Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học hoạt động của tổ chức đảng trong các trại giam tù binh của mỹ và chính quyền sà...

Tài liệu hoạt động của tổ chức đảng trong các trại giam tù binh của mỹ và chính quyền sài gòn ở miền nam từ năm 1966 đến năm 1973

.PDF
208
634
112

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Trần Tuấn Sơn 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................... 9 1.1 Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 9 1.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu ........................ 23 Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CÁC TRẠI GIAM TÙ BINH TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973 ...................................... 26 2.1. Chế độ giam cầm và các hình thức giam cầm, tra tấn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong các trại giam tù binh .................................................. 26 2.2. Xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh ...... 55 Chương 3: TỔ CHỨC ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH TRONG CÁC TRẠI GIAM TÙ BINH TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973 ........................... 72 3.1. Lãnh đạo tù binh đấu tranh bảo vệ lý tưởng, bảo vệ khí tiết người cộng sản, chống cưỡng ép, chiêu hồi ................................................................... 72 3.2. Đấu tranh bảo vệ tù binh, chống chế độ lao tù khắc nghiệt ................ 80 3.2. Đấu tranh biến nhà tù thành trường học cách mạng ............................ 97 3.3. Tìm cách trở về với cách mạng ......................................................... 106 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................. 120 4.1 Nhận xét .............................................................................................. 120 4.2 Kinh nghiệm ....................................................................................... 134 KẾT LUẬN ................................................................................................... 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 155 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 178 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong đó, công tác xây dựng Đảng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nguồn gốc, nguyên nhân, yếu tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Công tác xây dựng Đảng và hoạt động của tổ chức Đảng vừa tuân thủ nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa căn cứ vào tình hình thực tế của cách mạng Việt Nam. Trong bất kỳ hoàn cảnh, môi trường khó khăn nào, kể cả trong nhà tù, trại giam của địch, người đảng viên vẫn tiến hành công tác xây dựng Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo và hoạt động tổ chức Đảng. Nhờ việc khẳng định vai trò lãnh đạo trong mọi giai đoạn, hoàn cảnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều chiến sĩ, đảng viên trong quá trình chiến đấu trên các chiến trường bị sa vào tay giặc, bị giam cầm trong các trại giam tù binh. Trong các trại giam tù binh, Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chế lao tù khắc nghiệt để giam cầm cán bộ, chiến sĩ: hủy hoại về thể xác, khủng bố về tinh thần, vô hiệu hóa các chiến sĩ cách mạng để khi trở về, họ không thể tiếp tục tham gia chiến đấu, hoạt động cách mạng... Những khó khăn, thử thách trong lao tù đặt ra yêu cầu bức thiết cần có tổ chức để đấu tranh bảo vệ tù binh. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, mặc dù không nhận được sự chỉ đạo của tổ chức Đảng bên ngoài, nhưng với ý thức trách nhiệm của người đảng viên cộng sản được trang bị lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh thần quyết tâm, kiên định lý tưởng của Đảng, cùng với sự chủ động, sáng tạo, những người đảng viên và chiến sỹ cách mạng trung kiên đã tìm ra nhiều hình thức phù hợp để tập hợp đảng viên, thành lập các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh. 3 Trong các trại giam tù binh đã xây dựng được hàng trăm tổ chức Đảng, tổ chức Đảng giữ vai trò lãnh đạo các hoạt động đấu tranh của tù binh chống chế độ lao tù khắc nghiệt, tàn bạo, đấu tranh giữ vững khí tiết cách mạng, bảo vệ tù binh cho đến ngày chiến thắng trở về... Mỹ và chính quyền Sài Gòn không thể lường được, trong các trại giam tù binh với hàng rào thép gai dày đặc, sự kiểm soát gắt gao của bộ máy cai ngục với đủ loại công cụ tra tấn dã man, tàn bạo nhất, các tổ chức Đảng được hình thành, ngày càng được củng cố, phát triển và lãnh đạo hoạt động đấu tranh của tù binh chống lại chế độ lao tù tàn bạo, bảo vệ khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Nghiên cứu hoạt động của tổ chức Đảng trong trại giam tù binh góp phần làm sáng tỏ đặc điểm công tác xây dựng Đảng trong nhà tù, hoạt động của tổ chức Đảng trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Qua đó, khẳng định những đóng góp to lớn của tổ chức Đảng trong trại giam tù binh và tôn vinh những người đảng viên, tù binh kiên trung. Dù bị tù đầy, tra tấn bằng nhiều hình thức tàn bạo, dã man, luôn phải đứng giữa cái sống và cái chết nhưng đa số họ vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, kiên trung với Đảng, không những vậy các chiến sĩ cách mạng còn biến nhà tù thành trường học cách mạng, không ngừng học tập, vươn lên chờ ngày chiến thắng trở về để tiếp tục đóng góp cho cách mạng, cho đất nước. Nghiên cứu hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh góp phần đấu tranh chống lại các luận điệu phản động, sai trái về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, luận giải thêm về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hiện thực lịch sử đấu tranh lâu dài, phong phú của cán bộ, chiến sĩ bị giam giữ trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn còn hàm chứa nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng trong một môi trường đặc biệt-môi trường nhà tù, một hiện thực hiếm thấy trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, rất cần được nghiên cứu và làm 4 sáng rõ. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của địch ở miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966 đến năm 1973. Vì vậy, qua nghiên cứu hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh, bổ sung những khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử công tác xây dựng Đảng trong hoàn cảnh đặc biệt tù đày. Từ đó, đúc rút những kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là công tác chính trị, tư tưởng cho đảng viên góp phần vào công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới hiện nay. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973", làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ sự lãnh đạo và hoạt động các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ năm 1966 đến năm 1973. Đúc kết những kinh nghiệm cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ yêu cầu khách quan và quá trình hình thành các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh. - Phân tích, luận giải, làm rõ quá trình lãnh đạo và hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh từ năm 1966 đến năm 1973. - Đánh giá thành công và hạn chế hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh - Đúc kết những kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn từ hoạt động lãnh đạo đấu tranh của các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh của địch. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, chủ trương chỉ đạo và hoạt động các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Nghiên cứu sự ra đời, tổ chức lãnh đạo và hoạt động của các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh trên các mặt: đấu tranh bảo vệ lý tưởng, bảo vệ khí tiết người cộng sản, chống cưỡng ép, chiêu hồi; đấu tranh bảo vệ tù binh, chống chế độ lao tù khắc nghiệt; đấu tranh biến nhà tù thành trường học cách mạng; đấu tranh vượt ngục tìm đường trở về với cách mạng. - Về thời gian Nghiên cứu hoạt động của các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh từ năm 1966 đến năm 1973. - Về không gian Trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở cấp Trung ương và Vùng chiến thuật gồm 6 trại giam: Trại giam tù binh Hố Nai (Biên Hòa), Trại giam tù binh Pleiku (Gia Lai), Trại giam tù binh Non Nước (Đà Nẵng), Trại giam tù binh Phú Quốc (Kiên Giang), Trại giam tù binh Trà Nóc (Cần Thơ) và Trại giam tù binh nữ Phú Tài (Quy Nhơn). Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu 2 trại giam tù binh chính mang tính điển hình là Trại giam tù binh Phú Quốc và Trại giam tù binh nữ Phú Tài. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công tác xây dựng Đảng. 6 4.2. Nguồn tư liệu - Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hệ thống trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. - Tài liệu lưu trữ ở Văn phòng Trung ương Đảng, Cục An ninh, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ... - Tư liệu của Ủy ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam, một tổ chức hoạt động công khai tại Sài Gòn từ năm 1970 đến năm 1975. - Tập hợp các bài viết, các bài hồi ký của các chiến sĩ cách mạng từng bị bắt và tù đày trong các trại giam tù bình của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. - Luận án cũng kế thừa những kết quả khoa học từ các công trình nghiên cứu của đề tài “Tổng kết công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù trại giam của địch ở miền Nam (1954-1975)” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử, lôgíc là chủ yếu và kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm. - Các phương pháp sử liệu học trong nghiên cứu lịch sử Đảng, đặc biệt là phương pháp phân loại sử liệu, phê phán sử liệu. Do đặc thù của đề tài, nghiên cứu sinh sử dụng nhiều nguồn tư liệu hồi ký. Do vậy, khi sử dụng nguồn tài liệu này, nghiên cứu sinh luôn có sự so sánh, đối chiếu, kiểm tra, phê phán các nguồn tài liệu trên trước khi đưa vào sử dụng vào luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng nhiều nguồn tư liệu là các báo cáo, công văn, chỉ thị... của chính quyền Sài Gòn để lại, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II, nguồn tài liệu này của phía đối phương cũng được nghiên cứu sinh nghiên cứu, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng. Vì trên thực tế, nhiều báo cáo của chính quyền Sài Gòn đối với việc tra tấn tù binh và sát hại tù binh, vì sợ 7 sự lên án của dư luận và công ước quốc tế về tù binh nên chính quyền Sài Gòn đã cho làm những hồ sơ, báo cáo giả... - Khảo sát thực tế tại các trại giam tù binh và địa phương có các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Nghiên cứu sinh trực tiếp đến các tỉnh: Bình Định, Kiên Giang, Gia Lai và Thành phố Đà Nẵng. - Phương pháp phỏng vấn nhân chứng, trong quá trình làm luận án, nghiên cứu sinh đã trực tiếp gặp gỡ và phỏng vấn nhân chứng ở nhiều tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định...; các tỉnh miền Trung như: Quảng Trị, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học - Làm rõ hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh. - Bước đầu dựng lại một cách tương đối đầy đủ hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh. - Bước đầu nêu lên những nhận xét về tính chất, đặc điểm, thành công, hạn chế hoạt động của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh. - Đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động của chức đảng trong các trại giam tù binh của địch, từ đó có những đóng góp vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và công tác xây dựng Đảng trong môi trường, hoàn cảnh đặc biệt, công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay. 6. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương: 8 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Sự hình thành các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh từ năm 1966 đến năm 1973. Chương 3: Tổ chức Đảng lãnh đạo đấu tranh trong các trại giam tù binh từ năm 1966 đến năm 1973. Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình, nghiên cứu của các cơ quan, cá nhân trong và nước ngoài viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) Trước hết là các công trình nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam viết về Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 19541975, gồm 9 tập: tập 1, Nguyên nhân chiến tranh [66]; tập 2, Chuyển chiến lược [67]; tập 3, Đánh thắng chiến tranh đặc biệt [68]; tập 4, Cuộc đụng đầu lịch sử, [69]; tập 5: Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 [70]; tập 6, Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương [71]; tập 7, Thắng lợi quyết định, [72]; tập 8, Toàn thắng [73]; tập 9, Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử [44]. Các công trình nghiên cứu của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học [3]; Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975: Thắng lợi và bài học [4]; cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [194] của Đại tướng Văn Tiến Dũng; cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [200] của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Công trình nghiên cứu của Viện Sử học: Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [198]; Lịch sử Việt Nam (1965-1975) [199]. Các công trình nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975) [96]; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975) [197]. Những công trình lịch sử nêu trên đã tái hiện sinh động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đó có 10 trình bày âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, các chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc thiết lập hệ thống cai trị, hệ thống nhà tù, trại giam ở miền Nam; các chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù chính trị, tù binh ở miền Nam và phần nào phản ánh các cuộc đấu tranh của tù nhân tại miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các công trình trên cung cấp một phông kiến thức chung về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam cũng được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Các công trình này cũng cung cấp nhiều sự kiện lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam như: Sự lừa dối hào nhoáng, tập 1 [122] của N.Sheehan; Những bí mật về chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc) [79] của Daniel Ellsberg; Hồ sơ chiến tranh Việt Nam tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời Nixon [122] của Jeffrey Kimball ; Đội quân bí mật cuộc chiến bí mật [160] của Sedgwick Tourson; Lời phán quyết về Việt Nam [89] của Gi.A. Amtơ; Việt Nam-cuộc chiến tranh mười nghìn ngày [137] của Maicon Maclia; Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam [147] của Philíp B.Davítsơn ; Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của Mỹ [88] của George C.Herring ; Giải phẫu một cuộc chiến tranh [67] của Gabrriel Kolko. Các cuốn sách mà tác giả từng là quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ và quân đội Mỹ có liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Cụ thể như: Tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam [158] của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ R Macnamana; Hồi ký của Linđơn Giônxơn [132] của Tổng thống Mỹ Linđơn Giônxơn; cuốn Hồi ký Richard Nixon, [157] của Tổng thống Mỹ Richard Nixon; cuốn Tường trình của một quân nhân [201] của Đại tướng William. C. Westmoreland, người trực tiếp chỉ huy quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam. 11 Những công trình này trình bày tương đối hệ thống và có những luận giải về quá trình dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam; những toan tính đầy tham vọng cũng như những nỗ lực và sự thất bại của giới cầm quyền Mỹ, của quân Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Một số tác giả đi sâu hơn nghiên cứu chính sách, các chiến lược của Mỹ trong những năm quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn Công trình nghiên cứu về Trại giam tù binh Phú Quốc có 2 công trình tiêu tiểu: Trại giam tù binh Phú Quốc thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược [13] của Ban liên lạc tù binh Việt Nam và cuốn Trại giam tù binh Phú Quốc, những trang sử đẫm máu 1967-1973 [123] của tác giả Trần Văn Khiêm. Hai công trình này đã cung cấp nhiều tài liệu quý giá nghiên cứu về vùng đất, lịch sử hình thành trại giam tù binh Phú Quốc, các tư liệu nghiên cứu về âm mưu và thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù binh, các cuộc đấu tranh của tù binh ở trại giam Phú Quốc, nêu bật ý chí bất khuất và tinh thần đấu tranh anh dũng của những chiến sĩ cách mạng chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, chủ quan và khách quan nên còn thiếu vắng những tư liệu, sự kiện, nhân vật tiêu biểu, chưa làm rõ được quá trình hình thành và hoạt động của tổ chức Đảng trong trại giam. Các bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc, tháng 3-1995 [124] do tỉnh Kiên Giang tổ chức. Cuốn kỷ yếu đã tập hợp được nhiều bài viết, báo cáo tham luận, phát biểu và hồi ký của các đồng chí lãnh đạo, nhà nghiên cứu, cán bộ khoa học và cựu tù binh về trại giam tù binh Phú Quốc theo nội dung: Báo cáo chung về di tích, tình hình trại giam (tội ác của địch, sinh hoạt và đấu tranh của tù binh); vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong trại giam; Vấn đề phục hồi, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích… 12 Các bài viết, bài tham luận tại 4 cuộc Hội thảo khoa học về "Tổng kết công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch thời kỳ 1954-1975" do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Liên lạc tù binh, tù chính trị Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2012; Đà Nẵng ngày 5-8-2013; tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10-2013; tại Cần Thơ năm 2014. Các cuộc hội thảo đã tập hợp được hàng trăm bài viết, các bài nghiên cứu, bài tham luận của các nhà nghiên cứu của các chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt, tù đày trong các nhà tù, trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Tiêu biểu là những bài tham luận: Những đặc điểm của tổ chức Đảng trong nhà tù thời Mỹ-ngụy [1] của Lê Quang Ba; Tù binh, thương binh tàn nhưng không phế [32] của Nguyễn Xuân Bình; Xây dựng Đảng và bảo vệ tổ chức Đảng, Đoàn ở trại giam tù binh Pleiku trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ [33] của Trương Trọng Bính; Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù của địch thời chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) [78] của Trần Chín; Công tác bảo vệ nội bộ đảng trong trại giam tù binh [94] của Cao Sinh Học; Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các trại giam tù binh của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) [120] của Lương Quang Hồng; Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong trại giam nữ tù binh Phú TàiQuy Nhơn [126] của Lê Thị Việt Lan; Văn hóa văn nghệ trong nhà tù Mỹngụy [128] của Nguyễn Hải Liên; Vai trò lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định trong đấu tranh thắng lợi, dù gian khổ, ác liệt nhưng nhất định sẽ thành công, đặc biệt là trong các nhà tù Mỹ-ngụy [134] của Lê Thị Phương Loan; Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo của Đảng ở các trại giam tù binh [135] của Phạm Bá Lữ; Vị trí, vai trò của việc dạy và học trong nhà tù đế quốc [141] của Lê Trọng Ngọ; Công tác xây dựng Đảng tại trại giam tù binh Non Nước [142] của Ngô Tài Nguyên; Công tác xây dựng Đảng trong nhà lao và một số kinh nghiệm [156] của Trần Minh Quốc; Tổ chức và hoạt động của 13 các chi bộ, đảng bộ trong nhà tù Mỹ-Ngụy tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (giai đoạn 1965-1973) [161] của Đinh Trường Sơn; Chống ly khai Đảng để bảo vệ khí tiết của người chiến sĩ cách mạng trong tù là: không chào cờ ba que ngụy, không học tập tố cộng, không hô khẩu hiệu đả đảo cộng sản [172] của Huỳnh Nhất Tịnh; Công tác xây dựng Đảng, đấu tranh trong trại giam tù binh Pleiku-Gia Lai (1966-1972) [184] của Nguyễn Văn Thuận; Yêu cầu khách quan có tổ chức Đảng trong nhà tù [185] của Hoàng Thanh Thụy; Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các nhà lao thời kỳ chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1975 [189] của Nguyễn Xuân Trình... Các bài viết, các bài tham luận và hồi ký ghi lại tội ác tàn bạo của địch đối với các chiến sĩ cách mạng bị bắt, tù đày, đồng thời cũng ghi lại các cuộc đấu tranh anh dũng của tù binh dưới sự lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mặc dù hồi ký là nguồn tư liệu thứ cấp, nhưng với đặc thù của đề tài, các bài tham luận, hồi ký của các tác giả là nhân chứng lịch sử từng bị bắt, giam giữ trong các trại giam tù binh, là nguồn tư liệu rất quan trọng giúp dựng lại bức tranh toàn cảnh về hoạt động của tổ chức Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuốn sách Đây, các nhà tù Mỹ-ngụy [155] của tác giả Trần Thanh Phương, trình bày khái quát hệ thống nhà tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, trong đó đi sâu giới thiệu một số nhà tù khét tiếng như: Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa và Khám Lớn Sài Gòn… Ngoài ra, cuốn sách cung cấp nhiều thông tin về sự can thiệp của Mỹ trong việc xây dựng hệ thống nhà tù, trại giam trên toàn miền Nam và vai trò của các cố vấn Mỹ trong hệ thống nhà tù, trại giam ở miền Nam. Cuốn Những ngày tù ngục [179] do Tổ sử phụ nữ Nam Bộ chủ biên, Hàn Song Thanh ghi, trình bày quá trình đấu tranh của phụ nữ Nam Bộ trong các 14 nhà tù của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: Khám Lớn Sài Gòn, Khám Phú Mỹ, Bà Rá, Chí Hoà, Côn Sơn, Trại giam tù binh nữ Phú Tài... Cuốn Lịch sử đấu tranh yêu nước và cách mạng tại nhà lao Quảng Trị (1930-1972) [173] do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị chủ biên. Cuốn sách này đã trình bày sự hình thành nhà lao Quảng Trị và quá trình đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại nhà lao Quảng Trị từ năm 1930 đến năm 1972, trong đó tập trung làm rõ chế độ lao tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ năm 1954 đến năm 1975 và phong trào đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng tại nhà lao Quảng Trị. Cuốn Lịch sử đấu tranh cách mạng ở nhà lao Hội An (1947-1975)[168] của tác giả Nguyễn Nhã Tiên, ghi lại một số sự kiện nhân vật, phong trào đấu tranh tiêu biểu, các chiến tích ngoan cường của lớp chiến sĩ cách mạng đất Quảng tại nhà lao Hội An trong thời kỳ 1947-1975. Cuốn Ghi chép nữ tù binh trong hoả ngục Phú Tài [12] do Ban Liên lạc nữ tù thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992. Cuốn sách cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn với nữ tù binh và các cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các nữ chiến sĩ cách mạng trong Trại giam tù binh nữ Phú Tài. Cuốn Những cuộc vượt ngục lịch sử ở các nhà tù Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược [91] của tác giả Lê Hồng Hải giới thiệu về những cuộc vượt ngục lịch sử ở các nhà tù Việt Nam của những chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khắc họa chân dung người chiến sĩ cách mạng anh dũng, thông minh, sáng tạo, mưu trí tìm mọi cách để vượt ngục, tiếp tục tham gia cách mạng. Các công trình nghiên cứu về tội ác của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù nhân như: Tội ác khủng bố, tra tấn, tù đày của đế quốc Mỹ và tay sai đối với nhân dân miền nam Việt Nam: Cuốn sách thứ 5 tố cáo tội ác [125] do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành; Tội ác khủng bố, tra tấn, tù đầy của đế quốc Mỹ và 15 tai sai đối với nhân dân miền Nam Việt Nam [174]; Người bị CIA cưa chân sáu lần [85] của tác giả Mã Thiện Đồng; Tù chính trị tại miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Pari tập 1 [31] của Ban Vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam. Các công đã trình bày những hành động tra tấn dã man của chính quyền Sài Gòn trong các nhà tù, trại giam tù binh ở miền Nam Việt Nam. Trong các công trình nghiên cứu về nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, các tác giả đã trình bày khái quát quá trình hình thành và chế độ lao tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, qua đó, giúp người đọc thấy bức tranh về chế độ cai trị hà khắc, thủ đoạn thâm độc của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù nhân và tù binh. Ngoài ra, các tác giả còn cung cấp những sự kiện đấu tranh của chiến sĩ cộng sản trong các nhà tù của địch, hoạt động của một số tổ chức Đảng trong các nhà tù, lãnh đạo đấu tranh bảo vệ khí tiết người cộng sản, đấu tranh chống chiêu hồi, đấu tranh bảo vệ đồng đội, chờ ngày chiến thắng trở về, nêu bật ý chí bất khuất và tinh thần đấu tranh anh dũng của những chiến sĩ cách mạng chống lại kẻ thù. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu của Ban Tuyên giáo và Hội Tù yêu nước các tỉnh, thành về các cuộc đấu tranh của chiến sĩ cách mạng trong nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn Các chiến sĩ cách mạng sau khi thoát khỏi chế độ lao tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thành lập Ban Liên lạc tù binh, tù chính trị… Nhiều tỉnh trên cả nước thành lập Hội Tù yêu nước để tập hợp, chia sẻ thông tin đến những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày. Hội Tù yêu nước các tỉnh tập hợp các bài viết, các bài hồi ký của các hội viên, tiến hành biên tập xuất bản các công trình nghiên cứu về các nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Các công trình của Hội Tù yêu nước Thừa Thiên Huế: Chí khí trong lao tù, tập I [118]; Chí khí trong lao tù, tập II [119]. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các đồng chí hội viên là cựu tù, kể lại sự dã man, tàn bạo trong các trại giam khét tiếng trên địa bàn Thừa Thiên Huế như Ngục chín hầm, Lao 16 Thừa phủ... và các cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của những người yêu nước chiến sĩ cách mạng trong các nhà lao, trại giam nay. Bên cạnh đó, cuốn sách còn tập hợp nhiều bài viết về quá trình các tác giả bị bắt, bị địch tù đầy trong nhiều nhà lao, trại giam trên địa bàn miền Trung và Côn Đảo. Các công trình của Hội Tù yêu nước Thành phố Đà Nẵng: Những ngày tù ngục [113]; Những ngày tù ngục, tập 1 [114]; Những ngày tù ngục, tập 2, [115]; Những ngày tù ngục, tập 3 [116]; Những ngày tù ngục tập 4 [117]. Các cuốn sách tập hợp các bài viết, bài nghiên cứu của Hội tù yêu nước tỉnh Đà Nẵng, về quá trình bị bắt, tù đầy trong các nhà tù, trại giam của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. Trong đó, đáng chú ý có bài viết Trong tù tôi để tang Bác của tác giả Hoàng Thanh Thụy viết về cuộc đấu tranh của cá nhân đồng chí Thụy và tù binh trại giam Hố Nai để được để tang Bác Hồ trong trại giam. Các công trình của Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam: Kiên trung bất khuất, tập 1 [108]; Kiên trung bất khuất, tập 4 [109]; Kiên trung bất khuất, tập 5, [110]; Kiên trung bất khuất, tập 7 [111]; Kiên trung bất khuất, tập 8 [112]. Công trình tập hợp nhiều bài tham luận, bài nghiên cứu của các chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt giam giữ của Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam viết về những tấm gương của những người con ưu tủ tỉnh Quảng Nam trong nhà tù trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam; các bài nghiên cứu về hệ thống nhà tù của chính quyền Sài Gòn trên đất Quảng Nam như: Nhà lao Hội An, nhà lao Quảng Tín. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về các trại giam tù binh Phú Quốc, tiêu biểu như bài viết: Các hình thức tra tấn cực hình của Mỹ ngụy đối với tù binh ở nhà tù Phú Quốc của tác giả An Xuân; An nghỉ cùng đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ Phú Quốc của tác giả Nguyễn Thành Nhơn; Cuộc vượt ngục táo bạo của tác giả Lê Năng Đông; Đào hầm vượt ngục ở phân khu A5 của tác giả Nguyễn Việt Hà. Các công trình của Ban Liên lạc tù chính trị yêu nước Quảng Ngãi: Sống giữa ngục tù, tập 1 [17]; Sống giữa ngục tù, tập 2 [18]. 17 Các công trình nghiên cứu của Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh Bình Định: Sống là chiến đấu, tập 1 [102]; Sống là chiến đấu, tập 2 [103]; Sống là chiến đấu, tập 3[104]; Sống là chiến đấu, tập 4 [105]. Tỉnh Bình Định có Trại giam nữ tù binh Phú Tài nên trong các công trình nghiên cứu Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh Bình Định có nhiều bài viết về Trại giam tù binh Phú Tài. Trong đó, tiêu biểu bài viết Những năm tháng sống chiến đấu ở trại giam tù binh nữ Phú Tài của tác giả Thanh Hoa và bài Trại giam nữ Phú Tài, đã trình khái quát quá trình hình thành Trại giam nữ tù binh Phú Tài và một số cuộc đấu tranh tiêu biểu trong trại giam nhằm bảo vệ khí tiết người cộng sản, chống chế độ lao tù khắc nghiệt, chống cưỡng ép chiêu hồi và đấu tranh vượt ngục... Các công trình của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên, Hội Tù chính trị yêu nước tỉnh Phú Yên gồm: Những năm tháng trong tù, tập I [19]; Những năm tháng trong tù, tập II [20]; Những năm tháng trong tù, tập III [21]; Những năm tháng trong tù, tập IV [22]; Những năm tháng trong tù, tập V [23]. Công trình tập hợp những bài viết của các đồng chí từng bị giam giữ trong các nhà tù trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, kể lại quá trình bị địch bắt và giam giữ, tra tấn trong tù và các phong trào đấu tranh mà các đồng chí là người trực tiếp tham gia. Tiêu biểu là các bài viết: Tinh thần đấu tranh bất khuất nữ tù binh cộng sản ở nhà tù Phú Tài và Phú Quốc của tác giả Hồ Việt Kiều; Vụ thảm sát tù binh lớn nhất ở B8-Phú Quốc của tác giả Nguyễn Văn Thắm; Những ngày ở biệt giam II Phú Quốc của tác giả Phan Văn Nguyên... Hội Cựu tù chính trị Bình Thuận: Người chiến thắng, số 24, [100]: Người chiến thắng, số 33 [101]. Các công trình của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Liên lạc tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai gồm: Giữa nanh vuốt kẻ thù, tập I [25]; Giữa nanh vuốt kẻ thù, tập II [26]; Giữa nanh vuốt kẻ thù, tập III [27]; Giữa nanh vuốt kẻ 18 thù, tập IV [28]; Giữa nanh vuốt kẻ thù, tập V [29]. Trong các công trình đó, có các bài viết về trại giam tù binh. Tiêu biểu như: Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù trại giam của địch thời chống Mỹ cứu nước (1954-1975) tại Gia Lai của tác giả Nguyễn Văn Thuận, Phạm Thị Thu Dung và Ngô Sĩ; Những điều ghi nhớ ở trại giam tù binh Pleiku của tác giả Hồ Thanh Tâm; Trại giam tù binh Pleiku nơi không thể quên của tác giả Nguyễn Thị Thức. Các bài viết trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển các trại giam trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày nay gồm có nhà lao Pleiku và Trại giam tù binh Pleiku, đặc biệt các bài viết trình bày khá chi tiết quá trình hình thành Trại giam tù binh Pleiku và quá trình hình thành các tổ chức Đảng trong trại giam, các bài viết cũng nêu bật cuộc đấu tranh của tù binh trong trại giam chống sự tra tấn dã man, tàn bạo của kẻ địch nhằm bảo vệ khí tiết người cộng sản, đấu tranh để tang Bác Hồ và cuộc đấu tranh tiêu diệt những tên ác ôn, phản bội để bảo vệ tổ chức Đảng trong trại giam. Ngoài các bài viết về Trại giam tù binh Pleiku, còn có các công trình viết về Trại giam tù binh Hố Nai như Cuộc nổi dậy của tù binh Biên Hòa của tác giả Trịnh Văn Cư trình bày cuộc nổi dậy của tù binh Hố Nai, Biên Hòa để giải phóng tù binh. Các công trình của Ban Liên lạc tù chính trị tỉnh Kon Tum: Đối mặt với quân thù tập 1 [14] và mặt với quân thù tập 2 [15] . Các công trình của Ban Liên lạc tù chính trị tỉnh Khánh Hòa gồm: Những bài ca viết sau song sắt [16]; Lửa trong ngục tối [107]. Hai cuốn sách đã tập hợp nhiều bài viết, bài nghiên cứu tập trung vào các nhà tù trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như Khám lớn Nha Trang, nhà lao Ninh Hòa, quân lao Nha Trang... bên cạnh đó, có nhiều bài viết của các tác giả ghi lại quá trình bị địch bắt và giam cầm trải qua các nhà lao trên địa bàn Khánh Hòa và Côn Đảo... Các công trình của Ban Liên lạc cựu tù chính trị, tù binh tỉnh Kiên Giang: Đấu tranh khi sa vào tay giặc, tập III [8]; Đấu tranh khi sa vào tay giặc, tập VIII [9]; Đấu tranh khi sa vào tay giặc, tập IX [10]; Đấu tranh khi 19 sa vào tay giặc, tập X [11]. Các bài viết, các công trình nghiên cứu này tập trung trình bày các cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đầy ở các nhà tù trại giam ở Côn Đảo, Phú Quốc và các Trung tâm cải huấn của địch ở khu vực Tây Nam Bộ. Các công trình của Ban Liên lạc cựu tù chính trị, tù binh tỉnh An Giang: Chiến đấu trong lao tù, tập I [5]; Chiến đấu trong lao tù, tập II [6]; Chiến đấu trong lao tù, tập III [7]. Cuốn Kiên trung bất khuất (tập hồi ký của một số chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày), [30] do Ban Tuyên Thành ủy Hà Nội, Ban liên lạc các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày đang sinh hoạt tại Hà Nội biên soạn. Các công trình biên soạn của Ban liên lạc, Hội tù yêu nước các tỉnh đã trình bày khái quát hệ thống nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên toàn miền Nam từ cấp Trung ương đến địa phương. Các tác giả cũng miêu tả một cách khách quan và chân thực những gì phải trải qua trong khi bị giam giữ trong các nhà tù, trại giam tù binh của địch. Các bài viết đó cũng lên án, tố cáo tội ác dã man, phi nhân tính của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc đối xử với tù nhân, tù binh, không tôn trọng Công ước Giơnevơ năm 1949 về việc đối xử với tù binh. Các công trình trình bày phong trào đấu tranh của tù nhân chống lại âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhằm bảo vệ tù nhân, bảo vệ tổ chức. 1.1.4. Một số luận văn, luận án có liên quan đến đề tài Luận văn Vấn đề cải huấn tại Việt Nam [181] tại Học viện Quốc gia Hành chánh Sài Gòn năm 1969 của tác giả Nguyễn Tiến Thịnh. Trên cơ sở so sánh chế độ nhà tù theo Công ước quốc tế và Hiến pháp của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, luận văn chủ yếu phân tích những hình thức giam giữ tù nhân tại các nhà tù ở miền Nam qua những chính sách cải huấn dành cho mọi đối tượng, gồm tù chính trị và tù tư pháp, đồng thời đưa ra những hạn chế trong chế độ cải huấn của chính quyền Sài Gòn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan