Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát sự thay đổi mô hình bệnh lý hô hấp tại khoa hô hấp 1 bệnh viện nhi đồng...

Tài liệu Khảo sát sự thay đổi mô hình bệnh lý hô hấp tại khoa hô hấp 1 bệnh viện nhi đồng 2 tp. hcm

.PDF
132
1
115

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... NGUYỄN THỊ THU HÀ KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI MÔ HÌNH BỆNH LÝ HÔ HẤP TẠI KHOA HÔ HẤP 1 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TP. HCM LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................... NGUYỄN THỊ THU HÀ KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI MÔ HÌNH BỆNH LÝ HÔ HẤP TẠI KHOA HÔ HẤP 1 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TP.HCM Chuyên ngành: NHI – HÔ HẤP Mã số: CK 62 72 16 10 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BS PHẠM THỊ MINH HỒNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa cấp II: “Khảo sát sự thay đổi mô hình bệnh lý hô hấp tại khoa Hô Hấp 1 Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hà . . LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.BS. Phạm Thị Minh Hồng, giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức quý báu cho tôi, đồng thời nâng đỡ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt các Thầy Cô Bộ môn Nhi, đã tận tình giảng dạy và trang bị những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, tập thể các Bác sỹ, điều dưỡng, khoa Hô hấp, phòng Kế hoạch nghiệp vụ, phòng Chỉ đạo tuyến, các cán bộ kho lưu trữ hồ sơ đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu cho đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn lớp CKII 2018-2020, luôn bên cạnh, động viên và chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn trong suốt thời gian học tập và làm việc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hà . . MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................... 4 1.1. MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở TRẺ 1 THÁNG – 15 TUỔI................... 4 1.1.1. Tình hình bệnh hô hấp trên thế giới ................................................ 5 1.1.2. Tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em tại Việt Nam .................................. 6 1.2. ĐẶC ĐIỂM KHOA HÔ HẤP BV. NHI ĐỒNG 2........................... 7 1.3. CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP .......................................... 9 1.3.1. Viêm phổi ..................................................................................... 9 1.3.2. Bệnh lý màng phổi ....................................................................... 24 1.3.3. Hen phế quản ............................................................................... 25 1.3.4. Viêm tiểu phế quản. ..................................................................... 28 1.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC ......... 28 1.4.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................ 28 1.4.2. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 32 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................... 32 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU............................... 32 . . 2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................... 32 2.3.1. Dân số mục tiêu........................................................................... 32 2.3.2. Dân số chọn mẫu ......................................................................... 32 2.3.3. Tiêu chí chọn mẫu ....................................................................... 32 2.3.4. Cỡ mẫu........................................................................................ 32 2.4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH............................................................ 33 2.5. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU................................................................. 33 2.6. LIỆT KÊ VÀ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ ........................................ 34 2.6.1. Biến số hành chính chung............................................................. 34 2.6.2. Biến số tiền căn ........................................................................... 34 2.6.3. Biến số lâm sàng .......................................................................... 35 2.6.4. Biến số cận lâm sàng.................................................................... 36 2.6.5. Biến số kết quả điều trị ................................................................ 37 2.6.6. Định nghĩa các biến số: ................................................................ 37 2.7. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................... 42 2.7.1. Phương pháp thu thập. ................................................................. 42 2.7.2. Công cụ thu thập.......................................................................... 42 2.7.3. Phương pháp xử lý ....................................................................... 42 2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ............................................ 43 2.9. KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT HÓA VÀ TÍNH ỨNG DỤNG ........... 43 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................ 45 3.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NGHIÊN CỨU (n=12051) ......................... 45 3.2. TỶ LỆ CÁC LOẠI BỆNH LÝ HÔ HẤP TẠI KHOA HÔ HẤP 1 BV. NHI ĐỒNG 2. .............................................................................. 47 3.2.1. Phân bố chung các nhóm bệnh hô hấp .......................................... 47 3.2.2. Phân bố từng nhóm bệnh hô hấp................................................... 48 . . 3.3. TỶ LỆ TỬ VONG CÁC BỆNH HÔ HẤP NĂM 2019 .................. 53 3.4. SO SÁNH TỶ LỆ CÁC BỆNH HÔ HẤP NĂM 2019 VỚI NĂM 2010. .................................................................................................... 53 3.5. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ GIA TĂNG NĂM 2019 SO VỚI NĂM 2010. .................................................................................................... 54 3.5.1. Đặc điểm dịch tễ học . ................................................................. 55 3.5.2. Đặc điểm tiền căn ........................................................................ 56 3.5.3. Đặc điểm lâm sàng. ..................................................................... 62 3.5.4. Các đặc điểm cận lâm sàng .......................................................... 62 3.5.5. Chẩn đoán lúc ra viện .................................................................. 66 3.5.6. Kết quả điều trị ............................................................................ 68 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................... 69 4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 69 4.2. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ HÔ HẤP THEO NHÓM......................... 73 4.2.1. Đặc điểm chung các nhóm bệnh hô hấp ........................................ 73 4.2.2. Đặc điểm từng nhóm bệnh hô hấp ................................................ 74 4.3. ĐẶC ĐIỂM BỆNH TỬ VONG..................................................... 78 4.4. SO SÁNH TỶ LỆ CÁC BỆNH HÔ HẤP NĂM 2019 VỚI NĂM 2010 ..................................................................................................... 78 4.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH GIA TĂNG NĂM 2019. .......... 80 4.5.1. Đặc điểm dịch tễ học ................................................................... 81 4.5.2. Đặc điểm tiền căn. ....................................................................... 83 4.5.3. Đặc điểm lâm sàng ...................................................................... 89 4.5.4. Các đặc điểm cận lâm sàng .......................................................... 90 4.5.5. Chẩn đoán lúc ra viện .................................................................. 95 4.5.6. Kết quả điều trị ............................................................................ 96 KẾT LUẬN ............................................................................................. 98 . . KIẾN NGHỊ ...........................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN MẪU PHỤ LỤC 2: MÃ ICD 10 PHỤ LỤC 3 : BIỂU MẪU THU THẬP SỐ LIỆU PHỤ LỤC 4 : DANH SÁCH BỆNH NHÂN . . DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Nghĩa tiếng Việt Chữ viết tắt BYT Bộ Y tế CN Cân nặng HH Hô hấp HPQ Hen phế quản NĐ2 Nhi Đồng 2 NKQ Nội khí quản TB Trung bình TDMP Tràn dịch màng phổi TKMP Tràn khí màng phổi TCMR Tiêm chủng mở rộng Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh VP Viêm phổi VTPQ Viêm tiểu phế quản XQ X quang SDD Suy dinh dưỡng VPKD Viêm phổi kéo dài VPTP Viêm phổi tái phát . . TIẾNG ANH Chữ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AdV Adenovirus AFB Acid-fast Bacillus Trực khuẩn kháng acid BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể CMV Cytomegalovirus CT Computed Tomography Chụp cắt lớp vi tính HA Height for age Chiều cao theo tuổi NTA Nasotracheal aspiration Dịch hút khí quản qua mũi PICU Pediatric Intensive Care Unit Đơn vị chăm sóc đặc biệt PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuổi trùng hợp WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới WA Weight for age Cân theo tuổi WH Weight for height Cân theo chiều cao . . DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1.1 Tên bảng Số ca tử vong và tỷ lệ trên 100.000 trẻ em và thanh Trang 5 thiếu niên, cả hai giới năm 2013 Bảng 1.2 Phân bố chung từng loại bệnh hô hấp Bảng 1.3 Tỉ lệ mắc mới và số ca mắc mới theo năm về viêm phổi 9 10 ở trẻ dưới 5 tuổi theo WHO (2008) Bảng 1.4 Tỉ lệ mắc mới viêm phổi trẻ em ở 10 quốc gia cao nhất 11 thế giới (2008) Bảng 1.5 Nguyên nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng theo lứa 12 tuổi Bảng 1.6 Nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài/tái phát tại một vị 19 trí Bảng 1.7 Nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài/viêm phổi tái phát 20 không giới hạn ở một vị trí Bảng 1.8 Phân loại hen theo kiểu hình 27 Bảng 2.1 Các biến số hành chính 34 Bảng 2.2 Các biến số tiền căn 34 Bảng 2.3 Các biến số lâm sàng 35 Bảng 2.4 Các biến số cận lâm sàng 36 . . Bảng 2.5 Biến số kết quả điều trị 37 Bảng 2.6 Bảng phân độ suy hô hấp 38 Bảng 2.7 Phân độ theo số lượng bạch cầu và biểu mô lát 41 Bảng 3.1 Nhóm bệnh cúm và viêm phổi (n = 7121) 48 Bảng 3.2 Nhóm bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới cấp khác (n=2817) 49 Bảng 3.3 Nhóm bệnh hô hấp dưới mãn tính (n=1230) 49 Bảng 3.4 Nhóm bệnh nhiễm trùng hô hấp trên (n=810) 50 Bảng 3.5 Nhóm các bệnh hô hấp khác ảnh hưởng chủ yếu đến mô 50 kẽ Bảng 3.6 Nhóm bệnh màng phổi (n=22) 51 Bảng 3.7 Nhóm bệnh lý khác của hế hô hấp (n=8) 51 Bảng 3.8 Nhóm tình trạng nung mủ và hoại tử của đường hô hấp 52 dưới (n=9) Bảng 3.9 Nhóm các bệnh khác của đường hô hấp trên (n=4) 52 Bảng 3.10 So sánh tỷ lệ nhóm bệnh hô hấp chung 53 Bảng 3.11 Đặc điểm tiêm chủng 58 Bảng 3.12 Đặc điểm bệnh nền của trẻ 61 Bảng 3.13 Các dị tật bẩm sinh đường hô hấp (n=124) 61 Bảng 3.14 Đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện 62 Bảng 3.15 Kết quả X quang 63 . . Bảng 3.16 Kết quả CT ngực 64 Bảng 3.17 Kết quà nội soi 65 Bảng 3.18 Kết quả cấy NTA 66 Bảng 3.19 Kết quả cấy máu 67 Bảng 3.20 Chẩn đoán lúc ra viện 67 Bảng 3.21 Chẩn đoán ra viện theo nhóm tuổi 68 Bảng 3.22 Viêm phổi có bệnh kèm theo 68 Bảng 3.23 Kết quả điều trị 69 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Tên biểu đồ, hình và sơ đồ STT Biểu đồ 1.1 Phân bố bệnh hô hấp trong năm 2010 (n = 7097) Biểu đồ 1.2 Số ca mắc bệnh sởi được báo cáo theo năm, 2010- Trang 8 22 2019 Biểu đồ 1.3 Phân bố số mắc/100.000 dân của bệnh sởi tại Khu 23 vực phía nam (11 tháng đầu năm 2018) Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính 45 Biểu đồ 3.2 Đặc điểm nhóm tuổi 45 Biểu đồ 3.3 Đặc điểm nơi cư trú 46 Biểu đồ 3.4 Phân bố chung các nhóm bệnh hô hấp 47 Biểu đồ 3.5 Tổng số ca bệnh hô hấp theo tháng trong năm 48 2019 Biểu đồ 3.6 Đặc điểm giới tính bệnh viêm phổi 55 Biểu đồ 3.7 Đặc điểm nhóm tuổi bệnh viêm phổi 55 Biểu đồ 3.8 Đặc điểm nơi cư trú bệnh viêm phổi 56 Biểu đồ 3.9 Hình thức sinh 57 Biểu đồ 3.10 Đặc điểm tuổi thai 57 Biểu đồ 3.11 Cân nặng lúc sinh 58 Biểu đồ 3.12 Đặc điểm dinh dưỡng trẻ ≤ 5 tuổi 59 . . Biểu đồ 3.13 Đặc điểm dinh dưỡng trẻ > 5 tuổi 60 Hình 1.1 Tỷ lệ mắc hen trên thế giới 26 Sơ đồ 2.1 Lưu đồ nghiên cứu 33 . . ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó [6]. Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật của một khoa, một bệnh viện có ý nghĩa thiết thực trong công tác tổ chức y tế, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, điều trị dự phòng, huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đường hô hấp đóng một vai trò thiết yếu trong duy trì sự sống, đặc biệt quan trọng hơn đối với trẻ sơ sinh, nhũ nhi và trẻ nhỏ [52]. Bệnh lý hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu về bệnh tật và tử vong ở trẻ em, nhất là ở các nước đang phát triển. Trong nhiều thập kỷ qua, nhiễm trùng hô hấp dưới vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em, trung bình mỗi trẻ có 6 đến 10 đợt nhiễm trùng hô hấp dưới mỗi năm [12], [46]. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), viêm phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 18%, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Viêm phổi cũng là một trong những nguyên nhân nhập viện nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong đáng kể. Mỗi năm thế giới có khoảng 1.8 triệu trẻ tử vong bởi căn bệnh này [93]. Võ Phương Khanh và cộng sự (2005 – 2007) cho thấy bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 mỗi năm tăng 15%, trong đó bệnh về hô hấp chiếm cao nhất 39.9% [26]. Lại Lê Hưng (2010) nghiên cứu 7097 bệnh nhân tại Khoa Hô Hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 (01/01 - 31/12/2010) nhóm bệnh thường gặp nhất là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: viêm phổi 42%, viêm tiểu phế quản 25.9%, hen 15.1%, bệnh hô hấp gia tăng vào các tháng 7, 8, 9, 10, và tỷ lệ tử vong thấp 0.1% [25]. Nguyễn Ngọc Thảo (2011) nghiên cứu trên 358 trẻ trên 05 tuổi nhập viện trong 12 tháng (từ 10/2004 - 09/2005) tại Bệnh viện Nhi Đồng I, kết quả . . nghiên cứu cho thấy hai bệnh lý dẫn đầu là hen phế quản 42.2%, viêm phổi cộng đồng 36.6% [38]. Trương Thị Mai Hồng (2012) nghiên cứu trên 114.413 bệnh nhân vào khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung Ương từ năm 2007 - 2011 cho thấy mặt bệnh nổi bật vào khoa cấp cứu là hô hấp (19% - 24%) [18]. Nguyễn Thị Kim Dung và cộng sự (2012) trên 53.357 lượt bệnh nhân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, nhóm bệnh phổ biến nhất là nhóm bệnh hệ hô hấp (61%) [14]. Trần Minh Thùy (2015) nghiên cứu thực hiện từ 1/7/2014 - 31/5/2015 tại Khoa Hô Hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 133 trường hợp viêm phổi kéo dài trong tổng số 3.446 trường hợp nhập viện được chẩn đoán viêm phổi trong cùng thời gian, với độ tuổi từ 1.5 tháng đến 13 tuổi, chiếm tỷ lệ 4.9%. Phân bố tỷ lệ tương ứng với các nhóm tuổi < 2 tháng, 2 - 12 tháng, 12 tháng – 5 tuổi và > 5 tuổi lần lượt là 6.02%, 59.36%, 31.58% và 3.01%, với tỷ lệ nam giới cao hơn chiếm 62.41% [40]. Hiện nay cùng với sự phát triển công nghệ trên thế giới, ngành y tế cũng phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật, phương tiện chẩn đoán tiên tiến, giúp phát hiện, chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý hô hấp đa dạng. Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm mới nổi như cúm H1N1, H5N1, H3N2 và các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin như sởi, ho gà xuất hiện trở lại làm thay đổi mô hình bệnh tật hiện nay. Trong 11 tháng đầu năm 2018, khu vực phía nam (KVPN) ghi nhận 2.637 ca sởi, tăng gần 30 lần so với cùng kỳ năm 2017 (89 ca) [49]. Trước tình hình bệnh hô hấp ngày càng đa dạng, để biết mô hình bệnh hô hấp có gì thay đổi so với những năm trước, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát sự thay đổi mô hình bệnh lý hô hấp tại Khoa Hô Hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tp. HCM từ năm 2010 đến năm 2019” để trả lời cho câu hỏi trên. . . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Câu hỏi nghiên cứu: Mô hình bệnh lý hô hấp ở trẻ em từ 01 tháng đến 15 tuổi tại Khoa Hô Hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2019 thay đổi như thế nào so với 10 năm trước? Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự thay đổi mô hình bệnh lý hô hấp trẻ em tại khoa Hô Hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2010 đến năm 2019. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỷ lệ các loại bệnh hô hấp của trẻ em từ 01 tháng đến 15 tuổi tại khoa Hô Hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2019. 2. Xác định tỷ lệ tử vong bệnh hô hấp tại khoa Hô Hấp 1 Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2019. 3. So sánh sự thay đổi về mô hình bệnh lý hô hấp của khoa Hô Hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010 và năm 2019. 4. Phân tích đặc điểm các bệnh lý hô hấp gia tăng trong năm 2019 so với năm 2010. . . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở TRẺ 1 THÁNG – 15 TUỔI Tình hình bệnh tật và thực trạng sức khỏe trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị, tập quán, … tại nơi mà trẻ được sinh ra và lớn lên. Nó khác nhau theo từng khu vực, địa phương, địa bàn dân cư trong thành phố, tỉnh thành và theo từng giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia. Điều này có thể được minh chứng như sau: tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi thường thấp hơn nhiều ở các nước thu nhập cao và bản chất của những trường hợp tử vong này khác với các nước thu nhập thấp hơn [87]. Ở Anh, ví dụ, tử vong ở trẻ em có xu hướng bị chi phối nhiều bởi các biến chứng sơ sinh. Tử vong do các bệnh truyền nhiễm và tiêu chảy và suy dinh dưỡng là rất thấp. Ngược lại, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Mali là sốt rét. Ở Nam Sudan, suy dinh dưỡng và thiếu hụt dinh dưỡng rất cao [87], [92]. Tình hình sức khỏe, bệnh tật ở trẻ em vào những năm 90 của thế kỷ trước đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt sau khi đổi mới kinh tế thị trường, đời sống nhân dân được cải thiện, nền kinh tế văn hóa xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến. Nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng được đưa vào từ những năm 1985 và dần được phủ kín cả nước, các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, …đã giảm tỷ lệ mắc, năm 2003 viêm gan được đưa vào TCMR, những năm gần đây đưa thêm vào rubella, viêm não nhật bản, nhờ phòng ngừa được bằng vaccin nên giảm rõ rệt tỷ lệ mắc và chết do những bệnh lý trên. Tuy nhiên, theo một khảo sát mới đây của Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. HCM, bệnh thường gặp nhất ở trẻ em vẫn là nhiễm khuẩn (80%) [26]. . . 1.1.1. Tình hình bệnh hô hấp trên thế giới Năm 2013 trong số 7.7 triệu ca tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn cầu; 6.28 triệu xảy ra ở trẻ nhỏ, 0.48 triệu trẻ lớn hơn và 0.97 triệu thanh thiếu niên; nguyên nhân tử vong hàng đầu là nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ với 905.059 trường hợp tử vong; tỷ lệ tử vong tại Nigeria chiếm 12% so với toàn cầu do nhiễm trùng đường hô hấp dưới [72], [93]. Bảng 1.1. Số ca tử vong và tỷ lệ trên 100.000 trẻ em và thanh thiếu niên, cả hai giới năm 2013 [72]. Tổng số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu 6 279 920 (951.5) Nhiễm trùng đường hô hấp dưới 6 193 574 (1 055.7) 900 384 (153.5) Các nước phát triển 86 346 (117.8) 4675 (6.4) Trung Quốc 239 013 (265.1) 26 095 (28.9) Indonesia 148 807 (639.9) 28 186 (121.2) 3158 (58.5) 168 (3.1) 1 249 673 (1 022.1) 154 884 (126.7) Mỹ 28 013 (133.1) 627 (3.0) Anh 3785 (98.9) 158 (4.1) Việt Nam 26 628 (370.8) 5321 (74.1) Thái Lan 7675 (213.8) 680 (18.9) 16 255 (196.2) 1656 (20.0) Địa điểm Toàn cầu Các nước đang phát 905 059 (137.1) triển Nhật Ấn Độ Nga Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính chiếm khoảng một phần ba trong tất cả trường hợp ngoại trú, trong đó 8 - 18% nhập viện cấp tính ở Anh [63]. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất