Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Khoá luận hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội...

Tài liệu Khoá luận hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội

.PDF
82
1
127

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC -----------***------------ ĐOÀN HUỲNH PHƯƠNG NGHI MSSV: 1753801015145 HOẠT ĐỘNG LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM TẠI QUỐC HỘI Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2017 - 2021 Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thu Hà Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC -----------***------------ ĐOÀN HUỲNH PHƯƠNG NGHI MSSV: 1753801015145 HOẠT ĐỘNG LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM TẠI QUỐC HỘI Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2017 - 2021 Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thu Hà Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Thị Thu Hà. Khóa luận đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giả Đoàn Huỳnh Phương Nghi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 được Quốc hội khóa I thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946 Hiến pháp năm 1946 2 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Hiến pháp năm 1959 cộng hòa năm 1959 được Quốc hội khóa I thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959 Hiến pháp năm 1980 3 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 được Quốc hội khóa VI thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980 Hiến pháp năm 1992 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992 Hiến pháp năm 2013 5 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 6 Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28 Nghị quyết số 85/2014/QH13 tháng 11 năm 2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn 7 Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21 Nghị quyết số 35/2012/QH13 tháng 11 năm 2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn 8 Nghị quyết số 27/2004/QH11 ngày 15 Nghị quyết số 27/2004/QH11 tháng 6 năm 2004 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội 9 Quốc hội QH 10 Tòa án nhân dân tối cao TANDTC 11 Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTC 12 Ủy ban thường vụ Quốc hội UBTVQH 13 Hội đồng dân tộc HĐDT MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY PHIẾ U TÍ N NHIỆ M, BỎ PHIẾ U TÍ N NHIỆ M TẠI QUỐC HỘI ....................................... 5 1.1 Khái niệ m, đ ặ c đ iể m, ý nghĩ a củ a hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m, bỏ phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i. ................................................................... 5 1.1.1 Khái niệ m về hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m, bỏ phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i. ........................................................................................................ 5 1.1.2 Đ ặ c đ iể m củ a hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m, bỏ phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i ......................................................................................................... 8 1.1.3 Ý nghĩ a củ a hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m, bỏ phiế u tín nhiệ m ... 18 1.2 Quy đ ị nh về hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m, bỏ phiế u tín nhiệ m tạ i mộ t số quố c gia trên thế giới ................................................................... 19 1.2.1 Vư ơ ng quố c Anh ...................................................................................... 20 1.2.2 Cộ ng hòa Liên bang Nga ........................................................................... 23 1.2.3 Cộ ng hòa Liên bang Đ ứ c .......................................................................... 26 1.2.4 Cộ ng hòa Slovenia ...................................................................................... 28 1.2.5 Cộ ng hòa Dân chủ Liên bang Nepal ......................................................... 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾ N NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆ N HOẠT ĐỘNG LẤY PHIẾ U TÍ N NHIỆ M, BỎ PHIẾ U TÍ N NHIỆ M TẠI QUỐC HỘI................................................................................... 35 2.1 Thực trạ ng quy đ ị nh củ a pháp luậ t về hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m, bỏ phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i .................................................... 35 2.1.1 Thự c trạ ng quy đ ị nh củ a pháp luậ t về hoạ t đ ộ ng bỏ phiế u tín nhiệ m theo quy đ ị nh củ a các bả n Hiế n pháp và pháp luậ t Việ t Nam ...... 35 2.1.1.1 Thự c trạ ng bỏ phiế u tín nhiệ m theo quy đ ị nh củ a Hiế n pháp nă m 1946 ......................................................................................................... 35 2.1.1.2 Thự c trạ ng bỏ phiế u tín nhiệ m theo quy đ ị nh củ a Hiế n pháp nă m 1959, Hiế n pháp nă m 1980, Hiế n pháp nă m 1992 (sử a đ ổ i, bổ sung nă m 2001) ........................................................................................................ 37 2.1.1.3 Thự c trạ ng bỏ phiế u tín nhiệ m theo quy đ ị nh củ a Hiế n pháp nă m 2013 và pháp luậ t hiệ n hà nh ............................................................... 40 2.1.2 Thự c trạ ng quy đ ị nh củ a pháp luậ t về hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m ................................................................................................................... 46 2.2 Thực trạ ng thực hiệ n hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m, bỏ phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i ở Việ t Nam .................................................................... 53 2.2.1 Thự c trạ ng thự c hiệ n hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i Việ t Nam ............................................................................................................. 53 2.2.2 Thự c trạ ng thự c hiệ n hoạ t đ ộ ng bỏ phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i Việ t Nam ............................................................................................................. 59 2.3 Mộ t số kiế n nghị nhằ m hoà n thiệ n hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m, bỏ phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i .................................................................. 63 2.3.1 Mộ t số kiế n nghị nhằ m hoà n thiệ n hoạ t đ ộ ng lấ y phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i ....................................................................................................... 63 2.3.2 Mộ t số kiế n nghị nhằ m hoà n thiệ n hoạ t đ ộ ng bỏ phiế u tín nhiệ m tạ i Quố c hộ i ....................................................................................................... 64 KẾ T LUẬN ......................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆ U THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước như hiện nay, mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước luôn là vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước đặt lên hàng đầu, trong đó đặc biệt quan tâm đến các vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội để Quốc hội hoạt động đúng với bản chất là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền giám sát tối cao hoạt động của nhà nước và hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là một trong những công cụ đắc lực giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao này. Ở nước ta, chế định lấy phiếu tín nhiệm được quy định lần đầu tiên tại Nghị quyết số 35/2012/QH13, và đã được Quốc hội áp dụng một cách triệt để và có hiệu quả qua các lần lấy phiếu tín nhiệm tại các năm 2013, 2014 và 2018 nhưng vẫn chưa có trường hợp nào người được lấy phiếu tín nhiệm phải “đối mặt” với hệ quả xấu nhất là từ chức hoặc đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm. Trong khi đó, bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên được quy định tại Hiến pháp năm 1946 và được bổ sung lại vào Hiến pháp năm 1992 bởi Nghị quyết số 51/2001/QH10. Chế định này được quy định nhằm giúp Quốc hội chủ động hơn trong việc “xử lý” các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vì một lý do nào đó làm Quốc hội mất niềm tin. Tuy nhiên, từ được khi quy định tại Hiến pháp năm 1946 cho đến nay, Quốc hội vẫn chưa sử dụng chế định bỏ phiếu tín nhiệm lần nào mặc dù đã có những trường hợp người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phạm những sai lầm, khuyết điểm lớn. Vấn đề đặt ra là mặc dù đã được quy định trong hệ thống pháp luật, nhưng hai chế định này vẫn chưa phát huy được hiệu quả của mình. Do đó, để lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm có cơ hội có nhiều “đất dụng võ” tại nghị trường của Quốc hội hơn trong tương lai, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội” để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ thực tiễn sử dụng chế định lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, cùng với những bất cập còn tồn đọng trong quy định pháp luật. Hai cơ chế được cho là “công cụ” đắc lực để Quốc hội có thể thực hiện quyền giám sát tối cao của mình một 1 cách có hiệu quả, nhưng cơ hội sử dụng còn hạn chế. Vì vậy, qua công trình nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng quy định, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để nhằm: Thứ nhất, nghiên cứu một cách khái quát về cơ sở lý luận của lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Thứ hai, tác giả đưa ra thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng của lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội hiện nay. Thứ tư, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là những vấn đề lý luận, thực trạng quy định của pháp luật, thực trạng thực hiện quy định pháp luật liên quan đến hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam và tại một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị cụ thể để góp phần hoàn thiện về mặt quy định luật pháp về hai cơ chế giám sát tối cao nêu trên của Quốc hội. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tác giả tập trung nghiên cứu chế định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm trên cơ sở lý luận, thực tiễn cùng với sự nghiên cứu về trình tự, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu bất tín nhiệm ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó tìm ra giải pháp, đưa ra kiến nghị cho Việt Nam. 4. Tình hình nghiên cứu của đề tài Vấn đề lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội không phải là một đề tài quá mới mẻ, bởi nó đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong các Luận án, Luận văn, các bài báo, bài tạp chí khoa học chuyên ngành. Cụ thể: Trương Thị Minh Thùy (2019), “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội”, Tạp chí Luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 10, tr. 64-78; Trần Việt Dũng (2018) “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp – Viện nghiên cứu Lập pháp, Số 01(353), tr. 9-12; Lê Văn Nam (2016) “Bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Luật TPHCM; Bùi Ngọc Thanh (2012) “Lại bàn về bỏ phiếu tín nhiệm”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – Văn phòng Quốc hội, số 10 (218), tr. 13-17; Đinh Thanh Phương (2012) “Góp ý sửa đổi, bổ sung quy định về bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội”, báo Nhà nước và pháp luật – Viện Nhà nước và pháp luật, số 4 (288), tr. 16-21; Trần Thị Thu Hà (2010) “Vấn 2 đề bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội - Lý luận, thực tiễn và phương hướng đổi mới” Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Luật TPHCM; Vũ Đức Khiển (2009) “Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm: Từ mong muốn đến hiện thực”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – Văn phòng Quốc hội, Số chuyên đề 10 (147), tr. 12-16; Vũ Văn Nhiêm (2004) “Bỏ phiếu tín nhiệm: Bàn về thủ tục khả thi”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – Văn phòng Quốc hội, số 5 (40), tr. 4-6 và nhiều các công trình nghiên cứu khác nữa. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một số ít luận văn nói về chế định bỏ phiếu tín nhiệm, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào cụ thể về cả hai hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội trong khi hai chế định này có mối liên hệ vô cùng mật thiết và còn bổ trợ cho nhau. Do đó, tác giả chọn đề tài này với mục đích phân tích cụ thể hơn về cả hai chế định về mặt lý luận, thực tiễn và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về mặt pháp luật. 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Trong công trình này, việc nghiên cứu được tác giả thực hiện trên cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp luật để xem xét, đánh giá các mặt của vấn đề trong mối liên hệ với nhau và xuyên suốt quá trình từ lịch sử đến hiện tại. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp so sánh: So sánh sự khác nhau của quy định pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, so sánh quy định về những hoạt động này giữa các quốc gia với nhau và với Việt Nam Phương pháp tổng hợp, thống kê: Tổng hợp các quy định pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong quá trình nghiên cứu, quan điểm của các nhà khoa học, tác giả, nhóm tác giả, các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan. Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các lần thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, tỷ lệ phần trăm đại biểu Quốc hội, Hạ nghị sỹ bỏ phiếu tín nhiệm, bất tín nhiệm. Phương pháp phân tích: Thực hiện phân tích các luận điểm, các quy định pháp luật, các con số thống kê nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan, tìm ra những điểm tích cực và những điểm bất cập còn tồn đọng trong các quy định hiện hành và đưa ra kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật. 3 6. Bố cục của khóa luận Bên cạnh phần Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của Khóa luận được chia thành 2 Chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Chương 2: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM TẠI QUỐC HỘI 1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. 1.1.1 Khái niệm về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. Từ thế kỷ XVIII, vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm đã được ghi nhận và sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và được coi là một đặc trưng của chính thể đại nghị. Điển hình là Vương Quốc Anh – được xem là nơi khai sinh của những tập tục chính trị được hình thành từ những thói quen sinh hoạt chính trị trong quá trình thực hiện lâu dài ở Anh Quốc. Theo đó, sau cách mạng tư sản thành công, quyền lực ở Anh được chia đều cho hai thế lực: giai cấp quý tộc phong kiến nắm hành pháp và biểu hiện qua đó là vua và vương triều vẫn được xác lập trở lại và giai cấp quý tộc phong kiến phải chia sẻ quyền lực với giai cấp tư sản, giai cấp tư sản nắm lập pháp (Nghị viện). Đến đầu thế kỷ XVII, những vị vua ở Anh thường ban hành những chính sách hành pháp và những chính sách này phải được Hạ viện phê duyệt và vì muốn những chính sách của mình được phê duyệt, nhà vua đã thành lập ra Viện cơ mật đứng đầu là nhà vua và sau đó chọn ra một số quan thượng thư là những người có uy tín, vai vế trong Hạ viện cùng nhau bàn bạc những chính sách sau đó quan thượng thư sẽ thuyết phục Hạ viện, do đó Hạ viện sẽ dễ dàng thông qua những chính sách hành pháp. Đến giữa thế kỷ XVIII, ở Anh có một vị vua là George II không thể nói được tiếng Anh, bởi mẹ của ông là người Đức do đó ông chỉ được dạy tiếng Đức thay vì tiếng Anh. Chính vì lẽ đó, ông không thể chủ trì được Viện cơ mật, không có vua chủ trì do đó viên thượng thư thứ nhất được chọn để chủ trì Viện cơ mật. Theo thời gian, Viện cơ mật dần trở thành Chính phủ Anh Quốc như ngày nay, viên thượng thư thứ nhất trở thành Thủ tướng Anh Quốc, các viên thượng thư còn lại là các bộ trưởng của nước Anh. Giai cấp tư sản đã dần lấy lại quyền hành pháp về tay mình, biến vương triều trở thành “bình bông”. Thuở ban đầu, trách nhiệm của Chính phủ Anh trước Hạ viện Anh là một loại trách nhiệm pháp lý, khi Hạ viện tỏ vẻ khó chịu và tỏ vẻ không tin tưởng một Bộ trưởng nào đó, muốn Bộ trưởng đó từ chức nhưng Bộ trưởng không đồng ý, yêu cầu Hạ viện phải chỉ ra được mình sai chỗ nào thì Bộ trưởng đó mới đồng ý từ chức. Chính vì vậy, điều đó làm cho các Hạ nghị sỹ càng quyết tâm tìm ra chứng cứ sai phạm và truy tố thậm chí còn đe dọa phạt tù và tử hình các Bộ trưởng. Điều này làm cho các Bộ trưởng vô cùng áp lực, chính vì lẽ đó bất cứ khi nào các Bộ trưởng chỉ cần nhận thấy niềm tin của Hạ viện không còn thì sẽ chủ động nộp đơn từ chức trước 5 khi Hạ viện đặt vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm để tránh bị truy cứu trách nhiệm chính trị. Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng bỏ phiếu bất tín nhiệm xuất phát từ Nghị viện khi Nghị viện cảm thấy không hài lòng và mất niềm tin vào những chính sách, đường lối của Chính phủ. Lúc này, Nghị viện chủ động đặt vấn đề tín nhiệm với Chính phủ, số phận của Chính phủ sẽ được quyết định thông qua kết quả của mức độ tín nhiệm. Nếu Nghị viện đồng ý với những chính sách, dự luật, đường lối của Chính phủ thì cũng có nghĩa là Nghị viện tin tưởng và tín nhiệm Chính phủ, nếu không đồng ý thì xem như Chính phủ bị mất niềm tin. Lúc này, Chính phủ sẽ tự nguyện từ chức tập thể. Ở một số quốc gia trên thế giới, Nghị viện được trao quyền để tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, vấn đề tín nhiệm lại được một số quốc gia trên thế giới thực hiện dưới hai hình thức: bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm. Bỏ phiếu bất tín nhiệm (vote of no-confidence) là thủ tục thể hiện thái độ không đồng tình của Nghị viện đối với đường lối, chính sách, hoặc những hành động cụ thể nào đó của Chính phủ. Bỏ phiếu bất tín nhiệm nếu được thông qua, cho ra kết quả Chính phủ bị bất tín nhiệm thì hậu quả pháp lý cuối cùng đó là hoặc là sự từ chức của Chính phủ hoặc là sự giải tán của Nghị viện. Bỏ phiếu tín nhiệm (vote of confidence) là thủ tục được tiến hành khi Chính phủ tự mình đặt vấn đề tín nhiệm liên quan đến một động thái nào đó mà Chính phủ muốn đạt được, hoặc muốn Nghị viện thông qua (một đường lối, chính sách, dự luật…). Nếu không đạt được kết quả như mong muốn thì Chính phủ sẽ từ chức tập thể. Như đã phân tích, hai khái niệm này được khơi nguồn từ Nghị viện, xuất phát từ Nghị viện và khi Nghị viện cảm thấy mất niềm tin vào những chính sách đường lối của Chính phủ thì lúc này Nghị viện sẽ chủ động đặt vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ và kết quả của hoạt động bỏ phiếu bất tín nhiệm sẽ quyết định số phận của Chính phủ. Ngược lại, Chính phủ cũng có quyền phản kháng bằng cách sử dụng quyền yêu cầu giải tán Nghị viện trước thời hạn. Mặt khác, bỏ phiếu tín nhiệm là hoạt động được tiến hành dựa trên cơ sở yêu cầu từ phía Chính phủ để có thể được Nghị viện thông qua chính sách, đường lối, dự luật… của mình. Nếu Nghị viện đồng ý với những chính sách của Chính phủ thì cũng chính là Nghị viện tin tưởng và tín nhiệm Chính phủ, nếu không đồng ý thì xem như là Nghị viện không còn tin tưởng Chính phủ và Chính phủ sẽ tự nguyện từ chức tập thể. Mặc dù, cả hai khái niệm đều có sự khác nhau về điều kiện tiến hành cũng như là chủ thể yêu cầu: một bên là sự chủ động của Nghị viện còn một 6 bên là sự chủ động của Chính phủ với vấn đề niềm tin, nhưng cả hai hoạt động này đều có khả năng dẫn đến sự ra đi của Chính phủ. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội có quyền thay mặt nhân dân giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Do vậy, để nâng cao hiệu quả giám sát, Quốc hội sử dụng rất nhiều các hoạt động giám sát khác nhau, trong đó cơ chế tín nhiệm, được thể hiện qua hai hoạt động “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm”. Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 thì “tín nhiệm” là tin cậy ở một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Ví dụ: được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội. Hiện nay chưa có một từ điển pháp lý nào đưa ra khái niệm cụ thể về thuật ngữ “lấy phiếu tín nhiệm” hoặc “bỏ phiếu tín nhiệm”. Tuy nhiên, các thuật ngữ này được định nghĩa phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật, “lấy phiếu tín nhiệm” được lần đầu tiên ghi nhận bởi Nghị quyết số 35/2012/QH13 ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2012 và sau đó tiếp tục được quy định trong Nghị quyết số 85/2014/QH13 quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Theo quy định nêu trên thì lấy phiếu tín nhiệm “là việc Quốc hội, thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, bầu hoặc phê chuẩn đề làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ” (Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 85/2014/QH13). Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng quy định khái niệm bỏ phiếu tín nhiệm “là việc Quốc hội thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm”. Bỏ phiếu tín nhiệm ở Việt Nam là một trong những hoạt động giám sát để Quốc hội kiểm tra, đo lường niềm tin đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Nhìn chung thì khái niệm bỏ phiếu tín nhiệm của Việt Nam chính là “bỏ phiếu bất tín nhiệm” vì vấn đề tín nhiệm Chính phủ hay không cũng xuất phát từ Quốc hội và do Quốc hội quyết định qua hình thức bỏ phiếu. Nhưng dù cho xuất hiện dưới tên gọi nào đi chăng nữa thì trên thực tế, các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa phản ánh đúng bản chất của bỏ phiếu tín nhiệm mà chủ yếu đề cập đến các hình thức thực hiện, hậu quả pháp lý bởi lẽ quê hương của chế định “bỏ 7 phiếu tín nhiệm” xuất phát từ Anh Quốc – quốc gia thuộc hệ thống luật bất thành văn. Do đó, mọi vấn đề pháp lý tại đây đều được giải quyết bằng những tập quán chính trị, thói quen sinh hoạt chính trị từ lâu đời. Tóm lại, qua nghiên cứu khái niệm của lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ta có thể nhận thấy sự khác nhau giữa lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Khái niệm lấy phiếu tín nhiệm là “sản phẩm” đặc trưng gần như riêng có của Quốc hội nước ta. Hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ sử dụng khái niệm “bỏ phiếu bất tín nhiệm” hoặc “bỏ phiếu tín nhiệm”. Như vậy, tại Quốc hội Việt Nam, lấy phiếu tín nhiệm chỉ làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ, còn bỏ phiếu tín nhiệm làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm. Từ sự khác nhau này có thể thấy, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm có nội dung “mềm dẻo”, có giá trị tham khảo cho công tác cán bộ, còn hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm nhằm xác định trách nhiệm của người bị bỏ phiếu tín nhiệm. Nhìn chung, cả hoạt động lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm tại Việt Nam đều hướng đến mục tiêu chung là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội  Thứ nhất, đối tượng của hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thường là Chính phủ hoặc một số chức danh quan trọng trong cơ quan nhà nước ở Trung ương. Trong quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm tại Khoản 2 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 85/2014/QH13 thì đối tượng của những hoạt động này thường là những người trong Chính phủ hoặc một số chức danh quan trọng trong cơ quan nhà nước ở Trung ương như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội… Trong khi đó, ở một số quốc gia trên thế giới quy định về hoạt động bỏ phiếu bất tín nhiệm, đối tượng của hoạt động này chỉ là tập thể Chính phủ bao gồm Thủ tướng và Nội các, bởi theo quan điểm của các nhà lập pháp của các nước cho rằng, Chính phủ được thành lập trên cơ sở, niềm tin của Nghị viện, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Chính phủ làm cho niềm tin của Nghị viện bị giảm sút thì Nghị viện sẽ đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ để chọn ra một Chính phủ mới xứng đáng với niềm tin của mình. Theo đó, bỏ phiếu bất tín nhiệm theo quan niệm của các nước trên thế giới là công cụ được trao cho Nghị viện để đo lường niềm tin của mình đối với nhánh 8 hành pháp – Chính phủ. Chính vì lẽ đó, trên thế giới, việc bỏ phiếu bất tín nhiệm chỉ được đặt ra với Chính phủ, không đặt vấn đề tín nhiệm đối với các chức danh quan trọng khác trong nhánh lập pháp và tư pháp. Mặt khác, pháp luật quy định Quốc hội chỉ lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh ở Trung ương và không quy định việc Quốc hội còn có quyền lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm những người nắm giữ các chức vụ quan trọng ở địa phương, bởi Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước. Có thể thấy rằng, Quốc hội nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng mang tính vĩ mô. Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh thành, do đó việc Quốc hội giám sát đối với từng chức danh ở địa phương là việc bất khả thi, bởi không có điều kiện cũng như khả năng để đánh giá liệu các chức danh quan trọng ở địa phương đã hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả hay chưa. Do đó, việc đánh giá, đo lường niềm tin đối với những người giữ chức vụ quan trọng ở địa phương sẽ do Hội đồng nhân dân cùng cấp thực thi. Ngoài ra, các chức danh đó cũng không thành lập dựa trên cơ sở niềm tin của Quốc hội mà là được thành lập dựa trên sự tín nhiệm của Hội đồng nhân dân cùng cấp, cho nên xét về mặt lý thuyết, Quốc hội không có quyền đặt vấn đề đo lường niềm tin đối với các cá nhân này. Trong khi kết quả của hoạt động lấy phiếu tín nhiệm chỉ mang tính chất tham khảo, và là bước đệm để Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, thì kết quả của bỏ phiếu tín nhiệm có thể dẫn đến việc từ chức, miễn nhiệm, hoặc phê chuẩn bãi nhiệm một chức danh. Do đó, hệ quả của bỏ phiếu tín nhiệm có tính chất mạnh mẽ, quyết liệt hơn và nó có thể ảnh hưởng đến “con đường chính trị” của đối tượng được bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm.  Thứ hai, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là hoạt động giám sát có tính chế tài cao và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nhân sự của Quốc hội. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tuy là hai chế tài “sinh sau đẻ muộn” nhưng là hoạt động giám sát có tính nghiêm khắc hơn cả. Theo đó, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước bao gồm: Một là, hoạt động giám sát thông qua việc xem xét báo cáo. Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội thực hiện chức năng giám sát bằng cách xem xét, thẩm tra báo cáo công tác hằng năm, nửa năm và báo cáo chuyên đề của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng kiểm toán nhà nước. Quốc hội còn có thể yêu 9 cầu các đối tượng nêu trên đến báo cáo trực tiếp hoặc báo cáo bằng văn bản hay cung cấp các tài liệu mà Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội quan tâm. Cùng với việc tổng hợp các ý kiến của cử tri và qua hoạt động giám sát của các đại biểu Quốc hội là cơ sở để đánh giá việc thi hành pháp luật. Hai là, hoạt động giám sát thông qua kiểm tra việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Thông qua việc trả lời của người bị chất vấn, Quốc hội có thể giám sát được hoạt động của các cơ quan này. Chất vấn là quyền của từng đại biểu Quốc hội, nhưng khi đại biểu thực hiện quyền này thì có tính chất là một hoạt động giám sát của Quốc hội, hình thức giám sát này có tính công khai, dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Hiến pháp năm 2013 cũng tiếp tục khẳng định quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội như quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC và Tổng kiểm toán nhà nước. Ba là, hoạt động giám sát thông qua kiểm tra việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Với việc thực hiện chức năng này, Quốc hội và UBTVQH có quyền hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành các văn bản trái với quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, của UBTVQH. Bốn là, hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua các đoàn đi giám sát ở các địa phương. Hằng năm Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thành lập các Đoàn giám sát để đi giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ, hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương. Việc thành lập các đoàn dựa trên cơ sở chương trình giám sát của các chủ thể có quyền giám sát. Tùy theo tính chất của sự việc và cấp độ mà thành phần mỗi đoàn giám sát có thể bao gồm: Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UBTVQH, đại diện của HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Ngoài ra, căn cứ tính chất của từng việc giám sát mà có thể có đại diện của TANDTC, VKSNDTC. Để hoạt động giám sát có chất lượng, các đoàn giám sát phải chuẩn bị kế hoạch giám sát, chương trình giám sát, nội dung yêu cầu của việc giám sát… gửi xuống các địa phương để phối hợp hoạt động. Khi tiến hành giám sát, đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức bị giám sát cung cấp các tài liệu liên quan tới hoạt động giám sát, hoặc yêu cầu các tổ chức đơn vị, cá nhân trả lời những vấn đề mà đoàn giám sát quan tâm. Như vậy, hoạt động giám sát của Quốc hội được pháp luật nước ta quy định rõ ràng, cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. 10 Ngoài những cơ chế giám sát đặc trưng nêu trên, hoạt động giám sát của Quốc hội còn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy được cơ chế giám sát lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là hai cơ chế có tính chế tài cao, bởi hệ quả của hoạt động có thể ảnh hưởng rất lớn đến “con đường quan lộ” của các cá nhân giữ chức vụ quan trọng. Trong khi hệ quả của hoạt động lấy phiếu tín nhiệm là tiền đề để hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm được thi hành và cũng mang tính “nhắc nhở” người được lấy phiếu tín nhiệm, thì bỏ phiếu tín nhiệm có thể dẫn đến việc từ chức hoặc miễn nhiệm, phê chuẩn miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.  Thứ ba, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là hình thức nhằm đo lường trách nhiệm chính trị (niềm tin). Trong chính thể Cộng hòa đại nghị và Cộng hòa hỗn hợp, hành pháp hoạt động dựa trên sự tin tưởng của Nghị viện, Trong chính thể Cộng hòa đại nghị và Cộng hòa hỗn hợp, hành pháp hoạt động dựa trên sự tin tưởng của Nghị viện, sợi dây liên kết giữa hai nhánh quyền lực này chính là niềm tin. Hành pháp được thành lập và hoạt động hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng của lập pháp. Vì vậy, để cho niềm tin được đảm bảo hành pháp phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Trách nhiệm ấy chỉ có thể là trách nhiệm chính trị mà không phải là trách nhiệm pháp lý, giữa hai loại trách nhiệm này hoàn toàn có sự khác nhau. Vì trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật, khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Tức là chỉ cần chủ thể thỏa mãn những cấu thành của vi phạm pháp luật thì lúc này trách nhiệm sẽ được xác định và có chế tài phù hợp (ví dụ: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự...). Khác với trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chính trị được xác lập dựa trên sự tín nhiệm, là trách nhiệm trước nhân dân, trước cử tri. Trách nhiệm trước pháp luật thì công dân ai cũng phải chịu trách nhiệm, nhưng trách nhiệm trước nhân dân, trước cử tri thì nó lại thuộc về các quan chức cao cấp nhà nước vì họ hoạt động dựa trên sự tin tưởng của nhân dân1. Trong hệ thống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, bởi Quốc hội được thành lập thông qua hoạt động bầu cử, trên cơ sở niềm tin của nhân dân. Do đó, Quốc hội có quyền thay mặt nhân dân Trần Thị Thu Hà, Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm tại Quóc hội – Lý luận, thực tiễn và phương hướng đổi mới, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. HCM, 2010, tr. 6 1 11 thành lập ra các chức danh, các cơ quan nhà nước ở trung ương thông qua việc bầu hoặc phê chuẩn các chức danh này. Vì vậy, quá trình kiến tạo nên các chức danh này đều xuất phát từ vấn đề niềm tin và để đảm bảo trách nhiệm chính trị được thực thi một cách có hiệu quả, vì không cần phải chứng minh đúng hay sai chỉ cần mất niềm tin từ nhân dân thì xem như trách nhiệm chính trị không hoàn thành. Vì Quốc hội là cơ quan được tạo ra không phải để áp đặt trách nhiệm pháp lý, mà chính là trách nhiệm chính trị. Một cán bộ khi không được xử lý về trách nhiệm chính trị thì sẽ rất khó trong việc xử lý trách nhiệm pháp lý vì khi họ đang gánh trên mình niềm tin của nhân dân, mang trên mình chức vụ được nhân dân giao phó thì chỉ có nhân dân mới có quyền tước đi quyền hạn của họ và sau đó mới đề cập đến vấn đề trách nhiệm pháp lý. Quốc hội là cơ quan thay mặt cho nhân dân thực thi nhiệm vụ này, sau khi được bỏ phiếu mà chức danh đó không còn được tin tưởng thì họ buộc phải rời khỏi nghị trường và chịu trách nhiệm pháp lý sau đó.  Thứ tư, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm biểu hiện sự kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong quá trình điều hành và quản lý Nhà nước. Quan điểm phổ biến của đa số các quốc gia trên thế giới đều cho rằng: vì nhánh quyền lực hành pháp nắm được tiền bạc, nhân sự, biên chế, con người, tài nguyên thiên nhiên… nên nguy cơ lạm quyền, sai quyền của nhánh quyền lực này là rất lớn. Để kiểm soát quyền hành pháp sao cho hiệu quả thì các nước trên thế giới quy định: Trong chính thể Cộng hòa đại nghị, nhân dân bỏ phiếu bầu ra Nghị viện, sau đó Nghị viện thành lập ra Chính phủ - Chính phủ lúc này là cơ quan phái sinh của Nghị viện, được thành lập ra để giúp Nghị viện lãnh đạo Nhà nước theo sự phân công ủy quyền của Nghị Viện. Vì lập pháp lập ra hành pháp nên niềm tin của lập pháp là cơ sở để “dung túng” cho hành pháp hoạt động, Nghị viện sẽ có quyền xét báo cáo công tác, chất vấn, điều trần đối với Chính phủ và Chính phủ phải báo cáo công tác, chịu trách nhiệm trước Nghị viện và một khi niềm tin đã không còn thì Nghị viện có quyền bỏ phiếu, nếu không được quá nửa số phiếu tín nhiệm Chính phủ thì Thủ tưởng và phải từ chức. Tuy nhiên, để tránh được sự lạm quyền của Nghị viện thì người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng cũng có quyền yêu cầu Nguyên thủ quốc gia ký Sắc lệnh giải tán Nghị viện trước thời hạn với lý do Nghị viện đó quá phức tạp, quá nhiều đảng cần phải giải tán để dân bầu ra một Nghị viện mới với thành phần chính trị ít phức tạp hơn. Trong khi đó, lập pháp và hành pháp trong chính thể cộng hòa tổng thống lại rất độc lập với nhau và không thành lập trên cơ sở của nhau, thể hiện ở chỗ cả hai nhánh 12 quyền lực này đều rất độc lập đúng với tinh thần “ai làm việc nấy”, lập pháp không có quyền chất vấn, phê bình và không có quyền bất tín nhiệm lật đổ Chính phủ và ngược lại Tổng thống cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. Chính sự độc lập giữa hai nhánh quyền lực này đã tạo ra một trạng thái ngang bằng với nhau về quyền lực từ đó có thể kiểm soát chéo giữa hai nhánh quyền lực, Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật do Nghị viện ban hành và Nghị viện có quyền phê chuẩn các quyết định hành pháp của Tổng thống và có quyền luận tội Tổng thống. Đặc trưng riêng của Cộng hòa Tổng thống là toàn bộ quyền hành pháp đều nằm trong tay Tổng thống và Tổng thống là trung tâm của bộ máy nhà nước, hành pháp và lập pháp rất độc lập, tạo ra sự cân bằng giữa hai nhánh quyền lực này để kiểm soát chéo lẫn nhau. Riêng đối với Cộng hòa hỗn hợp với cơ cấu tổ chức Chính phủ “lưỡng đầu”: một nền hành pháp có hai người đứng đầu – Tổng thống và Thủ tướng chia sẻ quyền hành pháp cho nhau. Theo đó, Tổng thống nắm một nửa hành pháp và Thủ tướng nắm một nửa còn lại của hành pháp. Mối quan hệ giữa hành pháp và lập pháp trong cộng hòa hỗn hợp cũng có tính linh hoạt, mềm dẻo. Theo đó, Chính phủ trong Cộng hòa hỗn hợp có hai phần: Tổng thống – do dân trực tiếp bầu ra và Tổng thống là chức danh rất độc lập với Nghị viện, bởi Tổng thống không những không có trách nhiệm báo cáo công tác, không phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện mà còn được “trang bị” những “vũ khí” rất quan trọng để đối phó với Nghị viện, Tổng thống được quyền phủ quyết các đạo luật do Nghị viện ban hành và đặc biệt Tổng thống còn được trang bị những quyền năng mà Tổng thống trong Cộng hòa tổng thống không có như:  Quyền ký Sắc lệnh “giải tán” Nghị viện trước thời hạn  Quyền đề nghị Nghị viện xem xét lại những quyết định của Nghị viện  Ở Nga và Pháp, Tổng thống còn có quyền đem một dự luật ra trưng cầu dân ý Thủ tướng và các Bộ trưởng trong Cộng hòa hỗn hợp được thành lập do Nghị viện bầu hoặc phê chuẩn. Do đó, những chức danh có nhiệm vụ báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Nghị viện, có thể bị Nghị viện chất vấn, phê bình, bất tín nhiệm và lật đổ. Ngược lại, Thủ tướng cũng có quyền yêu cầu Tổng thống ký Sắc lệnh “giải tán” Nghị viện trước thời hạn. Trong Cộng hòa hỗn hợp không bao giờ có chức danh Phó Tổng thống, do đó nếu Tổng thống bị khuyết thì Chủ tịch Thượng viện sẽ thay thế vị trí này. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan