Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát tình hình tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày ...

Tài liệu Khảo sát tình hình tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại chăn nuôi lợn nam hà – tỉnh bình thuận

.PDF
49
230
119

Mô tả:

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh mẽ, là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Ở nước ta hiện nay, chăn nuôi lợn trở thành ngành kinh tế quan trọng. Vài chục năm trở lại đây, chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp tập trung đã và đang phát triển mạnh mẽ về số lượng trang trại, quy mô đầu lợn, chất lượng con giống và sản phẩm thịt không ngừng tăng lên. Theo cục chăn nuôi năm 2010 cả nước có 8.500 trang trại chăn nuôi lợn với sản lượng thịt lợn của trang trại chiếm 45%, của nông hộ chiếm 55%. Theo FAO (2009), đàn lợn của Việt Nam là 27,6 triệu con, xếp vị trí thứ tư trên thế giới về số đầu lợn. Bên cạnh những thuận lợi đạt được, chăn nuôi lợn ở nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại lớn. Một trong những trở ngại lớn nhất trong chăn nuôi lợn là dịch bệnh xảy ra còn phổ biến và phức tạp, gây thiệt hại cho đàn lợn nuôi tập trung cũng như đàn lợn nuôi ở hộ gia đình. Trong đó, tiêu chảy lợn con là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thất cho ngành chăn nuôi lợn, vì nó làm giảm khả năng tăng trưởng, trọng lượng cai sữa thấp, tỷ lệ còi cọc tăng, ...từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn. Trong thực tế có nhiều đề tài đã và đang nghiên cứu về cách phòng và trị tiêu chảy ở lợn con nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, cũng như đề ra giải pháp tối ưu trong cách phòng và trị sao cho có hiệu quả nhất góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ. Tuy nhiên sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân, đặc điểm cơ thể gia súc non… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thực sự đem lại kết quả mong muốn. Tiêu chảy ở lợn con theo mẹ vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn. Xuất phát từ vấn đề trên, đồng thời qua thời gian tham gia học tập, em đã được quý Thầy và quý Cô của Trường Đại học Nông Lâm Huế trang bị cho bản thân em những kiến thức lý luận cơ bản. Để phát huy tính ứng dụng những kiến 1 thức đó vào thực tiễn trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học áp dụng vào lao động sản xuất, nhằm biến lý thuyết thành kết quả thực tế. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo BSTY Nguyễn Thị Quỳnh Anh tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại chăn nuôi lợn Nam Hà – Tỉnh Bình Thuận.” MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1. Mục đích Khảo sát tình hình, nguyên nhân tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi ở trại từ đó tìm ra biện pháp phòng ngừa và đồng thời thông qua những phác đồ điều trị thực nghiệm để từ đó tìm ra phác đồ có tác dụng điều trị hiệu quả nhất đối với loại bệnh tiêu chảy nhằm để giúp cho trại hạn chế tổn thất do tiêu chảy gây ra. 2. Yêu cầu - Khảo sát tình hình tiêu chảy trên lợn con theo mẹ giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. - Theo dõi triệu chứng lâm sàng về tiêu chảy ở lợn con. - Theo dõi phát đồ thử nghiệm điều trị, tìm ra phát đồ điều trị có hiệu quả nhất trong việc điều trị tiêu chảy ở lợn con theo mẹ. 2 PHẦN II TỔNG QUAN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI LỢN NAM HÀ 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Trại Nam Hà thuộc quyền quản lý của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, nằm ở xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Cách quốc lộ 1A về phía đông chừng 10km. Là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Bình Thuận nằm trong khu vực khô hạn nhất cả nước, có nhiều nắng, gió. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26- 270 C, lượng mưa trung bình hằng năm từ 800- 1150mm, số giờ nắng rất cao, trung bình hằng năm khoảng 2459 giờ. Độ ẩm bình quân cả năm 79%. Và Hàm Tân là một huyện cực nam của tỉnh Bình Thuận. Về vị trí địa lý: phía đông của huyện giáp biển đông, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía bắc giáp với huyện Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận. Huyện có diện tích 738,809 km 2, dân số 72.553 người, mật độ 98 người/km 2. Huyện Hàm Tân gồm: thị trấn Tân Nghĩa, thị trấn Tân Minh và 8 xã: Tân Thắng, Sơn Mỹ, Tân Hà, Tân Xuân, Tân Nghĩa, Sông Phan, Tân Đức và Tân Phúc. 2.1.2. Tổng quan của trại Trại lợn nái Nam Hà được thành lập vào năm 2009, với quy mô 2400 lợn nái được xây dựng tại xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Quy mô trại chăn nuôi có tổng diện tích: 7,5 ha. Bao gồm khu chăn nuôi (khu sạch) và khu sinh hoạt của cán bộ, công nhân (khu dơ). Hai khu này tách biệt nhau bởi hệ thống nhà sát trùng đảm bảo cho công tác phòng dịch. Khu chăn nuôi bao gồm có trại cách ly, trại mang thai, trại đẻ và trại nọc. Trại cách ly có 1 nhà gồm 2 bộ. Mỗi bộ có 4 ô chuồng, mỗi ô có diện tích 25m2 chứa 25 nái. Giữa 2 ô chuồng có 1 ô nhỏ, diện tích 4m2 để nhốt lợn nái già làm autovaccine. Có 4 trại mang thai, mỗi trại gồm 8 dãy. Bao gồm 7 ô rộng và 539 ô nhỏ.Trại đực giống gồm 40 ô rộng nhốt lợn đực giống, 2 ô để lấy tinh, một phòng để pha chế tinh (Với trang thiết bị hiện đại). 3 Trại đẻ gồm 12 trại trong đó có 3 trại cai sữa, 1 trại 3 tuần , 1 trại 2 tuần, 1 trại 1 tuần, 1 trại đang đẻ, 1 trại chờ đẻ và 4 trại chờ chuồng. Trại lợn nái đẻ được chia làm 2 dãy chuồng. Lợn nái đẻ được nuôi cá thể trong mỗi ô chuồng 3 ngăn với kích thước ((0,8+0,5+0,5) x 2,2)m, giữa ô đẻ có khung cố định lợn mẹ bằng sắt. Trong mỗi ô chuồng có lồng úm cho lợn con bằng sắt có kích thước (0,8 x 0,5 x 0,5)m, úm lợn con bằng nhiệt lượng tỏa ra từ bóng đèn tròn sợi đốt công suất 100W. Trong mỗi ô có núm uống tự động cho lợn con và lợn mẹ. Máng ăn bán tự động cho lợn mẹ và máng ăn bằng nhựa bán cố định trên vách ngăn 2 ô liền kề nhau cho lợn con tập ăn. Chuồng lợn nái có dạng hình chữ nhật, xây dựng song song nhau, dạng trại kín. Tiểu khí hậu trong chuồng nuôi được điều hòa bằng hệ thống dàn lạnh lắp đầu dãy chuồng và quạt gió lắp cuối dãy chuồng để duy trì nhiệt độ thích hợp từ 26- 28oC. Sàn chuồng lót bằng tấm đan xi măng ở giũa đối với lợn mẹ và đan nhựa 2 bên cho lợn con. Dưới sàn là nền chuồng có hệ thống thoát phân, nước tiểu, nước vệ sinh. Hệ thống thoát chất thải dẫn chất thải ra tới hệ thống hầm Biogas sau cùng chất thải được dẫn tới tưới cho cây trong khu vực trại. Kích thước mỗi ô chuồng 2,2 x 0,6 m. Mỗi ô chuồng được trang bị 1 núm uống tự động, 1 máng ăn bán tự động hình bán nguyệt bằng inox gắn trên trục quay thuận tiện cho việc cho ăn và vệ sinh hàng ngày. Trại lợn đực giống gồm 2 dãy chuồng. Tiểu khí hậu chuồng nuôi, hệ thống cung cấp nước uống và thức ăn giống như chuồng lợn nái mang thai và chờ phối. Kích thước mỗi ô chuồng 2,65 x 2,65 x 1,25 m. Trong trại có khu vực khai thác tinh, có giá nhảy có thể điều chỉnh độ cao thấp cho phù hợp với kích thước lợn đực giống. Cuối dãy chuồng lợn đực giống, mang thai và chờ phối có nhà pha chế tinh sau khi khai thác. 2.1.3. Nhiệm vụ Trại có nhiệm vụ cung cấp lợn giống nuôi thịt thương phẩm cho công ty và gia công với công ty cổ phần chăn nuôi CP số lượng trung bình hàng tháng 4400 lợn con. Ngoài ra trại còn cung cấp lợn giống nuôi thịt thương phẩm chất lượng cao cho các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh và các vùng lân cận. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại Cơ cấu tổ chức của trại có quy mô 2400 với 40 công nhân 4 Giám đốc Trại KT Trại Bầu KT Trại Đẻ Pigpro Văn Phòng Thợ điện Quản lý 25 công nhân Quản lý trại bằng chương trình máy tính Quản lý 5 Công nhân (nhà bếp, làm vườn, tạp vụ) Bao gồm 2 Kỹ Thuật phụ trách vấn đề điện và nước trong trại (2KT) Quản lý 10 công nhân của Trại bầu, Trại Nọc, trại cách ly Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của trại 2.1.5. Cơ cấu đàn nái Bảng 1. Cơ cấu đàn nái TT Lứa Số lượng Tỷ Lệ % 1 Hậu bị 274 10.72 2 Lứa 1 245 9.58 3 Lứa 2 215 8.41 4 Lứa 3 220 8.60 5 Lứa 4 211 8.25 6 Lứa 5 236 9.23 7 Lứa 6 860 33.63 8 Lứa 7 296 11.58 2557 100% Tổng 2.1.6. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng và công tác thú y 2.1.6.1. Thức ăn Thức ăn được sử dụng cho lợn hoàn toàn là thức ăn công nghiệp với các loại cám dành riêng cho heo ở các giai đoạn khác nhau. 5 Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng của các loại cám dùng trong trại 550S (Lợn con tập ăn và cai sữa đan) 566S (nái mang thai) 567SF (nái nuôi con và đực giống) 3300 2900 3100 Protein thô tối thiểu (%) 21 13 17 Xơ thô tối đa (%) 3,5 7 7 Ca tối thiểu - tối đa (%) 0,8 – 0,9 1 – 1,2 0,9 – 1 NaCl (%) 0,4 – 0,8 0,4 – 0,6 0,4 – 0,6 P tối thiểu (%) 0,6 0,8 0,7 Độ ẩm (%) 14 14 14 Colistine tối đa (mg/kg) Chlotetracyline tối đa (mg/kg) 88 - - - - 200 Thành phần dinh dưỡng ME tối thiểu(kcal/kg) Lợn nái đẻ được cho ăn ngày 3 bữa theo khẩu phần quy định của công ty như sau: Bảng 3 : Khẩu phần ăn của lợn nái đẻ Giai đoạn Sáng(kg) Trưa (kg) Chiều (kg) Cả ngày (kg) 5 4 1-3 Ngày đẻ 1 1 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,7 0,5 0,5 2,5 2,2 1,5 1,5 1 2 3 4 5 >=6 1 1,5 2 2,5 2,5 0,5 1 1 1,5 1,5 1 1 1,5 1,5 2 Ăn tự do 2,5 3,5 4,5 5,5 6 Trước đẻ (ngày) Sau đẻ (ngày) 2.1.6.2. Qui trình chăm sóc lợn nái Trước khi sinh 5 - 7 ngày nái được đưa lên chuồng đẻ, lợn nái được cho ăn cám 567SF cho nái đẻ, trung bình lợn nái ăn khoảng 2 - 2,5 kg/con/ngày được chia ra làm 3 lần. Trước khi sinh 3 ngày lợn nái được 6 cho ăn với khẩu phần hạn chế nhằm giúp cho lợn nái đẻ con được dễ dàng và hạn chế bệnh viêm vú sau khi sinh. Lợn nái đến ngày sinh được theo dõi kỹ và cho đẻ tự nhiên (chỉ can thiệp đối với nái đẻ rất chậm). Tùy vào sức rặn của nái mà người chăm sóc có quyết định tiêm hay không tiêm thuốc oxytoxin (2ml/nái). Khi nái có biểu hiện sắp đẻ tiêm Vetri - Amox liều lượng 1ml/10kg thể trọng, nhằm kháng viêm cho lợn nái sau khi sinh. Sau khi nái đẻ xong tiêm Oxytocin liều lượng 5ml/nái. Trong quá trình nuôi con, nếu thấy nái có hiện tượng chảy dịch viêm và sốt thì kịp thời tiêm 1 liều Vetrimoxin 1ml/10 kg thể trọng + Oxytocin 2ml/nái và vitamin C với liều 20ml/nái (kết hợp Calci trong trường hợp nái yếu hay run chân). Đối với nái đẻ nên hạn chế tắm, chỉ tắm cho nái trước đẻ 2 ngày kết hợp với xịt sát trùng và xịt ghẻ. Hàng ngày chỉ vệ sinh gầm chuồng, sàn chuồng lợn mẹ và lợn con bằng vôi bột, cạo và lau sạch máng ăn cho lợn mẹ, lợn con sau mỗi bửa ăn, tránh làm ướt và làm lạnh lợn con gây tiêu chảy. 2.1.6.3. Qui trình chăm sóc lợn con theo mẹ Chăm sóc lợn con theo mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi vì không chỉ ảnh hưởng đối với lợn con mà còn rất quan trọng đối với cả lợn mẹ và lợn thịt sau này. Vì vậy cần có những kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con ở giai đoạn theo mẹ phù hợp sao cho kết quả của giai đoạn này sẽ đạt được những chỉ tiêu về: Tỉ lệ nuôi sống lợn con sơ sinh cao, trọng lượng cai sữa của lợn con cao, tỉ lệ đồng đều của lợn con cao và nhất là lợn con không mắc bệnh (đặc biệt là bệnh thiếu máu và tiêu chảy phân trắng). Lợn con sau khi sinh ra được vuốt sạch nước ối ở mồm và mũi để lợn con dễ thở. Lau khô mình lợn con. Buộc cách cuốn rốn 2,5cm, cắt rốn cách 0,5cm từ vị trí buộc. Dùng kìm bấm khoảng 2/3 răng tránh trầy xước gây viêm lợi. Thả lợn con vào lồng úm để giữ ấm cho lợn con, sau khi lợn con đã cứng cáp cho bú sữa đầu. Bấm đuôi cho lợn con, kiểm tra rốn và bôi lại cồn iod ở rốn lợn con. Tiêm sắt cho lợn con lúc 3 ngày tuổi với liều 2ml/con, thiến cùng ngày với tiêm sắt. Nhỏ thuốc phòng cầu trùng cho lợn con lúc 5 ngày tuổi, sử dụng thuốc Vicox với liều lượng 0.5ml/con. Kiểm tra sức khỏe của lợn con để xử lý nhanh nhất các vấn đề: tiêu 7 chảy, sưng khớp, viêm lợi, không đủ ấm. Giữ chuồng luôn khô ráo sạch sẽ và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. * Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con: - Mục đích: + Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa. + Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng. + Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi đối với lợn con để hạn chế được các bệnh đường ruột của lợn con. + Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, từ đó lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con. + Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú. + Có điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm. - Phương pháp tập ăn sớm: Khi lợn con 4 - 5 ngày tuổi, tiến hành cho lợn con nhận biết và làm quen với thức ăn. Thức ăn tập ăn phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Cần lựa chọn loại thức ăn, cũng như phương pháp chế biến sao cho kích thích sự thu nhận thức ăn của lợn con. Lợn con thường rất thích ăn thức dạng viên hay bột nhỏ khô có mùi thơm. Phải cho lợn con làm quen với nguồn glucid, lipid, protid của các loại thức ăn để hệ tiêu hóa của lợn con sớm bài tiết các enzyme tiêu hóa thích hợp. 2.1.6.4. Nước uống Do hệ thống nước thiếu nên trại sử dụng nước lấy từ suối dùng cho chăn nuôi. Nước lấy từ suối được cho vào hồ chứa để xử lý bằng hóa chất Chlorine. Với tỉ lệ 3-5g Chlorine /1000 lít nước trong thời gian 8-12h ( Có điều kiện xử lý càng lâu càng tốt). Nước xử lý xong theo hệ thống 1 đến từng ô chuồng cho lợn uống. Dùng máy bơm, bơm nước từ bồn chứa vào hệ thống ống cho đến từng ô chuồng để tắm lợn và rửa chuồng. Trung bình mỗi ngày trại sử dụng 320 m3 nước. 8 2.1.6.5. Vệ sinh phòng dịch Trại áp dụng phương pháp phòng bệnh trừ dịch tổng hợp với công tác vệ sinh thú y nghiêm ngặt. Cổng trước và sau của trại có hệ thống phun sát trùng người và phương tiện ra vào trại. Khu sinh hoạt của cán bộ và công nhân được xây dựng nơi tách biệt xa trại, cách nhau 50m. Nhân viên mới vào trại, phải ở cách ly 3 ngày trước khi vào làm việc trong khu chăn nuôi. Nhân viên vào làm việc trong khu chăn nuôi phải tắm sát trùng và mặc quần áo đồng phục lao động của trại. Trước khi vào trại phải sát trùng ủng đi bằng dung dịch sát trùng đặt trước cửa mỗi trại. Hằng ngày, thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng và xung quanh chuồng, phun xịt thuốc sát trùng 2 lần/ tuần bằng thuốc sát trùng Omnicide. Khi cai sữa lợn con xong thì chuồng trống được rửa sạch, rồi quét vôi nền chuồng và xung quanh, sau đó phun thuốc sát trùng, để vài ngày rồi mới nhập lợn mới. Mỗi công nhân đều có quần áo lao động và ủng riêng trước khi vào trại, công nhân phải thay quần áo, mang ủng, sau đó đi qua hố sát trùng mới được vào trại. Khách tham quan vào trại phải được sự đồng ý của trưởng trại, và phải sát trùng kỹ. Bảng 4. Sử dụng thuốc sát trùng Stt 1 Loại thuốc Tỷ lệ pha Mục đích 1:200 Chuồng không có lợn con 1:400 Phun quanh trại, áo quần, ủng 1:3200 Sát trùng người, chuồng có lợn, Hố giàn lạnh khi có dịch Omnicide Rải lối đi trong và ngoài trại, chà chuồng, sát trùng ủng 2 Vôi bột 3 Iodine 1:400 4 Cholorine 3-5g/1000l nước Lau vú Xử lý nước lợn uống Công tác phòng bệnh trong trại được thực hiện bằng việc tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn nái, lợn hậu bị và lợn con. Quy trình phòng bệnh trên lợn của trại : 9 Bảng 5. Vaccine cho lợn hậu bị Tuần Loại vaccin Liều lượng 2 Parvo + AD 2ml/con 3 SFV + FMD 2ml/con 5 PRRS 2ml/con 6 Parvo + AD 2ml/con Bảng 6. Vaccine cho lợn nái mang thai Loại Vaccin Tuần mang thai 10 SFV (Coglapest) 12 FMD E.COLI 1 14 E.COLI 2 Liều lượng 2ml/con + 2ml/con 2ml/con Ngoài ra trại đã sử dụng kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau cho lợn nái, theo qui trình: + Ngày lợn nái đẻ: tiêm kháng sinh (Vetrimoxin) với 1ml/10kg thể trọng + 5ml Oxytocine + Ngày đẻ thứ 2: tiêm 5ml Oxytocine + Ngày đẻ thứ 3: tiêm kháng sinh (Vetrimoxin) với 1ml/10kg thể trọng + 5ml Oxytocine + Ngày đẻ thứ 5: tiêm kháng sinh (Vetrimoxin) với 1ml/10kg thể trọng đối với heo hậu bị Qua 3 ngày điều trị nếu lợn nái nào chưa khỏi viêm thì vẫn tiếp tục điều trị cho đến hết. 2.1.7. Đánh giá chung 2.1.7.1. Thuận lợi Trại có tổng diện tích đất rộng lớn, xa khu dân cư, gần đường giao thông xung quanh trại là vườn cây thoáng mát thuận lợi cho chăn nuôi, đảm bảo sức khỏe cho con người. 10 Hệ thống chuồng trại được xây dựng kiên cố theo qui mô trại kín hiện đại đáp ứng được yêu cầu vệ sinh và phù hợp sinh lý phát triển của từng loại lợn. Có đàn lợn nái sinh sản có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao đó cũng là điều kiện cho chăn nuôi có hiệu quả cao. Chuồng trại được xây dựng theo hệ thống trại kín đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng vị trí nên tương đối sạch sẽ và kiểm soát được vật chủ trung gian gây bệnh ký sinh trùng ngoài da truyền bệnh như chuột, muỗi... Kho chứa thức ăn khô thoáng và cách xa bụi rậm nên hạn chế được ẩm mốc và chuột cắn phá thức ăn. Thức ăn do công ty cung cấp, giá bán lợn thịt cao nên chăn nuôi có lãi tạo nguồn vốn để tiếp tục đẩy mạnh phát triển về số lượng và chất lượng đàn lợn Được sự quan tâm đầu tư của công ty như vốn, kỹ thuật có trình độ cao, các thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại nên đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm hiệu quả chăn nuôi ngày một cao. Trại luôn được tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, đưa một số con giống mới có năng suất phẩm chất tốt vào chăn nuôi có hiệu quả cao. Luôn chủ động tích cực trong công tác phòng ngừa dịch bệnh do đó tình hình dịch bệnh đã được khống chế không có dịch bệnh xảy ra. 2.1.7.2. Khó khăn Trại tuy đã đầu tư khá lớn về cơ sở vật chất, kỹ thuật nhưng bên cạnh những điều kiện thuận lợi vẫn còn một số khó khăn hiện nay của trại như: nguồn điện , nguồn nước cung cấp cho hoạt động của trại còn thiếu, đây là khó khăn gây trở gại lớn cho sản xuất hoạt động chăn nuôi của trại. Tay nghề của một số công nhân chưa cao, hầu hết đây là nguồn lao động phổ thông chưa có kiến thức cơ bản cũng như kỹ thuật chăn nuôi lợn, phải mất một thời gian tập huấn hướng nghiệp mới thích nghi với công việc của mình. Hơn nữa công nhân trong trại luôn bị xáo trộn và không ổn định. Chăn nuôi công nghiệp là chăn nuôi ở trình độ kỹ thuật cao trên đối tượng vật nuôi cho năng suất sản lượng cao nhưng lại dễ xảy ra dịch bệnh nếu công tác chăm sóc trực tiếp của công nhân không tốt. 11 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Một vài đặc điểm sinh lý lợn con Theo Nguyễn Quang Linh, (2005) lợn con từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa có nhiều đặc điểm sinh lý đặc trưng và đòi hỏi phải có sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con bao gồm cả 2 giai đoạn : Giai đoạn lợn con theo mẹ và giai đoạn lợn con sau cai sữa.Trong thời kỳ này lợn con gặp phải 3 đợt khủng hoảng lớn: - Khủng hoảng thứ nhất là lúc mới đẻ ra (sơ sinh) lợn con từ chỗ trong bụng mẹ được bảo vệ trong tử cung và được cung cấp dinh dưỡng qua nhau.Lúc ra khỏi cơ thể mẹ, chúng trực tiếp chịu sự tác động của mô i trường và những điều kiện sống khác. - Khủng hoảng thứ 2 là lúc 21 ngày tuổi lợn con có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng sản lượng sữa mẹ giảm theo quy luật tiết sữa. Trong khi đó khả năng tiêu hóa thức ăn nhân tạo của lợn con chưa có dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cơ thể. - Khủng hoảng thứ 3 vào lúc cai sữa, từ chổ lợn con sống nhờ sữa mẹ và cách thức ăn bổ sung thêm, lúc cai sữa lợn con phải tự độc lập sống và lấy thức ăn hoàn toàn từ bên ngoài để đảm bảo cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của chúng. Đặc điểm sinh lý chủ yếu ở cơ thể lợn con: Khả năng thích ứng kém của cơ thể lợn con là do môi trường sống thay đổi đột ngột (từ trong bụng mẹ sang môi trường bên ngoài). Lợn con có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng lượng sữa mẹ lại giảm theo quy luật tiết sữa. Chức năng của các cơ quan chưa được thành thục và chưa được hoàn thiện mà đặc biệt là cơ quan tiêu hoá (Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng, 1986). Trong thời gian bú sữa trọng lượng bộ máy tiêu hóa ở lợn con tăng lên từ 10 đến 15 lần, chiều dài ruột non tăng lên gấp 5 lần, dung tích bộ máy tiêu hóa tăng lên 40 - 50 lần. Lúc đầu dạ dày chỉ nặng 6 - 8gam và chứa được 35-50g sữa nhưng chỉ sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần. Khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế. Theo A.V.Kavasnhixki dịch vị của lợn con dưới 1 tháng tuổi hoàn 12 toàn không có HCl tự do, vì lượng axit tiết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với các niêm dịch. Ngoài sự thiếu HCl tự do còn có sự giảm axit trong dịch vị thức ăn với HCl làm cho hàm lượng HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày của lợn con bú sữa. Vì thiếu HCl tự do trong dạ dày nên hệ vi sinh vật dễ lên men gây hiện tượng ỉa chảy ở lợn con. Cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt lợn con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng. Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con còn kém do nhiều nguyên nhân: Lớp mỡ dưới còn mỏng, lượng mỡ dự trữ trong cơ thể lợn còn thấp. Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh. Diện tích bề mặt cơ thể lợn còn cao, lợn con mất nhiệt lớn. Do những đặc điểm trên mà khả năng điều tiết nhiệt của lợn dưới 3 tuần tuổi còn rất kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra cho nên nếu nuôi lợn trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt lợn con hạ xuống rất nhanh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt đọ của chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ của chuồng nuôi càng thấp thân nhiệt lợn con hạ xuống càng nhanh, ngày tuổi của lợn con càng ít thì thân nhiệt hạ xuống càng nhiều. Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa trọng lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. Các cơ quan trong cơ thể cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng. Sau khi sinh, lợn con phải tự thích ứng hàng loạt với các điều kiện khác với môi trường trong bụng mẹ. Nên lợn con rất dễ bị stress do nhiều tác nhân gây ra. Mặt khác, cơ thể chúng rất nhạy cảm với các yếu tố bất lợi tác động lên cơ thể gia súc như: thay đổi chế độ chăm sóc đột ngột, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi không phù hợp, tác động hàng loạt tác nhân gây bệnh khác lên cơ thể lợn sơ sinh. Vì vậy nuôi dưỡng gia súc non và lợn mẹ sau khi sinh là công việc rất công phu. Cần phải đầu tư nhiều công sức mới đạt hiệu quả tăng trọng và tỷ lệ nuôi sống cao. 13 2.2. Những hiểu biết chung về dịch bệnh tiêu chảy trên lợn con 2.2.1. Khái niệm bệnh tiêu chảy trên lợn con Bệnh tiêu chảy trên lợn con là một bệnh gây tổn thất rất nhiều cho lợn con trong thời kỳ theo mẹ, đồng thời làm giảm đi sức tăng trưởng của lợn con trong giai đoạn sau khi lành bệnh. Bởi vì, tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa hấp thu được nước... tất cả điều tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nước, mất nhiều ion điện tích và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sản sinh ra, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu thú sơ sinh nhỏ tuổi, gầy ốm, kém sức chịu được (theo Võ Văn Ninh, 2001). 2.2.2.2. Một số nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn con Theo quan điểm sinh học hiện đại thì tiêu chảy là một phản xạ bảo vệ của cơ thể trước những tác động trực tiếp đến cơ thể như: vi khuẩn, virus, nhiệt độ, khẩu phần ăn… Khi tiêu chảy kéo dài thì con vật bị mất nước, mất chất điện giải, máu cô đặc làm con vật gầy nhanh dẫn đến chết (Phùng Ứng Lân, 1985). Trong lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều tác giả đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy kết quả cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu chảy là hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan rất nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng là nhiễm trùng. Một số nguyên nhân dẫn đến lợn con bị tiêu chảy phổ biến thường gặp: Do bản thân gia súc non Do đặc điểm sinh lý của lợn con trong những ngày đầu chưa kịp thích nghi với môi trường mới. Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện về chức năng và cấu trúc, các men tiêu hóa còn nghèo về số lượng và chất lượng, HCl phân tiết ít làm cho pH trong dịch đường tiêu hóa cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn độc hại đường tiêu hóa phát triển và gây bệnh 14 Đặc điểm của bộ máy tiêu hoá như dạ dày và ruột của lợn con trong 3 tuần tuổi đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn kích thích trực tiếp vào niêm mạc mà tiết dịch vị, trong dịch vị có axit HCl hàm lượng và hoạt tính của men Pepxin cũng rất ít. Lượng HCl chỉ đủ để hoạt hoá men pepxinogen thành men pepxin. HCl không đủ làm trương nở protein nên pepxin tác dụng kém hiệu quả. Không đủ làm tăng độ toan dạ dày nên tạo điều kiện cho vi khuẩn bất lợi xâm nhập và phát triển ở ruột non. Sự phân tiết enzym ở dạ dày và ruột kém. Nếu ăn thức ăn kém chất lượng, lợn con không tiêu hoá tốt dẫn đến tiêu chảy Hệ thống thần kinh gia súc non chưa ổn định nên kém thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh. Lợn con ở thời kì bú sữa có tốc độ phát triển về cơ thể rất nhanh nên đòi hỏi nhu cầu đầy đủ về đạm, khoáng, Vitamin trong khi đó sữa mẹ ngày càng giảm về số lượng lẫn chất lượng nếu không bổ sung kịp thời lợn còi cọc và dễ nhiễm bệnh. Lớp đại nảo của lợn con chưa phát triển đầy đủ nên các phản xạ có chức năng nói chung còn kém. Trong đó, phản xạ điều tiết nhiệt độ của cơ thể rất kém nên lợn con dễ bị stress với những biến đổi nhiệt độ của môi trường, làm giảm sức đề kháng dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1985). Do lợn con sinh ra không được cho bú sữa đầu hoặc sữa đầu của lợn mẹ bị ngưng sản xuất. Theo Trần Thị Dân (2004), ở sữa đầu, ngoài các chất thiết yếu còn chứa các loại kháng thể (globuline) khá cao, loại kháng thể này chủ yếu là IgG. Tuy nhiên, vì sinh vật trong đường tiêu hóa thường hiện diện trên bề mặt màng nhày ruột, đó là nơi IgG ít xuất hiện và hoạt động không hữu hiệu. Sau khi đẻ từ 30 phút đến 1h phải cho lợn con bú sữa đầu, nếu không dễ đau bụng ỉa chảy (Lê Văn Phước, 1998). Ở lợn sơ sinh khả năng hấp thu kháng thể trong sữa đầu chỉ xảy ra 36 - 48 giờ sau khi sinh. Cơ chế này cũng giúp cho đường ruột của lợn sơ sinh giới hạn hấp thu những chất gây bệnh. Nếu lợn con bú đủ sữa và hấp thu tốt kháng thể thì hiệu giá kháng thể trong máu của lợn con sơ sinh gần bằng hiệu giá kháng thể của lợn mẹ ở 24 giờ sau khi sinh. Mỗi ngày lợn con cần 7mg sắt nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp 1mg sắt mỗi ngày. Lợn con dự trữ sắt ít (30mg), vì màng nhau là hàng rào hạn chế 15 vận chuyển từ mẹ sang bào thai ( Nguyễn Như Pho, 1995). Trong khi đó tốc độ sinh trưởng của lợn con rất nhanh, lượng máu trong cơ thể cũng phải tăng lên cho phù hợp, sự thiếu sắt sẽ làm ngưng trệ quá trình thành lập hemoglobine của hồng cầu, dẫn đến thiếu máu sẽ làm giảm sức đề kháng, nên lợn con dễ bị tiêu chảy. Theo Niconxki (1983), trong quá trình phát triển lợn con chỉ tổng hợp được vitamin A từ 20 ngày tuổi trở đi. Trong khi đó dạ dày thường xuyên có sự thay đổi đều đặn các tế bào biểu bì, nên khi thiếu vitamin A biểu mô niêm mạc xảy ra quá trình loạn dưỡng như rối loạn chức năng nhu động, phân tiết và hấp thu của dạ dày ruột. Thiếu vitamin A làm giảm khả năng tạo kháng thể trong máu. Do sừng hóa màng niêm mạc biểu mô nên giảm khả năng tiết dịch của các tuyến, giảm tiết dịch tiêu hóa làm rối loạn khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột, thức ăn ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, sinh hiện tượng loạn khuẩn. Theo Phùng Ứng Lân (1986), do khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên lợn con rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ẩm độ chuồng nuôi cao sẽ dẫn đến tiêu chảy. Ở lợn con sơ sinh lớp mỡ dưới da rất ít và thiếu mỡ nâu nên khả năng sản sinh nhiệt kém. Mặt khác, diện tích bề mặt lớn hơn so với trọng lượng cơ thể nên lợn con dễ bị mất nhiệt và rất nhạy cảm với lạnh. Khi stress lạnh kéo dài, lợn con dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2003) Do đặc tính lợn con hay liếm láp nước đọng nên dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh vào đường ruột hay do lợn con ăn thức ăn của mẹ, bộ máy tiêu hóa khó tiêu dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Theo Võ Văn Ninh (1985), thời kỳ lợn con mọc răng cũng gây tiêu chảy cho lợn con. Hai giai đoạn lợn sốt và lợn con tiêu chảy là lúc 1 0 đến 17 ngày tuổi và 23 đến 29 ngày tuổi ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng tiền hàm số 4 hàm trên. Do lợn mẹ: Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính và quan trọng nhất đối với lợn con theo mẹ. Vì sữa mẹ là nguồn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng không có loại thức ăn nào có thể thay thế được. Do đó sự chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con giữ vai trò quan trọng trong sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng của lợn con. 16 Do lợn mẹ ít sữa hoặc do lợn mẹ bị viêm vú, sót nhau, mắc một số bệnh truyền nhiễm,...ảnh hưởng chất lượng sữa gây nên tình trạng tiêu chảy ở lợn con. Theo Nguyễn Như Pho (1995), lợn mẹ mắc phải chứng MMA ( Metritis Mastitis Agalactiae) lợn con bú sữa có sản vật viêm hoặc liếm dịch viêm rơi vải trên nền chuồng gây viêm ruột tiêu chảy. Trên những lợn mẹ kém sữa hay mất sữa, lợn con được bú ít hoặc không được bú sữa đầu nên sức đề kháng kém, dễ phát sinh bệnh. Do đặc điểm lượng sữa mẹ từ khi đẻ tăng dần đến cuối tuần thứ 3 và giảm thấp trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của lợn con tăng. Vì vậy, nếu chúng ta không cung cấp chất dinh dưỡng thì lợn con sẽ bị stress và dễ bị bệnh. Lợn nái trong quá trình mang thai nếu nuôi dưỡng kém, thiếu các chất khoáng như Cu, Zn, Fe,..., thiếu protein, thiếu vitamin A ( lúc mang thai nếu cho lợn mẹ ăn thiếu vitamin A thì lợn con sinh ra cũng thiếu vitamin A làm cho niêm mạc ruột non không được bảo vệ nên dễ bị nhiễm các loại vi trùng Colibaccillus và Salmonella gây tiêu chảy). Nếu chế độ chăm sóc nái mang thai không hợp lý nhất là 2 tháng cuối, làm cho bào thai và lợn con sau khi sinh yếu sức sống và sức đề kháng là nhân tố mầm bệnh dễ phát sinh, nhất là bệnh trên đường tiêu hóa. Do lợn nái trong giai đoạn mang thai mắc bệnh làm rối loạn quá trình trao đổi chất của bào thai, ảnh hưởng đến bào thai nên lợn con sinh ra yếu ớt, trọng lượng sơ sinh của lợn con thấp, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh ở đường tiêu hóa. Do công tác tiêm phòng cho lợn mẹ không được thực hiện nghiêm ngặt và đúng định kỳ. Lợn nái không được tiêm phòng vaccine nên lợn con không nhận được kháng thể thụ động truyền qua sữa đầu, dẫn đến nguy cơ nhiễm vi sinh vật và dẫn đến bệnh tiêu chảy ở lợn con. Theo Võ Văn Ninh (1995), ở những đàn có lợn mẹ tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh dưỡng, lợn con bú nhiều sữa không tiêu hóa kịp và có nhiều dinh dưỡng khó tiêu bị đẩy xuống ruột già là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại gây bệnh tiêu chảy cho lợn con theo mẹ. Lợn nái đẻ lứa đầu có thể nhiều con không có sữa ( vú lép, tuyến sữa không phát triển hoặc kém phát triển, không có vú hoặc núm vú không có lỗ tia). Lợn mẹ bị nhiễm bệnh trước khi sinh mặc dù đã điều trị và khỏi triệu chứng nhưng vẫn còn mang mầm bệnh như thương hàn, xoắn khuẩn,...khi mang thai vi trùng xâm nhập qua màng nhau, gây sẩy thai hoặc lợn con đẻ ra có thể bị nhiễm các vi trùng này. 17 Do thành phần của sữa mẹ có nhiều chất khô, mỡ khó tiêu nên lợn con bú vào bị tích thực. Từ đó Ecoli tác động phân hủy sữa thành acid gây viêm dạ dày ruột dẫn đến tiêu chảy. Do điều kiện môi trường và ngoại cảnh: Điều kiện môi trường và ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến nền chăn nuôi và tạo mọi nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. Yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ quá cao, quá lạnh, mưa tạt, gió lùa, vệ sinh chăm sóc kém, nhốt lợn quá chật, kém vận động, không áp dụng đúng qui trình đỡ đẻ, ổ úm dơ, đèn úm thiếu cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy lợn con. Khi mới sinh ra khả năng thích nghi và bảo vệ của lợn con rất kém, lợn con nhạy cảm với thay đổi đột ngột của điều kiện ngoại cảnh. Chăm sóc nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật là tiền đề cho vi sinh vật phụ nhiễm dẫn đến viêm nhiễm. Thiếu sót đầu tiên là lợn con không được bú sữa đầu đầy đủ. Sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao, còn chứa kháng thể mẹ truyền qua giúp lợn con phòng chống bệnh trong 3 - 4 tuần lễ đầu. Không úm lợn con hoặc úm lợn con không đúng qui cách, lợn con sau khi rời khỏi bụng mẹ, không có hoàn cảnh sống ổn định mà chịu trực tiếp các điều kiện sống luôn biến đổi nên hệ tiêu hóa hoạt động yếu, giảm nhu động ruột, giảm phân tiết dịch tiêu hóa, đưa đến tình trạng không tiêu rồi viêm ruột, tiêu chảy. Vệ sinh chuồng trại kém bao gồm không sát trùng chuồng nái trước khi sinh, cho nái ăn thức ăn kém chất lượng, bị chua ôi, thối, có chứa độc tố vi trùng hoặc nấm mốc, nguồn nước kém vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột và tiêu chảy. Do cắt rốn, cột rốn lợn con không đúng kỹ thuật, vệ sinh rốn không tốt lợn con bị viêm rốn, do bấm răng còn sót hoặc bấm răng không bằng nên khi bú lợn con làm trầy vú mẹ và do lợn con bú sữa của vú bị viêm gây tiêu chảy. Theo Phùng Ứng Lân (1986), lợn con được vận động làm tăng trao đổi chất nên tăng sức đề kháng với dịch bệnh, lợn con cũng có thể bị tiêu chảy. Khi cai sữa, lợn con có khuynh hướng ăn nhiều hơn, trong khi đó, hệ thống enzym chưa phân tiết đầy đủ. Vì vậy, thức ăn sẽ không tiêu hóa được sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại ở đường ruột lợn con phát triển, làm phá vở trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.(Trương Lăng , 2003) 18 Việc thiết kế máng ăn không hợp lý, làm thức ăn rơi vãi, heo con liếm láp thức ăn của lợn mẹ cũng dẫn đến tiêu chảy. Theo Võ Văn Ninh (1985), lợn con mới biết ăn, thức ăn không phù hợp với hệ thống tiêu hóa hoặc chứa nhiều độc tính sẽ gây tiêu chảy cho lợn con. Do vi sinh vật: Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con: Trong đường ruột của lợn con có hàng trăm ngàn tỷ vi khuẩn, số lượng vi khuẩn có lợi thường bị suy giảm do kháng sinh, hoá chất và nấm mốc độc hại có trong sữa mẹ và trong thức ăn cũng như do các bất lợi về môi trường khác như nóng ẩm, khí thải chuồng nuôi... Vi sinh vật là nguyên nhân luôn hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu chảy trên lợn con, có thể nói đây là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy lợn con. Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy với các loại mầm bệnh trong chuồng trại, do mầm bệnh từ lợn mẹ truyền sang hoặc mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống. Bình thường các vi khuẩn đường ruột luôn luôn ở thế quân bình đảm bảo sự tiêu hóa bình thường cho cơ thể vật chủ, thế quân bình của vật chủ dựa vào 2 cơ chế: + Tranh giành nhau một chất chuyển hóa cân bằng cho sự phát triển. + Tiết ra Teriocin có tính chất kháng sinh đối với vi khuẩn khác nhưng không có tác dụng đối với vi khuẩn tiết ra nó. Theo Nguyễn Như Pho (1995), hệ vi khuẩn đường ruột được biểu thị qua sơ đồ: Vi sinh vật có lợi: Lactobacillus Acidophillus Nấm men Saccharomyces Tiết chất có tính kháng sinh Vi sinh vật có hại Các vi sinh vật gây bệnh Tiết độc tố Sơ đồ 2.1. Hệ vi khuẩn đường ruột của lợn 19 Các nghiên cứu về bệnh lý và vi sinh vật học thú y đã nhận thấy rằng hiện tượng tiêu chảy của lợn con có liên quan đến sự cân bằng vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột của lợn. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hóa, khi đó phần lớn các vi khuẩn có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% và hoạt động hữu ích cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là lợn con theo mẹ), loại vi khuẩn thường gặp là E.coli và samonella… Bảng 6. Một số mầm bệnh gây nhiễm trong đường tiêu hóa Tên mầm bệnh Tên bệnh Virus Corona (TGE virus) Parvovirus Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm Coronavirus (PED virus) Dịch tiêu chảy ở lợn con Rotavirus Tiêu chảy do Rotavirus Vi khuẩn Clostridium perfringens type A Tràng độc huyết Clostridium perfringens type C Viêm ruột hoại tử E.coli Tiêu chảy do E.coli Salmonella Phó thương hàn Treponema hyodysenteriae Hồng lỵ Campylobacter coli Tiêu chảy do Campylobacter Nguyên sinh động vật Isospora suis Cầu trùng Cryptosporidium spp Cầu trùng Eimeria Cầu trùng (Theo Nguyễn Như Pho 2001) Trong điều kiện sinh lý bình thường vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại chung sống hoà bình theo tỷ lệ hoà hoãn là 85/15 (thuật ngữ tiếng Anh gọi tình trạng này là eubiosis). Nếu số lượng vi khuẩn có hại tăng lên, tỷ lệ hoà hoãn bị phá vỡ (thuật ngữ tiếng Anh gọi tình trạng này là dysbiosis), dẫn đến rối loạn tiêu hoá, suy giảm khả năng miễn dịch niêm mạc ruột, suy giảm sức kháng bệnh của lợn. Khi loạn khuẩn xảy ra, số lượng vi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng