Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sả...

Tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

.PDF
249
457
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THỊ NGA HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THỊ NGA HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. CHÚC ANH TÚ 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Nga MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ....................................................................... 15 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ...............................................15 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Tập đoàn kinh tế ...............................................15 1.1.2. Vai trò của Tập đoàn trong nền kinh tế.........................................................20 1.1.3. Mô hình tổ chức quản lý kinh tế trong Tập đoàn kinh tế..............................21 1.1.4. Mối quan hệ giữa các thành viên trong Tập đoàn kinh tế.............................24 1.2. THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ............................................................................26 1.2.1. Khái quát thông tin kế toán và vai trò của thông tin kế toán trong Tập đoàn kinh tế ...........................................................................................26 1.2.2. Khái quát về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn kinh tế .....................30 1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ ................................................................................................................36 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................37 1.3.2. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán...............................................................44 1.3.3. Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán..............................................52 1.3.4. Tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán..........................................56 1.3.5. Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán và công tác kiểm tra kế toán .......................62 1.4. KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ LỚN TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...................................................64 1.4.1. Kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của một số nước trên thế giới .........................................................................................................64 1.4.2. Kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của một số Tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam .......................................................................................69 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán cho Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................75 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM................... 76 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM....................................................................................................76 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................76 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ......................................................................................................77 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..................................................79 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản...................................................................................................82 2.1.5. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ......................................................................................................89 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .........................91 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................93 2.2.2. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán.............................................................105 2.2.3. Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán............................................107 2.2.4. Tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán........................................113 2.2.5. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán ..............................................................129 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ..........................................................................................................130 2.3.1. Những ưu điểm............................................................................................130 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................132 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................139 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONGTẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ................................................................................................................. 140 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ...............................................................................140 3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ...............................................................................141 3.2.1. Yêu cầu cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam................................................141 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam................................................145 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM...........................................................................................................147 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán.............................................................147 3.3.2. Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin kế toán ...........................................152 3.3.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán ..........................154 3.3.4. Hoàn thiện tổ chức phân tích và cung cấp thông tin kế toán ......................159 3.3.5. Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra kế toán .............................................166 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ......................................................168 3.4.1. Điều kiện về phía Nhà nước........................................................................168 3.4.2. Điều kiện về phía Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ...................................................................................................170 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................172 KẾT LUẬN................................................................................................................. 173 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................ 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 175 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 180 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾTTẮT BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCĐKTHN : Bảng cân đối kế toán hợp nhất BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKQHĐKDHN : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCLCTTHN : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất BCTC : Báo cáo tài chính BCTCHN : Báo cáo tài chính hợp nhất BTC : Bộ Tài chính BTMBCTCHN : Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất CP : Cổ phần CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp CTC : Công ty con CTM : Công ty mẹ HĐQT : Hội đồng quản trị HMLK : Hao mòn lũy kế KTQT : Kế toán quản trị KTTC : Kế toán tài chính MTV : Một thành viên SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TĐKT : Tập đoàn kinh tế TP : Thành phố TX : Thị xã TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Hình thức sổ kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.............................................................. 112 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam .......... 128 Bảng 3.1: Bảng đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu trong phân tích BCTCHN tại Tập đoàn ............................................................ 164 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung.......................................................40 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán .......................................................41 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán .........................42 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam..............83 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý và điều hành của Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam......................................................................................85 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại CTM Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam....................................................................................100 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc CTM Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ........................101 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ bộ máy kế toán tại các Tổng công ty trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam............................................................102 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các CTC trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam............................................................103 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ..................................104 Sơ đồ 2.8: Sơ đồ quy trình lập BCTCHN ........................................................................123 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại CTM theo hướng chuyên môn hóa...................148 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các Tổng công ty Nhà nước từng bước xây dựng, củng cố để hình thành các TĐKT lớn mạnh, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo chủ trương này, một số TCT Nhà nước trong những ngành then chốt sau khi được cổ phần hoá, sắp xếp lại đã hoạt động rất có hiệu quả và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân tạo tiền đề cho sự ra đời của một số TĐKT Nhà nước. Việc hình thành các TĐKT theo mô hình CTM - CTC đã bước đầu được hình thành và phát triển, từ đó vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý đối với các TĐKT được đặt ra như một tất yếu khách quan. Trong đó, sử dụng công cụ kế toán - một công cụ quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế cần phải được nghiên cứu, tổ chức hợp lý và khoa học, vận dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh các kết quả đạt được, việc quản lý các TĐKT ở nước ta thông qua công cụ kế toán còn nhiều bất cập, chưa đi vào nề nếp. Đặc biệt là vấn đề tổ chức công tác kế toán, vấn đề cung cấp thông tin KTTC và KTQT phục vụ cho công tác quản trị trong các TĐKT. Tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT là vấn đề mới mẻ còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất cần được nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống. Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới phương thức tổ chức SXKD; cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển của các doanh nghiệp, công tác kế toán được quan tâm, đổi mới và hoàn thiện. Với việc ban hành Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực và sửa đổi Chế độ kế toán theo hướng tiếp cận với các thông lệ chuẩn mực kế toán quốc tế đã từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý. Hơn 20 năm qua, kể từ khi hoạt động theo mô hình Tập đoàn (từ tháng 10 năm 1994 đến nay), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đạt sản lượng khai thác trên 500 triệu tấn, trở thành một trong những TĐKT mạnh của đất nước, được Nhà nước giao trọng trách chính trong việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành Than, ngành công nghiệp khai thác Bauxit - alumin - nhôm, ngành công nghiệp Titan và một số ngành công nghiệp khai thác khoáng sản khác. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là một TĐKT đa ngành, đa lĩnh vực được xếp hạng trong 10 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất trong giai đoạn 2005-2015. Do vậy, 2 ban lãnh đạo Tập đoàn rất cần các thông tin khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn, trong đó có thông tin kế toán cung cấp. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với số lượng lớn đơn vị thành viên với cơ cấu tổ chức đa dạng, phức tạp, với quy mô hoạt động đa dạng, do vậy đòi hỏi tổ chức công tác kế toán không chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp một đơn vị mà phải được tổ chức khoa học, hợp lý trên toàn hệ thống trong Tập đoàn. Tuy nhiên việc tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam còn những hạn chế cần phải nghiên cứu hoàn thiện. Do đó việc nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là vấn đề vô cùng cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:“Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là một khâu của công tác tổ chức, quản lý và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở; luận án tiến sĩ; bài báo đăng tạp chí kỷ yếu hội thảo khoa học quan tâm đến vấn đề tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp. 2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Mô hình CTM - CTC ở các nước phát triển trên thế giới đã có từ lâu nhưng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. Do đặc điểm về tổ chức quản lý kinh doanh khác biệt đã chi phối đến đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này, mà cụ thể là chi phối đến tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán phục vụ cho việc lập và trình bày BCTCHN. Do đó, có nhiều nghiên cứu ở các nước tập trung vào hai nội dung này của tổ chức công tác kế toán trong các CTM - CTC. Có thể kể đến một số nghiên cứu trên thế giới như sau: Nghiên cứu của Christine Windbichler (2000), "Corporate Group Law for Europe": Comments on the Forum Europaeum’s Principles and Proposals for a European Corporate Group Law, European Business Organization Law Review 1: 265-286 (“Luật Tập đoàn kinh tế châu Âu”: Các nguyên tắc và đề xuất về Luật Tập 3 đoàn kinh tế và các tổ chức kinh doanh tại Châu Âu, tóm tắt số 265- 286). Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các quy định của Liên minh Châu Âu về tổ chức hoạt động trong các TĐKT. Trong đó, có đề cập đến các quy định về tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn. Nghiên cứu của Colpan A. M. and Hikino T. (2010), "Foundations of Business Groups: Towards an Integrated Framework" in The Oxford Handbook of Business Groups, Colpan et al. (eds.). Oxford University Press. Tạm dịch là Colpan A.M. và Hikino T (2010) "Cơ sở của Tập đoàn kinh tế: Hướng tới một cơ cấu thống nhất". Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở hình thành các TĐKT, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý trong các TĐKT trong đó có đề xuất về tổ chức bộ máy kế toán và các quy định về kế toán. Nghiên cứu của Belenzon, Patacconi, Zelner (2013), "Identifying archetypes: an empirical study of business group structure in 16 developed countries" (Nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc Tập đoàn kinh tế tại 16 quốc gia phát triển). Trong công trình này, các tác giả có đề cập đến cấu trúc thường thấy của các tập đoàn ở 16 quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật, Úc… trong đó có đề cập đến những ảnh hưởng của cấu trúc tập đoàn đến tổ chức bộ máy quản lý của tập đoàn. Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra một số nhận xét sau: Trên thế giới không có quy định chính thức về tổ chức bộ máy kế toán. Tùy thuộc vào quy mô của từng tập đoàn, yêu cầu về tổ chức thông tin tài chính theo lĩnh vực, bộ phận, khu vực địa lý mà có tổ chức bộ máy kế toán phù hợp. Nhưng nhìn chung, tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình CTM - CTC tại hầu hết các nước trên thế giới đều có đặc điểm sau: - Do CTM và CTC chỉ có quan hệ về vốn, CTM và các CTC là các pháp nhân độc lập, nên thông thường, kế toán của CTM và CTC chỉ có quan hệ nghiệp vụ và giám sát lẫn nhau mà không có quan hệ chi phối theo hình thức mệnh lệnh hành chính. - Việc lập BCTCHN rất phức tạp nên bộ máy kế toán phục vụ cho việc lập và trình bày BCTCHN trong nhiều tập đoàn còn lớn hơn bộ máy kế toán phục vụ cho công tác lập BCTC của riêng CTM. BCTCHN phản ánh tình hình biến động tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm và tình hình kết quả hoạt động trong kỳ của một nhóm các công ty có quan hệ 4 sở hữu vốn lẫn nhau và trình bày chúng như thể là BCTC của một thực thể pháp lý duy nhất. Do việc lập và trình bày BCTCHN chỉ nhằm mục đích quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và phục vụ các cổ đông nên BCTCHN không mang tính pháp lý và phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTCHN cũng bị thu hẹp hơn. Các nước trên thế giới có quy định khác nhau về phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTCHN. Nhưng nhìn chung phần lớn các quốc gia đều tuân thủ các quy định về lập và trình bày BCTCHN của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế. Một số nước không áp dụng toàn bộ hoặc một phần các quy định của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế thì phạm vi các công ty phải lập BCTCHN có thể khác biệt. Về nội dung hệ thống BCTCHN thì hiện nay theo thông lệ quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Nhật… BCTCHN bao gồm 05 báo cáo chính, đó là: BCĐKTHN, BCKQKDHN, BCLCTTHN, BTMBCTCHN, Báo cáo biến động VCSH. Nguyên tắc, thủ tục và quy trình lập BCTC nhìn chung được các nước tuân thủ thống nhất theo quy định của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp Trước năm 2000 đã có những công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vấn đề lý luận vào thực tiễn và đã đạt được hiệu quả nhất định. Như đề tài “Tổ chức công tác kế toán ở công ty xây dựng 405 Thành phố Việt Trì” của GS,TS Ngô Thế Chi và nhóm tác giả. Nội dung chủ yếu được đề cập là vận dụng lý luận chung về tổ chức công tác kế toán để tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng 405. Đề tài nghiên cứu đã được Công ty xây dựng 405 triển khai thực hiện và đem lại những hiệu quả nhất định song vẫn chưa khắc phục được vấn đề về KTQT. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp” của tác giả Ngô Thị Thu Hồng (2007). Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản trị doanh nghiệp và tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua thực trạng về đặc điểm tổ chức SXKD và thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ vừa tại Việt Nam, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng đó trên cả hai phương diện là KTTC và KTQT; để đề xuất 5 các giải pháp cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ vừa tại Việt Nam. Luận án của tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các loại hình thuộc các loại hình SXKD khác nhau. “Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp” của tác giả Lưu Đức Tuyên và Ngô Thị Thu Hồng (2011). Nội dung cuốn sách đề cập đến nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp theo quy trình kế toán. Bên cạnh đó, các tác giả có đưa ra các quy định pháp lý về kế toán ở Việt Nam hiện nay để tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập đến tổ chức công tác kế toán nói chung, chứ chưa giải quyết được tổ chức công tác kế toán trong TĐKT đặc biệt là tổ chức lập BCTCHN để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong Tập đoàn. Luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Thiều (2011). Tác giả đã hệ thống hoá và phân tích những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán, trong đó nêu bật những nghiệp vụ mới phát sinh trên thị trường chứng khoán. Trên cơ sở thực trạng tổ chức công tác kế toán tại một số công ty chứng khoán Việt Nam, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán hiện nay theo các nội dung mới chủ yếu: Hoàn thiện mô hình công ty chứng khoán; nâng cao vai trò của tổ chức công tác kế toán; hoàn thiện theo từng nội dung tổ chức công tác kế toán. “Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp” của nhóm tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2012), do tác giả Nguyễn Phước Bảo Ấn chủ biên. Cuốn sách chủ yếu đề cập đến nội dung tổ chức công tác trong doanh nghiệp trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin như tổ chức thu thập dữ liệu, xây dựng quy trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán theo chu trình kinh doanh, tổ chức cung cấp thông tin kế toán, tổ chức bộ máy kế toán. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản xuất Xi măng Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Thu Hương (2012) đã hệ thống hoá được các vấn đề lý luận về công ty cổ phần và tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần. Thông qua khảo sát thực tế về tổ chức công tác kế toán trong một số công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam, luận án đã phân tích những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán; từ đó đề xuất hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty 6 cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp. 2.2.2. Các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các TĐKT, các TCT hoạt động theo mô hình CTM - CTC ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Yêu cầu về cung cấp thông tin kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đòi hỏi các nghiên cứu khoa học đi sâu và nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý kinh tế đó là phải quan tâm nghiên cứu hoàn thiện công cụ kế toán, đặc biệt là về tổ chức công tác kế toán trong TĐKT. Vì vậy, đã có nhiều tác giả quan tâm, đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TĐKT, mô hình CTM - CTC, tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT. “Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp theo loại hình công ty mẹ, công ty con ở Việt Nam” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của nhóm tác giả Học viện Tài chính (2004), do PGS.TS Đoàn Xuân Tiên chủ biên. Ngoài thực trạng vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp từ mô hình Liên hiệp xí nghiệp sang mô hình Tổng công ty Nhà nước tiến tới mô hình TĐKT đề tài tập trung nên ra thực trạng tổ chức công tác ở các TCT tại Việt Nam. Ngoài những nội dung về kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình CTM - CTC đồng thời làm rõ mối quan hệ tài chính, hạch toán và kiểm soát, chi phối trong nội bộ TCT hoặc trong một TĐKT. Đề tài đã góp phần trong việc xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp theo loại hình CTM - CTC, đặc biệt trong việc tổ chức BCTC và BCTCHN. “Lập báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS25” của nhóm các tác giả Ngô Thế Chi, Trương Thị Thuỷ, Lê Văn Liên, Nguyễn Thị Hồng Vân (2006). Cuốn sách chỉ ra các phương pháp cụ thể lập BCTCHN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25, quy trình, phương pháp lập BCTCHN trong TĐKT, các CTM - CTC trên các khía cạnh cụ thể như phạm vi hợp nhất BCTC, niên độ hợp nhất, sự hoà hợp chính sách hợp kế toán giữa CTM và CTC. Tuy nhiên, còn một số vấn đề chưa được giải quyết trong cuốn sách như các vấn đề về lập BCLCTTHN, các vấn đề về CTC ở nước ngoài… 7 Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” của tác giả Trần Hải Long (2011). Luận án đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về TĐKT và tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc TĐKT tuy nhiên chưa chỉ rõ điểm khác biệt giữa tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thông thường so với các doanh nghiệp thuộc TĐKT. Luận án đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên luận án mới chỉ đề cập đến tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam mà chưa đề cập đến việc tổ chức công tác kế toán trong CTM cũng như việc thu thập, xử lý thông tin kế toán để lập BCTCHN của toàn Tập đoàn. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các Tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2011). Tác giả đã làm rõ tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển các TĐKT theo mô hình CTM - CTC, cũng như ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT theo mô hình CTM - CTC. Thông qua thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT Việt Nam. Trong luận án, tác giả đề cập về tổ chức công tác KTTC chung cho các TĐKT Việt Nam như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam… mà chưa đi sâu nghiên cứu cho một TĐKT cụ thể. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Minh Tuệ (2015). Tác giả tập trung phân tích đặc điểm của mô hình quản lý trong các TĐKT và sự ảnh hưởng của nó đến tổ chức công tác kế toán, từ đó chỉ ra sự khác biệt của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp thông thường với các doanh nghiệp thuộc TĐKT. Trên cơ sở khảo sát thực trạng tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Luận án của tác giả mới chỉ nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng hàng dệt may thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, chứ chưa nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong toàn Tập đoàn. 8 Kế toán trong các TĐKT được nhiều tác giả nghiên cứu, lựa chọn làm Luận án tiến sĩ, đặc biệt là hợp nhất BCTC trong các TĐKT, TCT hoạt động theo mô hình CTM - CTC là vấn đề được nhiều tác giả khai thác nghiên cứu, như luận án tiến sĩ kinh tế “Vận dụng chuẩn mực hợp nhất báo cáo tài chính để tổ chức hệ thống báo cáo tài chính ở Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam” của tác giả Chúc Anh Tú (2009); “Hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Ngọc (2012); “Báo cáo tài chính hợp nhất - Những vấn đề lý luận thực trạng và giải pháp cho Tập đoàn kinh tế Hồng Hà” của tác giả Đoàn Thị Dung (2012). Bên cạnh đó đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp theo mô hình CTM - CTC ở Việt Nam cũng được nghiên cứu với Luận án “Hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đặng Ngọc Hùng (2011). 2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Trong hơn 20 năm qua, kể từ khi hoạt động theo mô hình Tập đoàn, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đạt sản lượng khai thác trên 500 triệu tấn, trở thành một trong những TĐKT mạnh của đất nước. Do vậy Tập đoàn đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu, với một số công trình Luận án tiến sĩ. Luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than” của tác giả Trần Văn Hợi (2007). Tác giả đi sâu nghiên cứu nội dung KTQT chi phí và giá thành trong doanh nghiệp khai thác than. Tác giả tiếp cận KTQTchi phí dưới góc độ KTTC, chủ yếu phục vụ ghi nhận thông tin chi tiết chi phí hỗ trợ thực hiện phần hành kế toán chi phí và giá thành trong doanh nghiệp khai thác than. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hồng Hạnh (2008). Công trình nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về KTQT chi phí, giá thành trong doanh nghiệp. Thông qua thực trạng KTQT chi phí, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập 9 đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các nội dung tổ chức KTQT chi phí và tính giá thành. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (2015) đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về TĐKT, hệ thống BCTCHN của các TĐKT. Luận án đã khái quát quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm hoạt động SXKD ảnh hưởng đến hệ thống BCTCHN của Tập đoàn. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện về cơ sở pháp lý và BCTCHN của Tập đoàn. 2.2.4. Tổng hợp đánh giá các công trình nghiên cứu đã tiếp cận Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu đề cập ở trên đi sâu nghiên cứu tổ chức công tác kế toán nói chung tại doanh nghiệp hoặc tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như xi măng, chứng khoán. Về TĐKT, đã có các nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán như lập BCTCHN, kế toán hoạt động đầu tư tài chính. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT, nhưng những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới, tái cơ cấu TĐKT, hoạt động SXKD của các TĐKT có nhiều thay đổi. Do vậy nhiều nội dung của các công trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đó, các đặc điểm trong hoạt động SXKD, tổ chức quản lý của các TĐKT ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán cần phải được nghiên cứu làm rõ. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là TĐKT đa ngành, được liên kết theo cả chiều dọc và chiều ngang, có đặc điểm tổ chức SXKD, tổ chức quản lý vừa phức tạp vừa đa dạng, có đặc điểm tổ chức công tác kế toán rất khác biệt so với các TĐKT mà các tác giả trước đây đã thực hiện nhưng chưa có công trình nghiên cứu trong nước về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Xuất phát từ khoảng trống trong các công trình nghiên cứu đã phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ là “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”. 10 Từ quá trình tìm hiểu về đề tài nghiên cứu, Luận án sẽ tập trung vào các vấn đề chính như sau: - Khái quát về TĐKT, thông tin kế toán trong TĐKT, phân tích những đặc trưng của TĐKT ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán. Luận án tập trung nghiên cứu nội dung tổ chức công tác kế toán trong TĐKT. - Trên cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Luận án đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong trong Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án - Về mặt lý luận: Đề tài tập trung hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về TĐKT; làm rõ những đặc trưng của TĐKT ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong TĐKT; nghiên cứu các nội dung tổ chức công tác kế toán trong TĐKT. - Về mặt thực tiễn: Từ khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; luận án chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; cũng như tổ chức thu nhận, xử lý thông tin kế toán giữa công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo toàn Tập đoàn. Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán cả trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. 11 - Về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, và lấy số liệu năm 2015 để minh hoạ. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận án Quá trình nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế Giai đoạn 2: Khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Giai đoạn 3: Phân tích, xử lý số liệu từ đó rút ra những kết luận về những nội dung nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu vừa mang tính lý luận, vừa mang tính ứng dụng, do đó để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu lý luận kết hợp với điều tra khảo sát thực tế để phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê. - Phương pháp quy nạp, phương pháp suy luận logic, phương pháp tổng hợp để tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án, tổng hợp các quan điểm cũng như kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán của các nước phát triển. - Phương pháp tra cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương pháp tra cứu tài liệu để nghiên cứu lý luận về vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các nguồn: Hệ thống sách chuyên môn, chuyên khảo được biên dịch, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu khoa học khác như: Luận án, đề tài khoa học… để có thể khẳng định và khái quát lại những mặt đạt được của các công trình từ đó tìm ra điểm trống nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan