Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Tôn giáo K16 sự thức dậy của thông minh tập ii the awakening of intelligence dịch 2009 sử...

Tài liệu K16 sự thức dậy của thông minh tập ii the awakening of intelligence dịch 2009 sửa lại 2013

.PDF
464
71
72

Mô tả:

J. KRISHNAMURTI SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH THE AWAKENING OF INTELLIGENCE Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2009 – Sửa 2013 Tập II/II www.jkrishnamurtiongkhong.com – Tháng 3-2013 – Chân thành cám ơn Ni sư ịTnh Thư ờng (California) đã gửi tặng nguyên tác tiếng Anh: The Awakening Of Intelligence. 2 THE AWAKENING OF INTELLIGENCE Tập II/II Nguồn: www.tchl.freeweb.hu [Longer United Version] 3 4 _________________________________________________ TRÍCH DẪN hông minh không thuộc cá thể, không là kết quả của tranh cãi, tin ưởng, t quan điểm hay lý luận. Thông minh hiện diện khi bộ não phát giác tánh gây sai l ầm của nó, khi nó khám phá điều gì nó có th ể và điều gì nó không thể. Lúc này sự liên quan của thông minh với kích thước mới mẻ này là gì? …Kích thước khác hẳn chỉ có thể vận hành qua thông minh: nếu không có thông minh đó nó không thể vận hành. Vì vậy trong sống hàng ngày nó chỉ có thể vận hành nơi nào thông minh đang vận hành” – Phần VIII. “T “Khi (suy nghĩ ) thấy nó không thể khám phá được cái gì đó mới mẻ, chính nhận biết đó là hạt giống của thông minh, đúng chứ? Đó là thông minh: “Tôi không thể làm”. Tôi đã nghĩ rằng tôi có thể làm nhiều việc, và tôi có thể làm trong một phương hướng nào đó, nhưng trong một phương hướng hoàn toàn mới mẻ tôi không thể là m bất kỳ việc gì. Khám phá điều đó là thông minh” – Phần VIII. “Suy nghĩ thuộc thời gian, thông minh không thuộc thời gian. Thông minh là vô hạn” – Phần VII. “Thông minh hiện diện khi cái trí, quả tim và cơ thể hiệp thông thực sự” – Phần VIII. 5 “Liệu có sự thức dậy của thông minh đó? Nếu có . . . vậy thì nó sẽ vận hành, vậy thì bạn không phải nói rằng, ‘Tôi sẽ làm gì đây?’ Trong suốt ba tuần lễ này có lẽ đã có hàng ngàn người ở đây đã lắng nghe. Nếu họ thực sự sống cùng cái đó, bạn biết điều gì xảy ra không? Chúng ta sẽ thay đổi thế giới” – Phần VIII. “Khi có năng lượng lạ thường đó, mà là thông minh, liệu có chết hay không?” – Phần VII. 6 _________________________________________________ GHI CHÚ CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP rong nhiều năm Krishnamurti nói chuyện cùng khán giả thuộc mọi hạng người cũng như nói chuyện cùng những cá nhân và những nhóm nhỏ hơn, ở M ỹ, Châu âu và Ấn độ. Quyển sách này được thực hiện để trình bày vô số chủ đề của những nói chuyện và giảng dạy của ông. Vì “Những nói chuyện” luôn luôn bằng ứng khẩu, với những câu hỏi và trả lời trao đổi lẫn nhau, những ghi chép được in ở đây được rút ra từ những băng từ, để cho những cụm từ và từ ngữ chính xác được ghi chép lại không thay đổi. Chúng đã được biên tập vừa đủ để trình bày thành một trang đọc cho dễ hiểu, kèm theo vài loại bỏ những từ ngữ dư thừa. Nhiều đề mục trong những chương này được bắt đầu khác hẳn trong “Đối thoại” với bốn người nổi tiếng mà quan tâm đến những ý tưởng của Krishnamurti. Những phỏng vấn cá nhân này cũng được ghi lại từ những băng từ được thâu tại ngay thời điểm đó. Một từ ngữ nên được nói về những “Đối thoại” và “Bàn luận” trong nhóm nhỏ ở Chương 10. “Những “Đối thoại” này không là những bàn luận trong ý nghĩa những biện bác hay những tranh luận, nhưng là những trao đổi tự do giữa những con người có một mục đích chung là quan tâm đến sự hiểu rõ cùng nhau về những vấn đề căn ảbn của Krishnamurti. Ví dụ, năm “Đối thoại” tại Saanen theo sau một loạt bảy “Nói chuyện” và tiếp tục những đề mục đã được bắt đầu từ đó, và thâm nhập sâu thẳm hơn những đề mục đó. T 7 Chính tại Saanen, Thụy sĩ, trong nhiều năm, từ khắp thế giới, những con người đã tập hợp lại để chia sẻ vài tuần lễ cùng Krishnamurti. “Bàn luận” trong nhóm nhỏ (Chương 10) diễn ra tại Brockwood Park ở Hampshire, nước Anh, nơi có một trung tâm giáo dục và trường học dành cho những người trẻ được thành lập bởi Krishnamurti. Bàn luận này cùng những con người trong suốt một phần của sống đã liên ếtk với Krishnamurti trong công việc của ông ấy. Chúng tôi rất biết ơn những người đã giúp đỡ trong việc ghi âm, trình bày và biên tập quyển sách này. George và Cornelia Wingfield Digby 8 _________________________________________________ TẬP II/II NỘI DUNG CHÂU ÂU Phần VII Bảy nói chuyện ở Saanen, Switzerland 1– QUAN TÂM THĂM THẲM CỦA BẠN LÀ GÌ? Đam mê và sự mãnh liệt đư ợc cần đến. Bên trong và bên ngoài: chúng có thể bị phân chia hay sao? NHỮNG CÂU HỎI: Vui thú và quan tâm; Thượng đế; trẻ em và giáo dục; nhiều quan tâm khác nhau; ý nghĩa của những biểu lộ; về tình yêu, sự thật và trật tự. 2 – TRẬT TỰ. Cái trí chỉ biết vô trật tự. Trạng thái “không biết”. “Cái tôi” là bộ phận của nền văn hóa, mà là vô trật tự. NHỮNG CÂU HỎI: Cái trí có khả năng quan sát hay không? Phân tích; vị đạo sư; sự liên h ệ với Krishnamurti; bạn có thể quan sát được chính bạn hay không? 9 3 – CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU RÕ VỀ CHÍNH CHÚNG TA? Vấn đề của hiểu rõ về chính mình là vấn đề của quan sát. Quan sát không tách rời, không “Cái tôi”. Phân tích, những giấc mộng và giấc ngủ. Vấn đề của “người quan sát” và của thời gian. “Khi bạn quan sát mà không có hai mắt của thời gian, còn ai ở đó để quan sát?” NHỮNG CÂU HỎI: Những hình ảnh nào đó có cần thiết hay không? Sự đá nh giá có thể bị sai lầm bởi trạng thái rối loạn của chúng ta hay không? Xung đột. 4 – CÔ ĐỘC Luôn luôn suy nghĩ về chính mình. Sự liên hệ. Hành động trong liên hệ và sống hàng ngày. Những hình ảnh gây tách rời: hiểu rõ về sự dựng lên hình ảnh. “Tự quan tâm là hình ảnh chính của tôi.” Sự liên hệ không xung đột có nghĩa là tình yêu. NHỮNG CÂU HỎI: Cái tôi có thể đam mê không động cơ hay không? Những hình ảnh. Thuốc men và những chất kích thích. 5 – TƯ TƯỞNG VÀ CÁI KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG Suy nghĩ có thể giải quyết những vấn đề của chúng ta hay không? Chức năng của suy nghĩ. Lãnh vực của suy nghĩ và những chiếu rọi của nó. Liệu cái trí có thể thâm nhập vào vô hạn hay không? Yếu tố của ảo tưởng là gì? Sợ hãi và những tẩu thoát thuộc tinh thần và cơ thể . Cái trí đang liên tục học hành. 10 NHỮNG CÂU HỎI: Liệu người ta có thể quan sát mà không có sự nhận xét và đánh giá? Nhận biết là thấy tổng thể cái gì đó. Liệu n hững từ ngữ có thể được sử dụng để diễn tả một tình trạng không từ ngữ? 6 – HÀNH ĐỘNG CỦ A Ý MUỐN VÀ NĂNG LƯỢNG ĐƯỢC CẦN ĐẾN CHO SỰ THAY ĐỔI CƠ BẢN. Năng lượng vô hạn được cần đến; sự lãng phí của nó. Ý muốn là kháng cự. Ý muốn như sự khẳng định “Cái tôi”. Liệu có hành động không chọn lựa, không động cơ ? “Thấy bằng hai mắt không bị quy định.” Nhận biết không chọn lựa tình trạng bị quy định. Thấy và phủ nhận trạng thái giả dối. Điều gì tình yêu không là. Giáp mặt nghi vấn của chết. “Sự kết thúc của năng lượng như cái ‘tôi’ là khả năng để thấy chết.” Năng lượng để thấy cái không biết được: năng lượng tối thượng là thông minh. NHỮNG CÂU HỎI: Chúng ta hiểu rõ theo trí năng, nhưng không thể sống cùng nó; liệu một con người có khả năng như thế? Làm thế nào để lắng nghe? Những cả m thấy và những cảm giác không là nguyên nhân của bạo lực hay sao? 7 – SUY NGHĨ, THÔNG MINH VÀ CÁI KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG. Những ý nghĩa khác biệt của không gian. Không gian từ đó chúng ta suy nghĩ và hành động; không gian mà suy nghĩ đã tạo tác. Làm thế nào người ta có được không gian vô hạn? “Mang gánh nặng của chúng ta nhưng lại tìm kiếm sự tự do.” Suy nghĩ mà không tự phân chia chính nó đang chuyển động trong đang trải nghiệm. Ý nghĩa của thông minh. Hiệp thông: cái trí, quả tim và các cơ quan cơ thể. “Suy nghĩ thuộc 11 thời gian, thông minh không thuộc thời gian.” Thông minh và vô hạn. NHỮNG CÂU HỎI: Hatha Yoga. Có sự tách rời của người quan sát và vật được quan sát trong công việc thuộc công nghệ hay không? Nhận biết và mê muội. Phần VIII Năm đối thoại ở Saanen 1– SỰ PHÂN CHIA CỦA Ý THỨC. Chúng ta có nhận biết rằng chúng ta quan sát sống một cách phân chia, hay không? Tình trạng bị quy định của ý thức. Chúng ta có thực sự biết được nội dung của nó hay không? Có một phân chia thành ý thức bên ngoài và bên trong hay sao? Người quan sát là mảnh của nội dung của ý thức. Liệu có bất kỳ tác nhân nào ở bên ngoài của nội dung bị phân chia này? “Những trò ranh mãnh mà tôi đùa giỡn trên chính tôi.” Hành độn g là gì? Vì cái tôi ịbphân chia, “Tôi” không thể thấy sự sống như một tổng thể. 2 – LIỆU THÔNG MINH CÓ THỨC DẬY? Sự liên quan giữa thông minh và suy nghĩ là gì? Những giới hạn của suy nghĩ bị quy định. Không chuyển động mới mẻ có thể xảy ra nếu “bộ não cũ kỹ” liên tục đang vận hành. “Tôi đang đi về hướng Nam, đang nghĩ rằng tôi đang đi về hướng Bắc.” Nhận biết những giới hạn của cái cũ kỹ là hạt giống của thông minh. “Cái mới mẻ” có thể được 12 nhận ra hay sao? Kích thước khác hẳn chỉ có thể vận hành qua thông minh. 3 – SỢ HÃI Sự liên kết giữa vui thú và sợ hãi; vai trò của suy nghĩ. Suy nghĩ không thể thâu hẹp cái không biết được nào đó dựa vào hiểu biết. Sự cần thiết phải nhìn thấy cấu trúc của sợ hãi. Theo tâm lý, ngày mai có ẽl không hiện diện . “Sống trọn vẹn trong hiện tại” hàm ý điều gì? 4 – SỢ HÃI, THỜI GIAN VÀ HÌNH ẢNH. Thời gian theo tâm lý và theo tuần tự. Vấn đề nan giải của hiểu biết. Vấn đề nan giải của suy nghĩ và hình ảnh. Liệu người ta có thể khám phá gốc rễ của sợ hãi? “Cái trí mà không bao giờ có thể bị tổn thương.” 5 – THÔNG MINH VÀ SỐNG TÔN GIÁO. Sống tôn giáo là gì? Sự liên quan giữa thiền định và cái trí bất động . Suy nghĩ như đo lường; hành động của đo lường. Làm thế nào cái vô hạn có thể được hiểu rõ? Thông minh như sự liên quan giữa cái đo lường được và cái vô hạn. Sự thức dậy của thông minh. Nhận biết không chọn lựa. Đang học hành, không phải đang tích lũy hiểu biết. 13 NƯỚC ANH Phần IX Hai nói chuyện tại Brockwood 1 –LIÊN QUAN GIỮA SỰ NHẬN BIẾT SUY NGHĨ VỚI HÌNH ẢNH Những ứng dụng và những giới hạn của suy nghĩ . Những hình ảnh: uy quyền của hình ảnh. “Người ta càng nhạy cảm bao nhiêu, gánh nặng của những hình ảnh càng to tát bấy nhiêu.” Phân tích và những hình ảnh. Trật tự tâm lý; những nguyên nhân của vô trật tự: quan điểm, so sánh, những hình ảnh. Có thể phá vỡ những hình ảnh. Sự hình thành của những hình ảnh. Chú ý và không chú ý. “Chỉ khi nào cái trí không chú ý, hìnhảnh được hình thành.” Chú ý và hiệp thông: cái trí, quả tim, cơ thể. 2 – CÁI TRÍ THIỀN ĐỊNH VÀ NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN “Thiền định là sự giải phóng toàn năng lượng.” Thế giới phương Tây được xây dựng dựa vào sự đo lường, mà là maya ở phương Đông. Những trường phái thiền định vô dụng. Năng lượng tùy thuộc vào hiểu rõ về chính mình. Vấn đề của tự quan sát. Thấy “không có hai mắt của quá khứ.” Đặt tên. Cái che giấu bên trong chính mình. Thuốc men. Nội dung che giấu và những câu hỏi không thể trả lời được. “Thiền định là một phương cách gạt bỏ hoàn toàn mọi thứ mà con người đã hình thành về chính anh ấy và thế giới.” Một cách mạng căn bản trong một người gây ảnh hưởng toàn thế giới. Điều gì xảy ra khi cái trí bất động? “Thiền định là . . . 14 thấy cái đo lường và vượt khỏi cái đo lường.” Hiệp thông và một “sống hoàn toàn khác hẳn”. NHỮNG CÂU HỎI: Trực giác; nhận biết; nhận biết và mê muội; người thầy và người đệ tử. Phần X Một bàn luận cùng một nhóm nhỏ tại Brockwood BẠO LỰC VÀ “CÁI TÔI” Thay đổi hàm ý bạo lực đúng chứ? Chúng ta khước từ bạo lực đến mức độ nào? Bạo lực và năng lượng: quan sát bạo lực. Gốc rễ của bạo lực là gì? Hiểu rõ “Cái tôi”; “Cái tôi” mà muốn thay đổi là bạo lực. “Cái tôi” hay thông minh thấy? Những hàm ý của đang thấy. Phần XI Nói chuyện giữa J.Krishnamurti và Giáo sư David Bohm BÀN VỀ THÔNG MINH Suy nghĩ thuộc về trật tự của thời gian; thông minh thuộc về một trật tự khác hẳn, một chất lượng khác hẳn. Thông minh liên quan với suy nghĩ? Bộ não, dụng cụ của thông minh; suy nghĩ như một vật chỉ đ ường. Suy nghĩ , không phải thông minh, thống trị thế giới. 15 Vấn đề của suy nghĩ và sự thức dậy của thông minh. Thông minh đang vận hành trong một cái khung bị giới hạn có thể phục vụ những mục đích rất không thông minh. Vật chất, suy nghĩ, thông minh có một nguồn chung, là một năng lượng; tại sao nó đã tách rời? An toàn và sự sống còn: suy nghĩ không thể suy nghĩ đúng đắn về chết. “Cái trí có thể giữ được sự tinh khiết của cái nguồn khởi đầu hay không?” Vấn đề của làm ngừng lại suy nghĩ . Thấu triệt, nhận biết của tổng thể, là cốt lõi. Chuyển tải không có sự ngăn cản của cái trí có ý thức. 16 _________________________________________________ CHÂU ÂU VII BẢY NÓI CHUYỆN Ở SAANEN, SWITZERLAND 1- Quan tâm chính của bạn là gì? 2- Trật tự 3- Chúng ta có thể hiểu rõ về chính chúng ta? 4- Cô độc 5- Suy nghĩ và cái không thể đo lường 6- Hành động của ý muốn và năng lượng được cần đến cho sự thay đổi căn bản 7- Suy nghĩ, thông minh, và cái không thể đo lường 17 18 _________________________________________________ 1 QUAN TÂM THĂM THẲM CỦA BẠN LÀ GÌ? Đam mê và mãnh liệt được cần đến. Cái bên trong và cái bên ngoài; liệu chúng có thể bị phân chia? Những câu hỏi: Vui thú và quan tâm; Thượng đế; trẻ em và giáo dục; nhiều quan tâm khác nhau; ý ngh ĩa của những cuộc biểu tình; của tình yêu, sự thật và trật tự. bởi vì chúng ta sắp có nhiều nói chuyện và bàn Tôiluậnnghĩ, chúng ta nên tiếp nhận rất thanh thản mọi vấn đề, thư giãn, và vận dụng cái trí của chúng ta vào điều gì chúng ta sẽ cùng nhau nói chuyện và bàn luận. Trước hết, tôi không chắc rằng bạn, như một cá thể, như một con người, có thực sự quan tâm. Tôi nghĩ rằng người ta phải khám phá điều đó. Sự quan tâm chính, ý định thăm thẳm và vĩnh viễn của bạn là gì, và trong khám phá nó, liên đới sự khám phá đó đến tất cả những hoạt động thuộc sống của người ta. Người ta có lẽ thích thú, quan tâm một cách thăm thẳm, vào thế giới như nó là hiện nay – với bạo lực, những hỗn loạn thảm khốc, những phân chia chính trị, và sự thoái hóa mà chắc chắn là sự kết thúc, không chỉ bên ngoà i mà còn cả bên trong. Trong khám 19 phá cho chính mình sự quan tâm thăm thẳm chính của chúng ta, tiếp theo chúng ta sẽ khám phá cho chính mình sự liên hệ với nhau của chúng ta tùy theo quan tâm đó là gì . Nếu quan tâm đó khá mơ hồ, hời hợt, trên bề mặt, lệ thuộc vào hoàn cảnh sống và vào ngọn gió phe phẩy trong bất kỳ phương hướng nào, vậy thì những hoạt động của chúng ta, cả bên ngoài lẫn bên trong, sẽ là không chủ định , sẽ k hông có ý nghĩa lâu dài thăm thẳm nào. Nhưng trong suốt những nói chuyện và những bàn luận sắp tới này, liệu chúng ta có thể khám phá sự quan tâm chính của chúng ta là gì. Bạn đang ngồi đây, đang lắng nghe điều gì được nói ra, liệu bạn thực sự quan tâm đến t hế giới và vị trí của bạn trong thế giới, sự liên hệ của bạn với một người khác, sự liên hệ của bạn, thuộc chính trị, thuộc kinh tế, thuộc tôn giáo, và thuộc xã hội, liệu bạn thực sự quan tâm – vì bạn phải như t hế – sự quan tâm thực sự thăm thẳm của bạn trong sống là gì? Nó là tìm kiếm tiền bạc – làm ơn lắng nghe tất cả điều này rất cẩn thận – tiền bạc, vị trí, chắc chắn, an toàn? Nếu đó là sự quan tâm liên tục, mạnh mẽ, thực sự của bạn, vậy thì người ta phải thấy được những hậu quả của sự quan tâm như thế. Hay liệu đây là sự quan tâm của bạn, động cơ chính thực sự của bạn – khi nhìn thấy thế giới là gì và sự liên hệ của bạn với thế giới là gì – liệu sự quan tâm của bạn không chỉ là thay đổi chính bạn mà còn cả thay đổi thế giới quanh bạn, và thấy tất cả những hàm ý của sự quan tâm đó, hay sao? Hay liệu sự quan tâm chính của bạn là bạn muốn thiết lập một liên hệ cá nhân cùng một người khác thật trọn vẹn, tổng thể, để cho không còn xung đột, vậy thì bạn cũng phải nhận ra những kết quả của điều đó? Và liệu sự quan tâm của bạn là – và điều này khó khăn hơn nhiều – cố gắng khám phá vị trí thích hợp của suy nghĩ là gì, như cái có thể đo lường được và cái không thể đo lường 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan