng xử lý bề mặt cao, tẩy sạch dầu mỡ công nghiệp một cách hiệu quả. Một số sản phẩm điển hình như chất tẩy rửa xe máy, hóa chất tẩy dầu mỡ,... 1.2.2. Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm Xét về bản chất, phát triển thương mại bao gồm các hoạt động đảm bảo lĩnh vực thương mại có sự mở rộng về quy mô, sự thay đổi về chất lượng, nâng cao tính hiệu quả hoạt động thương mại nhằm hướng đến sự phát triển bền vững trong phát triển thương mại. Cụ thể:  Sự phát triển về quy mô thương mại (phát triển thương mại theo chiều rộng): Các hoạt động làm cho thương mại có sự mở rộng về quy mô nghĩa là làm cho lĩnh vực thương mại có sự gia tăng về sản lượng tiêu thụ qua đó gia tăng giá trị thương mại và có sự mở rộng về thị trường tiêu thụ. Quy mô tăng trưởng thể hiện sự mở rộng số lượng về thị trường, khách hàng cũng như sự đa dạng hóa về các sản phẩm trên thị trường của doanh nghiệp.  Sự thay đổi về chất lượng trong lĩnh vực thương mại (phát triển thương mại theo chiều sâu): Đó là sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa, dịch vụ theo hướng tăng những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hàm lượng chất xám cao. Phải có sự thâm nhập khai thác tốt hơn thị trường cũ của sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận và phát triển thị trường tiêu thụ theo chiều sâu. Cơ cấu thương mại của sản phẩm thể hiện tính đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã, chất lượng của các sản phẩm có trên thị trường, cơ cấu thương mại các sản phẩm phải phù hợp với cơ cấu chung của 8 toàn ngành.  Phát triển thương mại gắn với nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại: Đó là làm cho hoạt động thương mại sản phẩm có kết quả tăng, chi phí hoạt động giảm hoặc tăng không đáng kể, kết quả tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí, kết quả không tăng nhưng chi phí giảm hoặc kết quả giảm nhưng chậm hơn tốc độ giảm chi phí của hoạt động thương mại. Ngoài ra hiệu quả thương mại còn được phản ánh dựa vào tỷ trọng ngành thương mại nói chung và trong lĩnh vực thương mại sản phẩm nói riêng vào GDP và được phản ánh thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại.  Phát triển thương mại hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Điều này nói lên rằng cần phải biết kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, môi trường, hay đó là sự kết hợp hài hòa ba mặt lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường. Sự phát triển thương mại sản phẩm không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển tương lai. Phát triển thương mại phải hướng đến sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đạt tới sự phát triển bền vững. Sự ổn định và phát triển bền vững của thương mại sản phẩm không chỉ thể hiện ở vị trí của nó trên thị trường và sự hấp dẫn đối với khách hàng, thể hiện ở thị phần, thị trường ổn định và ngày càng gia tăng mà còn thể hiện ở sự đóng góp của nó trong việc cải thiện các vấn đề xã hội như tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo vệ môi trường. Như vậy bản chất của phát triển thương mại chính là sự gia tăng về quy mô, cơ cấu, chất lượng thương mại sản phẩm và sự ổn định, bền vững, hiệu quả trong hoạt động thương mại. 1.2.3. Vai trò của phát triển thương mại sản phẩm  Đối với nền kinh tế quốc dân: - Góp phần vào giải quyết tốt thông qua thị trường các mối quan hệ liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cung - cầu, tiền – hàng, tích luỹ - tiêu dùng… Rõ ràng khi phát triển thương mại sản phẩm thì các quan hệ kinh tế cũng đồng thời xảy ra. Khi một nguời mua một sản phẩm thì họ đã đồng thời thiết lập các quan hệ kinh tế như mua – bán, tiền – hàng và hình thành nên quan hệ cung cầu. Từ đó các quan hệ kinh tế được giải quyết một cách thông suốt tạo đà cho sự phát triển nói chung. - Thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH-HĐH nền kinh tế quốc gia: Phát triển thương mại giúp gắn kết sản xuất với tiêu dùng, từ đó giúp cho quá trình tái sản xuất được diễn ra một cách thuận lợi, dòng vốn được luân chuyển tuần hoàn không xảy ra hiện tượng trì trệ, tắc nghẽn trong lưu thông. Vì vậy 9 góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của đất nước, đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung. - Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội từng bước nâng cao đời sống của công nhân viên, người tiêu dùng. Từ đó cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. - Góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác giữa các chủ thể kinh doanh trong nước với các chủ thể kinh doanh nước ngoài: Bên cạnh yếu tố cạnh tranh gay gắt thì xu hướng hợp tác phát triển cũng xảy ra mạnh mẽ. Xu hướng đó sẽ giải quyết vấn đề phân công lao động và phân công lao động quốc tế, và góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế.  Đối với doanh nghiệp kinh doanh: - Phát triển thương mại sản phẩm giúp các doanh nghiệp này tăng sản lượng bán ra, giúp thu hồi vốn nhanh hơn, hiệu quả hơn, duy trì sự phát triển của doanh nghiệp. - Phát triển doanh nghiệp giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường, thu hút khách hàng mới, nâng cao hiệu quả sản xuát kinh doanh mang lại lợi nhuận, mở rộng quy mô, nâng cao đời sống cho nhân viên trong doanh nghiệp. - Phát triển thương mại sản phẩm giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh ở hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa ba mặt: lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.  Đối với người tiêu dùng: - Phát triển thương mại sản phẩm giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chát lượng cao với chi phí rẻ hơn, mang lại sự an toàn và tiện dụng cho người tiêu dùng. Đồng thời đáp ứng kịp được nhu cầu của người tiêu dùng đang dần thay đổi, gia tăng sự chọn lựa sản phẩm cho người tiêu dùng. 1.2.4. Mục tiêu của phát triển thương mại sản phẩm  Đối với doanh nghiệp: - Mục tiêu của doanh nghiệp là chiếm được thị phần lớn trên thị trường sản phẩm tẩy rửa, mức tiêu thụ lớn để đạt được doanh thu cao, nhằm tăng trưởng lợi nhuận, mở rộng quy mô trong quá trình phát triển. - Đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thông qua bảo vệ, tăng cường lợi ích khách hàng và đối tác, đảm bảo uy tín đối với khách hàng, đồng thời nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh. - Tối đa hóa các nguồn lực, cải thiện chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bên vững trong tương lai.  Đối với kinh tế - xã hội: 10 - Phát triển thương mại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tạo thu nhập, tăng trưởng cho nền kinh tế. - Phát triển thương mại sản phẩm nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp theo cơ cấu ngành. - Phát triển thương mại sản phẩm nhằm ổn định thị trường nội địa, góp phần bình ổn nền kinh tế. - Phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. 1.3. Nội dung và nguyên lý phát triển thương mại sản phẩm 1.3.1. Nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm Thứ nhất, dựa vào các quyết định chính sách, pháp luật của nhà nước Cũng như các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, ngành hóa chất nói chung hay sản xuất sản phẩm tẩy rửa cũng chịu sự tác động từ các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước cụ thể như: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng như các chế độ chính sách lương, lao động với công nhân viên trong doanh nghiệp tuân theo Bộ luật Doanh nghiệp (2014). Luật Thương mại (2015), Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Trọng tài thương mại,…Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự nhìn nhận, nắm bắt tình hình, thông tin nhạy bén để tận dụng cơ hội, điều kiện mà Nhà nước tạo ra cũng như những tác động hạn chế khi Nhà nước đưa ra các chính sách, nghị quyết,.... Thứ hai, dựa vào quy luật cung cầu Trong nền kinh tế thị trường, cung cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường. Cung là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cung cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa, hàng hóa nào có cầu thì mới được cung ứng sản xuất, hàng hóa tiêu thụ được nhiều (cầu lớn) thì sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Đối với cung thì cũng tác động kích thích cầu, những hàng hóa được sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ được yêu thích, bán chạy hơn, sẽ làm cho cầu của chúng tăng lên. Cung lớn hơn cầu sẽ làm cho giá giảm và ngược lại. Cung cầu cân bằng sẽ làm giá cả sản phẩm ổn định. Như vậy nếu nắm bắt được quan hệ cung - cầu 11 về sản phẩm sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Thứ ba, dựa trên quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại của quy luật giá trị. Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy muốn bán được hàng hóa bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. Trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa, vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào giá trị lớn thì giá cả sẽ cao và ngược lại. Sự vận động của giá cả trên thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị và thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng. Thứ tư, dựa trên quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Thực tế sự canh tranh luôn diễn ra trên thị trường giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước về giá cả, chất lượng cũng như dịch vụ thương mại. Cạnh tranh giữa những người bán trong trường hợp cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giảm giá. Cạnh tranh giữa những người mua trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng sản phẩm tăng lên. Cạnh tranh giữa người mua và người bán trong trường hợp cung cân bằng với cầu sẽ dẫn đến giá cả ổn định. Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường, nó là hiện tượng tự nhiên, tất yếu của nền kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có cạnh tranh. 1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm Để đánh giá sự phát triển thương mại thì có nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Từ nội hàm phát triển thương mại, ta đưa ra 3 tiêu chí đánh giá sự phát triển thương mại. 12 1.3.2.1. Chỉ tiêu về quy mô Để đánh giá sự phát triển thương mại về quy mô thương mại ta sử dụng các chỉ tiêu như tổng doanh thu, tổng sản lượng, thị phần của doanh nghiệp.  Về sản lượng tiêu thụ, là khối lượng mặt hàng bán ra của doanh nghiệp trên thị trường. Sản lượng tiêu thụ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có sức ảnh hưởng chi phối đến thị trường. Nếu mặt hàng tiêu thụ tăng, chứng tỏ quy mô thương mại mặt hàng tăng lên, mặt hàng đang ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường, mặt hàng đi nhanh vào khâu tiêu dùng đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Mức tăng sản lượng tuyệt đối là mức chênh lệch sản lượng giữa 2 kỳ cần so sánh. Công thức tính: ∆Q = Q 1 – Q 0 Trong đó: ∆Q : Mức tăng sản lượng tuyệt đối Q 1 : Sản lượng kỳ thực hiện Q 0 : Sản lượng kỳ gốc - Tốc độ tăng trưởng sản lượng (g) là tỷ lệ phản ánh sự gia tăng về sản lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại so với thời điểm liền kề trước đó. Công thức tính: g =  𝑄𝑄1 − 𝑄𝑄0 𝑄𝑄0 x 100% Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng sản lượng Về doanh thu, là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Nói cách khác doanh thu của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh trong một kỳ hoặc một năm được xác định dựa trên giá bán là lượng sản phẩm doanh nghiệp bán ra. Doanh thu được xác định bằng công thức: TR = ∑(P i ×Q i ) Trong đó: TR là tổng doanh thu P i là giá sản phẩm i Q i là lượng tiêu thụ sản phẩm i Tiêu chí này thể hiện kết quả kinh doanh của công ty có tốt hay không, trong kỳ đó thu được nhiều lợi nhuận hay không.  Mức tăng doanh thu tuyệt đối: Là mức chênh lệch doanh thu giữa 2 kỳ cần so sánh. Công thức tính: ∆TR = TR 1 – TR 0 Trong đó: ∆TR: Mức tăng doanh thu tuyệt đối TR 1 : Doanh thu sản phẩm kỳ thực hiện TR 0 : Doanh thu sản phẩm kỳ gốc Thể hiện mức tăng giảm doanh thu có thể nhìn thấy ngay, cho thấy hoạt động kinh doanh tăng hay giảm về quy mô.  Tốc độ tăng trưởng về doanh thu sản phẩm là tỷ lệ phản ánh sự gia tăng về 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan