Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm động mạch cảnh trong đoạn liên quan xoang bướm trên ct scan mũ...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm động mạch cảnh trong đoạn liên quan xoang bướm trên ct scan mũi xoang từ 11 2019 đến 5 2020 tại bệnh viện chợ rẫy

.PDF
117
1
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -oOo- NGUYỄN THỊ THỤC NHƯ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN LIÊN QUAN XOANG BƯỚM TRÊN CT SCAN MŨI XOANG TỪ 11/2019 ĐẾN 5/2020 TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ Chuyên ngành: Tai Mũi Họng Mã số: NT 62 72 53 01 Người hướng dẫn khoa học: TS.BS NGUYỄN HỮU DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Kí tên NGUYỄN THỊ THỤC NHƯ MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 4 1.1. GIẢI PHẪU HỌC XOANG BƯỚM ......................................................... 4 1.1.1. Phôi thai học ............................................................................................ 4 1.1.2. Giải phẫu học .......................................................................................... 5 1.2. GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN LIÊN QUAN XOANG BƯỚM ............................................................................................. 14 1.3. CT-SCAN TRONG KHẢO SÁT XOANG BƯỚM ................................ 18 1.4. PHẪU THUẬT TIẾP CẬN XOANG BƯỚM......................................... 20 1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................... 23 1.5.1. Thế giới ................................................................................................. 23 1.5.2. Trong nước ............................................................................................ 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 28 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 28 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 29 2.3. CỠ MẪU .................................................................................................. 29 2.4. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU............................................................. 30 2.5. THU NHẬP CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .......................................... 31 2.6. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ........................................... 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 38 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ................................. 38 3.1.1. Phân bố mẫu theo tuổi ........................................................................... 38 3.1.2. Phân bố mẫu theo giới tính ................................................................... 39 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA XOANG BƯỚM ........................................................ 39 3.2.1. Thông khí của xoang bướm .................................................................. 39 3.2.2. Đặc điểm thông khí mỏm yên trước ..................................................... 42 3.2.3. Kích thước xoang bướm........................................................................ 44 3.2.4. Đặc điểm vách liên xoang bướm .......................................................... 46 3.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN LIÊN QUAN XOANG BƯỚM ............................................................................................. 49 3.3.1. Lồi động mạch cảnh trong vào lòng xoang ........................................... 49 3.3.2. Khoảng cách từ lồi động mạch cảnh trong đến lỗ thông xoang bướm . 54 3.3.3. Góc từ lỗ thông xoang bướm đến lồi động mạch cảnh trong ............... 54 3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA VÁCH LIÊN XOANG BƯỚM VÀ ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG.................................................................................. 55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 59 4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU.......................................................... 59 4.1.1. Tuổi ....................................................................................................... 59 4.1.2. Giới tính ................................................................................................ 59 4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA XOANG BƯỚM ........................................................ 59 4.2.1. Thông khí của xoang bướm .................................................................. 59 4.2.2. Đặc điểm thông khí mỏm yên trước ..................................................... 61 4.2.3. Kích thước xoang bướm........................................................................ 63 4.2.4. Đặc điểm vách liên xoang bướm .......................................................... 65 4.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN LIÊN QUAN XOANG BƯỚM ............................................................................................. 68 4.3.1. Đặc điểm động mạch cảnh trong .......................................................... 68 4.3.2. Mối tương quan giữa lồi động mạch cảnh trong đoạn liên quan xoang bướm và thông khí mỏm yên trước ................................................................. 70 4.3.3. Khoảng cách từ lồi động mạch cảnh trong đến lỗ thông xoang bướm . 71 4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA VÁCH LIÊN XOANG BƯỚM VỚI ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG.................................................................................. 73 4.5. ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG TRÊN CT-SCAN TRONG PHẪU THUẬT XOANG BƯỚM ....... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ BN Bệnh nhân CLVT Chụp cắt lớp vi tính CS Cộng sự ĐMCT Động mạch cảnh trong NC Nghiên cứu NS Năm sinh XB Xoang bướm DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT FESS- Functional Endoscopic Sinus Surgery Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu .................................................................... 31 Bảng 3.1 Giá trị tuổi ........................................................................................ 38 Bảng 3.2 Phân bố tần suất nhóm tuổi.............................................................. 39 Bảng 3.3 Phân bố mẫu theo giới tính .............................................................. 39 Bảng 3.4 Phân bố dạng thông khí xoang bướm .............................................. 40 Bảng 3.5 Phân bố các dạng thông khí theo giới tính ...................................... 41 Bảng 3.6 Phân bố đặc điểm thông khí mỏm yên trước ................................... 42 Bảng 3.7 Thông khí mỏm yên trước phân bố theo giới tính ........................... 43 Bảng 3.8 Kích thước xoang bướm .................................................................. 44 Bảng 3.9 Kích thước trung bình của xoang bướm phân bố theo giới tính ..... 46 Bảng 3.10 Phân bố số vách liên xoang ........................................................... 46 Bảng 3.11 Phân bố hướng vách liên xoang bướm chính ................................ 48 Bảng 3.12 Phân bố lồi động mạch cảnh trong vào lòng xoang bướm ............ 49 Bảng 3.13 Phân bố đặc điểm động mạch cảnh trong bên phải giữa hai giới .. 51 Bảng 3.14 Phân bố đặc điểm động mạch cảnh trong bên trái giữa hai giới ... 52 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa lồi động mạch cảnh trong với thông khí mỏm yên trước.......................................................................................................... 52 Bảng 3.16 Tần suất động mạch cảnh trong hở xương .................................... 53 Bảng 3.17 Khoảng cách từ lỗ thông xoang bướm đến động mạch cảnh trong54 Bảng 3.18 Số đo góc từ lỗ thông tự nhiên xoang bướm đến tâm động mạch cảnh trong ........................................................................................................ 54 Bảng 3.19 Tần suất vách liên xoang bướm dính vào động mạch cảnh trong từng bên ........................................................................................................... 55 Bảng 3.20 Tỷ lệ từng loại vách liên xoang bướm dính vào động mạch cảnh trong................................................................................................................. 56 Bảng 4.1 Bảng so sánh tỷ lệ dạng thông khí XB qua các nghiên cứu ............ 60 Bảng 4.2 So sánh tỷ lệ thông khí mỏm yên trước giữa các nghiên cứu ......... 62 Bảng 4.3 Tỷ lệ số lượng vách liên xoang bướm qua các nghiên cứu ............. 65 Bảng 4.4 Bảng so sánh tỷ lệ lồi và hở động mạch cảnh trong trong lòng xoang bướm qua các nghiên cứu ............................................................................... 69 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố tuổi ................................................................................. 38 Biểu đồ 4.1 Phân bố dạng thông khí xoang bướm ở nghiên cứu của chúng tôi ......................................................................................................................... 61 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sự phát triển của xoang bướm theo tuổi ............................................ 5 Hình 1.2 Vị trí của xoang bướm (dấu *) ........................................................... 6 Hình 1.3 Thành trước xoang bướm ................................................................... 7 Hình 1.4 Thành trên xoang bướm ..................................................................... 8 Hình 1.5 Xoang bướm và các cấu trúc liên quan .............................................. 9 Hình 1.6 Các dạng thông khí xoang bướm ..................................................... 10 Hình 1.7 Hình ảnh xoang bướm thiểu sản ...................................................... 11 Hình 1.8 Các hình thái vách ngăn xoang bướm .............................................. 12 Hình 1.9 Vách liên xoang bướm chính và vách liên xoang bướm phụ lệch trái trên mặt phẳng cắt ngang đính vào động mạch cảnh trong (CA). .................. 12 Hình 1.10 Lỗ thông xoang bướm qua nội soi ................................................. 13 Hình 1.11 Khoảng cách giữa lỗ thông xoang bướm và tiểu trụ ...................... 14 Hình 1.12 Vách liên xoang bướm dính vào động mạch cảnh trong ............... 15 Hình 1.13 Liên quan của động mạch cảnh trong với thành ngoài xoang bướm ......................................................................................................................... 16 Hình 1.14 Lồi động mạch cảnh trong (ICA) vào lòng xoang bướm trên mặt phẳng ngang ở CT-scan mũi xoang ................................................................ 17 Hình 1.15 Hình ảnh lồi động mạch cảnh (C) trong vào lòng xoang bướm trên mặt phẳng trán ở CT-scan mũi xoang ............................................................. 17 Hình 1.16 Đường mổ dưới niêm mạc vách ngăn mũi vào xoang bướm......... 20 Hình 1.17 Đường mổ qua rãnh lợi môi trên, vách ngăn vào xoang bướm ..... 21 Hình 1.18 Đường mổ nội soi qua lỗ thông tự nhiên của xoang bướm ........... 22 Hình 1.19 Hình ảnh nội soi của thành sau và bên của xoang bướm sau phẫu thuật mở rộng xoang bướm ............................................................................. 22 Hình 1.20 Hình ảnh lỗ thông xoang bướm bên trái trên nội soi ..................... 23 Hình 2.1 Máy chụp CT-scan tại bệnh viện Chợ Rẫy ...................................... 30 Hình 2.2 Các dạng thông khí xoang bướm ..................................................... 33 Hình 2.3 Thông khí mỏm yên trước hai bên (dấu mũi tên có thân) ............... 33 Hình 2.4 Vách ngăn xoang bướm đính vào động mạch cảnh trong phải (dấu *) ......................................................................................................................... 34 Hình 2.5 Lồi lớn động mạch cảnh trong vào lòng xoang bướm (hình vuông) 35 Hình 2.6 Đĩa DVD lưu trữ phim CT-scan....................................................... 36 Hình 3.1 Thông khí sau yên bướm.................................................................. 40 Hình 3.2 Thông khí trước yên bướm .............................................................. 41 Hình 3.3 Dạng thông khí mỏm yên trước trái ................................................. 42 Hình 3.4 Thông khí mỏm yên trước hai bên ................................................... 43 Hình 3.5 Minh họa đo khoảng cách trước sau xoang bướm bên trái .............. 45 Hình 3.6 Minh họa đo khoảng cách ngang xoang bướm bên trái ................... 45 Hình 3.7 Xoang bướm có 1 vách liên xoang chính với 2 vách phụ................ 47 Hình 3.8 Hướng vách liên xoang chính .......................................................... 48 Hình 3.9 Động mạch cảnh trong dạng tiếp cận hai bên .................................. 50 Hình 3.10 Động mạch cảnh trong lồi lớn bên trái .......................................... 50 Hình 3.11 Lồi nhỏ động mạch cảnh trong hai bên .......................................... 51 Hình 3.12 Hở xương động mạch cảnh trong hai bên ...................................... 53 Hình 3.13 Vách liên xoang chính lệnh trái cùng với vách liên xoang phụ đính vào động mạch cảnh trong trái ........................................................................ 57 Hình 3.14 Hai vách liên xoang đính vào động mạch cảnh trong hai bên ....... 57 Hình 3.15 Xoang bướm có 4 vách liên xoang với vách phụ đính vào động mạch cảnh trong bên trái ................................................................................. 58 Hình 3.16 Xoang bướm có 4 vách liên xoang với vách chính và một vách phụ đính vào động mạch cảnh trong hai bên trên mặt phẳng trán ......................... 58 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật xoang bướm chỉ mới phát triển từ cuối thế kỷ XX, là phẫu thuật thường được dùng để giải quyết bệnh tích của xoang cũng như thông qua đó để thực hiện các phẫu thuật nâng cao như giải áp thần kinh thị qua xoang bướm, phẫu thuật lấy u tuyến yên xuyên xoang bướm. Sự ra đời của phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (FESS - Functional Endoscopic Sinus Surgery) đã mở ra một thời kỳ mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý mũi xoang. Hiện nay, phẫu thuật nội soi mũi xoang đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật cũng như trang thiết bị [5],[8]. Tuy nhiên, để đạt kết quả phẫu thuật tốt và hạn chế tối đa các tai biến thì phẫu thuật viên cần phải nắm rõ kiến thức về giải phẫu học mũi xoang, đặc biệt là các biến thể. Một trong những biến thể đó là vách liên xoang bướm và mối liên quan giữa nó với động mạch cảnh trong. Sự phát triển của CT-scan, đặc biệt CT-scan đa lát cắt, góp phần giúp các bác sĩ lâm sàng vừa chẩn đoán bệnh lý chính xác, vừa giúp ích trong phẫu thuật nội soi mũi xoang bằng cách đánh giá rõ ràng các mốc giải phẫu và mối liên quan của chúng. Điều này làm CT-scan mũi xoang như kim chỉ nam giúp phẫu thuật viên có cái nhìn tổng quan về giải phẫu trước mổ, nhằm hạn chế tối đa biến chứng cũng như giải quyết tốt các bệnh tích trong xoang. Xoang bướm có cấu trúc là một cặp xoang không đều được ngăn cách bởi vách xương với nhiều hướng đi khác nhau, thông thường chếch về một bên, có thể có thêm vách xoang phụ hoặc không có vách. Điều này dẫn đến sự không đồng đều về kích thước của mỗi xoang bướm, cùng với sự khí hóa xoang bướm khác nhau ở mỗi cá thế, đã tạo ra rất nhiều trường hợp khác nhau. Thành ngoài xương bướm liên quan với xoang tĩnh mạch hang, trong xoang tĩnh mạch hang 2 có động mạch cảnh trong cùng với bao giao cảm của nó, xung quanh có các dây thần kinh số III, V1, V2 và VI [2]. Phía trên ngoài của xoang bướm có thể xuất hiện gờ thần kinh thị và ngách động mạch cảnh - thần kinh thị, gặp nhiều nhất trong trường hợp xoang bướm lớn thông khí nhiều. Vách liên xoang bướm trong một số trường hợp có thể đính vào các cấu trúc lân cận quan trọng [3]. Khi vách liên xoang bám vào vị trí động mạch cảnh trong hoặc khi động mạch cảnh trong lồi vào lòng xoang, các thao tác phẫu thuật trong lòng xoang hoặc chấn thương hàm mặt đụng chạm đến vách liên xoang có thể tổn thương đến động mạch này, gây biến chứng chảy máu khó cầm, có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh [44]. Do đó, việc đánh giá đầy đủ và chính xác vách liên xoang bướm, mối liên quan của nó với động mạch cảnh trong trước mổ để có cái nhìn tổng quan về giải phẫu nhằm hạn chế biến chứng trong phẫu thuật là rất quan trọng. Hiện nay, việc nghiên cứu mối liên quan giữa vách liên xoang bướm và động mạch cảnh trong còn cho nhiều kết quả khác nhau. Từ những lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đặc điểm động mạch cảnh trong đoạn liên quan xoang bướm trên CT Scan mũi xoang từ 11/2019 đến 5/2020 tại bệnh viện Chợ Rẫy” 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm động mạch cảnh trong đoạn liên quan xoang bướm trên CT-scan mũi xoang Mục tiêu cụ thể 1. Khảo sát xoang bướm về dạng thông khí và kích thước 2. Khảo sát độ lồi động mạch cảnh trong vào lòng xoang bướm trên CT-scan 3. Khảo sát mối liên quan giữa động mạch cảnh trong với vách liên xoang bướm trên CT-scan 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIẢI PHẪU HỌC XOANG BƯỚM Xoang bướm được mô tả lần đầu tiên bởi Giacomo Berengario da Carpo da Carpi ở thế kỷ XVI (1521) nhưng đến nửa sau thế kỷ XIX (1862), xoang bướm mới được công nhận là một phần của phức hợp các xoang cạnh mũi [7]. 1.1.1. Phôi thai học Sự phát triển của mũi xoang bắt đầu rất sớm trong chuỗi phát triển của phôi thai. Mũi xoang được hình thành do sự biệt hóa của các cung mang, dẫn đến đặc điểm phức tạp của giải phẫu xoang [41]. Phần lớn các xoang cạnh mũi được hình thành từ vùng sàng, sự thông khí các tế bào sàng vào các xương thành bên mũi: xương hàm trên, xương trán, tạo thành các xoang cùng tên. Sự xâm lấn của niêm mạc mũi ra sau vào xương bướm tạo thành các khoang dạng túi được xem là sự hình thành xoang bướm. Vì thế, tùy mức độ khí hóa xương bướm mà tạo ra hình dạng và kích thước khác nhau của xoang bướm. Trong thời kỳ phôi thai, xoang bướm bắt đầu hiện diện rất sớm vào tuần thứ mười bảy [2]. Ngay sau khi sinh, xoang bướm có kích thước nhỏ nằm ở chỗ khuyết của ngách sàng bướm. Sau năm tuổi, xoang bướm phát triển vào thân xương bướm, hay còn gọi khí hóa, đến bảy tuổi xoang đã lan tới đến hố yên và sau mười ba tuổi xoang bướm thông bào ra phía sau hố yên. Sự phát triển của xoang tiếp tục mở rộng thêm trong quá trình trưởng thành và thông thường đạt kích thước tối đa, hoàn tất vào lúc mười tám tuổi [30],[49]. Xoang bướm nằm sâu trong khối xương sọ mặt, xung quanh được bao bọc bởi các cấu trúc quan trọng, nên tùy theo độ khí hóa xương bướm sẽ tạo ra nhiều biến thể của xoang bướm, đồng thời sẽ tạo nên mối liên hệ với các cấu trúc quan trọng lân cận như động mạch cảnh trong lồi với các mức độ khác 5 nhau vào lòng xoang bướm, đính hoặc không đính vào vách liên xoang, có hay không có hở xương. Hình 1.1 Sự phát triển của xoang bướm theo tuổi “Nguồn: Clemente, M. P., 2005 [18]”. 1.1.2. Giải phẫu học 1.1.2.1. Vị trí xoang bướm Xoang bướm nằm trong thân xương bướm, có hai xoang không đều do sự lệch so với đường giữa của vách liên xoang [2]. Vách này còn có thể gắn vào lồi động mạch cảnh trong hoặc ống thần kinh thị giác. Mức độ thông bào của xoang bướm thay đổi đáng kể, có loại nhỏ, có loại trung bình và loại lớn. Loại thông bào nhỏ như kén hơi nằm trong mô xương xốp của thân xương bướm ở trước hố yên. Loại trung bình, thông bào chiếm nửa trước thân xương bướm. Loại lớn, thông bào có thể lan ra phía trên - ngoài đến cánh nhỏ xương bướm và phần trước của mấu yên, phía ngoài đến cánh lớn xương bướm, phía dưới đến mấu chân bướm, và ở phía trước dưới vào phần sau vách ngăn mũi. 6 Do sự khí hóa từ từ trong quá trình phôi thai và phát triển sau sinh, xoang bướm chủ yếu nằm trong xương bướm với các mức độ thông bào khác nhau, cũng như có thể liên quan với các thành phần của sàn sọ. Hình 1.2 Vị trí của xoang bướm (dấu *) “Nguồn: William E. W., 2004 [46]” 1.1.2.2. Giới hạn của xoang bướm Hình dạng của xoang bướm là hình khối, được tạo thành bởi 6 thành: thành trước, thành sau, thành trên, thành dưới và hai thành bên, các thành này đều liên quan đến các mốc giải phẫu mũi xoang và sàn sọ cũng như các cấu trúc quan trọng trong phẫu thuật [1]. Cụ thể là: - Thành trước (thành mũi) là thành tiếp cận với nội soi và phẫu thuật nội soi, phần rãnh giữa phía trước tiếp xúc với vách ngăn mũi. Thành trước cũng tạo nên phần sau của vòm họng một hàng lang dài 5-6cm. Độ dầy thành này khoảng 0,1 đến 1,5 mm. Theo Nikhit J. Bhatt, nơi mỏng nhất là gần lỗ thông xoang bướm, thành phần hiện diện ở thành này [3]. Thành trước có mỏ bướm tiếp khớp với mảnh đứng xương sàng của vách ngăn mũi. Thành này có liên quan đến xoang sàng sau, đặc biệt trong một số trường hợp có tế bào Onodi là tế bào 7 sàng sau cùng phát triển về hướng trên ngoài của xoang bướm. Trong quá trình phẫu thuật có thể nhầm tế bào Onodi với xoang bướm, do vậy cần phải đánh giá trước mổ qua chụp CLVT để tránh biến chứng làm tổn thương dây thần kinh thị giác, động mạch cảnh trong cũng như sàn sọ [53]. Hình 1.3 Thành trước xoang bướm “Nguồn: Rhoton A., 2012 [40]” - Thành sau: có cấu trúc giải phẫu tương ứng tầng sau đáy sọ, liên quan đến các cấu trúc quan trọng tĩnh mạch chẩm ngang, và các cơ quan dưới nhện [2]. - Thành trên: tương ứng tầng trước và giữa của đáy sọ. Thành trên liên quan đến tuyến yên và vùng dưới đồi thị, phía trước tuyến yên thì có giao thoa thị [2]. 8 Hình 1.4 Thành trên xoang bướm “Nguồn: Rhoton A., 2012 [40]” - Thành dưới (trần vòm họng): tại thành này cần chú ý đến thần kinh Vidian trong ống chân bướm. Dây thần kinh Vidian ở trong ống Vidian chạy dọc theo sàn xoang bướm. Ống Vidian có thể nằm trong thành xương bướm hoặc lồi vào đáy xoang bướm. Một số trường hợp dây thần kinh Vidian không có vỏ xương, lộ trần trong sàn xoang bướm. Nghiên cứu của Unal [50] có 35,7 % ống Vidian lồi vào sàn xoang, trong đó 7,1% không có vỏ xương. Mặt thành này nhìn xuống trực tiếp thanh quản và miệng thực quản [2]. - Thành bên (hay thành ngoài) liên quan từ trước ra sau: Phần sau của thành sau hốc mắt Cực trong khe bướm, ở phía dưới ống thị Ống thị, chứa thần kinh thị giác và động mạch mắt Xoang tĩnh mạch hang: trong xoang tĩnh mạch hang có động mạch cảnh trong cùng với bao giao cảm của nó, xung quanh có dây thần kinh sọ số III, IV, V1, V2, VI [2]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất