Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện chiến lược phát triển tổng công ty xây dựng lũng lô giai đoạn 2016 20...

Tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển tổng công ty xây dựng lũng lô giai đoạn 2016 2020, tầm nhìn 2030 lu

.PDF
84
7
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM VĂN THỦY HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TẦM NHÌN 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM VĂN THỦY HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TẦM NHÌN 2030 Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. TRẦN ANH TÀI XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH CÁN BỘ HƢỚNG DẪN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 CAM KẾT Tôi xin cam kết rằng bản Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ: “Hoàn thiện chiến lƣợc phát triển Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô giai đoạn 2016 2020, tầm nhìn 2030” là công trình nghiên cứu tự lực của cá nhân tôi, không sao chép một phần hoặc toàn bộ luận văn nào khác. Tôi xin lƣu ý rằng các thông tin trong luận văn cần đƣợc giữ bí mật và không tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào khác. Kính trình hội đồng Khoa học xem xét và đánh giá bản kết quả học tập và luận văn Thạc sỹ để cấp bằng cho tôi. Bản thân tôi cũng thƣờng xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới để xứng đáng là một Thạc sỹ Quản lý kinh tế. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Văn Thủy LỜI CÁM ƠN Trải qua hơn 2 năm học tập miệt mài theo chƣơng trình cao học Quản lý kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay tôi đã hoàn thành luận án tốt nghiệp. Để hoàn thành luận án tốt nghiệp này tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân, tổ chức, thày cô giáo giảng dạy các môn học và gia đình. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Trần Anh Tài, là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Nếu không có sự chỉ bảo và hƣớng dẫn nhiệt tình, những tài liệu phục vụ nghiên cứu và những lời động viên khích lệ của Thầy thì luận văn này không thể hoàn thành. Tôi xin gửi lời cám ơn đến nhà trƣờng, khoa và các ban ngành đoàn thể của trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên Tổng công ty xây dựng Lũng Lô đã sẵn sàng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, động viên tôi vƣợt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống để tôi có thể yên tâm thực hiện ƣớc mơ của mình. Tôi xin trân trọng cám ơn! Phạm Văn Thủy MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ i DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... ii DANH SÁCH HÌNH...................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ....... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 6 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 6 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản..................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm cơ bản về chiến lược, quản trị chiến lược .................. 12 1.2.2. Vai trò của quản trị chiến lược .................................................... 14 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc doanh nghiệp ........................ 15 1.3.1. Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp.................................. 15 1.3.2. Mục tiêu, thái độ của nhà quản trị cao cấp và trình độ chuyên môn ......................................................................................................... 15 1.3.3. Khả năng tài chính ....................................................................... 16 1.3.4. Mức độ độc lập tương đối trong kinh doanh ............................... 16 1.3.5. Phản ứng của các đối tượng liên quan ........................................ 16 1.3.6. Xác định đúng thời điểm bắt đầu triển khai ................................. 17 1.4. Mô hình cơ bản của quản trị chiến lƣợc ............................................. 17 1.5. Các công cụ hoạch định chiến lƣợc .................................................... 17 1.5.1. Các công cụ truyền thống ............................................................ 17 1.5.2. Hai công cụ cơ bản: Mô hình delta project (DPM) và bản đồ chiến lược (SM) ...................................................................................... 20 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 24 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 24 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập số liệu ...................................... 24 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................... 24 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .......................................... 25 2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................. 27 2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả ....................................................... 27 2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin ................................................. 28 2.3.3. Phương pháp so sánh ................................................................... 28 2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT..................................................... 29 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ ................ 30 3.1. Giới thiệu về Tổng công ty xây dựng Lũng Lô .................................. 30 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................. 30 3.1.2. Các sơ đồ về tổ chức – lĩnh vực hoạt động chính ........................ 31 3.2. Thực trạng chiến lƣợc của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô ............ 32 3.2.1. Tầm nhìn ....................................................................................... 33 3.2.2. Giá trị cốt lõi ............................................................................... 33 3.2.3. Đánh giá chiến lược hiện tại của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô... 33 3.2.4. Kết quả khảo sát theo yêu cầu của mô hình Delta project .......... 43 3.2.5 Phân tích theo mô hình SWOT (Strengths - Weaknesses – Oportunities - Threats ) cho chiến lược hiện tại của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô ................................................................................................... 48 3.2.6. Một số kết quả đạt được khi thực hiện chiến lược hiện tại .......... 50 3.3. Đánh giá chung ................................................................................... 53 3.3.1. Điểm đạt được .............................................................................. 53 3.3.2. Điểm tồn tại, hạn chế ................................................................... 54 3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ................................................ 55 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 .......................................................................................... 56 4.1. Cơ sở đề xuất hoàn thiện chiến lƣợc .................................................. 56 4.2. Đề xuất nội dung hoàn thiện chiến lƣợc của LCC giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030 ..................................................................................... 56 4.2.1. Đề xuất chiến lược theo mô hình delta project ( DPM) giai đoạn đến năm 2020. ........................................................................................ 56 4.2.2. Đề xuất chiến lược theo mô hình Bản đồ chiến lược ( SM) giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030. ...................................................... 61 4.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lƣợc kinh doanh ở Tổng công ty xây dựng Lũng Lô giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030 ......................... 62 4.3.1. Đổi mới công nghệ luôn là một giải pháp có tính then chốt........ 62 4.3.2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực của Tổng công ty trong đấu thầu các công trình. ............................ 63 4.3.3. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. ................................................... 65 KẾT LUẬN ................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 69 PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CLKD Chiến lƣợc kinh doanh 2 DPM Mô hình delta Project 3 KHCN Khoa học công nghệ 4 LCC Tổng công ty xây dựng Lũng Lô 5 QTCL Quản trị chiến lƣợc 6 SM Bản đồ chiến lƣợc 7 SXKD Sản xuất kinh doanh i DANH SÁCH BẢNG Stt Bảng Nội dung 1 Bảng 2.1 Lịch trình thu thập tài liệu thứ cấp 25 2 Bảng 2.2 Lịch trình thực hiện khảo sát, phỏng vấn 26 3 Bảng 3.1 4 Bảng 3.2 Đội ngũ nhân sự của LCC thời điểm hết năm 2014 Các thiết bị thi công chính của LCC ở thời điểm hiện tại Trang 33 34 Chỉ tiêu năng lực tài chính của Tổng công ty 5 Bảng 3.3 Xây dựng Lũng Lô qua các năm 2011, 2012, 46 2013 và 2014 6 Bảng 3.4 Đánh giá kết quả 51 Kế hoạch và cách triển khai để đạt mục tiêu 7 Bảng 3.5 trong giai đoạn 2015-2020 của Tổng công ty 57 xây dựng Lũng Lô Phân tích các điểm chính về Chiến lƣợc của 8 Bảng 4.1 LCC đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo bản đồ chiến lƣợc ii 62 DANH SÁCH HÌNH Stt Hình Nội dung 1 Hình 1.1 Mô hình cơ bản của quản trị chiến lƣợc 17 2 Hình 1.2 Ma trận SWOT 19 3 Hình 1.3 Mô hình Delta Project 20 4 Hình 1.4 Bản đồ chiến lƣợc 22 5 Hình 2.1 Thiết kế nghiên cứu 24 6 Hình 3.1 7 Hình 3.2 8 Hình 3.3 9 Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức hiện tại của Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô Mô hình Delta Project cho Chiến lƣợc hiện tại của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô Tốc độ tăng trƣởng 1 số ngành của tổng công ty xây dựng Lũng Lô giai đoạn 2011- 2014 Đề xuất Mô hình Tam giác Delta (DPM) cho chiến lƣợc của LCC giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030 iii Trang 31 43 47 57 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hƣớng toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ đã tạo động lực cho sự hợp tác và cạnh tranh cùng phát triển. Mặt khác các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây trong các năm 2008 - 2009 đã gây tác động mạnh đối với các doanh nghiệp khiến cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn cầu lâm vào tình trạng khó khăn suy thoái, thậm chí phá sản. Các doanh nghiệpViệt Nam cũng nằm trong xu hƣớng đó và có rất nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Từ đầu năm 2011 nền kinh tế Việt Namchịu ảnh hƣởng nặng nề của lạm phát, mất cân đối ngoại tệ trầm trọng, chỉ số CPI liêntục tăng qua từng tháng và từng quý. Nền kinh tế mất ổn định khiến cho các doanhnghiệp chịu ảnh hƣởng nặng nề với nguy cơ càng sản xuất, kinh doanh càng lỗ và phần lãi không đủ trả nợ lãi cho Ngân hàng. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế chung còn gặp khó khăn nhƣ vậy thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng càng gặp khó khăn gấp đôi bởi khủng hoảng kinh tế, ngành công nghiệp xây dƣng đang chậm lại và chịu ảnh hƣởng nặng nề của lạm phát. Chúng ta cũng biết rằng, để đất nƣớc ta phát triển giàu mạnh, và trở thành một nƣớc công nghiệp thì ngành công nghiệp, trong đó có xây dựng phải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Để tồn tại và phát triển, vấn đề quản trị chiến lƣợc trở nên hết sứcquan trọng cho sự sống còn của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm. Vì thế, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cần phải có kế hoạch, chiến thuật của riêng mình trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, đồng thời xây dƣng mô hình chiến lƣợc cho tƣơng lai để vƣợt lên, giành vị thế trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt nhƣ ngày nay, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế đất nƣớc. 1 Chiến lƣợc hay chiến lƣợc phát triển của một tổ chức là một xâu chuỗi, một loạt những hoạt động đƣợc thiết kế nhằm để tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối thủ. Trong môi trƣờng hoạt động của một doanh nghiệp, một công ty, bao gồm cả thị trƣờng và đối thủ, chiến lƣợc vạch ra cho công ty một cách ứng xử nhất quán. Chiến lƣợc thể hiện sự một chọn lựa, một sự đánh đối của công ty mà giới chuyên môn thƣờng gọi là định vị chiến lƣợc. Công ty hoạt động mà không có chiến lƣợc ví nhƣ một ngƣời đi trên đƣờng mà không xác định minh đi đâu, về đâu, mặc cho thị trƣờng và đối thủ đẩy theo hƣớng nào thì dịch chuyển theo hƣớng đấy. Trong bất kỳ một cuộc đối đầu nào, đối thủ nào áp đặt đƣợc lối chơi của mình lên đối phƣơng thì sẽ là ngƣời có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô đƣợc thành lập tháng 11 năm 1989 với tên gọi ban đầu là Công ty Khảo sát thiết kế xây dựng Lũng Lô, tháng 8 năm 1993, bộ Quốc phòng có quyết định số 577/QĐ-BQP về việc đổi tên thành Công ty Xây dựng Lũng Lô. Ngày 12 tháng 01 năm 2012, Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 99/QĐ-BQP về việc tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô thành Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Kể từ khi thành lập, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô luôn củng cố và phát triển vững chắc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tập trung phát triển một số ngành nghề truyền thống, phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị thành viên trong đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại để đủ năng lực tham gia thi công các dự án trọng điểm cấp nhà nƣớc, có yêu cầu cao về chất lƣợng, tiến độ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tổng công ty đã đƣợc các Chủ đầu tƣ tin tƣởng lựa chọn làm nhà thầu thi công nhiều công trình trọng điểm nhƣ: Đƣờng hầm nhà máy thủy điện Đa 2 My-Hàm Thuận; Nhà máy thủy điện A Vƣơng, Sông Tranh 2, hầm Đô Lƣơng-Nghệ An; Quốc lộ 18, Đƣờng Hồ Chí Minh; hạng mục Đê chắn sóng và san nền mặt bằng nhà máy lọc dầu số 1-Dung Quất; Công trình Hầm Đèo Cả, Hầm Phƣớc Tƣợng, Phú Gia trên Quốc lộ 1A. Tham gia khảo sát, thiết kế, đƣờng Đông Trƣờng Sơn…tham gia xây dựng nhiều công trình nơi đảo xa, thềm lục địa của Tổ quốc, khu dịch vụ thủy sản nhƣ hệ thống cảng biển nghề cá ở Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Thuận, Bạc Liêu, đặc biệt là Cảng và khu neo đậu tàu Bạch Long Vĩ-Hải Phòng… Trải qua 26 năm xây dựng và trƣởng thành Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô đã khẳng định đƣợc vị trí, thƣơng hiệu trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động khó lƣờng, cũng nhƣ áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trong môi trƣờng hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, nếu chiến lƣợc phát triển của Công ty không đƣợc xây dựng tốt, hoặc không đƣợc thực thi tốt thì sẽ dễ dẫn tới sự bất ổn ảnh hƣởng đến sự tồn tồn tại, phát triển hay bứt phá của Công ty trong tƣơng lai. Bản thân tôi, đã từng gắn bó và trƣởng thành từ môi trƣờng xây dựng, đƣợc đào tạo và rèn luyện trong môi trƣờng quân đội kể từ khi tốt nghiệp trƣờng Đại học Giao thông vận tải, và giờ đây với vai trò là Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám Đốc của Công ty thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô, là ngƣời lính của thời bình, tôi mong muốn sử dụng các kiến thức đã học đƣợc về chuyên ngành thạc sỹ Quản lý kinh tế tại Trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN để nghiên cứu lý luận, thực tiễn để đánh giá thực trạng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của đơn vị mình từ đó đƣa ra các giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp và hiệu quả hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Hoàn thiện Chiến lƣợc phát triển Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc Phòng giai đoạn 2016 đến năm 2020, tầm nhìn 2030” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 3 2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô/ Bộ Quốc Phòng nhƣ thế nào? - Chiến lƣợc hiện nay là gì, có hiệu quả không? Ƣu điểm, nhƣợc điểm, nguyên nhân? - Bằng cách nào để xây dựng, hoàn thiện chiến lƣợc mới của Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô giai đoạn 2016 – 2020. - Kế hoạch để Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô tiến hành thực thi thắng lợi chiến lƣợc đề ra. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tổng quát: Đề tài này nghiên cứu chiến lƣợc của Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô – một doanh nghiệp lớn của Ngành Xây dựng Việt Nam. Đánh giá những mặt mạnh, những mặt còn yếu của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt . Trên cơ sở đó tác giả đƣa ra những nhận định, đề xuất hoàn thiện chiến lƣợc giai đoạn 2016-2020, định hƣớng tầm nhìn đến 2030. . 3.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về chiến lƣợc, quản trị chiến lƣợc trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ 2: Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng và thực thi chiến lƣợc của Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô trong thời gian qua. Nhiệm vụ 3: Đề xuất về định hƣớng và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô giai đoạn 2016 đến 2020, tầm nhìn 2030. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu Hoàn thiện chiến lƣợc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc phòng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 4 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu công tác hoàn thiện chiến lƣợc của Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô - Về không gian: Trong phạm vi Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô và các đơn vị xây dựng trong Bộ Quốc phòng. - Về thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2015 đến 6/2015, số liệu nghiên cứu từ năm 2010-2014. Cụ thể : Vấn đề Thời gian - Thu thập tài liệu liên quan( kế Từ ngày 01/3/2015 đến hết ngày hoạch năm, dài hạn, báo cáo hằng 30/4/2015 năm..) - Các lý thuyết liên quan. - Phỏng vấn, khảo sát các đối tƣợng Từ ngày 02/4/2015 đến hết ngày liên quan 6/6/2015 Các số liệu đƣợc thu thập để nghiên cứu thực trạng trong khoảng từ năm 2010-2014. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần giới thiệu chung thì luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chiến lược, quản trị chiến lược doanh nghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược phát triển tại Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô. Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện Chiến lược phát triển tại Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Từ xa xƣa ,việc áp dụng các chiến lƣợc đã đƣợc dùng trong lĩnh vực quân sự. Năm 500 TCN: Số đông học giả cho rằng có thể lấy mốc khởi điểm của các nguyên lý QTCL từ cuốn “Nghệ thuật chiến tranh” của Tôn Tử ra đời giữa bối cảnh chiến tranh liên miên thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Quốc cổ đại. Dƣới thời Alexander (năm 330 trƣớc công nguyên), con ngƣời đã có kỹ năng khai thác các lực lƣợng và tạo dựng hệ thống để thống trị toàn cục. Lúc bấy giờ con ngƣời đã đƣa ra các luận điểm cơ bản nhƣ luận điểm cho rằng có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn nếu có thể dẫn dắt thể trận và đƣa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình. Năm 1800: Chiến thuật và chiến lƣợc đƣợc đúc kết và phát triển bởi nhà chiến lƣợc phƣơng Tây – Carl von Clausewitz – ứng dụng trong hoạt động chiến tranh. Từ năm 1920-1950: “Lập kế hoạch chiến lƣợc” là nội dung nổi bật của thời kỳ này. Nhân vật tiêu biểu là Alfred Sloan của hãng General Motors (Mỹ) nhấn mạnh vào hai yếu tố sức mạnh và nhƣợc điểm trong quá trình xây dựng các kế hoạch có tính chiến lƣợc. Nhƣ vậy, quá trình nhận thức thì đã bắt đầu từ lâu, có cả ngàn năm lịch sử, nhƣng bản thân lĩnh vực độc lập về QTCL thì đƣợc xem là ra đời khoảng 6 thập niên 1950. Những bộ óc tiên phong trong lĩnh vực này phải kể đến Igor Ansoff, Alfred Chandler, Peter Drucker, Philip Selznick… Selznick đƣợc coi là cha đẻ của phân tích SWOT ngày nay. Năm 1962, Chanler – một nhà khởi xƣớng và phát triển về quản lý chiến lƣợc – định nghĩa: Chiến lƣợc là sự xác định các mục tiêu và mục đích dài hạn của tổ chức, và sự chấp nhận chuỗi các hành động cũng nhƣ phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các muc tiêu này. Chandler đề cao vai trò của hoạt động điều phối quản trị nằm trong khuôn khổ chiến lƣợc tổng thể, trong đó sợi dây kết nối quá trình tƣơng tác các bộ phận chức năng chính là dòng chảy thông tin. Chandler chỉ ra rằng, chính nhu cầu phải có và triển khai chiến lƣợc dài hạn đƣợc điều phối nghiêm cẩn đã tạo ra nhu cầu tổ chức một công ty có cấu trúc đa dạng, có hƣớng đi và có trọng điểm tập trung: “Cấu trúc bám theo chiến lƣợc” là quan điểm nổi bật của Chandler. Ansoff tiếp tục phát triển nhận thức hƣớng tới thị trƣờng, và đặt ra hàng loạt thuật ngữ quan trọng sử dụng rộng rãi ngày nay nhƣ: xâm nhập thị trƣờng, phát triển sản phẩm, phát triển thị trƣờng, tích hợp ngang và dọc, đa dạng hóa hỗn hợp sản phẩm. Sau đó ông còn tiếp tục đƣa ra một loại hình phân tích gọi là “phân tích độ chênh” để trình bày rõ khoảng cách giữa thực tế và các mục tiêu đặt ra, tiến tới cái ông gọi là “Hành động nhằm làm giảm độ chênh” Dựa trên những nền tảng hiểu biết này, tới thập niên 1960 nhiều công ty lớn đã chủ trƣơng cho ra đời các bộ phận chức năng riêng gọi là “quy hoạch chiến lƣợc” nhằm kết hợp hai quá trình lớn là thiết lập và triển khai chiến lƣợc. Trong định nghĩa chiến lƣợc với 5 chữ P của mình, Mintzberg (1995) khái quát các khía cạnh của quản trị chiến lƣợc nhƣ sau: Kế hoạch (Plan): chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán. 7 Mô thức (Partenrn): sự kiên định về hành vi theo thời gian, có thể là dự định hay không dự định. Vị thế (Position): phù hợp giữa tổ chức và môi trƣờng của nó. Quan niệm (Perspective): cách thức để nhận thức sâu sắc về thế giới. Thủ thuật (Ploy): cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ. Vào năm 1998, Mintzberg phát triển 5 loại chiến lƣợc này thành 10 trƣờng phái rồi lại nhóm thành 3 phạm trù lớn. Thứ nhất là phạm trù chiến lƣợc “chuẩn tắc”, bao gồm các trƣờng phái: thiết kế và nhận diện phi chính thức, hoạch định chuẩn mực, và định vị phân tích. Nhóm thứ hai bao gồm 6 trƣờng phái tập trung vào “cách thức” thực hiện QTCL, thay vì nỗ lực chỉ ra thế nào là vị thế và kế hoạch tối ƣu. 6 trƣờng phái của nhóm phạm trù thứ hai là: khởi nghiệp, có tầm nhìn, dựa vào hiểu biết, học hỏi,thích ứng, lựa theo tình huống, thƣơng thuyết, văn hóa doanh nghiệp và môi trƣờng kinh doanh. Nhóm thứ ba bao gồm chỉ một trƣờng phái duy nhất: trƣờng phái phép biến đổi (hoặc còn gọi là chiến lƣợc cấu hình). Nói thêm về trƣờng phái cuối này, đây là sự hỗn hợp của các trƣờng phái khác đƣợc tái lập dựa trên quan điểm phân đoạn và chu kỳ sống của tổ chức. Sau đó, năm 1999 Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lƣợc trong điều kiện môi trƣờng có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lƣợc là định hƣớng và phạm vị của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trƣờng thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”. Thế kỷ XXI là giai đoạn mới, tốc độ toàn cầu hóa gia tăng nhanh. QTCL ngày càng chịu áp lực và thách thức của các quá trình toàn cầu hóa đa dạng và phức tạp. Tác giả Will Mulcaster lập luận rằng trong khi phần lớn nỗ lực 8 nghiên cứu đƣợc dành cho việc tạo ra các chiến lƣợc thay thế, rất ít công trình đề cập đến yếu tố tác động đến chất lƣợng của quá trình ra quyết định chiến lƣợc, cũng nhƣ hiệu quả của chiến lƣợc đƣợc thực thi. Thế kỷ XXI cho thấy lĩnh vực QTCL đã thừa kế một hệ thống tri thức và hiểu biết dày dặn, phong phú và “cấu trúc” càng lúc càng phức tạp. Việc trình bày hệ thống hóa hệ thống này ngày nay gần nhƣ là việc bất khả thi, cho dù tốn cả ngàn trang giấy và hàng tá bộ óc nghiên cứu bài bản. Tuy vậy, nhiệm vụ của phần cuối này vẫn phải chỉ ra các xu hƣớng, và trọng tâm, đối với phát triển nhận thức và ứng dụng các kiến thức, phƣơng pháp phân tích, sử dụng công năng của QTCL trong một bối cảnh độ phức tạp gia tăng toàn cầu. Giữa năm 2013, một bộ sách 3 tập do Timothy J Wilkinson và Vijay R. Kannan chủ biên (“editors”) ra đời giúp phục vụ nhu cầu này của thế giới doanh nghiệp, có tựa chung cho cả 3 tập là Quản trị chiến lược trong thế kỷ 21, do NXB uy tín Praeger ấn hành, với tổng độ dày lên tới xấp xỉ 900 trang, với sự đóng góp của hơn 50 tác giả. Bộ tài liệu quan trọng này gồm 3 cuốn theo chủ đề: Tập 1 – Môi trƣờng vận hành; Tập 2 – Chiến lƣợc doanh nghiệp; và, Tập 3 – Các lý thuyết về quản trị chiến lƣợc. Đây có thể là căn cứ tốt để ta kiểm đếm vốn liếng về hiểu biết QTCL cho tới giờ và định hình cách hiểu xu hƣớng và phƣơng thức ứng dụng trong tƣơng lai, nhằm đạt mục tiêu điều chỉnh hoặc tái thiết hệ thống thực hành QTCL tại các doanh nghiệp, bất kể nƣớc giàu hay nƣớc đang phát triển. 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, QTCL vẫn còn tƣơng đối mới mẻ, mới chỉ xuất hiện trong vòng 20 năm trở lại đây. Các nhà quân sự thƣờng xây dựng các chiến lƣợc chiến đấu để giành lợi thế với đối phƣơng. Họ cố gắng tìm hiểu những điểm mạnh – điểm yếu cũng 9 nhƣ xây dựng các nhiệm vụ, mục tiêu của quân đội mình trong mối tƣơng quan với đối phƣơng và qua đó tìm cách khai thác những điểm yếu của đối phƣơng, tấn công đúng vào những chỗ yếu nhất để giành thắng lợi. Thực tế cho thấy, nếu ngƣời chỉ huy quân đội không phân tích cụ thể các yếu tố cơ bản để vạch ra chiến lƣợc tấn công hay phòng thủ thì sẽ gặp sự thất bại trên chiến trƣờng, nếu có thành công thì chỉ là sự may mắn ngẫu nhiên. Luận điểm cơ bản của chiến lƣợc là một bên đối phƣơng có thể đè bẹp đối thủ thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đƣa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình (Theo tác giả Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Quản Trị chiến lƣợc năm 2007). “ Chiến lƣợc là một kế hoạch quy mô lớn, xác định các mục tiêu tổng thể và các giải pháp cơ bản, định hƣớng dài hạn cho hoạt động của tổ chức” ( theo Phan Huy Đƣờng (chủ biên) – Quản lí công – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014) Tối thiểu có ba mức chiến lƣợc cần đƣợc nhận diện: chiến lƣợc cấp công ty; chiến lƣợc cấp kinh doanh và các chiến lƣợc chức năng. Chiến lƣợc cấp công ty hƣớng tới mục đích và phạm vi tổng thể của tổ chức. Chiến lƣợc cấp đơn vị kinh doanh liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên các thị trƣờng cụ thể. Chiến lƣợc chức năng (hay chiến lƣợc hoạt động) là các chiến lƣợc giúp cho các chiến lƣợc cấp kinh doanh và cấp công ty thực hiện một cách hữu hiệu nhờ các bộ phận cấu thành trên phƣơng diện các nguồn lực, các quá trình, con ngƣời và các kỹ năng cần thiết. Theo tác giả Lê Thị Thu Thủy- Đại Học Ngoại Thƣơng, Quản trị chiến lƣợc là quá trình nghiên cứu các môi trƣờng hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai, hoạch địnhn các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện các quyết định nhằm đạt đƣợc mục tiêu trong hiện tại và tƣơng lai. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan