Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ _kế hoạch tiếp thị trực tuyến của công ty osc_v...

Tài liệu _kế hoạch tiếp thị trực tuyến của công ty osc_v

.DOC
16
27
80

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................3 A.GIỚI THIỆU VỀ OSC............................................................................................................4 1. Thành lập và phát triển..............................................................................................................4 2. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh.........................................................................................4 B.KẾ HOẠCH TIẾP THỊ...........................................................................................................5 1. Phân tích thị trường....................................................................................................................5 1.1. Ngành...................................................................................................................................5 1.2. Thị trường mục tiêu:............................................................................................................5 1.2.1. Về thị trường xuất khẩu:................................................................................................5 1.2.2. Về chủng loại xuất khẩu:...............................................................................................6 1.2.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 tháng đầu năm 2011 (tăng/giảm)so với cùng kỳ năm 2010...7 2. Phân tích SWOT.........................................................................................................................8 3. Đối thủ cạnh tranh......................................................................................................................9 4. Mục tiêu và kế hoạch tiếp thị...................................................................................................11 4.1. Thị hiếu của khách hàng...................................................................................................11 4.2. Khái niệm về Marketing internet.......................................................................................12 4.3. Lựa chọn và sử dụng các mô hình, công cụ tiếp thị trong Marketing Thương mại điện tử của OSC..........................................................................................................................................12 4.4. Các chương trình truyền thông, quảng bá trực tuyến.......................................................13 4.5. Các vấn đề phương thức thức kinh doanh trực tuyến: bán hàng, giao hàng, thanh toán 13 4.5.1. Mô hình 4P truyền thống.............................................................................................13 4.5.2. Mô hình 4P và Internet Marketing..............................................................................13 C.KẾT LUẬN............................................................................................................................16 1/16 1.Sứ mệnh...................................................................................................................................16 2.Triết lý kinh doanh.................................................................................................................16 KẾ HOẠCH TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY OSC LỜI NÓI ĐẦU Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, đồng thời có vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các mặt hàng này mức độ tăng trưởng bình quân khá cao 20%/năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, năm 2008 mặc dù bị tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng đạt gần 1 tỷ USD. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tuy không lớn, nhưng lại có vai trò quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành thu hút nhiều lao động tham gia làm hàngxuất khẩu. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn nên có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong các năm tới. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da co nguyên liệu đầu phải nhập khẩu nên giá trị thực thu ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với mặt hàng này thì nguyên vật liệu lại được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản nên mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đạt 801-100% giá trị xuất khẩu. Cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3 đến 5 nghìn lao động, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao. Đây cũng là mặt hàng được liệt vào danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất (Nguồn Vinanet) 2/16 A. GIỚI THIỆU VỀ OSC 1. Thành lập và phát triển - Tên: Công ty CP TM & DV OSC - Địa chỉ: Tầng 15 tòa nhà Tosy đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài Công ty OSC là Công ty Thương mại và Dịch vụ OSC được thành lập từ năm 2005. Công ty là thành viên của Tập đoàn 66, Qua hơn 06 năm hoạt động, tập thể cán bộ CNV Công ty đã nỗ lực phấn đấu không ngừng tạo nên sự phát triển lớn mạnh của Công ty. Với những nỗ lực này, đến nay Công ty đã hình thành 03 đơn vị trực thuộc trong đó có 03 nhà máy sản xuất chế biến và 02 Chi nhánh. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên hơn 300 người và bộ phận quản lý điều hành là những chuyên viên, kỹ thuật viên có trình độ đại học hoặc cao đẳng, Doanh số hàng năm của Công ty đã đạt từ 200 đến 300 tỷđồng. 2. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh Lĩnh vực và nghành nghề kinh doanh của OSC bao gồm:  Sản xuất đồ gỗ tinh chế  Sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao từ gốm, tre và gỗ  Khai thác ,chế biến lâm sản  Dịch vụ xuất nhập khẩu, khai thuê Hải Quan, giao nhận, kho vận  Du lịch , khách sạn nhà hàng, tổ chức sự kiện  Dịch vụ xuất khẩu lao động  Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà 3/16 Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nhờ vậy OSC đã tạo được niềm tin đối với khách hàng Thương hiệu OSC của Công ty ngày càng được biết đến rộng rãi. 3. Mục tiêu và định hướng phát triển đến năm 2015 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh từ năm 2015, Công ty sẽ tập trung vào một số mục tiêu chủ yếu như sau:  Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ thâm nhập thi trường Mỹ và Châu Âu thông qua hình thức marketing trực tuyến.  Đối với hoạt đông thương mại dịch vụ, sẽ nâng cấp Khách sạn OSC đạt tiêu chuẩn 3 sao với quy mô từ 80 -100 phòng ,đa dạng hóa hoạt động dịch vụ du lịch như tổ chức sự kiện , đại lý bán vé máy bay, tổ chức du lịch lữ hành quốc tế, tổ chức đội xe du lịch. Đối với hoạt động khai thuê sẽ từng bước hình thành hoạt động logistic.  Các dự án này sẽ được triển khai dưới nhiều hình thức như vay vốn ngân hàng, phát hành thêm vốn điều lệ, hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mục tiêu của OSC trong tương lai là nâng cao chất lượng sản phẩm đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ thâm nhập thị trường Mỹ và Châu Âu thông qua hình thức marketing trực tuyến. Do đó Tôi lựa chọn đề tài “ Bán hành trực tuyến đồ lưu niệm và sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam” để phân tích trong bài tập cá nhân của mình. Ngày nay bên cạnh việc thực hiện tiếp thị, quảng cáo truyền thống thông qua các kênh thông tin như báo, đài….hay qua việc giới thiệu, cung và cầu tự tìm đến gặp nhau tại một điểm như trước kia thì việc bán hàng, tiếp thị trực tuyến là một kênh tiêu thụ và phân phối sản phẩm “linh hoạt và chủ động” không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong khuôn khổ bài tập cá nhân này Tôi chỉ đề cập đến một kế hoạch tiếp thị tân tiến, hiệu quả đối với xã hội ngày nay. Đó là kế hoạch tiếp thị trực tuyến bằng cách bán hàng trực tuyến, online các sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ của OSC để đảm bảo sản phẩm đến tay được khách hàng thực sự thuộc các nhóm khách hàng sau: - Du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam - Người Việt Nam sống ở nước ngoài - Các nhà sưu tập nghệ thuật và sản phẩm thủ công của Việt Nam Để tiến hành kế hoạch tiếp thị trực tuyến thực sự hiệu quả, OSC cần lập kế hoạch chi tiết cụ thể và áp dụng một trong những mô hình và công cụ tiếp thị mà OSC cho rằng thực sự đem lại hiệu quả và lợi nhuận tối đa cho mình. B. KẾ HOẠCH TIẾP THỊ 1. Phân tích thị trường 1.1. Ngành Hàng thủ công, mỹ nghệ và đồ gia dụng của Việt Nam được làm từ nguyên liệu dân gian như gốm, sứ, sơn mài, mây, tre, cói, gỗ, đá, tơ lụa, sừng, ngà, bạc, đồng… qua bàn tay khéo léo và tinh xảo của nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống, trở thành các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu mang đậm bản sắc văn hoá và dân tộc Việt Nam. 4/16 Trong thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng được mở rộng, ngoài các thị trường chủ yếu như: Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản... thì hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thông tin từ Bộ Công thương thị trường EU có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng này, trong những năm qua thị trường Eu đã nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD và Việt Nam cũng chiếm được 5,4% kim ngạch nhập khẩu trong số đó.EU sẽ là thị trường nhiều hứa hẹn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. 1.2. Thị trường mục tiêu: 1.2.1. Về thị trường xuất khẩu: Thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu cao STT Quốc gia USD Xếp hạng 1. Đức 2.654.351 1 2. Nhật Bản 2.334.715 2 3. Hoa Kỳ 1.326.129 3 4. Đài Loan 818.839 4 5. Italia 707.760 5 6. Hàn Quốc 642.458 6 7. Hà Lan 532.641 7 8. Anh 489.056 8 9. Tây Ban Nha 472.925 9 10. Ôxtrâylia 453.797 10 11. Pháp 426.643 11 12. Ba Lan 404.544 12 (Nguồn Tổng cục thống kê) 1.2.2. Về chủng loại xuất khẩu: 5/16 (Nguồn Vinanet) 1.2.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 tháng đầu năm 2011 (tăng/giảm)so với cùng kỳ năm 2010 Tỷ lệ tăng/giảm (%) 1. Giá trị sản xuất công nghiệp +14,2 2. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng +22,5 3. Tổng kim ngạch xuất khẩu +32,8 4. Tổng kim ngạch nhập khẩu +29,7 5. Khách quốc tế đến Việt Nam +18,0 6. Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm 39,0 7. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2011 so với +15,09 cùng kỳ năm 2010 (Nguồn Tổng cục thống kê) Như vậy nhìn vào các bảng số liệu từ 1.2.1 đến 1.2.3 ta có thể thấy: Các nước đạt kim ngạch xuất khẩu cao (thị trường mục tiêu) của OSC cũng khá nhiều từ các nước lân cận như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản cho đến Đức, Italia, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha...đều là các nước phát triển nên việc sử dụng internet là một công cụ làm việc, giải trí, mua sắm, tham khảo... thực sự là điều tất yếu và không thể thiếu trong cuộc sống. Đây cũng được coi như một cơ hội và thách thức cho OSC trong việc cải tiến phương thức bán hàng theo phương pháp trực tuyến. Cơ hội ở chỗ sản phẩm của OSC đa dạng, phong phú nhiều chủng loại, đội ngũ chuyên viên, nhân viên có trình độ kỹ năng và nhiệt tình với công việc, OSC có các nhà máy sản xuất trực tiếp và hệ thống Chi nhánh rộng khắp. Thêm một lợi thế hơn hẳn các ngành nghề khác, chủ yếu sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước nên ngoại tệ thực thu trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ cao từ 95% đến 97%...Nhưng thách thức ở chỗ bán hàng trực tuyến thực sự là phong cách bán hàng mới mẻ, đòi hỏi sự đầu tư nhiệt tình và công nghệ cao hơn cách bán hàng truyền thống. Bên cạnh đó còn phải kể đến việc giữ được uy tín, lòng tin của khách hàng nước ngoài khi xem, chọn và mua sản phẩm qua các hình ảnh STT Chỉ tiêu 6/16 trên trang web bán hàng trực tuyến. Chẳng hạn như Nhật Bản hay Canada là thị trường có mức nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cao, do vậy tính cạnh tranh cũng rất mạnh. Nhà xuất khẩu muốn thâm nhập vào các thị trường này cần cân nhắc các yếu tố về sản xuất nhanh hàng mẫu, trả lời thư yêu cầu ngay trong ngày, giao hàng đúng với đặc điểm kỹ thuật đã thỏa thuận hay đúng hàng mẫu đã nhất trí từ trước; tính liên tục của nguồn cung; duy trì chất lượng cao ở mức giá cạnh tranh; bao bì thích hợp cho vận tải đường biển… Bên cạnh đó, giá hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào yếu tố chất lượng sản phẩm được làm từ thợ thủ công và loại nguyên vật liệu sử dụng. Đặc biệt, hầu hết các thị trường này đều đòi hỏi hàng hóa phải có chất lượng cao, bền và khi đưa ra bán phải có điều kiện tốt. Do đó, việc xuất khẩu cần lưu tâm cụ thể đến yêu cầu về dán mác và bao gói chính xác. Hàng thủ công mỹ nghệ dùng bên ngoài nhà phải đủ khả năng chịu được nhiệt độ và độ ẩm, trong khi dành cho trẻ em phải thỏa mãn yêu cầu về độ an toàn và tiêu chuẩn. Tuy nhiên với tổng kim ngạch xuất khẩu và khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tiếp tục tăng (+) chứng tỏ thị trường để phát triển việc bán, xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đồ lưu niệm đang hứa hẹn rất nhiều tiềm năng để OSC thâm nhập và phát triển kế hoạch kinh doanh tiếp thị của mình đặc biệt là kế hoạch tiếp thị trực tuyến. 2. Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH - Ban lãnh đạo có năng lực, uy tín, mối quan hệ rộng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và sản xuất chế biến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tổ chức quản lý tập trung. - Đội ngũ nhân viên được đào tạo cơ bản, có trình độ, có tâm huyết, gắn bó với Công ty. - Công ty là đơn vị trực tiếp lựa chọn nguyên liệu đầu vào để chế biến và gia công, mẫu mã sản phẩm đa dạng về chủng loại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng tại từng quốc gia khó tính như Đức và Nhật Bản. Công ty có Dịch vụ xuất nhập khẩu, khai thuê Hải Quan, giao nhận, kho vận. Du lịch , khách sạn nhà hàng, tổ chức sự kiện. Dịch vụ xuất khẩu lao động… đây cũng là một thuận lợi trong việc đón tiếp khách quốc tế và tìm hiểu nhu cầu mong muốn của du khách, kiều bào xa tổ quốc về các mặt hàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các nước khác. ĐIỂM YẾU - Các hợp đồng của Công ty có được phụ thuộc vào mối quan hệ của Tổng Giám đốc. - Nguồn nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt. Tình trạng này xảy ra đối với hầu hết các loại sản phẩm. Tình trạng cung ứng mây, tre, song... thiếu ổn định; nguồn gỗ quí khan hiếm dần vì những vùng rừng cung cấp nguyên liệu đã bị người dân chặt phá làm gần hết. Việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến giá thành, giá bán và khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam đối với các nước khác. - Nhu cầu du khách nước ngoài về hàng thủ công mỹ nghệ rất đa dạng, thay đổi nhanh theo mùa. Vòng đời của một sản phẩm rất ngắn nên đòi hỏi Công ty phải rất nhanh nhạy mới có thể đáp ứng những yêu cầu đó. 7/16 - Công ty là đơn vị có uy tín cao trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, khách sạn nhà hàng, tổ chức sự kiện và thông qua các lợi thế này công ty sẽ quảng bá hơn nữa về các sản phẩm của mình. CƠ HỘI - Ngành chế biến, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lưu niệm đang hứa hẹn nhiều tiềm năng do Việt Nam đang trong hội nhập với nền kinh tế thế giới nên việc giới thiệu văn hóa truyền thống của Việt Nam ra thế giới là rất cần thiết. - Lượt du khách quốc tế thăm quan, và nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng - Kiều bào nước ngoài quay trở về quê hương để xây dựng và đóng góp ngày càng nhiều hơn - Kinh nghiệm quản lý, uy tín, danh tiếng trong lĩnh vực kinh doanh là lợi thế lớn của Công ty trong thời gian tới. - Khả năng tiếp cận, học hỏi những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới sẽ giúp Công ty tăng vị thế của mình và gia tăng năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm. - Để tiết kiệm thời gian, chi phí và thỏa mãn nhu cầu được lựa chọn. Con người ngày càng gia tăng nhu cầu trao đổi, mua bán sản phẩm qua các Online Store (cửa hàng trực tuyến), hoặc các website giới thiệu và bán sản phẩm. THÁCH THỨC - Đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, mở rộng kinh doanh, bán hàng trực tuyến đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng nước ngoài chưa có thời gian tìm hiểu thực tế tại Việt Nam hoặc mong muốn biết đến những sản phẩm mang giá truyền thống và đậm nét văn hóa Việt Nam. - Thách thức về khả năng tiếp cận công nghệ mới trong tương lai. - Thách thức đối với đội ngũ nhân sự (cần hiểu biết và có kinh nghiệm về luật, khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt, khả năng đàm phán thương thuyết tốt...khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và sử dụng các công cụ hỗ trợ như facebook, blog 360o, website...khả năng thiết kế sản phẩm mới nhanh và nhạy với thị trường thế giới) - Tăng cường năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. 3. Đối thủ cạnh tranh Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của 1 quốc gia, nó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển 1 cách lành mạnh, ngoài ra còn giúp các nước tìm và vận dụng 1 cách hiệu quả lợi thế so sánh của mình. Cùng với xu thế chung, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghệp luôn phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà khó khăn hơn cả là các doanh nghiệp nước ngoài,các tập đoàn xuyên quốc gia. Là 1 doanh nghiệp được thành lập và phát triển trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động và cạnh tranh, OSC không ngừng cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 8/16 của mình và bên cạnh đó là thường xuyên tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh để có thể hoàn thiện và phát huy năng lực doanh nghiệp. Trước tiên là đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu mây tre đan và sản phẩm thủ công mỹ nghệ lớn trong nước, là các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với OSC trên cùng thị trường xuất khẩu với mặt cùng mặt hàng may tre đan:  DN sản xuất xuất khẩu may tre đan THANH BÌNH : Thị trường chính là Châu âu, Mỹ. Doanh thu hàng năm hơn 30 tỉ đồng. Điểm Mạnh  Tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ tại chỗ với hơn 20000 lao động.  Phát triển trong làng nghề truyền thống.  Tranh thủ được sự hổ trợ về nguồn vốn và đất quy hoạch của địa phương. Điểm Yếu  Lao động chủ yếu làm theo kinh nghiệm,tay nghề chưa cao.  Đang khó khăn về vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đào tạo lao động.  Công nghệ sản xuất chưa được đầu tư nhiều.  Nguyên liệu tại chổ chỉ đáp ứng 20% nhu cầu,nguồn nguyên liệu không ổn định và giá cao.  Sản phẩm chưa được chú trọng thiết kế và đa dạng sản phẩm.  DN xuất nhập khẩu may tre ĐOÀN KẾT 1: Thị trường xuấất khẩu chính là Đức và Nhật B ản, doanh thu hàng năm t ừ 2,5- 3 tri ệu USD       Điểm Mạnh Điểm Yếu Là DN mạnh nhất của làng nghề may  Vùng nguyên liệu chưa chủ động và tre đan nổi tiếng Phú Vinh. ổn định. DN có 3 cơ sở sản xuất lớn cùng hơn  Chất lượng sản phẩm chưa đồng 200công nhân lành nghề và hàng nhất. trăm lao động thời vụ. Sản phẩm đã có thương hiệu trên nhiều nước với nhiều chủng loại,đa dạng mẫu mã. Công nghệ kĩ thuật tiên tiến. Luôn chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Là 1 DN uy tín và được tin cậy.  Trung Quốc là quốc gia có tỉ trọng hàng mây tre đan xuất khẩu lớn nhất với các thị trường cạnh tranh với các DN VN như Mỹ,Châu Âu,Nhật Bản… Nhìn chung các DN Trung Quốấc có các điểm đáng l ưu ý : 9/16       Điểm Mạnh Nguồn lao động dồi dào với giá rẻ. Đất rộng với nhiều vùng nguyên liệu lớn. Môi trường KHCN phát triển mạnh,đã áp dụng CN hiện đại vào nhiều công đoạn sản xuất. Giá thành cạnh tranh. Sản phẩm có kênh phân phối rộng và xuất hiện trên nhiều nước. Có nhiều tập đoàn lớn với tiềm lực kinh tế dồi dào như: Hengyang Da Wei Bamboo Product Co.Ltd, Xiamen PEKE Co.Ltd… Điểm Yếu  Chất lượng sản phẩm không đồng đều,tồn tại nhiều hàng nhái hàng giả. 4. Mục tiêu và kế hoạch tiếp thị 4.1. Thị hiếu của khách hàng Trên thực tế, khách du lịch ai cũng thích mua sắm một vài sản phẩm lưu niệm để ghi dấu chuyến đi. Du khách nước ngoài cũng khá thích thú với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều du khách khi đến các cửa hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội chỉ để ngắm là chính. Các đồ lưu niệm dành cho du khách trên thị trường Hà Nội có thể chia làm hai loại: đồ sử dụng và đồ trưng bày. Ở nhóm thứ nhất, nhóm đồ để sử dụng thì chất lượng, kiểu dáng là điều đáng bàn. Các loại túi thêu, áo lụa tơ tằm là một thí dụ điển hình. Bà Gien-ni-phơ, một du khách Mỹ cho biết: 'Tôi rất thích các sản phẩm tơ lụa, nhưng kiểu dáng nghèo nàn. So với một vài năm trước, các mặt hàng chẳng có gì mới'. Chưa kể những thứ đồ thủ công đó không bền, chỉ cần sau vài lần sử dụng là 'xuống mã' hẳn vì bị phai mầu, xộc xệch. Những chiếc áo phông có hình cờ Việt Nam, hay dòng chữ 'Tôi yêu phở'... có chất lượng rất thấp. Còn đối với sản phẩm mỹ nghệ dùng để trưng bày, du khách có thể không tiếc tiền để mua những sản phẩm đẹp. Song nhiều mặt hàng cũng khiến người ta phải thất vọng. Khách Nhật Bản thường chuộng đồ sơn mài. Tuy nhiên, đồ sơn mài hiện nay chủ yếu dùng... sơn Nhật Bản, vì thế nhiều khách Nhật Bản từ chối những mặt hàng như vậy. Bên cạnh đó thị hiếu du khách mỗi nước lại khác nhau. Tuy nhiên, do chưa nắm vững nhu cầu, thị hiếu của từng nhóm khách hàng, cho nên chưa có sản phẩm phù hợp, khiến họ đã xem là phải 'móc hầu bao' mua ngay'. Một mặt hàng có tính biểu tượng cho văn hóa Việt Nam là những bức tượng gỗ cô gái đội nón lá mặc áo dài được bày khá nhiều ở các cửa hàng lưu niệm, nhưng bán không được bao nhiêu. Nguyên nhân không phải vì du khách không thích, mà bởi chúng khá... cồng kềnh. Tương tự như thế là những quân rối nước, rất bắt mắt, rất đặc trưng cho văn hóa Việt Nam, nhưng du khách chủ yếu dừng lại để... chụp ảnh. Người sản xuất đã không tính đến yếu tố khi đi du lịch dài ngày, du khách phải đem đồ dùng của bản thân họ, nếu phải mang thêm các đồ lưu niệm cồng kềnh, dễ vỡ thì rất bất tiện. Như thế, để họ chọn một vài món đồ đã khó, chưa nói đến 10/16 việc họ mua một số món đồ về làm quà tặng cho bạn bè. Trong buổi lễ công bố chương trình kích cầu du lịch năm 2010, Vụ trưởng Lữ hành (Tổng cục Du lịch) Vũ Thế Bình, đưa ra con số đáng buồn về chi tiêu dành cho mua sắm của khách quốc tế: Trong tổng chi phí cho chuyến du lịch đến Việt Nam, du khách chỉ dành khoảng từ 10 đến 15% chi phí cho mua sắm. Con số này ở Thái-lan dao động từ 50-55%. Bên cạnh đó, chi tiêu bình quân của mỗi du khách quốc tế khi đến Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực. Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân từ sự thiếu hấp dẫn của các sản phẩm lưu niệm. (Nguồn Nhân dân) 4.2. Khái niệm về Marketing internet Lựa chọn và thay đổi phương thức marketing hiện đại thay cho hình thức truyền thống đang là mối quan tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp, và OSC không nằm ngoài quỹ đạo đó. Tìm hiểu về E-marketing (Internet marketing hay online marketing), hay tiếp thị qua mạng, tiếp thị trực tuyến là hoạt động cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng kết nối toàn cầu Internet. OSC nhận thấy với bản chất tương tác của E-marketing, đối tượng nhận thông điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp. Đây là lợi thế lớn của E-marketing so với các loại hình khác. E-marketing kết hợp tính sáng tạo và kỹ thuật của Internet, bao gồm thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng. E-marketing là quá trình phát triển và quảng bá doanh nghiệp sử dụng các phương tiện trực tuyến. E-marketing không chỉ đơn giản là xây dựng Website. E -marketing phải là một phần của chiến lược marketing và phải được đầu tư hợp lý. Một trong những lợi thế của E-marketing là sự sẵn sàng của lượng lớn thông tin. Người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi. Khi sử dụng e-makerting có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng như chi phí thuê mặt bằng, giảm số lượng nhân viên bán hàng,.. giúp cho OSC tiếp cận với thị trường rộng lớn cũng như phát triển ra toàn cầu. Ngoài ra, so sánh với các phương tiện khác như in ấn, báo đài, truyền hình, e-marketing có lơi thế rất lớn về chi phí thấp. Các hoạt động E-marketing khi triển khai có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá. Ví dụ với Website, dịch vụ ‘Web analytic' cho phép theo dõi số lượng người truy cập, nội dung quan tâm từ đó có thể đánh giá thông điệp truyền đi có đúng với ước muốn của khách hàng không. Vì những đặc tính và ưu điểm ưu việt trên của E – marketing mà OSC đã lên kế hoạch tiếp thị trực tuyến cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm của mình ra thị trường Thế giới. 4.3. Lựa chọn và sử dụng các mô hình, công cụ tiếp thị trong Marketing Thương mại điện tử của OSC - Khách hàng được lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu (các sản phẩm được liệt kê theo list kèm theo hình ảnh mô tả chi tiết về kích cỡ, chất liệu, các chỉ tiêu an toàn cho phép, điều kiện khí hậu có thể bảo quản…) - OSC thu được lợi nhuận nhờ giảm trung gian và giảm lượng hàng lưu kho. 11/16 - - - Để đáp ứng nhu cầu lớn, OSC áp dụng mô hinh thứ 3 là mua sắm trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả mua nguyên liệu, thiết bị đầu vào phối hợp với các đối tác và nâng cao hiệu quả hoạt động bên trong doanh nghiệp Thiết kế website bao gồm đủ các tính năng và các thông tin hỗ trợ cần thiết như: dịch thông tin sản phẩm sang tiếng Anh, đăng bán sản phẩm lên trang ebay.com Mỹ, trả lời mọi thắc mắc của người mua….; có kèm theo hướng dẫn cách mua hàng đối với khách hàng sao cho hiệu quả và ít rủi ro nhất, giúp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch và đặc biệt với sự hỗ trợ về mặt thanh toán. Có thể thấy, việc bán hàng sang thị trường quốc tế thông qua E – marketing và website có rất nhiều ưu điểm như: Không tốn chi phí thuê mặt bằng, tìm kiếm khách hàng, giảm tối đa chi phí, giảm nhân công. Bên cạnh đó, đối với việc E – marketing giúp cho OSC liên tục bổ xung các tính năng mới mà gần đây nhất là dịch vụ đấu giá: việc đấu giá các sản phẩm của mình để thu hút thêm sự chú ý của người mua, tăng tính hấp dẫn, bán hàng nhanh hơn và thu lợi nhuận lớn hơn. Tính năng này OSC có thêm nhiều lựa chọn và nâng cao lợi nhuận cho mình. 4.4. Các chương trình truyền thông, quảng bá trực tuyến. Một số phương thức truyền thông và quảng bá trực tuyến OSC đang tiến hành là: - Làm 1 campaign online tổng thể với số tiền từ 50-60tr/2 tháng - Công cụ đo lường của các hình thức: forum seeding, email marketing, quảng cáo tìm kiếm, book banner, quảng cáo face book... - Liên kết và tìm kiếm thêm các agency chuyên về quảng cáo trực tuyến 4.5. Các vấn đề phương thức kinh doanh trực tuyến: bán hàng, giao hàng, thanh toán 4.5.1. Mô hình 4P truyền thống 12/16 4P – là ghép từ 4 chữ Product – Price – Place – Promotion. 4.5.2. Mô hình 4P và Internet Marketing Ở trên mô hình marketing mix truyền thống. Vậy khi ứng dụng sang Internet Marketing thì những thành phần này sẽ ra sao? Có một số quan điểm cho rằng nên ánh xạ từ 4P sang 4C cho Internet Marketing, cụ thể Product tương đương với Customer Solution, Price <-> Customer Cost, Place <-> Convinience, Promotion <-> Communication. Tuy nhiên với quan điểm của mình, OSC vẫn nghĩ 4P vẫn có thể ứng dụng cho Internet Marketing như tên gọi của nó. PRODUCT Đầu tiên, Product Vấn đề quay trở lại vô cùng đơn giản, concept của sản phẩm thế nào. Đánh vào nhu cầu nào của khách hàng. eBay đã rất thành công khi là sản phẩm đầu tiên phục vụ cho nhu cầu đơn giản của khách hàng, bán đồ cũ với giá cao nhất có thể, và họ đã đưa ra một sản phẩm vô cùng độc đáo thời điểm đó, một mô hình đấu giá, giao lưu mua bán qua mạng mà với eBay, nó giải quyết được những điểm yếu của internet là tính không chắc chắn, người bán người mua không ai biết ai, không ai tin ai hoàn toàn. Youtube ra đời với một nhu cầu đơn giản, chia sẻ hình ảnh mãi chán rồi, thích chia sẻ video. Và họ giải quyết bài toán định dạng file và streaming khá hoàn hảo. Gút lại vấn đề, sản phẩm vẫn là điểm quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để định hình được một sản phẩm online tốt? OSC cho bám sát những yếu tố sau đây sẽ góp phần vào điều đó: - Concept: Trước hết vẫn là đi từ một concept độc đáo, những nhu cầu chưa được giải quyết dựa vào những nghiên cứu thị trường những phân tích tổng quát và những nắm bắt nhạy bén để phát hiện ra những ý tưởng sơ khai này, sau đó với những 13/16 nghiên cứu thị trường, những phân tích sâu hơn nhu cầu, về phân khúc khách hàng… - Chức năng (Functional): Từ những phân tích trên, OSC thiết kế lên những chức năng để giải quyết những nhu cầu đã vạch ra – nhu cầu ở đây chính là nhu cầu của khách hàng. Bất cứ khi nào trong một phân tích nào, Doanh nghiệp cũng phải luôn nhủ rằng chúng ta phải phân tích đứng trên góc độ của khách hàng mục tiêu của mình. Khi làm sản phẩm cho lứa tuổi teen phải đứng trên góc độ của lứa tuổi này để phân tích - Tiện dụng (Usablity): Một concept tốt, những chức năng đáp ứng đúng nhu cầu, tất cả phải đi đôi với việc triển khai tốt - Hiệu năng (Performance): Đây là yêu cầu cuối sau khi đã thỏa mãn những yêu cầu trên. Một dịch vụ tốt, chức năng hoàn hảo, dễ sử dụng. Luôn nâng cấp và bảo trì hệ thống, website đảm bảo đường truyền mạng và mọi thứ liên quan luôn hoạt động tốt, không bị treo, nghẽn mạng… PRICE Có thể chúng ta sẽ nói, trên môi trường online thì đừng nói đến Price, giống như câu nói của Google – Don’t be Evil. Thật vậy với đa số những dịch vụ gần như là hoàn hảo và được cung cấp miễn phí. Việc nghĩ đến thu tiền user thật sự là một việc “liều lĩnh” – tất nhiên vẫn có những dịch vụ sống tốt nhờ thu tiền user, nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy yếu tố Price xem như bỏ đi khi áp dụng internet marketing? Không, OSC nghĩ nên đánh giá vấn đề theo một góc nhìn khác, price là một yếu tố mà tất cả những gì người sử dụng phải “trả giá” cho dịch vụ của chúng ta. OSC thích nhìn hiện tượng này theo kiểu giá âm, khi chúng ta sản xuất một ấm trà, khách hàng mua ấm trà của chúng ta bán, họ trả cho chúng ta một khoảng tiền, đó là giá dương – lợi ích về tay chúng ta (tất nhiên là khách hàng cũng có lợi của họ – nhưng ở đây chúng ta không bàn khía cạnh đó). Còn với một dịch vụ online, khách hàng có lợi khi họ dùng dịch vụ của chúng ta (còn chúng ta có lợi từ một hướng khác – cũng là một khía cạnh khác không bàn tới). Hiểu theo một hướng khác, đó là một dạng benefit cho khách hàng, dịch vụ càng mang lại lợi ích nhiều cho khách hàng, dịch vụ đó có giá trị dương với họ – mà họ lại không trả một chi phí nào – nghĩa là họ đang trả một chi phí âm cho dịch vụ đó, và chi phí âm này càng cao thì chứng tỏ chúng ta đang đưa ra mức giá tốt. Tất nhiên không phải vì vậy mà chúng ta nhồi nhét hàng tỉ chức năng vào dịch vụ, xin nhấn mạnh rằng “benefit” này không đo bằng số lượng mà nó đo bằng mức lợi ích mà những gì người dùng có được. PLACE Một lần nữa, câu hỏi là môi trường internet không có biên giới, thế thì mạng lưới phân phối là vô nghĩa? Mạng lưới phân phối ở đây có thể hiểu là sự thuận tiện của khách hàng. Twitter có thể dễ dàng sử dụng từ trang web chính của mình, nhưng twitter vẫn cung cấp thêm những widget để dùng cho Daskboard của máy Mac, những addons để dùng cùng với Firefox. Flickr đã vô cùng tiện lợi với trang web, nhưng Flickr vẫn liên 14/16 tục cập nhật công cụ upload Flickr Uploadr của mình, và gần như tất cả những dịch vụ thành công hiện nay đều xây dựng nhưng API riêng để kết nối với dịch vụ của mình. Ngày nay với việc phát triển các thiết bị Mobile, các site còn phải xây dựng thêm những công cụ phân phối dịch vụ của mình trên điện thoại di động, Flickr, Facebook, Amazon, eBay… đều đã và đang làm rất tốt những việc này. Tất cả những điều đó là việc mở rộng khả năng phân phối của mình – Place. PROMOTION Cũng như Marketing truyền thống, đây là công việc chiếm nhiều thời gian của chúng ta. Khác với Marketing truyền thống, tôi cho rằng chữ P cuối này đối với marketing online chiếm vai trò quan trọng hơn. Với kinh doanh truyền thống, trong một vài trường hợp chúng ta có thể hoạt động không có chữ P này, có những sản phẩm khi sản xuất ra không hề đưọc quảng cáo mà đưa thằng về tiêu thụ ở các thị trường miền Tây, và đa số những sản phẩm này khi nêu tên thì không ai biết, nhưng họ vẫn sống được. Tuy nhiên với Internet, nếu làm như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta xây một công viên giải trí ngoài đảo và không cung cấp cáp treo, bến tàu, hay sân bay… Khách hàng có thể tự bơi ra chơi nếu muốn. Các công cụ để quảng bá cho internet thì như chúng ta đã biết rất nhiều: SEO, Social Marketing, Display Ads, Email Marketing, Affiliate Marketing… Vấn đề cốt yếu là việc chúng ta triển khai và ứng dụng những công cụ này như thế nào. Vấn đề này có lẽ đã rất nhiều người bàn luận và sẽ còn bàn luận nhiều. C. KẾT LUẬN OSC “OSC SỰ KHÁC BIỆT Á ĐÔNG” - - 1. Sứ mệnh Sứ mệnh của OSC là phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại và nghiên cứu thiết kế tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đa dạng phong phú nhằm mang lại những sản phẩm tốt nhất thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trên khắp Thế giới. Cũng như mang đến cho Thế giới một hình ảnh mới về các giá trị văn hóa, truyền thống đậm nét Á Đông của Việt Nam. 2. Triết lý kinh doanh Mọi hoạt động của Công ty đều hướng tới mục tiêu dài hạn là: ích nước –lợi nhà; Mọi sản phẩm và dịch vụ dù là lớn hay nhỏ luôn làm thỏa mãn khách hàng; Chất lượng, hiệu quả, đúng hẹn để khắc ghi ấn tượng “Chuyên nghiệp” trong tâm thức của khách hàng; Giá trị cốt lõi của Công ty là con người, lòng nhiệt tình và quyết tâm cùng tạo lập; 15/16 - Văn hoá doanh nghiệp là niềm tự hào của nhân viên và niềm tin của cộng đồng; Học tập, rèn luyện không ngừng để đổi mới và thích nghi là trách nhiệm của Công ty và của mỗi thành viên OSC. 16/16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan