Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện việc công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết ...

Tài liệu Hoàn thiện việc công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh. (full)

.PDF
112
120
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐINH CẨM VÂN HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐINH CẨM VÂN HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. Đường Nguyễn Hưng Đà Nẵng - Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đinh Cẩm Vân MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................3 5. Bố cục luận văn ......................................................................................3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .....................................................6 1.1. KẾ TOÁN VÀ THÔNG TIN KẾ TOÁN ...................................................6 1.1.1. Bản chất của kế toán.........................................................................6 1.1.2. Vai trò của thông tin kế toán ............................................................9 1.1.3. Yêu cầu của thông tin kế toán ........................................................11 1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY NIÊM YẾT .......................................................................................................12 1.2.1. Thị trường chứng khoán.................................................................12 1.2.2. Công ty niêm yết ............................................................................14 1.3. CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ..............................................16 1.3.1. Nội dung thông tin kế toán công bố trên thị trường chứng khoán.16 1.3.2. Nguyên tắc công bố thông tin kế toán............................................20 1.3.3. Yêu cầu về chất lượng của thông tin kế toán .................................22 1.4. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN ...................................23 1.4.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả.........................................................23 1.4.2. Lý thuyết bất cân xứng thông tin ...................................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................31 2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............31 2.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................31 2.1.2. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh .....................32 2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................34 2.2.1. Văn bản pháp luật liên quan đến công bố thông tin.......................34 2.2.2. Đánh giá cơ sở pháp lý về công bố thông tin.................................36 2.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......37 2.3.1. Tình hình ngành bất động sản niêm yết hiện nay ..........................37 2.3.2. Đặc điểm ngành bất động sản hiện nay..........................................39 2.4. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................................41 2.4.1. Khảo sát tình hình công bố thông tin kế toán năm 2010-2011 ......41 2.4.2. Đánh giá tình hình công bố thông tin kế toán ................................43 2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................52 2.5.1. Xây dựng các giả thuyết.................................................................52 2.5.2. Đo lường các biến giải thích ..........................................................57 2.5.3. Lựa chọn mẫu.................................................................................58 2.5.4. Xây dựng chỉ số công bố thông tin ................................................58 2.5.5. Xây dựng mô hình hồi quy.............................................................59 2.5.6. Bảng dữ liệu phân tích ...................................................................59 2.5.7. Kiểm định giải thuyết.....................................................................61 2.5.8. Thảo luận kết quả ...........................................................................66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................70 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..............71 3.1. KINH NGHIỆM CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI.........................................................................71 3.1.1. Thị trường chứng khoán Mỹ ..........................................................71 3.1.2. Thị trường chứng khoán Trung Quốc ............................................72 3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............................................................................................................74 3.2.1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước ...............................................74 3.2.2. Đối với công ty kiểm toán..............................................................86 3.2.3. Đối với công ty bất động sản niêm yết ..........................................88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................91 KẾT LUẬN .....................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................93 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) PHỤ LỤC. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BTC Bộ Tài chính BĐS Bất động sản CTCP Công ty cổ phần CBTT Công bố thông tin CTNY Công ty niêm yết CP Chính phủ HOSE Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HASTC Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội NĐ Nghị định QĐ Quyết định SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SGDCK TP.HCM Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh SXKD Sản xuất kinh doanh TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính TTCK Thị trường chứng khoán TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thông tư UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước UBCK Ủy ban chứng khoán DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Nội dung bảng 2.1 Tình hình công ty bất động sản niêm yết tại SGDCK TP.HCM 2.2 Các công ty bất động sản niêm yết tại SGDCK TP.HCM tính đến ngày 31/12/2009 2.3 Tình hình chấp hành nội dung công bố thông tin BCTC quý 2.4 Tình hình chấp hành nội dung công bố thông tin BCTC bán niên 2.5 Tình hình chấp hành nội dung công bố thông tin BCTC năm 2.6 Tình hình chấp hành thời hạn công bố thông tin BCTC quý 2.7 Tình hình chấp hành thời hạn công bố thông tin BCTC bán niên Trang 38 42 44 45 46 48 49 2.8 Tình hình chấp hành thời hạn công bố thông tin BCTC năm 49 2.9 Bảng dữ liệu phân tích chỉ số công bố thông tin năm 2010 59 2.10 Bảng dữ liệu phân tích chỉ số công bố thông tin năm 2011 60 3.1 Khung chế tài xử phạt vi phạm công bố thông tin 77 3.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của ngành bất động sản 81 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Nội dung Trang 1.1 Nội dung công bố thông tin kế toán định ký 18 1.2 Thời hạn công bố thông tin kế toán định kỳ 18 1.3 Các dạng hiệu quả của lý thuyết thị trường hiệu quả 26 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhằm thực hiện mục tiêu “năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước có nền công nghiệp phát triển” thì Việt Nam cần phải có chính sách huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, nhằm chuyển nguồn vốn nhàn rỗi thành nguồn vốn đầu tư sinh lời, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng của xã hội. Yêu cầu đó đã thúc đẩy không ngừng và thị trường chứng khoán ra đời là một tất yếu khách quan. Thị trường chứng khoán là một thị trường tài chính bậc cao, hoạt động của thị trường có những điểm rất khác biệt so với những thị trường hàng hóa thông thường khác. Hàng hóa lưu thông trên thị trường là chứng khoán, là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành, đây là loại hàng hóa đặc biệt, luân chuyển vốn của nền kinh tế. Và để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, đảm bảo sự công bằng, công khai và ổn định thì thông tin chính là chìa khóa, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của thị trường. Trong các loại thông tin được cung cấp trên thị trường chứng khoán thì thông tin kế toán của các công ty niêm yết công bố dưới dạng các Báo cáo tài chính là những thông tin quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ cung - cầu chứng khoán, là căn cứ cho quyết định của các chủ thể tham gia trên thị trường sau khi phân tích các Báo cáo tài chính đó. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, từng bước đưa thị trường vốn trở thành một phần quan trọng của thị trường tài chính, đáp ứng việc huy động nguồn vốn cho nền kinh tế thị trường trên cơ sở đổi mới, phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, 2 kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập cho đến nay, bên cạnh các vai trò tích cực, thị trường cũng luôn tiềm ẩn những tiêu cực, thực trạng thông tin kế toán được công bố còn nhiều bất cập dẫn đến các hành vi đầu cơ, mua bán nội gián, thâu tóm…, một phần là do thị trường còn non trẻ nên không tránh được những khuyết điểm và hạn chế trên. Nhưng đi kèm với vấn đề này là những hậu quả mà nó mang lại, làm mất đi sự ổn định của thị trường, những quyết định đầu tư chưa phù hợp đã gây nên những cơn sóng làm giảm nhịp phát triển của TTCK. Để thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một kênh huy động vốn thực sự đối với các công ty niêm yết nói chung, công ty niêm yết ngành bất động sản nói riêng và là một sân chơi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thì đòi hỏi thông tin kế toán phải được trình bày và công bố đầy đủ, kịp thời, trung thực và đáng tin cậy. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện việc công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan về thông tin kế toán và việc công bố thông tin kế toán trên TTCK, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng tình hình CBTT kế toán của các công ty bất động sản đang niêm yết tại SGDCK TP.HCM. Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết ngành bất động sản. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện việc công bố thông tin kế toán trên TTCK Việt Nam, nhằm mục đích phát triển hệ thống công bố thông tin kế toán hoạt động tối ưu nhất, góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa giao dịch trên TTCK, giúp thị trường phát triển hiệu quả, công bằng và ổn định. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành bất động sản niêm yết tại SGDCK TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu: Do những hạn chế về thời gian và các lý do bất khả kháng khác, đề tài chỉ nghiên cứu Báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 của 19 công ty bất động sản niêm yết tại SGDCK TP.HCM tính đến ngày 31/12/2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng công bố thông tin kế toán theo quy định của pháp luật của các công ty bất động sản niêm yết tại SGDCK TP.HCM. Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS để xác định hệ số hồi quy, trên cơ sở đó xây dựng phương trình các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết tại SGDCK TP.HCM. Từ đó, kiểm định sự tác động của các nhân tố đến việc công bố thông tin. Đề tài tiến hành phân tích kết quả và đưa ra một số kiến nghị phù hợp với hiện trạng của ngành bất động sản. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì luận văn chia thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về thông tin kế toán và việc công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Chương 2: Thực trạng công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Hoàn thiện việc công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 4 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo một số tài liệu liên quan đến việc hoàn thiện công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết tại SGDCK TP.HCM trong một số luận văn đã nghiên cứu trước đây, bao gồm: - “Hoàn thiện việc trình bày và công bố thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Tác giả Nguyễn Thị Hồng Oanh, Năm 2008, Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Việt. - “Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Tác giả Lê Trường Vinh,Năm 2008, Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Ngọc Định. Sau khi tham khảo các tài liệu trên, tác giả rút ra được các kết quả sau: - Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu, tổng hợp khá đầy đủ hệ thống lý thuyết về thông tin kế toán và thị trường chứng khoán, đưa ra những mối liên hệ quan trọng giữa thông tin kế toán với các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán. - Thứ hai, các nghiên cứu trước đây đã khảo sát, phân tích và tổng hợp được thực trạng tình hình công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết tại SGDCK TP.HCM trong khoản thời gian 2007-2008. - Thứ ba, các nghiên cứu đã chỉ ra một số bất cập còn tồn tại và đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối với các chủ thể hoạt động trên thị trường với mục đích sao cho thông tin kế toán công bố trên thị trường ngày càng trung thực, hợp lý, kịp thời và minh bạch. Tuy nhiên, một số vấn đề mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến và chưa giải quyết được là: 5 - Thứ nhất, các đề tài nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu tổng quát việc công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết tại SGDCK TP.HCM chứ chưa thực hiện nghiên cứu cụ thể về vấn đề công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết thuộc một nhóm ngành nhất định nào đó, nhóm ngành bất động sản tại SGDCK TP.HCM. - Thứ hai, các nghiên cứu chỉ tập trung vào khảo sát, tổng hợp và phân tích thực trạng công bố thông tin kế toán nhằm lượng hóa những mặt hạn chế còn tồn tại để đưa ra những giải pháp đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán chứ chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin để có những giải pháp và kiến nghị đóng góp thiết thực hơn. Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện việc công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”sử dụng phương pháp khảo sát, tổng hợp và so sánh để đánh giá tình hình công bố thông tin kế toán của các công ty bất động sản niêm yết tại SGDCK TP.HCM trong khoảng thời gian 2010-2011. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, thông qua phiếu thu thập thông tin lấy dữ liệu cho việc xây dựng mô hình hồi quy kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT của các công ty, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện việc công bố thông tin kế toán cho các công ty bất động sản niêm yết tại SGDCK TP.HCM nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, góp phần phát triển hệ thống công bố thông tin kế toán hoạt động tối ưu nhất, xây dựng một thị trường chứng khoán lành mạnh và phát triển ổn định. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. KẾ TOÁN VÀ THÔNG TIN KẾ TOÁN 1.1.1. Bản chất của kế toán Sự hình thành và phát triển của kế toán gắn liền với sự hình thành và phát triển của đời sống kinh tế, xã hội loài người từ thấp lên cao. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế đều thống nhất rằng, kế toán thực sự xuất hiện và có dấu hiệu phát triển từ khi có sự hình thành chữ viết và số học sơ cấp, mà trước hết là sự phát minh ra hệ đếm thập phân và việc sử dụng rộng rãi chữ số đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của kế toán. Thật vậy, nhiều thế kỉ trước đây, kế toán đã trở thành một môn khoa học độc lập và theo một số nhà nghiên cứu khảo cổ học thì người ta đã tìm ra những di tích bằng gốm hoặc sành trên đó có ghi khắc nhiều tài liệu chứng tỏ khoảng 2000 năm trước công nguyên, người dân Babylonnienne đã biết những khái niệm sơ khởi về kế toán như việc ghi chép và trao đổi hàng hóa, cho vay… hoặc ở Ai cập cổ đại người ta đã tìm thấy các loại giấy ghi chép sự tăng giảm tài sản - gọi là giấy papyrus, còn ở La mã cổ đại thì lại tìm thấy các bảng nhỏ bằng sáp dùng để ghi chép tính toán. Công việc ghi chép các sự kiện có liên quan đến các hoạt động kinh tế trong xã hội luôn là vấn đề thực tiễn được con người quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, công việc ghi chép cũng có tính chất vận động của nó, ở giai đoạn đầu việc ghi chép chỉ phản ánh, sao chép các sự kiện hiện thực trong đời sống kinh tế, từ khi con người phát minh ra chữ viết và số, cùng với sự ra đời của toán học dựa trên các chữ số và ký hiệu đã đem lại cho công việc ghi chép các sự kiện kinh tế giá trị thực sự của nó, làm cho kế toán và thông tin kinh tế 7 ngày càng có vị trí quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh tế của con người, nhất là vào giai đoạn hiện nay. Với mục đích đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động kinh tế, thông tin kế toán phải được cung cấp kịp thời, chính xác và đáng tin cậy. Trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày nay, các hoạt động kinh tế rất đa dạng, có nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng dù ở trong lĩnh vực nào đi nữa thì thông tin kế toán luôn mang tính chất quan trọng và không thể thiếu được, qua đó cho phép chúng ta hiểu rõ về các hoạt động kinh tế mà mình đang thực hiện, cũng như hiệu quả của các hoạt động này là như thế nào. Kế toán chính là công cụ ghi chép các diễn biến trong hoạt động kinh tế dựa trên quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép lại những sự việc trên. Theo Liên đoàn kế toán quốc tế: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp theo cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó”. Theo Hiệp hội nhà nghề Kế toán quốc tế: “Kế toán là nghệ thuật xử lý thông tin”. Theo Luật kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Thông tin kế toán được cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau với các yêu cầu khác nhau nên chia thành: thông tin kế toán quản trị và thông tin kế toán tài chính. - Kế toán quản trị đưa ra các thông tin kinh tế tổng hợp đã được đo lường, xử lý và cung cấp cho nhà quản lý doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, thông tin kế toán quản trị mang tính chất định hướng tương lai, dự báo xu hướng biến động vì vậy thông tin đó giúp cho nhà quản lý đánh giá, cân nhắc, xây dựng các kế hoạch kinh 8 doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có hiệu quả kinh tế cao nhất như: Phải sản xuất những sản phẩm nào? Bán các sản phẩm đó bằng cách nào? Theo giá nào? ... - Kế toán tài chính cung cấp thông tin liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp cho nhà quản lý và những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp giúp họ ra quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Thông tin kế toán tài chính là thông tin đã xảy ra trong quá khứ, phản ánh quá khứ nên có thể kiểm tra được, vì vậy đòi hỏi phải có độ tin cậy cao và chính xác. Sản phẩm của kế toán tài chính là BCTC, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán: dùng để khái quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định, giúp cho người sử dụng thông tin thấy được toàn bộ giá trị tài sản hiện có, hình thái vật chất của tài sản, nguồn hình thành tài sản, đánh giá khái quát tình hình tài chính. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: phản ánh tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đánh giá khả năng tạo ra luồng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán và khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp. + Thuyết minh báo cáo tài chính: được sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các BCTC khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được. 9 1.1.2. Vai trò của thông tin kế toán Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế mà lợi ích của doanh nghiệp đó có liên hệ đến nhiều đối tượng. Mỗi đối tượng có những nhu cầu thông tin riêng xuất phát từ những lợi ích riêng có của mình. Có thể thấy vai trò của thông tin kế toán thể hiện qua hai nhóm đối tượng sau: - Đối với đối tượng bên trong doanh nghiệp: Do doanh nghiệp có tính tự chủ trong việc sử dụng các nguồn lực của mình nên nhà quản lý cần có thông tin để hoạch định, tổ chức và kiểm soát toàn bộ tài sản và hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò của thông tin kế toán đối với nhà quản lý thể hiện trên các mặt: + Giúp nhà quản lý kiểm tra, kiểm soát toàn bộ tài sản hiện có, tình hình biến động và sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh. + Giúp nhà quản lý kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng các khoản vay nợ, tình hình huy động và sử dụng vốn chủ sở hữu, qua đó đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với người cho vay, Nhà nước và các tổ chức khác. + Giúp nhà quản lý có thể xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong hoạt động đầu tư và huy động vốn. + Thông tin kế toán là cơ sở để các nhà quản lý ra các quyết định liên quan đến tài sản và nguồn vốn của mình. - Đối với các đối tượng ngoài doanh nghiệp: Nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng này thường khác nhau do sự khác biệt về lợi ích kinh tế: + Đối với Nhà nước: Nhà nước quản lý các tổ chức kinh tế trên cơ sở hệ thống pháp luật nên rất cần thông tin kế toán để kiểm tra, kiểm soát tình hình tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, đánh giá tổng hợp thực trạng hoạt động của mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi khu vực kinh tế và toàn nền kinh tế, qua đó xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. 10 + Đối với ngân hàng và các tổ chức tài chính khác: Thông tin kế toán giúp đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt động cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ vay của các tổ chức kinh tế. Qua đó, có thể đưa ra những quyết định tài trợ thích hợp đối với từng tổ chức kinh tế. + Đối với nhà đầu tư: Thông tin kế toán giúp nhà đầu tư đánh giá tình hình sử dụng và khả năng sinh lời từ vốn đầu tư của mình, kiểm soát các hoạt động của nhà quản lý nhằm bảo vệ tài sản, qua đó có những quyết định phù hợp nhằm tối đa hóa lợi ích của mình. + Đối với các nhà đầu tư tiềm tàng, nhà cung cấp, khách hàng và các cá nhân, tổ chức khác: Thông tin kế toán là cơ sở để các đối tượng trên có những quyết định nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình hay phát triển các giao dịch kinh tế trong tương lai. Mặc dù vai trò của thông tin kế toán đối với mỗi đối tượng là khác nhau, nhưng thực chất thông tin kế toán thường liên quan đến các vấn đề về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng này thường gọi là báo cáo tài chính theo những mục đích chung vì nó cung cấp những thông tin tổng quát cho việc sử dụng của nhiều đối tượng. Những phân tích trên cho thấy thông tin kế toán có vai trò không chỉ trong quản lý nội bộ doanh nghiệp mà còn phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, phục vụ cho các đối tượng bên ngoài trong việc ra quyết định có liên quan đến doanh nghiệp. Nó như một bộ phận gắn liền, không thể thiếu được trong hệ thống quản lý. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhận thức đúng đắn vai trò này là rất cần thiết để thiết kế hệ thống báo cáo kế toán và hệ thống CBTT kế toán ở mỗi doanh nghiệp vừa đảm bảo nhu cầu thông tin cho quản lý nội bộ, vừa đảm bảo nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài. 11 1.1.3. Yêu cầu của thông tin kế toán Trong giai đoạn hiện nay, khi mà toàn cầu hóa kinh tế phát huy tác dụng của nó thì thông tin kế toán ngày càng trở nên quan trọng. Để phát huy vai trò của mình, thông tin kế toán cung cấp phải đáp ứng những yêu cầu sau đây: - Thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh trung thực và khách quan tình hình hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Không nên quan niệm việc ghi sổ kế toán là chỉ để đối phó với những yêu cầu của Nhà nước, mà phải xem thông tin do kế toán cung cấp như là kim chỉ nam của người quản lý trong mọi hoạt động. Có như vậy, doanh nghiệp mới khắc phục được những tồn tại, phát huy những thế mạnh để đạt được mục đích với hiệu quả cao nhất. - Thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ, toàn diện về mọi hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Chỉ khi được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện về mọi hoạt động của đơn vị, nhà quản lý mới có thể đưa ra những quyết định thích hợp, có phương hướng chỉ đạo đúng đắn. - Thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra. Mọi sự chậm trễ của thông tin đều gây bất lợi cho doanh nghiệp, thông tin chậm trễ sẽ không còn tác dụng hoặc giảm phần lớn tác dụng. Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải được tổ chức khoa học và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác kế toán. - Thông tin kế toán cung cấp phải bảo đảm nhất quán về nội dung và phương pháp tính toán. - Thông tin kế toán cung cấp phải rõ ràng, dễ hiểu bảo đảm cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin đều có thể nhận thức đúng đắn hoạt động và kết quả hoạt động của đơn vị, nhằm thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của đơn vị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan