Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận nguyên tắc suy đoán vô tội nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt ...

Tài liệu Khoá luận nguyên tắc suy đoán vô tội nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
104
1
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ ------ ----- LÝ NGỌC TUYẾT NHI NGUYÊN TẮC “SUY ĐOÁN VÔ TỘI”: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Chuyên ngành Luật Tố tụng Hình sự TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ ------ ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NGUYÊN TẮC “SUY ĐOÁN VÔ TỘI”: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÝ NGỌC TUYẾT NHI KHÓA: 42 – MSSV: 1753801013143 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. VŨ THỊ QUYÊN TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc Sĩ Vũ Thị Quyên, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, 7/2021 Lý Ngọc Tuyết Nhi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng ĐƯQT Điều ước quốc tế LHQ Liên hợp quốc TAND Tòa án nhân dân THTT Tiến hành tố tụng TTLT Thông tư liên tịch TTHS Tố tụng hình sự VAHS Vụ án hình sự VKS Viện kiểm sát MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC SUY SOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.................................................................. 1 Giới thiệu Chương I................................................................................................... 1 1.1. Khái niệm suy đoán vô tội..............................................................................1 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự................................................................................................ 3 1.3. Đặc điểm của nguyên tắc suy đoán vô tội......................................................6 1.3.1 Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc đặc trưng của pháp luật tố tụng hình sự hiện đại.......................................................................................6 1.3.2 Đối tượng được áp dụng nguyên tắc là người bị buộc tội.................... 7 1.3.3 Chủ thể tuân thủ nguyên tắc là toàn bộ xã hội...................................... 9 1.4. Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội...................................................... 10 1.4.1. Đảm bảo quyền con người của người bị buộc tội.............................. 10 1.4.2. Đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được diễn ra đúng đắn, chính xác12 1.4.3. Đảm bảo sự độc lập của các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự.........14 1.5. Cơ sở của nguyên tắc suy đoán vô tội..........................................................15 1.5.1. Cơ sở lý luận....................................................................................... 15 1.5.2. Cơ sở pháp lý...................................................................................... 17 1.5.3. Cơ sở thực tiễn....................................................................................18 KẾT LUẬN CHƯƠNG I......................................................................................... 20 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI....................................................................21 Giới thiệu Chương II................................................................................................21 2.1. Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội.................................................... 21 2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án.................................................. 27 2.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn truy tố............................................................................... 34 2.4. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử................................................................................36 KẾT LUẬN CHƯƠNG II........................................................................................42 CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI VÀ SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM........................................................................................................................... 43 Giới thiệu chương III............................................................................................... 43 3.1. Pháp luật Cộng hòa Pháp về nguyên tắc suy đoán vô tội............................ 43 3.2. Pháp luật Nhật Bản về nguyên tắc suy đoán vô tội..................................... 50 3.3. So sánh quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội với pháp luật một số quốc gia..............................................................................57 KẾT LUẬN CHƯƠNG III...................................................................................... 63 CHƯƠNG IV: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN.......................................................................................................... 64 Giới thiệu Chương IV.............................................................................................. 64 4.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội............................................ 64 4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập khi áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội.................................................................................................................... 71 4.3.1. Nguyên nhân từ quy định của pháp luật tố tụng hình sự................... 71 4.3.2. Nguyên nhân khác.............................................................................. 74 4.3. Kiến nghị hoàn thiện về nguyên tắc suy đoán vô tội................................... 76 4.3.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự...........................76 4.3.2. Những kiến nghị khác.........................................................................84 KẾT LUẬN CHƯƠNG IV...................................................................................... 86 KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong các nguyên tắc cốt lõi của tố tụng hình sự bởi nguyên tắc này không chỉ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội mà còn nhằm giúp quá trình giải quyết vụ án được diễn ra một cách chính xác, khách quan. Bởi tính chất quan trọng của nguyên tắc này nên càng đòi hỏi cần phải được bảo đảm thực hiện một cách chắc chắn và chính xác. Nhưng trên thực tế vẫn còn khá nhiều trường hợp không vẫn dụng đúng nguyên tắc này, dẫn đến các vụ ép cung, tạo chứng cứ nhằm buộc nghi phạm, bị can nhận tội, từ đó xảy ra các vụ án oan sai như vụ án của ông Huỳnh Văn Nén, ông Nguyễn Thanh Chấn,… hoặc dẫn đến tình trạng vụ án gây nhiều tranh cãi như vụ án Hồ Duy Hải gần đây. Vì thế cần có quy định rõ ràng cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc suy đoán vô tội nhằm ngăn chặn những sai phạm có thể xảy ra này. Điều này xuất phát từ mục đích bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự (TTHS) nói riêng, đây là nhiệm vụ trọng tâm của các thiết chế nhà nước và pháp luật dân chủ. Một xã hội tiến bộ là xã hội mà mọi công dân được bảo vệ bởi một hệ thống pháp luật công bằng và dân chủ. Hiện nay, vấn đề bảo đảm quyền con người và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực TTHS đang được các quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Quyền được suy đoán vô tội là một quyền cơ bản của người bị buộc tội trong TTHS. Việc quy định nguyên tắc suy đoán vô tội đồng nghĩa với việc pháp luật trao cho người bị buộc tội thêm một biện pháp để họ có thể tự bảo vệ mình trước sự buộc tội từ các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, các quy định về nguyên tắc này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong TTHS cũng như góp phần đảm bảo tính khách quan, công bằng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015, đã có nhiều quan điểm liên quan đến vấn đề quyền được suy đoán vô tội của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Đây là sự tiến bộ trong quy định về quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội nhưng vẫn còn nhiều điểm nên bổ sung, thay đổi để hoàn thiện hơn nữa nguyên tắc này và khắc phục tình trạng nguyên tắc này chưa được chú ý thực thi trên thực tiễn. Đồng thời đây là một trong những nguyên tắc cốt yếu, vô cùng quan trọng trong tố tụng hình sự và được các nước trên thế giới thừa nhận vì vậy đề chống lại khuynh hướng buộc tội theo tư duy “thà làm oan còn hơn bỏ sót”, cần có sự nhìn nhận đúng đắn về nguyên tắc suy đoán vô tội. Ở phạm vi quốc tế, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý về quyền con người, chẳng hạn Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789, Công ước của Liên hợp quốc về các quyền Dân sự và Chính trị 1966, Công ước châu Âu về Nhân quyền… Theo đó, nguyên tắc suy đoán vô tội được coi là một công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ đối tượng này trước những cáo buộc từ phía Nhà nước. Tương tự, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ… cũng ghi nhận nguyên tắc này như một trong những cách thức quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người bị buộc tội trong TTHS. Như vậy, có thể thấy, vấn đề bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ là mối quan tâm của riêng từng quốc gia mà là vấn đề của cả quốc tế. Trong xu thế hội nhập pháp luật, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tiến trình của cuộc cải cách tư pháp nhằm hạn chế những bất cập còn tồn cũng như phát huy hiệu quả của pháp luật trong công cuộc phòng chống tội phạm. Do đó, với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật TTHS về bảo đảm quyền của người bị buộc tội, tác giả lựa chọn đề tài “Nguyên tắc suy đoán vô tội: nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Thông qua nghiên cứu, phân tích pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài để nhìn thấy những bất cập, thiếu sót cũng như những điểm pháp luật TTHS Việt Nam đã làm tốt trong thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội và đề ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định này hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở phạm vi thế giới, việc nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội trong TTHS không phải là một vấn đề mới mẻ, xa lạ. Đã có rất nhiều công trình của các học giả nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này, chẳng hạn: Andrew Ashworth (2006), Four threats to the presumption of innocence; Pamela R. Ferguson (2016), The presumption of innocence and its role in the criminal process; Nicholas Scurich, Kenneth D. Nguyen và Richard S. John (2015), Quantifying the presumption of innocence; Thomas Weigend (2014), Assuming that the Defendant Is Not Guilty: The Presumption of Innocence in the German System of Criminal Justice trong Criminal Law and Philosophy và nhiều tác phẩm khác. Qua đó, tác giả nhận thấy nguyên tắc suy đoán vô tội rất được quan tâm và được hầu hết tác giả của nhiều quốc gia nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc này trong việc bảo đảm nhân quyền của người bị buộc tội và nâng cao tính chính xác, đúng đắn của quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Trong khi đó, ở Việt Nam, quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội trong TTHS cũng được bàn luận thông qua nhiều bài viết, tạp chí. Tuy nhiên, nghiên cứu về đề tài nguyên tắc suy đoán vô tội trong khóa luận cử nhân hay đề tài luận văn Thạc sĩ hay luận án Tiến sĩ vẫn còn rất ít và hạn chế, hầu như chỉ dừng lại ở các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật. Một số công trình nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội có thể kể đến như: Về khóa luận cử nhân: Đề tài liên quan đến quyền được suy đoán vô tội được nghiên cứu bởi khóa luận cử nhân luật là: Phạm Minh Vương (2011), “Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Khóa luận này đã nghiên cứu về một số vấn đề lý luận chung về nguyên tắc suy đoán vô tội ở Việt Nam, một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về nguyên tắc này, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Tuy nhiên, khóa luận này được thực hiện trong thời điểm Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đang có hiệu lực. Do đó, tính đến thời điểm hiện tại, một số nội dung trong công trình này đã không còn phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Các bài viết tạp chí: Trên các tạp chí chuyên ngành luật có nhiều bài viết nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội trong TTHS như: Phạm Hồng Hải (1998), “Mấy suy nghĩ về vấn đề bảo vệ quyền con người trong TTHS”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1998; Mai Thanh Hiếu (2004), “Phạm vi chủ thể có quyền suy đoán vô tội”, Tạp chí Luật học, số 1/2004; Bùi Tiến Đạt (2015), “Quyền giả định vô tội và quyền im lặng - Lý thuyết và thách thức từ thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Viện nghiên cứu Lập pháp, số 22/2015; Nguyễn Minh Tâm, Vũ Công Giao (2015), “Quyền được suy đoán vô tội theo Luật nhân quyền quốc tế và những gợi mở cho việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 05/2015; Hoàng Thị Tuệ Phương (2018), “Bàn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam trên nền tảng của nguyên tắc suy đoán vô tội”, Tạp chí Khoa hoc pháp lý, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, số 04(116)/2018… Mặc dù các bài viết này đề cập đến một hay một số khía cạnh như: khái niệm, phạm vi, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội,... và nêu ra được một số bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại nước ta nhưng vẫn chưa thể tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ các nội dung cần thiết về nguyên tắc suy đoán vô tội do dung lượng còn hạn chế. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Trong đề tài này, tác giả mong muốn thông qua việc phân tích những cơ sở lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội, là những quy định tại Hiến pháp 2013 và BLTTHS 2015 để nắm được những nội dung mà pháp luật đã quy định về nguyên tắc này. Đồng thời tiến hành nghiên cứu tham khảo pháp luật của một số quốc gia khác như Cộng hòa Pháp và Nhật Bản để phân tích những điểm giống và khác giữa pháp luật TTHS Việt Nam và các nước này từ đó nhận xét những điểm tốt và bất cập của nước ta. Và thông qua việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, nắm bắt tình hình áp dụng quy định trên thực tế, những nhu cầu cần thiết hiện nay, những điểm tiến bộ và những thiếu sót cần sửa đổi bổ sung. Thực hiện đề tài này tác giả hướng đến 4 mục tiêu: Thứ nhất, đề tài nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về nguyên tắc suy đoán vô tội như lịch sử hình thành, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở hình thành của nguyên tắc này trong TTHS. Thứ hai, đề tài tiến hành nghiên cứu những quan điểm khoa học cũng như những quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia về nguyên tắc suy đoán vô tội. Thứ ba, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội. Thứ tư, trên cơ sở so sánh quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia, đề tài chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này, từ đó đề xuất những giải pháp kiến nghị hoàn thiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này gồm: - Các quan điểm khoa học của các học giả trong và ngoài nước về nguyên tắc suy đoán vô tội. - Những quy định của pháp luật Việt Nam, Pháp, Nhật về nguyên tắc suy đoán vô tội. - Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về lý luận: Tập trung phân tích về các quy định trong pháp luật TTHS Việt Nam và nghiên cứu tham khảo quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật một số quốc gia, cụ thể là Pháp và Nhật Bản để làm rõ nội dung liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội, từ đó đánh giá những tiến bộ trong cách quy định pháp luật của Việt Nam cũng như nhận xét về những bất cập vẫn còn tồn tại trong các quy định ấy. Về thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong quá trình tố tụng hình sự của Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Như đã đề cập, mục đích của khóa luận là nghiên cứu, so sánh pháp luật các quốc gia về nguyên tắc suy đoán vô tội, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nội dung này. Để thực hiện mục đích này, tác giả sử dụng các phương pháp chính sau đây: Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu: Từ những thông tin thu thập được mà rút ra những kiến thức cần thiết phục vụ cho công cuộc nghiên cứu khóa luận. Thông qua các quy định pháp luật xác định mục đích của các nhà làm luật khi ban hành các quy định trên. Phương pháp so sánh được áp dụng để tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định của pháp luật các quốc gia về quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội, nắm bắt những điểm giống và khác giữa pháp luật trong nước và quốc tế, từ đó đánh giá những ưu điểm và những hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam hiện nay. Phương pháp này được áp dụng nhiều ở Chương II và Chương III khóa luận. 6. Bố cục tổng quát của đề tài Khóa luận bao gồm phần mở đầu, nội dung chính, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung chính được phân thành 04 chương, cụ thể như sau: Chương I: Những vấn đề chung về nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Chương II: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội. Chương III: Quy định của pháp luật một số quốc gia về nguyên tắc suy đoán vô tội và so sánh với pháp luật Việt Nam. Chương IV: Thực tiễn áp dụng quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện. 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC SUY SOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Giới thiệu Chương I Chương đầu tiên của đề tài nghiên cứu những khái niệm cơ bản, đặc điểm và ý nghĩa của quyền được suy đoán vô tội, từ đó xác định những vấn đề lý luận cơ bản nhằm mục đích làm nền tảng cho các phân tích ở các chương sau. Việc nghiên cứu Chương I sẽ cung cấp những kiến thức, thông tin mang tính cơ sở sẽ là nền tảng để nghiên cứu tốt những chương tiếp theo của đề tài này. 1.1. Khái niệm suy đoán vô tội Thuật ngữ “Suy đoán vô tội” được dịch xuất phát từ thuật ngữ “presumption of innocence” thường được sử dụng trong các tài liệu khoa học pháp lý hay cụm từ “the right to be presumed innocent” thường thấy trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Điều đáng lưu ý ở đây là động từ “presume” có thể dịch sang tiếng Việt với hai nghĩa khác nhau: 1) Suy đoán và 2) Giả định. Điều này dẫn đến việc trong khoa học Luật TTHS, nguyên tắc “presumption of innocence” có thể được gọi bằng hai tên gọi: nguyên tắc “suy đoán vô tội” hoặc nguyên tắc “giả định vô tội”. Tuy nhiên, sự ra đời của BLTTHS 2015 đã chính thức xác lập tên gọi “suy đoán vô tội” cho nguyên tắc này khi dùng thuật ngữ trên đặt tên cho Điều 131. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng tên gọi trên là chưa bám sát nội hàm của nguyên tắc, điều này xuất phát từ cách hiểu giữa hai từ “suy đoán” và “giả định” có những khác biệt nhất định. Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “suy đoán” là “đoán ra điều chưa biết căn cứ vào những điều đã biết”.2 Như vậy, để có thể "suy đoán" đòi hỏi phải có thông tin, tài liệu, chứng cứ để thông qua đó một người tin vào (đoán ra) một điều gì đó.3 Nếu hiểu theo đúng ý nghĩa của từ “suy đoán” như trên, sẽ rất khó Điều 13. Suy đoán vô tội “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.” 2 Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003, tr.875. 3 Bùi Tiến Đạt, “Quan niệm về suy đoán/giả định vô tội ở Việt Nam: một số thảo luận về thuật ngữ”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208518 truy cập 01/04/2021. 1 2 để Cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) tin rằng một nghi phạm, bị can vô tội bởi thông thường để khởi tố, truy tố bị can cần phải có các chứng cứ khiến CQTHTT tin rằng họ có tội. Trong khi đó, khi xem xét ý nghĩa của từ “presumption”, Legal Dictionary định nghĩa đây là “một quy tắc luật cho phép giả định một việc là đúng cho đến khi có bằng chứng vượt trội bác bỏ hoặc phản bác hẳn giả định” hay Từ điển tiếng Anh Longman nêu rõ trong lĩnh vực luật, “presume” được hiểu là “hành động theo cách nghĩ một điều gì đó là đúng cho đến khi nó được chứng minh là không đúng”. So sánh với định nghĩa “giả định” theo Từ điển Tiếng Việt, là “coi điều nào đó là có thật, lấy đó làm căn cứ”4, rõ ràng cách hiểu “presume” nghiêng về khái niệm giả định, giả thuyết trong tiếng Việt. Cách hiểu này cũng được ủng hộ bởi các học giả nước ngoài, có thể kể đến như Thomas Weigend khi ông cho rằng: “Quyền giả định vô tội không phải là một sự suy đoán mà là sự giả định hoặc sự giả tưởng pháp lý (legal fiction): chúng ta làm ra vẻ (pretend) một người bị cáo buộc thực hiện một tội phạm không thực hiện tội phạm đó. Hay nói cách khác, quyền giả định vô tội đòi hỏi cơ quan tố tụng đối xử với nghi phạm như là người vô tội, mặc dù có sự nghi ngờ dựa trên những chứng cứ đáng tin cậy là người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.”5. Mặc dù có vẻ BLTTHS 2015 chưa gọi tên nguyên tắc này chính xác nhất nhưng tinh thần, nội hàm của nguyên tắc được pháp luật Việt Nam (thông qua Hiến pháp 2013 và BLTTHS 2015) nội luật hóa rất tốt, bám sát khái niệm “presumption of innocence” của pháp luật quốc tế khi dùng từ “được coi”, đồng nghĩa với “được giả định” trong quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”6. Như vậy, theo tác giả, việc ghi nhận tên gọi “suy đoán vô tội” cho nguyên tắc này của BLTTHS 2015 là chưa chính xác và không nên hiểu bản chất của nguyên tắc theo khái niệm của từ “suy đoán”. Do đó, nguyên tắc “suy đoán vô tội” cần Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003, tr.384 Thomas Weigend (2014), Assuming that the Defendant Is Not Guilty: The Presumption of Innocence in the German System of Criminal Justice trong Criminal Law and Philosophy, Nxb. Springer, tr. 287. 6 Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 và Điều 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 4 5 3 được định nghĩa chính xác như sau:“Suy đoán vô tội là phải coi (giả định) bị can, bị cáo không phạm tội ngay cả khi không có bằng chứng, tài liệu nào để tin (suy đoán) họ vô tội trên thực tế, cho đến khi có sự thuyết phục, chứng minh được rằng bị cáo đã phạm tội.” 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Nhắc đến suy đoán vô tội, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của Pháp như là văn bản ghi nhận nguyên tắc này đầu tiên. Tuy nhiên, thực chất suy đoán vô tội đã có mặt từ thế kỷ thứ VI, thời Lã Mã cổ đại, khi hoàng đế La Mã Justinian đã ban hành một bản tóm lược luật La Mã được gọi là “Digest of Justinian”, trong đó quy định “praeumptio boni viri” được xem là nguyên tắc chung liên quan đến chứng minh với nội dung “Trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo, bên khẳng định chứ không phải bên phủ định”.7 Quy định này được xem như một nguyên tắc của luật tố tụng dân sự trong việc xác định tư cách và quyền bình đẳng của các đương sự, được áp dụng trong các tranh chấp để buộc bên tố cáo phải đưa ra chứng cứ chứng minh, chứ không chỉ đưa ra các yêu cầu tranh chấp. Sau đó, trong các triều đại La Mã, nguyên tắc này được áp dụng trong quá trình xét xử hình sự và bắt đầu khẳng định nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội và hệ quả tất yếu là bị cáo được coi là vô tội. Đây là nguồn cội của nguyên tắc suy đoán vô tội. Tuy nhiên, nguyên tắc này dần bị phai nhạt trong suốt một thời kỳ dài khi thời kỳ phong kiến ở cả phương Đông lẫn phương Tây, pháp luật với vai trò là công cụ duy trì địa vị và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Do đó, việc bảo vệ nhân quyền của người dân không được đặt nặng, các hình phạt nghiêm khắc cùng sự răn đe người dân phải tuân thủ pháp luật mới là mục tiêu chính của TTHS lúc bấy giờ. Mặc dù Nhà nước đã nhận lấy trách nhiệm truy cứu người phạm tội với hệ thống các cơ quan và người có thẩm quyền được phân công cụ thể để tiến hành các hoạt Ban Truyền thông, “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015”, http://vuanhlaw.com.vn/tin-tuc/nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-trong-bo-luat-to-tung-hinh-su-2015.html, truy cập ngày 06/11/2021. 7 4 động TTHS, nhưng suy đoán có tội vẫn là một nguyên lý tồn tại khách quan, điều này thể hiện qua một số đặc điểm sau của TTHS phong kiến: Thứ nhất, nghĩa vụ chứng minh hay nói cách khác nghĩa vụ cung cấp lời khai và các chứng cứ vẫn đặt ra đối với người bị buộc tội, nếu không thực hiện nghĩa vụ này, người bị buộc tội có thể bị dùng nhục hình một cách hợp pháp (Ví dụ như theo Điều 669 Quốc triều hình luật thì tù phạm có thể bị tra khảo, bị đánh bằng roi, đánh bằng trượng không quá số 100). Thứ hai, thái độ đối xử với người bị buộc tội: người bị buộc tội vẫn bị định kiến có tội trong tư duy chứng minh, bên buộc tội mang quyền lực hơn hẳn bên gỡ tội (thể hiện qua việc cho phép dùng nhục hình để người bị buộc tội phải nhận tội; gọi người bị buộc tội là tội nhân; người bị buộc tội phải quỳ dưới đất khi xét xử...). Thứ ba, tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nghĩa vụ chứng minh của cơ quan truy cứu trách nhiệm hình sự còn rất mơ hồ, thông thường là ý kiến chủ quan của người có thẩm quyền xét xử. Với sự phát triển về tri thức, con người ngày càng có ý thức về tính dân chủ và các quyền lợi của chính mình, họ không còn mặc nhiên để cho giai cấp thống trị đàn áp, phán xét mà đã dần đứng dậy đấu tranh. Nhờ đó, các nhà nước tư sản ra đời, đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ về quyền con người cũng như quyền công dân, một trong những tư tưởng tiến bộ đó là suy đoán vô tội. Đặt nền móng đầu cho tư tưởng suy đoán vô tội trong thời kỳ này là tác giả Cesare Beccaria, ông đã nêu ra trong cuốn sách “Về tội phạm và hình phạt” bằng tiếng Ý năm 1764 như sau: “Không ai có thể bị coi là kẻ phạm tội khi còn chưa có bản án kết tội và xã hội không thể tước của bị can sự bảo hộ của mình trước khi quyết định rằng anh ta đã vi phạm những điều kiện mà sự tuân thủ các điều kiện đó thì anh ta được bảo đảm bởi sự bảo hộ”.8 Tuy nhiên, suy đoán vô tội chỉ chính thức được xem như một công cụ của pháp luật một quốc gia vào thời điểm nguyên tắc này được quy định tại Điều 9 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hòa Pháp ngày 26/08/1789 trong thời gian cách mạng tư sản Pháp như sau: “Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị 8 V.Z Lucasevich (1985), Xác định trách nhiệm hình sự trong tố tụng hình sự xô Viết – Leningrat, tr 73. 5 tuyên bố phạm tội; nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt mức cần thiết cho việc bắt giữ đều bị luật pháp xử phạt nghiêm khắc”. Có thể nói, sự xuất hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội vào cuối thế kỷ XVIII được đánh giá là thành tựu vĩ đại của nền văn minh pháp lý trong việc bảo vệ con người trong TTHS khi đã đặt ra những yêu cầu mới đối với nền tư pháp của các quốc gia tư sản. Hàng loạt các quyền lợi hợp pháp của người bị buộc tội được đề ra như quyền bào chữa, quyền im lặng,... cùng sự chuyển dời trách nhiệm chứng minh từ người bị buộc tội sang bên buộc tội (các cơ quan mang quyền lực nhà nước THTT). Điều này được nhận thấy thông qua sự ra đời của một số đạo luật tiến bộ như Hiến pháp Hoa Kỳ với các tu chính án về các quyền quan trọng của người bị buộc tội hay Đạo luật về Chứng cứ Hình sự của Anh được thông qua năm 1898 (Theo Đạo luật này, những người bị buộc tội có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh9). Đồng thời, thông qua sự bành trướng của đế quốc Anh, Pháp, Mỹ vào thế kỷ XIX, pháp luật các nước tư sản này cũng có sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước thuộc địa. Do đó, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng dần được du nhập và kế thừa bởi các quốc gia phương Đông. Bên cạnh đó, qua quá trình hội nhập pháp luật, suy đoán vô tội cũng được nhiều quốc gia khác tiếp thu và quy định trong pháp luật TTHS của quốc gia mình. Không chỉ được ghi nhận ở một số quốc gia, nguyên tắc này đã được công nhận và quy định trong Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc (LHQ) là: “Một người bị buộc tội có hành vi phạm tội được coi là vô tội cho đến khi sự phạm tội của người đó được xác định một cách hợp pháp trong một vụ xét xử công khai, trong đó có những sự bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa của người đó”. Sau này, tư tưởng về suy đoán vô tội ngày càng có tính quốc tế khi được thừa nhận trong nhiều điều ước quốc tế (ĐƯQT) mà nhiều quốc gia ký kết hoặc gia nhập như Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự của LHQ năm 1966, Công ước châu Âu về Nhân quyền... Như vậy, có thể nói, trải qua quá trình phát triển, ngày nay nguyên tắc này Eileen Skinnider và Frances Gordon (2001), International norms and domestic realities, Sino Canadian International conference on the ratification and implementation of human rights covenants Beijing, tr8. 9 6 được xem là một trong những quyền tự nhiên cơ bản của con người. Suy đoán vô tội không chỉ được các quốc gia quy định như một nguyên tắc quan trọng của pháp luật TTHS nhằm bảo vệ quyền lợi của những người bị buộc tội mà còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng, trở thành giá trị chung của toàn nhân loại. 1.3. Đặc điểm của nguyên tắc suy đoán vô tội 1.3.1 Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc đặc trưng của pháp luật tố tụng hình sự hiện đại Có thể hiểu nguyên tắc cơ bản của TTHS là những tư tưởng, quan điểm cơ bản, chủ đạo, chi phối hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng (THTT), người tham gia tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong các hoạt động TTHS.10 Trong đó, nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của pháp luật TTHS hiện đại. Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc đặc trưng của pháp luật TTHS bởi vì khi xem xét pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, nguyên tắc này sẽ không xuất hiện. Điều này là bởi suy đoán vô tội chỉ áp dụng khi có sự buộc tội xảy ra. Nếu các vụ án dân sự, vụ án hành chính phát sinh do tranh chấp giữa các bên khi một bên cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì vụ án hình sự (VAHS) phát sinh khi phát hiện hành vi tội phạm theo Bộ luật hình sự (BLHS), khi đó, các chủ thể mang quyền lực Nhà nước sẽ tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhằm giải quyết vụ án hình sự. Buộc tội là hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm11. Chính bởi có sự chênh lệch giữa hai bên buộc tội và gỡ tội trong tố tụng hình sự cùng với việc buộc tội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của chủ thể bị buộc tội nên cần có nguyên tắc suy đoán vô tội tồn tại song song nhằm cân bằng vị thế của “bên buộc tội” và “bên bào chữa”. Trong trường hợp không được suy đoán vô Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Tr.212. 11 Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội, Tr.124. 10 7 tội, người bị buộc tội sẽ bị coi là có tội ngay từ thời điểm bị tình nghi, khi đó các quyền bào chữa, quyền tranh tụng trước Tòa án để tìm ra chân lý chỉ còn là hư quyền. Nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ tồn tại ở hệ thống pháp luật TTHS hiện đại bởi: Khi nhìn vào lịch sử TTHS thế giới từ thời kỳ trung cổ đến thế kỷ 18, không khó để thấy khuynh hướng “suy đoán có tội” tồn tại rất nhiều và hầu hết người bị buộc tội được cho là có tội ngay từ giai đoạn điều tra mà không cần thông qua xét xử. Mãi đến Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789 (Declaration of Human and Civil Rights), quyền được suy đoán vô tội mới được khẳng định và sau đó được các Điều ước quốc tế (ĐƯQT) khác công nhận như: Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (UN, 1966), từ đó nguyên tắc suy đoán vô tội được chú ý và quy định bởi ngày càng nhiều quốc gia. Tham chiếu đến pháp luật Việt Nam, trước Hiến pháp 2013, quy định của pháp luật TTHS Việt Nam mặc dù ghi nhận ý chí của các ĐƯQT, hướng đến bảo vệ quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội nhưng cách truyền tải “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” vẫn còn chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Hiến pháp 2013 ra đời cùng BLTTHS 2015 đã có những bổ sung, hoàn thiện nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ ở Điều 13 BLTTHS mà nguyên tắc còn tồn tại trong các quy định cụ thể của từng giai đoạn. Xuất phát từ nhận thức: “bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lá chắn quan trọng và vững chắc nhất đối với quyền con người, quyền công dân, nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng là việc thừa nhận và ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội”12. Chính vì vậy, nguyên tắc suy đoán vô tội đã trở thành nguyên tắc đặc thù của pháp luật TTHS hiện đại. 1.3.2 Đối tượng được áp dụng nguyên tắc là người bị buộc tội Nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những hành lang pháp lý vững chắc Đào Trí Úc (2016), Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trong Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, tr. 72 12 8 để bảo vệ các đối tượng bị buộc tội trong quá trình tố tụng. Trong khoa học pháp lý, tồn tại nhiều quan điểm về phạm vi đối tượng của nguyên tắc suy đoán vô tội do cách quy định về nguyên tắc này của pháp luật TTHS Việt Nam trước năm 2013. Quan điểm thứ nhất cho rằng đối tượng có quyền được suy đoán vô tội không bị giới hạn bởi sự buộc tội vì theo Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền Pháp năm 1789 khẳng định quyền được suy đoán vô tội được đảm bảo cho tất cả mọi người13, điều này thể hiện thông qua thuật ngữ “tout homme” trong văn bản này có nghĩa là “tất cả mọi người”.14 Quan điểm này đã từng được Hiến pháp 1992 và BLTTHS 2003 củng cố khi quy định “không ai bị coi là có tội...”, ở đây có thể thấy thuật ngữ “không ai” trong quy định này có thể hiểu là bất kỳ người nào. Tuy nhiên, phạm vi đối tượng được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội theo quan điểm này là quá rộng đến mức dư thừa và không cần thiết. Bởi nếu không có sự buộc tội xảy ra, cần khẳng định rằng tất cả mọi người đều là vô tội mà không cần phải “suy đoán”, do đó, cách hiểu này là chưa phù hợp, cần phải hiểu nguyên tắc suy đoán vô tội luôn tồn tại song hành với sự buộc tội, xuất hiện và kết thúc cùng lúc với sự buộc tội. Quan điểm thứ hai cho rằng, sự buộc tội xuất hiện từ khi chưa có quyết định khởi tố bị can và tồn tại cho đến khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn toàn bộ hình phạt hay được đại xá, ân xá15. Vì vậy phạm vi đối tượng được suy đoán vô tội bao gồm không chỉ người bị tình nghi, bị can, bị cáo mà cả những người bị kết án nhưng chưa chấp hành xong hình phạt. Quan điểm thứ ba thì cho rằng, đối tượng được suy đoán vô tội bao gồm bị can, bị cáo và họ có quyền này từ thời điểm có quyết định khởi tố bị can cho đến khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.16 Hai quan điểm sau đều cùng khẳng định nguyên tắc suy đoán vô tội đi cùng với sự buộc tội, tuy nhiên lại khác nhau ở cách xác định thời điểm bắt đầu và kết Điều 11 Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948 quy định: “Bất kỳ người nào bị buộc tội đều được coi là vô tội cho đến khi một tòa án công khai, nơi người đó đã có được tất cả những bảo đảm cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở pháp luật” 14 Mai Thanh Hiếu (2004), “Phạm vi chủ thể có quyền suy đoán vô tội”, Tạp chí Luật học, số 1/2004, tr.23 15 Phạm Hồng Hải (1998), “Mấy suy nghĩ về vấn đề bảo vệ quyền con người trong TTHS”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1998, tr.18 16 Hoàng Thị Sơn (2003), Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.20. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan