Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại ngân hàng đông á chi nhánh ...

Tài liệu Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại ngân hàng đông á chi nhánh hà nội

.DOCX
61
120
54

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN NỘI ĐỊA KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................3 1.1. Đặc điểm và vai trò của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt............................3 1.1.1. Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt..............................................................3 1.1.2. Đặc điểm của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt.........................................4 1.1.3. Vai trò của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt.............................................4 1.1.3.1. Vai trò của TTNĐKDTM đối với nền kinh tế...................................................4 1.1.3.2. Vai trò của TTNĐKDTM đối với NHTM.........................................................5 1.2. Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong NHTM...........................6 1.2.1. Chủ thể tham gia..................................................................................................6 1.2.2. Các hình thức thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong NHTM..................7 1.2.2.1. Thanh toán bằng Séc.........................................................................................7 1.2.2.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi-Chuyển tiền (UNC-CT)................................10 1.2.2.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT)............................................................11 1.2.2.4. Thanh toán bằng thẻ thanh toán......................................................................12 1.2.2.5. Các hình thức thanh toán khác........................................................................15 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt..........16 1.2.3.1. Nhóm tiêu chí định tính..................................................................................16 1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng...................................................................................17 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TTNĐKDTM của các NHTM.....................19 1.4.1. Các yếu tố khách quan.......................................................................................19 1.4.2. Các yếu tố chủ quan...........................................................................................21 SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTNĐ KDTM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH HÀ NỘI....................................................................24 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội..............................24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng.......................................................24 2.1.2. Giới thiệu về Đông Á Bank - chi nhánh Hà Nội................................................25 2.1.3. Kết quả hoạt động của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội những năm gần đây....27 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012).. 28 2.1.3.2. Hoạt động cho vay của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012)...........29 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012).......31 2.2. Thực trạng hoạt động TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội............33 2.2.1. Tổ chức hoạt động TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội..............33 2.2.2. Tình hình TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012).......34 2.2.2.1. Hình thức thanh toán bằng Séc.......................................................................37 2.2.2.2. Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi - Chuyển tiền (UNC-CT)...............38 2.2.2.3. Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (UNT)............................................39 2.2.2.4. Thanh toán bằng thẻ thanh toán......................................................................40 2.2.2.5. Các phương thức thanh toán khác...................................................................42 2.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động TTNĐ KDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội. ..................................................................................................................................... 42 CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG TTNĐKDTM TRONG NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH HÀ NỘI................................................................................45 3.1. Những phát hiện nghiên cứu.................................................................................45 3.1.1. Những kết quả làm được....................................................................................45 3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân...........................................................................47 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội.......................................................48 KẾT LUẬN.................................................................................................................52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh toán bằng Séc thông thường 8 Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán bằng Séc bảo chi 10 Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán bằng UNC-CT 11 Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán bằng Ủy nhiệm thu 12 Sơ đồ 1.5 Quy trình thanh toán bằng Thẻ thanh toán 14 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 25 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Tên hình vẽ Tran g Hình 2.1 Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của chi nhánh Hà Nội 31 Hình 2.2 Cơ cấu TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 36 Hình 2.3 Cơ cấu thanh toán bằng séc tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội. 37 Hình 2.4 Cơ cấu thanh toán bằng UNC - CT tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 39 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT SVTH: Đỗ Hoài Nam Tên bảng biểu Tran g Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 27 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 28 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động cho vay của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 30 Bảng 2.4 Tình hình thanh toán tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội. 32 Bảng 2.5 Doanh số TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 35 Bảng 2.6 Thanh toán bằng Thẻ thanh toán tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 41 Bảng 2.7 Kết quả hoạt động TTNĐ KDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 42 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Từ viết tắt ABC Automatic Banking center ATM Automated teller machine TCTD Tổ chức tín dụng BCTC Báo cáo tài chính TD Tín dụng KDTM Không dùng tiền mặt TMCP Thương mại cổ phần NH Ngân hàng Trđ Triệu đồng NHTM Ngân hàng thương mại TT Thanh toán NHNN Ngân hàng nhà nước TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt LNST Lợi nhuận sau thuế TTNĐKDTM Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt SVTH: Đỗ Hoài Nam SXKD Từ viết đầy đủ Sản xuất kinh doanh Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy POS Point of sale TTQT Thanh toán quốc tế PGĐ Phòng giao dịch UNC-CT Ủy nhiệm chi- Chuyển tiền ROA Tỷ lệ sinh lời bình quân tổng tài sản UNC Ủy nhiệm chi ROE Tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu UNT Ủy nhiệm thu Smartlink Hệ thống thanh toán trực tuyến VNBC VietNam Bank Card LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Thương Mại, chúng em đã được trang bị cho mình về lý luận kinh tế và bài giảng của thầy cô về các vấn đề tài tài chính, ngân hàng, tiền tệ, chứng khoán…tuy nhiên, lý thuyết phải đi đôi với thực hành thì mới phát huy được hiệu quả. Vì vậy, Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực hành trong mười ba tuần tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - chi nhánh Hà Nội. Sau thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội, bài khóa luận với đề tài: “Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Hà Nội” đã được hoàn thành. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh chị nhân viên ngân hàng về kiến thức cũng như những kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn: - Các thầy cô Trường Đại học Thương mại, đặc biệt là thầy cô khoa Tài chính -Ngân hàng đã trang bị cho em kiến thức nền tảng vững chắc về kinh tế và những kiến thức chuyên sâu về ngành học tài chính - ngân hàng. - Ths. Nguyễn Thị Liên Hương đã tận tình hướng dẫn em trong đợt thực tập tổng hợp và hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp. - TS. Nguyễn Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn em trong đợt thực tập chuyên sâu, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. - Anh Nguyễn Khắc Quân nhân viên Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội - PGD Long Biên là người trực tiếp hướng dẫn em thực tập, truyền đạt những kinh nghiệm viết khóa luận, đồng thời cùng em thu thập thông tin, số liệu của ngân hàng và phân tích. SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy - Giám đốc chi nhánh ông Trần Đạo Vũ và Phó Giám Đốc PGĐ Nguyễn Thị Diệu Linh cùng với các anh chị nhân viên ngân hàng đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực hành và học hỏi kinh nghiệm làm việc, nâng cao kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 1 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài. Việt Nam đã và đang chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước để đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hoá một cách nhanh nhất thì hình thức thanh toán nội địa không dùng tiền mặt ra đời. Tuy nhiên, thực trạng thanh toán trong nền kinh tế của nước ta vẫn là sử dụng quá nhiều tiền mặt. TTNĐKDTM chưa phát triển kịp thời với nhịp phát triển chung của các nước trên thế giới đặc biệt nó chưa được phổ biến trong tầng lớp dân cư.Thực trạng này là một trở ngại lớn đối với nền kinh tế Việt Nam khi đang trong quá trình mở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần của Việt Nam với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt hơn. Chính vì vậy đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các hoạt động ngân hàng theo xu hướng hội nhập nâng cao năng lực cạnh tranh. Những năm gần đây, các NHTM Việt Nam đã tập trung nhiều giải pháp để mở rộng và hiện đại hoá dịch vụ thanh toán, đặc biệt là TTNĐKDTM, một mặt đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, của dân cư; một mặt tăng thu nhập từ dịch vụ, tăng lợi nhuận cho mỗi hoạt động TTNĐKDTM, một nội dung quan trọng của chương trình cơ cấu lại các hoạt động của mình. Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội, em nhận thấy trong những năm gần đây, hoạt động TTNĐKDTM là một trong những hoạt động được ngân hàng rất chú trọng và quan tâm phát triển. Số liệu thống kê trong 3 năm gần đây cho thấy, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội là chi nhánh đi tiên phong trong việc đẩy mạnh hoạt động TTNĐKDTM. Các phương thức thanh toán ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh vẫn còn những tồn tại yếu kém. Để có thể thấy rõ được tầm quan trọng cũng như thực trạng của hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại các NHTM hiện nay,em quyết định lựa chọn đề tài “Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội” làm đề tài để phân tích và nghiên cứu. SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 2 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy 2. Mục đích nghiên cứu. Hệ thống những lý thuyết cơ bản nhất về hoạt động TTNĐKDTM tại ngân hàng thương mại; làm rõ vai trò và sự khác biệt của từng hình thức TTNĐKDTM đang được sử dụng tại các NHTM ở Việt Nam. Dựa vào số liệu từ năm 2010-2012 để phân tích thực trạng hoạt động TTNĐKDTM tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội nhằm phát hiện những điểm mạnh-hạn chế của quá trình thanh toán nói chung và từng phương thức thanh toán nói riêng. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình TTNĐKDTM tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt. Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu. Bài kháo luận này em sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: thống kê các số liệu về tình hình thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh và các số liệu khác có liên quan để từ đó tổng hợp, phân tích đánh giá rút ra kết luận. Ngoài ra, khóa luận cũng sử dụng phương pháp phân tích định tính, phân tích định lượng, phương pháp so sánh và phương pháp suy luận. 5. Kết cấu khóa luận. Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ và hình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt của ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Hà Nội. Chương 3: Các phát hiện nghiên cứu và hướng giải quyết các vấn đề tồn tại về hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt của ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Hà Nội. SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 3 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN NỘI ĐỊA KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Đặc điểm và vai trò của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt. 1.1.1. Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt. Thanh toán qua ngân hàng Thanh toán qua ngân hàng là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa bên có nghĩa vụ phải chi trả đối với bên được thụ hưởng thông qua vai trò trung gian của ngân hàng. Có thể chia hoạt động thanh toán qua NHTM ra thành các loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ thanh toán: Hoạt động thanh toán qua các ngân hàng bao gồm các hoạt động thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng và hoạt động thanh toán liên ngân hàng. Hoạt động thanh toán liên ngân hàng là hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng thương mại với nhau hoặc giữa các ngân hàng thương mại với ngân hàng Nhà nước. Căn cứ vào chứng từ sử dụng trong thanh toán: Gồm các hoạt động thanh toán qua chứng từ giấy và chứng từ điện tử. Căn cứ vào phương tiện thanh toán: Hoạt động thanh toán tại các ngân hàng thương mại gồm thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản). Căn cứ vào phạm vi thanh toán: Hoạt động thanh toán tại các ngân hàng thương mại gồm hoạt động thanh toán nội địa và hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt. Thanh là phương thức thanh toán trong đó không có sự ¿ á n kh ô ng d ù ng ti ề n m ặ t ¿(1) xuất hiện của tiền mặt, nó được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua các ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt còn được hiểu là một phương thức thanh toán hiện đại trong các phương thức thanh toán qua ngân hàng được thực hiện dựa vào các chứng từ hợp pháp như ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ thanh toán, séc…để trích chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Thanh toán không dùng tiền mặt gồm hai hình thức là thanh toán nội địa không dùng tiền mặt và thanh toán quốc tế không dùng tiền mặt.Theo đó, thanh toán nội địa SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 4 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán qua ngân hàng không dùng tiền mặt mà tại đó mọi giao dịch về thanh toán đều được phát sinh trong một quốc gia. 1.1.2. Đặc điểm của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt. Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt mang đầy đủ ba đặc điểm của TTKDTM là: Một là, TTKDTM sử dụng tiền ghi sổ hay còn gọi là bút tệ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TTKDTM, việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người phải trả sang tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng tại ngân hàng. Vì vậy để TTKDTM khách hàng bắt buộc phải có tài khoản tại ngân hàng. Hai là, Trong TTKDTM mỗi khoản thanh toán phải có ít nhất ba bên tham gia là người trả tiền, người nhận tiền và trung gian thanh toán (ngân hàng thương mại). Ba là, khi tiến hành các nghiệp vụ TTKDTM phải sử dụng các chứng từ thanh toán riêng. Chứng từ thanh toán ở đây là các phương tiện chuyển tải các điều kiện thanh toán và được sử dụng làm căn cứ thực hiện việc chi trả. Chứng từ thanh toán gồm các lệnh thu, lệnh chi do chính người nhận tiền, người trả tiền hoặc trung gian thanh toán lập ra, có thể lập dưới hình thức chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Ngoài ra, TTNĐKDTM có một đặc điểm riêng là phạm vi thực hiện giao dịch chỉ trong một quốc gia. 1.1.3. Vai trò của thanh toán nội địa không dùng tiền mặt. 1.1.3.1. Vai trò của TTNĐKDTM đối với nền kinh tế. Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến, được nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể: Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt, được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản của người thụ hưởng. Do đó, nó góp phần tạo điều kiện cho quá trình thanh toán được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, an toàn…từ đó sẽ thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thanh toán vừa là khâu mở đầu, vừa là khâu kết thúc một chu kì sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu tổ chức tốt khâu thanh toán sẽ làm tăng sự vận động của tiền vốn và vật tư, giúp cho các doanh nghiệp thu được vốn nhanh hơn để phục vụ cho chu kì sản xuất kinh doanh sau, cũng tức là thúc đẩy quá trình tái sản xuất không ngừng phát triển. SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 5 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Khi thanh toán nội địa không dùng tiền mặt, khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng và ký thác vốn của mình vào đó. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế. Hơn nữa, nó còn đánh giá được khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như tổng thể nền kinh tế. Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt góp phần giảm tỉ trọng tiền mặt lưu thông, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông như in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. Hơn nữa, TTNĐKDTM làm giảm nhẹ khâu kế hoạch và điều hòa lưu thông tiền tệ, tăng sức mua của đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần làm cho lưu thông tiền tệ ổn định để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp cho các chủ thể thanh toán những công cụ thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Thay vì luôn phải đem theo tiền mặt để thanh toán họ chỉ cần sử dụng một trong số các hình thức thanh toán nội địa như: thẻ thanh toán, séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi...các phương thức thanh toán này được thực hiện một cách nhanh chóng, linh hoạt và có thể đảm bảo an toàn cho các chủ thể tránh được các rủi ro mất trộm, nhầm lẫn, giảm thời gian thanh toán, kiểm đếm, chi phí bảo quản tiền mặt. 1.1.3.2. Vai trò của TTNĐKDTM đối với NHTM Hiện nay, ngân hàng trở thành trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán trong nền kinh tế. Và TTNĐKDTM đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành công này của ngân hàng vì nó tác động tới tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: thanh toán, tín dụng, huy động vốn. Cụ thể: Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh thu từ phí thanh toán. TTNĐKDTM tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm được thời gian, chi phí. Trên cơ sở đó tạo niềm tin cho công chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng, thu hút người dân và doanh nghiệp tham gia thanh toán qua ngân hàng. Như vậy, TTNĐKDTM giúp ngân hàng thực hiện việc mở rộng đối tượng thanh toán, phạm vi thanh toán (trong và ngoài nước) và tăng doanh số thanh toán, tăng doanh thu từ phí thanh toán, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. TTNĐKDTM không những làm giảm được chi phí lưu thông mà còn bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 6 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy của các tổ chức và cá nhân. Như vậy, ngân hàng sẽ luôn có một lượng tiền nhất định tạm thời nhàn rỗi trên các tài khoản này với chi phí thấp. Nếu sử dụng nguồn vốn này thì ngân hàng không chỉ kiếm được lợi nhuận, giành lợi thế trong cạnh tranh mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt còn thúc đẩy quá trình cho vay. Nhờ có nguồn vốn tiền gửi không kì hạn, ngân hàng còn có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế. Ngân hàng thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp nên trên cơ sở đó hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn ngân hàng để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh có lãi. Mặt khác, thông qua TTNĐKDTM, ngân hàng có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân hàng an toàn trong kinh doanh, góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thanh toán nội địa không dùng tiền mặt giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Trong thưc tế nếu thanh toán bằng tiền mặt, thì sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏi ngân hàng, số tiền đó không còn nằm trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng. Nhưng nếu TTNĐKDTM thì ngân hàng thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của người phải trả sang cho người thụ hưởng hoặc bù trừ giữa các tài khoản của các NHTM với nhau. Như vậy, thực chất của cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng là tổ chức thanh toán qua ngân hàng và cho vay bằng chuyển khoản.Vì vậy, khi TTNĐKDTM càng phát triển thì khả năng tạo tiền càng lớn, tạo cho ngân hàng lợi nhuận đáng kể. 1.2. Hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong NHTM. 1.2.1. Chủ thể tham gia. Khác với thanh toán quốc tế, chủ thể tham gia giao dịch TTNĐKDTM phải ở trong phạm vi một vùng, một quốc gia. Và mỗi giao dịch phải có ít nhất ba tham gia đó là: Một là người trả tiền: là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người nộp thuế, trả nợ hoặc là người chuyển nhượng một khoản tiền nào đó.Người trả tiền đóng vai trò quyết định trong quá trình thanh toán. Người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền đúng hạn, tôn trọng những thủ tục cần thiết như lập - nộp chứng từ thanh toán theo mẫu và theo thời hạn đúng quy định. Người trả tiền có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm cam kết hay những quy định. SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 7 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Hai là Người nhận tiền (hay còn gọi là người thụ hưởng): là người được hưởng một khoản tiền nào đó do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ hoặc do luật quy định hoặc do thiện chí của một người khác. Nếu người thụ hưởng là người cung ứng hàng hóa dịch vụ thì cơ sở để thanh toán là các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Nếu người nhận tiền là chủ nợ thì cơ sở thanh toán là các hợp đồng tín dụng hay kế ước nhận nợ. Người thụ hưởng cũng có thể là người thứ ba do người cung cấp hàng hóa chỉ định. Ba là Trung gian thanh toán. Trong TTNĐKDTM, trung gian thanh toán là các ngân hàng thương mại. NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán cho người trả tiền, người nhận tiền và hưởng phí dịch vụ thanh toán. Trong hoạt động này, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. 1.2.2. Các hình thức thanh toán nội địa không dùng tiền mặt trong NHTM. 1.2.2.1. Thanh toán bằng Séc Séc là một lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu do ngân hàng Nhà nước quy định yêu cầu đơn vị thanh toán trích ra một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm Séc. Séc là phương tiện thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới. Quy tắc sử dụng séc được chuẩn hóa trên luật thương mại quốc gia và công ước quốc tế. Tại Việt Nam hiện nay (theo quyết định 30/2006/ QĐ- NHNN) thời hạn hiệu lực thanh toán của séc là 30 ngày kể từ ngày ký phátđến khi người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng xin thanh toán, tính cả ngày lễ và chủ nhật. Nếu quá thời hạn trên thì tờ séc không còn giá trị. Séc gồm nhiều loại tùy theo phương thức phân chia. Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng Séc: Gồm 3 loại là séc rút tiền mặt, séc chuyển khoản và séc thanh toán bằng tiền mặt. Séc rút tiền mặt: là loại séc để rút tiền mặt tại ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản gửi tiền hoặc các chi nhánh, đại lí của ngân hàng đó. SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 8 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Séc chuyển khoản: là séc do chủ tài khoản phát hành, giao trực tiếp cho người thụ hưởng và thanh toán bằng cách trích chuyển tiền qua tài khoản tại ngân hàng. Loại séc này thường ghi “trả vào tài khoản” và có hai vạch chéo song song với nhau. Séc thanh toán bằng tiền mặt: là loại séc thanh toán được phát hành để thanh toán bằng tiền mặt cho người hưởng lợi. Loại séc này thường ghi rõ chữ “tiền mặt” ở mặt trước của tờ séc và không có hai vạch chéo song song. Nếu căn cứ vào khả năng chuyển nhượng: Gồm 3 loại là séc kí danh (không được chuyển nhượng); Séc theo lệnh (được chuyển nhượng thông qua thủ tục kí hậu ở mặt sau của séc) và séc không ghi danh (chuyển nhượng tự do). Nếu căn cứ vào khả năng thanh toán của tờ séc thì séc gồm 2 loại là séc thông thường (séc chuyển khoản) và séc bảo chi. Đây cũng là hai loại séc được sử dụng trong hoạt động thanh toán ở Việt Nam hiện nay. Quy trình thanh toán Đối với séc thông thường (séc chuyển khoản): Đây là loại séc do chủ tài khoản phát hành và trực tiếp giao cho người thụ hưởng khi nhận hàng hóa, dịch vụ cung ứng. Séc chuyển khoản có phạm vi thanh toán: Giữa hai khách hàng mở tài khoản tại cùng một ngân hàng hoặc là hai khách hàng mở tại hai ngân hàng thanh toán khác nhau nhưng trên cùng một địa bàn tham gia thanh toán bù trừ. Khả năng thanh toán của séc phụ thuộc vào số dư tài khoản tiển gửi của người phát hành séc khi tờ séc quay trở lại ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành. (1) Người trả tềền (4) Người thụ hưởng (2) (2) (6) (3) Ngân hàng phục vụ người trả tềền (5) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán bằng Séc thông thường 1. Sau khi nhận được hàng hóa dịch vụ, người trả tiền phát hành séc giao cho người thụ hưởng. 2. Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc sẽ lập 3 liên bảng kê nộp séc cùng tờ séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán (người SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 9 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc vào ngân hàng phục vụ người trả tiền để đòi tiền). 3. Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra (nếu lập bảng kê có gì sai sót hoặc có các tờ séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì từ chối thanh toán) sau đó chuyển các tờ séc và bảng kê nộp séc cho ngân hàng phục vụ người trả tiền. 4. Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành trích tài khoản của người trả tiền và báo Nợ cho họ. 5. Ngân hàng phục vụ người trả tiền dùng các liên bảng kê nộp séc lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. 6. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận các bảng kê nộp séc (thông qua thanh toán bù trừ) sẽ ghi Có vào tài khoản cho người thụ hưởng và báo cho họ. Đối với séc bảo chi: Đây là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được ngân hàng đảm bảo chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản của bên trả tiền đưa vào một tài khoản riêng (tài khoản tiền ký gửi đảm bảo thanh toán séc) được ngân hàng làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi séc trước khi giao séc cho khách hàng. Khả năng thanh toán của séc bảo chi rộng hơn séc chuyển khoản và được đảm bảo, không xảy ra tình trạng phát hành qua số dư. Mỗi lần phát hành séc bảo chi, chủ tài khoản lập 2 liên giấy yêu cầu bảo chi séc kèm theo tờ séc có ghi đầy đủ các yếu tố, trực tiếp nộp vào ngân hàng (hoặc kho bạc) nơi mình mở tài khoản. Hai chủ thể tham gia thanh toán có thể mở tài khoản thuộc cùng một ngân hàng hoặc mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau nhưng có tham gia thanh toán bù trừ. Về cơ bản quy trình luân chuyển chứng từ trong trường hợp này giống như séc chuyển khoản, tuy nhiên có sự khác nhau về tài khoản hạch toán. Người trả tềền (1a) (1b) (2) (6) Người thụ hưởng (3) (4) (5) Ngân hàng phục vụ người trả tềền SVTH: Đỗ Hoài Nam Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 10 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán bằng Séc bảo chi 1a. Căn cứ vào hợp đồng, người trả tiền phát hành séc và yêu cầu bảo chi mang đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị bảo chi séc. 1b. Ngân hàng đối chiếu séc và yêu cầu bảo chi, kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi của người phát hành séc. Nếu đủ điều kiện thì trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền vào tài khoản tiền kí gửi đảm bảo thanh toán séc và đóng dấu “bảo chi” lên séc rồi giao cho khách hàng. 2. Người trả tiền giao nộp séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hóa, dịch vụ. 3. Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của séc, lập 3 liên bảng kê, nộp séc cùng các giấy tờ séc vào ngân hàng mình phục vụ mình để thanh toán. 4. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra tình hợp lệ hợp pháp của séc và các giấy tờ liên quan, nếu hợp lệ thì ghi Có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng. 5. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng thông báo cho ngân hàng phục vụ người trả tiền biết về việc đã trả tiền cho người thụ hưởng. 6. Ngân hàng phục vụ người trả tiền tất toán tài khoản “tiền gửi séc bảo chi”. 1.2.2.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi-Chuyển tiền (UNC-CT). Uỷ nhiệm chi (UNC) là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng. Ủy nhiệm chi được sử dụng ngày một rộng rãi với các ưu thế nổi bật: an toàn, hiệu quả và đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu phát triển trong lĩnh vực công nghệ tin học ủy nhiệm chi có thể được xử lý dưới dạng các chứng từ điện tử. Ở Việt Nam hiện nay, Uỷ nhiệm chi chỉ được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán tại cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống trong phạm vi cả nước. Chuyển tiền là phương thức thanh toán theo đề nghị thanh toán của khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 11 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Về quy trình thanh toán: Ngân hàng phục vụ chuyển tềền (3) (4) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (5) (2) (1) Người chuyển tềền Người thụ hưởng Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán bằng UNC-CT 1. Hai bên thực hiện giao dịch thương mại. 2. Khách hàng tiến hành lập hồ sơ thanh toán bằng hình thức UNC đề nghị thanh toán theo các yêu cầu trên UNC. 3. Ngân hàng kiểm tra các thông tintrên UNC với tài khoản của khách hàng về tính hợp pháp và số tiền. 4. Ngân hàng chuyển tiền chuyển trả vào tài khoản người thụ hưởng thông qua ngân hàng phục vụ người thụ hưởng mà người hưởng lợi yêu cầu theo đúng số tiền trên UNC và đúng số tài khoản. 5. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng báo Có cho người thụ hưởng và kết thúc giao dịch thanh toán. 1.2.2.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT). Ủy nhiệm thu là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng phát hành và gửi vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người mua hàng hóa dịch vụ. Ủy nhiệm thu được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn định kỳ cho người cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại…bởi nó thường được dùng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên các UNT chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Khách hàng mua và bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức UNT đối với những điều kiện cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết làm căn cứ để thực hiện các UNT. SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 12 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Về quy trình thanh toán: Giao hàng Người thụ hưởng (1a) (5) Người trả tềền (3) (1b) (1c) (2) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (4) Ngân hàng phục vụ người trả tềền 3 Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán bằng Ủy nhiệm thu 1a. Sauk hi giao hàng, cung ứng dịch vụ người thụ hưởng lập 4 liên ủy nhiệm thu kèm theo chứng từ giao hàng nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Hoặc (1b) nộp vào ngân hàng phục vụ người trả tiền. (1c) Người mua thông báo cho ngân hàng phục vụ mình về việc thanh toán cho người thụ hưởng bằng UNT. 2. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do người thụ hưởng gửi đến sẽ tiến hành ký tên, đóng dấu ghi vào sổ theo dõi UNT và gửi bộ chứng từ này cho ngân hàng phục vụ người trả tiền. 3. Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ kiểm tra các yếu tố cần thiết và làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của bên trả tiền và báo Nợ cho họ. 4. Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. 5.Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho họ. 1.2.2.4. Thanh toán bằng thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay tại các quầy rút tiền tự động. Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng, có khả năng chi trả được nhiều loại tiền, nó sẽ dần thay thế hình thức gửi tiết kiệm một nơi, lấy nhiều nơi đang được áp dụng trong các NHTM. Người sở hữu thẻ có thể sử dụng để rút tiền tại các cây ATM (Automated teller machine), các quầy dịch vụ của ngân hàng đồng thời có thể được sử dụng để SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 13 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tái các cơ sở chấp nhận thẻ (các thiết bị đọc thẻ POS). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng thẻ thanh toán, dựa vào các tiêu thức khác nhau chúng ta có thể chia thẻ thanh toán thành những loại cụ thể sau: Nếu căn cứ theo cơ chế thanh toán thì thẻ thanh toán gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền mặt và thẻ lưu trữ giá trị. Thẻ tín dụng(Credit Card): Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và thường được quy định một hạn mức nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ được phép chi tiêu trong hạn mức đã cho và phải thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ theo định kì hàng tháng. Visa, Master Card, American Express, Discover, JBC, Amex là các loại thẻ tín dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Thẻ ghi nợ (Debit Card): Đây là loại thẻ mà số tiền chủ thẻ có thể chi trả phụ thuộc vào số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của họ tại NH phát hành. Loại thẻ này khi sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn (ATM, POS)...đồng thời chuyển tiền ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn. Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động. Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới được sử dụng. Thẻ lưu trữ giá trị (stored value card): là thẻ được phát hành bằng cách nộp một số tiền nhất định để mua một thẻ, một lần sử dụng là số tiền bị trừ dần. Thẻ này thường được sử dụng để mua những hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ như xăng, gọi điện thoại, thẻ điện thoại, thanh toán phí cầu đường… Nếu căn cứ theo công nghệ sản xuất thì thẻ thanh toán gồm thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ và thẻ thông minh. SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4 Khóa luận tốt nghiệp 14 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Thẻ khắc chữ nổi (Embossed card): Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ lợi dụng, làm giả mạo. Thẻ băng từ (Magneic stripe): Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ thông minh (smart card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, một “chíp” điện tử có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính được gắn vào thẻ khiến cho thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Nếu căn cứ theo phạm vi lãnh thổ thì thẻ thanh toán gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Thẻ nội địa: Là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Hoạt động của loạt thẻ này rất đơn giản, chỉ do một ngân hàng hoặc một tổ chức điều hành từ việc phát hành, xử lý trung gian cho đến thanh toán. Thẻ quốc tế: Đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Thẻ được hỗ trợ quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn như Master Card, Visa, American Express...hoạt động thống nhất, đồng bộ. Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn và tiện lợi Nếu căn cứ theo chủ thể phát hành thì thẻ thanh toán gồm thẻ do ngân hàng phát hành (Visa, Mastercard, JBC, ATM, thẻ đa năng...) và Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành (Dinners club, Amex, Lingo…). Về quy trình thanh toán: (2) Người sử dụng thẻ (1a) (3) (1b) Cơ sở tềếp nhận thẻ (4) (5) (6) NH phát hành thẻ NH đại lý thanh toán thẻ Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán bằng Thẻ thanh toán SVTH: Đỗ Hoài Nam Lớp: K45H4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan