Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Kế hoạch dạy chương trình địa phương lop 8...

Tài liệu Kế hoạch dạy chương trình địa phương lop 8

.DOC
3
407
98

Mô tả:

Tuần 34 Ngày soạn : 10/04/2017 Ngày dạy :17-22/04/2017 CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Tiết 48: Bài 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần đạt được: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí, phạm vi, giới hạn của một đối tượng địa lí ở địa phương. - Trình bày đặc điểm địa lí của đối tượng. 2. Kĩ năng: - Biết quan sát, mô tả, một sự vật hay hiện tượng địa lí ở địa phương. - Viết báo cáo và trình bày về sự vật hay hiện tượng đó. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức học tập tự giác, tìm hiểu địa phương. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tài liệu chùa Viên Quang, la bàn, thước dây. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Giấy, bút, thước kẻ 30cm - Thông tin về sự vật, hiện tượng địa lí, lịch sử liên quan đến chùa Viên Quang – Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị (5’) - Hình thức tổ chức hoạt động “ bài lên lớp” cá nhân. - Phương pháp dạy: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, tự học - Kỹ thuật dạy học: KT đặc câu hỏi, KT hợp tác… Bước 1: GV giao nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm HS tự chuẩn bị các yêu cầu và kiến thức, thông tin cần thiết Bước 2: GV hướng dẫn HS các bước tiến hành: Lí do chọn: + Là địa điểm có quá trình xây dựng và phát triển gắn liền với địa phương nơi các em đang sống. + Đảm bảo an toàn thuận lợi cho HS trong thực địa. nghiên cứu và tìm thông tin. - Chuẩn bị thông tin về địa điểm: - Xác định vị trí các địa điểm: Nằm ở vị trí nào trong xã, phường? Tiếp giáp với những tổ dân phố, cơ quan, công trình xây dựng, đường xá…nào? - Diện tích, hình dạng, cấu trúc trong, ngoài - Lịch sử xây dựng và phát triển: Lí do được xây dựng, được xây dựng khi nào? Hiện trạng hiện nay. - Vai trò, ý nghĩa của ngôi trường: + Đối với HS + Đối với nhân dân trong xã Xuân Ninh Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng thực hành ( 35’) - Hình thức tổ chức hoạt động “ bài lên lớp” cá nhân, nhóm - Phương pháp dạy: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, tự học, phương pháp sử dụng ảnh trực quan… - Kỹ thuật dạy học: KT đặc câu hỏi, KT hợp tác… Bước 1: GV trình bày những thông tin liên quan đến địa điểm cho HS nghe. Bước 2: HS tổ chức hoạt động nhóm: Ngoài thực địa => Hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu bài thực hành. Bước 3: HS đại diện nhóm báo cáo trình bày trước lớp: - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét đánh giá từng báo cáo. - GV cùng HS tổng hợp báo cáo để hoàn thiện một bản báo cáo chung toàn diện Kết quả BÁO CÁO TỔNG HỢP TOÀN DIỆN * Chùa Viên Quang Vị trí: xóm Nghĩa Xá – Xuân Ninh – Xuân Trường – Nam Định * Hình dạng, kích thước, cấu trúc chùa Công trình kiến trúc chùa Nghĩa Xá hiện nay được xây theo kiểu "Nội công ngoại quốc", quay mặt về hướng tây trên một diện tích rộng 5.000m2. Nằm về phía trước chùa là hệ thống tam quan xây kiểu chồng diêm ba tầng, hai tầng trên hiện treo chuông và khánh. Sau tam quan, qua một sân rộng lát gạch là tòa giải vũ. Sau giải vũ là chùa chính. Công trình được dựng kiểu chữ công: Bái đường 7 gian dài 19m, rộng 5,4m, trung đường 4 gian dài 9,8m, rộng 7,1m và thượng điện 7 gian dài 19m, rộng 5,7m. Bài trí nơi thờ tự được phân bổ theo kiểu: "tiền Phật hậu thánh" (trước thờ Phật sau thờ thánh) * Lịch sử phát triển Chùa là một di tích có quy mô rộng lớn, bề thế. Chùa đã được di chuyển và sửa chữa nhiều lần nhưng dấu ấn thời kiến trúc thời Hậu Lê còn in khá đậm nét trong phong cách xây dựng và phong cách trạm khắc như hai bộ cánh cửa nhà Tiền Bái, hàng chục chân tảng đá hoa sen khu mộ tháp bằng đá… ở đây còn tấm bia thời Lý khắc năm 1122 là một trong nhwunxg tấm bia quý hiếm ở địa phương. Ngoài ra ở chùa còn ba cỗ kiệu Bát công, nhiều nhang án và sấu gỗ trạm khắc thời Hậu Lê Theo tấm bia cổ nhất hiện còn lại tại di tích khắc năm Thiên Trù Duệ Vũ thứ ba ( 1122) thì khu chùa này lúc còn ở Giao Thủy Vạn. Theo văn bia khắc năm thứ 2 đời vua Đồng Khánh (1888) thì tương truyền kỳ còn ở Giao Thủy Vạn quy mô chùa rất lớn với 36 tòa, hàng trăm gian, về sau do sự đổi dòng của sông Hồng, chùa có nguy cơ bị quấn đi nên chuyển chùa về xứ Bát Dương. Sau đó chùa lại bị dòng sông làm sụp nở, do vậy tháng 3 năm thứ 19 đời vua Tự Đức (1867) lại chuyển chùa về khu đất hiện nay. Tháng 5 năm thứ 20, đời vua Tự Đức thì dựng xong như quy cách cũ. Tháng 8 cùng năm thì bị bão lớn làm bay ngói đổ tường, ngôi chùa phải tu sửa đến tháng 12 cùng năm thì hoàn thành. Chùa hiện nay thờ Phật và các vị Thánh Tổ. Nguyên trước chùa thờ cả Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Theo các cụ ở địa phương, trước năm 1949 chùa rất nhiều tượng phật, sau bị giặc Pháp phá hủy. Hàng năm vào ngày 1/3 âm lịch chính quyền địa phương và nhân dân xã Xuân Ninh lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh ý nghĩa lịch sử văn hóa của khu di tích, đồng thời qua đó cũng khơi gợi ý thức tự hào của nhân dân địa phương và lòng hảo tâm của khách địa phương trong và ngoài xã để sửa sang và tôn tạo cho khu di tích ngày một khang trang hơn, sạch đẹp hơn. 4. Vai trò và ý nghĩa của chùa - Giúp bà con trong và ngoài xã hiểu hơn về di tích lịch sử địa phương và những cuộc đấu tranh giải phóng dành độc lập dân tộc gắn liền với ngôi chùa từ đó thấy được giá trị về mặt vật chất cũng như tinh thần của ngôi chùa. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết (3’) - GV nhận xét đánh giá tiết thực hành. 2. Hướng dẫn học tập (1’) GV nhắc nhở hs ôn tập chương trình địa lí 8 học kì II
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan