Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Thủ thuật máy tính HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ WINDOW XP...

Tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ WINDOW XP

.DOC
26
567
105

Mô tả:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ WINDOW XP
Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ BÀI 1: GIỚI THIỆU I. Tổng quan về máy tính 1. Khái niệm về thông tin và dữ liệu 1.1. Thông tin Thông tin là sự hiểu biết của con người về một sự kiện, một hiện tượng nào đó thu nhận được qua nghiên cứu, trao đổi, nhận xét, học tập, truyền thụ, cảm nhận… Con người hiểu được thông tin qua lời nói, chữ viết… và diễn tả thông tin thành ngôn ngữ để truyền đạt cho nhau. Thông tin được chuyển tải qua các môi trường vật lý khác nhau như ánh sáng, sóng âm, sóng điện từ… Thông tin còn được ghi trên các phương tiện hữu hình như văn bản trên giấy, băng ghi âm hay phim ảnh… 1.2. Vai trò của thông tin Thông tin làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định. Thông tin góp phần làm ổn định trật tự xã hội. 1.3. Dữ liệu Là hình thức thể hiện của thông tin trong mục đích thu thập, lưu trữ và xử lý. Trong nhiều tài liệu người ta định nghĩa dữ liệu là đối tượng xử lý của máy tính. Thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định còn dữ liệu là các dữ kiện không có ý nghĩa rõ ràng nếu nó không được tổ chức và xử lý. 2. Sơ đồ xử lý thông tin 2.1. Xử lý thông tin Xử lý thông tin là tìm ra những dạng thể hiện mới của thông tin phù hợp với mục đích sử dụng. Việc xử lý thông tin bằng máy tính là xử lý dạng của thông tin, thể hiện dưới dạng tín hiệu điện mô phỏng việc xử lý ký hiệu để đạt tới việc thể hiện ngữ nghĩa. 2.2. Sơ đồ 3. Khái niệm tin học và vai trò của tin học 3.1. Khái niệm tin học Tin học là khoa học về tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền, nhận thông tin một cách tự động bằng các máy tính điện tử và cũng là khoa học về nguyên lý hoạt động và phương pháp điều khiển các máy tính điện tử. 3.2. Vai trò của tin học Ngày nay tin học đang được ứng dụng một cách sâu rộng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. 4. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử Máy tính được cấu tạo từ các linh kiện điện tử, đó là các thiết bị chỉ có 2 trạng thái: có điện hoặc không có điện. Để mô tả 2 trạng thái này người ta sử dụng hệ nhị phân. Trạng thái có điện : 1 Trạng thái không có điện: 0 4.1. Hệ đếm cơ số 10(thập phân) hệ đếm cơ số 2(nhị phân) a. Hệ đếm cơ số 10 Hay còn gọi là hệ thập phân. Hệ thập phân bao gồm 10 con số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. b. Hệ đếm cơ số 2: Hay còn gọi là hệ nhị phân (binary). Bao gồm 2 con số: 0 và 1 Sử dụng máy tính và hệ điều hành Windows Trang 1 Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ c. Chuyển đổi hệ đếm 10 sang hệ đếm 2 Dạng tổng quát: N10 = N/2 Ví dụ: 3710 = 1001012 Bài tập: 410 = ? 10010 = ? 1110 = ? 910 = ? d. Chuyển đổi hệ đếm 2 sang hệ đếm 10 Dạng tổng quát: N2 = n1 x 2m-1 + n2 x 2m-2 + … + nn x 20. (với N2 = n1n2…nn) Ví dụ: 10102 = 1x23 + 0x22 + 1x21 + 0x20 = 1010 Bài tập: 101101102 = ?10 100011002 = ?10 100000002 = ?10 111111112 = ?10 4.2. Bộ mã ASCII Để biểu diễn được hơn 90 ký hiệu thường dùng người ta phải dùng tổ hợp 7 bit (2 7 = 128 trạng thái) được gọi là bộ mã ASCII chuẩn. Nhị phân 010 0000 010 0001 010 0010 010 0011 010 0100 010 0101 010 0110 010 0111 010 1000 010 1001 010 1010 010 1011 010 1100 010 1101 010 1110 010 1111 011 0000 011 0001 011 0010 011 0011 011 0100 011 0101 011 0110 011 0111 011 1000 011 1001 011 1010 Thập Thập phân lục Ký tự Khoảng trống 32 20 (␠) 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 21 22 23 24 25 26 27 28 29 2A 2B 2C 2D 2E 2F 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 3A ! " # $ % & ' ( ) * + , . / 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 : Nhị phân Thập Thập phân lục Ký tự 100 0000 100 0001 100 0010 100 0011 100 0100 100 0101 100 0110 100 0111 100 1000 100 1001 100 1010 100 1011 100 1100 100 1101 100 1110 100 1111 101 0000 101 0001 101 0010 101 0011 101 0100 101 0101 101 0110 101 0111 101 1000 101 1001 101 1010 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 @ Sử dụng máy tính và hệ điều hành Windows 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 4A 4B 4C 4D 4E 4F 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 5A A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Nhị phân 110 0000 110 0001 110 0010 110 0011 110 0100 110 0101 110 0110 110 0111 110 1000 110 1001 110 1010 110 1011 110 1100 110 1101 110 1110 110 1111 111 0000 111 0001 111 0010 111 0011 111 0100 111 0101 111 0110 111 0111 111 1000 111 1001 111 1010 Thập Thập Ký phân lục tự 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 6A 6B 6C 6D 6E 6F 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 7A Trang ` a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 2 Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 011 1011 011 1100 011 1101 011 1110 011 1111 59 60 61 62 63 3B 3C 3D 3E 3F ; < = > ? 101 1011 101 1100 101 1101 101 1110 101 1111 91 92 93 94 95 5B 5C 5D 5E 5F [ \ ] ^ _ 111 1011 111 1100 111 1101 111 1110 123 124 125 126 7B 7C 7D 7E { | } ~ Ngày nay người ta thống nhất tổ hợp 8 bit (2 8 = 256) để biểu diễn các ký hiệu và bộ mã dựa vào tổ hợp trên được gọi là bộ mã ASCII mở rộng. Khi nhập dữ liệu vào máy tính, chương trình dịch của máy tính sử dụng bảng mã ASCII để đổi sang hệ nhị phân để xử lý. 4.3. Đơn vị thông tin Đơn vị đo lượng thông tin trong máy tính là "bit"(viết tắt là: b). Đây là thuật ngữ chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính có thể lưu trữ một trong hai trạng thái thông tin là 0 hoặc 1 (có thể hiểu là trạng thái bật hoặc tắt của bóng đèn bán dẫn trong máy tính). Bit được gọi là đơn vị thông tin cơ sở. Một dãy 8 bit được gọi là 1 byte (viết tắt : B). Thuật ngữ "byte" để chỉ một đơn vị lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Byte được gọi là đơn vị thông tin cơ bản. Các bội số của byte: 1Kb (Kilobyte) = 210 Byte = 1024 Byte. 1Gb (Gigabyte) = 210 Mb = 1024 Mb. 1Mb (Megabyte) = 210 Kb = 1024 Kb. 1Tb (Terabyte) = 210Gb = 1024 Gb II. Các thành phần cơ bản của máy tính một hệ thống máy tính điện tử: Bao gồm: Phần cứng và phần mềm 1. Phần cứng(hardware) Các thành phần chính của máy tính cá nhân để bàn. 1: màn hình, 2: bo mạch chủ, 3: CPU, 4: chân cắm ATA, 5: RAM, 6: các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy, 7: nguồn điện, 8: ổ đĩa quang, 9: ổ đĩa cứng, 10: bàn phím, 11: chuột Phần cứng là các bộ phận vật lý cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD, ... Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành: Nhập hay đầu vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh như là bàn phím, chuột... Bàn phím: là thiết bị nhập chuẩn của máy tính.Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút, hay phím. Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím; với đa số bàn phím, mỗi lần nhấn một phím tương ứng với một ký hiệu được tạo ra. Tuy nhiên, để tạo ra một số ký tự cần phải nhấn và giữ vài phím cùng lúc hoặc liên tục; các phím khác không tạo ra bất kỳ ký hiệu nào, thay vào đó tác động đến hành vi của máy tính hoặc của chính bàn phím. Chuột máy tính: là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với máy tính. Để sử dụng chuột máy tính phải sử dụng màn hình máy tính để quan Sử dụng máy tính và hệ điều hành Windows Trang 3 Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình. Chuột máy tính phân loại theo nguyên lý hoạt động có hai loại chính: Chuột bi và chuột quang. HYPERLINK "http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA %ADp_tin:Optical_mouse.png" \o "Chuột quang" INCLUDEPICTURE "http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/cb/Optical_mouse.png/180px- Optical_mouse.png" \* MERGEFORMATINET Chuột bi Chuột quang Xuất hay đầu ra (Output): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa, ... Màn hình máy tính: thiết bị xuất chuẩn, là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Máy in là một thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn. Phần lớn các máy in được sử dụng cho văn phòng, chúng được nối với một máy tính hoặc một máy chủ dùng in chung. Một phần khác máy in được nối với các thiết bị công nghiệp dùng để trang trí hoa văn sản phẩm, in nhãn mác trên các chất liệu riêng. Bo mạch chủ (Mainboard): là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó, thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết. Bo mạch chủ theo chuẩn ATX Bộ vi xử lý Intel 80486DX2 CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit, tạm dịch là đơn vị xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip nhiều chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm bao gồm Bộ điều khiển và Bộ làm tính. RAM (Random Access Memory) là một loại bộ nhớ trong của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc Sử dụng máy tính và hệ điều hành Windows Trang 4 Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu, Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp. Một số loại RAM Ổ đĩa cứng Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. CMOS là một trong những bộ nhớ ROM tiêu biểu. Ổ đĩa cứng: hay còn gọi là ổ cứng (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là một dạng bộ nhớ ngoài, là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng. Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được. Nguồn máy tính: Không thể thiếu trong hệ thống, nguồn máy tính cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động. Ngoài các bộ phận nêu trên liên quan tới phần cứng của máy tính còn có các khái niệm quan trọng sau đây: Bus: chuyển dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng. BIOS (Basic Input Output System): còn gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản nhằm khởi động, kiểm tra, và cài đặt các mệnh lệnh cơ bản cho phần cứng và giao quyền điều khiển cho hệ điều hành Kho lưu trữ dữ liệu: lưu giữ, cung cấp, thu nhận dữ liệu Các loại chíp hỗ trợ: nằm bên trong bo mạch chủ hay nằm trong các thiết bị ngoại vi của máy tính các con chip quan trọng sẽ giữ vai trò điều khiển thiết bị và liên lạc với hệ điều hành qua bộ điều vận hay qua phần sụn Các cổng vào/ra. 2. Phần mềm(software) Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó. Phần mềm được phân loại theo phương thức hoạt động của chúng: gồm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống: dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix, các trình điều khiển Sử dụng máy tính và hệ điều hành Windows Trang 5 Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (driver), BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng. Phần mềm ứng dụng: để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, Lotus 1-2-3, FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích... 3. Mạng máy tính 3.1. Khái niệm về mạng máy tính : Mạng máy tính là hệ thống liên kết hai hoặc nhiều máy tính lại với nhau. Một mạng máy tính thông thường gồm nhiều máy tính, gọi là các trạm, được kết nối tới một máy tính chính gọi là máy chủ(hay máy phục vụ). Máy chủ cung cấp cho các máy khách không gian lưu trữ, chương trình, các dịch vụ gởi nhận thư... Các máy trạm có thể được kết nối đến máy chủ bằng cáp, đường điện thoại hoặc vệ tinh... Một mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý nhỏ, ví dụ như trong một tòa nhà hay các tòa nhà trong một thành phố, được gọi là mạng cục bộ (LAN : Local Area Network). Một mạng kết nối các máy tính trong một vùng địa lý rộng, ví dụ như giữa các thành phố, được gọi là mạng diện rộng (WAN : Wide Area Network). Mạng Internet là một mạng máy tính toàn cầu. Trong đó, các máy tính kết nối với nhau thông qua tập chuẩn chung các giao thức gọi là TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Không có máy tính nào làm chủ và điều khiển tất cả. Một Intranet là một mạng cục bộ nhưng dùng giao thức TCP/IP để kết nối với các máy trong mạng. Một Intranet của một công ty có thể được kết nối với các Intranet của các công ty khác và kết nối vào Internet. 3.2. Mục đích nối mạng : Mạng máy tính được thiết lập nhằm: Chia sẻ các thông tin và các chương trình phần mềm, nâng cao hiệu quả và công suất sử dụng. Chia sẻ sử dụng các tài nguyên phần cứng, tiết kiệm chi phí và giúp nhiều người có thể thừa hưởng những lợi ích của phần cứng. Giúp con người làm việc chung với nhau dễ dàng hơn. Sử dụng máy tính và hệ điều hành Windows Trang 6 Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A BÀI 2: GIỚI THIỆU MICROSOFT WINDOWS XP I. Giới thiệu hệ điều hành Windows Hệ điều hành Windows là một bộ chương trình do hãng Microsoft sản xuất. Từ version 3.0, Microsoft đã không ngừng cải tiến làm cho môi trường Windows ngày càng được hoàn thiện, tập hợp các chương trình điều khiển máy tính thực hiện các chức năng chính như: Điều khiển phần cứng của máy tính. Ví dụ, nó nhận thông tin nhập từ bàn phím và gởi thông tin xuất ra màn hình hoặc máy in. Làm nền cho các chương trình ứng dụng khác chạy. Ví dụ như các chương trình xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh… Quản lý việc lưu trữ thông tin trên các ổ đĩa. Cung cấp khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy tính. Windows có giao diện đồ họa (GUI – Graphics User Interface). Nó dùng các phần tử đồ họa như biểu tượng (Icon), trình đơn (Menu) và hộp thoại (Dialog) chứa các lệnh cần thực hiện. 1. Khởi động Windows XP Windows XP được tự động khởi động sau khi bật máy. Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập (logging on). Nhập password để đăng nhậpvào màn hình Desktop Có thể thiết lập nhiều tài khoản trên cùng một máy tính, mỗi người sử dụng sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như dáng vẻ màn hình, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v...). 2. Thoát khỏi Windows XP Khi muốn thoát khỏi Windows XP, bạn phải đóng tất cả các cửa sổ đang mở. Click nút Start, hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4, hoặc Ctrl + Esc và click chọn mục Turn Off Computer. Hộp thoại Turn off computer xuất hiện, click nút Turn off. Chú ý: Trước khi thoát khỏi Windows để tắt máy tính, bạn nên thoát khỏi các ứng dụng đang chạy sau đó thoát khỏi Windows. Nếu tắt máy ngang có thể gây ra lỗi khi khởi động lại ở lần sử dụng tiếp theo. II. Chương trình hỗ trợ Tiếng Việt: 1. Tiếng Việt trong Windows Các phiên bản của hệ điều hành Windows chúng ta đang sử dụng là phiên bản không hỗ trợ tiếng Việt, vì vậy để sử dụng được tiếng Việt trong Windows cần phải cài đặt thêm các font chữ tiếng Việt và chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt. Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng nhất hiện nay trong Windows như Unikey và Vietkey. Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A 2. Bảng mã và Font chữ Mỗi một bảng mã sẽ đi kèm với một font chữ tương ứng, do đó khi soạn thảo tiếng Việt, phải chọn font chữ phù hợp với bảng mã sử dụng, nếu chọn không đúng thì các từ nhập vào sẽ không được hiển thị như ý muốn. Các bảng mã thông dụng hiện nay là: - VNI Windows: bảng mã này có bộ font chữ khá đẹp, cung cấp rất nhiều font chữ, tên font chữ bắt đầu bằng chữ VNI. - TCVN3 (ABC): đây là bộ font chuẩn của quốc gia, tên font chữ bắt đầu bằng ký tự "." (dấu chấm). - Vietware: bộ font chữ của bảng mã Vietware có hai họ: các font chữ có tên bắt đầu bằng chữ SVN là họ font chữ 1 byte, các font chữ có tên bắt đầu bằng chữ VN là họ font 2 byte. - Unicode: Unicode là mã font được sử dụng trên toàn thế giới, khi bạn gửi những ký tự mã Unicode qua mail hay qua cửa sổ chat, bạn của bạn vẫn nhận được đúng hình dáng của ký tự đó. Bộ font này được cài đặt mặc định khi cài đặt Windows. Bộ Font chữ VNI Vietware_X (2 byte) Vietware_F (1 byte) TCVN3 Unicode Bảng mã VNI Windows Vietware Vietware TCVN3 Unicode Font chữ thông dụng VNI-Times VNtimes new roman SVNtimes new roman .VnTime Times New Roman, Arial 3. Các kiểu gõ tiếng Việt Hai kiểu gõ thông dụng nhất hiện nay là kiểu gõ Telex và VNI. Qui tắc gõ các tổ hợp phím cho kiểu gõ Telex và VNI : Ký tự Kiểu Telex Kiểu VNI â aa a6 ê ee e6 ô oo o6 ơ ư Ow; [ uw; w; ] o7 u7 ă aw a8 đ dd d9 Dấu sắc huyền hỏi ngã nặng Kiểu Telex s f r x j Kiểu VNI 1 2 3 4 5 Bạn có thể bỏ dấu liền sau nguyên âm hoặc bỏ dấu sau khi đã nhập xong một từ, nếu bỏ dấu sai thì chỉ cần bỏ dấu lại chứ không cần phải xóa từ mới nhập. Ví dụ: muốn gõ chữ cần thơ Kiểu Telex: caanf thow hoặc caafn thow Kiểu VNI : ca6n2 tho7 hoặc ca62n tho7 4. Chương trình Unikey 4.1. Khởi động Unikey Thông thường Unikey được cài ở chế độ khởi động tự động. Bạn có thể tìm thấy biểu tượng của Unikey ở thanh Taskbar như khi Unikey đang ở chế độ bật tiếng Việt hoặc khi ở chế độ tắt tiếng Việt. Ngoài ra bạn cũng có thể khởi động Unikey như các ứng dụng khác bằng cách lick đúp vào lối tắt của Unikey ở hình nền hoặc từ menu Start chọn Programs/Unikey. 4.2. Các thao tác cơ bản a. Bật/ tắt tiếng Việt: Click vào biểu tượng của Unikey (ở thanh Taskbar) để bật/ tắt chế độ gõ tiếng Việt, nếu biểu tượng là thì chế độ gõ tiếng Việt đang bật, là thì chế độ gõ tiếng Việt Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A đang tắt. Bạn có thể sử dụng tổ hợp phím ALT + Z hoặc Ctrl + Shift (xem bảng điều khiển của Unikey) để bật/ tắt chế độ gõ tiếng Việt. b. Sử dụng Bảng điều khiển của Unikey Click phải vào biểu tượng Unikey ở thanh Taskbar để xuất hiện menu đối tượng rồi chọn Configuration (nếu ngôn ngữ hiển thị là tiếng Anh) hoặc chọn Bảng điều khiển, khi đó hộp thoại xuất hiện như hình hộp thoại chương trình bên dưới. Thanh menu tác vụ Hộp thoại chương trình Unikey  Hộp thoại của Unikey có 2 chế độ: - Chế độ mở rộng: cho phép đặt tất cả thông số hoạt động của Unikey. - Chế độ thu nhỏ: chỉ đặt các thông số thường sử dụng nhất.  Để chuyển đổi giữa 2 chế độ này Click vào nút Thu nhỏ hoặc Mở rộng - Vietnamese interface/Giao dien tieng Viet: Chọn ngôn ngữ hiển thị là tiếng Anh hay tiếng Việt. - Bảng mã: Chọn bảng mã tiếng Việt. Bạn phải chọn đúng bảng mã tương ứng với Font tiếng Việt đang sử dụng. - Kiểu gõ phím: Cho phép chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI, ... - Phím chuyển: Thiết lập tổ hợp phím nóng dùng để bật tắt tiếng Việt bằng: CTRL + SHIFT hoặc ALT + Z. III. Làm quen với chuột và bàn phím máy tính 1. Sử dụng chuột (Mouse) Chuột dùng điều khiển con trỏ chuột tương tác với những đối tượng trên màn hình. Chuột thường có 2 nút: - Nút trái thường dùng để chọn đối tượng; rê đối tượng... - Nút phải thường dùng hiển thị một menu công việc. Nội dung Menu công việc thay đổi tùy thuộc con trỏ chuột đang nằm trên đối tượng nào. - Nút giữa (nếu có) dùng để cuộn màn hình của một đối tượng. Các hành động mà chuột thực hiện: - Trỏ đến đối tượng: rà chuột trên mặt bàn để di chuyển chuột trên màn hình trỏ đến đối tượng cần xử lý. - Click trái (click): thường dùng để chọn một đối tượng, bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả nút trái chuột. - Rê hoặc kéo: hay còn gọi là Drag dùng để di chuyển đối tượng hoặc quét chọn nhiều đối tượng,...bằng cách trỏ đến đối tượng nhấn và giữ nút trái chuột di chuyển chuột để dời con trỏ chuột đến vị trí khác sau đó thả nút trái chuột. - Click phải (right click): thường dùng để hiển thị một menu công việc liên quan đến mục được chọn, bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấn nhanh và thả nút phải chuột. - Nhấp đúp (double click): thường dùng để kích hoạt chương trình được hiển thị dưới dạng một biểu tượng trên màn hình, bằng cách trỏ đến đối tượng, nhấp nhanh và thả nút trái chuột 2 lần. Thực hành sử dụng chuột: Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A 1. Trỏ vào đồng hồ trong khay hệ thống để xem ngày giờ trong một hộp ToolTip. 2. Trỏ chuột đến biểu tượng My Computer và rê sang vị trí khác trên Desktop. 3. Click phải chuột trên thanh Taskbar, trỏ chuột đến mục Properties của menu, sau đó click trái chuột để mở hộp thoại Taskbar and Start Menu Properties. 4. Đánh dấu chọn Show Quick Launch để hiện thanh Quick Launch - Khởi động nhanh chương trình, bấm OK. 5. Bấm đúp vào biểu tượng Recycle Bin để hiển thị các tập tin đã bị xóa. 6. Click nút Close ở góc trên bên phải của cửa sổ để đóng cửa sổ Recycle Bin. 2. Làm quen với bàn phím Tập làm quen với bàn phím bằng chương trình KP Typing Tutor. KP Typing Tutor là phần mềm hỗ trợ cho việc luyện tập khả năng sử dụng bàn phím, tăng tốc độ, độ chính xác khi đánh máy. Khởi động KP Typing Tutor: - Chọn Start/Programs/KP Typing Tutor Series hoặc Click đúp vào lối tắt của KP Typing Tutor ở màn hình nền. Cửa sổ chương trình xuất hiện như hình bên dưới. - Chọn tên người học trong Combo box Profile. - Chọn OK. - Cửa sổ chương trình xuất hiện như hình bên phải. Chọn tên người học - Bắt đầu luyện đánh máy nhấp chọn Chương trình KP Typing Tutor , cửa luyện tập xuất hiện. Cửa sổ luyện tập sử dụng bàn phím Cách đặt tay trên bàn phím Để gõ nhanh và chính xác, trước hết bạn phải đặt tay đúng sao cho thuận tiện nhất khi sử dụng bàn phím. Mỗi ngón tay có một phím chính của nó. Phím chính của mỗi ngón được xác định trên hàng giữa của bàn phím (A, S, D, F, G, …). Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A Bàn tay trái: phím chính của ngón trỏ là F (kèm thêm phím G), ngón giữa là D, ngón áp út là S và ngón út là A. Bàn tay phải: phím chính của ngón trỏ là J (kèm thêm phím H), ngón giữa là K, ngón áp út là L và ngón út là ; Từ cách đặt phím chính cho mỗi ngón ở hàng giữa, bạn cũng áp dụng theo quy tắc tưong tự như vậy cho các hàng phím khác. Dùng một trong hai ngón cái để gõ phím trắng (Space bar), ngón út để gõ phím Shift, ngón út phải cho phím Enter. Chú ý: khi gõ bạn không nên nhìn vào bàn phím, hãy tập làm quen với vị trí của các phím, khi đó bạn sẽ gõ nhanh và chính xác hơn. Chọn bài tập Cho phép chọn bài tập phù hợp với khả năng sử dụng bàn phím của bạn. - Course: có 217 bài tập dùng cho người mới bắt đầu, gõ từng phím/ từng từ. Dùng phím /  để chọn bài tập sau/ trước bài hiện hành. Nhấn Insert để chọn bài tuỳ ý. - Sentence Drills: cho phép tập gõ theo từng câu. - Free Drills: cho phép chọn từ/ câu bất kỳ để tập gõ. - Paragraph Drills: cho phép tập gõ theo từng đoạn. - Game: cho phép tập gõ nhanh và chính xác theo độ khó các cấp độ trò chơi (1-10). Trợ giúp (Help): Hướng dẫn sử dụng chương trình, cách đặt tay trên bàn phím máy tính, … Thay đổi các thiết lập (Proile): Cho phép thay đối các tuỳ chọn như màu phím nhấp nháy khi gõ, Font chữ hiển thị, thêm/ xoá người học và bài học. Thoát (Exit): Đóng chương trình KP Typing Tutor. IV. Màn hình nền (Desktop) của Windows XP Màn hình Desktop hệ điều hành windows XP Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A 1. Các biểu tượng (Icons) thông dụng Nằm cuối màn hình là thanh tác vụ Taskbar, bên trái màn hình là biểu tượng My Documents, My Computer, My Network Places, Recycle Bin, ... Các biểu tượng có mũi tên màu đen nhỏ (ở góc dưới bên trái) gọi là lối tắt (shortcut).  My Computer: Biểu tượng này cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính. Khi mở My Computer (bằng thao tác click đúp hoặc click phải/ Open trên biểu tượng của nó), cửa sổ xuất hiện như hình bên dưới. Cửa sổ bên trái: - System Tasks: cho phép chọn thực hiện một số công việc hệ thống của máy. - Other Places: cho phép chọn các thành phần khác trong máy. Cửa sổ My Computer Cửa sổ bên phải: Cửa sổ này chứa biểu tượng của tất cả các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng cục bộ, ổ đĩa CD, ... Khi Click đúp trên các biểu tượng trong cửa sổ này sẽ có các cửa sổ cấp nhỏ hơn được mở. Do đó, bằng cách mở dần các cửa sổ từ ngoài vào trong bạn có thể duyệt tất cả tài nguyên chứa trong máy tính.  My Network Places Nếu mở cửa sổ My Network Places bạn sẽ thấy tên và các tài nguyên của các máy tính trong mạng máy tính cục bộ (LAN) của bạn. Từ đây bạn có thể truy cập các tài nguyên đã được chia sẻ mà bạn đã được cấp quyền sử dụng.  Recycle Bin Recycle Bin là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xoá. Những đối tượng này chỉ thật sự mất khi bạn xóa chúng trong cửa sổ Recycle Bin hoặc Click phải vào biểu tượng Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các tập tin hoặc các đối tượng đã bị xóa, bạn chọn đối tượng cần phục hồi trong cửa sổ Recycle Bin, sau đó click phải/ Restore.  Folder Folder được gọi là “tập hồ sơ” hay “biểu tượng nhóm” hay “thư mục”. Folder là nơi quản lý các Folder khác (cấp thấp hơn) và các tập tin.  Menu Start Khi Click lên nút Start trên thanh Taskbar, thực đơn Start sẽ được mở và sẵn sàng thi hành các chương trình ứng dụng. Ngoài ra, trên thực đơn này bạn còn có thể thực hiện các thao tác tìm kiếm và định cấu hình cho máy tính. Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A  Các lối tắt (biểu tượng chương trình - Shortcuts) Các lối tắt giúp bạn truy nhập nhanh một đối tượng nào đó, ví dụ một chương trình, một đĩa cứng, một thư mục v.v... Để mở 1 đối tượng, bạn Click đúp trên Shortcut của nó hoặc click phải/Open.  Menu đối tượng Trong Windows XP khi bạn Click phải trên một biểu tượng của một đối tượng, một menu tương ứng với đối tượng đó sẽ được mở ra để bạn chọn các lệnh trên đối tượng đó. Trong các phần tiếp theo, những menu như vậy sẽ được gọi là menu đối tượng. 2. Taskbar AND Start Menu 2.1. Thanh tác vụ (Taskbar) Chọn lệnh Start/ Settings/ Taskbar and Start Menu (hoặc click phải vào thanh Taskbar/Properties). Lớp Taskbar: - Lock the Taskbar: khoá thanh Taskbar. - Auto hide: cho tự động ẩn thanh Taskbar khi không sử dụng. - Keep the Taskbar on top of other windows: cho thanh Taskbar hiện lên phía trước các cửa sổ. - Group similar taskbar buttons: cho hiện các chương trình cùng loại theo nhóm. - Show Quick Launch: cho hiển thị các biểu Lớp Taskbar tượng trong Start menu với kích thước nhỏ trên thanh Taskbar. - Show the Clock: cho hiển thị đồng hồ trên thanh Taskbar. - Hide inactive icons: cho ẩn biểu tượng các chương trình không được kích hoạt. 2.2. Tùy biến Start menu. Lớp Start Menu: Cho phép chọn hiển thị Menu Start theo dạng cũ (Classic Start Menu) hay dạng mới (Start Menu). Lớp Start Menu Cửa sổ Customize Click chọn lệnh Customize, cửa sổ Customize xuất hiện theo dạng cũ như hình trên cho phép thực hiện một số thay đổi cho Menu Start. - Nút Add: thêm một biểu tượng chương trình (Shortcut) vào menu Start. - Nút Remove: xóa bỏ các biểu tượng nhóm (Folder) và các biểu tượng chương trình trong menu Start. - Nút Clear: xóa các tên tập tin trong nhóm Documents trong menu Start. Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A Muốn mở một chương trình, Click nút Start, sau đó click tên chương trình Để mở một chương trình mà bạn không nhìn thấy trong menu Start, bạn hãy trỏ mục All Programs, sẽ hiển thị các chương trình đã cài đặt trên máy, bạn có thể click chọn để thực hiện. V. Cửa sổ chương trình Mỗi chương trình khi chạy trong Windows sẽ được biểu diễn trong một cửa sổ. Cửa sổ này là phần giao tiếp giữa người sử dụng và chương trình. 1. Các thành phần của cửa sổ Control Box Title bar Menu bar Status bar Tools bar Minimize Maximize/Restore Close Horizontal scroll bar Verical scroll bar Cửa sổ chương trình Thanh tiêu đề (Title bar): Chứa biểu tượng của menu điều khiển kích thước cửa sổ; tên chương trình; các nút thu nhỏ, phục hồi kích thước cửa sổ, nút đóng cửa sổ. Thanh menu (Menu bar): chứa các chức năng của chương trình. Thanh công cụ (Tools bar): chứa các chức năng được biểu diễn dưới dạng biểu tượng. Thanh trạng thái (Status bar): Hiển thị mô tả về đối tượng đang trỏ chọn hoặc thông tin trạng thái đang làm việc. Thanh cuộn dọc (Verical scroll bar) và ngang (Horizontal scroll bar): chỉ hiển thị khi nội dung không hiện đầy đủ trong cửa sổ. Chúng cho phép cuộn màn hình để xem nội dung nằm ngoài đường biên của cửa sổ. Thực hành: 1. Mở cửa sổ My Computer: click nút Start, chọn mục My Computer. 2. Click nút Minimize để thu nhỏ cửa sổ thành một nút lệnh trên thanh tác vụ. 3. Click vào nút đó trên thanh tác vụ để trở lại kích thước ban đầu của cửa sổ. 4. Click nút Maximize để phóng to kích thước cửa sổ. 5. Click nút Restore Down để trở lại kích thước bình thường 6. Trỏ chuột vào đường biên của cửa sổ, khi chuột chuyển thành mũi tên 2 đầu thì kéo rê đường biên để thu nhỏ kích thước cửa sổ cho đến khi xuất hiện thanh cuộn dọc và ngang 7. Bấm vào các nút mũi tên ở 2 đầu thanh cuộn để xem nội dung nằm ngoài đường biên của cửa sổ. 8. Trỏ chuột trên thanh tiêu đề và rê cửa sổ sang vị trí khác. Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A 9. Đóng cửa sổ My Computer bằng cách click nút Close hay chọn File  Close. 2. Sử dụng menu: Các cửa sổ chương trình thường có thanh menu chứa các lệnh và được phân chia theo từng nhóm chức năng. Ngoài ra còn có menu tắt (Shortcut menu) khi bạn Click phải chuột trên một đối tượng. Menu này chỉ hiển thị các lệnh phù hợp với đối tượng nằm dưới con trỏ. Lưu ý : Một số qui ước khi sử dụng menu : - Lệnh bị mờ : không thể chọn tại thời điểm hiện tại - Lệnh có dấu … : sẽ mở tiếp một hộp thoại - Ký tự gạch chân trong lệnh: là phím nóng dùng chọn lệnh bằng bàn phím - Lệnh có dấu : đang có hiệu lực Thực hành: 1. Bấm đúp vào biểu tượng Recycle Bin để mở cửa sổ chứa các file đang tạm xóa. 2. Chọn mục View trên thanh menu để hiển thị các lệnh thay đổi hình thức hiển thị các đối tượng trong cửa sổ. 3. Click mục Detail để hiển thị thông tin chi tiết về các đối tượng trong cửa sổ. 4. Chọn View  Status Bar để hiện hoặc ẩn thanh trạng thái. 5. Chọn View  ToolbarsStandard Buttons để hiện ẩn thanh công cụ chuẩn. 6. Click phải vào một đối tượng trong của sổ để hiện menu tắt và chọn Properties để mở hộp thoại chứa các thông tin chi tiết về đối tượng. Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A BÀI 3: QUẢN LÝ FOLDER, FILE VÀ Ổ ĐĨA I. Các đối tượng do hệ điều hành quản lý 1. Tập tin (File) Tập tin là tập hợp thông tin/dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nào đó. Nội dung của tập tin có thể là chương trình, dữ liệu, văn bản,... Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt. Mỗi hệ điều hành có qui ước đặt tên khác nhau, tên tập tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension). Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tập tin, còn phần mở rộng thì có thể có hoặc không. - Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #, $, %, ~, ^, @, (, ), !, _, khoảng trắng. Phần tên do người tạo ra tập tin đặt. Với MS-DOS phần tên có tối đa là 8 ký tự, với Windows phần tên có thể đặt tối đa 128 ký tự. - Phần mở rộng: thường dùng 3 ký tự trong các ký tự nêu trên. Thông thường phần mở rộng do chương trình ứng dụng tạo ra tập tin tự đặt. - Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách. Ví Ví dụ: bao cao.doc winword.exe Autoexec.bat phần tên phần mở rộng Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file: - COM, EXE : Các file thực thi chạy trực tiếp được trên hệ điều hành. - TXT, DOC, ... : Các file văn bản. - MP3, DAT, WMA, … : Các file âm thanh, video. Ký hiệu đại diện (Wildcard) Để chỉ một nhóm các tập tin, ta có thể sử dụng hai ký hiệu đại diện: Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên tập tin tại vị trí nó xuất hiện. Dấu * dùng để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong tên tập tin từ vị trí nó xuất hiện. Ví dụ: Bai?.doc  Bai1.doc, Bai6.doc, Baiq.doc, … Bai*.doc  Bai.doc, Bai6.doc, Bai12.doc, Bai Tap.doc, … BaiTap.*  BaiTap.doc, BaiTap.xls, BaiTap.ppt, BaiTap.dbf, … 2. Thư mục (Folder/ Directory) Thư mục là nơi lưu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng. Đây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất. Các tập tin có liên quan với nhau có thể được xếp trong cùng một thư mục. Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc. Thư mục gốc không có tên riêng và được ký hiệu là \ (dấu xổ phải: backslash). Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin trực thuộc và các thư mục con. Trong các thư mục con cũng có các tập tin trực thuộc và thư mục con của nó. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha. Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành. Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin. 3. Ổ đĩa (Drive) Ổ đĩa là thiết bị dùng để đọc và ghi thông tin, các ổ đĩa thông dụng là: - Ổ đĩa mềm: thường có tên là ổ đĩa A:, dùng cho việc đọc và ghi thông tin lên đĩa mềm. Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A - Ổ đĩa cứng: được đặt tên là ổ C:,D:,... có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn ổ đĩa mềm nhiều lần. Một máy tính có thể có một hoặc nhiều ổ đĩa cứng. - Ổ đĩa CD: có các loại như: loại chỉ có thể đọc gọi là ổ đĩa CD-ROM, loại khác còn có thể ghi dữ liệu ra đĩa CD gọi là ổ CD-RW, ngoài ra còn có ổ đĩa DVD. 4. Cấu trúc cây phân cấp (đường dẫn (Path)) Khi sử dụng thư mục nhiều cấp (cây thư mục) thì ta cần chỉ rõ thư mục cần truy xuất. Đường dẫn dùng để chỉ đường đi đến thư mục cần truy xuất (thư mục sau cùng). Cách nhận biết thư mục có thư mục con hay không, dựa vào cây thư mục, trước tên thư mục có dấu cộng phía trước là thư mục có thư mục con. Muốn xem thư mục con, bạn click vào dấu cộng phí Cây thư mục trong Windows trước tên, dấu cộng trở thành dấu trừ và thư mục con hiện ra. II. Windows Explorer 1. Giới thiệu Windows Explorer là một chương trình cho phép người sử dụng thao tác với các tài nguyên có trong máy tính như tập tin, thư mục, ổ đĩa và những tài nguyên khác có trong máy của bạn cũng như các máy tính trong hệ thống mạng (nếu máy tính của bạn có nối mạng). Với Windows Explorer, các thao tác như sao chép, xóa, đổi tên thư mục và tập tin,... được thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng.  Khởi động chương trình Windows Explorer: bạn có thể thực hiện một trong những cách sau: - Chọn lệnh Start/ Programs/ Accessories/ Windows Explorer - Click phải lên Start, sau đó chọn Explore - Click phải lên biểu tượng My Computer, sau đó chọn Explore …  Cửa sổ làm việc của Windows Explorer: Cửa sổ làm việc Windows Explorer - Cửa sổ trái (Folder) là cấu trúc cây thư mục. Nó trình bày cấu trúc thư mục của các đĩa cứng và các tài nguyên kèm theo máy tính, bao gồm ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD... Những đối tượng có dấu cộng (+) ở phía trước cho biết đối tượng đó còn chứa những đối tượng khác trong nó nhưng không được hiển thị. Nếu Click vào dấu + thì Windows Explorer sẽ hiển thị các đối tượng chứa trong đối tượng đó. Khi đó, dấu + sẽ đổi thành dấu -, và nếu Click vào dấu - thì đối tượng sẽ được thu gọn trở lại. Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A - Cửa sổ phải liệt kê nội dung của đối tượng được chọn tương ứng bên cửa sổ trái.  Thanh địa chỉ (Address): Cho phép nhập đường dẫn thư mục/ tập tin cần tới hoặc để xác định đường dẫn hiện hành.  Các nút công cụ trên thanh Toolbar: - Back: Chuyển về thư mục trước đó. - Up: Chuyển lên thư mục cha. - Forward: Chuyển tới thư mục vừa quay về (Back). - Search: Tìm kiếm tập tin/ thư mục. - Folder: Cho phép ẩn/ hiện cửa sổ Folder bên trái. - Views : Các chế độ hiển thị các đối tượng (tập tin/ thư mục/ ổ đĩa) Nội dung trong cửa sổ có thể được sắp xếp thể hiện theo thứ tự. Đối với kiểu thể hiện Details, bạn có thể thực hiện bằng cách luân phiên nhấn chuột lên cột tương ứng (Name, Size, Type, Date Modified). Trong các kiểu thể hiện khác bạn có thể thực hiện bằng lệnh View/ Arrange Icons By và lựa chọn tiếp một trong các khóa sắp xếp (theo tên, kích cỡ tập tin, kiểu tập tin, hoặc ngày tháng cập nhật). Trong kiểu thể hiện bằng các biểu tượng lớn và biểu tượng nhỏ bạn có thể để Windows sắp xếp tự động bằng lệnh View/Arrange Icons By/Auto Arrange. Tuỳ chọn Auto Arrange chỉ áp dụng cho cửa sổ của thư mục hiện hành. 2. Các thao tác với thư mục và tập tin 2.1. Mở tập tin/ thư mục Có thể thực hiện các cách sau: - Cách 1: click đúp lên biểu tượng của tập tin/thư mục. - Cách 2: Click phải lên biểu tượng của tập tin/thư mục và chọn mục Open. - Cách 3: Chọn tập tin/ thư mục và nhấn phím Enter. Trong trường hợp chương trình ứng dụng không cài đặt trên máy tính, Windows sẽ mở hộp thoại Open With và cho chọn chương trình. Nếu tập tin thuộc dạng chương trình ứng dụng thì chương trình tương ứng sẽ được khởi động. 2.2. Chọn tập tin/thư mục Chọn lệnh mở tập tin - Chọn một tập tin/thư mục: Click lên biểu tượng tập tin/thư mục. - Chọn một nhóm tập tin/thư mục: có thể thực hiện theo 2 cách: + Các đối tượng cần chọn liên tục nhau: Click lên đối tượng đầu danh sách để chọn, sau đó nhấn giữ phím Shift và Click lên đối tượng ở cuối danh sách. + Các đối tượng cần chọn nằm rời rạc nhau: nhấn giữ phím Ctrl và Click chọn các đối tượng tương ứng. 2.3. Tạo thư mục - Chọn nơi chứa thư mục cần tạo (thư mục/ ổ đĩa ở cửa sổ bên trái). - Chọn menu File/ New/ Folder hoặc click phải/ New/ Folder. - Nhập tên thư mục mới, sau đó gõ Enter để kết thúc. 2.4. Sao chép thư mục hoặc tập tin Chọn thư mục hoặc tập tin cần sao chép. Sau đó thực hiện một trong các cách sau: • Cách 1: Nhấn giữ phím Ctrl và Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần chép. Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A • Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc Edit/ Copy hoặc Click phải và chọn Copy), sau đó chọn nơi đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste hoặc Click phải và chọn Paste). 2.5. Di chuyển thư mục và tập tin Chọn thư mục hoặc tập tin cần di chuyển. Sau đó thực hiện một trong các cách sau • Cách 1: Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần di chuyển. • Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc Edit/ Cut hoặc Click phải và chọn Cut) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần di chuyển đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste hoặc Click phảivà chọn Paste). 2.6. Xoá thư mục và tập tin - Chọn các thư mục và tập tin cần xóa. - Chọn File/ Delete hoặc: Nhấn phím Delete hoặc: Click phải và chọn mục Delete. - Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không (Yes/ No) 2.7. Phục hồi thư mục và tập tin Đối tượng bị xóa sẽ được đưa vào Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các đối tượng đã xóa, bạn thực hiện các thao tác sau đây: - Click đúp lên biểu tượng Recycle Bin. - Chọn tên đối tượng cần phục hồi. - Thực hiện lệnh File/ Restore hoặc Click phải và chọn mục Restore. Ghi chú: Nếu muốn xóa hẳn các đối tượng, ta thực hiện thao tác xóa một lần nữa đối với các đối tượng ở trong Recycle Bin. Nếu muốn xoá hẳn tất cả các đối tượng trong Recycle Bin, Click phải lên mục Recycle Bin và chọn mục Empty Recycle Bin. 2.8. Đổi tên thư mục và tập tin - Chọn đối tượng muốn đổi tên - Thực hiện lệnh File/ Rename hoặc nhấn phím F2 hoặc Click phải trên đối tượng và chọn mục Rename - Nhập tên mới, sau đó gõ Enter để kết thúc. Ghi chú: với tập tin đang sử dụng thì các thao tác di chuyển, xoá, đổi tên không thể thực hiện được. 2.9. Thay đổi thuộc tính tập tin và thư mục - Nhấn chuột phải lên đối tượng muốn thay đổi thuộc tính và chọn mục Properties - Thay đổi các thuộc tính. - Chọn Apply để xác nhận thay đổi, ngược lại thì nhấn Cancel. 3. Thao tác với lối tắt (Shortcuts) 3.1. Tạo lối tắt trên màn hình nền − Click phải lên màn hình nền, chọn New/ Shortcut. − Trong mục Type the location of the Tạo lối tắt item, nhập đường dẫn của đối tượng cần tạo lối tắt (ổ đĩa/ thư mục/ tập tin, …) hoặc Click lên nút Browse để chọn đường dẫn cho đối tượng. Click Next để qua bước kế tiếp. − Nhập tên cho lối tắt cần tạo. − Click Finish để hoàn thành . 3.2. Các thao tác với lối tắt  Đổi tên cho lối tắt. Trung tâm Khảo thí và Công nghệ thông tin Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Giáo trình chứng chỉ A - Click phải lên lối tắt, chọn Rename. - Nhập tên mới cho lối tắt. - Nhấn Enter.  Xoá bỏ lối tắt - Chọn lối tắt cần xoá. - Nhấn phím Delete hoặc Click phải lên lối tắt, chọn Delete. - Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không (Yes/ No).  Thay đổi thuộc tính cho lối tắt - Click phải lên lối tắt, chọn Properties. - Lớp General: cho phép chọn thuộc tính chỉ đọc (Read-only), hay ẩn (Hidden). - Lớp Shortcut: cho phép chọn thay đổi một số lựa chọn sau: Shortcut key: gán phím nóng cho lối tắt. Ví dụ: nhấn phím A (nếu muốn đặt phím nóng cho lối tắt là Ctrl + Alt + A, mặc nhiên phải có Ctrl + Alt). Khi muốn mở đối tượng ta chỉ cần nhấn tổ hợp phím vừa gán. Run: chọn chế độ hiển thị màn hình khi mở (bình thường/ thu nhỏ/ phóng to). Change Icon: thay đổi biểu tượng của lối tắt. 4. Thao tác với đĩa 4.1. Sao chép đĩa USB: Bạn thực hiện các thao tác như sau: - Cắm đĩa nguồn và ổ đĩa đích vào cổng USB. - Click phải vào ổ đĩa USB nguồn, chọn mục Copy. - Sau đó Click phải vào ổ đĩa USB đích, chọn Paste. Chú ý: toàn bộ dữ liệu trong đĩa đích sẽ bị xoá. 4.2. Định dạng đĩa - Click phải vào tên của ổ đĩa (có thể đĩa USB hoặc Định dạng đĩa đĩa cứng) cần định dạng, sau đó chọn Format. - Đặt tên cho đĩa nhập tên vào ô Volume label. - Định dạng nhanh: chọn Quick Format. - Dùng làm đĩa khởi động: chọn Create an MS-DOS startup disk. - Nhắp chọn Start để tiến hành định dạng. Chú ý: dữ liệu trong đĩa sẽ bị xoá hoàn toàn. 4.3. Hiển thị thông tin của đĩa Click phải vào tên của ổ đĩa cần hiển thị thông tin/chọn mục Properties. - Lớp General: cho biết dung lượng đĩa (Capacity), đã sử dụng bao nhiêu (Used space), còn lại bao nhiêu (Free space). - Lớp Tools: cung cấp một số công cụ kiểm tra Thông tin đĩa đĩa (Error-checking), tạo đĩa dự phòng (Backup), chống phân mảnh đĩa (Defragment). - Lớp Sharing: cho phép đặt cách thức chia sẻ tài nguyên có trên đĩa. III. Tìm kiếm trong Windows Chức năng này cho phép tìm kiếm các tập tin, các thư mục và tên của các máy tính trong mạng LAN. Sau khi đã tìm thấy đối tượng, bạn có thể làm việc trực tiếp với kết quả tìm kiếm trong cửa sổ Search Results.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan