Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuấ...

Tài liệu Kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang thực trạng và giải pháp

.PDF
98
671
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  TRẦN THỊ BẢO TRÂM KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI AN GIANG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  TRẦN THỊ BẢO TRÂM KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI AN GIANG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN THẢO TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Trần Văn Thảo. Đây là đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán. Luận văn này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ. TÁC GIẢ LUẬN VĂN MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ........................................................................................ 6 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và những rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ...................................................................................6 1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ..............................................6 1.1.2. Rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu .............................................7 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro ..........................................................................7 1.1.2.2. Phân loại rủi ro ............................................................................8 1.1.2.3. Phân tích rủi ro ............................................................................9 1.2. Khái quát chung về công cụ tài chính phái sinh ............................................10 1.2.1. Khái niệm và vai trò của công cụ tài chính phái sinh .................................... 10 1.2.2. Các loại công cụ tài chính phái sinh phổ biến hiện nay ................................ 11 1.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) ........................................11 1.2.2.2. Hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau - future contract) .......12 1.2.2.3. Hợp đồng quyền chọn (Option contract) ..................................12 1.2.2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swap contract) .........................................13 1.3. Phòng ngừa rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh.....................................14 1.3.1. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn ....................................................... 14 1.3.1.1. Đối với rủi ro tỷ giá ...................................................................14 1.3.1.2. Đối với rủi ro lãi suất ................................................................14 1.3.1.3. Đối với rủi ro giá cả hàng hóa...................................................14 1.3.2. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai ................................................... 15 1.3.2.1. Đối với rủi ro tỷ giá ...................................................................15 1.3.2.2. Đối với rủi ro lãi suất ................................................................15 1.3.2.3. Đối với rủi ro giá cả hàng hóa...................................................16 1.3.3. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn ............................................... 16 1.3.3.1. Đối với rủi ro tỷ giá ...................................................................16 1.3.3.2. Đối với rủi ro lãi suất ................................................................17 1.3.3.3. Đối với rủi ro giá cả hàng hóa...................................................17 1.3.4. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng hoán đổi .................................................... 17 1.3.4.1. Đối với rủi ro tỷ giá ...................................................................17 1.3.4.2. Đối với rủi ro lãi suất ................................................................18 1.3.4.3. Đối với rủi ro giá cả hàng hóa: .................................................18 1.4. Kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro theo chuẩn mực kế toán quốc tế ......................................................................................18 Kết luận chương 1 ............................................................................................................23 Chương 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI AN GIANG..................................................................................................24 2.1. Tổng quan các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang ........................24 2.1.1. Giới thiệu chung.................................................................................................. 24 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến kế toán các công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang ................................................................................................ 25 2.1.3. Rủi ro và phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các DN XNK ở An Giang ......................................................................................................................... 27 2.2. Thực trạng cơ sở pháp lý về kế toán các công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro .................................................................................................................30 2.3. Thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang...................................................34 2.3.1. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán ................................................................. 36 2.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ................................................ 36 2.3.3. Trình tự hạch toán ............................................................................................... 37 2.3.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán............................................................................. 38 2.3.5. Trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính .................................................... 38 2.4. Một số vấn đề về cơ sở pháp lý và kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang ..............39 2.4.1. Nguyên nhân hiện nay........................................................................................ 39 2.4.1.1. Nhóm nguyên nhân khách quan................................................39 2.4.1.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan ...................................................41 2.4.2. Đánh giá về cơ sở pháp ly và kế toán công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang.............................................. 42 2.4.2.1. Những tồn tại có nguyên nhân khách quan ..............................42 2.4.2.2. Những tồn tại có nguyên nhân chủ quan ..................................43 Kết luận chương 2 ............................................................................................................45 Chương 3 GIẢI PHÁP KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI AN GIANG..................................................................................................46 3.1. Quan điểm thực hiện giải pháp kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu An Giang .........................46 3.2. Giải pháp cụ thể đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang .47 3.2.1. Đối với những tồn tại xuất phát từ nguyên nhân chủ quan ........................... 47 3.2.2. Đối với những tồn tại xuất phát từ nguyên nhân khách quan ....................... 48 3.2.2.1. Doanh nghiệp cần nhận diện và phân tích rủi ro tài chính đang gặp phải một cách chuyên nghiệp ...................................................................48 3.2.2.2. Hướng dẫn vận dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro tại các DN XNK An Giang trong điều kiện hiện nay ..................49 3.2.2.3. Lập báo cáo kế toán quản trị để phân tích tình hình, kiểm soát CCTCPS sau khi sử dụng để phòng ngừa rủi ro.............................................64 3.3. Kiến nghị Nhà nước ..........................................................................................66 3.3.1. Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán 2003 ................................... 66 3.3.2. Nghiên cứu ban hành các Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính ........... 66 3.3.3. Hoàn thiện nội dung chế độ kế toán doanh nghiệp về kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro ............................................................................... 67 Kết luận chương 3 ............................................................................................................68 KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Việt Viết đầy đủ Tiếng Anh ADB Ngân hàng phát triển Châu Á The Asian Development Bank IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standard IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế International Financial Reporting Standards IMM Thị trường tiền tệ quốc tế The International Monetary Market WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organnization BCTC Báo cáo tài chính CCTCPS Công cụ tài chính phái sinh CMKT Chuẩn mực kế toán DN Doanh nghiệp HĐHĐ Hợp đồng hoán đổi HĐKH Hợp đồng kỳ hạn HĐPS Hợp đồng phái sinh HĐQC Hợp đồng quyền chọn HĐTL Hợp đồng tương lai NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại SPPS Sản phẩm phái sinh TK Tài khoản XNK Xuất nhập khẩu 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, kinh doanh xuất nhập khẩu được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia [Nguyễn Trí Tri, 2010]. Do đó, khi Nhà nước thực hiện chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (DN XNK) là những DN đón đầu cơ hội cũng như thách thức. Một trong số những thách thức đó là những rủi ro trong sản xuất kinh doanh (SXKD), đặc biệt là những rủi ro về lãi suất, tỷ giá và giá cả hàng hóa. Nhận thức được điều này, những năm gần đây, nhiều DN XNK đã chủ động tìm hiểu và phòng ngừa rủi ro cho công ty mình bằng công cụ tài chính phái sinh (CCTCPS). CCTCPS là sản phẩm của thị trường tài chính hiện đại. Tuy nhiên, CCTCPS là con dao hai lưỡi. Bên cạnh những lợi ích mà nó mang đến cho DN trong việc giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro do sự thay đổi lãi suất, biến động tỷ giá, biến động giá cả hàng hóa thì thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers là vì sử dụng CCTCPS một cách vô tội vạ. Chính vì thế, DN cần phải thông hiểu, quản lý và kế toán CCTCPS một cách cụ thể khi đưa vào sử dụng, nhất là sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro. Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO, đến năm 2020 phải hội nhập quốc tế hoàn toàn. Điều này có nghĩa, hệ thống tài chính, hệ thống kế toán Việt Nam cũng phải hội nhập với thông lệ và chuẩn mực quốc tế được chấp nhận chung. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán (CMKT) về CCTC, trong đó có CCTCPS vẫn chưa được xây dựng và ban hành, cũng chưa có bất kỳ một văn bản nào hướng dẫn về kế toán CCTCPS để các DN thực hiện. Xác định vấn đề cấp bách, vào ngày 18/3/2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 480/2013/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược Kế toán - Kiểm toán đến 2020, tầm nhìn 2030 với một trong những quan điểm chính là “ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường đang phát triển của Việt Nam”. Nhưng tình 2 hình hiện tại, một số DN Việt Nam nói chung và DN XNK nói riêng khi sử dụng CCTCPS để phòng ngừa rủi ro không biết phải thực hiện kế toán như thế nào, số khác thì thực hiện dựa trên Chế độ kế toán DN hiện hành và kế toán như những đối tượng khác. Điều này đã làm thông tin tài chính, kế toán liên quan CCTCPS không được phản ánh một cách trung thực. Do đó, các DN nói chung và DN XNK nói riêng cần phải có sự điều chỉnh thích hợp và tuân thủ đúng các nguyên tắc kế toán trong việc thực hiện kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro. Chính những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó về kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro, mục tiêu nghiên cứu của luận văn như sau: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về rủi ro trong DN, những vấn đề lý luận về CCTCPS phòng ngừa rủi ro, kế toán các CCTCPS phòng ngừa rủi ro; Phân tích và đánh giá thực trạng kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro tại các DN XNK ở An Giang; Đề xuất những giải pháp kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các DN XNK ở An Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong kinh doanh XNK, CCTCPS phòng ngừa rủi ro, CMKT CCTCPS và kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro. Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu ở các rủi ro tỷ giá, lãi suất và hàng hóa; giới hạn CCTCPS ở 4 loại hợp đồng (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi); tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán các CCTCPS phòng ngừa rủi ro trong các DN kinh doanh XNK tại An Giang. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: (1) nhận dạng và phân loại rủi ro trong kinh doanh XNK, CCTCPS, cũng như sử dụng CCTCPS phòng ngừa rủi ro; (2) tổng quát hóa các vấn đề liên quan đến CCTCPS để tìm ra bản chất, đặc trưng của CCTCPS và kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro, tiến hành thu thập thông tin về CCTCPS, kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro. Phương pháp định lượng: cụ thể là khảo sát, thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro tại các DN XNK ở An Giang. Phương pháp phân tích tổng hợp: luận văn thu thập phân tích và tổng hợp các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp. Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập, tổng hợp và phân tích từ cuộc phỏng vấn. Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ các BCTC, sổ sách kế toán của các DN sử dụng CCTCPS để phòng ngừa rủi ro và những nhận định của các chuyên gia trên báo, tạp chí về vấn đề có liên quan. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện kế toán các CCTCPS phòng ngừa rủi ro trong các DN kinh doanh XNK tại An Giang. 5. Những đóng góp mới của luận văn Đánh giá được thực trạng kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro tại các DN XNK ở An Giang hiện nay. Đưa ra các quan điểm và giải pháp cho kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh XNK tại các DN XNK ở An Giang. Làm tài liệu tham khảo về kế toán cho các DN XNK đang và muốn sử dụng CCTCPS phòng ngừa rủi ro. 6. Tổng kết các nghiên cứu có liên quan đề tài Các nghiên cứu có liên quan đến kế toán CCTCPS phòng ngừa rủi ro tại nước ta còn ít và hiện nay có một số công trình nghiên cứu chủ yếu sau: Đề tài nghiên cứu khoa học trên tạp chí Ngân hàng của ThS. Phạm Thị Minh Hồng, khoa Kế toán, trường đại học Kinh tế quốc dân về Phòng ngừa rủi ro tỷ giá và phương pháp kế toán (2010). Trong đó, tác giả nêu lên được sự cần thiết của 4 nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua CCTCPS trong bối cảnh hiện nay, cũng như phương pháp kế toán trong doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu khoa học trên tạp chí Khoa học và công nghệ đại học Đà Nẵng của tác giả Lê Quang Sang về Kế toán các công cụ tài chính phái sinh trong hoạt động phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý và dòng tiền (2012). Trong đó, tác giả đã nêu lên được một số nguyên tắc cơ bản của kế toán các CCTCPS trong hoạt động phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý và dòng tiền cũng như các tác động của nó thông qua việc tổng hợp, phân tích các nghiên cứu liên quan và minh họa tình huống. Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP.HCM của tác giả Vũ Thị Khánh Minh về Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (2012). Trong đó, tác giả đã nêu lên được các nguyên tắc cơ bản của kế toán CCTCPS theo CMKT quốc tế; Đánh giá được thực trạng kế toán CCTCPS tại Việt Nam trên hai phương diện hài hòa về chuẩn mực và hài hòa về thực hành kế toán; đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện. Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính của tác giả Nguyễn Phi Sơn về Kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp Đà Nẵng (2013). Trong đó, luận án nêu lên sự cần thiết phải sử dụng CCTCPS để phòng ngừa rủi ro cũng như yêu cầu hoàn thiện kế toán các CCTCPS phòng ngừa rủi ro trong các DN Đà Nẵng, đồng thời đề xuất nội dung hoàn thiện kế toán các CCTCPS phòng ngừa rủi ro. Các nội dung hoàn thiện bao gồm: Cơ sở pháp lý, nguyên tắc kế toán, TK và phương pháp kế toán, sổ sách kế toán sử dụng, BCTC trình bày. Để có cơ sở hoàn thiện, cần quán triệt quan điểm các vấn đề cần bổ sung trong Chế độ Kế toán DN có liên quan và thực hiện cơ bản các điều kiện dưới góc độ quản lý Nhà nước, cung cấp SPPS của các đơn vị và sự nỗ lực của bản thân các DN XNK tại Đà Nẵng. 7. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn ngoài mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: 5 Chương 1: Lý luận chung về kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Chương 2: Thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang Chương 3: Giải pháp kế toán công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại An Giang 6 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và những rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Hoạt động kinh doanh XNK cũng giống như hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong nước. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh XNK diễn ra trên thị trường quốc tế nên có độ phức tạp hơn [Trường đại học ngoại thương, 2012]. Những đặc điểm chủ yếu có thể thấy là: + Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tiến hành với đối tác ở nước ngoài: nghĩa là việc buôn bán diễn ra giữa các đối tác có ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo khác nhau; hàng hóa được chuyển từ trong nước ra nước ngoài hoặc ngược lại, đòi hỏi bao bì, ký mã hiệu phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, bền chắc để có thể chuyển tải qua nhiều phương thức vận tải, nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau. Nội dung của hợp đồng phải cụ thể, phải thể hiện ý chí của cả hai bên và theo mẫu quy định của hoạt động thương mại quốc tế. + Buôn bán quốc tế phải theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế: tập quán, pháp luật của bên mua và bên bán là khác nhau. Do vậy các DN XNK phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế. + Thời gian: thời gian lưu chuyển hàng hóa XNK bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện hai giai đoạn mua hàng và hai giai đoạn bán hàng. Đối với hoạt động xuất khẩu là mua ở thị trường trong nước bán cho thị trường ngoài nước, còn đối với hoạt 7 động nhập khẩu là mua hàng hóa của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa. Do đó để xác định kết quả hoạt động kinh doanh XNK, người ta chỉ xác định khi hàng hóa đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong 1 thương vụ ngoại thương [Nguyễn Thị Quy, 2008]; thời gian giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán tiền hàng thường không trùng nhau mà có khoảng cách kéo dài. + Hàng hóa kinh doanh XNK: bao gồm nhiều loại trong đó xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng có thế mạnh trong nước (hàng nông sản, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ...), còn nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng mà trong nước không có, chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, thị hiếu (hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng...). + Phương thức thu nợ, thanh toán trong hoạt động kinh doanh XNK: phức tạp và đa dạng hơn so với kinh doanh trong nước, đòi hỏi các nhà kinh doanh tùy điều kiện phải lựa chọn được đồng tiền thanh toán, các hình thức thanh toán bảo vệ quyền lợi của mình và thực hiện được hợp đồng. Hiện nay, phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng [Nguyễn Thị Quy, 2011]. 1.1.2. Rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro Những định nghĩa về rủi ro rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn, đó là trường phái truyền thống và hiện đại. Rủi ro (theo trường phái hiện đại) là sự bất ổn về tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán hay một danh mục, hơn nữa rủi ro phản ánh một sự không chắc chắn trong tương lai. Rủi ro (theo trường phái truyền thống) là những kết quả nhận ít hơn mong đợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, 8 đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai [Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2012]. Tóm lại, rủi ro là sự biến động tiềm ẩn về kết quả tài chính do phụ thuộc vào các yếu tố môi trường hoạt động của DN trong tương lai. 1.1.2.2. Phân loại rủi ro Khi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, các DN XNK phải đối mặt với rất nhiều rủi ro có thể kiểm soát và không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, luận văn này chỉ sẽ đề cập đến những rủi ro chủ yếu sau: (1) Rủi ro tỷ giá Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nên các DN XNK không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá. Sự ảnh hưởng của tỷ giá có thể theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực, nếu ảnh hưởng tiêu cực có thể làm cho tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu và lợi nhuận giảm đi, đồng thời làm cho Nợ phải trả, chi phí và các khoản lỗ tăng lên [Nguyễn Minh Kiều, 2008]. Điều này tác động rất xấu đến các chỉ số tài chính. Chính vì vậy, các DN luôn tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất loại rủi ro này. (2) Rủi ro lãi suất DN sẽ chịu rủi ro lãi suất khi đi vay và cho dù DN có vay theo lãi suất cố định hay thả nổi thì vẫn phải chịu tác động của sự thay đổi lãi suất thị trường [Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2012]. Đối với lãi suất thả nổi, DN đi vay sẽ phải chịu tác động của lãi suất thị trường lên chi phí đi vay do lãi suất thị trường luôn thay đổi. Đối với lãi suất vay cố định, DN đi vay sẽ chịu tác động của lãi suất thị trường lên giá trị của khoản nợ vay theo sự thay đổi của nó. (3) Rủi ro giá cả hàng hóa Giá cả hàng hóa chịu tác động của quan hệ cung cầu thị trường, các động thái chính trị và tình hình thời tiết… [Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2012]. Do đó, DN rất khó kiểm soát sự biến động của giá cả hàng hóa, nhất là đối với DN XNK. Giá 9 cả hàng hóa tác động đến doanh thu, chi phí và dòng tiền dự tính. Do đó giá cả hàng hóa cũng là một rủi ro của DN. Sự biến động về tỷ giá, giá cả hàng hóa và sự thay đổi lãi suất ngoài việc ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận nó còn ảnh hưởng đến tài sản, Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, từ đó ảnh hưởng đến tính hình tài chính của DN. 1.1.2.3. Phân tích rủi ro Cho dù DN có đang gặp phải rủi ro hay không thì việc phân tích rủi ro luôn là một nguyên tắc cơ bản giúp DN quản trị và vượt qua những rủi ro khi gặp phải. Việc phân tích rủi ro một cách khoa học, đúng đắn sẽ giúp DN đưa ra các quyết định cần thiết để giảm thiểu những bất lợi đến tình hình hoạt động của DN. (1) Phân tích rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai, đây là loại rủi ro có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của DN như hoạt động đầu tư, hoạt động XNK và hoạt động tín dụng. Trong hoạt động XNK, rủi ro tỷ giá là loại rủi ro thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các DN có hoạt động XNK mạnh [Nguyễn Minh Kiều, 2008]. Sự thay đổi tỷ giá làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động XNK bị ảnh hưởng. (2) Phân tích rủi ro lãi suất DN đi vay vốn với lãi suất cố định trong khi lãi suất thị trường luôn biến động, nếu lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng đi lên thì DN có lợi nhưng nếu lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng đi xuống thì DN gặp phải rủi ro. DN đi vay vốn với lãi suất thả nổi và lãi suất này thường xuyên biến động theo sự biến động của lãi suất thị trường, nếu lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng đi lên thì DN gặp bất lợi tương đối và ngược lại nếu lãi suất thị trường biến động đi xuống thì DN có lợi tương đối. 10 (3) Phân tích rủi ro giá cả hàng hóa Rủi ro giá cả xuất hiện khi giá hàng hóa đầu ra giảm xuống thấp hoặc giá hàng hóa đầu vào tăng cao. Các DN XNK thường được đo lường rủi ro giá cả hàng hóa bằng biến động giá XNK và có thể được giảm nhẹ bằng các biện pháp phòng chống hiệu quả [Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2012]. Do đó, các DN XNK cần phải có những thông tin, kiến thức cơ bản, thiết thực về phương thức sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro giá cả hàng hóa, cũng như hiểu rõ những thủ tục đăng ký cần thiết để áp dụng tại DN mình về bảo hộ rủi ro. Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro toàn diện đáp ứng yêu cầu riêng biệt của mỗi DN cũng cần được quan tâm. 1.2. Khái quát chung về công cụ tài chính phái sinh 1.2.1. Khái niệm và vai trò của công cụ tài chính phái sinh Theo IAS số 32 – CCTC-Trình bày: CCTCPS là những CCTC được phát hành trên cơ sở những CCTC đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận [International Accounting Standards 32 Financial Instruments]. Theo IAS số 39 – CCTC-Ghi nhận và xác định giá trị: CCTCPS là một CCTC hay một hợp đồng thỏa mãn đồng thời cả ba đặc điểm sau [International Accounting Standards 39 Financial Instruments]: + Có giá trị thay đổi để đáp ứng sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa, giá chứng khoán, xếp hạng tín dụng… + Không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc chỉ yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường. + Được thanh toán vào một ngày trong tương lai. Theo IFRS số 9 – CCTC, CCTCPS chìm (embedded derivatives) là một bộ phận hợp thành của một hợp đồng phức hợp mà nó có hợp đồng chủ là phi phái sinh. CCTCPS chìm này khiến cho một vài hay tất cả luồng tiền của hợp đồng phức 11 hợp thay đổi tương tự công cụ phái sinh, tức thay đổi theo lãi suất, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá, xếp hạng tín dụng... Chẳng hạn như, trái phiếu chuyển đổi là một công cụ tài chính phức hợp bao gồm hợp đồng chủ phi phái sinh là trái phiếu thông thường và công cụ phái sinh chìm là quyền chuyển đổi trái phiếu [International Financial Reporting Standard 9]. CCTCPS xuất hiện lần đầu tiên với vai trò là công cụ giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các DN, nhà đầu tư không chỉ sử dụng CCTCPS để phòng ngừa rủi ro mà còn cho mục đích kinh doanh, đầu cơ [International Accounting Standards 32 Financial Instruments]. 1.2.2. Các loại công cụ tài chính phái sinh phổ biến hiện nay Tại Việt Nam, các CCTCPS phòng ngừa rủi ro được sử dụng chủ yếu là 04 loại hợp đồng: HĐKH, HĐTL, HĐQC, HĐHĐ. 1.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) (1) Khái niệm HĐKH là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá thỏa thuận ngày hôm nay [Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2012]. Nếu vào ngày đáo hạn giá thực tế cao hơn giá thực hiện người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ. (2) Đặc điểm HĐKH là có thể được thiết kế một cách linh hoạt tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên. Nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi, tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận này sẽ đền bù vào rủi ro vốn có của công ty. Vì vậy, HĐKH là một trong những cách phòng ngừa rủi ro tài chính. Khó tìm được đối tác phù hợp dẫn đến chi phí cao. 12 Nếu vào ngày đáo hạn hợp đồng, một bên từ chối thực hiện hợp đồng thì rủi ro tín dụng hay rủi ro về khả năng chi trả hợp đồng sẽ xảy ra. Giá trị của HĐKH chỉ được xác định vào ngày đáo hạn, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Vậy nên, bản thân những HĐKH chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong các CCTCPS. 1.2.2.2. Hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau - future contract) (1) Khái niệm: HĐTL là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán để mua và bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay [Nguyễn Minh Kiều, 2006]. HĐTL được giao dịch trên thị trường có tổ chức, được gọi là sàn giao sau. (2) Đặc điểm Có thể trao đổi với khối lượng và ngày phân phát chỉ định được chuẩn hóa trên thị trường giao sau cho đến ngày đáo hạn, làm tăng tính thanh khoản của HĐTL. Các bên tham gia HĐTL không trực tiếp tạo ra hợp đồng mà thông qua các hãng môi giới có uy tín và các bên tham gia không lo lắng nhiều về rủi ro vỡ nợ. Sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ cho phép các bên tham gia có thể nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. HĐTL chỉ cung cấp giới hạn một vài ngoại tệ mạnh hay một vài loại thông dụng và một vài ngày giao dịch chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi. HĐTL bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn. 1.2.2.3. Hợp đồng quyền chọn (Option contract) (1) Khái niệm HĐQC là một hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán - trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay [Nguyễn Thị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan