Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Hiệu quả của fluor hóa nước máy tại thành phố hồ chí minh (từ năm 1990 đến năm 2...

Tài liệu Hiệu quả của fluor hóa nước máy tại thành phố hồ chí minh (từ năm 1990 đến năm 2012)

.PDF
172
505
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  HOÀNG TRỌNG HÙNG HIỆU QUẢ CỦA FLUOR HÓA NƯỚC MÁY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2012) LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG TRỌNG HÙNG HIỆU QUẢ CỦA FLUOR HÓA NƯỚC MÁY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2012) CHUYÊN NGÀNH: RĂNG-HÀM-MẶT MÃ SỐ: 62720601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học:: PGS.TS. NGÔ THỊ QUỲNH LAN TS. NGÔ ĐỒNG KHANH Thành phố Hồ Chí Minh, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án được đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.” Tác giả Hoàng Trọng Hùng i MỤC LỤC Trang Mục lục i Danh mục từ viết tắt iii Danh mục các bảng iv Danh mục các biểu đồ và sơ đồ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4 1.1. Fluor hóa nước máy ................................................................................................... 4 1.2. Đo lường tình trạng sâu răng.................................................................................. 18 1.3. Tình trạng răng nhiễm fluor ................................................................................... 23 1.4. Đo lường chất lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ răng miệng .............. 26 1.5. Đánh giá kinh tế y tế của các chương trình chăm sóc SKRM ...................... 33 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........36 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................36 2.2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................36 2.3. Biến nghiên cứu ...................................................................................46 2.4. Kiểm soát sai lệch chọn lựa .................................................................48 2.5. Công cụ thu thập dữ liệu ......................................................................48 2.6. Kiểm soát sai lệch thông tin .................................................................48 2.7. Xử lý dữ liệu và phân tích thống kê.....................................................49 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................52 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................52 3.2. Hiệu quả giảm sâu răng sữa .................................................................55 3.3. Hiệu quả giảm sâu răng vĩnh viễn .......................................................65 3.4. Tình trạng răng nhiễm fluor sau fluor hóa nước máy ..........................73 3.5. Child-OIDP của trẻ 12 tuổi tại Tp.HCM năm 2012 ............................85 3.6. Tổn phí – lợi ích của fluor hóa nước máy tại Tp.HCM .......................92 ii CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................97 4.1. Đặc điểm về vùng và mẫu nghiên cứu.................................................97 4.2. Hiệu quả giảm sâu răng sữa của fluor hóa nước máy tại Tp.HCM .....101 4.3. Hiệu quả giảm sâu răng vĩnh viễn của fluor hóa nước máy ................108 4.4. Tình trạng răng nhiễm fluor sau fluor hóa nước máy tại Tp.HCM .....120 4.5. Child-OIDP của trẻ 12 tuổi giữa F+ và F- của Tp.HCM .....................131 4.6. Tổn phí – lợi ích của fluor hóa nước máy tại Tp.HCM .......................135 KẾT LUẬN .....................................................................................................141 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................145 CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt CDC Centers for Disease Control Trung Tâm dự phòng và Kiểm and Prevention soát bệnh tật Hoa Kỳ Community Fluorosis Index Chỉ số nhiễm fluor cộng đồng CFI Chỉ số tác động răng miệng lên Child-OIDP sinh hoạt hàng ngày của trẻ em CS Cộng sự ĐLC Độ Lệch Chuẩn F Fluoride Fluor F- Không có fluor hoá nước máy F+ Có fluor hoá nước máy KTC95% Khoảng tin cậy 95% Log Logarithm Lôgarít OR Odds Ratio Tỷ số số chênh P Ppm Giá trị p Part Per Million Răng Hàm Mặt RHM SE Phần triệu Standard Error Sai số chuẩn SKRM Sức khoẻ răng miệng SMT-MR Sâu Mất Trám mặt răng vĩnh viễn smt-mr Sâu Mất Trám mặt răng sữa SMT-R Sâu Mất Trám răng vĩnh viễn smt-r Sâu Mất Trám răng sữa TB Trung bình Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh WHO World Health Organization Tổ Chức Y tế Thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 3.15 3.16 3.17 3.18 3.19 Nội dung Những hướng dẫn về nồng độ fluor trong nước theo những điều kiện khí hậu khác nhau Kết quả nghiên cứu thử nghiệm fluor hóa nước máy tại 4 cặp thành phố của Hoa Kỳ Các chỉ số thường sử dụng và ít sử dụng để đo lường bệnh sâu răng Các tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán phân biệt tình trạng răng nhiễm fluor Các chỉ số đo lường chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng Phân biệt đặc tính của các đánh giá kinh tế trong những chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng Phân bố tỷ lệ % trẻ 3 tuổi theo giới tính, vùng và năm điều tra Phân bố tỷ lệ % trẻ 5 tuổi theo giới, vùng và năm điều tra Phân bố tỷ lệ % trẻ 8 tuổi theo giới, vùng và năm điều tra Phân bố tỷ lệ % trẻ 12 tuổi theo giới tính, vùng và năm điều tra Phân bố tỷ lệ % trẻ 15 tuổi theo giới tính, vùng và năm điều tra Trung bình smt-r và smt-mr của trẻ 3 tuổi Mô hình hồi quy logistic của tỷ lệ % trẻ 3 tuổi có sâu răng (smtr1) theo các yếu tố vùng cư ngụ, giới tính và năm điều tra Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát về mối liên quan của smtmr ở trẻ 3 tuổi với năm điều tra và vùng cư ngụ (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Thay đổi smt-r và smt-mr của trẻ 5 tuổi Mô hình hồi quy logistic của tỷ lệ % trẻ 5 tuổi có sâu răng (smtr1) với các yếu tố vùng và năm điều tra Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát về mối liên quan của smtmr ở trẻ 5 tuổi với năm điều tra và vùng cư ngụ (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Thay đổi smt-r và smt-mr của trẻ 8 tuổi Mô hình hồi quy logistic của tỷ lệ phần trăm trẻ 8 tuổi có sâu răng (smtr  1) với các yếu tố vùng và năm điều tra (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát về mối liên quan của smtmr ở trẻ 8 tuổi với năm điều tra và vùng cư ngụ (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Thay đổi SMT-R và SMT-MR của trẻ 12 tuổi Mô hình hồi quy logistic của tỷ lệ phần trăm trẻ 12 tuổi có sâu răng (SMTR  1) với các yếu tố vùng và năm điều tra (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát về mối liên quan của SMTMR ở trẻ 12 tuổi với năm điều tra và vùng cư ngụ (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Thay đổi SMT-R và SMT-MR của trẻ 15 tuổi Mô hình hồi quy logistic của tỷ lệ phần trăm trẻ 15 tuổi có sâu răng (SMTR  1) với các yếu tố vùng và năm điều tra (có hiệu Trang 5 9 19 24 28 33 52 53 53 54 54 56 57 58 60 60 61 63 64 65 67 68 69 71 72 v 3.20 3.21 3.22 3.23 3.24 3.25 3.26 3.27 3.28 3.29 3.30 3.31 3.32 3.33 3.34 3.35 3.36 3.37 3.38 3.39 chỉnh theo giới tính của trẻ) Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát (GLMS) của SMT-MR ở trẻ 15 tuổi theo vùng điều tra, năm điều tra và giới tính của trẻ Tỷ lệ % nhiễm fluor răng mức độ rất nhẹ trở lên của trẻ 8 tuổi theo vùng, năm điều tra và giới tính của trẻ Điểm số trung bình và ý nghĩa cộng đồng của CFI ở trẻ 8 tuổi theo vùng, giới tính và năm điều tra Mô hình hồi quy logistic của tỷ lệ phần trăm trẻ 8 tuổi có nhiễm fluor răng mức độ rất nhẹ trở lên (DEAN1) với các yếu tố vùng và năm điều tra (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát về mối liên quan của CFI ở trẻ 8 tuổi với năm điều tra và vùng cư ngụ (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Tỷ lệ % nhiễm fluor răng mức độ rất nhẹ trở lên của trẻ 12 tuổi theo vùng và năm điều tra Điểm số CFI trung bình của trẻ 12 tuổi theo vùng và năm điều tra Mô hình hồi quy logistic của tỷ lệ phần trăm trẻ 12 tuổi có nhiễm fluor răng mức độ rất nhẹ trở lên (DEAN1) với các yếu tố vùng và năm điều tra (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát (GLMs) của chỉ số CFI ở trẻ 12 tuổi theo vùng điều tra, năm điều tra có hiệu chỉnh với giới tính của trẻ Tỷ lệ % nhiễm fluor răng mức độ rất nhẹ trở lên của trẻ 15 tuổi theo vùng và năm điều tra Điểm số CFI trung bình của trẻ 15 tuổi theo vùng và năm điều tra Mô hình hồi quy logistic của tỷ lệ phần trăm trẻ 15 tuổi có nhiễm fluor răng mức độ rất nhẹ trở lên (DEAN1) với các yếu tố vùng và năm điều tra (có hiệu chỉnh theo giới tính của trẻ) Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát (GLMS) của chỉ số CFI ở trẻ 15 tuổi theo vùng điều tra, năm điều tra có hiệu chỉnh với giới tính của trẻ So sánh tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có các vấn đề răng miệng (tự cảm nhận) trong 3 tháng “gần đây” giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước So sánh tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên 8 hoạt động sống hàng ngày giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước Phân bố điểm Child-OIDP trung bình của trẻ 12 tuổi theo 8 hoạt động sống hàng ngày và theo vùng So sánh phạm vi tác động của các vấn đề răng miệng đến các hoạt động hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước máy Mức độ tác động của các vấn đề răng miệng lên hoạt động hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước Nguyên nhân ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh So sánh hiệu quả giảm sâu răng sữa (giảm smt-r/smt-mr và tỷ lệ % không sâu răng) của trẻ 3 tuổi và trẻ 5 tuổi ở các thời điểm fluor hoá nước với nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F 72 73 75 76 76 77 79 80 80 82 83 84 84 86 87 88 88 89 91 92 vi 3.40 3.41 3.42 3.43 So sánh hiệu quả giảm sâu răng vĩnh viễn (giảm SMT-R/SMTMR và tỷ lệ % không sâu răng) của trẻ 12 tuổi và trẻ 15 tuổi ở các thời điểm fluor hoá nước máy với nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F Tổng chi phí bổ sung fluor ở nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F tại nhà máy nước Thủ Đức và Tân Hiệp trong năm 2010, 2012 và 2012 Ước tính chi phí fluor hoá nước cho một cá thể sống ở vùng có fluor hoá nước tại thành phố Hồ Chí Minh ở nồng độ 0,7 ppm và 0,5 ppm F Ước tính chi phí dự phòng sâu răng cho trẻ 3 tuổi, 5 tuổi, 12 tuổi và 15 tuổi ở nồng độ 0,7 ppm và 0,5 ppm F 93 94 95 96 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Số biểu đồ /sơ đồ 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 1.1 Nội dung Thay đổi tỷ lệ % (KTC95%) sâu răng sữa của trẻ 3 tuổi ở vùng F+ và F- (Kiểm định 2, 1989: p>0,05; 1993 & 2012: p<0,001) Thay đổi tỷ lệ % (KTC95%) sâu răng sữa của trẻ 5 tuổi ở vùng F+ và F- (Kiểm định 2, 1989: p>0,05; 2000 & 2012: p<0,001) Thay đổi tỷ lệ % (KTC95%) sâu răng sữa của trẻ 8 tuổi ở vùng F+ và F- (Kiểm định 2, 1993: p>0,05; 1998 & 2011: p<0,001) Thay đổi tỷ lệ % (KTC95%) sâu răng vĩnh viễn của trẻ 12 tuổi ở vùng F+ và F- (Kiểm định 2, 1989: p>0,05; 2003 & 2012: p<0,001) Thay đổi tỷ lệ % (KTC95%) sâu răng vĩnh viễn của trẻ 15 tuổi ở vùng F+ và F- (Kiểm định 2, 1989: p>0,05; 2003 & 2012: p<0,001) So sánh các mức độ nhiễm fluor (theo chỉ số Dean) ở trẻ 8 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước theo vùng cư ngụ và năm điều tra So sánh các mức độ nhiễm fluor răng (theo chỉ số Dean) ở trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước theo vùng cư ngụ và năm điều tra So sánh các mức độ nhiễm fluor răng (theo chỉ số Dean) ở trẻ 15 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước theo vùng cư ngụ và năm điều tra Nguyên nhân răng miệng ảnh hưởng lên 8 sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh So sánh tỷ lệ % sâu răng của trẻ 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh với trẻ 5 tuổi của một số nước Đông Nam Á So sánh trung bình smt-r của trẻ 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh với trẻ 5 tuổi của một số nước Đông Nam Á So sánh tỷ lệ % sâu răng của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh với trẻ 12 tuổi trong điều tra quốc gia (1989, 1999) và các điều tra ở các tỉnh thành So sánh trung bình SMT-R của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh với trẻ 12 tuổi trong điều tra quốc gia (1989, 1999) và các điều tra ở các tỉnh thành So sánh tỷ lệ % sâu răng của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh với trẻ 12 tuổi của các nước trong khu vực Châu Á So sánh trung bình khác biệt SMT-R (KTC95%) của trẻ 12 tuổi giữa vùng F+ và F- của Tp.HCM với các nghiên cứu trong tổng quan của McDonagh (2000) So sánh tỷ lệ nhiễm fluor răng* của trẻ 8 tuổi, 12 tuổi và 15 tuổi của thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ ghi nhận trong tổng quan của McDonagh và cộng sự (2000) ở hai nồng độ 0,4 ppm F và 0,5 ppm F Ma trận sâu răng của Liên Đoàn Nha Khoa Thế Giới FDI, 2012 Trang 55 59 62 66 70 75 78 83 90 104 104 110 111 113 116 123 22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Fluor ngăn ngừa sâu răng, fluor hóa nước là một trong những hình thức sử dụng fluor phổ biến để dự phòng sâu răng hữu hiệu nhất cho cộng đồng. Gần đây, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật của Hoa Kỳ (CDC) đã liệt kê chương trình fluor hóa nước vào một trong mười chương trình y tế quan trọng nhất của thế kỷ thứ 20 (CDC, 2000) [80]. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên trong cả nước đã thực hiện chương trình fluor hóa nước máy với nồng độ fluor trong nước là 0,70,1ppm F (1/1990) tại nguồn nước ra từ nhà máy nước Thủ Đức [23]. Tuy nhiên, nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,50,1ppm F vào tháng 6 năm 2000 [49] do phát hiện có tình trạng răng nhiễm fluor ở mức độ nhẹ trên trẻ em 8 tuổi của thành phố [8]. Hơn nữa, không phải tất cả các quận/huyện trong thành phố đều sử dụng nước máy đã được fluor hóa do hệ thống cấp nước công cộng không đủ nước máy để phân phối đầy đủ cho cả các quận/huyện trong toàn thành phố. Theo báo cáo của Trung Tâm Y tế Dự Phòng thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ fluor trong nước sinh hoạt của người dân thành phố thay đổi theo từng quận/huyện, cụ thể là từ 0,0 ppm đến 0,9 ppm fluor từ năm 1990 đến năm 2000 [44]. Từ khi thực hiện chương trình đến nay, nhiều công trình nghiên cứu đã báo cáo tính hiệu quả của fluor hóa nước trong việc làm giảm sâu răng cho trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như ghi nhận tình trạng răng nhiễm fluor của trẻ sống ở vùng fluor hóa nước máy của thành phố [8], [9], [11], [24], [25], [27], [31], [33], [46], [48]. Năm 2003, một dự án nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chương trình này sau 12 năm đã được thực hiện dưới sự phối hợp của các chuyên viên Nha Khoa Công Cộng tại thành phố Hồ Chí Minh để xem xét khía cạnh giảm sâu răng cũng như tình trạng răng nhiễm fluor là trên nhóm trẻ 12 tuổi, đây là đối tượng đã được hưởng toàn bộ chương trình fluor hóa nước máy với nồng độ 0,7 ppm F của thành phố từ khi sinh, và trẻ 15 tuổi là nhóm trẻ được hưởng chương trình này sau khi đã có bộ răng sữa. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh là fluor hóa nước với nồng độ 0,7 ppm F đã làm giảm đáng kể tỷ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng của trẻ em 12 cũng như 15 tuổi sống ở vùng có fluor hóa nước [27], đồng thời dự án nghiên cứu cũng phát hiện tình trạng răng nhiễm fluor ở mức độ giới hạn trong cộng đồng trẻ 12 và 15 tuổi sống ở vùng có fluor hóa nước của thành phố sau 12 năm triển khai [16]. 2 Các bằng chứng về hiệu quả của chương trình fluor hóa nước tại thành phố với nồng độ 0,7 ppm F trong nước máy đã được chứng minh rõ ràng trong những nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, việc phân tích tổn phí của chương trình trên cơ sở hiệu quả giảm sâu răng đạt được vẫn chưa được đề cập trong nghiên cứu này. Hơn nữa, từ khi điều chỉnh nồng độ fluor trong nước từ 0,7 ppm F thành 0,5 ppm F đã có một số nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả giảm sâu răng sữa của nồng độ mới này trên trẻ 5 tuổi của thành phố Hồ Chí Minh tương đương với nồng độ 0,7 ppm F [48]. Thế nhưng, một đánh giá đầy đủ và chi tiết về hiệu quả cũng như tổn phí của chương trình ở nồng độ mới này hoàn toàn chưa được triển khai. Ngoài ra, những tranh cãi gần đây trên toàn cầu về vấn đề hiệu quả của việc fluor hóa nước cũng như thực trạng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh so với 20 năm về trước. Do đó, nước máy không còn là nguồn cung cấp fluor duy nhất để dự phòng sâu răng cho trẻ em cũng như cư dân của thành phố, đặc biệt trong bối cảnh kem đánh răng và những sản phẩm chăm sóc răng miệng có fluor được bán rộng rãi trên thị trường của thành phố hiện nay. Đứng trước những thách thức này cùng với việc phát triển nhanh của hệ thống các nhà máy cung cấp nước công và tư tại thành phố. Ngành RHM và các cơ quan liên quan của Thành phố đã đặt ra câu hỏi liệu có cần tiếp tục fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay hay không?. Thực sự hiệu quả của chương trình vẫn còn đạt được theo đúng những mục tiêu thiết lập ban đầu không? Nếu có, nồng độ fluor tối ưu trong nước uống để đạt hiệu quả giảm sâu răng tối đa và giảm thiểu nguy cơ nhiễm fluor trên răng cho trẻ em tại thành phố là bao nhiêu?.... Cuộc họp gần đây giữa Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Y tế Dự Phòng Tp.HCM, các cán bộ chủ chốt của các Nhà Máy nước trên toàn thành phố và các chuyên viên RHM của Khoa RHM, Đại Học Y Dược; Bệnh Viện RHM thành phố và Bệnh viện RHM Trung Ương Tp.HCM để thảo luận và bàn bạc về chiến lược tương lai của vấn đề dự phòng sâu răng bằng chương trình fluor hóa nước của thành phố. Cuộc họp cũng đã thống nhất việc tiếp tục fluor hóa nước tại thành phố và Ủy Ban nhân dân Tp.HCM, Sở Y tế cũng như các cơ quan liên quan yêu cầu ngành Răng Hàm Mặt thực hiện một dự án nghiên cứu để xác lập các bằng chứng khoa học chính xác về hiệu quả của chương trình này trong thời gian sớm nhất. 3 Đề tài nghiên cứu khoa học này, nhằm mục đích là để xác định bằng chứng hiệu quả của chương trình fluor hóa nước được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến nay. Tập trung vào chứng minh hiệu quả dự phòng sâu răng, giảm thiểu tình trạng răng nhiễm fluor theo sau việc điều chỉnh nồng độ fluor trong nguồn nước máy của thành phố vào năm 2000, cải thiện chất lượng cuộc sống của cá thể được hưởng chương trình, và định giá trị lợi ích về mặt kinh tế do chương trình mang lại. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định bằng chứng hiệu quả của fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến năm 2012, với các mục tiêu như sau: 1. Đánh giá hiệu quả giảm sâu răng răng sữa của việc fluor hóa nước máy ở nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F trên trẻ em 3 tuổi, 5 tuổi và 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1989 đến năm 2012. 2. Đánh giá hiệu quả giảm sâu răng răng vĩnh viễn việc fluor hóa nước máy ở nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F trên trẻ em 8 tuổi, 12 tuổi và 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1989 đến năm 2012. 3. Đánh giá sự thay đổi tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng nhiễm fluor răng, theo sau việc fluor hóa nước máy ở nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F trên trẻ em 8 tuổi, 12 tuổi và 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1989 đến năm 2012. 4. Đánh giá tác động của fluor hóa nước máy lên sinh hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua thang đo lường nha xã hội học Child-OIDP phiên bản Việt. 5. Xác định tổn phí-lợi ích của fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí Minh ở 2 nồng độ 0,7 ppm F và 0,5 ppm F. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. FLUOR HÓA NƯỚC MÁY: 1.1.1. Định nghĩa fluor hóa nước máy: Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ đã chính thức định nghĩa fluor hóa nước là sự điều chỉnh nồng độ fluor tự nhiên trong những nguồn nước cung cấp cho công cộng không có fluor lên một nồng độ tối ưu có lợi cho sức khỏe răng miệng [55]. 1.1.2. Nền tảng của fluor hóa nước: Fluor là một dạng biến đổi của Fluorine, chất tự nhiên này được tìm thấy trong nước, đất, cây cối, và thậm chí trong không khí. Một vài loại thức ăn hay uống, như trà và cá có chứa một lượng fluor đáng kể. Các đại dương trên thế giới có chứa một hàm lượng fluor tương đương hoặc cao hơn nồng độ được cho phép sử dụng trong các chương trình fluor hóa nước cộng đồng. Hầu như tất cả nguồn nước tự nhiên đều có chứa một hàm lượng fluor nhất định, nguồn nước bề mặt như nước sông, hồ và ao thường có nồng độ fluor thấp hơn là nguồn nước ngầm, như là nước giếng, đây là nguồn nước nằm trong lòng trái đất. Do hầu hết các nguồn nước ngọt có nồng độ fluor tự nhiên thấp hơn nồng độ tối ưu được khuyên là có lợi cho sức khỏe răng miệng, vì thế cần phải được điều chỉnh lên nồng độ tối ưu khi fluor hóa nước [193]. Viện Y Khoa và Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) xác nhận fluor là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe [130], [207]. Fluor hóa nước là một chương trình can thiệp cộng đồng lý tưởng vì: - Đem lại lợi ích cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. - Đảm bảo công bằng xã hội, không ưu tiên cho bất kỳ nhóm xã hội nào. - Tạo ra một sự bảo vệ liên tục mà không cần sự tuân thủ hay những nỗ lực của cá nhân, ngoại trừ việc uống nước có nồng độ fluor tối ưu. - Không cần sự hiện diện của các cá nhân trong cộng đồng tại một trung tâm y tế của địa phương như những chương trình dự phòng bệnh khác, chẳng hạn như là các chương trình miễn dịch. - Không cần trả chi phí cho các nhân viên y tế. - Không cần bảng theo dõi liều lượng mỗi ngày. - Không gây đau hay khó chịu như tiêm chủng. - Tiết kiệm chi phí rất đáng kể. 5 Từ năm 1950, mỗi bác sĩ y khoa tại Hoa Kỳ đều phải có bổn phận truyên tuyền và ủng hộ chương trình fluor hóa nước máy cho cộng đồng. Cho đến nay, có rất nhiều ý kiến chuyên môn ủng hộ cho chương trình này [195], [196], [197] . 1.1.3. Nồng độ fluor tối ưu: Nồng độ fluor hóa nước tối ưu cho các hệ thống cấp nước công cộng ở Hoa Kỳ thay đổi theo vùng địa lý và tùy theo nhiệt độ trung bình hàng năm của từng vùng. Nồng độ này nằm trong khoảng 0,7 ppm F đến 1,2 ppm F. Ppm và mg/l là 2 đơn vị tương đương nhau. 1 ppm tương ứng với 1 mg/l. Một số tài liệu ghi nhận đơn vị đo nồng độ fluor trong nước máy là ppm, một số khác ghi là mg/l. Tổng quan này sử dụng ppm. Galagan và Vermillion (1957) [110] ,[111] đã đề cập đến sự cân nhắc giữa nồng độ fluor trong nước uống và nhiệt độ hàng năm của địa phương trước khi tiến hành fluor hóa nước máy. Nồng độ fluor lý tưởng trong nước máy được mô tả trong y văn dựa trên cơ sở nhiệt độ tối đa hàng năm của địa phương và mối liên quan giữa nhiệt độ trung bình này với lượng nước uống vào (PHS: U.S. Public Health Service, 1962; National Research Council, 1993). Bảng bên dưới trình bày những hướng dẫn về nồng độ fluor thích hợp trong nước uống dưới những điều kiện khí hậu khác nhau. Bảng 1.1: Những hướng dẫn về nồng độ fluor trong nước theo những điều kiện khí hậu khác nhau [110], [111]. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm 10-12 12,1-14,6 14,7-17,7 17,8-21,4 21,5-26,2 26,3-32,5 Các hướng dẫn về nồng độ fluor trong nước (ppm F) Thấp Tối ưu Cao 0,9 0,8 0,8 0,7 0,7 0,6 1,2 1,1 1,0 0,9 0,8 0,7 1,7 1,5 1,3 1,2 1,0 0,8 Sở Y tế Công cộng Hoa Kỳ đã thiết lập các tiêu chuẩn cho các nồng độ fluor tối ưu trong nước uống ở Hoa Kỳ vào năm 1962. Những tiêu chuẩn này dựa trên nhiệt độ tối đa của không khí trung bình hàng năm. Phương pháp này được dựa trên công việc của Dean, Galagan và cộng sự, các tác giả này đã phát hiện nguyên tắc tiêu thụ nước uống nhiều hơn ở những vùng khí hậu nóng và ít đi ở những vùng khí hậu lạnh 6 [88], [89], [90], [91], [110]. Điều đó có nghĩa là, nhiệt độ trung bình hàng năm của cộng đồng càng cao, thì hàm lượng fluor trong nước uống càng thấp. Đối với mọi vùng địa lý của Hoa Kỳ, nồng độ fluor tối ưu trong nguồn nước uống công cộng được khuyên là 0,7 ppm F đến 1,2 ppm F, tùy theo khí hậu của từng vùng (Bảng 1.1) [125]. Tuy nhiên, nồng độ fluor tối ưu ở các quốc gia khác có thể không giống với Hoa Kỳ, nhưng hầu hết các giá trị gốc đều được dựa trên phương pháp của Hoa Kỳ. Một vài quốc gia (Hồng Kông, Singapore) có nồng độ fluor tối ưu trong nước uống là 0,5 ppm F. Một số quốc gia, như Canada, Singapore, Việt Nam, Ireland và Hồng Kông đã điều chỉnh nồng độ fluor tối ưu trong nước máy xuống mức thấp nhất, do gia tăng tình trạng răng nhiễm fluor. Việc điều chỉnh nồng độ fluor của các quốc gia này nhằm đạt mục đích gia tăng tối đa hiệu quả dự phòng sâu răng, và giảm thiểu nguy cơ nhiễm fluor răng trong bối cảnh cộng đồng đang sử dụng thêm nhiều nguồn fluor khác ngoài fluor trong nước uống. Úc đã thực hiện một đánh giá vào năm 1999 và đã quyết định giữ nồng độ fluor tối ưu trong nước ở mức 0,6 ppm F đến 1,1 ppm F. Nghĩa là, không thay đổi nồng độ so với lúc bắt đầu [63]. Một báo cáo năm 1994 của WHO đã khuyên các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, cần xem xét lại phạm vi của nồng độ fluor tối ưu trong nước để xác định giới hạn tối thiểu và tối đa thích hợp cho nồng độ này [207]. Tóm lại, fluor hóa nước máy là một biện pháp dự phòng ban đầu dựa trên cộng đồng, được thực thi nhằm tạo nền tảng vững chắc cho công tác dự phòng bệnh sâu răng, một trong những bệnh phổ biến nhất của trẻ em trên thế giới từ trước đến nay. 1.1.4. LỊCH SỬ FLUOR HÓA NƯỚC: Lịch sử fluor hóa nước máy ở Hoa Kỳ bắt đầu vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ thứ XX và chia làm 4 thời kỳ: (1) phát hiện lâm sàng, (2) giai đoạn nghiên cứu dịch tễ học, (3) thời kỳ chứng minh, và (4) giai đoạn chuyển giao công nghệ. 1.1.4.1. Thời kỳ thứ nhất: Đây là giai đoạn phát hiện lâm sàng, và cũng là giai đoạn nghiên cứu nguyên nhân của hiện tượng “lốm đốm men răng”, thời kỳ này kéo dài từ thập niên 1901 đến năm 1933. 7 Trong thời kỳ này, các nhà khoa học đã phát hiện ra tác nhân gây ra tình trạng lốm đốm men răng. Nghĩa là, tình trạng bất thường trên men răng của cư dân có liên quan đến nồng độ fluor trong nước uống cao [152]. 1.1.4.2. Thời kỳ thứ hai: Đây là thời kỳ của các nghiên cứu dịch tễ học để xác định mối liên quan giữa tình trạng răng nhiễm fluor và tình trạng sâu răng với nồng độ fluor trong các nguồn nước tự nhiên. Dean và cộng sự đã phát hiện ra vai trò của fluor trong dự phòng sâu răng cũng như gây ra tình trạng nhiễm fluor răng. Thời kỳ này kéo dài từ thập niên 1930 đến những năm đầu của thập niên 1940. Vào giữa thập niên 1930, Dean bắt đầu sử dụng thuật ngữ “tình trạng răng nhiễm fluor” thay cho “lốm đốm men răng” [85]. Năm 1942, Dean đã xây dựng chỉ số nhiễm fluor răng của cộng đồng [91]. Chỉ số này cho phép thu thập dữ liệu về tình trạng răng nhiễm fluor và vẽ thêm được biểu đồ mức độ trầm trọng của bệnh ngoài tỷ lệ bệnh chung như đã đề cập ở trên. Sau đó, Dean đã biến đổi chỉ số này và phân chia thành các mức độ nhiễm fluor, từ mức độ nhiễm rất nhẹ, đến đổi màu bề mặt răng và phá vỡ men răng, hư hại toàn bộ mặt răng. Chỉ số nhiễm fluor của Dean đã được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và vẫn được sử dụng cho đến ngày hôm nay, đặc biệt là cho những điều tra sức khỏe răng miệng lớn và những nghiên cứu có liên quan đến tình trạng này. Ngoài ra, trong suốt giai đoạn dịch tễ học này, các nhà nghiên cứu cũng đã đi tìm mối liên quan giữa hàm lượng fluor trong nước và sâu răng [88], [89], [90], [92]. Trong nghiên cứu 21 thành phố, Dean và cộng sự đã đưa ra những kết luận như sau: (1) Nồng độ fluor trong nước uống càng cao càng ít sâu răng, có nghĩa là có mối tương quan nghịch giữa hàm lượng fluor trong nước uống và sâu răng; (2) Hàm lượng fluor trong nước càng cao càng gây ra nhiều tình trạng nhiễm fluor răng, điều này có nghĩa là có mối liên quan thuận trực tiếp giữa hàm lượng fluor tự nhiên trong nước uống và tình trạng răng nhiễm fluor [88], [90]. Các kết quả nghiên cứu của Dean đã chứng minh rằng 1 ppm fluor trong nước uống có thể làm giảm sâu răng tối đa và có thể gây ra tình trạng răng nhiễm fluor nhưng ở mức có thể chấp nhận được. Ở nồng độ này, việc giảm sâu răng có thể đạt tới 60%, và khoảng 10% có tình trạng răng nhiễm fluor ở mức rất nhẹ. Dạng nhiễm fluor nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ không tìm thấy trong các cộng đồng có nồng độ fluor 8 trong nước uống 1 ppm. Chính vì vậy, nồng độ 1 ppm Fluor trong nước được xem là mốc chuẩn được Sở Y tế Công cộng Hoa Kỳ sử dụng để thiết lập nồng độ fluor tối ưu trong nước máy cấp cho cộng đồng là 0,7 ppm cho đến 1,2 ppm F. Nồng độ tối ưu này được xem là gia tăng tối đa hiệu quả giảm sâu răng và giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm fluor răng. 1.1.4.3. Thời kỳ thứ ba: Thời kỳ chứng minh Thời kỳ thứ 3 liên quan đến fluor hóa nước máy nhân tạo, bắt đầu từ năm 1945 đến nay, thời kỳ này đã mở ra một bước ngoặc lớn trong ngành nha về hiệu quả dự phòng sâu răng do fluor hóa nước máy mang lại. Năm 1945, người ta đã có đầy đủ bằng chứng về mặt dịch tễ học để chứng minh rằng nồng độ 1ppm fluor trong nước uống có hiệu quả dự phòng sâu răng [90], [92]. Điều này đã cho phép các nhà y tế công cộng của Hoa Kỳ thực hiện các thử nghiệm về fluor hóa nước nhân tạo trên cộng đồng. Ngày 25 tháng 1 năm 1945, thành phố Grand Rapids, Michigan, đã trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới được châm fluor vào trong nguồn nước uống, như là một biện pháp tăng cường sức khỏe răng miệng và dự phòng sâu răng. Grand Rapids được xem là thành phố thử nghiệm hay can thiệp; trong khi đó Muskegon, Michigan nơi mà nguồn nước uống không có fluor, được xem như thành phố chứng. Đây là cặp thành phố đầu tiên trong bốn cặp thành phố thử nghiệm, những cặp thành phố còn lại là (được liệt kê theo thứ tự can thiệp và chứng) Newburgh và Kingston của New York; Evanston và Oak Park của Illinois; và Brantford và Sarnia, Ontario của Canada. Tại các thành phố can thiệp và chứng, các nhà nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và tình trạng y khoa theo thời gian của các trẻ em sinh ra và lớn lên ở những thành phố này. Kết quả của các nghiên cứu từ những điều tra cắt ngang tuần tự, được thực hiện trên những cộng đồng này trong 13 đến 15 năm và đã chứng minh giảm sâu răng từ 50% đến 70% ở trẻ em sống trong các cộng đồng có nguồn nước đã được fluor hóa (bảng 1.2) [56], [57], [58], [59], [60]. 9 Bảng 1.2: Kết quả nghiên cứu thử nghiệm fluor hóa nước máy tại 4 cặp thành phố của Hoa Kỳ Các thành phố Năm nghiên cứu* Giảm SMT-R ở trẻ 12-14 tuổi Grand Rapids, Michigan 1959 55,5% Newburgh, New York 1960 70,1% Evanston, Illinois 1959 48,1% Brantford, Ontario 1959 57,7% (*) Tất cả các cộng đồng đều được fluor hóa nước máy từ năm 1945-1946 (-) “Nguồn: Burt và Eklund, 1992” [77]. Giai đoạn chứng minh này kéo dài đến năm 1954, gần 10 năm bởi vì quá trình hình thành của hệ răng sữa và răng vĩnh viễn kéo dài khoảng 10 năm hoặc hơn, vì thế hiệu quả thực sự của fluor trong việc làm giảm sâu răng chỉ có thể xác định sau một thập niên fluor hóa nước. Ở thời điểm năm 1952-1954, lợi ích của việc điều chỉnh nồng độ fluor trong nước máy ở mức tối ưu đã trở nên quá rõ ràng, vì thế nhiều thành phố của Hoa Kỳ đã bắt đầu chương trình fluor hóa nước cho các công dân của họ. Chẳng hạn như, fluor hóa nước sau đó được thực hiện ở Florida và Illinois, rồi đến California (1952), Ohio (1955) và cuối cùng là Missouri (1957). Sự kết thúc giai đoạn thứ 3 với nhiều bằng chứng khoa học ấn tượng liên quan đến lợi ích, hiệu quả và an toàn của fluor hóa nguồn nước cung cấp cho cộng đồng. Lịch sử fluor hóa nước của Hoa Kỳ đã chuyển sang giai đoạn thứ 4, được xem như là giai đoạn chuyển giao công nghệ. 1.1.4.4. Thời kỳ thứ 4: chuyển giao công nghệ Giai đoạn chuyển giao kỹ thuật bắt đầu năm 1950 khi chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu nghiêm túc thực thi fluor hóa nước trên diện rộng với độ phủ khắp các thành phố của Hoa Kỳ. Tiếp tục cho đến ngày hôm nay, giai đoạn chuyển giao kỹ thuật này đã đặt ra rất nhiều mục tiêu sức khỏe quốc gia, trong đó có cả fluor hóa nước. Ví dụ như, mục tiêu sức khỏe quốc gia năm 2000 của Hoa Kỳ dành cho việc fluor hóa nước tại Hoa Kỳ là 75% dân số của Hoa Kỳ sử dụng hệ thống nước uống đã được fluor hóa [194]. Hiện nay, đã có 43 trong số 50 thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ đã có chương trình fluor hóa nước, 16000 hệ thống cấp nước công cộng đã được cho thêm fluor với nồng độ tối ưu [73]. 10 Việc chuyển giao công nghệ này không còn khu trú trong phạm vi Hoa Kỳ, mà lan đến các quốc gia trên toàn thế giới. Vào năm 2005, WHO đã đưa ra một phát biểu như sau “Fluor hóa nguồn cấp nước công cộng, nếu có thể, là một biện pháp y tế công cộng hiệu quả nhất để dự phòng sâu răng”. Ủng hộ khuyến cáo của WHO, hiện nay fluor hóa nước đã đem lợi ích đến cho khoảng 405 triệu dân của 60 quốc gia trên thế giới [73]. Chính lịch sử bền bỉ của fluor hóa nước gắn chặt với hiệu quả giảm sâu răng ở Hoa Kỳ, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (CDC) đã xếp fluor hóa nước máy là 1 trong 10 thành tựu thành công nhất của Y tế công cộng trong thế kỷ thứ XX [80]. Tóm lại, Fluor hóa nước là một chương trình dự phòng sâu răng an toàn, hiệu quả và chi phí thấp. Việc bổ sung fluor theo chế độ ăn, fluor hóa muối hay fluor hóa sữa không phải là biện pháp hiệu quả và rẻ tiền cho một quốc gia hay cộng đồng bởi vì chỉ tập trung vào những nhóm tuổi chọn lọc trong cộng đồng. Fluor hóa nước là lý tưởng cho mọi quốc gia có nguồn phân phối nước công cộng tập trung; hoặc ở cả những quốc gia mà việc sản xuất và phân phối muối không được phổ cập hay không kiểm soát được. 1.1.5. Hiệu quả giảm sâu răng của fluor hóa nước máy: Trên 60 năm qua, các nhà nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của fluor hóa nước máy và fluor trong dự phòng sâu răng và giảm tỷ lệ bệnh sâu răng. Khi thành phố Grand Rapids của bang Michigan, Hoa Kỳ đã được quyết định thêm fluor vào nguồn nước công cộng vào năm 1945, một nghiên cứu dài hạn ở học sinh đã được tiến hành để xác định hiệu quả của fluor hóa nước máy trong việc làm giảm tỷ lệ sâu răng. Nghiên cứu này đã kết luận rằng sau 11 năm fluor hóa nước, tỷ lệ sâu răng của trẻ em đã giảm từ 50% đến 63% [57], [58]. Các nghiên cứu hợp tác đã được thực hiện trong cùng thời điểm ở New York (New Burgh-Kngston) và Illinois (Evanston-Oak Park) đã báo cáo giảm tỷ lệ sâu răng từ 57% đến 70% [127]. Trong tổng số 73 nghiên cứu đã được ấn hành giữa năm 1956 đến năm 1979, hầu hết đều báo cáo tỷ lệ giảm sâu răng do fluor hóa nước mang lại là khoảng 50% đến 60% [124]. Trong suốt những năm đầu của chương trình fluor hóa nước, fluor trong nước là nguồn cung cấp fluor chủ yếu cho cộng đồng, bởi vì không có bất kỳ sản phẩm có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng