Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận hợp đồng do người không biết chữ, người bị khuyết khiếm thể chất giao ...

Tài liệu Khoá luận hợp đồng do người không biết chữ, người bị khuyết khiếm thể chất giao kết

.PDF
162
1
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƢƠNG ANH HỢP ĐỒNG DO NGƢỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƢỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHƢƠNG ANH HỢP ĐỒNG DO NGƢỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƢỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT NGƢỜI HƢỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN NHẬT THANH TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021 LỜI CẢM ƠN Đề tài ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖ là nội dung tôi lựa chọn để làm khóa luận tốt nghiệp sau khoảng thời gian theo học chuyên ngành Luật Dân sự tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, tôi đã gặp nhiều khó khăn và nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn tấm lòng của mọi người giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn của tôi là Ths. Nguyễn Nhật Thanh. Thầy đã hướng dẫn, nhận xét tận tình những thiếu sót trong quá trình viết khóa luận để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Hơn nữa, qua những lời nhận xét từ thầy vừa giúp tôi có những kiến thức bổ ích trong quá trình làm khóa luận mà còn có thể sử dụng chúng để phục vụ công việc sau này. Chân thành cảm ơn! NGUYỄN PHƢƠNG ANH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đƣợc viết tắt BLDS 2015 Bộ luật Dân sự 2015 LNKT 2010 Luật Người khuyết tật 2010 UBND Ủy ban Nhân dân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DO NGƢỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƢỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT ...... 7 1.1 Khái quát chung về hợp đồng do ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất giao kết ................................................................................................... 7 1.1.1 Khái quát về hợp đồng và giao kết hợp đồng ........................................................... 7 1.1.2 Khái quát người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất .......................... 10 1.2 Một số học thuyết liên quan đến vấn đề bảo vệ ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng ......................................................... 16 1.2.1 Học thuyết Non est factum ...................................................................................... 16 1.2.2 Học thuyết Unconscionability ................................................................................. 18 1.2.3 Học thuyết Undue influence .................................................................................... 19 1.2.4 Học thuyết Misrepresentation ................................................................................. 21 1.3 Pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề hợp đồng ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất giao kết ...................................................................... 22 1.3.1 Luật các tiểu bang Hoa Kỳ liên quan vấn đề người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết hợp đồng ......................................................................... 23 1.3.2 Luật các tiểu bang Hoa kỳ về các biện pháp hỗ trợ người bị khuyết tật trong tham gia các quan hệ pháp luật ....................................................................................... 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ............................................................................................... 31 CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM, THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ HỢP ĐỒNG DO NGƢỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƢỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT .......................................... 32 2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam liên quan ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng. ............................................................ 32 2.1.1 Bộ luật Dân sự 2015 ............................................................................................... 32 2.1.2 Luật Công chứng 2014 ............................................................................................ 35 2.2 Thực trạng, thực tiễn xét xử và bất cập liên quan đến ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng ...................................... 37 2.2.1 Thực trạng, thực tiễn xét xử và bất cập liên quan đến người không biết chữ khi giao kết hợp đồng ............................................................................................................. 37 2.2.2 Thực trạng, thực tiễn xét xử và bất cập liên quan đến người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng ......................................................................................... 43 3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .............................................................................. 49 3.3.1 Sự cần thiết phải có quy định bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng .............................................................................. 49 3.3.2 Một số kiến nghị cụ thể góp phần xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật nhằm bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng .................................................................................................................................. 51 KẾT LUẬN CHƢƠNG II.............................................................................................. 59 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình lịch sử phát triển, chế định hợp đồng gần như là một chế định gắn liền với quá trình đời sống xã hội. Chính vì sự quan trọng này hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định chế định hợp đồng là một phần rất quan trọng đối với hệ thống pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng. Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển nhằm đáp ứng tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia nên chế định hợp đồng cũng càng ngày đa dạng hơn. Được biết, hợp đồng là giao dịch dân sự thể hiện sự thống nhất ý chí của hai bên hay nhiều bên và làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa các bên. Tuy nhiên, do đời sống xã hội cùng với sự đa dạng của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng, trong một số trường hợp sẽ có bên yếu thế hơn so với bên còn lại trong quan hệ hợp đồng và một trong những đối tượng yếu thế có thể kể đến đó là người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất. Kể từ thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 ra đời thì các quy định về chủ thể xác lập các giao dịch dân sự ngày càng được hoàn thiện về phương diện lý luận cũng như trong các quy phạm pháp luật. Bộ luật Dân sự 2015 có ghi nhận quy định bảo vệ các đối tượng người không biết chữ, người bị khiếm khuyết trong lĩnh vực di chúc. Nhưng đối với chế định hợp đồng, Bộ luật Dân sự 2015 lại không có điều, khoản nào quy định trực tiếp đề cập. Đây là điểm thiếu sót trong quy định pháp luật dân sự, điều này có thể dẫn đến các đối tượng này dù họ là bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng nhưng vẫn chưa được pháp luật bảo vệ. Thực tế, hiện nay việc bảo vệ quyền lợi những người yếu thế nói chung và quyền lợi của người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất nói riêng đang là xu hướng của thế giới. Thông qua nghiên cứu của tác giả, nhận thấy một số quốc gia trên đã có các quy định về bảo vệ các đối tượng này khi tham gia trong quan hệ hợp đồng. Vì vậy, trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay, pháp luật Việt Nam phải luôn đổi mới, cải cách, cập nhật để phù hợp với xu thế của thế giới và hướng đến mục tiêu ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khuyết khiếm thể chất giao kết‖ để nghiên cứu, tìm hiểu qua đó cũng nhằm kiến nghị để hoàn thiện các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam để hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, toàn diện hơn 1 và bảo vệ được quyền lợi cho người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi tham gia quan hệ pháp luật hợp đồng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖ là một vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều tác giả cả trong và ngoài nước. Nội dung sản phẩm nghiên cứu đã được thể hiện ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau như giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận án, tạp chí… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thật sự toàn diện và đầy đủ các nội dung của vấn đề này. Theo đó, tác giả nhận thấy một số tài liệu liên quan đến vấn đề ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖ có thể kể đến như sau: - Sách chuyên khảo, giáo trình Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Đây là giáo trình chính thống của Trường Đại học Luật TP.HCM, nội dung giáo trình này tổng hợp một cách khái quát nhất các vấn đề liên quan về hợp đồng và bồi thường thiệt hại về hợp đồng. Trong đó, nội dung của giáo trình có một số vấn đề liên quan đến ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖, giáo trình đã phân tích một cách khái quát nhất về nội dung liên quan đến hợp đồng và chủ thể giao kết hợp đồng. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Vũ Thị Hồng Vân (Chủ biên), NXB Chính trị quốc gia sự thật. Giáo trình này cũng có phân tích một số vấn đề liên quan đến nội dung ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖, giúp tác giả đánh giá khái quát về mặt lý luận và có góc nhìn tổng quát để đánh giá chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học 2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, NXB Công an nhân dân. Tác phẩm này ghi nhận, phân tích một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của tác giả, thông qua tác phẩm cung cấp cho tác giả về mặt lý luận một số kiến thức cơ bản liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Tuy nhiên, tác phẩm cũng chưa có nội dung cụ thể nào liên quan trực tiếp đến đề tài ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖. Dù vậy, tác phẩm cũng góp phần giúp tác giả có được nền tảng kiến thức từ đó có góc nhìn tổng quan để tác giả nghiên cứu chi tiết các khía cạnh của đề tài. 2 Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tập 1), NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả đã nghiên cứu một cách đầy đủ một số vấn đề pháp lý có liên quan đến chế định hợp đồng trong pháp luật Việt Nam thông qua việc phân tích, bình luận, đưa ra các quan điểm, lý luận về từng vấn đề cụ thể trong các bản án đã được xét xử có liên quan đến vấn đề ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖. Qua đó, góp phần giúp tác giả tham khảo và định hướng phát triển đề tài nghiên cứu. - Bài báo, tạp chí Tuấn Đạo Thanh, Hoàng Văn Hữu (2018), ―Bàn về vai trò của người làm chứng trong lĩnh vực công chứng‖, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 12/2018. Trong tác phầm này, các tác giả đã phân tích vấn đề người làm chứng trong lĩnh vực công chứng, trong đó bao gồm những trường hợp liên quan đến người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết hợp đồng khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng. Từ đó, góp phần giúp tác giả tìm hiểu, đánh giá các khía cạnh của đề tài nghiên cứu. Phan Thị Lan Hương (2020), ―Đánh giá Luật Người khuyết tật – So sánh với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và kiến nghị cho Việt Nam‖, Tạp chí Luật học số 2/2020. Tác phẩm giúp tác giả nhìn nhận về sự cấp thiết để bảo vệ quyền lợi của người khiếm khuyết nói chung, người bị khiếm khuyết thể chất nói riêng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dưới góc nhìn của Công ước quyền của người khuyết tật. Tác phẩm mang đến những thông tin bổ ích giúp tác giả nghiên cứu, tìm hiểu các cơ chế bảo vệ để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể này hướng đến mục tiêu hoàn thiện các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có phân tích và đề cập đến vấn đề hợp đồng hoặc việc bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất trong các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một công trình nào phân tích trực tiếp chuyên sâu về vấn đề ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết ‖. Do đó, tác giả nhận thấy cần phải có một công trình nghiên cứu có cách nhìn tổng quan hơn góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật và cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết hợp đồng. - Tài liệu nước ngoài 3 Các tài liệu có liên quan đến đề tài ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết ‖ trong pháp luật nước ngoài rất đa dạng, phong phú, chủ yếu tồn tại dưới dạng sách, các tạp chí khoa học pháp lý… Sau khi tìm hiểu, tác giả nhận thấy có một số tác phẩm có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Theo đó, tác giả đã tổng hợp được một số tài liệu nước ngoài phục vụ quá trình nghiên cứu như sau: Michell, Paul, Illiteracy (2005), ―Sophistication and Contract Law‖, Queen's Law Journal, vol. 31, no. 1, Fall (2005). Trong tác phẩm này, tác giả phân tích, so sánh về cách giải quyết hậu quả pháp lý hợp đồng do người không biết chữ giao kết trong các Tòa án tiểu bang Hoa Kỳ. Ngoài ra, tác phẩm cũng cung cấp về cách nhìn nhận, lý luận, giải thích vấn đề hợp đồng do người mù chữ giao kết trong các học thuyết pháp lý được sử dụng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật thông luật góp phần định hướng tìm ra các biện pháp bảo vệ người không biết chữ. American Bar Association (2020), Commission on Disability Rights Section of Civil Rights and Social Justice Section of Real Property, Trust And Estate Law Commission On Law And Aging, Report to The House of Delegate, p. 113-134. Trong tác phẩm này, tác giả của tác phẩm cung cấp một góc nhìn tổng quan về chế định giám hộ được sử dụng ở các tiểu bang ở Hoa Kỳ dành cho người khuyết tật nói chung trong đó bao gồm người bị khiếm khuyết thể chất. Ngoài ra, tác phẩm cũng đề cập đến áp dụng cơ chế hỗ trợ ra quyết định được dùng để bảo vệ cho người bị khiếm khuyết thể chất thay thế chế định giám hộ tại Hoa Kỳ. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận cũng như các quy định pháp luật về ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu còn phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật trong nước và những quy định pháp luật của nước ngoài với mục đích tìm ra những bất cập và từ đó đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện quy định của BLDS 2015 phù hợp. Hơn nữa, công trình nghiên cứu còn nhằm giúp tìm ra các cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi tham gia quan hệ vào hợp đồng một cách phù hợp nhất. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Sau khi đánh giá và xem xét, tác giả nhận thấy đề tài có các nhiệm vụ như sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖ như: khái niệm, đặc điểm hợp đồng, giao kết hợp đồng, người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất và đặc biệt là phải tìm ra được lý do cần phải bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất trong quan hệ pháp luật hợp đồng. Thứ hai, phải nghiên cứu các quy định pháp luật ở trong và ngoài nước có liên quan đến việc bảo vệ các đối tượng này khi họ tiến hành giao kết hợp đồng. Từ đó, nhìn nhận được những thiếu sót của hệ thống pháp luật trong nước và học hỏi được những điểm tiến bộ của pháp luật nước ngoài. Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng và bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam cùng với những điểm tiến bộ đã tích lũy để đưa ra kiến nghị phù hợp trong việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến việc bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất tham gia giao kết hợp đồng. Đồng thời, tác giả cũng tìm ra những lý luận và thực tiễn cần thiết để làm căn cứ cho việc kiến nghị. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu những chế định trong việc bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất trong hợp đồng, cũng như những cách thức pháp luật Việt Nam dùng để bảo vệ các đối tượng này khi họ giao kết hợp đồng. Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu về những cơ chế bảo vệ của pháp luật nước ngoài, cụ thể là pháp luật Hoa Kỳ để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này. Từ đó, đề tài nêu ra thực trạng hiện nay liên quan đến người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất ở Việt Nam và chỉ ra những điểm còn bất cập, thiếu sót. Cuối cùng, đề tài hoàn thiện với tinh thần kiến nghị xây dựng các quy định về hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết. Về văn bản quy phạm pháp luật: đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định liên quan về ―Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết‖ trong Bộ luật Dân sự 2015 cũng như các quy định trong Luật Công chứng 2014. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu các quy định pháp luật trong văn bản pháp luật nước ngoài, cụ thể là Hoa Kỳ nhằm học hỏi kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trong liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic pháp lý, phương pháp chứng minh, phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng tại Chương I. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các khái niệm, đặc điểm liên quan của người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất khi giao kết hợp đồng. Từ đó, tổng hợp ra những tính chất, đặc điểm đặc trưng của người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất. Bên cạnh đó, phương pháp chứng minh được đưa ra nhằm hỗ trợ khẳng định cho các kết luận, quan điểm mà tác giả đã đưa ra hoặc đề xuất. Phương pháp phân tích, phương pháp logic pháp lý dùng để làm rõ các khái niệm, đặc điểm hay cơ chế bảo vệ người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất và đưa ra quan điểm cá nhân về từng vấn đề. Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp chứng minh, phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng tại Chương II. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh để trình bày các nội dung của khóa luận. Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để rút lại vấn đề, đưa ra quan điểm cá nhân về từng vấn đề, phương pháp này được đưa trong từng mục, tiểu mục và phần kết luận của khóa luận. Phương pháp chứng minh ở chương này được sử dụng để chứng minh cho các nhận định, kiến nghị của các giả đưa ra. Phương pháp phân tích còn được sử dụng để phân tích các bản án, quyết định để làm rõ các vấn đề pháp lý trong các bản án có liên quan đến đề tài của khóa luận. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của khóa luận bao gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về Hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết. Chương 2: Pháp luật Việt Nam, thực tiễn xét xử và kiến nghị hoàn thiện về hợp đồng do người không biết chữ, người bị khiếm khuyết thể chất giao kết. 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DO NGƢỜI KHÔNG BIẾT CHỮ, NGƢỜI BỊ KHIẾM KHUYẾT THỂ CHẤT GIAO KẾT 1.1 Khái quát chung về hợp đồng do ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất giao kết 1.1.1 Khái quát về hợp đồng và giao kết hợp đồng Thuật ngữ ―hợp đồng‖ có nhiều cách hiểu khác nhau, có thể hiểu hai nghĩa khách quan và chủ quan. Với nghĩa khách quan ―hợp đồng‖ được hiểu là một chế định pháp lý được quy định trong pháp luật dân sự còn với nghĩa chủ quan ―hợp đồng‖ là một loại giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia1. Bên cạnh đó, thuật ngữ ―hợp đồng‖ còn được tìm hiểu, phân tích thông qua cả phương diện lý luận cũng như phương diện pháp lý. Về phương diện pháp lý, khái niệm hợp đồng đã được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), cụ thể: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Với quy định này, hợp đồng tồn tại khi thỏa mãn hai đặc tính cơ bản đó là: có sự thỏa thuận của các bên tham gia và nội dung thỏa thuận phải nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên2. Về phương diện lý luận, hợp đồng là sự thể hiện hành vi pháp lý của các bên nhằm thống nhất ý chí với nhau để tiến hành xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Các bên trong hợp đồng tự nguyện trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận, dung hòa các lợi ích đối lập với nhau và được bảo vệ bởi các quy định của pháp luật. Ngoài ra, sự thỏa thuận giữa các bên phải đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giả tạo, nhầm lẫn, đe dọa3. Tóm lại, khái niệm hợp đồng có thể hiểu như sau: ―Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản và các lợi ích khác, làm một việc hay không được làm một việc để thỏa mãn lợi ích nhất định của các bên hoặc người thứ ba được chỉ định trong hợp đồng‖4. Thông qua khái niệm và đặc tính cơ bản hợp đồng, giao kết hợp đồng cũng là vấn đề cần phân tích để tìm hiểu đề tài. Hiện nay, khái niệm về giao kết hợp đồng 1 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 111. 2 Trương Nhật Quang (2020), Pháp luật về Hợp đồng – Các vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Dân trí, tr. 23. 3 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 2), NXB Chính trị quốc gia sự thật, tr. 197. 4 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (1), tr. 112. 7 được rất nhiều công trình đề cập đến nhưng vẫn có sự thống nhất về mặt khái niệm. Theo đó, tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng: ―Giao kết hợp đồng là việc các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau để cùng xác lập hợp đồng thông qua sự bàn bạc, trao đổi, thương lượng với nhau theo các nguyên tắc và trình tự do luật định nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự‖5. Giao kết hợp đồng thực chất là một quá trình để các bên thể hiện ý chí của mình nhằm thương lượng, đàm phán với nhau từ đó tạo nên sự thống nhất ý chí của các bên trên cơ sở tự nguyện và tuân theo trình tự pháp luật quy định hướng đến mục đích là để xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thời điểm giao kết hợp đồng là khi ý chí của các bên có sự thống nhất, đồng thuận với nhau. Quá trình giao kết hợp đồng được thể hiện thông qua hai bước: đầu tiên, các bên có thể tuyên bố ý chí đơn phương về việc muốn cùng bên kia xác lập hợp đồng với nội dung xác định; tiếp đến, sự tuyên bố ý chí đơn phương này phải đáp ứng được các yêu cầu pháp lý nhất định (nhằm tạo ra được sự ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của chính bên đó). Và giao kết hợp đồng phải tuân thủ một số nguyên tắc như sau: Nguyên tắc thứ nhất, tự do giao kết hợp đồng nhưng không vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội. Quyền tự do giao kết hợp đồng được hiểu là chủ thể có quyền lựa chọn giao kết hợp đồng hoặc không giao kết hợp đồng. Chúng ta có thể tự do lựa chọn loại hợp đồng phù hợp mà mình mong muốn bị ràng buộc ngay cả khi đó là những loại hợp đồng mà pháp luật thực định hiện hành chưa quy định dự liệu, tự do lựa chọn đối tác thích hợp mà mình muốn giao kết, tự do quyết định nội dung cụ thể của hợp đồng hoặc là tự do lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp. Tuy nhiên, sự tự do này có sự giới hạn, đó là phải không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, nghĩa là không được trái với ―trật tự công‖. Nguyên tắc tự do không phải là tuyệt đối mà chỉ mang tính chất tương đối và chịu các giới hạn nhất định. Vì vậy, chúng ta có thể nhận định rằng: ―Tự do giao kết hợp đồng trong một khuôn khổ giới hạn là nền tảng lập một môi trường pháp lý an toàn cho các quan hệ hợp đồng và một môi trường kinh tế có sự bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức‖6. Nguyên tắc thứ hai, giao kết hợp đồng phải trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng. 5 6 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (1), tr. 126. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (1), tr. 151. 8 Về tính tự nguyện, hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia. Khi thực hiện việc xem xét giao kết hợp đồng của các bên có tự nguyện hay không thì cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: ý chí và bày tỏ ý chí7. Sự tự nguyện của các bên được xem xét dựa trên sự thống nhất ý chí bên trong và sự bày tỏ ý chí bên ngoài của họ. Tự nguyện trong giao kết hợp đồng là khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên tham gia8. Về tính bình đẳng, bình đẳng được hiểu đơn giản là sự không phân biệt đối xử giữa mọi người trong xã hội. Dưới góc độ khi xây dựng pháp luật, bình đẳng nên được coi là một ―khái niệm chính trị - pháp lý‖9. Bản chất bình đẳng trong quan hệ dân sự phải là sự ngang nhau về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xác lập, thực hiện quan hệ dân sự10. Trong điều kiện, hoàn cảnh như nhau thì các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự sẽ được Nhà nước ứng xử ngang nhau và trong quan hệ hợp đồng, ―nội dung của bình đẳng thể hiện các chủ thể đều có địa vị pháp lý như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau phát sinh từ hợp đồng được giao kết‖11. Về tính thiện chí, thiện chí hiện nay không được pháp luật đưa ra khái niệm hay định nghĩa cụ thể. Thiện chí có mối liên hệ gần gũi về sự trung thực nên chúng ta có thể hiểu thiện chí thể hiện không có sự ác ý hay tư lợi bất chính 12. Nguyên tắc thiện chí trong giao kết hợp đồng thể hiện sự thân thiện, mong muốn được hợp tác với bên còn lại và các bên giao kết thường có động cơ tốt khi tham gia giao kết hợp đồng. Về tính hợp tác, hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung. Hợp tác còn thể hiện thể hiện ý muốn chia sẻ khó khăn, lợi ích mà các bên phải đương đầu. Để các bên cùng nhau thống nhất được ý chí chung khi giao kết hợp đồng thì hợp tác là yếu tố phải có và cần thiết. Về tính trung thực, trung thực theo cách hiểu chung nhất là sự ngay thẳng, đứng đắn, thật thà, tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải. Sự trung thực thông thường 7 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), tlđd (3), tr. 212. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), tlđd (3), tr. 211. 9 Phùng Trung Tập, Kiều Thị Thùy Linh (Đồng chủ biên) (2020), Nhập môn Luật Dân sự, NXB Lao động, tr. 5. 10 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học 2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr. 14. 11 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (1), tr. 154. 12 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (1), tr. 155. 8 9 được thể hiện thông qua lời nói, hành vi của mỗi người. Theo đó, trung thực trong giao kết hợp đồng có thể được hiểu là việc cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan, rõ ràng, cụ thể, đúng sự thật, tuyệt đối không có hành vi tạo dựng các thông tin hoặc tạo ra các yếu tố gây bất lợi trong quá trình thực hiện giao kết. Về tính ngay tình, hiện nay không có quy định định nghĩa ngay tình là gì. Nhưng hiểu một cách đơn giản, ngay tình là lòng ngay thẳng, thật thà, tình thế rõ ràng13. Trong quá trình giao kết hợp đồng, ngay tình có thể được hiểu là vào thời điểm giao kết hợp đồng, một bên đã không cố ý, không biết và không thể biết về những nội dung trái pháp luật trong hợp đồng14. 1.1.2 Khái quát ngƣời không biết chữ, ngƣời bị khiếm khuyết thể chất i) Khái quát về ngƣời không biết chữ Hiện nay, pháp luật dường như không có quy định cụ thể để định nghĩa như thế nào được xem người không biết chữ. Tuy nhiên, căn cứ tại Điều 19 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 03 năm 2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ15 (Nghị định số 20/2014/NĐ-CP) lại có quy định về ―mức đạt chuẩn biết chữ‖ và chúng ta có thể dựa vào ―mức đạt chuẩn biết chữ‖ để xác định một người được xem là người biết chữ. Với quy định của Nghị định này, có thể suy ra, người không biết chữ sẽ thuộc các trường hợp: người không hoàn thành được lớp 3 của chương trình giáo dục tiểu học hoặc người đã hoàn thành giai đoạn 1 của chương trình xóa mù chữ nhưng không tham gia giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hay là đối tượng không hoàn thành giai đoạn 1 của chương trình xóa mù chữ. Như vậy, có thể hiểu một người không biết chữ theo pháp luật Việt Nam được cho là người có hạn chế về trình độ học vấn dẫn đến không đọc, viết được chữ viết Tiếng Việt. Trong xã hội Việt Nam, thuật ngữ ―người mù chữ‖ thường được dùng để chỉ người không biết chữ. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, khái niệm ―người mù chữ‖ và khái niệm người không biết chữ có nội hàm không đồng nhất với nhau. Về cơ bản chúng ta có thể hiểu người mù chữ là người không thể đọc được một ngôn 13 ―Ngay tình là gì?‖, https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/quyen-dan-su/ngay-tinh-la-gi123152, truy cập ngày 30/4/2021. 14 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), tlđd (1), tr. 158-159. 15 Điều 19 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP quy định: ―1. Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học. 2. Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học‖. 10 ngữ trong một tài liệu (ngôn ngữ này thông thường là ngôn ngữ chính thức của quốc gia)16. Do đó, khái niệm mù chữ có thể bao gồm cả người không biết chữ và người không hiểu được tiếng Việt (tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và phổ biến ở Việt Nam). Vào những năm 1950, để phục vụ trong việc so sánh các số liệu thống kê về văn học và giáo dục, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã sử dụng khái niệm người mù chữ được ghi nhận trong một thỏa thuận quốc tế. Cụ thể khái niệm người mù chữ được UNESCO sử dụng có nội dung: “Một người nên được xác định là người biết chữ khi họ có thể vừa đọc vừa hiểu và viết một đoạn ngắn đơn giản để tuyên bố về cuộc sống hàng ngày của họ‖ hoặc ―một người mù chữ là người mà họ không thể hiểu khi đọc và viết một câu đơn giản về cuộc sống của họ‖. Có thể thấy, UNESCO định nghĩa người mù chữ là những người có những khó khăn trong việc đọc, viết và hiểu văn bản. Khó khăn này không phải xuất phát từ việc họ không có khả năng nhận thức mà do họ không thể nhận biết được ngôn ngữ của tài liệu do sự thiếu hụt, hạn chế về trình độ học vấn. Khi sử dụng khái niệm trên để diễn tả người mù chữ, UNESCO cho rằng việc một người biết ngôn ngữ khác mà không hiểu được ngôn ngữ chính thức của họ (không hiểu tiếng Anh) không được xem là một người mù chữ. Tuy nhiên, hiện nay quan điểm này đã được thay đổi và phạm vi để xem xét một người được cho là bị mù chữ đang ngày càng được mở rộng. Ngày nay, người ta cho rằng người mù chữ bao gồm cả người không đọc được Tiếng Anh (ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở UNESCO). Từ những nghiên cứu, lập luận trên cho thấy, người mù chữ là chủ thế có nội hàm rộng hơn người không biết chữ17. Bởi lẽ, người mù chữ còn bao gồm người không biết tiếng Việt. Nghiên cứu này nhằm làm rõ mối tương quan giữa người mù chữ và người không biết chữ để từ đó xác định đúng bản chất của các đối tượng mà tìm ra cách bảo vệ họ một cách tốt nhất. Tuy phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng ở việc nghiên cứu về người không biết chữ nhưng người mù chữ lại là thuật ngữ phổ biến được sử dụng ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung để nghiên cứu các vấn đề liên quan, trong đó có vấn đề giao kết hợp đồng. Do đó, nghiên cứu 16 ―Validity of A Contract By An Illiterate‖ , https://streetlawyernaija.com/2019/03/09/validity-of-a-contractby-an-illiterate/, truy cập ngày 08/5/2021. 17 ―Validity of A Contract By An Illiterate‖, tlđd (16), truy cập ngày 08/5/2021. 11 người mù chữ trong quan hệ pháp luật hay quan hệ hợp đồng cũng góp phần làm rõ tính chất, đặc điểm của người không biết chữ trong quan hệ hợp đồng. Mặt khác, khái niệm người mù chữ và người không biết chữ đều có ảnh hưởng đến việc quyết định hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Việc xác định khái niệm một cách rõ ràng còn là yếu tố giúp Tòa án có cách nhìn đúng đắn và dễ dàng hơn khi giải quyết tranh chấp có liên quan18. Còn trong quan hệ hợp đồng, xác định được khái niệm về người không biết chữ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến họ. Khái niệm người không biết chữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Người không biết chữ về mặt cơ bản họ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tuy nhiên vì hạn chế về trình độ học vấn dẫn đến họ có khó khăn trong việc đọc, hiểu nội dung tài liệu bằng văn bản, từ đó dẫn đến không có khả năng để kiểm tra, xác nhận nội dung của nó. Chính vì thế, chúng ta cần phải xác định được chính xác khái niệm người không biết chữ khi tham gia quan hệ hợp đồng, từ đó mới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người không biết chữ khi giao kết hợp đồng. Như đã trình bày ở trên, hợp đồng là sự thể hiện ý chí và thống nhất ý chí của các bên, nếu chủ thể tham gia vào một quan hệ hợp đồng thì họ có quyền được biết những nội dung được ghi nhận trong hợp đồng. Yếu tố không biết chữ làm cho đối tượng này trở thành một bên yếu thế so với bên còn lại khi giao kết hợp đồng, họ dễ bị rơi vào tình trạng nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng hoặc dễ bị người khác lừa dối. Ngoài ra, người không biết chữ còn có thể bị người khác lợi dụng đặc điểm không biết chữ nhằm tiến hành các hoạt động xâm phạm đến quyền và lợi ích của đối tượng này. Chính vì thế, chúng ta theo hướng làm thế nào để người không biết chữ thể hiện được ý chí của mình khi tham gia quan hệ hợp đồng cũng như hạn chế được tình trạng vô hiệu hợp đồng hướng đến bảo vệ quyền lợi của người không biết chữ trong quan hệ pháp luật này. Qua đó, từ những nghiên cứu trên, tác giả khái quát chung nhất dưới góc độ lý luận về người không biết chữ cần được giải thích trong quan hệ pháp luật hợp đồng như sau: Người không biết chữ là người do có hạn chế, thiếu hụt trình độ học vấn dẫn đến họ không có khả năng hiểu để nhận biết, kiểm tra hoặc xác nhận nội dung của tài liệu bằng văn bản. ii) Khái quát ngƣời bị khiếm khuyết thể chất 18 Michell, Paul (2005), ―Illiteracy, Sophistication and Contract Law‖, Queen‟s Law Journal, vol. 31, no. 1, Fall 2005, p. 322. 12 Theo Tổ chức Y tế thế giới quy định về khái niệm khiếm khuyết, khiếm khuyết (ở cấp độ bộ phận cơ thể) là tình trạng bị mất hoặc tình trạng bất bình thường một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý19. Khiếm khuyết có thể là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh. Mặt khác, Tổ chức Y tế thế giới cũng cho rằng có hai mức độ có sự liên quan về vấn đề này là khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability). ―Khiếm khuyết‖ đề cập đến sự mất mát hoặc không bình thường về cấu trúc cơ thể, chúng có liên quan đến tâm lý, sinh lý hoặc giải phẫu học. Còn ―khuyết tật‖ đề cập đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động là hậu quả của sự khiếm khuyết20. Hai khái niệm trên có liên quan mật thiết với nhau nhưng lại khác nhau về mặt nội hàm. So với thuật ngữ khiếm khuyết thì thuật ngữ khuyết tật được hầu hết các quốc gia sử dụng phổ biết hơn và được quy định trong các văn bản pháp luật. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra khái niệm về người khuyết tật trong các đạo luật của họ nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể này trong đời sống xã hội. Chẳng hạn, Vương quốc Anh có Đạo Luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật (Disability Discrimination Act 2010). Trong đạo luật này người khuyết tật được hiểu là cá nhân có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra sự suy giảm đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày một cách đáng kể và kéo dài21. Mặt khác, ở Hoa Kỳ cũng có Đạo luật về người khuyết tật Hoa kỳ năm 1990 (Americans with Disabilities Act of 1990), người khuyết tật được định nghĩa là cá nhân có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống22. Ngoài ra, Công ước quốc tế về quyền người khuyết tật cũng có quy định về khái niệm của người khuyết tật tại Điều 1 của Công ước. Cụ thể người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác. 19 Phan Thị Lan Hương (2020), ―Đánh giá Luật người khuyết tật – So sánh với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và kiến nghị cho Việt Nam‖, Tạp chí Luật học số 2/2020, tr. 30. 20 ―World Health Organization, International Classification of Impairments, Disabilities, and Handicaps, Generva, 1980, tr. 27-29‖, http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10655/41003/9241541261_eng.pdf?sequence=1, truy cập ngày 05/5/2021. 21 Vũ Công Giao, Hoàng Thị Bích Ngọc (2019), ― Vấn đề bảo đảm công lý cho người khuyết tật về trí tuệ trong tố tụng hình sự, VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No.2 (2019), tr. 47. 22 Vũ Công Giao, Hoàng Thị Bích Ngọc (2019), tlđd (21), tr. 47. 13 Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng có quy định khái niệm về người khuyết tật vì họ là đối tượng yếu thế trong xã hội mà Nhà nước cần có quy định bảo vệ, cụ thể theo khoản 1 Điều 2 LNKT 2010 quy định: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn‖. Theo quy định này, không phải ai là người khiếm khuyết cũng được xem là người khuyết tật, bởi lẽ để xác định một người có phải người khuyết tật cần đáp ứng: đầu tiên, trên cơ thể phải có khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận hoặc bị suy giảm chức năng dưới dạng tật; tiếp đến, sự khiếm khuyết này phải gây ra khó khăn cho họ trong quá trình lao động, sinh hoạt, học tập. Có thể thấy, ở các quốc gia đều có cùng quan điểm khái niệm khiếm khuyết bao hàm khái niệm khuyết tật. Người bị khiếm khuyết để được xem là người khuyết tật thì phải đáp ứng thêm một số điều kiện khác và điều kiện này tùy từng quốc gia sẽ có quy định khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau này cũng không quá lớn và thông thường nội dung chính vẫn thể hiện người khuyết tật là người bị khiếm khuyết và vì những khiếm khuyết này họ có khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày so với người bình thường. Theo từ điển Tiếng Việt, ―thể chất‖ được hiểu là mặt thể xác của con người, dùng để phân biệt với tâm trí con người23. Khiếm khuyết thể chất là một dạng khiếm khuyết dùng để nhận biết sự mất mát hoặc không bình thường về cấu trúc cơ thể bên ngoài (các giác quan trên cơ thể)24. Bệnh cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 LNKT 2010 có quy định về các dạng tật như: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Do khuyết tật là một dạng của khiếm khuyết, vì thế căn cứ vào phân loại các dạng tật trong quy định LNKT 2010, từ đây có thể suy ra các dạng khiếm khuyết thể chất bao gồm: khiếm khuyết về vận động; khiếm khuyết về nghe, nói; khiếm khuyết nhìn; khiếm khuyết khác có liên quan đến các bộ phận bên ngoài của cơ thể 25. Mặt 23 ―Thể chất‖, https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-th%E1%BB%83%20ch%E1%BA%A5t, truy cập ngày 05/05/2021. 24 World Health Organization, International Classification of Impairments, Disabilities, and Handicaps, Generva, 1980, tr. 27-29‖, tlđd (20) , truy cập ngày 05/05/2021. 25 Theo Điều 2 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP cho biết: ―Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển; Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói; Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường; Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 LNKT 2010‖. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan