Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kết cục thai kỳ các trường hợp có phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ tại bện...

Tài liệu Kết cục thai kỳ các trường hợp có phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ tại bệnh viện từ dũ

.PDF
99
1
146

Mô tả:

. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG KẾT CỤC THAI KỲ CÁC TRƢỜNG HỢP CÓ PHẪU THUẬT U BUỒNG TRỨNG TRONG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Chuyên ngành : Sản phụ khoa Mã số: CK 62 72 13 03 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II Hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN THỊ LỢI Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 . . LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung . . MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................ 5 1.1. Đại cương ............................................................................................... 5 1.2. Phân loại u buồng trứng .......................................................................... 7 1.3. Chẩn đoán u buồng trứng: ....................................................................... 9 1.4. U buồng trứng trong thai kỳ .................................................................. 18 1.5. Các nghiên cứu liên quan u buồng trứng và thai ................................... 20 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 25 2.1. Thiết kế nghiên cứu: .............................................................................. 25 2.2. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................... 25 2.3. Các biến số cần thu thập ........................................................................ 26 2.4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu: ...................................................... 31 2.5. Phương pháp thống kê ........................................................................... 33 2.6. Vấn đề y đức .......................................................................................... 33 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 34 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu................. 34 3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ...................................... 37 3.3. Đặc điểm phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ với thời điểm cấp cứu và chương trình ............................................................................................ 44 . . 3.4. Kết cục thai kỳ ....................................................................................... 49 3.5. Phân tích đơn biến mối liên quan giữa kết cục thai kỳ và loại phẫu thuật 53 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 55 4.1. Đặc điểm dịch tễ học của nhóm nghiên cứu ......................................... 55 4.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 56 4.3. Đặc điểm phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ................................. 59 4.4. Đặc điểm u buồng trứng được phẫu thuật trong thai kỳ........................ 61 4.5. Kết cục thai kỳ ....................................................................................... 66 4.6. Mối liên quan của thai kỳ có phẫu thuật u buồng trứng trong trường hợp mổ cấp cứu và chương trình ....................................................................... 69 4.7. Mối liên quan kết cục thai kỳ trong phẫu thuật u buồng trứng cùng thai kỳ ở nhóm mổ cấp cứu và chương trình ................................................... 71 4.8. Giới hạn của nghiên cứu ........................................................................ 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC . . DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT KTC Khoảng tin cậy TIẾNG ANH AFP Alpha Fetal Protein BMI body mass index CA125 Cancer Antigen 125 CEA Embryonic Antigen CT scan A computerized Tomography Scan FDA Food and Drug Administration HCG Human Chorionic Gonadotropin HE4 Human Epididymis Secretory Protein 4 IOTA International Ovarian Tumour Analysis MRI Magnetic Resonance Imaging ROMA Risk of Ovarian Malignancy Algorithm WHO World Health Organization . . DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Các biến số cần thu thập ................................................................. 26 Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng tham gia nghiên cứu ............. 34 Bảng 3.2 Đặc điểm tiền căn đối tượng tham gia nghiên cứu .......................... 35 Bảng 3.3 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ................................ 37 Bảng 3.4 Thời điểm phát hiện và phẫu thuật .................................................. 38 Bảng 3.5 Đặc điểm tuổi thai được phẫu thuật u buồng trứng khi có biến chứng ......................................................................................................................... 38 Bảng 3.6 Đặc điểm phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ ........................... 39 Bảng 3.7. Đặc điểm giải phẫu bệnh của u buồng trứng được phẫu thuật trong thai kỳ .............................................................................................................. 41 Bảng 3.8 Đặc điểm giải phẫu bệnh của phân loại u khác ............................... 42 Bảng 3.9 Kích thước u buồng trứng trước và sau phẫu thuật ......................... 43 Bảng 3.10 Đặc điểm về xét nghiệm u buồng trứng trước phẫu thuật ............. 43 Bảng 3.11 Khảo sát đặc điểm u buồng trứng được phẫu thuật trong thai kỳ 44 Bảng 3.12. Đặc điểm chất đánh dấu u buồng trứng trong mổ cấp cứu và chương trình .................................................................................................... 48 Bảng 3.12 Đặc điểm con sau phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ............ 49 Bảng 3.13 Đặc điểm về trọng lượng sơ sinh và tuổi thai ................................ 50 Bảng 3.14 Đặc điểm của mẹ sau phẫu thuật u buồng trứng ........................... 51 Bảng 3.15 Khảo sát đặc điểm các yếu tố liên quan con với loại phẫu thuật .. 53 Bảng 3.16 Khảo sát đặc điểm tuổi thai và cân nặng con liên quan với loại phẫu thuật ........................................................................................................ 54 . . DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phương pháp sinh của thai phụ................................................... 52 HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu của tử cung và buồng trứng .............................................. 5 Hình 1.2. Hình ảnh siêu âm của u tuyến thanh dịch buồng trứng .................. 10 Hình 1.3. Hình ảnh siêu âm của u tuyến dịch nhày buồng trứng.................... 11 Hình 1.4. Hình ảnh siêu âm của u bì buồng trứng .......................................... 11 Hình 1.5. Hình ảnh siêu âm của nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng..... 12 Hình 1.6. Xoắn phần phụ qua phẫu thuật nội soi, phần phụ hồng, còn được tưới máu nuôi. ................................................................................................. 15 Hình 1.7. Xoắn phần phụ qua phẫu thuật nội soi, u buồng trứng và tai vòi đã bị hoại tử, tím sau một thời gian xoắn do thiếu mạch máu cung cấp. ............ 16 . . 1 MỞ ĐẦU U buồng trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. U buồng trứng thực thể có thể xuất phát từ một trong các thành phần mô học của buồng trứng hoặc di căn từ cơ quan khác đến. Tỉ lệ u buồng trứng trong thai kỳ dao động từ 0,05 - 2,4 % [8], [73], [92]. Trong đề tài này chỉ đề cập đến các trường hợp u thực thể và có chỉ định phẫu thuật trong thai kỳ. Biến chứng của các khối này bao gồm xoắn, xuất huyết, vỡ, gây chuyển dạ ngưng tiến triển, và có khoảng 1- 6% trong các trường hợp này là ác tính [8], [73], [92]. Ngày nay, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ. Có nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, hiện đại (MRI, CT scan...) giúp hỗ trợ chẩn đoán khối u buồng trứng. Tuy nhiên, siêu âm vẫn là lựa chọn ưu tiên trong chẩn đoán bản chất khối u buồng trứng được phát hiện trong thai kỳ. Những đặc điểm mô tả trên siêu âm của khối u buồng trứng giúp các nhà lâm sàng có định hướng chẩn đoán đến bản chất khối u. Biến chứng thường gặp của các khối u buồng trứng trong thai kỳ là biến chứng xoắn (7%) [48], [73], [77]. Vì lo ngại cho biến chứng này nên khối u buồng trứng trong thai kỳ thường được phẫu thuật chủ động trong tam cá nguyệt hai của thai kỳ để dự phòng nguy cơ xoắn phần phụ. Tránh phẫu thuật vào ba tháng đầu thai kỳ vì sợ ảnh hưởng hoàng thể thai kỳ gây sẩy thai sớm, hạn chế phẫu thuật vào ba tháng cuối thai kỳ vì tử cung to, có thể gây chuyển dạ sinh non. Khi bệnh nhân có khối u buồng trứng tồn tại trong thai kỳ nên được tư vấn về triệu chứng và các dấu hiệu xoắn, cũng như các biến chứng khác có thể xảy ra. . . 2 Với các nguy cơ xảy ra biến chứng của khối u buồng trứng trong thai kỳ và mối lo ngại sẽ ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ, vấn đề nên cần thiết xử trí trước sinh, theo dõi đến cuối thai kỳ, xử trí trong lúc mổ lấy thai hoặc sau sinh hiện nay vẫn còn chưa thống nhất và có ít dữ liệu nghiên cứu. Quan điểm xử trí khối u buồng trứng trong thai kỳ vẫn còn nhiều tranh luận. Đa số các tác giả đồng ý là cần phẫu thuật trong các trường hợp u buồng trứng to (>10 cm), nghi ngờ ác tính hoặc có biến chứng (xoắn, vỡ, gây chuyển dạ ngưng tiến triển) [7], [8], [11], [48], [49], [73], [98]. Các trường hợp u buồng trứng tồn tại trong thai kỳ không có triệu chứng vẫn chưa có sự thống nhất trong xử trí theo dõi (bảo tồn) hay phẫu thuật chủ động. Trong những năm 2004, 2005 các nghiên cứu liên quan đến u buồng trứng trong thai kỳ có chỉ định phẫu thuật, so sánh hai nhóm phẫu thuật cấp cứu và chủ động ghi nhận những trường hợp trì hoãn phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ cho đến khi có biến chứng, thì kết cục thai kỳ không tệ hơn nhóm phẫu thuật chủ động [48], [73]. Họ đề nghị xử trí bảo tồn (không phẫu thuật) nên là lựa chọn trong xử trí các trường hợp u buồng trứng trong thai kỳ. Một nghiên cứu khác vào năm 2013 của Baser và cộng sự ghi nhận u buồng trứng phát hiện lúc mổ lấy thai ở thai kỳ đủ tháng có tiên lượng tốt cho cả mẹ và con [11]. Vấn đề kết cục thai kỳ khi có u buồng trứng tồn tại cũng có khá nhiều các nghiên cứu gần đây bàn luận đến. Đa số ghi nhận xử trí theo dõi u buồng trứng không triệu chứng hoặc phẫu thuật trong thai kỳ không ảnh hưởng kết cục thai kỳ [32], [64]. Tuy nhiên, có ý kiến khác từ nghiên cứu của Schwarzman P và cộng sự cho rằng thủ thuật xâm lấn trong thai kỳ (cắt ruột thừa, phẫu thuật u buồng trứng...) làm tăng tỉ lệ mổ lấy thai và trẻ nhẹ cân, kết cục chu sinh sớm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm không . . 3 can thiệp [75]. Tác giả cũng đề nghị cần nghiên cứu thêm về kết cục thai kỳ với các thủ thuật xâm lấn chuyên biệt. Một nghiên cứu khác so sánh 36 trường hợp phẫu thuật u buồng trứng xoắn cấp cứu trong thai kỳ so với 53 trường hợp phẫu thuật chủ động phòng ngừa biến chứng xoắn, kết quả cho thấy không có sự khác biệt trong kết cục thai kỳ có ý nghĩa thống kê [48]. Tại bệnh viện Từ Dũ, chỉ định phẫu thuật khi có chẩn đoán xác định là u thực thể tồn tại trong thai kỳ, u buồng trứng có biến chứng hoặc nghi ngờ ác tính. Thời điểm phẫu thuật vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ hoặc khi có biến chứng sẽ mổ cấp cứu bất kể tuổi thai. Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất trong kế hoạch xử trí nên vấn đề can thiệp hay theo dõi vẫn còn nhiều tranh luận. Nếu không phẫu thuật chủ động sẽ lo ngại xảy ra biến chứng. Nhưng nếu phẫu thuật khi chưa có triệu chứng sẽ mang lại sự lo lắng cho thai phụ và gia đình vì sợ ảnh hưởng đến thai. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “kết cục thai kỳ các trường hợp có phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ” nhằm xác định tình trạng thai kỳ sau phẫu thuật (thai lưu, sinh non, nhẹ cân, đủ tháng...) cũng như xác định đặc điểm giải phẫu bệnh các loại u buồng trứng, để đối chiếu lại kết quả siêu âm trước phẫu thuật, sẽ làm tăng giá trị siêu âm trong tiên đoán khối u buồng trứng tại bệnh viện. Chúng tôi mong đợi sau nghiên cứu sẽ có thêm dữ kiện để các nhà lâm sàng mạnh dạn hơn trong hướng xử trí và tư vấn cho bệnh nhân nên theo dõi hay cần thiết can thiệp phẫu thuật. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Kết cục thai kỳ các trường hợp có phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ ra sao? . . 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Xác định kết cục thai kỳ các trường hợp có phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ năm 2017-2019. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định kết cục thai kỳ sau phẫu thuật u buồng trứng trong thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ. 2. Mô tả đặc tính u buồng trứng có phẫu thuật trong thai kỳ (lâm sàng và giải phẫu bệnh) tại bệnh viện Từ Dũ. . . 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. Đại cƣơng: [1] Khối u buồng trứng là u xuất phát từ các thành phần cấu trúc buồng trứng bình thường là từ những di tích phôi thai của buồng trứng. Chẩn đoán là khối u buồng trứng thực thể luôn có chỉ định phẫu thuật vì cần biết đặc điểm mô học của u, đặc biệt mức độ ác tính của u và dự phòng biến chứng có thể xảy ra. Hình 1.1: Giải phẫu của tử cung và buồng trứng Nguồn: https://sites.google.com/site/giaiphaunguoisp2/tu-lieu-hinh-anhgpn/chuong-7 . . 6 Buồng trứng là một tuyến kép, đảm nhận đồng thời hai vai trò nội tiết và ngoại tiết. Buồng trứng ngoại tiết đảm nhận chức năng tạo noãn bào cho quá trình thụ tinh. Buồng trứng nội tiết đảm nhận chức năng sản xuất các steroid sinh dục là estrogen và progesterone chuẩn bị cho quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh và duy trì thai kỳ. Buồng trứng là một cơ quan nằm trong ổ bụng và không được bao phủ bởi phúc mạc. Có hai buồng trứng, một bên phải và một bên trái nằm áp vào thành bên của chậu hông phía sau dây chằng rộng. Buồng trứng có hình một hạt đậu dẹt nặng từ 4 - 8 gram, kích thước khoảng 2 cm x 3 cm x 3 cm. Buồng trứng có màu hồng nhạt, bề mặt buồng trứng thường nhẵn cho tới lúc dậy thì, sau đó càng ngày càng sần sùi vì hiện tượng phóng noãn tạo thành những vết sẹo trên bề mặt. Buồng trứng có hai mặt, mặt trong và mặt ngoài. Mặt trong lồi, tiếp xúc với các tua của phễu vòi tử cung và các quai ruột. Mặt ngoài áp vào phúc mạc của thành bên chậu hông, nằm trong hố buồng trứng. Hố buồng trứng được giới hạn do các thành phần nằm ngoài phúc mạc đội lên. Phía trước dưới là dây chằng rộng. Phía trên là động mạch chậu ngoài, phía sau là động mạch chậu trong và niệu quản. Ở đáy hố là động mạch rốn, mạch và thần kinh bịt. Mặt ngoài buồng trứng có một vết lõm gọi là rốn buồng trứng là nơi mạch máu và thần kinh đi vào buồng trứng. Buồng trứng được treo lơ lửng trong ổ phúc mạc nhờ vào hệ thống dây chằng và mạc treo buồng trứng. Động mạch buồng trứng tách ra từ động mạch chủ bụng ở vùng thắt lưng đi trong dây chằng treo buồng trứng để vào buồng trứng ở đầu vòi ngoài ra còn nhánh buồng trứng ở động mạch tử cung. Tĩnh mạch đi theo động mạch và tạo thành một đám rối tĩnh mạch hình dây leo ở gần rốn buồng trứng. Bạch huyết theo các mạch và đổ vào các hạch bạch huyết ở vùng thắt lưng. . . 7 Thần kinh tách ra từ đám rối buồng trứng đi theo động mạch buồng trứng để vào buồng trứng. 1.2. Phân loại u buồng trứng: [95] Phân loại các khối u buồng trứng theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014, được dựa trên cơ sở mô và phôi học của các tân sinh: 1.2.1. Cấu trúc cơ năng của buồng trứng gồm nang noãn nang và nang hoàng thể. Nang noãn nang hình thành khi một nang noãn không vỡ trong quá trình hình thành nang và sự phóng noãn không xảy ra. Đa số các nang noãn nang tự biến mất sau 6 tuần. Nếu một khối u đã được chẩn đoán là nang noãn nang mà vẫn tồn tại lâu dài thì chẩn đoán về một cấu trúc khối tân sinh khác nên được nghĩ đến và được đánh giá chuyên sâu hơn qua hình ảnh. 1.2.2. Các cấu trúc không tân sinh tại phần phụ: cấu trúc hình thành do viêm, buồng trứng đa nang, nang lạc nội mạc tử cung. 1.2.3. Các cấu trúc tân sinh được phân loại được dựa trên nguồn gốc mô và phôi học của thành phần tân sinh: a. U xuất phát từ thượng mô chiếm 50-60% các khối u buồng trứng và chiếm đến 80% các ung thư buồng trứng gồm: U tuyến thanh dịch (serous cystadenoma): lành tính (70%), giáp biên ác (10%), ác tính (20%). U trơn láng, vỏ mỏng, đơn thùy hoặc đa thùy bên trong chứa dịch trong. U giáp biên ác thường là hai bên có đặc tính tái phát, không xâm lấn, không di căn nhưng đặc điểm tế bào là của ác tính. U có thể to đến 25 cm. U tuyến dịch nhầy (mucinous cystadenoma): lành tính, giáp biên ác, ác tính. Chiếm 15% các trường hợp u tuyến dịch nhầy là ác tính. Kích thước khá lớn đôi khi lấp đầy khoang chậu và chèn ép ổ bụng, thường có nhiều vách và . . 8 phân thùy. U giáp biên ác có đặc tính tái phát dai dẳng nhưng không di căn, bệnh nhân chết vì suy kiệt. U dạng nội mạc tử cung (endometroid tumour): hầu hết là ác tính. Giải phẫu bệnh của u này chỉ gồm tế bào tương tự tế bào nội mạc tử cung, hoàn toàn không kèm theo mô đệm tùy hành (endometrial stroma) (khác với nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng gồm vỏ là nội mạc tử cung và mô đệm tùy hành) U tế bào sáng (clear cell tumour): hầu hết là ác tính, có liên quan chặt chẽ với lạc tuyến nội mạc tử cung vùng chậu. U Brenner (Brenner tumour): hiếm khi ác tính, có dạng đặc vì chứa nhiều mô đệm và mô xơ bao quanh lớp tế bào biểu mô. Tần suất hiếm gặp. b. U xuất phát từ tế bào mầm (germ cell tumours): là khối u có nguồn gốc là các tế bào nguồn dòng sinh dục. Bao gồm: U nghịch mầm của buồng trứng theo hướng cấu trúc phôi: tiềm năng ác tính thấp. U quái trưởng thành lành tính (ovarian dermoid tumor) là dạng thường gặp chiếm 95%. U quái đa mô có tỷ lệ ác tính thấp. U quái không trưởng thành luôn luôn là ác tính, chiếm 15% các trường hợp u nghịch phôi của buồng trứng. U quái giáp đơn mô có tiềm năng ác tính cao. U nghịch phôi của buồng trứng theo hướng cấu trúc ngoài phôi: U yolk-sac là loại u tế bào mầm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Choriocarcinoma không thai kỳ: độ ác tính cao. . . 9 c. U xuất phát từ dây giới bào – mô đệm (sex cord-stromal tumours): U mộ đệm đơn thuần: u sợi và hội chứng Meig (fibroma) U mô đệm đơn thuần: u tế bào vỏ (Thecoma), hầu hết lành tính và là một khối u chế tiết estrogen U dây giới bào đơn thuần: U tế bào hạt. U tế bào Sertoli U hỗn hợp mô đệm và dây giới bào d. Các u tân sinh di căn đến buồng trứng: U Krukenberg là do ung thư đại tràng, dạ dày di căn đến buồng trứng. Mô học là các tế bào hình nhẫn rất đặc trưng. 1.3. Chẩn đoán u buồng trứng: Khối u buồng trứng thường không có triệu chứng. Đa số được phát hiện vì khám sức khỏe định kỳ hoặc vì một lý do khác. U buồng trứng có triệu chứng khi quá to hoặc có biến chứng. 1.3.1. Khám lâm sàng: Nhìn hoặc sờ chạm vùng bụng: có thể thấy u to ở vùng hạ vị, căng, gõ đục, di động. Nếu khối u nhỏ còn nằm trong vùng chậu, khi khám phụ khoa sẽ thấy một khối cạnh tử cung kích thước to hoặc nhỏ, mật độ căng không đau ngăn cách với tử cung một rãnh và di động độc lập với tử cung. 1.3.2. Cận lâm sàng: [2], [19] Siêu âm thang xám giúp đánh giá khối u qua những tính chất như kích thước, đặc điểm phản âm trong lòng u có một hay nhiều thùy, có vách ngăn . . 10 trong lòng u hay không, vỏ u dày hay mỏng, có dịch ổ bụng, tình trạng tử cung và phần phụ bên đối diện. Việc mô tả chi tiết các đặc điểm hình ảnh học của khối u đóng vai trò quan trọng trong việc phân định khả năng lành tính cao và ít có khả năng lành tính. Hiện nay, việc kết hợp của siêu âm thang xám và Doppler giúp cải thiện rõ độ chuyên biệt cũng như giá trị dự báo dương có ung thư buồng trứng. Một hệ thống phân loại hình ảnh mới được xây dựng và nhanh chóng được chấp nhận, đó là hệ thống phân tích IOTA [82], [83]. Các kết quả báo cáo cho thấy độ nhạy đối với ung thư buồng trứng là 91% và độ chuyên lên đến 95%. Một số loại u buồng trứng có hình ảnh đặc trưng qua siêu âm giúp cho các bác sỹ dễ dàng trong chẩn đoán bản chất u . Hình 1.2. Hình ảnh siêu âm của u tuyến thanh dịch buồng trứng (serous cystadenoma). Nguồn: https://www.slideshare.net/omneya2/role-of-ultrasound-inovarian-lesions-75903452 . . 11 Hình 1.3. Hình ảnh siêu âm của u tuyến dịch nhày buồng trứng (mucinous cystadenoma) Nguồn: https://radiopaedia.org/articles/ovarian-mucinous-cystadenoma Hình 1.4. Hình ảnh siêu âm của u bì buồng trứng (ovarian dermoid tumor) Nguồn:https://www.mdedge.com/obgyn/article/148061/gynecology/manyfaces-dermoid . . 12 Hình 1.5. Hình ảnh siêu âm của nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng (endometrioma) Nguồn: https://link.springer.com/article/10.1007/s10397-014-0853-5 Nếu đặc điểm hình ảnh u buồng trứng trên siêu âm quá phức tạp, không thể tiên lượng được khả năng lành hay ác tính của khối u thì MRI là một phương thức chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao trong chẩn đoán các khối u buồng trứng như trên trong thai kỳ [81]. Độ nhạy và độ đặc hiệu của MRI là 100% cho cả 2 nhà hình ảnh học cùng đọc kết quả khi đã được phân nhóm và làm mù là 85% và 77% cho mỗi người. MRI đã được chứng minh là an toàn trong thai kỳ [17], [71]. Chẩn đoán chính xác hơn sẽ có lợi trong xử trí theo dõi các trường hợp u buồng trứng trong thai kỳ cho đến lúc sanh [81]. Chất đánh dấu khối u: Các chất này được thực hiện thường quy trong các trường hợp phẫu thuật khối u vùng chậu ở những phụ nữ không mang thai . . 13 khi có kế hoạch phẫu thuật theo chương trình. Tuy nhiên, nó không được đề nghị xét nghiệm ở những bệnh nhân đang mang thai. Ngoài CA 125 các chất khác như AFP, hCG, CEA được sử dụng để theo dõi ung thư buồng trứng biểu mô và không thuộc biểu mô ở những bệnh nhân không có thai. Khi có thai, các chất này liên quan đến sự phát triển, biệt hóa và trưởng thành thai. Nồng độ các chất đánh dấu trên sẽ tăng và dao động trong thai kỳ. Các chất này có thể tăng bất thường có liên quan đến bất thường bánh nhau hoặc dị tật thai (tiền sản giật, hội chứng down, khiếm khuyết ống thần kinh) [72]. CA 125 [60], [72] : là kháng nguyên ung thư hiện diện trong biểu mô vòi trứng, nội mạc tử cung và cổ tử cung. Giá trị bình thường < 35 UI/ml. CA 125 tăng cao ở các trường hợp ung thư biểu mô buồng trứng xâm lấn. CA 125 cũng có thể tăng trong thai kỳ sớm và sau sinh. CA 125 có giá trị ừ 1,000 đến 10,000 UI/ml có liêu quan đến ung thư, và được dùng theo dõi trong điều trị và diễn tiến bệnh. CA 125 cũng tăng cao trong các trường hợp lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, áp xe vòi trứng... Một số bệnh nhân ung thư nhưng CA 125 vẫn ở giá trị bình thường mặc dù ở giai đoạn muộn. Ngoài ra, CA 125 còn tăng cao trong các trường hợp ung thư khác ( tụy, phổi, dạ dày) và một số bệnh lý (tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng, viêm gan, xơ gan...) nên định lượng CA 125 đơn độc không có giá trị trong chẩn đoán ung thư buồng trứng. HE4 (Human epididymis protein 4) [60] : là sản phẩm của gen WFDC2 được biểu hiện quá mức trong ung thư buồng trứng. Nồng độ HE4 cho phép theo dõi những phụ nữ đã mắc ung thư buồng trứng hoặc đang tiến triển, HE4 không được dùng để tầm soát ung thư buồng trứng. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất