Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tư vấn xây ...

Tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kiểm định chất lượng công trình Tín Nghĩa

.DOC
57
196
78

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU --------------------Lao động là một trrong những điều kiện cần thiết quan trọng trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Không chỉ là tiền đề cho sự tiến hóa của loài người mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản xuất. Một xã hội, một doanh nghiệp được coi là phát triển khi lao động có năng suất, chất lượng và có hiệu quả. Như vậy trong các chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào thì yếu tố đặt lên hàng đầu là con người.Trong cơ chế quản lý kinh tế thì tiền lương là một đòn bẩy có giá trị. Vì vậy việc trả lương cho con người phải luôn đổi mới cho phù hợp với sức lao động bên cạnh đó còn góp phần làm cho người lao động quan tâm đến phát triển sản xuất, đẩy mạnh việc phát triển doanh nghiệp, đất nước. Kết hợp với những kiến thức hoc ở trường Cao Đẳng Kinh Tế Kế Hoạch Đà Nẵng và qua quá trình thực tập thục tế tại công ty Cổ phần TVXD & KĐCL công trình Tín Nghĩa, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hoàng Thị Duyên, sự chỉ bảo của chị kế toán Đào Thị Dung e đã tìm hiểu và khai thác Đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TVXD & KĐCL công trình Tín Nghĩa” . Qua đây e cũng học tập được ít điều về kế toán tiền lương thực tế, nhưng vẫn có nhiều sai sót, vậy mong thầy cô giáo chỉ bảo chỗ sai để e biết rút kinh nghiệm . Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản rich theo lương tại công ty Cổ phần TVXD & KĐCL Công trình Tín Nghĩa Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần TVXD & KĐCL công trình Tín Nghĩa Đà Nẵng, ngày 20 tháng 11 năm 2013 Chương 1 Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1Khái quát chung về tiền lương 1.1.1 Khái niệm tiền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. 1.1.2. Ý nghĩa Hạch toán tiền lương: - Giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tiền lương. - Giúp cho việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ, đúng mục đích, đúng chế độ. - Hạch toán tiền lương chặt chẽ sẽ kích thích người lao động tích cực lao động, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả lao động. - Hạch toán lao động tiền lương còn giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác. 1.1.3. Vai trò Tiền lương có vai trò rất quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động. Vì tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, doanh nghiệp trả thù lao cho họ bằng tiền lương để đảm bảo cuộc sống của họ. Đồng thời đó cũng là khoản chi phí của doanh nghiệp bỏ ra trả cho người lao động vì họ đã làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Tiền lương có vai trò như một cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nếu trả lương cho người lao động không hợp lý sẽ làm cho người lao động không đảm bảo ngày công, kỹ thuật lao động cũng như chất lượng lao động. Vì vậy việc trả lương cho người lao động cần được tính toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi, đồng thời kích thích người lao động tự giác và hăng say lao động. 1.1.4. Nhiệm vụ Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ tiền lương,các khoản tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Tính toán phân bổ chính xác đối tượng chi phí tiền lương, các khoản phải trả theo lương vào sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao động. Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp 1.2 Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp. 1.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian * Khái niệm: tiền lương theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động.) - Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách sau: 1.2.1.1.Lương theo thời gian Là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá thời gian. Lương thời gian giản đơn được chia thành: + Lương tháng: Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định theo hợp đồng lao động. Tiền lương tháng được áp dụng để trả cho nhân viên hành chính, nhân viên quản lý hoặc người lao động làm việc theo hợp đồng. Lương tháng = Mức lương tối thiểu * (hệ số lương + tổng các khoản phụ cấp) + Lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc Lương tuần = Tiền lương tháng * 12 tháng 52 tuần + Lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc Lương ngày tiền lương tháng = số ngày làm việc do công ty quy định(22 hoặc 26) +Lương giờ: Là tiền lương trả cho người lao động tùy theo mức lương giờ và số ngày làm việc thực tế. Tiền lương giờ được áp dụng để trả cho người lao động trực tiếp trong những giờ làm việc không hưởng lương sản phẩm, lao động bán thời gian, ngày nghỉ, ngày lê Lương giờ tiền lương ngày = Số giờ làm việc theo chế độ (8 giờ) 1.2.1.2. Lương thời gian có thưởng Là sự kết hợp giữa hình thức tiền lương giản đơn theo chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Lương thời gian có thưởng = tiền lương thời gian * đơn giá tiền lương sản phẩm 1.2.2.Hình thức tiền lương theo sản phẩm Là hình thức tiền lương trả cho người lao động tính theo kết quả lao động của họ. Kết quả lao động được căn cứ vào số lượng sản phẩm do họ stiêu chuẩn chất lượng quy định hay khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu và đơn giá tiền lương của sản phẩm công việc đó. Công thức: Tổng tiền lương phải trả = Số lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá lượng sản phẩm 1.2.2.1 Hình thức tính lương sản phẩm trực tiếp - Là hình thức trả lương cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm. Công thức: Lương theo sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá sản phẩm 1.2.2.2 Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp - Được áp dụng để trả lương cho công nhân phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như: Công nhân vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị… 1.2.2.3 Hình thức tiền lương sản phẩm có thưởng- Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp thì người lao động còn được hưởng một chế độ khen thưởng theo quy định của đơn vị nếu người lao động làm tốt trong các khâu sản xuất: tiết kiệm nguyên vật liệu, năng suất lao động tăng cao. Lương sản phẩm có thưởng = lương sản phẩm + thưởng 1.2.2.4 Hình thức tiền lương thưởng lũy tiến - Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương theo tỉ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. - Theo hình thức này sản phẩm được chia làm hai phần: + Lương sản phẩm trong định mức: Áp dụng đơn giá sản phẩm được quy định ban đầu. + Lương sản phẩm vượt định mức: Áp đơn giá cao hơn đơn giá ban đầu. 1.2.2.5 Hình thức tiền lương khoán khối lượng sản phẩm hoặc công việc - Là hình thức trả lương cho người lao động theo sản phẩm. Hình thức tiền lương này thường áp dụng cho những công việc giản đơn,công việc có tính chất- Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho đến khi hoàn thành công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này được áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. 1.3. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, BHTN và KPCĐ 1.3.1. Quỹ tiền lương Là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương - Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm: + Tiền lương tính theo thời gian + Tiền lương tính theo sản phẩm + Tiền lương công nhật, lương khoán + Tiền lương trả cho lao động tạo ra sản phẩm trong phạm vi chế độ quy định + Tiền lương ngừng sản xuất do khách quan + Tiền lương phép đi học theo chế độ + Tiền lương nhuận bút giảng bài + Tiền lương có tính chất thường xuyên + Các khoản phụ cấp hằng đêm, them giờ, them ca, dạy nghề + Phụ cấp cho người làm công tác kỹ thuật có tài năng Phụ cấp trách nhiệm + Trợ cấp thôi việc - Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia làm hai loại: tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên… + Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động không làm nhiệm vụ chính của họ và thời gian nghỉ theo chế độ quy định 1.3.2 Bảo hiểm xã hội(BHXH)-TK 3383 - Theo quy định mới của bộ luật lao động Thương Binh và Xã Hội thì quỹ BHXH được trích lập theo tỉ lệ 24% trên tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp công nhân viên bị ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động . - Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ quy định trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích lập quỹ BHXH theo tỉ lệ 24% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả CNV trong tháng. Trong đó, 17% tính vào chi phí sản xuất doanh nghiệp, 7% trừ vào lương người lao động.). 1.3.3 Bảo hiểm y tế( BHYT)- TK 3384 - Qũy BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ là 4,5% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả CNV trong tháng, trong đó : 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động và 1,5% trừ vào lương của người lao động. - Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. 1.3.4 Kinh phí công đoàn(KPCĐ)- TK 3382 - Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% KPCĐ trên tổng tiền lương thực nhận phải trả CNV trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. - Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu hoạt động công đoàn doanh nghiệp, KPCĐ được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 1.3.5 Bảo hiểm thất nghiệp(BHTN)- TK 3389 - Nguồn hình thành quỹ BHTN theo điều 102 luật bảo hiểm xã hội, luật bắt buộc đối với người lao động thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn đủ từ 12 đến 36 tháng và các đơn vị có sử dụng từ 10 người trở lên. + Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN + Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người tham gia BHTN. Như vậy tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và doanh nghiệp chịu 1% quỹ lương. * Vậy tổng mức trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ là 32,5% trên tiền lương cơ bản phải trả cho CNV, trong đó: Tính vào chi phí SXKD của doanh nghiệp Trừ vào lương của cán bộ CNV BHXH 17% 7% 24% BHYT 3% 1,5% 4,5% BHTN 1% 1% 2% KPCĐ 2% … 2% Tổng cộng 23% 9,5% 32,5% Các khoản trích theo lương Tổng Cộng TK 334: “ Phải trả công nhân viên” + Nội dung: Phản ánh các khoản phải trả CNV và tình hình thanh toán các khoản phải trả của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của CNV. + Kết cấu tài khoản TK 334: “ Phải trả người lao động” + Nội dung ghi chép: Nợ 1.5.2 trích TK 334 Có -Các khoản tiền lương, thưởng BHXH - SDĐK : Các khoản lương, thưởng, - Các khoản khấu trừ lương, bồi thường BHXH và các khoản phải trả khác cho vật chất công nhân viên - Trích BHXH, BHYT -SDCK: Phản ánh các khoản lương, thưởng BHXH cần phải trả CNV 1.5.2.1 Chứng từ sử dụng Hạch toán các khoản theo lương Khi người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH phải làm các thủ tục để hưởng trợ cấp BHXH trả thay lương, kế toán căn cứ vào các chứng từ như: Bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, xác nhận của cơ quan y tế biên bản điều tra tai nạn giao thông…để lập bảng thanh toán BHXH cho người lao động. Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm các biểu mẫu sau: - Mẫu số 03- LĐTL- Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH - Mẫu số 04- LĐTL- Danh sách người lao động hưởng BHXH - Mẫu số 09- LĐTL- Biên bản điều tra tai nạn giao thông 1.5.2.2 TK sử dụng TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” TK này dung để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác và hình thức thanh toán các khoản đó. Nợ - BHXH phải trả cho CNV Nội dung và kết cấu TK 338 TK338 Có SDĐK : Trích BHXH,BHYYT, KPCĐ theo chế độ quy định - Chi KPCĐ tại doanh nghiệp - Khoản BHXH và KPCĐ đngười nộp lên cơ quan quản lý cấp trên - Chi mua BHYT cho người lao động - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù Tổng số phát sinh có SDCK: Khoản đã trích chưa sd Tổng sốế phát sinh nợ Có 4 tài khoản liên quan đến trích theo lương đó là: - TK 3382: Kinh phí công đoàn - TK 3383: Bảo hiểm xã hội - TK 3384: Bảo hiểm y tế - TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp Trình tự hạch toán TK 111,112 TK 338(3382,3383,3384) Nộp BHXH,BHYT,KPCĐ TK 622,627,641,642 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào đối tượng Chi phí TK 334 TK 111,112 Trợ cấp BHXH phải trả CNV TK 111, 112 Chi tiêu KPCĐ BHXH, BHYT cán bộ CNV phải nộp TK 111,112 Nhận BHXH trợ cấp của cấp trên 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kiểm định chất lượng công trình Tín Nghĩa. 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên công ty: công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kiểm định chất lượng công trình Tín Nghĩa. Vốn điều lệ: 2.500.000.000 VNĐ Mệnh giá cổ phần: 100.000 VNĐ Tổng số cổ phần: 25000 Tên tiếng anh: TIN NGHIA CONSTRUCTION CONSULTING AND QUALITY CONTROL JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt : CCQC E mail: [email protected] Website: www.ccqc.vn • Trụ sở chính: 48- Nguyễn Đình Trọng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam Điện thoại :(84-0511) 3724723 (725-726-727) Fax: (84-0511) 3724723 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu chính của công ty 1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty  Chức năng của công ty Công ty hoạt động trên lĩnh vực tư vấn xây dựng và kiểm định chất lượng công trình theo quyết định thành lập công ty và giấy phép kinh doanh số :3203000641 do sở kế hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng cấp - Giấy phép thành lập chi nhánh đăknông số 6313000641 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh đăknông cấp ngày 23/05/2008. Quyết định số 881 Q/Đ- BXD ngày 03/07/2008 của bộ trưởng bộ xây dựng về công nhận khả năng thực hiện các phép thử của phòng thí nghiệm công ty cp tư vấn xây dựng và kiểm định chất lượng công trình Tín Nghĩa. Công văn số 326/ GD-TN ngày 01/09/2005 của cục giám định nhà nước về chất lượng công trình công nhận công ty là thành viên chính thức của mạng lưới kiểm tra việt nam Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng công nghiệp. cộng đồng, công cộng và dân dụng, xây dựng đường bộ, các công trình thủy lợi, hồ chứa nước. - Thi công công trình giao thông: nền, mặt đường cấp phối, cống bê tong cốt thép các loại. - Kiểm định, giám sát công trình thi công.  Nhiệm vụ: - Tuân thủ các lĩnh vực hoạt động đã đăng kí kinh doanh - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách và chế độ quản lý của nhà nước - Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, giải quyết đủ việc làm cho người lao động. Cải thiện điều kiện làm việc và từng bước nâng cao mức thu nhập của người lao động trong công ty. Công ty còn phải nâng cao thảo mãn nhu cầu khách hàng của mình đối với chất lượng. không ngừng nâng cao vị thế canh tranh của công ty trong lòng khách hàng. 1.2.3 Mục tiêu chính của công ty STT 1 Tên ngành Mã ngành Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. 7110(chính Chi tiết : tư vấn: khảo sát, Thẩm định, Giám sát, lập dự án lập hồ sơ dự án mời thầu, tư vấn đấu thầu về lĩnh vực xây dựng giao thông, thủy lợi, thủy điện. dân dụng. tư vấn thiết kế phương án vận tải, gia cố cầu đường, bến bãi 2 3. 4 Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác Chi tiết: kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình. 71109 Hoạt động thiết kế chuyên dụng 7410 Chi tiết: thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp; thiết kế công trình giao thông đường bộ; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật; thiết kế công trình cấp thoát nước. Thí nghiệm vật liệu xây dựng. kiểm định, thử tải đánh giá chất lượng công trình xây dựng. tư vấn, thiết kế phương án vận tải, gia cố cầu đường, bến bãi. Ngành nghề chưa khớp với hệ thống ngành kinh tế việt nam 1.2.4 Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kiểm định chất lượng công trình Tín Nghĩa. 1.2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Chú giải: Quan hệ phối hợp thực hiện Quan hệ trực tuyến QuanHỘI hệ chức năng ĐỒNG QUẢN TRỊ (KIÊM GIÁM ĐỐC) PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM ĐỐC ĐỐC ĐỐC PHÒNG THÍ NGHIỆM PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TỔNG HỢP CHI NHÁNH VP ĐẠI DIỆN Vp Bộ Vp phận Đại Bộ Bộ Bộ Bộ phận quản Chi nhánh đăk thí nghiệm vật liệu Bộ phậnBộ tưuphận vấn thiết kế lập Diện phận xây phận kiểm phận định khảo sát (địa dự án các ctxd giám sát lí nhân sự nông chất lượng ctxd hình địa chất) Hà tài chính kế toán dựng 1.2.5 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận  Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc PHÒNG KD Nội Đại Diện Tp Hcm -Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, hoạt động của hội đồng quản trị theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty, có trách nhiệm bồi thường vật chất đối với các thiệt hại kinh tế của công ty - Tổng giám đốc là người đại diên cho công ty, điều hành hoạt động của công ty. Tổng giám đốc tổ chức hoạt động các nghị quyết của hội đồng quản trị vàđại hội đồng cổ đông, báo cáo định kỳ cho hội đồng quản trị tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trình hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch hàng quý, năm. Người trực tiếp phụ trách lĩnh vực tổ chức cán bộ và tài chính, phân nhiệm công tác cho phó tổng giám đốc và giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng, ban, bộ phận…  Phó giám đốc: Là người giải quyết công việc thay thế tổng giám đốc khi được sự ủy quyền của tổng giám đốc bằng văn bản, có trách nhiệm theo dõi báo cáo cho tổng giám đốc mọi diễn biến thuộc lĩnh vực mình được phân nhiệm một cách thường xuyên và xin ý kiến chỉ đạo.  Phòng quản lý kinh doanh: Hoạch định kế hoạch kinh doanh, báo các sản lượng thực hiện, theo dõi lập dự án, quyết toán khối lượng, tính hiệu quả của công trình, dự án, phân tích kinh tế dự báo khả năng lời, lỗ của công trình.  Phòng tổng hợp: Bao gồm bộ phận quản lý nhân sự và bộ phận kế toán tài chính. Thực hiện nhiệm vụ sắp xếp nhân lực cho các bộ phận quản lý. Giải quyết vấn đề chính sách có liên quan đến nhân lực của công ty: tuyển dụng, đề bạt, chính sách tiền lương. Phòng kế toán tài chính: Cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, hạch toán xây dựng, tham mưu kế hoạch sử dụng vốn, tổng hợp sổ sách.  Phòng kĩ thuật: Kiểm tra thiết bị kỹ thuật của các dự án đầu tư, nghiệm thu thiết kế kỹ thuật, nghiệm thu hồ sơ thiết kế  Phòng thí nghiệm: Có nhiệm vụ xác định độ mịn, khối lượng riêng, xác định giới hạn bền uốn và chất lượng cơ lý hóa của vật liệu xây dựng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan