Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ xương quay ở trẻ em...

Tài liệu Kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ xương quay ở trẻ em

.PDF
122
1
95

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN KHƢƠNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY CỔ XƢƠNG QUAY Ở TRẺ EM LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN KHƢƠNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY CỔ XƢƠNG QUAY Ở TRẺ EM Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình Mã số: CK 62 72 07 25 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN ĐỨC MINH MẪN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Phạm Văn Khƣơng . . MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Sơ lược về giải phẫu................................................................................ 4 1.2. Sinh cơ học .............................................................................................. 8 1.3. Chẩn đoán lâm sàng ................................................................................ 8 1.4. Hình ảnh học ........................................................................................... 9 1.5. Phân loại ................................................................................................ 11 1.6. Cơ chế chấn thương .............................................................................. 13 1.7. Đánh giá mức độ nặng .......................................................................... 16 1.8. Điều trị .................................................................................................. 17 1.9. Dự hậu ................................................................................................... 20 1.10. Biến chứng .......................................................................................... 21 1.11. Khả năng điều chỉnh xương ............................................................... 21 1.12. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 24 1.13. Nghiên cứu trong nước ....................................................................... 26 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 27 2.3. Dụng cụ và phương tiện sử dụng .......................................................... 34 2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................... 34 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................... 35 3.2. Phương pháp điều trị ............................................................................. 39 3.3. Kết quả tầm vận động khuỷu ................................................................ 42 . . 3.4. Kết quả X quang lần khám tổng kết ..................................................... 45 3.5. Kết quả theo phân loại Steele và Graham. ............................................ 46 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 52 4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu.......................................................... 52 4.2. Đánh giá phương pháp điều trị ............................................................. 55 4.3. Đánh giá tầm vận động khuỷu .............................................................. 64 4.4. Kết quả X quang lần khám tổng kết ..................................................... 67 4.5. Kết quả theo phân loại Steele và Graham ............................................. 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 KIẾN NGHỊ ................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đánh giá mức độ nặng theo Steele và Graham .............................. 29 Bảng 2.2: Đánh giá kết quả chức năng theo Steele J.A và Graham ............... 32 Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ................................................ 35 Bảng 3.2: Phân bố theo giới tính ..................................................................... 36 Bảng 3.3: Nhóm tuổi và giới tính.................................................................... 36 Bảng 3.4: Nguyên nhân gãy cổ xương quay ................................................... 37 Bảng 3.5: Tay bị thương.................................................................................. 37 Bảng 3.6: Sơ cứu trước khi vào viện............................................................... 37 Bảng 3.7: Mức độ di lệch theo Steele và Graham .......................................... 38 Bảng 3.8: Vị trí gãy xương.............................................................................. 38 Bảng 3.9: Tổn thương phối hợp ...................................................................... 39 Bảng 3.10: Phương pháp mổ ........................................................................... 39 Bảng 3.11: Di lệch gập góc còn lại sau mổ..................................................... 40 Bảng 3.12: Di lệch ngang còn lại sau mổ ....................................................... 40 Bảng 3.13: Di lệch ngang còn lại sau mổ ....................................................... 41 Bảng 3.14: Thời gian bất động bột sau mổ ..................................................... 41 Bảng 3.15: Thời gian lưu kim sau mổ............................................................. 42 Bảng 3.16: Mất gấp khuỷu .............................................................................. 42 Bảng 3.17: Mất duỗi khuỷu............................................................................. 43 Bảng 3.18: Sấp cẳng tay và phương pháp phẫu thuật ..................................... 43 Bảng 3.19: Mất ngửa cẳng tay ........................................................................ 44 Bảng 3.20: Tăng góc mang so với tay lành..................................................... 44 Bảng 3.21: Các biến chứng xa ........................................................................ 45 Bảng 3.22: Tần số biến chứng phì đại chỏm quay. ......................................... 45 Bảng 3.23: Điều chỉnh xương gãy sau mổ ...................................................... 46 . . Bảng 3.24: Đánh giá kết quả lâm sàng............................................................ 46 Bảng 3.25: Kết quả theo nhóm tuổi ................................................................ 47 Bảng 3.26: Kết quả và mức độ di lệch ............................................................ 48 Bảng 3.27: Kết quả và tổn thương phối hợp ................................................... 49 Bảng 3.28: Vị trí gãy xương và kết quả điều trị.............................................. 50 Bảng 3.29: Kết quả và phương pháp điều trị .................................................. 51 Bảng 4.1: Kết quả lâm sàng ............................................................................ 74 Bảng 4.2: Kết quả khi mổ bằng phương pháp Métaizeau kèm bẩy nắn ......... 79 Bảng 4.3: So sánh kết quả trong mổ hở kết hợp xương. ................................. 81 . . DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu đầu trên xương quay ......................................................... 4 Hình 1.2: Góc cổ thân xương quay ................................................................... 6 Hình 1.3: Mạng mạch nuôi dưỡng cổ và chỏm quay ........................................ 7 Hình 1.4: Sấp ngửa cẳng tay bình thường......................................................... 8 Hình 1.5: Tư thế chụp x quang khuỷu ............................................................. 9 Hình 1.6: Xác định độ gập góc của chỏm quay .............................................. 10 Hình 1.7: Xác định độ gập góc của chỏm quay .............................................. 11 Hình 1.8: Lực chấn thương vẹo ngoài gây gãy cổ xương quay ...................... 12 Hình 1.9: Gãy cổ xương quay trong trật khuỷu .............................................. 12 Hình 1.10: Cơ chế chấn thương gãy cổ xương quay....................................... 13 Hình 1.11: Gãy cổ xương quay hành xương di chuyển .................................. 14 Hình 1.12: Gãy chỏm quay do đè ép mạn tính ............................................... 15 Hình 1.13: Phân loại gãy bong sụn tiếp hợp ................................................... 15 Hình 1.14: Nắn kín gãy cổ xương quay ......................................................... 18 Hình 1.15: Bẩy nắn gãy cổ xương quay Wallace radial head reduction technique ......................................................................................................... 19 Hình 1.16: Phương pháp Métaizeau................................................................ 19 Hình 1.17: Phương pháp Métaizeau kèm bẩy nắn .......................................... 20 Hình 1.18: Cơ chế sửa chữa xương ................................................................. 22 Hình 1.19: Di lệch tối đa có thể chấp nhận ..................................................... 23 Hình 1.20: Vùng đầu xương điều chỉnh tốt hơn thân xương .......................... 23 Hình 1.21: Sự phát triển xương của trẻ em “gần gối, xa khuỷu”.................... 24 Hình 2.1: Tư thế bệnh nhân............................................................................. 28 Hình 2.2: Đánh giá sấp ngửa cẳng tay ............................................................ 30 . . Hình 2.3: Đánh giá gấp duỗi khuỷu ................................................................. 31 Hình 2.4: Đánh giá góc mang ......................................................................... 31 Hình 2.5: Tư thế chụp x quang so sánh hai khuỷu.......................................... 32 Hình 2.6: Khớp giả ở bệnh nhân nữ 9 tuổi...................................................... 33 Hình 4.1: Chỏm quay lộn ngược khi bẩy nắn ................................................. 56 Hình 4.2: Gãy cổ xương quay di lệch Jennyfer II ........................................... 57 Hình 4.3: Mổ kết hợp xương xuyên kim qua khớp khuỷu.............................. 60 Hình 4.4: Mổ kết hợp xương xuyên kim nội tủy và xuyên kim chéo. ............ 61 Hình 4.5: Bệnh nhân không lành xương ......................................................... 67 Hình 4.6: Biến chứng hàn sụn tiếp hợp đầu trên xương quay (P) .................. 70 Hình 4.7: Sửa chữa xương ở bệnh nhân nam 11 tuổi mổ kín kết hợp xương 72 Hình 4.8: Sửa chữa xương ở bệnh nhi nam 11 tuổi mổ hở kết hợp xương .... 73 . . 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy cổ xương quay chiếm khoảng 5% đến 10% trong các gãy xương vùng khuỷu ở trẻ em. Loại gãy này gặp từ tuổi nhỏ đến dậy thì, nhưng nhiều nhất 9 – 12 tuổi, ở nữ xảy ra sớm hơn nam khoảng gần 2 năm [2], [26], [38], [44], [53]. Theo Hoàng Thiện Quang nghiên cứu tại khoa Nhi bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM tỉ lệ gãy cổ xương quay là 2.8% trong tổng số các gãy xương vùng khuỷu, tuổi trung bình nữ là 9,1, nam 11,3 [2]. Chỉ định điều trị gãy cổ xương quay vẫn còn nhiều bàn luận, tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhi và mức độ di lệch của chỏm quay. Tuy nhiên các tác giả thống nhất điều trị bảo tồn khi di lệch gập góc dưới 30 độ, di lệch ngang dưới 3mm, và điều trị phẫu thuật khi di lệch gập góc trên 60 độ và di lệch ngang trên 3mm. Hơn một nửa các trường hợp tổn thương là gãy bong sụn tiếp hợp đầu trên xương quay phân loại Salter–Harris type I và II [2], [31], [41], [53]. Gãy cổ xương quay ở trẻ em là loại gãy xương khó nắn phục hồi hoàn toàn giải phẫu, dễ di lệch thứ phát và có nhiều biến chứng đặc biệt trong trường hợp di lệch nhiều và mổ hở kết hợp xương. Theo Ryan M. Zimmerman, nghiên cứu 151 trẻ gãy cổ xương quay được phẫu thuật, di lệch còn lại sau nắn trung bình 13 ±7 độ (0 – 32 độ) di lệch ngang 0.4 ±9% (0 – 25%) theo dõi 1 năm kết quả không thành công là 31% [42]. Tiên lượng xấu khi bệnh nhân trên 10 tuổi, có tổn thương phối hợp, di lệch còn lại trên 30 độ và mổ hở kết hợp xương. Theo Henrikson, trong 50 bệnh nhi được nắn điều trị thì có 41 bệnh nắn vẫn còn di lệch [22]. Theo Soo Min Cha thì di lệch này sẽ tăng hơn nữa trong lần tái khám tuần đầu tiên [12]. . . 2 Tác giả Hoàng Thiện Quang nghiên cứu tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Thành Phố Hồ Chí Minh nhóm nắn kín dưới màn hình tăng sáng di lệch còn lại từ (0 – 35 độ), di lệch ngang trung bình 14,92% (0 - 40%), nhóm bẩy nắn dưới màn hình tăng sáng di lệch còn lại trung bình 12,51 độ (0 – 31 độ), di lệch ngang còn lại trung bình 11,8% (0 – 30%) [2]. Tại bệnh viện Nhi Đồng – Đồng Nai trong điều kiện tuyến tỉnh, phương tiện còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều. Chúng tôi đã điều trị phẫu thuật gãy cổ xương quay gồm: mổ kín và đóng đinh nội tủy theo phương pháp Métaizeau, mổ kín và đóng đinh nội tủy theo phương pháp Métaizeau kết hợp với kim Kirschner bẩy nắn qua da dưới màn hình tăng sáng và mổ hở kết hợp xương. Kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ xương quay, sự phục hồi giải phẫu và di lệch được điều chỉnh như thế nào, có liên quan đến chức năng khuỷu hay không? Để góp phần vào nghiên cứu điều trị gãy cổ xương quay, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kết quả điều trị phẫu thuật gãy cổ xương quay ở trẻ em” . . 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tổng quát: Đánh giá kết quả điều trị gãy cổ xương quay ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng – Đồng Nai. Chuyên biệt: - Đánh giá sự phục hồi giải phẫu, chức năng, các biến chứng trước trong và sau mổ. - Đánh giá sự tự chỉnh các di lệch ở lần khám tổng kết. . . 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƢỢC VỀ GIẢI PHẪU Đầu trên xương quay gồm chỏm quay và cổ xương quay Hình 1.1: Giải phẫu đầu trên xƣơng quay “Nguồn: FrankH. Netter, MD”[19] 1.1.1. Chỏm quay Là phần đầu trên xương quay. Trong thời kỳ phôi thai chỏm quay định hình vào tuần thứ 9 của thai kỳ, từ 5 tuổi bắt đầu cốt hóa đầu xương, đầu tiên là một nhân nhỏ dẹt có hình tròn, đôi khi chẻ đôi, hình dạng đầu xương quay trẻ em giống như người lớn chỉ khác về kích thước và lượng sụn [37], [44], [53]. Đầu xương có dạng hình đĩa, đĩa này không hoàn toàn tròn mà có dạng bầu dục, mặt trên đầu xương lõm với diện lõm lệch tâm và nhọn ở mặt trước, vành đĩa này khớp với chỏm con của xương cánh tay; viền xương quay sẽ tiếp . . 5 xúc với khuyết quay (hố sigma nhỏ) ở mặt ngoài mỏm vẹt xương trụ, tạo nên khớp quay trụ trên [1]. Chỏm quay có phần không tiếp khớp ở ¼ sau ngoài [5]. Ở xương tươi các diện khớp này đều có sụn che phủ. Chỏm xương quay có đường kính khoảng 18mm ở trẻ lớn [53]. Theo Lê Nguyên Bình chỏm quay ở người Việt Nam trưởng thành có đường kính lớn nhất 24,36mm và đường kính nhỏ nhất 22.01mm [3]. 1.1.2. Cổ xƣơng quay Nối chỏm với thân xương quay, là phần tiếp theo từ chỏm đến lồi củ nhị đầu xương quay. Sụn tiếp hợp nằm giữa đầu xương và đài quay, sụn tiếp hợp không cản quang nên không có vị trí chính xác trên phim x quang thường phải dựa vào bờ của đài xương để định vị [36], [53]. Đài quay: (hành xương quay) là phần hình phễu rất khó xác định giới hạn giữa hành xương và thân xương và thường được xem là điểm bắt đầu loe ra của thân xương là nơi bắt đầu của đài quay. Giữa cổ xương quay và thân xương quay hợp thành một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân, trên phim trước sau góc này nghiêng ra ngoài từ 0 đến 15 độ, trung bình là 12,5 độ, trên phim nghiêng góc này có thể là 10 độ nghiêng ra trước cho đến 5 độ nghiêng sau trung bình là 3,5 độ nghiêng trước. Theo Lê Nguyên Bình nghiên cứu ở người Việt Nam góc cổ thân trung bình: 162.56 ± 3.62 độ (trên mặt phẳng trán) và 173.43 ± 2.84 độ (trên mặt phẳng đứng dọc) [3]. Trên mặt phẳng trán, cổ xương quay nghiêng ra ngoài và nghiêng ra sau so với thân xương quay. Nhờ góc này nên xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay sấp ngửa được, khi gãy xương quay các đoạn gãy có thể gập góc hoặc chồng lên nhau làm cho cử động sấp ngửa bị giảm hoặc mất [53]. . . 6 Không có dây chằng nào đính trực tiếp vào chỏm và cổ xương quay. Các dây chằng bên quay đính vào dây chằng vòng, dây chằng vòng bắt nguồn từ phía quay của xương trụ. Bao khớp bám từ 1/3 gần của cổ xương quay và thòng xuống dưới dây chằng vòng tạo nên một túi. Hình 1.2: Góc cổ thân xƣơng quay “Nguồn: FrankH. Netter, MD”[19] 1.1.3. Nuôi dƣỡng cổ và chỏm xƣơng quay Gồm hai hệ thống: hệ thống đầu xương và hệ thống đài xương [32], [53]. - Hệ thống đầu xương: nhiều mạch cung cấp những nhánh nhỏ đi ngang qua bờ viền sụn tiếp hợp tạo thành hệ thống đầu xương, chui vào sụn tiếp hợp và nuôi dưỡng các tế bào mầm bởi các mao mạch dưới dạng quai hoặc cụm. Do đầu xương quay và 5mm phần đài quay nằm trong bao khớp và được lớp sụn bao bọc nên mạch máu đi vào xương ở chỗ bám màng bao khớp ở đài xương tạo thành một vòng mạch ở dưới đài của chỏm. . . 7 Hình 1.3: Mạng mạch nuôi dƣỡng cổ và chỏm quay “Nguồn: Koslowsky TC, Schliwa S, Koebke J” [32] - Hệ thống mạch máu đài xương: đa số các mạch máu phát sinh từ các mạch máu tủy xương, các mạch máu này tưới máu cho 4/5 trung tâm sụn tăng trưởng, tận cùng bằng các quai trong lớp tế bào tạo xương nội sụn. Chu vi sụn tăng trưởng được nuôi dưỡng bằng mạch máu màng xương. Khi gãy cổ xương quay hệ thống nuôi dưỡi chỏm xương quay bị tổn thương đặc biệt trong gãy di lệch nhiều dễ gây biến chứng hoại tử vô mạch của chỏm quay [2], [9], [17], [18], [27], [28], [42], [45], [52], [53]. 1.1.4. Biên độ cử động khớp khuỷu [4] Gấp duỗi bình thường 150 – (0 – 10) độ. Sấp ngửa bình thường 90 – 0 – 90 độ. . . 8 1.2. SINH CƠ HỌC Trong mối liên hệ với chỏm con, đầu xương quay giữ vai trò không quan trọng trong cử động gấp duỗi như ròng rọc và xương trụ, nhưng rất quan trọng trong cử động sấp ngửa. Khớp quay trụ trên tương thích với nhau. Trục quay của chỏm quay là đường nối tâm đầu xương quay và tâm của cổ xương quay [1]. Hình 1.4: Sấp ngửa cẳng tay bình thƣờng “Nguồn: Lippincott Williams & Wilkins” [53]. Gãy cổ xương quay di lệch làm lệch trục quay, thay đổi cung quay của đầu xương, chỏm xương quay sẽ bị quay theo hiệu ứng “cam”, phá vỡ sự tương quan với khớp quay trụ trên và hậu quả mất sự sấp ngửa cẳng tay [36], [53]. 1.3. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG Dấu hiệu lâm sàng gãy cổ xương quay phụ thuộc vào mức độ của tổn thương. Triệu chứng lâm sàng thường đau mặt ngoài cẳng tay, sau vài giờ có sưng mặt ngoài khuỷu và vị trí chỏm quay, hạn chế sấp ngửa cẳng tay và đau tăng khi vận động sấp ngửa và gấp duỗi cẳng tay. Đôi khi có tiếng lạo xạo xương khi vận động thụ động, người bệnh có thể cảm nhận được. Ở trẻ nhỏ triệu chứng ban đầu có thể đau ở cổ tay tuy nhiên khám kỹ sẽ phát hiện đau ở vị trí chỏm quay [36], [53]. . . 9 1.4. HÌNH ẢNH HỌC 1.4.1. Chụp x quang thƣờng quy X quang khuỷu thẳng và nghiêng thường đủ để chẩn đoán gãy cổ xương quay. Đôi khi cần chụp nghiêng khuỷu gấp và xoay trong để quan sát rõ đầu trên xương quay hoặc có thể có trường hợp cần chụp khuỷu đối bên để so sánh. Trên tư thế thẳng: quan sát mỏm trên lồi cầu trong, trên lồi cầu ngoài, chỏm con, hố khuỷu, mỏm khuỷu, chỏm quay, góc mang. Trong trường hợp trẻ đau khó duỗi thẳng cần chụp 2 tư thế thẳng góc với đầu dưới xương cánh tay và tư thế thẳng góc với đầu trên xương quay. Hình 1.5: Tƣ thế chụp x quang khuỷu. A: thẳng, B: nghiêng, C: chếch “Nguồn: Manaster B. J., David A M. et al, Musculoskeletal Imaging” [35] Tư thế nghiêng: cho phép quan sát mỏm khuỷu, chỏm quay. Tuy nhiên ở tư thế này đầu trên xương quay bị chồng hình với đầu trên xương trụ nên khó quan sát. Tư thế chếch: (tư thế chỏm quay, chỏm con): tay để trên hộp phim, khuỷu gấp, chùm tia chếch một góc 45 độ. Tư thế này tránh được chồng lấp với mỏm vẹt. Có thể chụp x quang khớp khuỷu có bơm thuốc cản quang trong trường hợp chỏm quay chưa cốt hóa, không thấy trên phim x quang. . . 10 1.4.2. Siêu âm và cộng hƣởng từ (MRI) Có thể sử dụng trong trường hợp chỏm quay chưa cốt hóa, siêu âm còn phát hiện tràn dịch khớp. Nội soi khớp khuỷu: có thể nội soi trong trường hợp chỏm quay chưa cốt hóa. Nội soi vừa chẩn đoán và vừa nắn và kết hợp xương [25]. Xác định độ di lệch gập góc và di lệch ngang của chỏm quay Độ di lệch gập góc của chỏm quay được mô tả theo nhiều cách khác nhau. Góc tạo bởi đường thẳng góc với đĩa đầu xương quay và trục giữa đài xương quay. Góc tạo bởi đường thẳng vuông góc với đường thẳng đi qua mặt trên chỏm và thân xương quay. Góc tạo bởi đường thẳng góc với đường đi qua mặt khớp của chỏm quay và trục thân xương quay. Hình 1.6: Xác định độ gập góc của chỏm quay “Nguồn: Güvenir OKÇU,1 Kemal AKTU⁄Lu” [39] . . 11 Hình 1.7: Xác định độ gập góc của chỏm quay “Nguồn: Bryan Hsi Ming Tan” [11] Steele, Graham và Steinberg đo di lệch ngang theo phần trăm: di lệch ngang bằng chiều rộng của phần hành xương không được che phủ chia cho chiều rộng của phần hành xương [45], [46]. Một số tác giả khác đo theo số đo tuyệt đối (mm): khoảng trục chỏm quay đến trục của thân xương quay [2], [36], [53]. 1.5. PHÂN LOẠI Chambers phân loại gãy cổ xương quay thành 3 nhóm chính dựa trên cơ chế chấn thương và sự di lệch của chỏm xương quay [53]. Nhóm I: chỏm quay di chuyển, hầu hết các trường hợp gãy cổ xương quay nằm trong nhóm này. Nhóm II: cổ và thân xương quay di chuyển. Nhóm III: gãy xương do đè ép mạn tính (Stress injuries). Gãy cổ xương quay, chỏm quay di chuyển (nhóm I): để mô tả di lệch của chỏm quay Chambers đã kết hợp với phân loại của Jeffery và Newman [26], [38]. Phân loại dựa chủ yếu vào cơ chế chấn thương. Hai nhóm nhỏ của nhóm này là chấn thương vẹo ngoài và liên quan đến trật khớp khuỷu. Chấn thương vẹo ngoài chia làm 3 nhóm nhỏ đựa vào đường gãy. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất