Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khóa luận hoàn thiện công tác hoạch định của công ty cổ phần đầu tư thương mại x...

Tài liệu Khóa luận hoàn thiện công tác hoạch định của công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu thái hưng

.PDF
57
1
111

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:Hoàng Thị Nhi Th.s Nguyễn Phương Thuỳ Mã sinh viên: 17D107101 Th.s Nguyễn Minh Trang Lớp hành chính:K53QT2 HÀ NỘI – 2020 i iv MỤC LỤC TÓM LƯỢC .................................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 4 2.Tổng quan về công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................... 4 3.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6 4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 6 4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 6 5.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 7 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................ 7 5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ........................................................... 7 5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ......................................................... 7 5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................................. 8 6.Kết cấu đề tài.............................................................................................................. 8 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 9 1.1Các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạch định .................................................. 9 1.1.1 Khái niệm hoạch định ................................................................................... 9 1.1.2 Vai trò của hoạch định ................................................................................ 10 1.2 Phân loại hoạch định ............................................................................................ 11 1.2.1 Hoạch định chiến lược ................................................................................ 11 1.2.2 Hoạch định chiến thuật ............................................................................... 12 1.2.3 Hoạch định tác nghiệp ................................................................................ 12 1.3 Nội dung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạch định ............................... 13 1.3.1 Nội dung của hoạch định ............................................................................ 13 1.3.2 Quy trình hoạch định .................................................................................. 18 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định.................................................. 19 1.4.1.Yếu tố bên ngoài.......................................................................................... 19 1.5.2 Yếu tố bên trong .......................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CỦA CÔNG TY CP ĐTTM XNK THÁI HƯNG ........................................................................................ 25 2.1 Khái quát về doanh nghiệp ................................................................................... 25 iv 2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và lĩnh vực kinh doanh của Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng ........................................................................................ 25 2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng ............. 26 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng .. 28 2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung hoạch định của Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng ................................................................................ 30 2.2.1 Thực trạng hoạch định tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng ........................................................................................ 30 2.2.2 Thực trạng hoạch định mục tiêu của công ty.............................................. 31 2.2.3 Thực trạng hoạch định chiến lược của công ty .......................................... 32 2.2.4 Thực trạng hoạch định chính sách của công ty .......................................... 33 2.2.5 Thực trạng hoạch định thủ tục của công ty ................................................ 35 2.2.6 Thực trạng hoạch định quy tắc của công ty................................................ 35 2.3 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng ....................................... 36 2.3.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến công tác hoạch định của công ty .............................................................................................................................. 36 2.3.2 Ảnh hưởng của môi trường bên trong đến công tác hoạch định của công ty .............................................................................................................................. 38 2.4 Đánh giá chung ..................................................................................................... 40 2.4.1 Những thành công ....................................................................................... 40 2.4.2 Nhưng điểm hạn chế ................................................................................... 41 2.4.3 Nguyên nhân tồn tại các hạn chế ................................................................ 43 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TẠI CÔNG TY CP ĐTTM XNK THÁI HƯNG .......................... 45 3.1 Định hướng phát triển của Thái Hưng trong thời gian tới ................................. 45 3.1.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển giai đoạn 2021-2025 của Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng ........................................................................................ 45 3.2 Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Thái Hưng .................................. 46 3.3 Kiến nghị đối với Nhà nước .................................................................................. 48 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 50 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 51 CÂU HỎI PHỎNG VẤN ........................................................................................... 51 iv 1 TÓM LƯỢC Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải chú trọng ngay từ những bước hoạch định. Bởi công tác hoạch định là xuất phát điểm của mọi quá trình quản trị, nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và thực hiện kế hoạch trong tương lai. Hoạch định là chức năng cơ bản của tất cả các nhà quản trị ở mọi cấp bậc quản trị khác nhau trong doanh nghiệp. Dựa vào đó các nhà quản trị có thể xây dựng được các kế hoạch, các chiến thuật để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạch định và sự cần thiết phải chú trọng, nâng cao chất lượng hoạch định đối với công ty, do vậy trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng, em đã chủ động lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng” làm nội dung nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Khoá luận thực hiện các nhiệm vụ sau: - Đưa ra một số lý luận có liên quan đến công tác hoạch định, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác hoạch định. - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng. Từ đó, rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế đó. - Đưa ra các giải pháp và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng. Trong quá trình làm khóa luận, em không thể tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện bài khoá luận tốt nghiệp, lời đầu em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy cô trong khoa Quản trị Doanh nghiệp và các thầy cô trong Viện Hợp tác Quốc tế, cùng toàn thể các giảng viên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại. Trong thời gian qua để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác hoạch định tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng”, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, bạn bè cùng ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Đẩu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Minh Trang và cô giáo TS. Nguyễn Phương Thuỳ đã rất tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa giúp bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Đồng cảm ơn các cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng đã nhiệt tình giúp em tìm hiểu, nghiên cứu tình hình kinh doanh thực tế của công ty, qua đó có thể áp dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tiễn doanh nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hết sức, tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế và do hạn chế về thời gian cũng như nhận thức của em nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty Cổ phần Đẩu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Nhi 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải nghĩa Thạc sĩ 1 T.S 2 GS.TS 3 CP 4 ĐTTM 5 XNK 6 TNHH 7 QC&TT 8 NXB 9 CBCNV 10 CNH-HĐH 11 BHYT Bảo hiểm y tế 12 BHXH Bảo hiểm xã hội Giáo sư – Tiến sĩ Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Trách nhiệm hữu hạn Quảng cáo và truyền thông Nhà xuất bản Cán bộ công nhân viên Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá 4 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước có lợi về nông nghiệp, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản truyền thống tăng thường xuyên và ổn định qua mỗi năm đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong các mặt hàng nông sản, trà dược liệu nổi lên là mặt hàng mới, được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên mặt hàng trà dược liệu đang rất bối rối trước ngưỡng cửa hội nhập. Môi trường kinh doanh có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó luôn thay đổi và phá vỡ sự cứng nhắc của kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là phải hoạch định và triển khai kế hoạch một cách linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và có khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Vậy làm thế nào để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là khả năng có hạn của doanh nghiệp và một bên là sự đòi hỏi vô hạn của thị trường. Giải quyết được mâu thuẫn đó chính là mục tiêu của công tác hoạch định ở mỗi doanh nghiệp hiện nay. Công tác hoạch định vẽ ra đường đi nước bước cho doanh nghiệp, vạch ra những mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp và phần nào quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được sự hoàn thiện tuyệt đối trong công tác hoạch định. Trong quá trình thực tập tại Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng, em nhận thấy trong công tác hoạch định của công ty còn tồn tại một số hạn chế. Do đó em chọn đề tài này, nghiên cứu và đưa ra một số ý kiến cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện công tác hoạch định của công ty. 2. Tổng quan về công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Rất ít doanh nghiệp đạt được sự hoàn thiện tuyệt đối trong công tác hoạch định, do đó hẳn sẽ tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện công tác hoạch định của doanh nghiệp. Cụ thể: 5 Một trong số rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hoạch định tại doanh nghiệp mà em tìm hiểu được là Sách Quản trị căn bản của James.Donnelly J.Gibson do NXB Thống kê xuất bản năm 2001. Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu của các cựu sinh viên trường Đại học Thương mại. Cụ thể: Đề tài “Hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty Cổ phần nông sản quốc tế” khóa luận tốt nghiệp do cựu sinh viên Trường Đại học Thương mại - Nguyễn Tuấn Anh thực hiện nghiên cứu năm 2011. Tác giả cho chúng ta biết những lý luận cơ bản về công tác hoạch định cũng như thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định của công ty. Nhưng thực trạng mà tác giả chỉ ra chỉ mang tính phiến diện vì những giải pháp chưa giải quyết được các tồn tại trong công tác hoạch định của công ty. Đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty sản xuất ô tô 1-5”, khóa luận tốt nghiệp do cựu sinh viên trường Đại học Thương mại – Trần Thị Thanh Huế nghiên cứu năm 2015. Tác giả cho chúng ta biết các công việc cụ thể trong công tác hoạch định của công ty. Thực trạng về nội dung hoạch định của công ty chưa được tác giả chỉ ra một cách cụ thể, nhất là các nội dung về hoạch định chính sách, chương trình Đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty TNHH Phúc Khánh”, khóa luận tốt nghiệp do cựu sinh viên Trường Đại học Thương mại – Bùi Hữu Đức nghiên cứu năm 2018. Ngược lại với đề tài trên, đề tài này tác giả chỉ ra thực trạng hoạch định chính sách và chương trình rất rõ ràng. Nhưng một số giải pháp còn mơ hồ, chưa khả thi. Đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định tại công ty QC&TT Vũ gia”, khóa luận tốt nghiệp do cựu sinh viên Trường Đại học Thương mại – Đặng Thị Loan nghiên cứu năm 2019. So với ba đề tài trên, đề tài này được đánh giá tốt hơn. Thực trạng thực hiện các nội dung hoạch định, các nhân tố ảnh hưởng được tác giả chỉ ra một cách rõ ràng. Ngoài ra các biện pháp khả thi do có thể giải quyết được các tồn tại trong công tác hoạch định của công ty. 6 Các tác giả của các đề tài trên đã đề cập đến rất nhiều góc độ khác nhau của công tác hoạch định trong doanh nghiệp và đều chỉ ra những tồn tại cũng như các giải pháp để hoàn thiện công tác hoạch định của công ty. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề công tác hoạch định tại doanh nghiệp nhưng đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu công tác hoạch định tại Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng. Như vậy, đề tài “Hoàn thiện công tác hoạch định của công ty CPĐTTM XNK Thái Hưng” là đề tài có tính mới. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện công tác hoạch định của công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng” nhằm một số mục tiêu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận gắn với đặc điểm của các công ty sản xuất đồ uống từ dược liệu nói chung và Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng nói riêng. Thứ hai, phân tích, đánh giá công tác hoạch định của công ty từ đó rút ra thành công, hạn chế và nguyên nhân tồn tại các hạn chế đó. Thứ ba, nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định của công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các nội dung cơ bản của hoạch định, quy trình và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến công tác hoạch định của công ty Thái Hưng. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, phạm vi về nội dung: tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác hoạch định của công ty. Thứ hai, phạm vi về thời gian: khoá luận tập trung nghiên cứu vấn đề vào giai đoạn năm 2017-2019. Thứ ba, phạm vi về không gian: Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng. 7 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Hai phương pháp thường được các tác giả lựa chọn đó là phương pháp khảo sát và phương pháp phỏng vấn chuyên sâu. Nhưng do tính chất đề tài nên bài khoá luận tập trung vào phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Đối tượng phỏng vấn : Bà Lê Thị Hằng: Tổng Giám đốc công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng Chị Phạm Thị Đà: Phó phòng kinh doanh của công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng. Mục đích phỏng vấn: để thu thập thông tin có liên quan đến công tác hoạch định đã và đang được thực hiện tại công ty một cách xác thực nhằm phục vụ cho việc đánh giá công tác hoạch định chiến lược một cách khách quan nhất. Nội dung phỏng vấn: Các câu hỏi xoay quanh các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định và các khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, như: “Cô đánh giá thế nào về sự ảnh hưởng của công tác hoạch định đến sự phát triển của Thái Hưng?”; “Cô cho rằng nhân tố nào có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến công tác hoạch định của Thái Hưng?”; “Chị có thể cho em biết, hiện nay Thái Hưng đang gặp khó khăn gì trong công tác hoạch định không ạ?” và một số câu hỏi cụ thể ở phần phụ lục của luận văn. 5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Thứ nhất, thu thập thông tin từ website của công ty. Thứ hai, thu thập thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 20172019, bản công bố tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của Thái Hưng, hồ sơ năng lực của Thái Hưng. Thứ ba, tham khảo giáo trình và các đề tài có liên quan đến công tác hoạch định của sinh viên khoá trước. 8 5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Để đưa ra thông tin xác thực phục vụ cho bài khoá luận tốt nghiệp, em đã sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp để phân tích, xử lý dữ liệu. Phương pháp so sánh: phương pháp này em dùng để xem xét, so sánh một chỉ tiêu với một chỉ tiêu gốc đối với số liệu kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh là các số liệu phải phù hợp về thời gian, không gian, nội dung kinh tế và đơn vị đo lường. Từ đó, có nhận xét đúng về doanh nghiệp. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp tất cả các ý kiến, câu trả lời, đây là cơ sở quan trọng để có thể đưa ra nhận định, đánh giá về tình hình thực hiện chức năng hoạch định của Công ty CP ĐTTM XNK Thái Hưng. 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần: - Phần 1: Mở đầu - Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu: gồm 3 chương + Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến hoạch định + Chương 2: Thực trạng công tác hoạch định của công ty Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng + Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định của công ty Đầu tư Thương mại Xuất Nhập khẩu Thái Hưng. - Phần 3: Kết luận 9 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạch định 1.1.1 Khái niệm hoạch định Hoạch định có thể hiểu là quá trình thiết lập kế hoạch trước khi thực hiện một việc gì đó. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì tất cả các hoạt động đều cần được kế hoạch hoá. Theo Harold Koontz.Cyril Odonnel “Hoạch định là xác định mục tiêu, quyết định phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu”. Ngoài ra còn một số quan điểm về hoạch định như sau: Hoạch định là quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và do ai làm. Hoạch định là việc xác định rõ công việc phải làm (tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra) và tiến hành thực hiện, cách thức thực hiện và các nguồn lực cần huy động thực hiện mục tiêu. Như vậy, có rất nhiều quan điểm về hoạch định, tổng hợp lại, có thể hiểu: Hoạch định là một quá trình liên quan đến tư duy và ý chí của con người, bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu, định rõ chiến lược, chính sách, thủ tục, quy tắc, các kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu. Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy: Hoạch định là quá trình lao động trí óc đặc biệt. Hoạch định cũng là một quá trình liên tục gồm hàng loạt các hành động và việc tạo lập quan hệ nhịp nhàng giữa các hành động và quyết định để đạt được kết quả mong muốn. Hoạch định đòi hỏi các nhà quản trị phải tích cực can thiệp làm thay đổi xu hướng vận động, thúc đẩy sự vận động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định của tổ chức, tìm mọi biện pháp để có thể đạt được mục tiêu đó. 10 1.1.2 Vai trò của hoạch định Trong công tác quản trị, công tác hoạch định đóng vai trò quan trọng ở bất kì doanh nghiệp nào. Hoạch định giữ vai trò mở đường cho tất cả các chức năng quản trị trong doanh nghiệp, nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và thực hiện kế hoạch trong tương lai. Có thể nói hoạch định vừa mang tính chiến lược vừa mang tính tổ hợp. Nếu phương hướng không chính xác, tổ hợp không hợp lý thì nỗ lực thế nào cũng không có kết quả. Vì vậy, hoạch định có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản trị. Cụ thể: Thứ nhất, hoạch định làm tăng khả năng thành công của nhà quản trị nhờ việc phân tích và dự báo trước được những thời cơ, thách thức, khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện mục tiêu; giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí. Từ đó, chủ động nắm bắt thời cơ, tạo mục tiêu và phương hướng rõ ràng và hạn chế rủi ro. Thứ hai, hoạch định giúp định hướng và thống nhất các hoạt động của tổ chức, thống nhất ý kiến và hành động, tập trung vào những mục tiêu và nhiệm vụ trọng yếu của từng thời kỳ; giúp doanh nghiệp ứng phó kịp thời với sự bất ổn định trong nội bộ cũng như môi trường bên ngoài. Thứ ba, hoạch định là cơ sở cho sự phân quyền và nhiệm vụ, thực hiện sự phối hợp các yếu tố, bộ phận tổ chức; tạo sự chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ và công việc cho các bộ phận và thành viên trong tổ chức. Thứ tư, hoạch định là cơ sở triển khai các hoạt động tác nghiệp. Thứ năm, hoạch định là cơ sở kiểm tra và điều chỉnh các mục tiêu, hoạt động. Đối với nhà quản trị, khả năng hoạch định chính là thước đo năng lực của nhà quản trị, nó quyết định rằng nhà quản trị có điều hành được hay không. Bởi khi thực hiện một công tác hoạch định, nhà quản trị cần nắm được trình độ, năng lực làm việc của nhân viên trong tổ chức để phân chia công việc một cách phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, lợi ích mà công tác hoạch định mang lại cho doanh nghiệp cũng rất 11 lớn, cụ thể như: Thứ nhất, hoạch định giúp doanh nghiệp nhận diện thời cơ kinh doanh trong tương lai. Thứ hai, giúp doanh nghiệp dự kiến trước và có thể tránh những nguy cơ, khó khăn. Thứ ba, giúp doanh nghiệp triển khai kịp thời các chương trình hành động có nghĩa là tạo tính chủ động trong thực hiện. Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra được dễ dàng, thuận lợi. Như vậy, hoạch định là chức năng khởi đầu và căn bản nhất trong các chức năng quản trị đối với mọi cấp quản trị và là cơ sở của các chức năng quản trị khác. Đề cao công tác hoạch định là một trong những nét đặc trưng của “cách mạng quản lý” trên thế giới hiện nay. 1.2 Phân loại hoạch định Theo cấp độ hoạch định, hoạch định được chia thành hoạch định chiến lược, hoạch định chiến thuật và hoạch định tác nghiệp. 1.2.1 Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định của lãnh đạo hướng tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Hoạch định chiến lược do các nhà quản trị cấp cao thực hiện, thường thời hạn của hoạch định chiến lược là 5 năm trở lên. Sau khi hoạch định và lựa chọn được chiến lược phù hợp thì chiến lược đó được giao cho các nhà quản trị cấp trung gian cụ thể hóa thành các kế hoạch chiến thuật. Hoạch định chiến lược giữ vai trò chủ đạo và định hướng trong tiến trình hoạch định, là chiếc cầu nối giữa tương lai và hiện tại, liên kết mọi nguồn lực để thực hiện nhiều hoạt động hết sức quan trọng ở mỗi doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược nhằm mục tiêu xây dựng lộ trình và triển khai kế hoạch để tổ chức thực hiện những mục tiêu, chủ trương, phương châm chiến lược đã được lựa chọn. 12 1.2.2 Hoạch định chiến thuật Hoạch định chiến thuật là ra các quyết định ngắn hạn, chi tiết về nội dung các công việc, các biện pháp, các phương pháp tiến hành nhằm cụ thể hoá các hoạch định chiến lược. Hoạch định chiến thuật cung cấp cho các nhà quản trị bằng cách nào đơn vị đạt được mục đích thông qua các hoạt động. - Phát triển các mục tiêu định lượng, định tính nhằm bổ trợ các chiến lược của tổ chức. - Xác định các hoạt động cần thiết để cải thiện tình hình hiện tại. - Phân bổ ngân sách cho các hoạch định chức năng. Hoạch định chiến thuật do nhà quản trị cấp trung gian thực hiện nhằm xác định rõ sự đóng góp của bộ phận vào tiến trình thực hiện chiến lược trên cơ sở nguồn lực được phân bổ. Sau khi đã xác định được các kế hoạch chiến thuật thì các kế hoạch chiến thuật được giao cho các nhà quản trị cấp cơ sở cụ thể hoá thành các kế hoạch tác nghiệp. 1.2.3 Hoạch định tác nghiệp Hoạch định tác nghiệp là xác định kế hoạch nhằm thực hiện kế hoạch chiến thuật với thời gian ngắn hơn và phạm vi hẹp hơn hoạch dịnh chiến thuật, định rõ nhiệm vụ chuyên biệt được hoàn thành như thế nào với nguồn lực hiện có. Hoạch định tác nghiệp được xây dựng trên cơ sở hoạch định chiến lược, là cụ thể hóa của kế hoạch chiến lược. Theo cấp quản lý kế hoạch bao gồm kế hoạch chung của doanh nghiệp, kế hoạch của bộ phận, kế hoạch của từng đội sản xuất, kế hoạch của từng nhóm thiết bị... Hoạch định tác nghiệp do các nhà quản trị cấp cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện. 13 Bảng 1.1: So sánh hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp Tiêu chí Hoạch định chiến lược Người hoạch định Nhà quản trị cấp cao Hoạch định tác nghiệp Nhà quản trị cấp trung gian hoặc nhà quản trị cấp cơ sở Mục tiêu Đảm bảo hiệu quả và tăng trưởng trong dài hạn Đặc tính Tồn tại và cạnh tranh như thế nào Phạm vi Bao quát lĩnh vực rộng và ít chi tiết Thời gian Dài (thường là 2 năm trở lên) Thực hiện kế hoạch chiến lược Hoàn thành các mục tiêu cụ thể như thế nào Lĩnh vực hẹp và nhiều chi tiết Thời hạn ngắn hơn (thường là 1 năm hoặc ngắn hơn) Tần suất hoạch định Thường là 3 năm một lần Thất bại Nặng nề, có thể làm Thường là 6 tháng một lần Có thể khắc phục phá sản doanh nghiệp Rủi ro Lớn Hạn chế 1.3 Nội dung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạch định 1.3.1 Nội dung của hoạch định 1.3.1.1 Hoạch định sứ mạng và tầm nhìn chiến lược Hoạch định sứ mạng kinh doanh: Sứ mạng thể hiện thiên hướng hoạt động hoặc lý do tồn tại của doanh nghiệp, sứ mạng định hướng xác định mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Bản công bố sứ mạng của doanh nghiệp thường chứa đựng câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng như: Tại sao doanh nghiệp phải tồn tại? Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh nào?... Tất cả sẽ được thể hiện trong bản công bố sứ mạng của doanh nghiệp. 14 Hoạch định sứ mạng là giai đoạn mở đầu quan trọng trong quá trình hoạch định. Thực chất, hoạch định sứ mạng kinh doanh là xác định lĩnh vực kinh doanh. Sứ mạng có thể thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của tổ chức, môi trường và các nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức. Việc hoạch định sứ mạng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của tổ chức. Trước hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Mặt khác, nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng xã hội, đồng thời tạo ra sự hấp dẫn đối với các đối tượng hữu quan như cổ đông, nhà cung cấp, các tổ chức tài chính, khách hàng… Hoạch định tầm nhìn chiến lược Tầm nhìn là một hình ảnh, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều tổ chức nên đạt tới hoặc trở thành. Nó mô tả rõ ràng mong muốn của doanh nghiệp trong tương lai, cái đích mà tổ chức mong muốn vươn tới. Nó thiết lập khuôn khổ hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tồn tại. Tầm nhìn được phổ biến tới các nhân viên, khách hàng, sẽ giúp khách hàng và chính doanh nghiệp tin tưởng và hành động đi theo con đường đã định. Hoạch định tầm nhìn là nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra định hướng, mục tiêu trong tương lai mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Khi tiến hành hoạch định tầm nhìn chiến lược, nhà quản trị cần chú ý, tầm nhìn chiến lược phải đảm bảo: - Đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu. - Giữ một khoảng cách đủ xa về thời gian cho phép có những thay đổi khi cần thiết. - Có khả năng tạo sự tập trung nguồn lực trong doanh nghiệp và lưu ý đến quy mô và thời gian. - Thường xuyên được kết nối bởi các nhà quản trị cấp cao. Thực tế cho thấy, tổ chức cẩn trọng trong việc phát triển bản tuyên bố tầm nhìn và sứ mạng thường có khả năng thành công hơn các tổ chức xem nhẹ vấn đề này. 15 1.3.1.2 Hoạch định mục tiêu Mục tiêu là kết quả tương lai mà nhà quản trị mong muốn đạt được. Mục tiêu là nền tảng của hoạch định bởi các chức năng quản trị đều hướng đến thực hiện mục tiêu. Mục tiêu xác định dựa trên cơ sở sứ mạng, nhiệm vụ và nhằm thực hiện sứ mạng, nhiệm vụ của tổ chức. Mỗi doanh nghiệp không chỉ có một mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận mà có rất nhiều mục tiêu khác như: mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu tăng thị phần… Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quá chú trọng vào một mục tiêu thì các mục tiêu khác sẽ bị lãng quên và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, khi hoạch định mục tiêu, các nhà quản trị cần lựa chọn mục tiêu và đảm bảo các yêu cầu đặt ra cho mục tiêu phải cụ thể và khả thi. Ngoài ra, các nhà quản trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, đưa ra thời hạn cụ thể của từng mục tiêu và cần cụ thể hoá các mục tiêu để dễ dàng so sánh và phân tích. 1.3.1.3 Hoạch định chiến lược Chiến lược là kế hoạch đồng bộ, toàn diện, được soạn thảo một cách chi tiết nhằm đảm bảo thực hiện sứ mạng và các mục tiêu của tổ chức. Chiến lược cụ thể hoá thành các chiến thuật, kế hoạch tác nghiệp để thực hiện nó. Hoạch định chiến lược là quá trình xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp, đề ra những mục tiêu và xây dựng những chiến lược. Trong nền kinh tế thị trường, đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành, đòi hỏi các nhà quản trị của doanh nghiệp phải triển khai nghiêm túc việc phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, xác định đâu là thời cơ cho phép doanh nghiệp sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình, đâu là mối đe doạ để doanh nghiệp có biện pháp phòng tránh. Từ đó, rút ra được sơ đồ quy trình hoạch định chiến lược như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan