Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả tái xử lý dụng cụ và làm sạch bề mặt môi trường tại bệnh viện đại học y...

Tài liệu Hiệu quả tái xử lý dụng cụ và làm sạch bề mặt môi trường tại bệnh viện đại học y dược tp.hcm thông qua giá trị “năng lượng hữu cơ tồn dư” trong năm 2018

.PDF
62
1
69

Mô tả:

. BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HIỆU QUẢ TÁI XỬ LÝ DỤNG CỤ VÀ LÀM SẠCH BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM THÔNG QUA GIÁ TRỊ “NĂNG LƯỢNG HỮU CƠ TỒN DƯ” TRONG NĂM 2018 Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: BVĐHYD – Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Chủ trì nhiệm vụ: Trịnh Thị Thoa – Phạm Thị Lan Thành phố Hồ Chí Minh - 20… . . ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆU QUẢ TÁI XỬ LÝ DỤNG CỤ VÀ LÀM SẠCH BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM THÔNG QUA GIÁ TRỊ “NĂNG LƯỢNG HỮU CƠ TỒN DƯ” TRONG NĂM 2018 Cơ quan chủ quản (ký tên và đóng dấu) Chủ trì nhiệm vụ (ký tên) Trịnh Thị Thoa Phạm Thị Lan Cơ quan chủ trì nhiệm vụ (ký tên và đóng dấu) . . CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ngày tháng năm 2020.. BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đề tài: Hiệu quả tái xử lý dụng cụ và làm sạch bề mặt môi trường tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM thông qua giá trị “năng lượng hữu cơ tồn dư” trong năm 2018. Thuộc lĩnh vực (tên lĩnh vực): y tế 2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Họ và tên: Trịnh Thị Thoa Ngày, tháng, năm sinh: 04/03/1981 Nam/ Nữ: Nữ Học hàm, học vị: Cử nhân điều dưỡng Chức danh khoa học: Chức vụ: Điều dưỡng trưởng Điện thoại: Tổ chức: +84 28 3952 5195 Nhà riêng: Mobile: +84 909075098 Fax: +84 28 3950 6126 E-mail: [email protected] Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Địa chỉ tổ chức: 215 Hồng Bàng, p.11, q.3, TP.HCM Địa chỉ nhà riêng: D37A, Phường 13, q.6, TP.HCM Đồng chủ nhiệm Họ và tên: Phạm Thị Lan Ngày, tháng, năm sinh: 23/11/1988 Nam/ Nữ: Nữ Học hàm, học vị: Cử nhân điều dưỡng Chức danh khoa học: Chức vụ: Điều dưỡng trưởng Điện thoại: Tổ chức: +84 28 3952 5031 Nhà riêng: Mobile: +84 938676690 Fax: +84 28 3950 6126 E-mail: [email protected] Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Địa chỉ tổ chức: 215 Hồng Bàng, p.11, q.3, TP.HCM Địa chỉ nhà riêng: 724/59A Lê Văn Lương, Phước Kiển, Nhà Bè, TP.HCM . 1 . 3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ(1): Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Điện thoại: +84 28 3855 4269 Fax: +84 28 3950 6126 E-mail: [email protected] Website: www.bvdaihoc.com.vn Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, p.11, q.3, TP.HCM 4. Tên cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 1. Thời gian thực hiện nhiệm vụ: - Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 05 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018 - Thực tế thực hiện: từ tháng 05 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019 - Được gia hạn (nếu có): Từ tháng…. năm…. đến tháng…. năm…. 2. Kinh phí và sử dụng kinh phí: a) Tổng số kinh phí thực hiện: 55,860,000 đ, trong đó: + Kính phí hỗ trợ từ ngân sách khoa học của nhà trường: 0 đ. + Kinh phí từ các nguồn khác: 55,860,000 đ. b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách khoa học: Số TT Theo kế hoạch Thời gian Kinh phí (Tháng, năm) (Tr.đ) Thực tế đạt được Thời gian Kinh phí (Tháng, năm) (Tr.đ) Ghi chú (Số đề nghị quyết toán) 1 … c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi: Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT I 1 2 1 Nội dung các khoản chi Thù lao thuê khoán chuyên môn Khảo sát, điều phối và giám sát thực hiện Thu thập dữ liệu Theo kế hoạch Thực tế đạt được Tổng NSKH Nguồn khác Tổng NSKH Nguồn khác 1,5 1,5 0 1,5 1,5 0 1,5 1,5 0 1,5 1,5 0 Tên Khoa hoặc Trung tâm, đơn vị - nơi quản lý trực tiếp cá nhân làm chủ nhiệm đề tài. . 2 . Phân lập mẫu vi sinh Xử lý dữ liệu Viết báo cáo đề tài Mua trang thiết bị / vật liệu Găng tay Khẩu trang Ống nghiệm Tăm bông tiệt khuẩn III Các chi khác 6 Hội đồng nghiệm thu 7 In tài liệu 8 Bánh, nước, trái cây Tổng cộng 3 4 5 II 5 17,6 2,5 2,5 17,6 2,5 2,5 0 0 0 17,6 2,5 2,5 17,6 2,5 2,5 0 0 0 2,4 0,25 3,15 0,7 2,4 0,25 3,15 0,7 0 0 0 0 2,4 0,25 3,15 0,7 2,4 0,25 3,15 0,7 0 0 0 0 1,0 6,0 5,588 55,86 1,0 6,0 5,588 55,86 0 0 0 0 1,0 6,0 5,588 55,86 1,0 6,0 5,588 55,86 0 0 0 0 - Lý do thay đổi (nếu có): 3. Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ: Số TT Tên tổ chức đăng ký theo Thuyết minh Tên tổ chức đã tham gia thực hiện Nội dung tham gia chủ yếu Sản phẩm chủ yếu đạt được Ghi chú* 1 2 ... - Lý do thay đổi (nếu có): 4. Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ: (Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm) 1 Trịnh Thị Thoa Tên cá nhân đã tham gia thực hiện Trịnh Thị Thoa 2 Phạm Thị Lan Phạm Thị Lan Chủ nhiệm 3 Huỳnh Minh Tuấn Huỳnh Minh Tuấn 4 Phạm Thị Thủy Phạm Thị Thủy 5 Lê Mộng Hảo Lê Mộng Hảo Tư vấn đề cương Thu thập mẫu nghiên cứu Thu thập mẫu nghiên cứu Số TT Tên cá nhân đăng ký theo Thuyết minh - Lý do thay đổi ( nếu có): . 3 Nội dung tham gia chính Chủ nhiệm Sản phẩm chủ yếu đạt được Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Đề cương Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Ghi chú* . 5. Tình hình hợp tác quốc tế: Số TT Theo kế hoạch Thực tế đạt được (Nội dung, thời gian, kinh phí, địa (Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm, tên tổ chức hợp tác, số điểm, tên tổ chức hợp tác, số đoàn, số lượng người tham gia...) đoàn, số lượng người tham gia...) Ghi chú* 1 2 - Lý do thay đổi (nếu có): 6. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị: Số TT Theo kế hoạch (Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm ) Thực tế đạt được (Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm ) Ghi chú* 1 2 - Lý do thay đổi (nếu có): 7. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu: (Nêu tại mục .....của đề cương, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát trong nước và nước ngoài) Số TT Các nội dung, công việc chủ yếu (Các mốc đánh giá chủ yếu) Thời gian (Bắt đầu, kết thúc - tháng … năm) Theo kế Thực tế đạt hoạch được 01/05/2018 01/05/2018 30/06/2018 30/06/2018 01/07/2018 03/06/2019 30/08/2018 02/07/2019 04/07/2019 04/07/2019 01/09/2019 15/12/2019 1 Viết đề cương 2 Huấn luyện nghiên cứu viên 3 Thực hiện lấy mẫu 4 Tổng hợp & Phân tích số liệu 01/10/2018 04/11/2018 Báo cáo nghiệm thu 01/11/2018 15/12/2018 5 - Lý do thay đổi (nếu có): . 4 Người, cơ quan thực hiện - Trịnh Thị Thoa - Phạm Thị Lan - Huỳnh Minh Tuấn - Trịnh Thị Thoa - Phạm Thị Lan - Hà Thị Nhã Ca - Nguyễn Thị Hằng Nga - Phạm Thị Thủy - Lữ Thị Mộng Hương 15/12/2019 - Phạm Thị Lan - Võ Thị Mỹ Duyên 15/01/2020 29/03/2020 - Trịnh Thị Thoa - Phạm Thị Lan - Huỳnh Minh Tuấn . III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI 1. Sản phẩm KH & CN đã tạo ra: a) Sản phẩm Dạng I: Số TT 1 2 3 Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu Ngưỡng giá trị Adenosine triphosphate (ATP) của dụng cụ phẫu thuật Ngưỡng giá trị ATP của dụng cụ nội soi chẩn đoán Ngưỡng giá trị ATP của bề mặt môi trường Đơn vị đo Danh mục Số lượng 1 Theo kế hoạch 1 Thực tế đạt được 1 Danh mục Danh mục 1 1 1 1 1 1 - Lý do thay đổi (nếu có): b) Sản phẩm Dạng II: Số TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Theo kế hoạch Thực tế đạt được Ghi chú 1 - Lý do thay đổi (nếu có): c) c) Sản phẩm Dạng III: Số TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Theo Thực tế kế hoạch đạt được Số lượng, nơi công bố (Tạp chí, nhà xuất bản) 1 - Lý do thay đổi (nếu có): d) Kết quả đào tạo: Số TT Cấp đào tạo, Chuyên ngành đào tạo 1 2 Thạc sỹ Tiến sỹ Số lượng Theo kế hoạch Thực tế đạt được Ghi chú (Thời gian kết thúc) - Lý do thay đổi (nếu có): đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Số TT Tên sản phẩm đăng ký Kết quả Theo kế hoạch 1 - Lý do thay đổi (nếu có): . 5 Thực tế đạt được Ghi chú (Thời gian kết thúc) . e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế Số TT Tên kết quả đã được ứng dụng Địa điểm (Ghi rõ tên, địa chỉ nơi ứng dụng) Thời gian Kết quả sơ bộ 1 2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại: a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Đề tài bước đầu đánh giá hiệu quả tái xử lý dụng cụ và làm sạch bề mặt môi trường thông qua giá trị năng lượng hữu cơ tồn dư A3 (ATP-ADP-AMP) b) Hiệu quả về kinh tế xã hội: Hiệu quả về kinh tế sẽ là hướng phát triển tiếp theo của đề tài. 3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài: Số TT I II Nội dung Thời gian thực hiện Ghi chú (Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ trì…) Báo cáo tiến độ Báo cáo giám định giữa kỳ Chủ nhiệm đề tài (Họ tên, chữ ký) . Thủ trưởng tổ chức chủ trì (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) 6 . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Error! Bookmark not defined. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................10 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................11 Chương 1 - TỔNG QUAN Y VĂN ..............................................................................12 Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................16 Chương 3 - KẾT QUẢ - BÀN LUẬN ..........................................................................26 3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ..................................................................................26 3.2. Giá trị A3 (ATP-AMP-ADP) ...........................................................................27 3.2.1.Giá trị A3 của dụng cụ phẫu thuật mổ mở ...................................................27 3.2.2.Giá trị A3 của dụng cụ phẫu thuật nội soi ...................................................28 3.2.3.Giá trị A3 của dụng cụ nội soi chẩn đoán ....................................................28 3.2.4.Giá trị A3 (ATP-AMP-ADP) của bề mặt môi trường .................................29 3.3. So sánh giá trị A3 (ATP-AMP-ADP) tại các thời điểm (1) Sau khi làm sạch và (2) Sau khi khử khuẩn ......................................................................................30 3.3.1.So sánh giá trị A3 của dụng cụ phẫu thuật mổ mở theo thời điểm xử lý ....30 3.3.2. So sánh giá trị A3 của dụng cụ phẫu thuật nội soi theo thời điểm xử lý ....31 3.3.3. So sánh giá trị A3 của dụng cụ nội soi chẩn đoán theo thời điểm xử lý ....32 3.3.4.So sánh giá trị A3 của bề mặt môi trường thường xuyên tiếp xúc tại thời điểm trước vệ sinh và sau vệ sinh khử khuẩn .......................................................33 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá trị A3 (ATP-AMP-ADP) ..............34 3.4.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị A3 của dụng cụ phẫu thuật mổ mở ........34 3.4.2.Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn của dụng cụ phẫu thuật nội soi 36 3.4.4.Sự khác biệt giá trị A3 của môi trường........................................................39 3.4.5.Thiết lập ngưỡng A3 ....................................................................................42 3.4.5.1. Ngưỡng A3 nhóm dụng cụ sau khi khử khuẩn ......................................42 3.4.5.2. Ngưỡng A3 nhóm bề mặt môi trường sau khi vệ sinh khử khuẩn ........43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49 PHỤ LỤC ......................................................................................................................50 . 7 . DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ................................................................................26 Bảng 2. Giá trị A3 của dụng cụ phẫu thuật mổ mở ......................................................27 Bảng 3. Giá trị A3 của dụng cụ phẫu thuật nội soi ......................................................28 Bảng 4. Giá trị A3 của dụng cụ nội soi chẩn đoán ......................................................28 Bảng 5. Giá trị A3 của bề mặt môi trường ...................................................................29 Bảng 6. So sánh giá trị A3 của dụng cụ phẫu thuật mổ mở theo thời điểm xử lý .......30 Bảng 7. So sánh giá trị A3 của dụng cụ phẫu thuật nội soi theo thời điểm xử lý .......31 Bảng 8. Bảng so sánh giá trị A3 của dụng cụ nội soi chẩn đoán theo thời điểm xử lý 32 Bảng 9. So sánh giá trị A3 bề mặt môi trường thường xuyên tiếp xúc theo tại thời điểm trước vệ sinh và sau vệ sinh khử khuẩn .........................................................................33 Bảng 10. Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn của từng loại dụng cụ phẫu thuật mổ mở ............................................................................................................................34 Bảng 11. Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn bằng tay và bằng máy ...............35 Bảng 12. Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn tại các vị trí trên dụng cụ phẫu thuật mổ mở ...................................................................................................................36 Bảng 13. Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn của từng loại dụng cụ phẫu thuật nội soi ............................................................................................................................36 Bảng 14. Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn bằng tay và bằng máy ...............37 Bảng 15. Sự khác biệt của chỉ số A3 sau khử khuẩn tại các vị trí trên dụng cụ phẫu thuật nội soi ............................................................................................................................38 Bảng 16. Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn của từng loại dụng cụ nội soi chẩn đoán ...............................................................................................................................38 Bảng 17. Sự khác biệt của chỉ số A3 sau khử khuẩn trên các vị trí của dụng cụ nội soi chẩn đoán ......................................................................................................................39 Bảng 18. Sự khác biệt của chỉ số A3 sau vệ sinh khử khuẩn tại các khu vực bề mặt môi trường ............................................................................................................................39 Bảng 19. Sự khác biệt của chỉ số A3 sau khử khuẩn trên các vị trí tại khu vực chăm sóc người bệnh .....................................................................................................................40 Bảng 20. Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn trên các vị trí tại khu vực hành chính ..............................................................................................................................40 . 8 . Bảng 21. Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn trên các vị trí bề mặt trên xe tiêm41 Bảng 22. Sự khác biệt của giá trị A3 sau khử khuẩn trên các vị trí bề mặt nhà vệ sinh41 Bảng 23. Kết quả vi sinh của dụng cụ sau khi khử khuẩn ............................................42 Bảng 24. Giá trị A3 của dụng cụ sau khử khuẩn theo kết quả vi sinh .........................42 Bảng 25. Kết quả vi sinh của bề mặt môi trường sau khi vệ sinh, khử khuẩn .............43 Bảng 26. Giá trị A3 của bề mặt môi trường sau vệ sinh, khử khuẩn theo kết quả vi sinh .......................................................................................................................................44 . 9 . ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong các loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế phổ biến nhất, chiếm 31% trong tổng số trường hợp nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ là 3%, trong đó khoảng ¾ trường hợp tử vong là trực tiếp do nhiễm khuẩn vết mổ. Một trong những vấn đề quan trọng nhằm phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là xử lý dụng cụ phẫu thuật tái sử dụng, bao gồm các quá trình làm sạch, khử nhiễm, khử khuẩn, tiệt khuẩn rất phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Tuy nhiên, quy trình xử lý dụng cụ phẫu thuật tái sử dụng tại Việt Nam lại có sự khác biệt giữa các Bệnh viện, phụ thuộc vào điều kiện hoạt động và cơ sở vật chất của từng Bệnh viện. Trong khi việc kiểm soát chất lượng xử lý dụng cụ phẫu thuật tái sử dụng chỉ tập trung vào kiểm soát quá trình tiệt khuẩn, mà chưa chú trọng vào kiểm soát quá trình làm sạch. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế (2007), tại Việt Nam chỉ có 67% BV có đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, việc làm sạch bằng tay chiếm 85%, 20 - 40% Bệnh viện có kiểm soát chủ động chất lượng khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ. Vì vậy dụng cụ tái xử lý đòi hỏi phải được kiểm tra độ sạch trong suốt quá trình làm sạch. Hiện tại, phương tiện chính để kiểm tra độ sạch là dựa vào kiểm tra trực quan, tuy nhiên, đánh giá trực quan có những hạn chế và phải áp dụng kiểm tra bổ sung với các phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hoặc xác định lượng máu tồn dư hoặc protein tồn dư trên dụng cụ. Tuy nhiên, các phương pháp này cũng có những bất lợi như không thể đọc kết quả ngay lập tức; sự hiện diện của vi khuẩn có thể dễ dàng bị bỏ qua vì một số sinh vật đòi hỏi điều kiện tăng trưởng cụ thể và thời gian nuôi cấy dài. Hơn nữa, việc giải thích kết quả của các xét nghiệm protein tồn dư lại chủ quan vì đòi hỏi phải so sánh với bảng chuyển đổi màu. Nhiều nghiên cứu chứng minh có mối tương quan giữa mức độ ô nhiễm môi trường và nhiễm khuẩn bệnh viện. Sự nhiễm bẩn bề mặt bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải một số vi sinh vật liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, do đó phương pháp đánh giá công tác làm sạch của nhân viên vệ sinh và . 10 . nhân viên y tế đối với các bề mặt môi trường và các dụng cụ chăm sóc bệnh nhân trở nên đặc biệt quan trọng. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM là một bệnh viện đa khoa hạng I, thế mạnh nổi trội là ngoại khoa, với số lượng mổ trung bình từ 90 - 100 ca/ngày. Do vậy, việc đảm bảo kiểm soát chất chất lượng trong quy trình xử lý dụng cụ phẫu thuật và vệ sinh khử khuẩn bề mặt môi trường là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo an toàn người bệnh và chất lượng khám chữa bệnh. Chính những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Hiệu quả tái xử lý dụng cụ và làm sạch bề mặt môi trường tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM thông qua giá trị năng lượng hữu cơ tồn dư trong năm 2018”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định giá trị A3 (ATP-ADP-AMP) dụng cụ (phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi, nội chẩn đoán), bề mặt môi trường trong quá trình làm sạch và thiết lập ngưỡng giá trị A3 ở các nhóm dụng cụ và các bề mặt môi trường đạt yêu cầu làm sạch. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định giá trị A3 của dụng cụ (phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi, nội chẩn đoán) và bề mặt môi trường trong quá trình làm sạch. 2. So sánh giá trị A3 ở các nhóm dụng cụ và bề mặt môi trường tại các thời điểm: sau khi làm sạch và sau khi khử khuẩn. 3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chỉ số làm sạch của dụng cụ và bề mặt môi trường. 4. Thiết lập ngưỡng giá trị A3 ở các nhóm dụng cụ và các bề mặt môi trường đạt yêu cầu làm sạch. . 11 . Chương 1 - TỔNG QUAN Y VĂN Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) có thể lan truyền bằng nhiều đường như tay nhân viên, dụng cụ chăm sóc, các bề mặt môi trường, nước, không khí. Nhiều NKBV được gây ra bởi sự lan truyền từ bệnh nhân này đến bệnh nhân khác thông qua nhân viên y tế chủ yếu do họ đã tiếp xúc với bề mặt môi trường có mầm bệnh, sau đó không rửa tay trong chăm sóc bệnh nhân hoặc không áp dụng các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác [1, 2]. Thống kê cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển [2]. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tại Mỹ mỗi năm có 2 triệu người mắc và có khoảng 230.000 người chết [3]. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh, tăng chi phí điều trị và là một trong những chỉ số phản ánh chất lượng chuyên môn của bệnh viện [1]. Các biện pháp can thiệp như rửa tay thích hợp, làm sạch bề mặt, dinh dưỡng tốt, đủ nhân viên y tế, quản lý sự thông khí tốt, chỉ định đặt sonde tiểu và đường truyền tĩnh mạch hợp lý đảm bảo vô khuẩn ngoài ra sử dụng bộ lọc không khí có hiệu quả sẽ làm giảm đến mức có ý nghĩa tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện [4]. Hầu hết các chiến dịch kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện được gây nhiều sự quan tâm của nhân viên y tế cũng như tiết kiệm được chi phí y tế. Nhiều biện pháp can thiệp không dùng thuốc có thể giảm sử dụng kháng sinh cho người bệnh, điều này sẽ làm giảm nguy cơ kháng thuốc và tăng tính hữu hiệu của kháng sinh cho những người bệnh [4]. Môi trường là nơi tập trung các tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ người bệnh/ người mang mầm bệnh (colonization) họ có thể là NVYT, khách thăm…) và khi có sự phơi nhiễm của người bệnh, người nhà người bệnh, NVYT với các mầm bệnh này, sự lây nhiễm sẽ xảy ra. Do vây, môi trường bệnh viện có thể trở thành một nguồn gây NKBV, đặc biệt là với những người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao (người già, trẻ sơ sinh, người mắc bệnh mãn tính, người suy giảm miễn dịch). Vì vậy, vấn đề làm sạch môi trường nhất là môi trường bệnh viện ngày càng nhận nhiều sự quan tâm bởi một môi trường sạch giúp người bệnh thoải mái, an tâm . 12 . điều trị, tăng sự hài lòng khách thăm. Để giám sát làm sạch môi trường bệnh viện và các mục tiêu khác, trước đây thường giám sát định tính, cảm nhận bằng mắt thường nhận xét sạch còn nhiều cảm tính, ngày nay có nhiều phương pháp giám sát làm sạch hơn giúp có kết quả nhanh chóng trong thời gian 10 giây, với các phương pháp như nuôi cấy truyền thống phải mất từ 24 - 48 giờ, đánh dấu huỳnh quang, định lượng mức độ Adenosine triphosphate (ATP), nuôi cấy cho khuẩn lạc hiếu khí đếm (ACC), nuôi cấy bề mặt thu được bằng trượt Agar tất cả các phương pháp đều rất dễ thực hiện, cho phép đánh giá hiệu quả làm sạch từ đó có biện pháp nhắc nhở, đào tạo nhân viên làm sạch. Một nghiên cứu của Graham và cộng sự năm 2011 tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess Hoa Kỳ sử dụng 4 phương pháp: đánh dấu huỳnh quang (PM), đếm vi khuẩn lạc hiếu khí (ACC), bằng mắt, định lượng mức độ Adenosine triphosphate lần lượt như sau: 72%, 57%, 49% và 66%. Sử dụng (ACC) làm chất so sánh vi sinh, độ nhạy của kiểm tra trực quan (FM) và ATP để phát hiện bề mặt sạch lần lượt là 60%, 51% và 70%; độ đặc hiệu của kiểm tra trực quan, ACC, FM và ATP là 52%, 56% và 44% [5] Giám sát làm sạch các mục tiêu quan trọng nhằm giảm truyền mầm bệnh bằng phương pháp Adenosine triphosphate (ATP) dễ sử dụng có kết quả nhanh nhưng ít được các bệnh viện chú ý bởi thiếu nhiều chứng cứ và so sánh với phương pháp đếm tế bào truyền thống ở mức yếu đến trung bình. Bởi phát quang sinh học (ATP) không phải là phương pháp chuẩn hóa mỗi công cụ có các giá trị chuẩn khác nhau, không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) các chất hữu cơ còn sót sau khi làm sạch trên các bề mặt dụng cụ có thể can thiệp vào quy trình khử khuẩn dụng cụ bởi vì phản ứng hóa học sẽ xảy ra giữa dung dịch khử khuẩn và các chất hữu cơ bám trên bề mặt và làm giảm hiệu quả tác dụng của hóa chất ngoài ra chất hữu cơ còn là hàng rào vật lý bảo vệ vi sinh vật [8]. Hiện tại, chỉ có thể nói rằng kỹ thuật này có thể được sử dụng để đánh giá mức đô sạch bề mặt bệnh viện, trong thời gian thực tế nào đó chưa phải là tuyệt đối, ở các nước như Mỹ, Anh thường sử dụng phương pháp này [9]. Phương pháp giám sát làm sạch bằng (ATP) thường tìm thấy ở tất cả các sinh vật sống nơi chúng tạo ra hiệu ứng bằng . 13 . cơ chế nội bào và ngoại bào. (ATP) nội bào chủ yếu được sử dụng để thúc đẩy các quá trình vận chuyển năng lượng một cách tích cực, vận động tế bào và tổng hợp, trong khi (ATP) ngoại bào được coi là một phân tử mạnh mẽ. Do đó, (ATP) là một phân tử linh hoạt hơn so với việc cung cấp năng lượng cho sinh vật và sự hiện diện của (ATP) trên bề mặt cho thấy làm sạch không đúng cách sẽ có sự hiện diện của ô nhiễm các vi khuẩn hữu cơ. Mặc dù sự tồn tại của (ATP) không phải lúc nào cũng có nghĩa là sự hiện diện của các tế bào sống, nhưng mức (ATP) cao thể hiện nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Theo (CDC) việc sử dụng (ATP) là một trong những phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá nhanh hiệu quả của việc làm sạch môi trường [8]. Tuy nhiên, các hệ thống xét nghiệm (ATP) thông thường có một hạn chế là (ATP) bị phân giải nếu gặp nhiệt, axit, kiềm và enzym chuyển hóa thành adenosine diphosphate (ADP) và adenosine monophosphate (AMP). Bởi vì các xét nghiệm (ATP) thông thường không thể phát hiện các chất bẩn hữu cơ có kích thước nhỏ. Vì thế gần đây, một hệ thống giám sát vệ sinh bề mặt mới để đo tổng hàm lượng adenylate [ATP + ADP + AMP, (A3)] được nhiều bệnh viện sử dụng dựa trên xét nghiệm luciferin-luciferase cộng với sự kết hợp của hai enzyme, pyruvate kinase và pyruvate phosphate dikinase cho xét nghiệm phát quang sinh học Adenosine triphosphate, Adenosine diphosphate, Adenosine monophosphate (ATP-ADP-AMP) trong chiết xuất tế bào vi khuẩn, phương pháp này sẽ đánh giá sự có mặt chất hữu cơ trên bề mặt môi trường cùng sự nhiễm bẩn vi sinh vật. So với phương pháp (ATP) thì (A3) có độ nhạy cao gấp 20 lần khi giám sát đôi bàn tay đã được làm sạch và sau làm sạch dụng cụ nội soi dạ dày, đại tràng lần lượt 38 lần. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của phương pháp (A3) giúp các bệnh viện sử dụng rộng rãi đánh giá hiệu quả làm sạch là bước đầu tiên ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan chăm sóc sức khỏe [7]. Nhiều nghiên cứu chứng minh có mối tương quan giữa mức độ ô nhiễm môi trường và nhiễm khuẩn bệnh viện. Sự nhiễm bẩn bề mặt bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải một số vi sinh vật liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, do đó phương pháp đánh giá công tác làm sạch của nhân viên vệ sinh và nhân viên y tế đối với . 14 . các bề mặt môi trường và các dụng cụ chăm sóc bệnh nhân trở nên đặc biệt quan trọng [9]. Hơn nữa, phép đo (A3) có liên quan đến sự hiện diện của chất hữu cơ không chỉ có nguồn gốc vi sinh vật, mà còn cả máu, mô protein, tế bào da và những vị trí thường xuyên bị ô nhiễm như bề mặt các thiết bị trong phòng mổ. Ngoài ra, nhiều yếu tố có thể can thiệp vào phương pháp phát quang sinh học, tăng hoặc giảm chỉ số: sử dụng chất khử khuẩn gốc natri hypoclorit hoặc sự hiện diện của dư lượng hóa chất, đặc tính của bề mặt [7]. Việc đánh giá thử nghiệm (A3) để theo dõi vệ sinh môi trường ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe đã được khuyên dùng. Vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đánh giá tính hữu ích của thử nghiệm (A3) để chứng minh mức độ sạch các bề mặt và vật dụng trong chăm sóc sức khỏe và so sánh độ nhạy giữa (A3) với phương nuôi cấy định lượng vi khuẩn truyền thống, mong muốn có kết quả nhanh chính xác nhanh chóng kịp thời nhắc nhở nhân viên làm vệ sinh môi trường và nhân viên y tế thực hiện đúng quy trình sẽ giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Một nền an ninh sức khỏe thực sự chỉ có thể có trên cơ sở một hệ thống giám sát, cảnh báo và đáp ứng y tế hiệu quả và có trách nhiệm. . 15 . Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu - Mô tả cắt ngang, nghiên cứu tiến cứu. - Phân tích kết quả theo phương pháp thống kê mô tả và thống kê phân tích. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thời gian: 01/05/2018 – 15/12/2019 - Địa điểm: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – Cơ sở 1 2.3. Đối tượng nghiên cứu - Dân số mục tiêu: (1) bộ dụng cụ phẫu thuật (trocar, ống hút, graper, kelly, kèm mang kim, kerisson, kèm gặm xương, banh vết thương); (2) bộ dụng cụ nội soi chẩn đoán tái xử lý tại Khoa Nội soi; (3) bề mặt môi trường ở khu vực Hồi sức tích cực *Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bề mặt có nguy cơ cao, các dụng cụ phẫu thuật có nhiều ngóc ngách khó vệ sinh. Dụng cụ nội soi khó làm sạch trong lòng ống 2.4. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể với độ chính xác tương đối: Trong đó: - n: lượt quan sát tối thiểu - Z: Trị số phân phối chuẩn (với độ tin cậy 95% thì α: Xác suất sai lầm loại 1 (α=0,05) p: Tỉ lệ sử dụng mong đợi 50% d: Sai số cho phép hợp lý (d=0,05) N= 560 mẫu ATP và 320 mẫu vi sinh - Dụng cụ phẫu thuật: 240 mẫu ATP và 160 mẫu vi sinh Dụng cụ nội soi chẩn đoán:150 mẫu ATP và 75 mẫu vi sinh . 16 = 1,96 . - Bề mặt môi trường: 170 mẫu ATP và 85 mẫu vi sinh 2.5. Phương pháp chọn mẫu 2.5.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Dụng cụ phẫu thuật (1) bộ tổng quát lớn (trocar, ống hút, graper, kelly); (2) bộ cột sống lưng (kèm mang kim, kerisson, kèm gặm xương, banh vết thương) - Dụng cụ nội soi chẩn đoán (ống nội soi dạ dày, đại tràng, tá tràng) - Bề mặt môi trường thường xuyên tiếp xúc (hight-touch): vị trí cố định bên trong phòng/giường bệnh, trang thiết bị y tế bên ngoài và khu vực hành chính 2.5.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Dụng cụ sau xử lý đã sấy khô - Dụng cụ không được làm sạch tại khu vực xử lý đã chọn mà chuyển từ nơi khác đến - Dụng cụ rỉ sét 2.6. Thu thập số liệu 2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu - Sử dụng Phiếu nghiên cứu để ghi nhận các thông tin liên quan: (1) Thông tin chung, (2) Loại và số lượng dụng cụ và bề mặt được đánh giá ATP, (3) Loại và số lượng dụng cụ và bề mặt được đánh giá vi sinh 2.6.2. Dụng cụ thu thập số liệu - Phiếu nghiên cứu 2.6.3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả 2.6.4. Phương pháp lấy mẫu A3 - Công cụ và vật liệu nghiên cứu  Máy đo ATP (Lumitester PD-30)  Que LuciPac A3 surface  Tăm bông, ống nghiệm lấy mẫu vi sinh  Kính lup . 17 .  Viết lông, viết bi  Bảng tiêu chuẩn chọn mẫu  Biểu mẫu thu thập số liệu  Trang phục phòng hộ cá nhân theo quy định  Họp đựng bộ kit kiểm tra - Quy trình lấy mẫu ATP STT Nội dung thực hiện Hình ảnh minh họa - Lấy que ra khỏi ống, làm ẩm que 1 dưới vòi nước chảy (nước vô khuẩn) - Lấy mẫu bề mặt dụng cụ đã chọn, 2 dùng que quẹt theo đường ziczac, vừa quẹt vừa xoay đầu tăm bông. Lặp lại 2 lần. - Cho que vào ống và ấn xuống cho 3 đầu tăm bồng ngập trong dung dịch để kích hoạt phản ứng sinh học . 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất