Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp ch...

Tài liệu kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính

.PDF
16
702
93

Mô tả:

kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính
   Bài tập chủ đề “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành  sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính”  Bài 4.1: Theo số liệu từ tình hình sản xuất sản phẩm B trong tháng 6 năm 2007 của công ty B như sau: 1. Báo cáo tình hình sản xuất: - Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ 400 sản phẩm (trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 100%, chi phí nhân công trực tiếp: 60%, chi phí sản xuất chung: 70%). - Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ 4.600 sản phẩm. - Sản phẩm hoàn thành nhập kho ngày 10 là 1.500 sản phẩm, ngày 20 là 1.300 sản phẩm, ngày 30 là 1.200 sản phẩm. - Kết quả kiểm kê ngày 30 cho thấy số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 1.000 sản phẩm với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 100%, chi phí nhân công trực tiếp: 30%, chi phí sản xuất chung: 25%. 2. Báo cáo chi phí sản xuất: CPNVLTT thực tế CPNCTT thực tế CPSXC phân bổ 400.000 đ 257.040 đ 238.000 đ 5.060.000 đ 4.831.400 đ 3.573.000 đ Dở dang đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Yêu cầu: 1. Tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình. 2. Tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO. Bài 4.2: Công ty T kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp VAT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất sản phẩm A, có tài liệu như sau: (đơn vị tính:1.000 đồng) Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 198.000 1.818.000 Chi phí nhân công trực tiếp 180.000 1.260.000 CPSXC ước tính phân bổ 210.000 1.470.000 - Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ là 50 sản phẩm, có mức độ hoàn thành của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 100%, của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 60%. - Sản xuất hoàn thành nhập kho 220 sản phẩm. Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 1 - Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 40 sản phẩm, có mức độ hoàn thành của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 80%, của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 50%. Yêu cầu: 1. Tính chi phí sản xuất cho đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương – từng khoản mục chi phí, theo phương pháp trung bình và theo phương pháp FIFO. 2. Tính tổng giá thành thành phẩm nhập kho theo từng khoản mục chi phí, trong trường hợp tính sản lượng hoàn thành tương đương trung bình (không lập báo cáo sản xuất). 3. Tính tổng giá thành thành phẩm nhập kho theo từng khoản mục chi phí, trong trường hợp tính sản lượng hoàn thành tương đương FIFO (không lập báo cáo sản xuất). Bài 4.3: Công ty M&N sản xuất sản phẩm P, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính. Tài liệu thu thập được tại phòng kế toán trong tháng 8/201x như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Tài liệu về sản phẩm: - Sản lượng dở dang, ngày 1 tháng 8: 58.000 sản phẩm với mức độ hoàn thành 100% đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và 75% đối với chi phí chuyển đổi. - Sản lượng bắt đầu sản xuất trong tháng 8: 320.000 sản phẩm. - Sản lượng dở dang, ngày 31 tháng 8: 64.000 sản phẩm với mức độ hoàn thành 85% đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và 70% đối với chi phí chuyển đổi. Tài liệu về chi phí sản xuất: Khoản mục chi phí CPSX dở dang ngày 1 tháng 8 CPSX phát sinh trong tháng 8 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 870.000 5.587.200 Chi phí nhân công trực tiếp 348.000 3.026.880 Chi phí sản xuất chung 487.200 4.237.632 Tài liệu bổ sung: Công ty M&N tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO. Yêu cầu: Không lập báo cáo sản xuất, hãy tính: 1. Sản lượng hoàn thành tương đương – Chi tiết theo từng khoản mục chi phí 2. Chi phí sản xuất cho một sản phẩm hoàn thành tương đương – Chi tiết theo từng khoản mục chi phí 3. Tính giá thành của những sản phẩm đã được sản xuất trong tháng trước và tiếp tục hoàn thành trong tháng 8. 4. Tính chi phí sản xuất dở dang cuối tháng 8. Bài 4.4: Công ty A kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính, trong tháng 10/2012 có tài liệu sau: - Khối lượng sản phẩm dở dang đầu tháng: 400 sản phẩm, cả ba khoản mục chi phí đều có tỷ lệ hoàn thành là 40%. Khối lượng sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất trong tháng là 3.000 sản phẩm. Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 2 - Khối lượng sản phẩm dở dang cuối tháng là 500 sản phẩm, cả ba khoản mục chi phí đều có tỷ lệ hoàn thành là 60%. Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính là 200.000 đồng/ sản phẩm Yêu cầu: Xác định chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ trong tháng, theo hai trường hợp: sản lượng hoàn thành tương đương tính theo phương pháp FIFO và sản lượng hoàn thành tương đương tính theo phương pháp trung bình. Bài 4.5: Công ty A có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (SP) B trải qua hai giai đoạn (GĐ) chế biến liên tục, bán thành phẩm của giai đoạn 1 là vật liệu chính của giai đoạn 2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính. Trong tháng 01/20x9, có tài liệu như sau: (đvt: 1.000 đồng) 1. Tài liệu liên quan đến sản phẩm dở dang đầu tháng: Giai đoạn 1: Chỉ tiêu Tổng cộng CPNVLTT CPNCTT CPSXC ước tính 375 375 375 375 100% 20% 20% 240.000 12.000 24.000 Số lượng sản phẩm Mức độ hoàn thành Chi phí sản xuất 276.000 Giai đoạn 2: Chỉ tiêu Số lượng sản phẩm Tổng cộng CPNVLTT GĐ 2 BTP GĐ 1 GĐ 2 BTP GĐ 1 GĐ 2 400 - 400 400 400 400 100% - 100% 50% 100% 50% 256.000 - 64.000 21.600 128.000 37.200 400 506.800 CPSXC ước tính BTP GĐ 1 Mức độ hoàn thành Chi phí sản xuất CPNCTT 2. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng 1/20x9 Giai đoạn 1 Yếu tố Chi phí 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trực tiếp sản xuất Giai đoạn 2 Phục vụ sản xuất Trực tiếp sản xuất Phục vụ sản xuất 3.600.000 2. Chi phí công cụ dụng cụ 24.000 66.000 36.000 52.800 3. Tiền lương phải trả 340.336 192.000 375.126 198.000 4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 64.664 36.480 71.274 37.620 5. Chi phí khấu hao TSCĐ 386.000 339.200 6. Chi phí dịch vụ thuê ngoài 72.000 24.000 7. Chi phí khác bằng tiền 47.520 81.180 3. Báo cáo kết quả sản xuất tháng 1/20x9:  Giai đoạn 1: Số lượng bán thành phẩm hoàn thành trong tháng chuyển qua giai đoạn 2 là 6.375 sản phẩm, số lượng bán thành phẩm dở dang cuối tháng là 1.500 sản Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 3 phẩm với mức độ hoàn thành của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 30%.  Giai đoạn 2: Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho là 5.900 sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng là 1.000 sản phẩm với mức độ hoàn thành của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 50%. 4. Tài liệu bổ sung: Giai đoạn 1:  Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính là 270/ giờ máy  Số giờ máy thực tế đã sử dụng trong tháng là 3.000 giờ máy Giai đoạn 2:  Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính là 372/ giờ máy  Số giờ máy thực tế đã sử dụng trong tháng là 2.000 giờ máy Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng toàn bộ từ đầu quy trình sản xuất, các chi phí khác phát sinh theo tiến độ sản xuất. Giai đoạn 2 sản xuất 1 sản phẩm cần một bán thành phẩm của giai đoạn 1 chuyển sang. Sản lượng hoàn thành tương đương của cả hai giai đoạn được tính theo FIFO. Yêu cầu: Tính chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương trong tháng 1/20x9 của giai đoạn 1 và giai đoạn 2. (Lưu ý: không yêu cầu lập báo cáo sản xuất) Bài 4.6: Công ty T kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính. Phân xưởng sản xuất nhóm sản phẩm M bao gồm sản phẩm M1 và sản phẩm M2. Trong tháng 10/2012 có tài liệu sau: (đvt: 1.000 đồng) 1. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.570.000 + Chi phí nhân công trực tiếp: 1.305.000 + Chi phí sản xuất chung: 535.600 2. Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 6.500.000 + Chi phí nhân công trực tiếp: 3.927.000 3. Giá thành đơn vị định mức trong kỳ Sản phẩm M1 Sản phẩm M2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15.000 22.000 Chi phí nhân công trực tiếp 10.000 15.000 Chi phí sản xuất chung 7.000 8.000 4. Kết quả sản xuất trong kỳ:  Phân xưởng sản xuất hoàn thành 200 sản phẩm M1, cuối tháng còn lại 80 sản phẩm M1 dở dang với mức độ hoàn thành 40%.  Phân xưởng sản xuất hoàn thành 150 sản phẩm M2, cuối tháng còn lại 60 sản phẩm M2 dở dang với mức độ hoàn thành 50%. Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 4  Sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theo chi phí định mức.  Phân xưởng tính giá thành bàn thành phẩm theo phương pháp tỷ lệ.  Dự toán chi phí sản xuất chung năm 2012 như sau: Tổng chi phí sản xuất chung ước tính 38.522.880 Số giờ máy ước tính 15.840 giờ máy Tại phân xưởng, phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính theo số giờ máy phát sinh tại phân xưởng. Số giờ máy thực tế trong tháng 10/2012 tại phân xưởng là 1.200 giờ.  Tại thời điểm lập báo cáo tài chính có thông tin về chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong tháng là: 3.235.590 đồng.  Đầu tháng, công ty có 75 sản phẩm M1 dở dang với mức độ hoàn thành 40% và 60 sản phẩm M2 dở dang với mức độ hoàn thành 55%.  Trong tháng công ty đã tiêu thụ 180 sản phẩm M1 và 120 sản phẩm M2. Không có thành phẩm tồn kho đầu kỳ. Yêu cầu: Giải quyết trong 2 tình huống: sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình và theo phương pháp FIFO: - Tính giá thành sản phẩm M1 và M2. - Điều chỉnh chênh lệch chi phí sản xuất chung thực tế và chi phí sản xuất chung ước tính theo tiêu thức phân bổ là chi phí sản xuất chung phân bổ. Biết rằng mức chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung ước tính được xem là trọng yếu khi lớn hơn 2% / tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. Bài 4.7: Công ty G hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm B. Công ty thực hiện mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính. Trong tháng 12/2006, có tình hình về chi phí sản xuất và kết quả sản xuất như sau: I. Số dư đầu tháng 12/2006 của các tài khoản 154 và 155 như sau: - Số dư đầu tháng 12/2006 của tài khoản 155 bằng 0 - Số dư đầu tháng 12/2006 của tài khoản 154 như sau: Chỉ tiêu 1. Sản phẩm dở dang (sản phẩm) Tổng cộng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC ước tính 800 800 800 800 100% 60% 60% 20.000.000 5.300.000 5.120.000 2. Tỷ lệ hoàn thành (%) 3. Chi phí sản xuất cuối kỳ (đồng) 30.420.000 II. Bảng kê tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng 8/2006: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Yếu tố chi phí Đối tượng sử dụng 1. Sản xuất sản phẩm B 2. Phục vụ sản xuất Vật liệu chính Vật liệu phụ Công cụ dụng cụ 304.900 16.400 7.000 Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   10.000 Tiền lương Trích theo lương 92.980 17.720 12.000 Khấu hao TSCĐ Chi phi bằng tiền mặt 2.250 25.000 36.000 Trang 5 III. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong tháng 12/2006: - Trong tháng, kết quả sản xuất sản phẩm B như sau:  Nhập kho: 10.100 sản phẩm hoàn thành  10 sản phẩm hỏng không sửa chữa được trong định mức, tỷ lệ hoàn thành 100%.  Cuối tháng còn dở dang 900 sản phẩm, tỷ lệ hoàn thành đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 100%, đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 70%. - Trong tháng 12/2006, công ty G xuất kho bán 2.000 sản phẩm B. IV. Tài liệu bổ sung:  Chi phí sản xuất chung ước tính trong tháng 12/2006 là 8.600 đồng/ sản phẩm hoàn thành tương đương. Chênh lệch chi phí sản xuất chung được phân bổ cuối năm. Nếu chênh lệch chi phí sản xuất chung so với mức phân bổ chi phí sản xuất chung trong kỳ ≤ 5% thì phân bổ toàn bổ cho giá vốn hàng bán trong kỳ.  Tính sản lượng hoàn thành tương đương và tính giá vốn hàng bán theo phương pháp FIFO.  Mức sản lượng sản xuất thực tế tại mức công suất bình thường. Yêu cầu: 1. Phản ánh tình hình trên vào các tài khoản chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí liên quan. 2. Xử lý chênh lệch chi phí sản xuất chung, tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương và giá vốn hàng bán của 2.000 sản phẩm B tiêu thụ trong tháng 8/2006. Bài 4.8: Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính. Sản xuất cùng quy trình công nghệ thu được 2 loại sản phẩm A và B, tính giá thành theo phương pháp hệ số. Trong tháng 12 năm 20xN, có tài liệu sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp thực tế 151.800 837.000 Chi phí nhân công trực tiếp thực tế 61.200 390.000 Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất chung thực tế Chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ 240.000 24.000 Sản xuất hoàn thành nhập kho 100 sản phẩm A và 200 sản phẩm B, đang chế biến dở dang 60 sản phẩm B với tỷ lệ hoàn thành của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là 50%. Chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ cho mỗi sản phẩm A là 500 và mỗi sản phẩm B là 200. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính được sử dụng từ đầu quy trình sản xuất, các chi phí khác phát sinh theo tiến độ sản xuất. Kết quả sản xuất trong tháng ở mỗi phân xưởng đều đạt mức bình thường. Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 6 Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương pháp ước lượng sản lượng hoàn thành tương đương đủ cả ba khoản mục chi phí. Kế toán xác định hệ số quy đổi của sản phẩm A là 1, sản phẩm B là 1,2. Yêu cầu: 1. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm A, sản phẩm B. 2. Phản ánh tình hình trên vào các tài khoản kế toán 621, 622, 627 và 154.   Bài 4.9: Công ty H&T có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm B trải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục. Công ty thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo mô hình chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính. Hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ. Tại phòng kế toán tháng 2/20x8 có tài liệu sau: (đvt: 1.000 đồng) I. Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 2/20x8: Giai đoạn 1: Chỉ tiêu Số lượng sản phẩm dở dang Tổng cộng CPNVLTT CPNCTT CPSXC ước tính 300 300 300 300 100% 50% 50% 30.000 5.355 6.000 Mức độ hoàn thành Chi phí sản xuất dở dang 41.355 Giai đoạn 2: Chỉ tiêu Số lượng SPDD (SP) Tổng cộng 450 Mức độ hoàn thành CPSXDD 103.257 CPNVLTT CPNCTT CPSXC ước tính BTP GĐ 1 GĐ 2 BTP GĐ 1 GĐ 2 BTP GĐ 1 GĐ 2 450 - 450 450 450 450 100% - 100% 60% 100% 60% 45.000 - 16.065 12.852 18.000 11.340 II. Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng 2/20x8: Vật liệu chính Vật liệu phụ Tiền lương Các khoản trích theo lương CCDC (phân bổ một lần) Khấu hao TSCĐ Dịch vụ mua ngoài (*) Tiền mặt 57.000 87.300 16.587 15.132 32.010 6.081,9 5.820 20.370 17.460 29.100 - 122.400 23.256 - - - 39.600 7.524 10.176 25.440 23.576 (*) Giai đoạn 1: Trực tiếp sản xuất 228.000 Phục vụ sản xuất Giai đoạn 2 Trực tiếp sản xuất Phục vụ sản xuất - Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   23.850 Trang 7 Ghi chú: (*): Cột “dịch vụ mua ngoài” chưa thanh toán và cột “Tiền mặt” đều phản ánh theo giá chưa thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT: 10%. III. Báo cáo tình hình sản xuất: - Giai đoạn 1: sản xuất hoàn thành và chuyển sang giai đoạn 2 là 3.000 sản phẩm, còn lại 150 sản phẩm dở dang có tỷ lệ hoàn thành 40%. - Giai đoạn 2: Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho là 3.150 sản phẩm, còn dở dang 300 sản phẩm có tỷ lệ hoàn thành 60%. IV. Tài liệu bổ sung: 1. Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương được xác định theo phương pháp FIFO. 2. Nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng toàn bộ từ đầu quy trình công nghệ, các chi phí khác phát sinh theo tiến độ sản xuất. 3. Mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thực tế cho một đơn vị sản phẩm ở hai giai đoạn tương đương mức bình thường. 4. Tính giá thành theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm. 5. Đơn giá ước tính chi phí sản xuất chung theo dự toán như sau: Giai đoạn 1: o Biến phí sản xuất chung ước tính = 28.000 đồng/ sản phẩm o Định phí sản xuất chung ước tính = 12.000 đồng/ sản phẩm Giai đoạn 2: o Biến phí sản xuất chung ước tính = 25.200 đồng/ sản phẩm o Định phí sản xuất chung ước tính = 16.800 đồng/ sản phẩm 6. Mức độ hoạt động thấp nhất và cao nhất hàng tháng để xác định chi phí sản xuất chung dự toán ở mỗi giai đoạn lần lượt là 2.800 sản phẩm và 3.400 sản phẩm. Mức công suất bình thường của tháng ở mỗi giai đoạn đều là 3.000 sản phẩm. 7. Tổng định phí sản xuất chung thực tế phát sinh: 36.000.000 đồng (giai đoạn 1) và 49.500.000 đồng (giai đoạn 2). 8. Mức chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung ước tính được xem là trọng yếu khi lớn hơn 3% trên tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. 9. Sản phẩm B trong tháng đã tiêu thụ: 2.400 sản phẩm. Tồn kho đầu tháng 2 của sản phẩm B không có. Yêu cầu: 1. Tính toán, thuyết minh và phản ánh tình hình trên vào các tài khoản kế toán (TK 621, 622, 627, 154) 2. Xử lý khoản chênh lệch chi phí sản xuất chung trên tài khoản 627 vào cuối kỳ. Cho biết doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm B. Bài 4.10: Công ty AB có tài liệu về chi phí sản xuất và kết quả sản xuất của sản phẩm B trong tháng 7 năm 20x7 như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 21.330, trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11.700, chi phí nhân công trực tiếp 5.130 và chi phí sản xuất chung 4.500. Bảng kê chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng: Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 8 Trực tiếp sản xuất Chi phí nguyên vật liệu chính Phục vụ, quản lý sản xuất 160.000 Chi phí nguyên vật liệu phụ Tiền lương phải trả Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN 24.000 1.000 107.400 20.000 20.406 3.800 Chi phí khấu hao TSCĐ 140.000 Chi phí dịch vụ thuê ngoài 6.000 Chi phí khác bằng tiền 4.430 Báo cáo tình hình chế biến sản phẩm ở đầu tháng và trong tháng 7: Số lượng sản phẩm Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công Sản xuất trực tiếp chung 100 100% 60% 50% 1.700 100% 100% 100% 300 80% 50% 40% (sản phẩm) Dở dang đầu kỳ Thành phẩm nhập kho Dở dang cuối kỳ Tỷ lệ chi phí đã phát sinh Tài liệu khác : - Mức hoạt động sản xuất bình thường 1.700 sản phẩm hoàn thành tương đương (tính theo sản lượng hoàn thành tương đương của khoản mục chi phí sản xuất chung) - Đơn giá chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ 100/ sản phẩm. - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đạt ở mức bình thường. - Chi phí sản xuất chung dở dang đầu kỳ là chi phí sản xuất chung thực tế. - Tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp bình quân. Yêu cầu: 1. Tính toán, phản ảnh trên các tài khoản 621, 622, 627 và 154 tình hình chi phí, giá thành sản phẩm trong trường hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế. 2. Tính lại chi phí sản xuất đầu kỳ theo chi phí ước tính và tính toán, phản ảnh trên các tài khoản 621, 622, 627 và 154 tình hình chi phí, giá thành sản phẩm trong trường hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính. 3. Xác định nguyên tắc điều chỉnh chênh lệch chi phí sản xuất chung ở câu (2) và điều chỉnh lại chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, giá vốn thành phẩm tồn kho, giá vốn hàng bán theo nguyên tắc này. Cho biết, tỷ lệ chênh lệch chi phí sản xuất chung so với chi phí sản xuất chung thực tế trọng yếu khi lớn hơn 10% và công ty không có thành phẩm tồn kho đầu kỳ, thành phẩm trong kỳ tiêu thụ được 80%. Bài 4.11: Công ty Trường Giang trong tháng 12/2008 thực hiện 2 đơn đặt hàng: đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm A và đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm B. Sản phẩm A bắt đầu sản xuất từ tháng trước, sản phẩm B bắt đầu sản xuất từ tháng này. Công ty thực hiện kế toán chi phí Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 9 sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính, trong kỳ có tài liệu như sau: (đvt: đồng) I. CPSX dở dang đầu tháng: 13.200.000 II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:  Mua nguyên vật liệu chính về nhập kho trị giá 72.000.000, chưa thanh toán cho người bán.  Trị giá nguyên vật chính xuất kho dùng để sản xuất sản phẩm A: 33.600.000, sản phẩm B: 25.200.000.  Mua nguyên vật liệu phụ về nhập kho trị giá 2.400.000 đã thanh toán bằng tiền mặt, sau đó xuất toàn bộ phục vụ cho sản xuất.  Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 72.000.000, sản phẩm B: 36.000.000, nhân viên quản lý phân xưởng: 18.000.000.  Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ quy định.  Xuất công cụ dụng cụ loại phân bổ 2 lần sử dụng ở phân xưởng sản xuất trị giá 6.000.000  Tiền điện, nước phải trả cho người cung cấp dùng ở phân xưởng sản xuất: 2.400.000  Chi tiền mặt 30.000.000 trả tiền thuê phân xưởng sản xuất.  Chi tiền gởi ngân hàng trả tiền thuê máy móc thiết bị dùng phục vụ sản xuất 12.000.000.  Trích khấu hao TSCĐ dùng sản xuất tháng 12: 48.200.000  Chi tiền mặt 6.000.000 trả cho việc sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị dùng phục vụ sản xuất trong tháng. III. Tài liệu bổ sung: 1. Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính dựa vào số giờ máy hoạt động. 2. Tài liệu dự toán năm 2008: + Tổng số giờ máy hoạt động: 120.000 giờ. + Tổng CPSXC: 1.680.000.000, trong đó: - Tổng biến phí sản xuất chung: 240.000.000 - Tổng định phí sản xuất chung: 1.440.000.000 + Mức độ hoạt động thấp nhất và cao nhất hàng tháng để xác định chi phí sản xuất chung dự toán lần lượt là 7.000 giờ máy và 12.000 giờ máy. + Mức công suất bình thường tháng: 10.000 giờ máy. 3. Trong tháng 12, sản phẩm A đã sử dụng 6.000 giờ máy, sản phẩm B đã sử dụng 2.400 giờ máy. 4. Biến phí sản xuất chung thực tế/ giờ máy: 2.000 đồng. 5. Mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thực tế cho một đơn vị sản phẩm tương đương mức bình thường. 6. Cuối tháng, sản xuất sản phẩm A hoàn thành với số lượng 6.000 sản phẩm và đã bàn giao ngay cho khách hàng (không nhập kho) với giá bán 72.000 đồng/ sản phẩm, thuế suất thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Sản phẩm B chưa hoàn thành. 7. Cuối kỳ hoàn thành bàn giao cho khách hàng toàn bộ đơn đặt hàng A với số lượng là 6.000 sản phẩm, giá bán là 72.000 đồng/ sản phẩm, đơn đặt hàng B chưa hoàn thành. Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 10 Yêu cầu: 1. Phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản kế toán chữ T (TK621, 622, 627, 154). 2. Điều chỉnh mức phân bổ thừa (thiếu) trên tài khoản chi phí sản xuất chung, biết rằng mức chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung ước tính được xem là trọng yếu khi lớn hơn 2% / tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. Bài 4.12: Công ty N tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính, có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm A trải qua hai giai đoạn chế biến liên tục (giai đoạn I do Phân xưởng sản xuất chính I thực hiện, giai đoạn II do Phân xưởng sản xuất chính II thực hiện). Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển chi phí tuần tự. Trong tháng 03/2011 có tài liệu như sau: 1. Số dư đầu tháng (đơn vị tính: 1.000 đồng) Giai đoạn 2 Giai đoạn I Khoản mục chi phí (Phân xưởng sản xuất chính II) (Phân xưởng sản xuất chính I) Bán thành phẩm A Chi phí giai đoạn II Cộng 288.000 806.400 - 806.400 38.400 134.400 44.800 179.200 CPNCTT 80.000 448.000 56.000 504.000 CPSXC 182.400 672.000 219.200 891.200 588.800 2.060.800 320.000 2.380.800 CP NVL trực tiếp   CPNVL chính CP vật liệu phụ Tổng cộng 2. Tổng hợp số liệu từ các chứng từ về chi phí sản xuất của 2 phân xưởng sản xuất chính trong tháng: Phiếu xuất kho vật liệu chính Bảng thanh toán lương Phiếu Xuất kho Vật liệu phụ 3.456.000 1.600.000 571.200 224.000 854.800 - - - 960.000 65.200 256.000 260.800 145.600 140.800 - Sản xuất - 800.000 368.000 160.000 622.000 - - - Phuc vụ, quản lý - 480.000 96.000 192.000 248.400 52.800 70.400 Chứng từ Bộ phận Phiếu Xuất kho CCDC (phân bổ 2 lần) Bảng phân bổ khấu hao Phiếu chi tiền mặt Hóa đơn chưa thanh toán (gồm VAT 10%) 1. PX SX chính I - Sản xuất - Phuc vụ, quản lý 2. PX SX chính II 3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí theo tỷ lệ trích là 22%. 4. Báo cáo kết quả sản xuất ở 2 Phân xưởng sản xuất chính: Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 11  Phân xưởng sản xuất chính I: Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ chuyển qua phân xưởng sản xuất chính II là 48.000 sản phẩm để tiếp tục chế biến, còn 4.000 sp dở dang với mức độ hoàn thành 70%.  Phân xưởng sản xuất chính II: số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho là 44.000 sản phẩm, còn 15.200 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành là 50%. 5. Tài liệu bổ sung: Chi phí nguyên vật liệu chính được sử dụng toàn bộ ngay từ đầu quy trình sản xuất, các chi phí khác phát sinh theo tiến độ sản xuất. Dự toán chi phí sản xuất chung năm 2012 như sau: Tổng chi phí chung ước tính sản xuất Số giờ máy ước tính Phân xưởng I Phân xưởng II 36.000.000 12.000.000 12.000 giờ máy 6.000 giờ máy Tại phân xưởng I, số giờ máy thực tế trong tháng 3/2011 là 1.200 giờ. Tại phân xưởng II, số giờ máy thực tế trong tháng 3/2011 là 600 giờ Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương trung bình Kết quả sản xuất trong tháng đạt ở mức bình thường. Yêu cầu: Tính toán và phản ảnh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản kế toán chữ T (chỉ mở các tài khoản 621, 622, 627 và 154 chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất chính). Bài 4.13: Tại công ty H hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính, có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm A trải qua hai giai đoạn chế biến liên tục. Sản phẩm của giai đoạn trước là nguyên vật liệu chính cho giai đoạn sau, thành phẩm là sản phẩm hoàn thành của giai đoạn chế biến cuối cùng. Trong tháng 01/2008, có tài liệu sau: 1. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ: (Đvt: 1.000 đồng) Giai đoạn 1 Yếu tố Chi phí 1. NVLTT xuất kho Sản xuất Giai đoạn 2 Phục vụ sản xuất Sản xuất Phục vụ sản xuất 3.600.000 2. Công cụ dụng cụ (pbổ 2 lần) 24.000 66.000 36.000 52.800 3. Tiền lương phải trả 340.336 192.000 375.126 198.000 4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 68.067,2 38.400 71.274 37.620 5. Khấu hao TSCĐ 386.000 339.200 6. Dịch vụ thuê ngoài 72.000 24.000 7. CP khác bằng tiền 47.520 81.180 Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 12 2. Tài liệu liên quan đến sản phẩm dở dang đầu kỳ: Sản phẩm dở dang đầu kỳ giai đoạn 1: Chỉ tiêu Tổng số CP NVLTT CP NCTT CP SXC 500 500 500 500 100 40 40 240.000 12.000 24.000 Số lượng sản phẩm Mức độ hoàn thành (%) Chi phí sản xuất (1.000 đồng) 276.000 Sản phẩm dở dang đầu kỳ giai đoạn 2: CPNVLTT Chỉ tiêu Số lượng sản phẩm Tổng số BTP gđ 1 chuyển sang 500 Mức độ hoàn thành (%) Chi phí sản xuất (1.000 đ) 387.600 CPNCTT Gđ 2 BTP gđ 1 chuyển sang 500 - 100 240.000 CPSXC Gđ 2 BTP gđ1 chuyển sang Gđ 2 500 500 500 500 - 100 60 100 60 - 30.000 21.600 60.000 36.000 3. Báo cáo tình hình sản xuất các giai đoạn: - Giai đoạn 1: Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ chuyển qua giai đoạn 2 là 6.500 sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 1.500 sản phẩm, mức độ hoàn thành 30%. - Giai đoạn 2: Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho là 6.000 sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ: 1.000 sản phẩm, mức độ hoàn thành là 50%. 4. Tình hình tiêu thụ: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong tháng là 5.000 sản phẩm, đơn giá bán: 1.800.000 đồng/ sản phẩm. Sản phẩm A không có tồn kho đầu tháng. 5. Tài liệu bổ sung: - Giai đoạn 1: Đơn giá phân bổ CPSXC ước tính: 270.000 đồng/ giờ máy. o Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính: 72.000 đồng/ giờ máy. o Đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính: 198.000 đồng/ giờ máy. Mức độ hoạt động thấp nhất và cao nhất hàng tháng để xác định chi phí sản xuất chung dự toán lần lượt là 2.800 giờ máy và 3.500 giờ máy. Mức công suất bình thường của tháng là 3.200 giờ máy. Số giờ máy thực tế đã sử dụng trong tháng: 3.000 giờ. Biến phí sản xuất chung thực tế/ giờ máy = 68.000 đồng. - Giai đoạn 2: Đơn giá phân bổ CPSXC ước tính: 372.000 đồng/ giờ máy. o Đơn giá phân bổ biến phí sản xuất chung ước tính: 150.000 đồng/ giờ máy. o Đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung ước tính: 222.000 đồng/ giờ máy. Mức độ hoạt động thấp nhất và cao nhất hàng tháng để xác định chi phí sản xuất chung dự toán lần lượt là 1.800 giờ máy và 2.500 giờ máy. Mức công suất bình thường của tháng là 2.200 giờ máy. Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 13 Số giờ máy thực tế đã sử dụng trong tháng: 2.000 giờ. Biến phí sản xuất chung thực tế/ giờ máy = 169.400 đồng. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng toàn bộ ngay từ đầu quy trình sản xuất, các chi phí khác phát sinh theo mức độ sản xuất. Mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thực tế cho một đơn vị sản phẩm ở mỗi giai đoạn tương đương mức bình thường. Yêu cầu: 1. Công ty H tính số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình, hãy thực hiện các yêu cầu sau: a) Tính toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào sơ đồ tài khoản kế toán chữ T (Tk 621, 622, 627, 154). b) Lập báo cáo chi phí sản xuất. c) Điều chỉnh số phân bổ thừa (thiếu) trên tài khoản chi phí sản xuất chung. Mức chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung ước tính được xem là trọng yếu khi lớn hơn 3% trên tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. 2. Thực hiện lại các yêu cầu trên nếu công ty H tính số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO. Bài 4.14: Công ty A có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (SP) B trải qua hai giai đoạn (GĐ) chế biến liên tục, bán thành phẩm của giai đoạn 1 là vật liệu chính của giai đoạn 2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính. Trong tháng 01/20x9, có tài liệu như sau: 1. Tài liệu liên quan đến sản phẩm dở dang đầu tháng: Giai đoạn 1: Chỉ tiêu Tổng cộng CPNVLTT chính CPNVL phụ CPNCTT CPSXC ước tính 100 100 100 100 100 100% 40% 40% 40% 200.000 40.000 71.400 72.000 Số lượng sản phẩm Mức độ hoàn thành Chi phí (đồng) sản xuất 383.400 Giai đoạn 2: Chỉ tiêu Số lượng sản phẩm Tổng cộng 200 Mức độ hoàn thành Chi phí sản xuất (đ) 2.273.800 CPNVLTT CPNCTT CPSXC ước tính NVL chính NVL phụ GĐ1 NVL phụ GĐ 2 GĐ1 GĐ2 GĐ1 GĐ2 200 200 200 200 200 200 200 100% 100% 80% 100% 80% 100% 80% 400.000 200.000 192.000 357.000 380.800 360.000 334.000 Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 14 2. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng 1/20x9: (đvt: đồng) Giai đoạn 1 Yếu tố Chi phí Trực tiếp sản xuất 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.000.000 2. Nguyên vật liệu phụ 1.000.000 Giai đoạn 2 Phục vụ sản xuất Trực tiếp sản xuất Phục vụ sản xuất 50.000 888.000 77.800 90.000 3. Chi phí công cụ dụng cụ (2 kỳ) 4. Tiền lương và trích theo lương 1.500.000 200.000 1.480.000 180.000 5. Chi phí khấu hao TSCĐ 1.000.000 200.000 850.000 300.000 100.000 6. Chi phí sửa chữa thường xuyên 7. Chi phí điện nước 100.000 33.200 8. Chi phí khác bằng tiền khác 92.000 24.000 3. Báo cáo kết quả sản xuất tháng 1/20x9:  Giai đoạn 1: Số lượng bán thành phẩm hoàn thành nhập kho 100 bán thành phẩm, chuyển qua giai đoạn 2 là 800 bán thành phẩm, dở dang cuối tháng là 200 với mức độ hoàn thành là 70%.  Giai đoạn 2: Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho là 750 sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng là 250 sản phẩm với mức độ hoàn thành là 60%. 4. Tài liệu bổ sung:  Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính giai đoạn 1 là 1.800 đồng/ sản phẩm  Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính giai đoạn 2 là 2.400 đồng/ sản phẩm  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng toàn bộ từ đầu quy trình sản xuất, các chi phí khác phát sinh theo tiến độ sản xuất.  Mức chênh lệch trọng yếu khi tỷ lệ chi phí sản xuất chung chênh lệch lớn hơn 8% và tiêu thức phân bổ là chi phí sản xuất chung dự toán.  Giai đoạn 2 sản xuất 1 sản phẩm cần một bán thành phẩm của giai đoạn 1 chuyển sang.  Sản lượng hoàn thành tương đương của cả hai giai đoạn được tính theo phương pháp trung bình. Yêu cầu: 1. Tính chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương trong tháng 1/20x9 của giai đoạn 1 và giai đoạn 2. (Lưu ý: không yêu cầu lập báo cáo sản xuất) 2. Tính trị giá thực tế của sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho và giá vốn hàng bán. Cho biết số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ tiêu thụ được 80%. Bài 4.15: Doanh nghiệp Q có quy trình công nghệ giản đơn. Trong cùng quá trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động, sản xuất được 2 loại sản phẩm A và B. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm A và B. Doanh nghiệp tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp chi phí ước tính. Hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ. Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 15 Trong tháng 3/20x4, có tài liệu về tình hình sản xuất như sau: Sản phẩm dở dang đầu tháng 3/20x4: (đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu CP NVLTT CPNCTT CPSXC Số lượng SP chuẩn dở dang đầu tháng 3/20x4: 1.000 sản phẩm (= 400 A x 1,1+ 560 B) 1.000 1000 1.000 Mức độ hoàn thành 100% 60% 60% 20.000.000 7.140.000 4.800.000 CPSX dở dang đầu tháng 3/20x4 Bảng kê chi phí sản xuất trong tháng 3/20x4: VL chính Tiền lương Trích theo lương Sản xuất sản phẩm 84.417,2 43.180 8.204,2 Phục vụ và quản lý 6.852,4 5.000 950 (đơn vị tính : 1.000 đồng) Phân bổ chi phí CCDC Khấu hao TSCĐ Điện mua ngoài (*) Tiền mặt (**) 1.500 9.850 8.000 9.000 Ghi chú: Cột (*): điện mua ngoài chưa thanh toán cho Công ty điện lực và chi phí chi bằng tiền mặt được phản ánh theo giá chưa thuế GTGT, thuế GTGT: 10%. Báo cáo kết quả sản xuất trong tháng: - Sản xuất hoàn thành nhập kho: 2.000 sản phẩm A và 2.400 sản phẩm B. - Còn dở dang cuối tháng: 300 sản phẩm A và 200 sản phẩm B với cùng tỷ lệ hoàn thành 60%. Tài liệu bổ sung: - Hệ số tính giá thành của sản phẩm A là 1,1 và sản phẩm B là 1. - Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương được xác định theo phương pháp FIFO, đủ ba khoản mục chi phí. - Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất phát sinh một lần từ đầu quá trình sản xuất, các khoản mục chi phí còn lại phát sinh theo tiến độ hoàn thành sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung ước tính 8.000 đồng/ sản phẩm. - Mức trọng yếu:  3% chi phí sản xuất chung thực tế. - Tồn kho đầu kỳ: sản phẩm A: 300 sản phẩm x 44.275 đồng và sản phẩm B: 400 sản phẩm x 40.250 đồng. - Tồn kho cuối kỳ sản phẩm A: 500 sản phẩm; B: 600 sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm xuất kho trong kỳ đã được xác định tiêu thụ. Giá trị sản phẩm A và B xuất kho được xác định theo phương pháp FIFO. Yêu cầu: 1. Tính giá thành đơn vị sp A, B trong tháng 3/20x4. Phản ánh trên tài khoản 621, 622, 627, 154, 632. 2. Xử lý khoản chênh lệch chi phí sản xuất chung vào cuối tháng theo phương pháp phân bổ dựa trên tổng chi phí sản xuất phát sinh. --- HẾT--Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện 2013   Trang 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan