Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “ hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch trung qu...

Tài liệu “ hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch trung quốc của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt hà nội

.DOCX
64
133
120

Mô tả:

1 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Sốố bảng Bảng 1.1 Bảng 2.1 Tên bảng Bảng so sánh giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch Bảng kêốt quả hoạt động kinh doanh của Cống ty Cổ phầần Bảng 2.2 Dịch vụ Du lịch Đường săốt Hà Nội Kêốt quả điêầu tra sự biêốt đêốn cống ty của khách du lịch Bảng 2.3 Trung Quốốc qua các kênh Kêốt quả điêầu tra loại hình du lịch khách Trung Quốốc ưa Bảng 2.4 thích Kêốt quả điêầu tra vêầ mục đích chuyêốn đi của khách du l ịch Bảng 2.5 Trung Quốốc Kêốt quả điêầu tra vêầ hình thức đi du lịch của khách du l ịch Bảng 2.6 Trung Quốốc Kêốt quả điêầu tra vêầ sốố lầần khách du lịch Trung Quốốc đêốn Bảng 2.7 với cống ty Kêốt quả điêầu tra vêầ sốố tiêần mà khách du lịch Trung Quốốc Bảng 2.8 chi tiêu trung bình trong một ngày Kêốt quả điêầu tra vêầ đánh giá của khách du lịch Trung Quốốc vêầ mức giá sản phẩm dịch vụ của cống ty so với chầốt 10 11 Bảng 2.9 lượng sản phẩm dịch vụ Kêốt quả điêầu tra mức đánh giá vêầ sản phẩm của cống ty Bảng 3.1 của khách du lịch Trung Quốốc Bảng một sốố thống tin trên phiêốu điêầu tra khách hàng 2 DANH MỤC SƠ ĐỒỒ, HÌNH VẼẼ STT 1 Sốố sơ đốầ, hình vẽẽ Hình 2.1 Tên sơ đốầ, hình vẽẽ Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ phía nhà trường cũng như từ phía Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Luyền đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn cho em trong suốt quá trình làm khóa luận. Đồng thời em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khách sạn- Du lịch đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới ban giám đốc và toàn thể các nhân viên trong Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội đã tạo mọi điều kiện và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực tập, để em có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm, cung cấp cho em các số liệu cũng như các thông tin để em hoàn thành bài khóa luận này. Em đã hoàn thành bài khóa luận bằng kiến thức, sự hiểu biết và sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài khóa luận tốt nghiệp này. Em hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ thầy cô giáo và toàn thể bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Lưu Thị Phượng 4 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................i DANH MỤC SƠ ĐỒỒ, HÌNH VẼẼ.............................................................................................ii LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................iii MỤC LỤC................................................................................................................................iv LỜI MỞ ĐẦỒU..........................................................................................................................1 1. Tính cấấp thiếất của đếề tài...............................................................................................1 2. Mục tiếu và nhiệm vụ nghiến cứu của đếề tài........................................................2 3. Phạm vi nghiến cứu.......................................................................................................2 4. Tình hình nghiến cứu.....................................................................................................3 5. Kếất cấấu khóa luận...........................................................................................................3 CHƯƠNG 1: MỘT SỒỐ VẦỐN ĐỀỒ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀỒ HOẠT ĐỘNG NGHIỀN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH................................................4 1.1 Một sốấ khái niệm cơ bản...........................................................................................4 1.1.1 Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành......................................................4 1.1.2 Cống ty lữ hành và sản phẩm của cống ty lữ hành.......................................5 1.1.3 Marketing và Marketing du lịch...........................................................................5 1.1.4 Hoạt động nghiến cứu thị trường và nghiến cứu thị trường du lịch .....5 1.2 Nội dung hoạt động nghiến cứu thị trường trong kinh doanh lữ hành . . .7 1.2.1 Nghiến cứu mối trường của thị trường du lịch.............................................7 1.2.2 Nghiến cứu khách hàng...........................................................................................8 1.2.3 Sản phẩm, hàng hóa trến thị trường du lịch................................................10 1.2.4 Quy mố, dung lượng và đặc điểm của thị trường du lịch........................11 1.2.5 Tình thếấ cạnh tranh trến thị trường du lịch.................................................12 1.3 Các nhấn tốấ ảnh hưởng đếấn hoạt động nghiến cứu thị trường trong kinh doanh du lịch......................................................................................................................13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỀN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẰỒM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỒỐC CỦA CỒNG TY CỔ PHẦỒN D ỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẰỐT, HÀ NỘI.......................................................................................16 2.1 Phương pháp nghiến cứu........................................................................................16 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................16 2.1.2 Phương pháp phấn tích dữ liệu........................................................................17 2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhấn tốấ mối tr ường đếấn hoạt động nghiến cứu thị trường nhằềm thu hút khách du lịch Trung Quốấc của Cống ty Cổ phấền Dịch vụ Du lịch Đường Sằất Hà Nội. ....................................18 5 2.2.1 Giới thiệu chung vếề Cống ty Cổ phấền Dịch vụ Du lịch Đường Sằất Hà Nội..........................................................................................................................................18 2.2.2 Ảnh hưởng của một sốấ nhấn tốấ đếấn hoạt động nghiến cứu thị trường nhằềm thu hút khách du lịch Trung Quốấc của Cống ty C ổ phấền D ịch v ụ Du lịch Đường Sằất, Hà Nội....................................................................................................22 2.3 Kếất quả điếều tra trằấc nghiệm hoạt động nghiến cứu thị tr ường nhằềm thu hút khách du lịch Trung Quốấc của Cống ty C ổ phấền Dịch v ụ Du l ịch Đường Sằất Hà Nội..............................................................................................................25 2.3.1 Kếất quả phấn tích dữ liệu sơ cấấp......................................................................25 2.3.2 Kếất quả phấn tích dữ liệu thứ cấấp...................................................................28 2.4 Đánh giá chung............................................................................................................34 2.4.1 Thành cống................................................................................................................34 2.4.2 Hạn chếấ và nguyến nhấn......................................................................................34 CHƯƠNG 3: MỘT SỒỐ GIẢI PHÁP VÀ KIỀỐN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIỀN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẰỒM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỒỐC CỦA CỒNG TY CỔ PHẦỒN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẰỐT, HÀ NỘI....................36 3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện hoạt động nghiến c ứu th ị trường nhằềm thu hút khách du lịch Trung Quốấc của Cống ty Cổ phấền D ịch vụ Du lịch Đường Sằất, Hà Nội.......................................................................................36 3.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam...................................................36 3.1.2 Xu hướng phát triển của khách du lịch Trung Quốấc t ới Hà N ội. ...........36 3.1.3 Mục tiếu và quan điểm phát tri ển của Cống ty C ổ phấền Dịch v ụ Du l ịch Đường Sằất, Hà Nội.............................................................................................................38 3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiến cứu thị trường nhằềm thu hút khách du lịch Trung Quốấc của Cống ty Cổ phấền Dịch vụ Du lịch Đ ường Sằất, Hà Nội....................................................................................................................................39 3.2.1 Tằng cường việc nghiến cứu thị trường mục tiếu.....................................39 3.2.2 Tằng cường các biện pháp nhằềm nấng cao sức cạnh tranh của cống ty. .................................................................................................................................................41 3.2.3 Sử dụng hiệu quả ngấn sách cho hoạt động nghiến cứu thị trường.. 42 3.2.4 Tằng cường hoạt động đánh giá hiệu quả hoạt động nghiến c ứu th ị trường...................................................................................................................................42 3.3 Một sốấ kiếấn nghị với cơ quan chức nằng...........................................................43 3.3.1 Đốấi với Nhà nước và Bộ Vằn hóa Thể thao và Du lịch ...............................43 3.3.2 Đốấi với Ủy ban nhấn dấn thành phốấ Hà Nội..................................................44 KỀỐT LUẬN.............................................................................................................................46 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi gia nhập WTO năm 2006 nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc, ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới cũng như các lĩnh vực khác. Khi đó, chúng ta phải chấp nhận một sân chơi và luật chơi quốc tế, đồng nghĩa với việc chấp nhận cả thuận lợi, khó khăn khi vào đấu trường này. Sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần tạo dựng cho mình một vị thế và hình ảnh trên thị trường. để đảm bảo mục tiêu trên thì một trong những hoạt động mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đến đầu tiên là nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp mình. Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì hoạt động nghiên cứu thị trường khách du lịch lại càng trở nên quan trọng, do đó doanh nghiệp lữ hành cần đầu tư mạnh vào hoạt động này và phải xem nó như là tiền đề cho các hoạt động khác trong quá trình kinh doanh. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu và thị phần của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời đảm bảo sự ổn định đầu ra cho các sản phẩm du lịch của mình. Sự phát triển của kinh tế kéo theo đời sống con người cũng nâng cao đáng kể, nhu cầu đi du lịch của con người vì thế mà tăng lên. Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc là một việc hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp lữ hành. Vì thị trường khách du lịch Trung Quốc là một thị trường rất lớn, hàng năm có rất nhiều lượt khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, đây cũng được coi là tập khách hàng tiềm năng và sẽ còn tăng mạnh trong các năm tới của ngành du lịch của Việt Nam. Việc nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho lao động trong ngành du lịch, tăng doanh thu và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp lữ hành. Hiện nay việc nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc không chỉ là một lời giải cho bài toán khó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành mà còn là một hướng đi quan trọng cho các doanh nghiệp lữ hành trong tương lai. Là một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nên Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội cũng không nằm ngoài điều đó, Công ty đã đẩy mạnh khai thác hoạt động kinh doanh lữ hành đối với tập khách hàng là khách du lịch Trung Quốc và đây cũng là hướng đi chủ đạo của Công ty. Việc nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng các yếu tố thuận lợi mà môi trường kinh doanh mang lại và tạo tiền đề phát triển thị trường mới. 2 Trong quá trình thực tập và khảo sát tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội, em thấy công tác nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc còn nhiều tồn tại do chưa phát huy hết khả năng khai thác thị trường, tỷ trọng doanh thu lữ hành từ khách du lịch Trung Quốc còn thấp, trong khi đó doanh nghiệp có nhiều thuận lợi để khai thác hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc như: sản phẩm đa dạng, có nhiều đối tác và đại lý du lịch lâu năm… Chính vì thế, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đang tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc để nâng cao hiêu quả hoạt động này. Vì thế em đã chọn đề tài: “ hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội” để giải quyết phần nào những tồn tại trong hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra cá giải pháp để hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội. Từ đó đề tài có nhiệm vụ: - Tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về lữ hành, kinh doanh lữ hành, công ty lữ hành, sản phẩm của công ty lữ hành, marketing, marketing du lịch, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị trường du lịch, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc trong kinh doanh lữ hành. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt, Hà Nội. - Không gian: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội. - Thời gian: mọi dữ liệu, số liệu sử dụng trong đề tài được cập nhật trong hai năm 2011 – 2012, đồng thời đề xuất giải pháp cho năm 2013 và những năm tiếp theo. 4. Tình hình nghiên cứu 3 Hiện tại trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển thị trường khách du lịch mà chưa có các giải pháp về hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch. Trong quá trình làm bài em đã tham khảo một số tài liệu: - “Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch nội địa của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Everest Việt Nam” của Đào Thị Thúy - trường Đại học Thương Mại (năm 2012). - “ Giải pháp phát triển thị trường trong kinh doanh du lịch của Công ty TNHH Du lịch và biểu diễn nghệ thuật Tân Đại Phát” của Nguyễn Thị Nga – trường Đại học Thương Mại (năm 2012) - Giáo trình “ Marketing du lịch” của thạc sĩ Bùi Xuân Nhàn – trường Đại học Thương Mại (năm 2012) - Giáo trình “ quản trị Marketing” của Phillip Kotler Các công trình trên có ý nghĩa rất lớn, đóng góp tư liệu tham khảo cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về việc phát triển thị trường, xong chưa chú trọng vào hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch. Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài: “hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt, Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Nhằm khái quát, bổ sung và hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, khóa luận được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nghiên cứu thị trường trong kinh doanh lữ hành Chương 2: thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt, Hà Nội. Chương 3: một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt, Hà Nội. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 4 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành - Lữ hành Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về lữ hành. Theo quan niệm chung: “ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch” - Kinh doanh lữ hành Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện tổ chức chương trình và hướng dẫn du lịch Kinh doanh lữ hành là một loại kinh doanh dịch vụ, vì vậy hoạt động kinh doanh lữ hành có các đặc điểm: + Sản phẩm lữ hành có tổ chức tổng hợp + Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng + Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình từ khi đón khách theo yêu cầu cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát + Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ rệt Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành gồm 4 nội dung: Một là, nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch. Nghiên cứu thị trường thực chất là nghiên cứu sở thích thị hiếu, quỹ thời gian rảnh rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của du khách. Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cùng về du lịch trên thị trường và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ cơ sở đó tiến hành tổ chức sản xuất các chương trình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của tập khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn. Hai là, quảng cáo và tổ chức bán: sau khi xây dựng và tính toán xong một chương trình du lịch, các doanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán. Quảng cáo có vai trò rất quan trọng và cần thiết nhằm thúc đẩy quyết định mua. Các phương tiện dùng để quảng cáo có thể là ti vi, ấn phẩm, báo, đài… Ba là, tổ chức thực hiện chương trình du lịch theo hợp đồng đã ký: bao gồm quá trình thực hiện các khâu. Tổ chức tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm, làm thủ tục hải quan, bố trí ăn ở, đi lại… Trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình các chương trình du lịch thì hướng dẫn viên sẽ là người chịu trách nhiệm chính. Bốn là, thanh toán hợp đồng và rút kinh nghiệm: sau khi chương trình du lịch kết thúc, công ty lữ hành cần làm các thủ tục thanh toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn tồn tại khi thực hiện hợp đồng. Sau khi 5 kết thúc hợp đồng, công ty lữ hành sẽ lập những mẫu báo cáo để đánh giá yêu thích và không yêu thích của khách hàng để từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục. 1.1.2 Công ty lữ hành và sản phẩm của công ty lữ hành - Công ty lữ hành ( doanh nghiệp lữ hành ): là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Công ty lữ hành là cầu nối giữa nhà cung cấp và người tiêu thụ để sử dụng các dịch vụ du lịch của nhà cung cấp. Ngoài ra, các nhà kinh doanh lữ hành phải thiết lập được mối quan hệ giữa các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch và nhu cầu của khách du lịch với sản phẩm đó nhằm tạo ra một tour du lịch có chất lượng. Để đạt được kết quả cao thì doanh nghiệp lữ hành phải đóng vai trò là một nhà môi giới tốt, phải giới thiệu các sản phẩm du lịch của nhà cung cấp với khách hàng một cách hiệu quả nhất. - Các sản phẩm của công ty lữ hành: sản phẩm chính của công ty lữ hành là các chương tình du lịch từng phần hay kết lõi. Ngoài ra còn có một số các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú và vui chơi giải trí khác để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. 1.1.3 Marketing và Marketing du lịch - Marketing (theo Phillip Kotler): là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi. - Marketing du lịch: là quá trình liên tục, tiếp nối nhau qua đó bộ phận jmarketing của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch lập kế hoạch, nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát, đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đạt được những mục tiêu của công ty. 1.1.4 Hoạt động nghiên cứu thị trường và nghiên cứu thị trường du lịch - Nghiên cứu thị trường: là sự tập hợp có hệ thống, ghi nhận và phân tích dữ liệu các vấn đề có liên quan đến việc marketing cho một số sản phẩm dịch vụ. Nó giúp cho doanh nghiệp mở rộng hiểu biết chi tiết về khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng, giúp phát hiện đối thủ cạnh tranh cơ bản. Quan trọng hơn cả đối với ngành kinh doanh lữ hành là nhu cầu và mong đợi của khách du lịch thay đổi nhanh chóng, do đó doanh nghiệp phải thường xuyên bắt nhịp với những thay đổi đó và nghiên cứu là công cụ hữu ích nhất. - Nghiên cứu thị trường du lịch: Đứng trên giác độ kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch được hiểu là một nhóm khách hàng hay một tập hợp khách hàng đang tiêu dùng hay có nhu cầu, có sức 6 mua sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần luôn phải quan tâm đến hoạt động nghiên cứu thị trường từ đó đề ra những chính sách cho phù hợp với thị trường. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường ở cả hai mặt cung và cầu du lịch. - Nghiên cứu cầu trong du lịch tức là nghiên cứu các mặt: thói quen tiêu dùng, đặc điểm tâm lý, tính cách sở thích, văn hóa, khẩu vị ăn uống… của các đối tượng khách khác nhau. Vì đây là những nhân tố có tác động đến nhu cầu đi du lịch của khách du lịch, từ đó là cơ sở để hình thành các chương trình du lịch thu hút được nhiều khách. Khi nghiên cứu thị trường các công ty lữ hành cần phải phân chia thị trường thành các phân đoạn thị trường khác nhau. Công ty phải nghiên cứu kỹ nhu cầu riêng của từng phân đoạn thị trường: mục đích đi du lịch của khách, thời gian rỗi, khả năng thanh toán của khách để xác định rõ độ dài và các dịch vụ của chương trình… Bên cạnh đó công ty lữ hành phải luôn tìm hiểu, chú ý đến sự thay đổi của “ mốt” du lịch qua từng thời kỳ, để có thể tạo ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp trong từng giai đoạn. - Nghiên cứu cung trong du lịch cũng có tầm quan trọng đáng kể. Cung du lịch được hình thành dựa trên các yếu tố: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, những dịch vụ hàng hóa phục vụ khách du lịch. Tất cả các yếu tố này lại là cơ sở cho việc xây dựng các chương trình du lịch – sản phẩm chính của các công ty lữ hành. Việc nghiên cứu kViệc nghiên cứu kỹ các yếu tố tạo nên cung du lịch sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc tạo ra một chương trình du lịch tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách. Ngoài ra các công ty lữ hành còn phải đánh giá về vị trí, điều kiện, khả năng của chính công ty mình xem có thể đáp ứng được những phân đoạn thị trường nào? Từ đó lựa chọn ra đoạn thị trường mà công ty hướng tới – thị trường mục tiêu của công ty. - Công tác nghiên cứu thị trường của các công ty lữ hành được thực hiện tốt sẽ là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo của công ty. Các công ty lữ hành có hoạt động mạnh thường có quan hệ với nhiều hãng lữ hành gửi khách và nhận khách quốc tế vì đây là đối tượng cung cấp khách du lịch tương đối ổn định của công ty. Bộ phận nghiên cứu thị trường của các công ty này rất được quan tâm đầu tư, điều đó tạo lên sự thành công của công ty. 1.2 Nội dung hoạt động nghiên cứu thị trường trong kinh doanh lữ hành 1.2.1 Nghiên cứu môi trường của thị trường du lịch - Môi trường vĩ mô 7 + Kinh tế: các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần phải lưu ý tới các chỉ số kinh tế, trong đó quan trọng nhất là các nhân tố ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng, phải theo dõi thật chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập, và các kiểu chi tiêu của người tiêu dùng. Vì sức mua hiện có của người tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập, giá cả, tiền tiết kiệm, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số lạm phát của kinh tế. + Chính trị - pháp luật: đây là nhân tố có tác động mãnh mẽ tới thị trường du lịch. Môi trường này bao gồm: hệ thống pháp luật, bộ máy thực thi pháp luật và những nhóm gây sức ép khác có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế mà doanh nghiệp cần phải chú ý đến các đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh như: các đạo luật bảo vệ cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và xã hội… + Văn hóa xã hội: các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần phải quan tâm đến việc phát hiện những biến đổi về văn hóa, từ đó có thể dự báo trước những cơ hội và thách thức mới. Những giá trị văn hóa chủ yếu của một xã hội được thể hiện trong quan điểm của khách hàng với bản thân mình, người khác, tổ chức, xã hội, tự nhiên và vũ trụ… Từ đó mà các doanh nghiệp cần phải có những cách thích hợp để giành lại niềm tin của khách hàng. + Tự nhiên: việc phân tích môi trường tự nhiên giúp cho các doanh nghiệp biết được các mối đe dọa và cơ hội gắn liền với các xu hướng của môi trường tự nhiên như sự thiếu hụt nguyên liệu, mức độ ô nhiễm môi trường… + Khoa học công nghệ: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều của chất lượng và số lượng công nghệ mới. Mỗi công nghệ mới đều là lực lượng có thể tạo ra thuận lợi cuãng như gây khó khăn cho haotj động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần phải theo dõi các xu hướng phát triển của công nghệ, thích ứng và làm chủ công nghệ mới để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. - Môi trường ngành + Người cung ứng: người cung ứng cho các doanh nghiệp lữ hành là các cá nhân, tổ chức đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết để doanh nghiệp du lịch hoạt động bình thường. Những thay đổi từ nhà cung ứng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp. Vì vậy mà việc nắm bắt được các thông tin thay đổi đó là rất quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp lường trước được những khó khăn và có các phương án thay thế kịp thời. Việc phân tích thường xuyên yếu tố này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt tình hình và đảm bảo cung ứng các dịch vụ cho khách đạt yêu cầu và chất lượng cần thiết. + Đối thủ cạnh tranh: hiểu được tình hình cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh là một điều kiện cự kỳ quan trọng. Các doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh các dịch vụ 8 của mình, giá cả, phân phối… so với đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy họ có thể phát hiện được những lĩnh vực mình có ưu thế hay bất lợi cạnh tranh để từ đó có thể tung ra các đòn tấn công chính xác hơn vào đối thủ cạnh tranh cũng như phòng thủ có hiệu quả hơn trước các đòn tấn công của họ. + Khách hàng: các doanh nghiệp cần xem xét tất cả các khách hàng trong quá khứ và các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Đó chính là các công trình nghiên cứu về tiềm năng thị trường hoặc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Nhưng nhu cầu và mong muốn của khác hàng là luôn luôn thay đổi. Vì vậy mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ những nhu cầu, mông muốn, nhận thức, sở thích và các hành vi lựa chọn mua sắm của họ. Việc nghiên cứu này giúp cho các doanh nghiệp có những gợi ý cần thiết để phát triển sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, xác định mức giá và các yếu tố khác. - Môi trường vi mô + Khả năng tài chính: đây là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch nói chung và việc quyết định ngân sách cho các hoạt đọng nghiên cứu thị trường du lịch nói riêng. Việc đảm bảo các chiến lược nghiên cứu thị trường được thực hiện thì đều cần phải đảm bảo bằng các nguông tài chính nhất định và các khoản dự phòng cần thiết để đối phó với các rủi ro bất trắc có thể xảy ra. + Nguồn nhân lực: là yếu tố rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các dịch vụ mà doanh nghiệp lữ hành đang kinh doanh, mà còn là yếu tố tạo nên sự khác biệt khó bắt trước nhất cho các đối thủ cạnh tranh. + Cơ sở vật chất: do đặc điểm của sản phẩm du lịch nên việc tạo ra các sản phẩm chất lượng đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải không ngừng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ kinh doanh. 1.2.2 Nghiên cứu khách hàng  Người tiêu dùng - Đặc điểm của thị trường mà khách hàng là người tiêu dùng + Số lượng người mua nhiều + Thị trường phong phú và đa dạng với nhiều loại mặt hàng, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người mua + Người mua có tầm cỡ nhỏ + Phân bố không đều + Có tính thời vụ - Nhu cầu của khách hàng là người tiêu dùng: + Rất phong phú và đa dạng 9 + Co giãn nhiều theo giá + Phụ thuộc vào thị trường tiêu dùng - Hành vi của khách hàng là người tiêu dùng: + Mua hàng hóa, dịch vụ với nhiều mục đích khác nhau: thư giãn, vui chơi giải trí, khám phá, khảo sát… + Trong quá trình tham gia quyết định mua thì chỉ có người tiêu dùng tham gia. + Ít phải để ý tới các chính sách mua hàng chính thức, những giới hạn. + Thủ tục mua hàng thường đơn giản và nhanh chóng, không phải để ý đến việc xét duyệt, báo giá, làm hợp đồng mua.  Tổ chức - Đặc điểm của thị trường: Khối lượng tiền lưu chuyển và hàng hóa dịch vụ bán ra cho các tổ chức lớn hơn nhiều so với người tiêu dùng. Thị trường này có một số đặc điểm khác với thị trường người tiêu dùng: + Ít người mua hơn + Người mua có tầm cỡ hơn + Có mối quan hệ chặt chẽ giữa người cung ứng và khách hàng hơn + Người mua thường tập trung theo vùng địa lý, nhu cầu cũng phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường tiêu dùng + Nhu cầu nhìn chung ít co giãn theo giá hơn, nhưng nhu cầu biến động khá mạnh tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng + Người đi mua hàng chuyên nghiệp hơn và có nhiều người ảnh hưởng đến quyết định mua hơn + Có tính thời vụ - Nhu cầu của khách hàng là tổ chức: + Ít co giãn theo giá hơn so với khách hàng là người tiêu dùng + Biến động mạnh tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường tiêu dùng + Phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường tiêu dùng - Hành vi của khách hàng là tổ chức Hành vi của khách hàng là tổ chức thường phức tạp và có nhiều người tham gia quyết định hơn so với khách hàng là người tiêu dùng. Đặc điểm của hành vi mua nhân danh tổ chức: + Mua hàng hóa, dịch vụ với nhiều mục đích khác nhau: kiếm lợi, giảm chi phí, đáp ứng yêu cầu của cán bộ công nhân viên… + Trong quá trình tham gia quyết định mua nhân danh tổ chức, số người tham gia thường đông hơn so với khách hàng là người tiêu dùng 10 + Người mua thường lưu ý đến những chính sách mua hàng chính thức, những giới hạn, yêu cầu mà tổ chức đặt ra. + Thường có them những thủ tục mua hàng như: việc báo giá, xét duyệt, làm hợp đồng mua… 1.2.3 Sản phẩm, hàng hóa trên thị trường du lịch Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và làm thỏa mãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Theo Luật Du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Trong quá trình đi du lịch, du khách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đa dạng đó. Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác… Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí hết sức cơ bản. Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc - vùng miền, hoạt động Du lịch luôn đem đến cho du khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa, đó chính là những sản phẩm du lịch. Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”. Sản phẩm du lịch trước hết là một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất, có người tiêu dùng... như mọi hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch thường mang những đặc trưng văn hóa cao, thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng du khách. Đó có thể là một chương trình du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau. Sản phẩm du lịch thể hiện trong các tour du lịch này chính là việc khai thác các tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên một địa bàn hoặc được tạo ra khi biết kết hợp những tiềm năng, nguồn lực này theo những thể thức riêng của từng cá nhân hay một công ty nào đó. Đó chính là việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các địa phương vào hoạt động du lịch như việc đưa các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực hay các hình thức hoạt động thể thao, các hoạt động lễ hội truyền thống, trình diễn, diễn xướng dân gian… 11 vào phục vụ du khách. Những hoạt động như vậy giúp cho du khách trực tiếp thẩm nhận và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóa mà họ vốn có nhu cầu nhưng không biết tiếp cận như thế nào, ở đâu, thời gian nào…? Sản phẩm du lịch còn là những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng… tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho du khách. Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch. Đó có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng. Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể. Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách. Giá trị của các sản phẩm du lịch cũng được thể hiện qua những ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước. Sản phẩm du lịch trước hết là một sản phẩm văn hóa, hai loại sản phẩm này có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện qua bảng so sánh dưới đây: Bảng 1.1 Bảng so sánh giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch (phụ lục1) Sản phẩm văn hóa chỉ biến thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào các quá trình hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Không tham gia vào quá trình hoạt động du lịch, không phục vụ các nhu cầu của khách du lịch, không thể coi là sản phẩm du lịch. Tùy thuộc vào chất lượng, giá trị của sản phẩm du lịch và cách thức, biện pháp kinh doanh mà sản phẩm du lịch có giá cả khác nhau. Không phải bao giờ giá cả và giá trị của một sản phẩm du lịch cũng tương đồng. 1.2.4 Quy mô, dung lượng và đặc điểm của thị trường du lịch  Quy mô, dung lượng của thị trường du lịch: ngày càng tăng lên nhanh cùng với xu hướng phát triển của kinh tế, do khi kinh tế phát triển thì nhu cầu đi du lịch của con người cũng tăng lên và đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Nắm bắt được đặc điểm này, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các đại lý du lịch… không ngừng tăng lên về số lượng và quy mô. Từ đó mà quy mô và dung lượng của cả thị trường du lịch cũng tăng lên rất nhiều về cả số lượng và chất lượng.  Đặc điểm của thị trường du lịch - Đặc điểm chung: 12 + Là nơi chứa tổng cầu và tổng cung + Hoạt động trao đổi diễn ra trong một không gian và thời gian xác định + Chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường vĩ mô + Có vai trò quan trọng đối với sản xuất và lưu thông sản phẩm - Đặc điểm riêng: + Xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung. Nó xuất hiện khi mà du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xã hội vào giữa thế kỷ XIX, khi mà trình độ sản xuất xã hội và các mối quan hệ xã hội phát triển ở một trình độ nhất định. + Trong tiêu dùng du lịch không có sự di chuyển của hàng hóa vật chất, giá trị của tài nguyên du lịch tới nơi ở thường xuyên của người tiêu dùng. + Trên thị trường du lịch cung – cầu chủ yếu là dịch vụ. Hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Doanh thu từ dịch vụ chiếm từ 50-80% trong tổng doanh thu. Dịch vụ bao gồm dịch vụ chính và bổ sung. Tại các nước du lịch chưa phát triển tỷ trọng giữa dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung chiếm 7/3. Tại các nước du lịch phát triển thì ngược lại là 3/7. Tỷ trọng giữa các dịch vụ chính và bổ sung càng nhỏ, càng chứng tỏ tính hấp dẫn của nơi đến du lịch, hiệu quả kinh tế cao. + Dịch vụ du lịch ít hiện hữu khi mua và bán + Tham gia vào trao đổi có sự tham gia của các đối tượng du lịch – giá trị của tài nguyên + Quan hệ mua bán diễn ra trong thời gian dài kể từ khi mua đến khi tiêu dùng và sau khi dùng + Không thể lưu kho lưu bãi, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời cùng lúc + Tính thời vụ cao + Cảm nhận rủi ro lớn 1.2.5 Tình thế cạnh tranh trên thị trường du lịch Hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung và đặc biệt là lữ hành quốc tế của Việt Nam tuy mới phát triển đã đóng góp phần quan trọng vào việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế vào Việt Nam. Nhưng nhìn chung, khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của nước ta còn yếu so với các hãng lữ hành trong khu vực, đòi hỏi cần phải có những điều chỉnh và đổi mới để phát triển. Các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế của Việt Nam về cơ bản còn thiếu chiến lược cạnh tranh, thiếu kinh nghiệm tiếp cận thị trường du lịch nước ngoài, thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị. Nguồn tài chính dành cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo ở thị trường nước ngoài của nhiều doanh nghiệpkinh doanh lữ hành hạn chế. 13 Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới từ tháng 1- 2007, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành đặc biệt là lữ hành quốc tế, để thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của Việt Nam nếu không có đủ năng lực tiếp cận thị trường quốc tế và khu vực, thiếu một chiến lược cạnh tranh linh hoạt sẽ khó có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài và sẽ bị loại khỏi cuộc chơi trong việc tiếp cận thị trường và thu hút khách quốc tế. Thực tế cho thấy, năng lực cạnh tranh điểm đến và doanh nghiệp lữ hành nước ta còn thấp, giữa các doanh nghiệp cũng tồn tại sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Bên cạnh đó, cảnh quan thiên nhiên vẫn là tiềm năng chưa được đánh thức, sản phẩm lữ hành đơn điệu, thiếu đa dạng, chất lượng dịch vụ lữ hành còn thấp. Một trong những yếu tố điều kiện để phục vụ du khách là cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa phát triển, quá ít sân bay với đường bay thẳng nối với những thị trường quốc tế trọng điểm và cũng chưa có cảng tàu riêng đón du khách đường biển. Kết cấu hạ tầng du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu các cơ sở lưu trú cao cấp. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu thị trường trong kinh doanh du lịch - Môi trường vĩ mô + Kinh tế: Đây là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng phát triển và thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch Trung Quốc nói riêng. Việc tăng trưởng hay suy giảm kinh tế có tác động lớn đến vấn đề du lịch của khách do đó ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch Trung Quốc của công ty. Nếu một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì đời sống vật chất của người dân được nâng cao, từ đó đời sống tinh thần đòi hỏi ở mức cao hơn, phong phú hơn dẫn đến nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi của người dân cũng tăng cao. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường của mình. Ngược lại nếu quốc gia có nền kinh tế suy thoái, giảm sút thì việc kinh doanh lữ hành cũng giảm. + Chính trị- pháp luật: Tình hình chính trị, pháp luật và an toàn xã hội là những yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng tới mức độ hấp dẫn khách du lịch kéo theo đó là ảnh hưởng tới khả năng chọn điểm đến của khách du lịch trong một tour du lịch của các công ty lữ hành. Nếu một quốc gia có nền chính trị ổn định, hòa bình thì sẽ thu hút được nhiều lượng khách du lịch hơn những quốc gia bất ổn. Cũng vì thế mà hoạt động du lịch của các công ty lữ hành ở tại các quốc gia hòa bình, ổn định sẽ có tiền đề để phát triển hơn các nước bất ổn. + Văn hóa xã hội: Nền văn hóa của mỗi quốc gia là nhân tố thu hút khách du lịch, tạo sự hấp dẫn và ảnh hưởng tới việc dừng chân của khách du lịch. Khách du lịch 14 có xu hướng lựa chọn những điểm đến có bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống hấp dẫn. Nhận biết, nắm bắt được sở thích này thì các công ty lữ hành sẽ tiến hành lựa chọn các điểm đến, phân loại khách cho từng điểm đến, từ đó đưa ra kế sách kinh doanh, phát triển phù hợp với công ty lữ hành của mình. + Tự nhiên: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới sự hấp dẫn của các tour du lịch của mỗi công ty lữ hành. Mỗi đặc điểm địa lý, đặc điểm tự nhiên cấu thành lên một điểm đến. Khai thác tốt các dặc điểm tự nhiên sẽ tạo sự thành công cho hoạt động kinh doanh của các công ty lữ hành. + Khoa học kỹ thuật: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp ích rất nhiều tới việc tiếp cận và là cầu nối giữa công ty và khách du lịch. Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho công việc của các nhân viên công ty lữ hành được diễn ra nhanh hơn, tốt hơn, sản phẩm của công ty đến với khách hàng một cách nhanh nhất và giúp khách hàng có được sự lựa chọn tối ưu nhất. - Môi trường ngành + Đối thủ cạnh tranh: Là yếu tố ảnh hưởng đến mức giá sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới việc lựa chọn các tour của mỗi khách du lịch dẫn đến mỗi doanh nghiệp cần tạo ra được cái riêng. Đối thủ cạnh tranh là yếu tố quan trọng tạo ra doanh thu, kết quả của mỗi công ty lữ hành. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác đòi hỏi mỗi công ty lữ hành phải có chiến lược nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường khách của mình. + Nhà cung ứng: Đây là nhân tố cấu thành nên các sản phẩm du lịch cho mỗi doanh nghiệp và có ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ, tốc độ đáp ứng dịch vụ cho khách du lịch của mỗi doanh nghiệp. Lựa chọn được các nhà cung ứng tốt sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc đi lại, quảng bá, xúc tiến sản phẩm đến tay khách hàng và có thể cạnh tranh được với các đối thủ là các công ty lữ hành khác. + Khách hàng: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi công ty du lịch. Một công ty lữ hành muốn hoạt động tốt phải xác định được đâu là tập khách hàng truyền thống, đâu là tập khách hàng mục tiêu từ đó có các chiến lược kinh doanh với từng tập khách hàng. - Môi trường vi mô + Nguồn nhân lực: Là nhân tố tham gia vào tất cả các hoạt động tạo ra sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, quyết định đến chất lượng các sản phẩm đầu ra và đưa đến tay khách hàng tiêu dùng. Nguồn nhân lực là yếu tố duy trì hoạt động của công ty. Công ty có đội ngũ nhân viên có năng lực, có sức trẻ đầy lòng nhiệt huyết sẽ là điểm tựa vững chắc cho sự phát triển lớn mạnh của công ty. Đối với công ty lữ hành thì đội ngũ hướng dẫn viên có vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh các tour du lịch của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan