Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cptm quảng cáo việt nam...

Tài liệu Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cptm quảng cáo việt nam

.PDF
75
82
139

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai TÓM LƢỢC Đối với Công ty Cổ phần Thương mại Quảng cáo Việt Nam, tổ chức công tác kế toán có vai trò tính toán, ghi chép các hoạt động kinh tế - tài chính phát sinh rồi xử lý, tập hợp, cung cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính để phân tích số liệu kế toán giúp Đại hội đồng cổ đông đưa ra các quyết định hợp lý, kịp thời về kinh tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, công tác kế toán còn cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính ở công ty để giúp lãnh đạo công ty điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế - tài chính đạt hiệu quả cao thông qua việc phân tích các thông tin kế toán để đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính và dự toán khả năng phát triển của công ty. Hiện nay ở nước ta, thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế phổ biến. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán thanh toán thuế giá trị gia tăng là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán thanh toán thuế GTGT giúp các doanh nghiệp tính ra số thuế GTGT phải nộp cho nhà nước để các doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, tổ chức công tác thanh toán thuế GTGT giúp doanh nghiệp xác định được số thuế GTGT được hoàn lại hay được miễn giảm nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Nhận thức được sâu sắc về vai trò của kế toán, đặc biệt là Việc xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp một cách chính xác sẽ góp phần thực hiện tốt luật thuế giá trị gia tăng, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và tổ chức hạch toán kế toán chính xác và đúng theo quy định.nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại Quảng cáo Việt Nam được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty và cán bộ nhân viên trong phòng kế toán, đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của cô Ngô Thị Xuân Oanh, cộng với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu chuyên về thuế GTGT. Vận dụng những kiến thức đã học ở nhà truờng kết hợp với thực tế hạch toán của Công ty Cổ phần Thương mại Quảng cáo Việt Nam, em quyết định chọn chuyên đề thực tập: “Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam” SVTH: Nguyễn Văn Thọ i Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo PGS.TS Trần Thị Hồng Mai đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại Học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty CPTM quảng cáo Việt Nam đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty CPTM quảng cáo Việt Nam luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc và cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Thọ SVTH: Nguyễn Văn Thọ ii Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai DANH MỤC VIẾT TẮT CPTM Cổ phần thương mại HĐTV Hội đồng thành viên BCTC Báo cáo tài chính TS Tỷ suất TK Tài khoản DTT Doanh thu thuần TTS Tổng tài sản NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam đồng BGĐ Ban giám đốc PGĐ Phó giám đốc GVD Giao dịch viên BCDKT Bảng cân đối kế toán NPT Nợ phải trả TSCĐ Tài sản cố định GTGT Giá trị gia tăng SVTH: Nguyễn Văn Thọ iii Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai MỤC LỤC TÓM LƢỢC.............................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................................... iii MỤC LỤC................................................................................................................................ iv DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa : ...................................................................................................... 1 1.1. Lý thuyết : ......................................................................................................................... 1 1.2. Thực tế:............................................................................................................................... 2 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết ............................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3 4. Phƣơng pháp (cách thức) thực hiện đề tài ...................................................................... 3 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp...................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của kế toán thuế GTGT .......................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................................. 5 1.1.1.1. Khái niệm thuế............................................................................................................ 5 1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT: ................................................................... 6 Khái niệm:................................................................................................................................. 6 Trích nguồn http://ketoan24h.com/home/kien-thuc/ke-toan-nang-cao/5-tim-hieuthue-gtgt.html ........................................................................................................................... 6 Đặc điểm:................................................................................................................................... 7 1.1.2. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp tính thuế GTGT ............................................... 7 1.1.2.1. Đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng không chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế GTGT ... 7 1.1.2.2. Về phạm vi đánh thuế GTGT ................................................................................ 10 1.1.2.3. Căn cứ tính thuế GTGT và phƣơng pháp tính thuế GTGT............................. 10 1.1.2.3.1. Căn cứ tính thuế GTGT....................................................................................... 10 1.1.2.3.2. Phƣơng pháp tính thuế: ....................................................................................... 11 SVTH: Nguyễn Văn Thọ iv Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai 1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT ............................................................. 14 1.1.3.1 Vai trò của kế toán thuế GTGT .............................................................................. 14 1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT ........................................................................ 15 1.2. Nội dung kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp .................................................. 15 1.2.1. Nguyên tắc chung ........................................................................................................ 15 1.2.2. Chứng từ kế toán sử dụng.......................................................................................... 15 1.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng........................................................................................ 16 1.2.3.1. Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ ........................................ 17 1.2.3.2 Tài khoản 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp .................................................. 17 1.2.4 Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về thuế GTGT ........................................ 18 1.2.5. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán thuế giá trị gia tăng......................................... 23 1.2.6. Kế toán thuế GTGT trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán ..................... 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CPTM QUẢNG CÁO VIỆT NAM ..................................................... 29 2.1. Tổng quan các nhân tố ảnh hƣởng đến kế toán thuế GTGT tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam .............................................................................................................. 29 2.1.1. Tổng quan về công ty CPTM quảng cáo Việt Nam............................................... 29 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: ..................................................................... 29 2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị ........................................................ 31 2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị .................................................................... 31 Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh ......................................................... 31 2.1.1.4. Tổ chức công tác kế toán:........................................................................................ 34 2.1.2. Ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến kế toán thuế GTGT tại công ty ...... 37 2.2. Thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam ....... 40 2.2.1. Tình hình nộp thuế tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam .............................. 40 2.2.2. Phƣơng pháp tính thuế GTGT tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam .......... 40 2.2.3. Các mức thuế suất đƣợc áp dụng tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam.... 40 2.2.4. Kế toán thuế GTGT đầu vào.................................................................................... 41 2.2.4.1. Luân chuyển chứng từ kế toán ............................................................................. 41 2.2.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng: ................................................................................... 41 2.2.4.3. Quá trình kế toán thuế GTGT đầu vào............................................................... 41 SVTH: Nguyễn Văn Thọ v Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai 2.2.5.2. Tài khoản kế toán sử dụng: ................................................................................... 44 2.2.5.3 Quá trình kế toán thuế GTGT đầu ra ................................................................... 44 2.2.6 Kế toán thuế GTGT phải nộp .................................................................................... 45 2.2.7. Kê khai và quyết toán thuế: ....................................................................................... 45 2.2.7.1. Một số quy định chung ............................................................................................ 46 2.2.7.2. Phƣơng pháp lập tờ khai thuế GTGT tháng 1/2013 (Mẫu số 01/GTGT) ........ 48 2.2.7.3. Quyết toán thuế GTGT:.......................................................................................... 54 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN .......... 55 KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CPTM QUẢNG CÁO VIỆT NAM ............................................................................................................................. 55 3.1. Kết luận ............................................................................................................................ 55 3.2. Những ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thuế GTGT ở Công ty CPTM quảng cáo Việt Nam ................................................................................................ 58 3.2.1 Những ý kiến đóng góp đối với Nhà nƣớc................................................................ 58 3.2.2 Những ý kiến đóng góp đối với công ty CPTM quảng cáo Việt Nam ................. 59 3.3. Một số bất cập về kế toán thuế GTGT hiện nay ở nƣớc ta .................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 62 SVTH: Nguyễn Văn Thọ vi Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai DANH MỤC SƠ ĐỒ Biểu 1.1 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Biểu 1.2 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Sơ đồ 2.1.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty CPTM quảng cáo Việt Nam Sơ đồ 2.1.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sơ đồ 2.1.3 Quy trình ghi sổ Nhật ký chung của công ty CPTM quảng cáo Việt Nam Sơ đồ 2.2.1: Quy trình kế toán thuế GTGT đầu vào từ phần mềm kế toán trong doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung (công ty CPTM quảng cáo Việt Nam sử dụng hình thứ kế toán Nhật ký chung) Sơ đồ 1.2.4: KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU VÀO Sơ đồ 2.2.2: KẾ TOÁN THUẾ GTGT PHẢI NỘP NSNN SVTH: Nguyễn Văn Thọ vii Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai PHẦN MỞ ĐẦU Nội dung chính của phần bao gồm: 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa : 1.1. Lý thuyết : Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Bước sang thế kỷ XXI xu hướng chung của nền kinh tế là sự quốc tế hóa và hợp tác hóa cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp hoạt động tốt, hiệu quả sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động để từ đó giúp cuộc sống của người dân tốt hơn và doanh nghiệp có điều kiện để đóng thuế cho nhà nước tốt và đầy đủ hơn. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc tử các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong, vốn có của thuế, những thuộc tính có tính ổn định tương đối qua các giai đoạn phát triển và biểu hiện thành những đặc điểm riêng có, qua đó giúp ta phân biệt thuế và các công cụ tài chính khác. Hiện nay, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Để đáp ứng thực tiễn quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi phải thay thế các luật thuế không còn phù hợp với thực tiễn bởi các luật thuế mới (luật thuế GTGT và luật thuế TNDN). Luật thuế GTGT đã được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 (tháng 5/1997) thông qua và chính thức được áp dụng từ ngày 1/1/1999 thay thế cho luật thuế doanh thu. Sau hơn mười bốn năm thực hiện, được sửa đổi và điều chỉnh bởi các nghị định và thông tư, luật thuế GTGT đã tỏ ra phù hợp với thực tiễn quản lý kinh tế mới, tạo nguồn thu ổn định cho Ngân sách Nhà nước, khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Với vai trò quan trọng như vậy, nên công tác quản lý thuế càng trở nên quan trọng hơn không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp, người dân. Doanh nghiệp có nghĩa vụ kế toán thuế GTGT một cách đầy đủ, chính xác để báo cáo, nộp thuế cho cơ quan nhà nước. SVTH: Nguyễn Văn Thọ 1 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai 1.2. Thực tế: Qua quá trình khảo sát tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam cho thấy: Công tác tổ chức kế toán cũng được hoàn thiện, nâng cao, đáp ứng được yêu cầu,đặc điểm của công ty, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp hạch toán kế toán, các chỉ tiêu giữa kế toán và các bộ phận khác có liên quan. Số liệu kế toán được phản ánh trung thực, chính xác. Công tác hạch toán đã phản ánh đầy đủ, chính xác,trung thực tình hình hiện có. Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán nên việc cập nhật và xử lý thông tin kế toán được thực hiện được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.Bên cạnh đó thì tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPTM quảng cáo Việt Nam vẫn còn một số vấn đề bộ máy kế toán công ty khá gọn nhẹ mà công ty có nhiều nghiệp vụ phát sinh nên khiến cho nhân viên kế toán chịu nhiều áp lực. Đặc biệt, các nghiệp vụ kinh tế của công ty liên quan tới các doanh nghiệp khác nên gây ra nhiều khó khăn trong việc hạch toán chính xác các khoản thuế, đặc biệt là thuế GTGT. 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết Nghiên cứu quy trình kế toán thuế GTGT trong hệ thống kế toán tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam nhằm giúp công ty nhìn nhận một cách toàn diện về thực trạng quy trình kế toán thuế tại công ty. Từ đó giúp ban lãnh đạo công ty quản lý, giám sát chặt chẽ hơn quy trình kế toán thuế GTGT trong toàn bộ quy trình kế toán của công ty để hoàn thành BCTC để nộp lên cơ quan quản lí và cơ quan thuế… Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu “Kế toán thuế GTGT tại công ty CPTM quảng cáo Viêt Nam”, đề tài cho thấy thực trạng quy trình kế toán thuế nói chung cũng như quy trình kế toán thuế GTGT nói riêng được thực hiện ra sao tại các doanh nghiệp, cụ thể đề tài cho biết những khó khăn, hạn chế còn tồn tại của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy trình kế toán thuế GTGT cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới quy trình đó. Từ thực trạng nêu trên, Bộ tài chính có thể có cái nhìn tổng quát về quy trình kế toán thuế GTGT trong hoạt động kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp thương mại, thấy được những khó khăn nào mà hầu hết các công ty gặp phải trong quá trình thực hiện báo cáo của mình. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ nghiên cứu, đưa ra những điều chỉnh phù hợp, những hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty có thể áp dụng và thực hiện tốt quy trình áp dụng của công ty mình, đặc biệt là quy trình kế toán thuế GTGT. SVTH: Nguyễn Văn Thọ 2 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường các thông tin tài chính có độ tin cậy, chính xác và trung thực hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong các hoạt động kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu đề tài còn giúp cho người sử dụng thông tin có được những kiến thức căn bản liên quan tới hoạt động kế toán thuế GTGT. Bên cạnh đó, người đọc có được cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động kế toán thuế GTGT trong hoạt động kê khai thuế tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam, trong đó thấy được những ưu, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kế toán thuế GTGT của công ty. Trên cơ sở đó, người sử dụng thông tin sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kế toán thuế GTGT tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam. - Không gian: Công ty CPTM quảng cáo Việt Nam. - Số liệu: Tờ khai thuế GTGT tháng 1,2 năm 2013 (phụ lục) 4. Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài  Phương pháp thu thập dữ liệu:. + Quan sát: Thông tin được thu thập qua việc quan sát trực tiếp cách làm của các nhân viên kế toán từ khâu vào chứng từ chuyển chứng từ, tới khâu nhập dữ liệu vào máy, lên bảng kê khai hóa đơn thuế GTGT và tờ khai thuế GTGT. Những thông tin này giúp đánh giá được phần nào các bước thực hiện thuế tại công ty. + Phỏng vấn: Thu thập số liệu bằng việc hỏi trực tiếp các nhân viên kế toán và nhà quản trị công ty, trong đó tập trung nhiều vào phỏng vấn bà Ngô Thị Xuân Oanh – kế toán trưởng của công ty. Các câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước. Thời gian và địa điểm được hẹn trước, phỏng vấn tại phòng kế toán của công ty. Nội dung của các cuộc phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về tình hình kinh doanh, công tác kế toán nói chung và kế toán thuế giá trị gia tăng nói riêng tại đơn vị. + Nghiên cứu tài liệu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các hóa đơn, chứng từ, sổ sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết) liên quan đến thuế GTGT, các BCTC của công ty…Ngoài ra, việc tham khảo các tài liệu liên quan từ bên ngoài như các nguồn thông tin về dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến kế toán thuế GTGT bao gồm: Các thông tin về thuế GTGT thu thập được thông qua tìm hiểu các SVTH: Nguyễn Văn Thọ 3 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai sách giáo trình, các bài báo, nghiên cứu khoa học, tạp chí thuế nói về thuế GTGT.Một số luận văn viết về đề tài kế toán thuế GTGT của sinh viên các trường khác. Các thông tin thu được qua các trang Web về kế toán thuế...  Phương pháp xử lý dữ liệu: Tất cả các thông tin thu thập được sau các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩn thận, sau đó được hoàn thiện và sắp xếp lại một cách có hệ thống. Các thông tin thu được từ các phương pháp trên được tập hợp lại, phân loại, chọn lọc ra các thông tin cần thiết phù hợp với đề tài nghiên cứu về kiểm toán doanh thu theo định hướng đề cương chi tiết của giáo viên hướng dẫn cô giáo – PGS.TS Trần Thị Hồng Mai. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT tại công ty CPTM quảng cáo Việt Nam Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện phương pháp tính thuế GTGT SVTH: Nguyễn Văn Thọ 4 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận của kế toán thuế GTGT 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm thuế Trích nguồn http://voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-niem-va-dac-diem-cua-thue.html Nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đã đưa ra một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả, “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước”. Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”. Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước. SVTH: Nguyễn Văn Thọ 5 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường: - Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. - Thuế là công cụ điều hòa thu nhập,thực hiện công bằng xã hội. - Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra,kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. 1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT: Khái niệm: Trích nguồn http://ketoan24h.com/home/kien-thuc/ke-toan-nang-cao/5-tim-hieu-thuegtgt.html Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắc là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng. Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng .Các quốc gia khác cũng đang trong thời ký nghiên cứu loại thuế này. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng. Ở nước ta, tại ký họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999. Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ. SVTH: Nguyễn Văn Thọ 6 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai Đặc điểm: - Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trực tiếp vào đối tượng tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT,là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ,là khoản thu được công thêm vào giá bán của người cung cấp,hay nói cách khác giá cả hàng hóa,dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT. - Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa,dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao. Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh: + Thứ nhất,thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế,do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào ngân sách nhà nước. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ dơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa,dịch vụ. + Thứ hai,thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh,bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít. 1.1.2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp tính thuế GTGT 1.1.2.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT a. Đối tượng chịu thuế GTGT Theo quy định tại điều 2, Luật thuế GTGT và điều 2 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá,dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam, trừ tất cả các đối tượng quy định tại mục II, phần A,thông tư số 122/2000/TT-BTC ra ngày 29/12/2000 của Bộ Tài Chính. b. Đối tượng không chịu thuế GTGT Bao gồm tất cả các đối tượng được quy định tại mục II, phần A, thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000của Bộ Tài Chính. SVTH: Nguyễn Văn Thọ 7 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai Theo nguyên tắc thuế GTGT thì mọi hàng hóa,dịch vụ tiêu dùng ở Vệt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Tuy nhiên,trong quy định của Luật thuế GTGT ở nước ta cũng như các nước đều có quy định các đối tượng không chịu thuế GTGT. Đối tượng cụ thể các nước quy định có khác nhau,ở nước ta hiện hành quy định có các nhóm hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT như sau: * Hàng hóa,dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng đồng,không mang tính chất kinh doanh: - Dịch vụ y tế. - Văn hóa, giáo dục, đào tạo; dạy học,dạy nghề. - Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện. - Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục, thể thao không nhằm mục đích kinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản suất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim video tài liệu. - Phát sóng phát thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. - Dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên,cây xanh thành phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ… * Hàng hóa,dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội,nhân đạo: - Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trơn nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan Nhà nước,tổ chức chính trị,tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,đơn vị vũ trang nhân dân… - Hàng hóa bán cho tổ chức quốc tế,người nước ngoài để viện trợ nhân đạo,viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. * Hàng hóa,dịch vụ của một số ngành sản xuất còn gặp nhiều khó khăn cần khuyến khích phát triển: - Sản xuất nông nghiệp: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra; sản phẩm là giống vật nuôi,giống cây trồng. SVTH: Nguyễn Văn Thọ 8 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai - Sản phẩm muối. Các sản phẩm này thực tế hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất theo quy mô nhỏ, hộ gia đình,chưa thực hiện chế độ hóa đơn,chứng từ nên khó xác định thuế và nếu có thu thì chi phí quản lý hành chính thuế của ngành thuế và chi phí tuân thủ của người nộp thuế lớn, gây ra không hiệu quả về mặt xã hội. * Hàng hóa,dịch vụ xác định theo yêu cầu,mục tiêu cụ thể gồm: - Thiết bị, máy móc,phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; máy bay, giàn khoan, tàu thủy thuê của Nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất,kinh doanh; thiết bị,máy móc,phụ tùng thay thế,phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò,phát hiện mỏ dầu khí. - Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoán sản chưa qua chế biến do chính phủ quy định như: dầu thô,đá phiến,cát,đất hiếm,đá quý,quặng măng-gan, quặng thiếc,quặng sắt… - Chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính: nhằm khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm,là yếu tố quan trọng để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh,qua đó tác động mạnh đến phát triển nền kinh tế. * Hàng hóa nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt nam: hàng chuyển khẩu, quá cảnh,mượn đường qua Việt Nam;hàng tạm nhập khẩu,tái xuất khẩu; hàng xuất khẩu,tái nhập khẩu… * Hàng hóa mang tính chất phục vụ nhu cầu đặc biệt của Nhà nước hoặc cần bảo mật như: vũ khí,khí tài chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng,dự trữ quốc gia… * Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp:phần lớn các nước thường áp dụng ngưỡng tính thuế. * Hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm,do đó khó xác định được thuế GTGT: dịch vụ tín dụng,quỹ đầu tư,hoạt động kinh doanh chứng khoán… Hầu hết các nước cũng không thu thuế với nhóm này. SVTH: Nguyễn Văn Thọ 9 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai * Hàng hóa, dịch vụ khác: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiềm cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh… c. Đối tượng nộp thuế GTGT Theo quy định tại điều 3, Luật thuế GTGT và điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 thì đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm: - Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng kí kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã. - Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội,tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức - nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. - Cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác. 1.1.2.2. Về phạm vi đánh thuế GTGT Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ,không đánh vào phạm vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hóa,dịch vụ nhập khẩu 1.1.2.3. Căn cứ tính thuế GTGT và phương pháp tính thuế GTGT 1.1.2.3.1. Căn cứ tính thuế GTGT a, Giá tính thuế: * Nguyên tắc cơ bản xác định giá thành thuế GTGT: - Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp. Nguyên tắc chung xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng,người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu. SVTH: Nguyễn Văn Thọ 10 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai - Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT là thời điểm cơ sở kinh doanh đã chuyển giao quyền sở hữu,quyền sử dụng hàng hoá,dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. * Giá tính thuế đối với một số trường hợp: Giá tính thuế đối với một số trường hợp được quy định cụ thể như sau: - Đối với sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay lương: Giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính theo giá bán của sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh. - Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT. Giá chưa có thuế GTGT được xác định theo công thức: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán(tiền bán vé bán tem…) : (1+(%) thuế suất của hàng hoá,dịch vụ đó. b, Thuế suất: Thuế suất được xác định là “linh hồn” của mỗi luật thuế,thể hiên quan điểm mức động viên của Nhà nước với đối tượng chịu thuế. Việc quy định thuế suất hợp lý có ý nghĩa quan trọng. Luật thuế GTGT của Việt Nam có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999,quy định bốn mức thuế suất (0%,5%,10% và 20%); sau một thời gian áp dụng và để hoàn thiện,Luật đã được điều chỉnh,hiện nay chỉ còn 3 mức thuế suất là 0%,5% và 10%. 1.1.2.3.2. Phương pháp tính thuế: a, Phương pháp khấu trừ thuế: * Đối tượng áp dụng: SVTH: Nguyễn Văn Thọ 11 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai Các đơn vị,tổ chức kinh doanh,doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật doanh nghiệp), Luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị,tổ chức kinh doanh khác được áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn của Bộ tài chính,trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua,bán vàng bạc,đá quý,ngoại tệ ( thuộc diện áp dụng phương pháp trực tiếp) thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT,do vàng bạc,đá quý,ngoại tệ là các loại hang hóa có giá trị lớn,nhưng chênh lệch mua bán so với giá vốn không lớn và thường các cơ sở kinh doanh mua bán với các đối tượng tiêu dung trực tiếp không đảm bảo được về hóa đơn,chứng từ. * Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Xác định thuế GTGT đầu ra: thuế suất thuế = * GTGT của hàng hóa,dịch vụ đó + Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế Thuế GTGT đầu ra Giá tính thuế của hàng hóa,dịch vụ chịu thuế bán ra khi bán hàng hóa,dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa,dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa,dịch vụ,cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế,thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. + Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán,không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa,dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn,chứng từ. + Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán,hóa đơn,chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán,hóa đơn,chứng từ,nếu hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh,cơ quan thuế kiểm tra,phát hiện thì xử lý đối với cơ sở kinh doanh bán hàng,dịch vụ đó như sau: SVTH: Nguyễn Văn Thọ 12 Lớp: K45D8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Thị Hồng Mai Trường hợp thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai,nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn. Trường hợp thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai,nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. - Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ : + Thuế GTGT đầu của hàng hóa, dich vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ. + Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế còn lại được tính vào chi phí của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT. + Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. + Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. + Tài sản cố định là ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng, trừ ôtô sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hành khách, du lịch, khách sạn thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ. + Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ. + Phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT. Đối với những hoá đơn này, cơ SVTH: Nguyễn Văn Thọ 13 Lớp: K45D8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan