Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hồ Chí Minh với Công giáo...

Tài liệu Hồ Chí Minh với Công giáo

.PDF
112
265
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===    === PHẠM THỊ MINH THƯ ( 100 TRANG, 5 QUYỂN, M58) HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG GIÁO LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===    === PHẠM THỊ MINH THƯ ( 100 TRANG, 5 QUYỂN, M58) HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG GIÁO Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 60.31.27 Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Đỗ Quang Hưng Hà Nội - 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4 1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................................. 4 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. .......................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................................... 7 3.1 Đối tượng nghiên cứu. ................................................................................... 7 3.2 Phạm vi nghiên cứu. ...................................................................................... 7 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. .................................................................... 7 4.1. Mục đích của luận văn. ................................................................................. 7 4.2. Nhiệm vụ của luận văn. ................................................................................ 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. .......................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn. ....................................................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn. ........................................................................................... 8 Chương 1: ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ CÔNG GIÁO TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM SINH THỜI HỒ CHÍ MINH ....................... 10 1.1. Đạo Công giáo ở Việt Nam ......................................................................... 10 1.1.1. Vài nét sơ lược về đạo Công giáo......................................................... 10 1.1.2. Đặc điểm cộng đồng Công giáo ở Việt Nam trong giai đoạn Hồ Chí Minh. ............................................................................................................. 13 1.1.2.1. Sự du nhập của Công giáo vào Việt Nam và tình hình Công giáo ở Việt Nam đến trước năm 1945. .................................................................. 13 1.1.2.2. Từ 1945 đến 1969 ......................................................................... 18 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề Công giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh .......................................................................................................................... 21 1.2.1. Những ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế................................................ 21 1 1.2.2. Thực tiễn cách mạng Việt Nam ............................................................ 27 1.3. Những vấn đề Công giáo đặt ra cho cách mạng Việt Nam thời kỳ Hồ Chí Minh .............................................................................................................................. 30 1.3.1. Giai đoạn trước 1945 ........................................................................... 30 1.3.2 Giai đoạn 1945 đến 1969 ...................................................................... 33 CHƯƠNG 2. HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÔNG GIÁO TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM .................................................................... 38 2.1. Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề Công giáo trong cách mạng Việt Nam giai đoạn trước năm 1945 ......................................................................................... 38 2.2. Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề Công giáo trong cách mạng Việt Nam giai đoạn từ 1945 -1969 ............................................................................................ 40 2.2.1. Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề quyền tự do tín ngưỡng cho đồng bào Công giáo ...................................................................................................... 41 2.2.2. Hồ Chí Minh với vấn đề nhìn nhận và đánh giá về đạo Công giáo ở Việt Nam ............................................................................................................... 45 2.2.3. Hồ Chí Minh với vấn đề kẻ địch lợi dụng đạo Công giáo ..................... 49 2.2.4. Hồ Chí Minh với việc giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dân 56 2.2.5. Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề liên quan đến hàng ngũ chức sắc đạo Công giáo ................................................................................................ 66 CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG GIÁO ĐỂ RÚT RA NHỮNG KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................ 75 3.1. Công giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.......................................... 75 3.1.1. Những yếu tố của thế giới và Công giáo thế giới ảnh hưởng đến Công giáo ở Việt Nam ............................................................................................ 75 3.1.2. Những vấn đề cơ bản của Công giáo Việt Nam hiện nay ...................... 80 3.1.2.1. Những vấn đề liên quan đến giáo dân ............................................ 80 2 3.1.2.2. Những vấn đề liên quan đến hàng giáo phẩm, giáo sĩ và tổ chức Giáo hội Công giáo ở nước ta .................................................................... 84 3.2. Những kinh nghiệm ứng xử với Công giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..................................................................................................................... 91 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................ 104 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Có một thời gian dài, chúng ta đã đánh giá thấp vai trò, vị trí của tôn giáo. Với suy nghĩ rằng, cùng với sự phát triển chín muồi của chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo sẽ nhanh chóng mất đi. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại: Tôn giáo không những không mất đi mà trong những năm tháng cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, tôn giáo ở nhiều nơi đã hồi sinh trở lại và phát triển mạnh mẽ, kèm theo đó là những vấn đề phức tạp cần giải quyết. Tình hình phát triển tôn giáo ở Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới dân chủ hóa, sinh hoạt tôn giáo bắt đầu hồi sinh và có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn trước với nhiều màu sắc mới.. Sự phát triển mạnh mẽ của tôn giáo tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp về văn hóa – xã hội, an ninh quốc gia …đòi hỏi chúng ta phải có đường lối, chủ trương, chính sách giải quyết thỏa đáng. Hơn nữa, trong sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hiện nay, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặt ra là đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chống mọi âm mưu chia rẽ dân tộc, lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn khẳng định: cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và toàn dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có vấn đề tôn giáo. Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm độc đáo, đặc sắc, những cách làm hiệu quả, thiết thực để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam. Những quan điểm và cách làm sáng tạo này tạo nên di sản quí báu mà Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta. 4 Trong các tôn giáo ở Việt Nam thì đạo Công giáo là một tôn giáo có rất nhiều vấn đề phức tạp. Do điều kiện lịch sử, hoàn cảnh truyền giáo, cơ cấu tổ chức và hoạt động… mà đạo Công giáo từ khi được truyền vào Việt Nam luôn luôn bị các thế lực lợi dụng nhằm phục vụ cho các mưu đồ xấu. Chính vì vậy, đạo Công giáo ở Việt Nam bao giờ cũng hàm chứa những yếu tố chính trị- xã hội rất quan trọng đòi hỏi phải tập chung giải quyết. Có thể nói rằng, giải quyết vấn đề kẻ thù lợi dụng đạo Công giáo nhằm phá hoại lực lượng cách mạng của nhân dân là nhiệm vụ khó khăn nhất trong toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta. Riêng đối với Hồ Chí Minh, vấn đề Công giáo luôn là một vấn đề hết sức nóng bỏng trong suốt thực tiễn quá trình hoạt động cách mạng của Người, kể từ khi Người bước chân ra đi tìm đường cứu nước cho đến những năm tháng Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng, quan điểm và hoạt động của Hồ Chí Minh với Công giáo Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Qua đó làm sáng tỏ những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc giải quyết vấn đề tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng trong cách mạng Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu về vấn đề này còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định, thực thi chính sách đối với tôn giáo cũng như Công giáo của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Với ý nghĩa đó, tôi xin chọn đề tài: Hồ Chí Minh với Công giáo 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Trong những năm vừa qua, đã có rất nhiều công trình khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu xung quanh vấn đề này, đề cập ở những góc độ, những phạm vi khác nhau. Nhưng đề cập riệng, chuyên sâu về Hồ Chí Minh với Công giáo thì chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo, tôn giáo học đã đề cập rất nhiều khía cạnh có liên quan đến vấn đề này như: Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, 5 Viện nghiên cứu tôn giáo (NXB KHXH&NV, Hà Nội, 1996); Những vấn đề lí luận và thực tiễn tôn giáo Việt Nam, Viện nhiên cứu tôn giáo ( NXB KHXH&NV, Hà Nội, 1998); Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lí luận và thực tiễn (Đỗ Quang Hưng, NXBCTQG, Hà Nội, 2005); Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo (NXBQĐND, Hà Nội, 2003)…vv. Loại sách chuyên đề liên quan đế vấn đề Công giáo có thể kể đến như : Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo của Huy Thông (NXBCTQG, Hà Nội, 2004); Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Thiên Chúa của Nguyễn Văn Đông (NXBTPHCM, 1988); Nửa thế kỉ người Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc (Kỉ yếu), (NXBTG, Hà Nội, 2004); Thập giá và lưỡi gươm của Trần Tam Tỉnh ( NXBTPHCM, 1988); Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945 - 1995), (Kỉ yếu), (Báo Công giáo và dân tộc, Hà Nội, 1999)…vv. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau nhưng chủ yếu là nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Công giáo chứ chưa thấy nhiều về vấn đề Hồ Chí Minh với Công giáo. Có thể kể đến như: Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác với Thiên Chúa giáo hiện nay (Nguyễn Văn Long, 2000); Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên vùng đồng bào Công giáo (Nguyễn Văn Giang, 2003); Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam(Huy Thông, 2008), Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ đến trước cách mạng tháng Tám 1945 (Nguyễn Phú Lợi, 2009)…vv. Ngoài ra còn phải kể đến các trung tâm nghiên cứu của Giáo hội như 6 đại chủng viện đào tạo linh mục, báo “Người Công giáo Việt Nam” của Ủy ban đoàn kêt Công giáo yêu nước Việt Nam, báo “Công giáo và dân tộc” của Ủy ban đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh…vv cũng có rất nhiều bài viết, nhiên cứu, bình luận xung quanh vấn đề này. 6 Các công trình nói trên, do mục đích trình bày, của các vấn đề nên chưa có điều kiện trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, tư tưởng và quan hệ của Hồ Chí Minh với Công giáo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Là những quan điểm, tư tưởng và quan hệ của Hồ Chí Minh với Công giáo trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Luận văn đi sâu nghiên cứu những quan điểm, tư tưởng và quan hệ của Hồ Chí Minh đối với đạo Công giáo ở Việt Nam, chủ yếu từ năm 1945 đến 1969. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 4.1. Mục đích của luận văn. Trên cơ sở trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, tư tưởng và quan hệ của Hồ Chí Minh với Công giáo, luận văn chỉ ra những cống hiến, những tư tưởng của Người đối với vấn đề tôn giáo nói chung và vấn đề Công giáo nói riêng, qua đó rút ra những kinh nghiệm ứng xử với Công giáo ngày hôm nay. 4.2. Nhiệm vụ của luận văn. - Làm rõ những đặc điểm chính trị- xã hội của Công giáo ở Việt Nam trong giai đoạn Hồ Chí Minh cũng như nhận thức của Người về vấn đề Công giáo và cách mạng Việt Nam. - Trình bày một cách có hệ thống các quan điểm, tư tưởng và quan hệ của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề Công giáo trong cách mạng Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận: 7 Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo tín ngưỡng nói chung và đạo Công giáo nói riêng. Luận văn có tham khảo kết quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan. Phương pháp nghiên cứu: + Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp logic- lịch sử để có thể trình bày một cách trung thực, khách quan. + Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp: đối chiếu, so sánh, thống kê để xử lý tư liệu và thông tin, nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học cho luận văn. 6. Đóng góp của luận văn. Luận văn là một công trình chuyên sâu, có hệ thống về những quan điểm tư tưởng và quan hệ của Hồ Chí Minh đối với đạo Công giáo. Cung cấp cho người đọc một số tư liệu, nhận định về cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đoàn kết tôn giáo, một phần trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ cho mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn phản bác những ý kiến, khuynh hướng xuyên tạc về quan điểm, chính sách của Hồ Chí Minh cũng như của Đảng ta đối với vấn đề tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành ba chương: - Chương 1: Đạo Công giáo ở Việt Nam và vấn đề Công giáo trong cách mạng Việt Nam sinh thời Hồ Chí Minh. 1.1. Đạo Công giáo ở Việt Nam. 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề Công giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 8 1.3. Những vấn đề Công giáo đặt ra cho cách mạng Việt Nam thời kỳ Hồ Chí Minh - Chương 2: Hồ Chí Minh với việc giải quyết vấn đề Công giáo trong cách mạng Việt Nam. 2.1. Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề Công giáo trong cách mạng Việt Nam giai đoạn trước năm 1945. 2.2. Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề Công giáo trong cách mạng Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1969. - Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh với Công giáo để rút ra những kinh nghiệm ứng xử với Công giáo ở Việt Nan trong giai đoạn hiện nay. 3.1. Công giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Những kinh nghiệm ứng xử với Công giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 9 Chương 1: ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ CÔNG GIÁO TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM SINH THỜI HỒ CHÍ MINH 1.1. Đạo công giáo ở Việt Nam 1.1.1. Vài nét sơ lược về đạo Công giáo Công giáo là tên gọi được dùng ở Việt Nam để chỉ đạo xuất phát từ Đức Giêsu Kitô, người Nazarét, xứ Palestin, một đất nước nhỏ bé nằm giữa Li băng ở phía Bắc, biển Chết ở phía Nam, Địa Trung Hải ở phía Tây và sa mạc Syri ở phía Đông trong vùng Cận Đông, vào đầu công nguyên. Tôn giáo này đã sớm lan truyền khắp đế chế Rô ma và tới châu Âu từ những thế kỷ đầu rồi từ châu Âu được truyền sang Việt Nam, một cách lẻ tẻ từ thế kỷ XVI, do các thừa sai dòng Phanxicô, dòng thánh Augustina, dòng thánh Đa Minh, và một cách liên tục từ đầu thế kỷ XVII, khởi đầu do các thừa sai dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha, kế đó là các thừa sai người Pháp thuộc hội truyền giáo nước ngoài Paris, các thừa sai người Tây Ban Nha thuộc các dòng Đa Minh, Phanxicô…[ 11] Về mặt nguồn gốc, đạo Công giáo ra đời trước hết dựa trên cở sở của đạo Do Thái. Khoảng hơn 1000 năm trước Công nguyên, quốc gia Do Thái được thành lập theo chế độ quân chủ- chủ nô với vị vua nổi tiếng của mình là Đavít. Kể từ đó, quốc gia này trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhiều lần hưng thịnh và không ít lần suy vong. Đặc biệt vào thế kỷ VI trước Công nguyên, quốc gia này bị nhiều nước tấn công, xâu xé. Mỗi lần như vậy, người Do Thái phải lưu tán, chạy sang các nước khác lánh nạn. Cùng với quá trình ra đời của quốc gia Do Thái, đạo Do Thái được hình thành. Trong thân phận bấp bênh lưu đày của mình, người Do Thái không nguôi nhớ về Tổ quốc và thời kỳ vàng son của dân tộc mình. Các nhà tri thức Do Thái lưu vong đã viết lại cuốn lịch sử của dân tộc mình dưới dạng thần thoại và cuốn sách đó đã trở thành Kinh Thánh của đạo Do Thái. Đạo Do Thái được xây dựng trên cơ sở nhất thần giáo khá hoàn chỉnh và trở thành một trong những tiền đề tư tưởng cho nền thần học Công giáo sau này. 10 Có thể thấy rằng, nội dung giáo lý cơ bản của đạo Công giáo được giữ nguyên hoặc phát triển từ những tín điều của đạo Do Thái có trước đó hàng ngàn năm. Công giáo ra đời chủ yếu dựa trên cơ sở thần học Do Thái. Đó là các quan điểm về lịch sử sáng thế, sự màu nhiệm của Đức Chúa trời, tội tổ tông truyền, linh hồn và thể xác, thiên thần và ma quỷ, thiên đàng và hỏa ngục, thế giới vĩnh hằng ở bên kia. Đạo Công giáo ra đời còn dựa trên một tiền đề tư tưởng lý luận khác đó là triết học Hy Lạp, La Mã Cổ đại (đặc biệt là triết học Khắc Kỷ với hai đại biểu điển hình là Phi lông và Sênếch). Sênếch là người La Mã (4- 65 SCN). Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa Khắc Kỷ, có nhiều tư tưởng đáng chú ý trong triết học Khắc Kỷ mà sau này Công giáo kế thừa, sử dụng như: Thân xác con người chỉ là gánh nặng của tâm hồn; cuộc đời nơi trần thế chỉ là giả dối; hạnh phúc và bình đẳng chỉ có ở thế giới bên kia; ông khuyên con người từ bỏ những lạc thú ở đời, khuyên con người sống đạo đức, thanh đạm; khuyên con người phục tùng số mệnh, tin và phục tùng Thượng đế. Còn Phi lông là người Hy Lạp gốc Do Thái (25 TCN- 50 SCN). Tư tưởng căn bản trong triết học của ông là: Con người chính là thủ phạm gây ra sự suy đồi đạo đức và các tệ nạn xã hội; ông chủ trương con người phải sám hối không ngừng; kêu gọi con người phải sống nhẫn nhục và khuyên con người hãy chờ đợi sự xuất hiện của đấng cứu thế. Ngoài ra để xây dựng một giáo thuyết hoàn chỉnh, Công giáo còn sử dụng nhiều yếu tố của tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của các dân tộc vùng Trung Cận Đông. Chẳng hạn hình ảnh Chúa Giêsu được xây dựng từ rất nhiều phẩm chất thiêng liêng của các vị thần và anh hùng dân tộc như: thần Josuah (thần bộ lạc Ephraien) đã hy sinh để cứu bộ lạc mình; thần Hurulé trên núi Oc- ta được xem là con Thượng đế xuống trần chịu chết để đem lại hòa bình; thần Alonis chết đi sống lại; người anh hùng dân tộc Do Thái Yahve bị đóng đinh trên cây thập giá; Chúa Giêsu được sinh ra từ một nữ đồng trinh theo mô típ Perée được sinh ra từ 11 Dionyo và Horus; phép Thánh Thể của Công giáo rất gần gũi với nghi lễ thiêu sinh các vật tế thần và chịu ảnh hưởng của tục uống máu của tín ngưỡng Mithra. Như vậy về mặt nguồn gốc, Công giáo đã kế thừa có chọn lọc nhiều yếu tố của Do Thái giáo, thần học Đông phương, triết học Khắc Kỷ và tín ngưỡng, tôn giáo bản địa của khu vực Trung Cận Đông để xây dựng học thuyết của mình, một học thuyết nhất thần, phổ cập, đáp ứng được sự mong đợi của nhiều dân tộc và của đông đảo quần chúng theo tôn giáo này.[44] Về mặt giáo lý, thì giáo lý của Đạo Công giáo nằm trong Kinh thánh gồm 2 bộ: Cựu ước (46 quyển), Tân ước (27 quyển). Kinh Cựu ước vốn là kinh của Đạo Do Thái, kể về Thiên Chúa với công việc sáng tạo ra vũ trụ và con người, kể về những phong tục tập quán của người Do Thái và loan báo, chuẩn bị cho sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Kinh Tân ước tiếp nối kinh Cựu ước , kể về cuộc đời, sự nghiệp của Chúa Giêsu Kitô – Đấng Cứu thế, về quá trình hoạt động của các tông đồ và những lời dạy bảo của Chúa Giêsu và các tông đồ về con người . Tín điều cơ bản đầu tiên là Đức tin vào Thiên Chúa, vào sự mầu nhiệm của Thiên Chúa. Đây thực chất là lời đáp trả của con người đối với Thiên Chúa bởi con người khao khát có Thiên Chúa không chỉ vì nhờ có Thiên Chúa, con người mới được tạo thành, mà còn vì ở nơi Thiên Chúa, con người mới có hạnh phúc, đạt tới chân lý mà họ đang kiếm tìm. Bằng những năng lực của mình, con người có khả năng nhận ra Thiên Chúa từ những gì Người tao nên. Và Thiên Chúa cũng tự ban chính mình cho con người, “mặc khải” tình yêu thương, phép mầu nhiệm của mình cho con người, thông qua việc cử Đức Giêsu Kittô và Thánh thần đến với con người. Qua đó, con người tin rằng Chúa có ba ngôi: Cha – Tạo dựng, Con – Cứu chuộc, Thánh thần- Thánh hóa. Thiên Chúa đã tạo ra con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn, sau khi chết thể xác sẽ trở về với cát bụi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Con người do trí khôn, lương tâm nên làm chủ thế giới muôn loài, nhưng do tính phàm tục nên mắc nhiều tội lỗi. Chúa đã trừng phạt con người vì những lỗi 12 lầm của họ, nhưng sai Chúa Giêsu xuống cứu chuộc con người. Chúa Giêsu được sinh ra từ Đức mẹ Maria bằng phép mầu nhiệm của Thiên Chúa. Cái chết của Chúa Giêsu – bị đóng đinh trên cây Thập giá , sống lại và về trời - chính là biểu hiện của tình yêu, đức hy sinh và cuộc sống vĩnh hằng nơi Thiên Chúa. 1.1.2. Đặc điểm cộng đồng Công giáo ở Việt Nam trong giai đoạn Hồ Chí Minh. 1.1.2.1. Sự du nhập của Công giáo vào Việt Nam và tình hình Công giáo ở Việt Nam đến trước năm 1945. Tình hình Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII có nhiều xáo trộn và diễn biến phức tạp. Nội bộ giai cấp thống trị hết sức lục đục vì sự tranh chấp quyền lực giữa tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài và nhà Nguyễn ở Đàng Trong dẫn đến sự chia cắt đất nước kéo dài gần 50 năm từ 1645 đến năm 1692. Sau đó là cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh với quân Tây Sơn và sự phục hồi của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XVIII. Những điều đó đã làm cho kinh tế trì trệ và gián đoạn, chính trị hỗn độn, đời sống của nhân dân đói khổ lầm than, nhân tâm giao động ly tán, tạo tình thế thuận lợi cho việc thâm nhập, truyền bá đạo Công giáo cũng như việc dòm ngó chinh phục của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI ở Việt Nam đã có các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo. Sách Khâm định Vỉệt sử thông giám cương mục chép rằng: Năm Nguyên Hòa đời vua Lê Trang Tôn (1533- Tây lịch) có một thương nhân là I-ni-khu đi đường biển lén vào giảng đạo Giatô ở Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Trấn và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Kitô giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền đạo Ki-tô vào Việt Nam. Tiếp theo đó, năm 1550, linh mục Gaspar da Santa Cruz đến giảng đạo tại Hà Tiên; năm 1558, các linh mục khác như Luis de Fonseca, Gregoire de La Motte truyền giáo ở miền Trung; năm 1583, các linh mục Diego Doropesa, Pedro Ortiz đến truyền giáo ở vùng ven biển Quảng Ninh,…Thời kỳ từ năm 1533 đến năm 1614 chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và các dòng Đa Minh 13 thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào nước ta, nhưng do không quen thông thổ, chưa thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo không mấy kết quả. Từ năm 1615 đến năm 1665 các giáo sĩ thuộc dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma Cao (Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (Nam sông Gianh), Đàng Ngoài (Bắc sông Gianh). Ở Đàng Trong có các linh mục F. Buzomi, Diego Carvalho, F.de Pina và đặc biệt là Alexandre de Rhodes (quen gọi là cha Đắc Lộ). Ở Đàng Ngoài có linh mục Pedro Marque, Gaspar d Amaral, Antonio Barbosa,…Những giáo sỹ dòng Tên tỏ ra thông thạo tiếng Việt Nam, lại hoạt động khôn khéo nên mặc dù gặp khó khăn phức tạp, có khi phải đổ máu nhưng họ đã thu hút được khá nhiều người theo đạo. Đặc biệt với việc Alexandre de Rhodes dùng ký tự La-tinh đặt hệ viết chữ mới (sau này gọi là chữ Quốc ngữ) đã hỗ trợ rất quan trọng cho việc truyền đạo. Theo tài liệu của Giáo hội, sau 37 năm truyền giáo ở Đàng Ngoài từ 25 linh mục, 5 trợ sĩ và 50 năm truyền giáo ở Đàng Trong từ 39 linh mục, 1 trợ sỹ, các giáo sỹ dòng Tên đã phát triển được khoảng 100 ngàn tín đồ (20.000 ở Đàng Trong và 80.000 ở Đàng Ngoài). Riêng ở Nghệ An năm 1593 đã có 12 làng Công giáo toàn tòng. Khi đạo phát triển, các giáo sĩ dòng Tên nghĩ đến việc cần có các Giám mục phụ trách để thúc đẩy công việc truyền giáo ở bước cao hơn. Vào năm 1645, khi bị trục xuất khỏi Việt Nam, A. de Rhodes trở về Châu Âu báo cáo tình hình và kêu gọi các giáo sỹ sang truyền giáo ở Việt Nam. Kết quả là năm 1659, Giáo hoàng A-lếchxăng VII đã phong hai người Pháp là Francoi Pallu và Lambert de laMotte làm Giám mục phụ trách truyền đạo ở Đông Dương. Cũng năm 1659, hai địa phận đầu tiên ở Việt Nam là Đàng Trong gồm cả Campuchia và Đàng Ngoài gồm cả Lào và 5 tỉnh của Nam Trung Quốc, được thành lập. Giám mục L. de laMotte cai quản ở Đàng Trong, còn Giám mục F. Palu cai quản ở Đàng Ngoài. Đến năm 1679, Địa phận Đàng Ngoài được chia làm hai: Tây và Đông lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới. Địa phận Tây Đàng Ngoài do Giám mục Jacques do Bourges Gia cai quản; Địa phận Đông Đàng Ngoài do Giám mục Francois Deydier cai quản. 14 Thời gian ở Pháp, A. de Rhodes còn bàn soạn, lập kế hoạch và vận động vua Pháp, giới quí tộc Pháp đề nghị Giáo hoàng cho lập ra Hội Thừa sai truyền giáo Paris, gọi tắt là “Hội Thừa sai Paris” (Mission Etrangres de Paris - MEP). Kết quả là năm 1664, Hội Thừa sai Paris chính thức ra đời và được Giáo hoàng A-lếch-xăng VII giao quyền truyền đạo từ Trung Quốc, Việt Nam xuống Đông Nam Á . Năm 1688 Giáo hoàng A-lếch-xăng VII đã ra sắc chỉ giao cho Hội Thừa sai Paris được độc quyền truyền giáo với sự tổ chức và hỗ trợ của chính phủ Pháp. Tuy vậy, các giáo sĩ dòng Tên có trụ sở ở Ma Cao (Trung Quốc) vẫn ra vào hoạt động. Cuối cùng, cuối thế kỷ XVII, Giáo hoàng phải ra lệnh cho các giáo sĩ dòng Tên rút khỏi Đông Dương. Từ đây việc truyền giáo ở Đông Dương hoàn toàn thuộc quyền của Hội Thừa sai Paris. Như vậy, thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ truyền giáo của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Càng về sau, vai trò của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha càng lu mờ. trong khi các giáo sĩ Pháp ngày càng mạnh, nhất là sau khi Hội Thừa sai Paris ra đời. Theo số liệu của Giáo hội, đến giữa thế kỷ XIX, số người theo đạo Công giáo khá đông: Năm 1644 tại Đàng Trong có 100.000 người theo đạo Công giáo. Năm 1737 tại Đàng Ngoài có 250.000 người theo đạo Công giáo. Năm 1850 cả nước có 500.000 người theo đạo Công giáo và 227 linh mục (ở Đàng Ngoài là 380.000 người và 147 linh mục, ở Đàng Trong là 120.000 người và 80 linh mục). Về mặt tổ chức, thời kỳ này đạo Công giáo cũng có những biến đổi quan trọng như sau: Năm 1844, Giáo hoàng Gre-go-ry XVI chia Địa phận Đàng Trong ra thành hai Địa phận mới là Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm sáu tỉnh Nam kỳ và Campuchia do Giám mục Lefebvre cai quản, Địa phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) do Giám mục Cuenot Thể cai quản; 15 Năm 1846, Địa phận Tây Đàng Ngoài cũng được Giáo hoàng chia làm hai gồm: tây Đàng Ngoài (Hà Nội) do Giám mục Retord cai quản và Nam Đàng Ngoài (Vinh) do Giám mục Ganthier cai quản; Năm 1848, Giáo hoàng lại chia Địa phận Đông Đàng Ngoài thành hai địa phận gồm Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) và Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu); Năm 1850, Giáo hoàng lại chia Địa phận Tây Đàng Trong thành hai Địa phận gồm: tây Đàng Trong do Giám mục Michel Mịch cai quản, Địa phận Đông Đàng Trong (Huế) do Giám mục Pellerin cai quản và Địa phận Đông Đàng Trong do Giám mục Cuenot Thể cai quản. Như vậy, đến năm 1850 ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam có 8 Địa phận. Cùng với việc mở mang nước Chúa, cũng có không ít giáo sĩ Hội Thừa sai Paris có những hoạt động thiếu trong sáng phục vụ cho âm mưu xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Nhờ những điều kiện thuận lợi về mặt vật chất và tinh thần do chính quyền Pháp đưa lại hàng ngàn cơ sở tôn giáo được triển khai xây dựng, số tín đồ ngày càng tăng nhanh. Sự phát triển của đạo Công giáo ở giai đoạn này được thể hiện qua các số liệu thống kê sau: Năm 1890 ở 8 Địa phận có 648.435 tín đồ, 9 Giám mục, 575 linh mục, tu sĩ (trong đó có 356 linh mục ngườ Việt Nam), 930 Nhà thờ, năm 1910 tăng lên 900.000 tín đồ; năm 1939 tăng lên 1.555.765 tín đồ, 1.662 linh mục, tu sĩ, trong đó có 1.343 linh mục là người Việt Nam, 979 giáo xứ. Cụ thể ở từng miền như sau: - Bắc Kỳ: 1.151.653 tín đồ, 1.132 linh mục, tu sĩ, trong đó có 932 linh mục người Việt Nam ở 633 giáo xứ; - Trung Kỳ: 170.573 tín đồ, 264 linh mục, tu sĩ, trong đó có 203 linh mục là người Việt Nam ở trong 178 giáo xứ; 16 - Nam Kỳ: 222.539 tín đồ, 266linh mục, tu sĩ, trong đó 208 linh mục là người Việt Nam ở trong 168 giáo xứ. Về mặt tổ chức, để đáp ứng hiệu quả cai quản với số lượng tín đồ tăng khá nhanh, năm 1895 Giáo hoàng lại chia Địa phận Tây Đàng Ngoài thành hai Địa phận gồm Địa phận Tây (Hà Nôi) và Địa Đoài (Hưng Hóa), và sau đó năm 1902 Địa phận Tây lại chia thành hai Địa phận gồm: Địa phận Tây và Thanh (Phát Diệm). Năm 1913 Địa phận Bắc Đàng Ngoài cũng chia thành hai Địa phận gồm Địa phận Bắc (Bắc Ninh và Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn. Như vậy đến năm 1913 ở Việt Nam có 11 Địa phận và 1 Phủ doãn Tông tòa của Giáo hội Công giáo. Đặc biệt để hỗ trợ cho các hoạt động của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, năm1925, Tòa thánh Vatican thiết lập Tòa Khâm sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú Cam (Huế). Nói chung, ở giai đoạn này Công giáo có thế lực lớn và được ưu đãi về nhiều mặt : - Về chính trị: các giám mục người Pháp đuợc ngang hàng với Thượng thư. Cố Tây ngang hàng với Tri phủ, linh mục ngang hàng với Tri huyện. Giáo dân bị nhồi tư tưởng nhớ ơn người Pháp vì đã cứu mình và cứu đạo. - Về kinh tế: các xứ đạo, tòa giám mục có nhiều ruộng đất và các cơ sở kinh doanh cùng với các nguồn tài chính khác nên mức sống của hàng giáo phẩm rất cao so với mức sống của con chiên và nhân dân nói chung. Giáo hội Công giáo có tài sản tương đối lớn, được hợp pháp hóa (năm 1904 riêng địa phận Hà Nội có 30 ha đất trong thành phố). - Về tổ chức: hoàn chỉnh giáo lý, giáo luật, kinh sách đem ra dạy dỗ, lễ lạt, rước xách. Các Cố Tây lập nên một giáo hội thực dân ở Việt Nam, nắm chắc cho đén từng họ đạo. Giáo sĩ Tây được gọi là Cố, giáo sĩ Việt Nam là Cụ. Có một khoảng thời gian dến năm 1920 các linh mục Việt Nam phải lạy các Cố Tây. Những xứ đạo lớn đều do Cố Tây trực tiếp cai quản. Linh mục người Việt bị các Cố Tây 17 khinh rẻ. Nhà thờ, chủng viện, trường học…thi nhau mọc lên; “nước Chúa” ngày càng được mở mang. 1.1.2.2. Từ 1945 đến 1969 Sau khi chủ nghĩa Phát xít bị tiêu diệt, cục diện thế giới hình thành thế đối đầu giữa hai cực Liên Xô và Mỹ mà chúng ta hay gọi là thời kỳ chiến tranh lạnh. Sự đối đầu này lan sang cả lĩnh vực tôn giáo. Về phía Vatican, tiếp nối tông thư chống cộng nổi tiếng, Tông thư Thiên Chúa cứu chuộc năm 1937 (Divini Redemptoris), trong Thông điệp sứ giả Phúc âm năm 1951 (Evengeli Praecones), Đức Giáo hoàng Piô XII đã huấn thị cho thế giới Công giáo “Tuyệt đối phải ngăn ngừa mọi dân tộc khỏi bị tiêm nhiễm tà thuyết cộng sản lầm lạc và nguy hại, phải giải phóng dân chúng khỏi ách nô lệ của một thứ lý thuyết đang đạt ra mục đích buộc sinh hoạt của con người vào khoái lạc của thế giới hiện tại… ” [13; 31] Đường lối chống cộng của Vatican đã ảnh hưởng sâu đậm đến cộng đồng Công giáo ở Việt Nam. Với bức Thư chung của Hội đồng Giám mục Đông Dương và sau đó là Thư chung về vấn đề cộng sản vô thần của các đức giám mục miền Nam, đã khẳng định rõ đường hướng chống cộng sản trong một bộ phận Công giáo Việt Nam. Trong khi đó, cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn dân tộc. Không ít giáo dân, linh mục, tu sĩ hân hoan chào đón cách mạng. Giám mục Nguyễn Bá Tòng, vị Giám mục đầu tiên của Việt Nam, thụ phong tháng 6-1933, đã cùng một số linh mục khác viết đơn gửi tòa thánh Va- ti- can đề nghị bảo trợ nền độc lập của Việt Nam. Như thế, trong bản thân cộng đồng Công giáo có tinh thần dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn này bị vấp phải sự lựa chọn hết sức nghiệt ngã. Họ bị xô đẩy giữa hai lựa chọn: theo cộng sản thì là trái với bổn phận của người Công giáo, mà theo Giáo hội thì lại phản bội Tổ quốc. Nắm được điều đó, thực dân Pháp ra sức lôi kéo những người Công giáo đang bị dao động để chống lại kháng chiến. Còn những người Công giáo nào đã ngả về phía kháng chiến thì bọn phản động ra sức ngăn cản, chống phá. Năm 1947, xảy 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan