Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Khảo sát một số vấn đề liên quan đến chấn thương xương ở chó tại phòng khám 295 ...

Tài liệu Khảo sát một số vấn đề liên quan đến chấn thương xương ở chó tại phòng khám 295 và kết quả điều trị

.PDF
57
1
146

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA NÔNG- LÂM- NGƯ ----------------------- NGUYỄN HỒNG THÚY KHẢO SÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤN THƯƠNG XƯƠNG Ở CHÓ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y 295 VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Thú y Phú Thọ, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA NÔNG- LÂM- NGƯ ----------------------- NGUYỄN HỒNG THÚY KHẢO SÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤN THƯƠNG XƯƠNG Ở CHÓ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y 295 VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Thú y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Quyên Phú Thọ, 2020 i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô khoa Nông – Lâm- Ngư, Trường Đại Học Hùng Vương, sau gần bảy tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát một số vấn đề liên quan đến chấn thương xương ở chó tại phòng khám thú y 295 và kết quả điều trị.” Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại phòng khám thú y 295. Em chân thành cảm ơn cô giáo – TS. Nguyễn Thị Quyên, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù cô bận công tác nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ. Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, doanh nghiệp, phòng khám đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian qua mặc dù số lượng công việc của phòng khám ngày một tăng lên nhưng phòng khám vẫn dành thời gian để hướng dẫn em rất nhiệt tình. Việt Trì, tháng 05 năm 2020 ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 1 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................................... 2 1.3. Mục đích của đề tài....................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................. 3 2.1.1. Đặc điểm cơ thể học của hệ xương ........................................................................... 3 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của xương ...................................................................... 5 2.1.3. Quá trình lành của xương .......................................................................................... 6 2.1.4. Một số bất thường trên xương ................................................................................... 7 2.1.5. Các phương pháp điều trị bệnh trên xương ............................................................... 8 2.1.6. Một số giống chó được nuôi phổ biến ..................................................................... 11 2.1.7. Tập tính của chó ...................................................................................................... 14 2.1.8. Một số chỉ tiêu lâm sàng chung của chó ................................................................. 14 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................................ 16 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................ 16 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 16 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 18 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 18 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 18 3.2. Phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 18 3.3. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi................................................................... 18 3.3.1. Tổng hợp, phân loại bệnh của chó mang đến khám và điều trị tại phòng khám ............ 18 3.3.2. Nghiên cứu tỷ lệ chó bị chấn thương xương đến khám tại phòng khám ................ 18 3.3.3. Nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng trên chó bị chấn thương xương ............. 19 3.3.4. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa và thử nghiệm biện pháp điều trị ................... 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 19 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, phân loại bệnh của chó bị bệnh mang đến khám và điều trị tại phòng khám ....................................................................................... 19 iii 3.4.2. Nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh ......................................... 21 3.4.3. Điều trị chó bị chấn thương xương .......................................................................... 22 3.5. Xử lý số liệu ............................................................................................................... 24 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 25 4.1. Tổng hợp, phân loại bệnh của chó mang đến khám và điều trị tại phòng khám ............... 25 4.2. Nghiên cứu tỷ lệ chó bị chấn thương xương đến khám tại phòng khám.................... 27 4.2.1. Nghiên cứu tỷ lệ các tình trạng chấn thương xương (rạn, gãy) ............................... 27 4.2.2. Nghiên cứu tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo giống ......................................... 28 4.2.3. Nghiên cứu tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo tính biệt ..................................... 30 4.2.4. Nghiên cứu tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo tuổi ............................................ 31 4.3. Nghiên cứu một số biểu hiện lâm sàng trên chó bị gãy xương .................................. 33 4.4. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa và điều trị .......................................................... 34 4.4.1. Tỷ lệ chó phải điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa ................................................ 34 4.4.2. Nghiên cứu các biện pháp điều trị chấn thương xương tại phòng khám ................. 35 4.5. Đánh giá mức độ hồi phục của một số phương pháp điều trị ..................................... 36 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 38 5.1. Kết luận....................................................................................................................... 38 5.2. Đề nghị ....................................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 39 PHỤ LỤC iv KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Gđ: Giai đoạn IM: Infection Muscular IV: Infection Venous cs: cộng sự kg: kilogram cm: centimet NXB Nhà xuất bản v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Phân loại bệnh của chó đến khám tại phòng khám ........................................... 25 Bảng 4.2. Tỷ lệ tình trạng chấn thương xương trên chó đến ............................................. 27 khám và điều trị tại phòng khám thú y 295 ....................................................................... 27 Bảng 4.4. Tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo tính biệt ................................................. 30 Bảng 4.5. Tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo lứa tuổi .................................................. 32 Bảng 4.6. Biểu hiện lâm sàng của chó bị chấn thương xương .......................................... 33 Bảng 4.7. Tỷ lệ chó phải điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa .......................................... 34 Bảng 4.8. Các biện pháp định hướng điều trị chấn thương xương.................................... 35 tại phòng khám .................................................................................................................. 35 Bảng 4.9. Khả năng hồi phục của chó bị chấn thương xương........................................... 36 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Cấu tạo của một xương dài ................................................................................... 3 Hình 2.2 Sự hình thành và phát triển của xương ................................................................. 5 Hình 4.1. Biểu đồ phân loại bệnh chó đến khám tại phòng khám..................................... 25 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tình trạng chấn thương xương trên chó đến ........................... 28 khám và điều trị tại phòng khám thú y 295 ....................................................................... 28 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ chó bị gãy xương theo tính biệt ................................................... 31 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chó bị chấn thương xương theo lứa tuổi ........................ 32 Hình 4.5. Các biện pháp điều trị chấn thương xương ....................................................... 35 Hình 4.6. Khả năng hồi phục của chó bị chấn thương xương ........................................... 36 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay chó vẫn được xem là một người bạn trung thành của con người. Những chú chó được nuôi với nhiều mục đích khác nhau như: săn bắt, giữ nhà, làm bạn, một người dẫn dắt, một cảnh khuyển… Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội đặc biệt là các giống chó ngoại. Chó được nuôi nhiều thì dịch bệnh sảy ra trên chó cũng ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh những nhóm dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Dại, Care, Parvo thì nhóm bệnh ngoại khoa xảy ra trên chó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con vật trong đó có vấn đề liên quan đến chấn thương xương ở chó. Ở nước ta hình thức nuôi chủ yếu vẫn là thả rông do đó tình trạng chó bị tai nạn giao thông là không ít. Đó cũng là một trong số nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương xương và khớp gặp trên chó. Hiện nay phương pháp điều trị phổ biến nhất là bó bột, đây là phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, hiệu quả điều trị khá cao. Tuy nhiên, trong các trường hợp gãy xương phức tạp hơn (xương vỡ vụn, gãy nhiều đoạn) thì phương pháp này dường như không có hiệu quả, có thể dẫn đến việc phải tháo khớp, làm cho xương bị biến dạng, chó không đi đứng được như bình thường.… Để tránh những trường hợp đáng tiếc đó ta cần phát triển nhiều phương pháp mới mang lại hiệu quả cao hơn. Hiện nay trên thế giới đã phát triển nhiều phương pháp điều trị chấn thương xương cho hiệu quả điều trị cao, áp dụng được trong nhiều trường hợp gãy xương khác nhau, giảm được những biến chứng như: nẹp vít, đinh xuyên tủy, cố định ngoài. Ở Việt Nam việc ứng dụng các phương pháp mới này còn khá hạn chế, chỉ mới xuất hiện ở vài bệnh viện thú y tương đối lớn và được trang bị tốt. Vì vậy, để làm rõ những thắc mắc trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số vấn đề liên quan đến chấn thương xương ở chó tại phòng khám thú y 295 và kết quả điều trị.” 2 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu về tình trạng chấn thương xương trên chó 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Thành công của đề tài góp phần giúp người nuôi chó chẩn đoán sớm các triệu chứng lâm sàng của chấn thương xương trên chó, đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả tránh được các tai biến không mong muốn. 1.3. Mục đích của đề tài - Xác định được tỷ lệ các vấn đề chấn thương xương tại phòng khám thú y 295 - Xác định được hiệu quả điều trị của các trường hợp chó chấn thương xương đến phòng khám tại phòng khám thú y 295 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Đặc điểm cơ thể học của hệ xương 2.1.1.1 Cấu tạo của xương Theo tác giả Phan Quang Bá (2009) cấu tạo của hệ xương ở chó có đặc điểm như sau: Hình 2.1 Cấu tạo của một xương dài Cấu tạo đại thể của mỗi xương dài gồm: Ngoài cùng là lớp ngoại cốt mạc, lớp màng này không hiện diện ở các đầu khớp. Kế tiếp là lớp mô xương đặc, rất dày ở thân xương, mỏng dần ở hai đầu xương. Lớp mô xương xốp rất mỏng ở thân xương, dày ở hai đầu xương. Riêng ở hai đầu xương, mô xương đặc biến mất, chỉ còn sự hiện diện của mô xương xốp. Trong cùng là xoang tủy chứa tủy xương. Xương dài gồm 3 phần. Đầu xương tăng trưởng (epiphysis) và là một bao sụn nằm bọc lấy đầu của thân xương ở cả hai đầu, đầu xương chứa xương xốp. Hành xương (metaphysic) nằm ngay dưới đĩa sụn tăng trưởng và giới hạn là thân 4 xương, hành xương chứa xương xốp. Thân xương (diaphysis) là một ống dài ở giữa bên trong chứa tủy xương. Cốt mạc gồm ngoại cốt mạc và nội cốt mạc. Xương được bao bọc bên ngoài bởi lớp màng xương ngoài. Màng xương ngoài gồm hai lớp: lớp ngoài là mô sợi, lớp trong gồm các tế bào trung mô có khả năng tạo xương còn gọi là tế bào gốc tạo xương. Mặt trong của xương (ranh giới giữa mô xương và tủy xương) và mặt trong các khoang xương xốp được lót một lớp tế bào trung mô gọi là màng xương trong. Màng xương trong cũng có khả năng tạo xương như lớp trong của màng xương ngoài nhưng mức độ ít hơn. Về cấu tạo vi thể gồm có mô xương đặc là lớp xương mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, sắp xếp theo từng lớp mỏng gọi là các phiến xương. Các phiến xương bao quanh hệ thống ống rất nhỏ chạy dọc theo trục xương gọi là các ống Havers. Ngoài ra còn có kênh Volkmann nhỏ hơn và thẳng góc với trục xương. Các kênh này thông với nhau và chứa mạch máu, thần kinh và mô liên kết. Mô xương xốp có các ống Havers và các ống Volkmann hòa lẫn vào nhau, đồng thời tăng số lượng lên rất nhiều, làm xương có nhiều hốc nhỏ như bọt bể, do đó xương có độ xốp. Trên xương tươi chưa lấy tủy thành phần hóa học như sau: nước 50 %, lipid 16 %, protein 12 % và các muối khoáng 22 %. Trên xương đã lấy đi phần tủy và sấy khô (xương khô) người ta tìm thấy có 1/3 chất hữu cơ (cốt giao 35 %) là các protein có cấu trúc phân tử khá bền. Phần còn lại khoảng 2/3 (65%) là chất vô cơ gồm các muối khoáng: phosphate can - xi (57,3 %), carbonate can - xi (3,8 %), phosphate magie (2 %), chloride can - xi và chloride natri (3,5 %). Nếu tách phần hữu cơ bằng nhiệt thì không làm biến đổi hình dạng của xương, thấy xương rất giòn, dễ gãy nên có thể suy ra rằng chất hữu cơ làm xương có tính dẻo dai. Nếu lấy đi phần muối khoáng sẽ thấy xương mềm, dễ uốn cong. Vậy chất khoáng tạo nên độ rắn chắc của xương. 2.1.1.2. Chức năng của xương Các xương trong cơ thể có các nhiệm vụ quan trọng. Các phần tử cứng rắn nhưng thụ động. Sự vận động của nó nhờ vào các cơ (bắp thịt) tác động lên theo nguyên tắc đòn bẩy (chức năng vận động của xương). Làm thành bộ khung hoặc 5 các xoang che chở các cơ quan có vai trò quan trọng hoặc dễ bị tổn thương như: não, tủy sống, các cơ quan của bộ máy tuần hoàn, bộ máy hô hấp… Giữ vai trò quan trọng trong việc dự trữ chất khoáng nhất là can - xi, photpho cho cơ thể. Tủy xương tham gia vào việc tạo huyết. 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của xương Theo tác giả Phan Quang Bá (2009), sự hình thành và phát triển của xương ở chó có đặc điểm như sau: Hình 2.2 Sự hình thành và phát triển của xương Phần lớn các xương được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn: đầu tiên hình thành màng rồi chuyển thành sụn, cuối cùng thành xương. Bộ xương được phát triển từ trung mô. Trong giai đoạn đầu, bộ xương của phôi gồm một dây sống. Cũng vào thời điểm này, chất nhu mô xuất hiện ở nhiều nơi khác trong phôi để tạo nên bộ xương nguyên thủy gọi là xương màng. Kế tiếp, màng biến thành sụn, rồi sụn được cốt hóa để thành xương. Quá trình cốt hóa là sụn được hủy hoại và mô xương thay thế. Trong những xương nguyên thủy, xuất hiện nhiều điểm cốt hóa. Các điểm này lan dần ra và thay thế cho môi trường sụn. Trong các xương dài, giữa thân xương và hai đầu xương còn tồn tại một lớp sụn trong một thời gian khá dài còn gọi là sụn tiếp hợp đầu xương. Các tế bào của sụn này còn giữ khả năng sinh sản trong một thời gian, sau đó sẽ bị lấn dần bởi mô xương, sụn tiếp hợp biến mất hoàn toàn khi thú trưởng thành, khi đó xương hoàn toàn ngưng phát triển theo chiều dài. Xương lớn lên về chiều dày nhờ lớp ngoại cốt mạc và cũng chấm dứt khi thú trưởng thành. Các xương hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn gọi là sự hình 6 thành xương thứ cấp. 2.1.3. Quá trình lành của xương Xương gãy có khả năng lành lại một cách tự nhiên. Xương của chó sẽ cung cấp nhiều tế bào mới cho tất cả vị trí xương gãy và các mạch máu nhỏ bé sẽ được tái tạo lại cho xương. Những tế bào xương mới sản sinh này sẽ bao phủ lên cả hai đầu chỗ xương bị gãy và hàn gắn chặt lại chỗ xương bị gãy cho tới lúc xương rắn chắc như trước đây. Trong quá trình lành xương phần hữu cơ sẽ được tái tạo trước, bao gồm các tế bào xương với hệ thống các sợi gelatin. Sau đó, sự cốt hóa sẽ nối tiếp để được phần mô xương hoàn chỉnh. Thời gian lành xương trung bình 6 - 8 tuần sau khi bị tổn thương ban đầu. Quá trình lành xương gãy gồm có 3 giai đoạn: giai đoạn viêm, giai đoạn sửa chữa, giai đoạn tái tạo và trưởng thành [13]. 2.1.3.1. Giai đoạn viêm (Inflammatory phase) Các tiểu cầu và bạch cầu có hạt cùng di chuyển đến ổ gãy, kích thích và phóng thích enzyme phá vỡ các mảnh vỡ tế bào. Bạch cầu đơn nhân trở thành đại thực bào tại vị trí tổn thương, chúng thực hiện thực bào các tế bào hoại tử, mảnh vỡ của tế bào. Bạch cầu đơn nhân phóng thích các chất xúc tác biệt hóa các nguyên sợi bào. Các lympho bào cũng tham gia đến chỗ viêm hoạt động hệ thống enzyme tiêu thể, sản xuất interferon, chất gây sốt, tổng hợp huyết khối ở mô và prostaglandin, chúng tham gia tiêu diệt các vật chất lạ từ vết thương, chống lại nhiễm trùng tạo huyết khối. 2.1.3.2. Giai đoạn sửa chữa (Reparative phase) Trong vài ngày khối tụ máu được tạo thành tại vùng gãy, các bạch cầu đơn nhân và nguyên sợi bào bắt đầu chuyển hóa các khối tụ huyết, các tế bào bắt đầu xâm lấn các cục máu đông, nhanh chóng sản xuất các mô như mô hạt, mô sẹo, mô sợi, mô sụn. Đây là bước khởi đầu của quá trình sửa chữa. Nếu có sự hiện diện của nhiễm khuẩn, các bạch cầu sẽ thực hiện chống nhiễm trùng. Tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng tăng nguyên sợi bào di chuyển đến vết thương. Chúng tạo thành khối u sẹo bên ngoài bao quanh vị trí gãy do tế bào trung mô. Chúng chuyển hóa thành u sụn mềm bắt đầu ngấm khoáng, chuyển hóa thành can - xi. Các mao mạch bắt đầu hình thành từ bên ngoài, cung cấp máu cho nơi hóa sụn can - xi và cung cấp dưỡng 7 chất cho vết thương. Các mô hạt tại vùng gãy chuyển hóa thành trung mô và liên kết sợi rất nhiều collagen. Chúng liên kết bắt cầu nối hai vùng gãy lại với nhau và can - xi hóa bắt đầu chuyển từ ngoài vào trong. Các tế bào mô xương bắt đầu tăng sinh chuyển hóa thành sụn, sau đó phát triển thành xương. Mạch máu bên trong bắt đầu hình thành các mao mạch phát triển phân nhánh liên kết mạch máu hai bờ gãy với nhau. 2.1.3.3. Giai đoạn tái tạo và trưởng thành Là giai đoạn cuối cùng của quá trình lành xương gãy để phục hồi lại chức năng và chịu lực của xương. Giai đoạn này chiếm 70% thời gian của quá trình lành xương, các mô sẹo tạo khối u bên ngoài từ từ chuyển hóa giảm dần và biến mất. Các mô sẹo bên trong tiếp tục hình thành xoang tủy của thân xương. Sự phát triển của mô sẹo từ mềm sang cứng tùy thuộc vào lượng máu cung cấp để đạt được sự chắc chắn liên kết của vùng gãy. Sự ổn định của xương gãy và lưu lượng máu được cung cấp đến vị trí gãy sẽ quyết định quá trình lành xương. 2.1.4. Một số bất thường trên xương Chấn thương xương bao gồm các trường hợp như sau : 2.1.4.1. Gãy xương Thường do ngã hay do một số tai nạn tác động tới xương làm gãy. Có nhiều dạng đường gãy khác nhau như: gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy lún, gãy thành nhiều mảnh. Gãy một phần (nứt) hay hoàn toàn. Gãy xương có thể thành góc, bị xoay biến dạng, phụ thuộc vào vị trí bị gãy. Khi bị gãy hở da và các phần mềm ở đó sẽ bị tổn thương, có thể lộ xương ra bên ngoài. 2.1.4.2. Rạn- nứt xương Rạn, nứt xương thực chất là một dạng của gãy xương, tức là gãy xương kín, không có di lệch (xương chưa bị tách ra khỏi chiều dọc, chiều ngang hoặc chưa bị thòi ra ngoài da). Nứt xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào của cơ thể khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài vào xương. Xương được bọc kiên cố với các tế bào canxi và có phần lõi tủy mềm, nơi các tế bào máu được sản sinh. Một thanh xương bị nứt - rạn khi có lực mạnh tác động quá sức chịu đựng của xương và đi kèm với 8 xương là các bó cơ, gân, dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu đều bị ảnh hưởng khi một đoạn xương gặp tai nạn rạn, nứt. 2.1.5. Các phương pháp điều trị bệnh trên xương Tùy theo kết quả chẩn đoán và tình trạng tổn thương mà ta có các phương pháp điều trị khác nhau. Chó bị tổn thương xương có thể do cắn nhau, té từ trên cao, tai nạn giao thông, bị đánh… Tùy vào mức độ nặng nhẹ ta có các biện pháp khác nhau: không phẫu thuật như băng cố định, bó bột và phẫu thuật (nẹp vít, đinh xuyên tủy và cố định ngoài). 2.1.5.1. Phương pháp không phẫu thuật Phương pháp không phẫu thuật bao gồm phương pháp: Băng bó cố định và bó bột thạch cao có thể kết hợp với nẹp. Chỉ định với các trường hợp xương gãy không hoàn toàn; xương gãy kín hoặc dạng gãy ngang đơn giản không có sự dịch chuyển; gãy một xương trên cặp xương đôi và gãy ở phần đầu xương. * Phương pháp băng bó cố định: - Dụng cụ: Băng dính, bông gòn, gạc, băng thun co dãn hoặc băng dính, nẹp (nếu cần) - Thực hiện: Đầu tiên chuẩn bị và gây mê thú. Nắn lại hai đầu xương gãy về đúng vị trí. Băng lớp gòn đệm 2 - 4 cm từ phần ngón chân đến giữa xương đùi hoặc xương cánh tay (vẫn thấy ngón chân số 3 và 4). Băng chặt một lớp băng thun để giữ cố định lớp gòn đệm. Sau cùng là một lớp băng dính hoặc băng thun dính ngoài cùng. Có thể kết hợp đặt thêm nẹp giữa lớp băng thun và băng dính (hoặc băng thun dính Vetrap). * Phương pháp bó bột: - Dụng cụ: Băng thạch cao, bông gòn không thấm nước, gạc. - Dụng cụ để bó bột: cắt bột (dao, cưa), thau nước. - Thực hiện: Chuẩn bị và gây mê thú. Cố định chân được bó ở tư thế bình thường. Băng một lớp gạc mỏng từ ngón chân đến giữa xương đùi hoặc xương cánh tay (vẫn thấy ngón chân số 3 và 4). Băng lớp gòn không thấm nước lót đệm 9 (băng dầy ở các khớp xương). Nhúng cuộn băng thạch cao vào nước 2 - 3 phút. Băng các lớp thạch cao nhẹ nhàng khi chân thú ở tư thế bình thường. Vuốt dọc theo chân thú để ép các lớp thạch cao và tạo dáng bình thường cho chân. Nhưng tránh siết quá chặt tay sẽ làm bó chặt chân thú làm chèn ép hệ thống mạch máu, teo cơ… Có thể tạo thêm các nẹp bằng băng thạch cao để giữ chân được ổn định. 2.1.5.2 Phương pháp phẫu thuật * Phương pháp cố định nẹp và vít Chỉ định: các trường hợp gãy ngang, gãy nhiều mảnh vỡ lớn, gãy kéo dài. - Dụng cụ phẫu thuật cơ bản: dao, kéo, kẹp kim, nhíp, kẹp mạch máu… - Dụng cụ phẫu thuật xương: khoan xương, dụng cụ giữ và vặn vít, nẹp, vít, thước đo, kẹp giữ xương Kern… - Thực hiện: Chuẩn bị và gây mê thú. Dùng dao mổ qua da tới mô liên kết dưới da, tách lớp mô liên kết giữa các bó cơ làm lộ xương ra, dùng kiềm kẹp thân xương cố định và tiến hành nắn cho thẳng trục. Dùng dụng cụ khoan một lỗ qua thân xương cách đầu gãy từ 1 - 2 cm. Dùng dụng cụ tạo ren cho vít bắt qua xương. Sau đó dùng thước đo đưa qua lỗ vừa khoan và tạo ren để đo độ sâu. Với thân xương chọn vít có chiều dài hơn 2 mm so với độ sâu của lỗ khoan. Đặt nẹp áp vào xương, dùng vít xiết đều tay và có độ chặt vừa phải. Sau đó tiến hành khoan lỗ thứ hai nằm bờ bên kia của đường gãy xương, làm tương tự như vít đầu tiên. Khi các vít xiết chặt thì nẹp sẽ nén hai đầu xương gãy khít lại với nhau. Sau khi bắt hai vít ở hai đầu xương gãy, các vít còn lại được thực hiện luân phiên giữa hai đầu vết gãy giúp cố định chắc chắn thẳng trục hai bờ gãy. * Phương pháp đinh xuyên tủy Chỉ định: các trường hợp gãy ngang, gãy xéo, vỡ những mảnh lớn. Các trường hợp gãy ở xương đùi, xương ống quyển, xương cánh tay, xương trụ. - Dụng cụ phẫu thuật cơ bản: dao, kéo, kẹp kim, nhíp, kẹp mạch máu… - Dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt: dụng cụ khoan, đinh xuyên tủy (đinh Steinmann, đinh Kuntscher), chỉ kim loại, kẹp giữ xương Kern.… - Thực hiện: Sát trùng sạch sẽ nơi tiến hành phẫu thuật, gây mê, cố định thú. Dùng dao mổ qua da tại vị trí gãy từ 10 - 15 cm, tách các mô liên kết giữa các bó 10 cơ, làm lộ xương tại vị trí gãy. Dùng khoan gắn đinh xuyên tủy vào đưa từ phía đầu trên của xương xoay ½ vòng từ trái sang phải và ngược lại, đưa đinh từ đầu xương đến đầu gãy khoảng 1 cm, sau đó dùng kềm kẹp xương chỉnh đầu xương cho thẳng, đưa đinh qua đầu gãy thứ hai đến gần cuối đầu xương, buộc chỉ kim loại gần hai đầu xương gãy cách 1 - 2 cm giúp hai đầu xương không xoay. Dùng kềm cắt đinh cắt sát đầu đinh còn lồi ra ngoài. Có thể đưa đinh xuyên qua một đầu xương gãy đến hết chiều dài đinh, sau đó dùng dụng cụ gắn vào đầu đinh ở phía đầu xương và khoan ngược lại vào xương gãy còn lại. * Phương pháp cố định ngoài Chỉ định: cố định ngoài cần vết thương kín để giữ các cục huyết khối tại vùng xương bị chấn thương và các mô mềm. Có thể phẫu thuật sắp lại xương gãy nếu cần. - Dụng cụ phẫu thuật cơ bản: dao, kéo, kẹp kim, nhíp, kẹp mạch máu… - Dụng cụ chuyên biệt: khoan xương, thanh nối, đinh, vít… Thực hiện: Chuẩn bị và gây mê thú. Dùng dụng cụ khoan một lỗ làm đường dẫn vuông góc với thân xương, đưa đinh cố định xuyên qua phía trên hành tủy của chân thú. Phía dưới hành xương cũng được đinh xuyên qua như phía trên. Hai đinh cố đinh đặt song song nhau, lỗ khoan nhỏ hơn đường kính đinh 0,1 mm. Thực hiện nắn xương cho thẳng trục gắn đinh vào các thanh nối. Bắt vít nối thanh và đinh với nhau cho chắc chắn, đinh vuông góc với thanh nối. Phía bên kia thực hiện tương tự. Đưa đinh kế tiếp xuyên qua thân xương vào gần hai đầu ổ gãy bắt vít lại, kiểm tra các vít bắt cho chắc chắn. 2.1.5.3 Chăm sóc hậu phẫu - Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng, tiêm B - complex từ 3 - 5 ngày. - Thay băng và chăm sóc vết mổ hàng ngày (trong 7 ngày đầu). - Cắt chỉ may da từ 10 - 15 ngày sau phẫu thuật. - Kiểm tra tình trạng vết thương và tình trạng đau của thú. - Theo dõi quá trình lành xương bằng chụp X - quang vào 7, 14, 30, 60 và 90 ngày sau khi mổ, tình trạng vết thương ngoài da. 11 2.1.6. Một số giống chó được nuôi phổ biến 2.1.6.1. Các giống chó nội Theo Vương Trung Hiếu (2006) [5] các giống chó nội có những đặc điểm sau Chó Vàng hay còn gọi là chó Ta: Là nòi chó săn, thường có màu vàng, khá tinh khôn và rất trung thành, tầm vóc trung bình, cao 50 - 55 cm, nặng 12 - 18 kg. Chó đực thành thục sinh dục khi được 16 - 18 tháng. Chó cái thành thục sinh dục khi được 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con. Chó được nuôi rộng khắp cả nước. Chó Phú Quốc: hay còn gọi là chó xoáy Phú Quốc. Là giống chó tinh khôn, dũng cảm, chó Phú Quốc thường có bộ lông đen, vằn vện, vàng hay đỏ lửa, bụng thon, ngực nở sâu, lưng thẳng, lưỡi có đốm, mõm nhỏ và thuôn dài, có xoáy trên sống lưng, chân màng vịt, chó cao 50 - 60 cm, nặng 12 - 18 kg. 2.1.6.2. Các giống chó nhập nội Fox sóc hay Phốc sóc (Pomeranians): Giống chó này được lai tạo tại vùng Pomerania (Đức) từ những cá thể có kích thước bé nhỏ thuộc giống German spitz. Mõm nhọn và bộ lông dày điển hình của giống Spitz nói lên nguồn gốc từ Bắc Cực. Ban đầu, Phốc sóc có kích thước lớn hơn và có màu lông sáng hơn hiện nay. Cá thể lớn nhất có kích thước khoảng 13 kg và thường có màu lông trắng. Chúng có thân hình thanh thoát với chiều cao cân đối với chiều dài. Cổ ngắn linh hoạt, đầu dài, trán hơi lồi. Về sau do quá trình tạo giống chọn tạo kích thước nhỏ đồng thời đã có thêm nhiều màu lông như kem, da cam, xám, nâu đen. Khối lượng 1 - 3 kg. Chiều cao 18 - 30 cm (Borge và cs (2011) [22]). Phốc sóc mặc dù có kích thước nhỏ bé, nhưng vẫn giữ nguyên tính tình dũng cảm của những con chó lớn. Chúng sủa dai dẳng và rền vang, luôn cảnh giác cao độ làm cho chúng có thể trở thành giống chó canh gác, thậm chí có thể thay thế giống chó khác. Đây cũng là giống chó có tính hiếu kì và có khả năng tiếp thu tốt khi được dạy những trò cần có sự khéo léo. Pug: 12 Hay còn gọi là Pug mặt xệ, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là giống chó thân thiện, hiền lành và đặc biệt sống rất gần gũi và tình cảm, thường được nuôi trong nhà để làm thú vui. Thân hình Pug to ngang hay còn gọi là thân hình vuông. Nặng khoảng 10kg, đầu lớn tròn hình bánh bao, tai lớn tròn và cụp, đôi mắt rất to tròn có màu nâu sẫm. Miêng Pug rộng, hàm to và khỏe, hàm dưới thường dài hơn hàm trên nên thường nhô ra ngoài. Da mặt chúng dày và chảy xệ xếp thành nhiều nếp nhăn. Pug có khung xương rộng, xương vai rộng hơn hông. Lông mỏng và sát da nên tốn rất ít công chải chuốt nhưng chúng thích lê la và nghịch bẩn (Vương Trung Hiếu (2006) [5]). Poodle: Có nguồn gốc từ Đức, thường được nuôi để đi săn, tha mồi và lội nước nên còn được gọi là chó săn vịt. Ban đầu chó rất dữ tợn và không hiền lành như bây giờ. Poodle có 3 kích thước khác nhau cho từng sở thích chơi của người chơi thú cảnh: Toy Poodle có kích thước nhỏ nhất, cao tối đa khi đứng khoảng 25cm và nặng 2 – 4kg. Miniature Poodle có kích thước trung bình, cao khoảng 40cm và nặng tối đa 9kg. Standard Poodle có kích thước lớn nhất, chiều cao khi đứng đạt 50cm và có thể nặng tới 30kg (Encyclopedia Britannica (2011) [24]). Poodle rất tinh nghịch và nổi tiếng bằng khả năng đi bằng hai chân nếu được huấn luyện bài bản. Ngoài ra chúng rất vui vẻ, thông minh, biết nghe lời và dễ huấn luyện. Chúng rất thân thiện, gần gũi với con người và rất dễ nuôi. Malinois: Malinois là một giống chó thuộc giống chó chăn cừu Bỉ có ngoại hình khá giống chó chăn cừu Đức và thường được gọi là Béc-giê mõm đen. Là giống chó thông minh, dẻo dai, cảnh giác và tự tin nên giống chó này dễ dẫn dắt và thích hợp với nhiều mục tiêu đào tạo nhất là thành chó thể thao và chó nghiệp vụ. Con đực cao 61 – 66 cm, trọng lượng khoảng 25 – 30 kg. Con cái cao từ 56 – 61 cm, nặng khoảng 20 – 25 kg. Ngực sâu, lưng hơi thoải từ vai xuống, hộp sọ phẳng với độ dài và rộng tương đương nhau, mõm hơi nhọn và hơi gãy. Cặp mắt nâu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng