Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hộ...

Tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

.DOC
43
821
51

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp i Khoa Tài chính – Ngân hàng MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT..................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐÔ ,HÌNH VẼ.....................................................iv MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH.........................................................3 1.1 Ngân hàng chính sách và vai trò của Ngân hàng Chính sách......................3 1.1.1 Khái niệm.....................................................................................................3 1.1.2 Đặc điểm......................................................................................................4 1.1.3 Vai trò của Ngân hàng Chính sách..............................................................4 1.2 Hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách............................4 1.2.1 Khái niệm về hộ nghèo và cho vay hộ nghèo...............................................4 1.2.1.1 Khái quát về hộ nghèo.................................................................................4 1.2.1.2 Tín dụng hộ nghèo.......................................................................................6 1.2.1.3 Vai trò của tín dụng hộ nghèo......................................................................7 1.2.2 Các hình thức cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách.......................8 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay hộ nghèo..........................................8 1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng............................................................................8 1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu định tính..............................................................................10 1.3 Hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách............................11 1.3.1 Khái niệm chung về hiệu quả cho vay hộ nghèo........................................11 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hộ nghèo............................11 1.3.2.1 Các nhân tố khách quan............................................................................11 1.3.2.2 Các nhân tố chủ quan thuộc về Ngân hàng Chính sách xã hội..................12 1.3.2.3 Các nhân tố chủ quan thuộc về người nghèo.............................................13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HIỆP HÒA..............14 2.1 Vài nét về thực trạng kinh tế xã hội huyện Hiệp Hòa và PGD NHCSXH Huyện Hiệp Hòa................................................................................................................. 14 2.1.1 Thực trạng về Kinh tế Xã hội huyện Hiệp Hòa năm 2012..............................14 2.1.1.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế huyện Hiệp Hòa................................14 2.1.1.2 Thực trạng nghèo đói tại địa bàn huyện Hiệp Hòa.....................................14 2.1.2 Vài nét về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa..16 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa..........16 2.1.2.2 Mô hình tổ chức..........................................................................................17 2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ...................................................................................18 2.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa.................19 2.2.1 Qui trình, hồ sơ, điều kiện cho vay.................................................................19 2.2.1.1 Qui trình......................................................................................................19 2.2.1.2 Hồ sơ vay....................................................................................................21 2.2.1.3 Điều kiện cho vay........................................................................................22 2.2.2 Kết quả cho vay..............................................................................................22 2.2.2.1 Nguồn vốn hoạt động tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa.........................22 GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp ii Khoa Tài chính – Ngân hàng 2.2.2.2 Tổng hợp số hộ vay vốn PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa năm 2012..........24 2.2.2.3 Kết quả sử dụng vốn tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa..........................24 2.2.3 Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa. 26 2.2.3.1 Hiệu quả kinh tế..........................................................................................26 2.2.3.2 Hiệu quả xã hội...........................................................................................27 2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa................................................................................................................. 28 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN HIỆP HÒA.............................31 3.1 Định hướng cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa........ ................................................................................................................... 31 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực huyện.................................31 3.1.2 Định hướng cho vay người nghèo tại PGD huyện Hiệp Hòa.....................31 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa......................................................................................................32 3.2.1 Phân loại hộ nghèo để cho vay đúng đối tượng.........................................32 3.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ và chất lượng tín dụng. ................................................................................................................... 33 3.2.3 Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cho hộ nghèo..............................33 3.2.4 Giải pháp đối với hộ nghèo............................................................................33 3.3 Một số kiến nghị...............................................................................................34 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ................................................................................34 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang.........................35 3.3.3 Kiến nghị với các tổ chức đoàn thể trong địa bàn huyện Hiệp Hòa...............36 KẾT LUẬN..............................................................................................................37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................38 GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp iii Khoa Tài chính – Ngân hàng DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT STT Viết tắt Nguyên văn 1 HDQT Hội đồng quản trị 2 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội 3 NHTM Ngân hàng 4 thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước 5 PGD Phòng giao dịch 6 UBND Ủy ban nhân dân GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp iv Khoa Tài chính – Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐÔ ,HÌNH VẼ Bảng 1. Chuẩn nghèo của Việt Nam..........Error: Reference source not found Bảng 1.1: Tổng hợp rà soát thống kê hộ nghèo năm 2012........Error: Reference source not found Sơ đồ 1. Mô hình tổ chức PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa...Error: Reference source not found Bảng 2.2 Bảng tổng kết nguồn vốn hoạt động tại NHCSXH huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang năm 2012..............................Error: Reference source not found Bảng 2.3 Kết quả tổng hợp số hộ vay vốn trong các chương trình cho vay tại NHCSXH huyện Hiệp Hòa năm 2012...........Error: Reference source not found Bảng 2.4 Kết quả tình hình sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang năm 2012.....................................Error: Reference source not found GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 1 Khoa Tài chính – Ngân hàng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sự phát triển ổn định xã hội là nhân tố cần thiết không thể thiếu ở bất kỳ nền kinh tế nào. Đặc biệt Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc phát triển ổn định đời sống, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, khu vực, đối tượng trong xã hội là yêu cầu cấp thiết có ý nghĩa quan trọng trên bước đường hội nhập. Để giải quyết yêu cầu cấp thiết trên, Nhà nước ta đã quan tâm đến việc ban hành và thực hiện những chính sách ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác với mục đích trợ giúp về năng lực tài chính để các đối tượng này có thể ổn định đời sống. Chính vì vậy được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước thì hoạt động của các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ phần nào hoạt động sản xuất của hộ nghèo. Tuy nhiên với những đặc thù: địa bàn, nguồn vốn huy động cho vay, giải ngân đối với hộ nghèo còn gặp nhiều bất cập khó khăn mà các tổ chức tín dụng đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội không thể giải quyết một cách đồng bộ. Thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2010-2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, của Uỷ ban nhân dân(UBND) huyện. Năm 2011, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành, tổ chức Hội đoàn thể tại địa phương, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Phòng giao dịch Ngân hang Chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa thì việc cho vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Hòa đã đạt được nhiều kết quả: mức cho vay hộ nghèo được nâng lên, số hộ thoát nghèo ngày càng nhiều và tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2010. Tuy nhiên, công tác cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Hòa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại hạn chế như: việc phân loại, xác định đối tượng hộ nghèo ở nơi này, nơi kia còn chưa chính xác; nguồn vốn để cho vay hộ nghèo hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều chuyển vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; vai trò quản lý của cán bộ xã, cán bộ các tổ chức Hội đoàn thể thiếu tinh thần trách nhiệm làm cho hiệu quả giám sát của cộng đồng chưa cao, thậm chí gây trở ngại và lợi dụng vốn tín dụng của người nghèo; ngoài ra, hộ nghèo vay vốn đều là những hộ có trình độ học vấn thấp, không được hướng dẫn chi tiết, cụ thể về các kỹ thuật cần thiết để sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao… dẫn đến chất lượng tín dụng về cho vay hộ nghèo chưa cao nợ xấu vẫn còn. GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 2 Khoa Tài chính – Ngân hàng Với sự nhận thức về tầm quan trọng của tín dụng đối với hộ nghèo, em đã chọn đề tài: Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ” làm đề tài nghiên cứu . 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở lý luận và phân tích đánh giá thực trạng, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo. 3. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động cho vay hộ nghèo trong lĩnh vực sản xuất vay vốn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo của các tổ chức tín dụng đặc biệt là Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang năm 2012 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, em sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thống kê, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- lênin ... Phương pháp chủ yếu là phương pháp phân tích dựa trên hệ thống lý luận và thông tin thực tiễn liên quan đến hoạt động cho vay hộ nghèo ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc giang. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Ngân hàng Chính sách và hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Chương 2. Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCHXH huyện Hiệp Hòa Chương 3. Định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 3 Khoa Tài chính – Ngân hàng CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 1.1 Ngân hàng chính sách và vai trò của Ngân hàng Chính sách 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại ra đời, tồn tại và phát triển với mục đích huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay trên nguyên tắc bù đắp chi phí và hoạt động có lãi. Vì là hoạt động kiếm lời nên ngân hàng thương mại có những qui định để bảo vệ lợi ích kinh tế cho mình dẫn đến không phải ai cần vốn cũng đều được vay đặc biệt là những người nghèo. Vì thế người nghèo luôn phải sống trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Theo thống kê của của Liên Hợp Quốc, một nửa dân số thế giới sống với mức thu nhập thấp, trong đó có khoảng 1,2 tỷ người đang sống trong cảnh nghèo đói. Điều đó cho thấy nghèo đói luôn là vấn nạn lớn của toàn cầu và mục tiêu xóa đói giảm nghèo đảm bảo công bằng xã hội luôn là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia muốn thực hiện. Từ những nhu cầu khách quan đó, các nước trên thế giới đã nảy ra một ý tưởng về một mô hình tín dụng cung cấp vốn cho người nghèo. Tùy vào lịch sử hình thành và mục đích hoạt động mà ở mỗi quốc gia có những cách gọi khác nhau cho loại hình tín dụng này. Nhưng ta có thể hiểu theo nghĩa chung và rộng nhất đó là các Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, xã hội, chính trị đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng trên. Chính vì thế, NHCSXH không phải là NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại. Dựa vào tính chất của đối tượng vay, hoạt động cho vay của NHCSXh có thể phân thành 3 loại: - Cho vay xóa đói giảm nghèo - Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục, y tế. GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 4 Khoa Tài chính – Ngân hàng - Cho vay các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ hoặc không đủ điều kiện vay thông thường với các điều kiện ưu đãi. 1.1.2 Đặc điểm Là Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội nên Ngân hàng Chính sách có nhiều đặc điểm đặc thù riêng biệt: - Hoạt động của Ngân hàng Chính sách không vì mục đích lợi nhuận - Khách hàng là nhứng hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn trong cuộc sống,... - Lãi xuất ưu đãi cho từng đối tượng theo từng chương trình theo Nghị định của Chính phủ - Mức vay theo qui định của Hội đồng quản trị và khả năng đáp ứng các nguồn vốn của từng thời kỳ của NHCSXH 1.1.3 Vai trò của Ngân hàng Chính sách Ngân hàng Chính sách xã hội đóng vai trò: - Tạo nguồn vốn thoát nghèo cho người nghèo, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. - Thúc đẩy phát triển kinh tế ở các khu vực sản xuất, các doanh nghiệp cần sự hộ trợ phát triển. - Thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Chính phủ trong giáo dục, y tế, khoa học Ngân hàng Chính sách chính là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đồng thời cũng là cầu nối để hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. 1.2 Hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách 1.2.1 Khái niệm về hộ nghèo và cho vay hộ nghèo 1.2.1.1 Khái quát về hộ nghèo Nghèo là tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: Thu nhập thấp do bị thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày, GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 5 Khoa Tài chính – Ngân hàng thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định...Như vậy nghèo đói được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó khăn. Hiện nay có nhiều quan điểm về đói nghèo nhưng có một định nghĩa chung nhất có tính về hướng đánh giá, nhận diện đói nghèo được đưa ra tại hội nghị các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức ở Bangkok – Thái Lan tháng 9/1993 bàn về giảm đói nghèo như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”. Nghèo đói được nhận diện trên 2 phương diện: - Nghèo đói tuyệt đối: Một hộ nghèo được xem là nghèo tuyệt đối khi mức thu nhập thấp hơn tiêu chuẩn nhỏ nhất (mức thu nhập nhỏ nhất) được quyết định bởi 1 quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định. - Nghèo đói tương đối: Tình trạng mà một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm cụ thể và thời gian nhất định. Như vậy nó được xác định trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người. Luôn luôn tồn tại nhóm người có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội. Nhưng để nhận diện hay xác định rõ được đâu là hộ nghèo thì cần phải có những chỉ tiêu định lượng để đánh giá tiêu chuẩn nghèo đói. Và tiêu chuẩn này cũng khác nhau theo từng quốc gia. Tiêu chuẩn nghèo ở Việt Nam theo các thời kỳ: Ở Việt Nam hiện nay có phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đói như sau: + Phương pháp dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người (phương pháp của Tổng cục thống kê) Phương pháp này đã xác định 2 ngưỡng nghèo:  Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một số lương thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng, đây là phương pháp tiếp cận giống của WB.  Ngưỡng nghèo thứ hai thường được gọi là ngưỡng nghèo chung, bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hoá phi lương thực. GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng 6 + Phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình (phương pháp của Bộ Lao động thương binh Xã hội) phương pháp này hiện đang được sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xoá đói giảm nghèo Quốc gia Bảng 1. Chuẩn nghèo của Việt Nam Giai đoạn 2001 - 2005 Khu vực Tiêu chuẩn nghèo Mức thu nhập/người/tháng (Đồng) Thành thị 150.000 Nông thôn đồng bằng 120.000 Nông thôn miền núi và hải đảo 80.000 Khu vực Thành thị 260.000 Khu vực Nông thôn 200.000 Khu vực Thành thị 500.000 Khu vực Nông thôn 400.000 2006 - 2010 2011- 2015 1.2.1.2 Tín dụng hộ nghèo Tín dụng đối với hộ nghèo là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm trong một thời gian nhất định phải hoàn trả cả vốn và lãi với mục đích cải thiện đời sống cho họ, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội còn được gọi là “tín dụng chính sách”. Tín dụng đối với hộ nghèo hoạt động theo những nguyên tắc riêng, khác so với những loại hình tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Thể hiện ở các điểm sau: - Mục tiêu: giúp những hộ nghèo có vốn sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống để thoát nghèo, hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Chính phủ, không vì mục tiêu lợi nhuận. - Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không cần tài sản bảo đảm. Hộ nghèo là những hộ được xác định theo chuẩn nghèo GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 7 Khoa Tài chính – Ngân hàng của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội ban hành. Cho vay phải hoàn trả cả lãi và gốc theo đúng thời hạn đã thoả thuận. 1.2.1.3 Vai trò của tín dụng hộ nghèo Như đã phân tích nguyên nhân đói nghèo ở trên thì việc thiếu vốn sản xuất là yếu tố chính khiến con người rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói, nguy cơ đói nghèo luôn hiện hữu ở cuộc sống của họ, cung cấp tín dụng chính sách cho các hộ nghèo sản xuất kinh doanh là một chìa khoá quan trọng để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Vai trò của tín dụng chính sách thể hiện ở các điểm sau: - Cung ứng vốn giúp người nghèo hoạt động kinh tế hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập: Có vốn thì hộ nghèo sẽ có thêm tư liệu sản xuất, phát triển thêm được nhiều loại hình kinh doanh sinh lời, năng suất lao động tăng cao, mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ, vòng luẩn quẩn bị phá vỡ. Từ đó giúp nâng cao thu nhập, và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. - Tạo động lực giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo: Nghèo đói là do rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, song người nghèo thì rất khó để tự mình thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói thế, nếu như không có sự giúp đỡ thì họ sẽ có tâm lý chán nản, tự ti, lười biếng. Tín dụng chính sách đã mở ra một con đường giúp họ cải thiện đời sống và đây chính là động lực giúp họ cố gắng lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo, vì họ biết rằng cơ hội cho họ là rất ít. - Giúp nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường: Thông qua các chương trình Xóa đói giảm nghèo, những hộ nghèo được vay vốn sản xuất kinh doanh, họ có điều kiện phát triển nhiều loại hình sản xuất, vì vậy cơ hội tiếp xúc với thị trường là lớn, thông qua đó thì biết cách làm ăn đó là phải sản xuất những gì, trồng cây gì, nuôi con gì sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, một mặt kinh nghiệm cũng được tích luỹ dần. Tất cả tạo cho họ có được khả năng nắm bắt, phản ứng nhanh nhạy với thị trường và cách thức làm ăn theo kiểu thị trường. - Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội: Đó là vì người nghèo được cấp vốn sản xuất, với áp lực là phải trả cả vốn và lãi đúng thời hạn, nên họ sẽ phải tìm những loại giống cây trồng mới, hiệu quả, năng suất cao và áp dụng những biện pháp khoa học tiến bộ vào sản xuất kinh doanh, điều này đã tạo ra một nền sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế địa phương. - Làm giảm việc cho vay nặng lãi của các tổ chức tài chính khác, cá nhân trong cộng đồng. GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính – Ngân hàng 8 1.2.2 Các hình thức cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách Ngân hàng chính sách có thể thực hiện cho vay hộ nghèo qua hai hình thức sau đây: Hình thức cho vay trực tiếp Hình thức ủy thác từng phần cho vay qua các tổ chức Chính trị xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay hộ nghèo Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách, nhưng xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội thì có thể chia ra thành hai nhóm đó là chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính 1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng Một là, quy mô, tốc độ tăng dư nợ cho vay hộ nghèo Quy mô dư nợ cho vay càng cao nghĩa là hộ nghèo càng vay được nhiều, thể hiện ở 3 chỉ tiêu sau: + Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với hộ nghèo: Phản ánh hiệu quả của việc huy động vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo Dư nợ tín dụng năm sau _____________________ Dư nợ tín dụng năm trước = x 100% + Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối = với hộ nghèo Dư nợ tín dụng hộ nghèo Tổng dư nợ tín dụng x 100% Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của chương trình cho vay hộ nghèo so với các chương trình khác, nếu tỷ trọng này giảm đi có nghĩa là Ngân hàng chính sách xã hội đã mở rộng đối tượng cho vay nhằm mục tiêu Xóa đói giảm nghèo toàn diện. + Số tiền cho vay bình quân 1 hộ nghèo Số tiền cho vay bình quân 1 hộ nghèo = GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo Tổng số hộ còn dư nợ SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 9 Khoa Tài chính – Ngân hàng Hai là, số hộ nghèo được vay vốn và tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng + Chỉ tiêu số hộ nghèo được vay vốn tính theo số luỹ kế đến thời điểm cuối kỳ báo cáo: Số lượt hộ nghèo Luỹ kế số lượt hộ được = được vay vốn vay đến cuối kỳ trước + Số lượt hộ được vay trong kỳ báo cáo + Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Tỷ lệ hộ nghèo được vay Số hộ nghèo được vay vốn = Tổng số hộ nghèo theo danh sách vốn Ngân hang x 100% Ba là, số hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ thoát nghèo Số hộ thoát nghèo là chỉ tiêu quan trọng nhất nó phản ảnh trực tiếp hiệu quả tín dụng của chương trình cho vay hộ nghèo, số hộ thoát nghèo càng cao thì hiệu quả tín dụng càng lớn. Những hộ đã thoát nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Tỷ lệ hộ thoát nghèo phản ánh việc sử dụng và phát huy hiệu quả của đồng vốn Ngân hàng cho vay, tỷ lệ này càng cao nghĩa là vốn cho vay của Ngân hàng đã được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn đã = thoát nghèo Tổng số hộ nghèo vay vốn đã thoát nghèo x 100% Tổng số hộ nghèo vay vốn Tuy nhiên đây cũng là một chỉ tiêu rất khó tính toán chính xác, vì hiện nay việc xác định hộ nghèo là dựa vào một chuẩn nghèo nhất định, với hộ gia đình mà có mức thu nhập trên mức chuẩn nghèo thì được coi là thoát nghèo, tuy nhiên việc thoát nghèo này là không bền vững, có rất nhiều hộ gia đình đang ở ngưỡng cận nghèo, chỉ cần có một biến động nhỏ thì họ cũng có thể lại rơi vào danh sách nghèo đói. GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 10 Khoa Tài chính – Ngân hàng Bốn là, tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn hộ nghèo Tổng dư nợ tín dụng hộ nghèo x 100% Chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của hộ nghèo với Ngân hàng, hay chính xác hơn đó là chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro mà Ngân hàng gặp phải. Tỷ lệ nợ quá hạn mà cao nghĩa là hiệu quả tín dụng thấp đồng nghĩa với việc nhiều khoản vay bị hộ nghèo sử dụng sai mục đích, đến hạn không có tiền để trả nợ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì hoạt động của Ngân hàng. 1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu định tính Thể hiện ở tính hiệu quả về mặt chính trị - xã hội. Mục tiêu cao nhất của tín dụng chính sách là giúp những hộ nghèo có vốn làm ăn để nâng cao thu nhập, đời sống, giảm đói nghèo tiến tới thoát nghèo, từ đó đạt mục tiêu Xóa đói giảm nghèo của các chương trình mục tiêu quốc gia, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định chính trị. Nên các chỉ tiêu về mặt định tính được tính bằng: - Khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách của người nghèo: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hộ nghèo có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội . Vì những hộ nghèo cũng không dễ tiếp cận do thiếu thông tin, không quen với việc đi vay vốn Ngân hàng. Vì vậy để nguồn vốn đến được với tất cả hộ nghèo có nhu cầu vay vốn thì phải tăng cường thông tin trên các phương tiện truyền thông, rà soát kỹ lưỡng trong địa phương để tránh thiệt thòi cho các hộ nghèo. - Xác định đúng đối tượng vay vốn: Xác định đúng đối tượng hộ nghèo được vay vốn cũng là một việc rất quan trọng để nâng cao hiệu quả tín dụng, vì nguồn vốn sẽ tập trung đúng vào những hộ thực sự có nhu cầu vay vốn để thoát nghèo, tránh tình trạng “tín dụng hộ nghèo cho người giàu”. Đây là trách nhiệm của các ban ngành địa phương và các tổ Tiết Kiệm-Vay Vốn trong quá trình bình bầu hộ nghèo được vay vốn. - Mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng đã giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người nghèo, góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương, làm giảm áp GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 11 Khoa Tài chính – Ngân hàng lực về kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế, phát huy các nguồn lực ở địa phương. 1.3 Hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách 1.3.1 Khái niệm chung về hiệu quả cho vay hộ nghèo Đối với các Ngân hàng thương mại thì hiệu quả tín dụng chủ yếu được phản ánh qua các chỉ tiêu kinh tế, còn Ngân hàng chính sách xã hội với đặc trưng là Ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì hiệu quả tín dụng được hiểu là hiệu quả toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội. Vậy hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo, giúp hộ nghèo sản xuất kinh doanh, tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội của khoản vay đồng thời đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội Xét về khía cạnh kinh tế: Tín dụng cho hộ nghèo giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói, làm giảm tỉ lệ nghèo đói trong xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Xét về khía cạnh xã hội - Tín dụng cho hộ nghèo giúp hạn chế các mặt tiêu cực trong xã hội, giảm tình trạng mất trật tự an ninh xã hội, tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. - Qua hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, kết hợp với các ban ngành, hội đoàn thể ở địa phương đã nêu cao tinh thần tương thân, thương ái, giúp đỡ lẫn nhau, tạo niền tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. - Góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực, tạo ra nhiều ngành nghề, dịch vụ mới trong nông thôn do áp dụng khoa học công nghệ, đẩy nhanh quá trình phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp nông thôn. 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hộ nghèo 1.3.2.1 Các nhân tố khách quan Môi trường tự nhiên: Thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, làm cho nguồn vốn tín dụng không phát huy hiệu quả của nó. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đât nước: Những năm qua kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động theo hướng tiêu cực, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính… Các Ngân hàng chạy đua lãi suất, điều đó đã làm GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 12 Khoa Tài chính – Ngân hàng giảm quy mô cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo, dẫn đến không đảm bảo nguồn vốn cho phát triển sản xuất. Môi trường pháp lý: Để hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo được nâng cao thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện. Vì Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đối tượng phục vụ chủ yếu là hộ nghèo – những người nhận thức chung về pháp luật còn hạn chế. Điều này sẽ gây khó khăn cho chương trình cho vay hộ nghèo và tất yếu dẫn đến hiệu quả tín dụng thấp. Chủ trương chính sách của Đảng: Hiệu quả tín dụng sẽ được nâng cao khi Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách đúng đắn trong từng thời kỳ, đó là việc ban hành các quyết định, các chương trình, mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ ngân sách và tạo hành lang pháp lý cho sự hoạt động của hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội Theo đánh giá trên địa bàn huyện, thì nguồn vốn tín dụng vẫn chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến ngư, chưa lồng ghép được với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.3.2.2 Các nhân tố chủ quan thuộc về Ngân hàng Chính sách xã hội Chiến lược hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội : Bất cứ Ngân hàng nào cũng phải đưa ra một định hướng chiến lược hoạt động cụ thể rõ ràng cho mình trước tiên, sau đó mới có thể đưa ra từng chiến lược phát triển đối với từng khách hàng khác nhau, như thế chất lượng tín dụng mới được đảm bảo. Mô hình tổ chức: Hộ nghèo là nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm, phân bố ở khắp nơi, vì vậy xây dựng được một mô hình tổ chức phù hợp là diều hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động. Khả năng huy động vốn: Nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì sẽ không đủ phục vụ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, mà quy mô cho vay nhỏ thì hiệu quả tín dụng sẽ thấp. Vì thế Ngân hàng chính sách xã hội phải linh hoạt trong việc huy động nguồn vốn, bằng cách huy động, nhận nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức kinh tế xã hội ở địa phương, nhận tiền gửi từ dân cư, vay các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác với mức lãi suất thấp. Sự phối hợp với các ban ngành liên quan: Ngân hàng chính sách xã hội đóng vai trò là người cung cấp vốn giúp hộ nghèo sản xuất kinh doanh, nhưng do các hộ nghèo không đủ kinh nghiệm và kiến thức trong sản xuất kinh doanh nên cần phải có sự phối hợp chỉ đạo của các ban ngành như UBND các cấp, Hội phụ nữ, GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 13 Khoa Tài chính – Ngân hàng Hội cựu chiến binh, Hội thanh niên…để hướng dẫn, định hướng cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo từ vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội. Cơ sở vật chất của Ngân hàng chính sách xã hội : Nếu cơ sở vật chất của Ngân hàng thiếu thốn, phòng làm việc chật hẹp thì sẽ gây cản trở quá trình tiếp đón, thực hiện giao dịch với khách hàng, làm gián đoạn công tác giải ngân. Ngân hàng chính sách xã hội muốn nâng cao hiệu quả tín dụng thì cần phải xây dựng tốt cơ sở vật chất kỹ thuật, một mặt vừa phục vụ tốt quá trình làm việc của cán bộ Ngân hàng, thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng, một mặt vừa tạo tiền đề để Ngân hàng có thể phát triển, mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ khác để phụ vụ tôt nhất nhu cầu của khách hàng. Đây chính là cơ sở làm tăng niềm tin vào Ngân hàng của khách hàng, và để làm được điều này thì Nhà nước, chính quyền các cấp cùng phải ra sức đầu tư để làm hiện đại hoá cơ sở vật chất của hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội . Phẩm chất, năng lực cán bộ Ngân hàng: Người nghèo là những người không có tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay, để người nghèo thực sự giữ được chữ tín đối với Ngân hàng thì trước hết phải để họ tin tưởng và coi Ngân hàng chính sách xã hội là một người bạn của họ, đây chính là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Người nghèo là đối tượng rất dễ bị tổn thương vì thế khi tiếp xúc, làm việc với họ thì đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải giữ một thái độ niềm nở, tạo sự gần gũi, thân thiện với họ. Hơn nữa cho vay đối với hộ nghèo là một hình thức cho vay chứa nhiều rủi ro vì hầu hết các hộ nghèo vay vốn đều không có hoặc thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn thấp, vì thế đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải có năng lực, trình độ để hạn chế rủi ro. Bằng cách thẩm định chính xác các dự án, đối tượng xin vay vốn, tư vấn những cách thức sản xuất kinh doanh phù hợp cho từng đối tượng vay vốn để nâng cao hiệu quả trên một đồng vốn. 1.3.2.3 Các nhân tố chủ quan thuộc về người nghèo Năng lực của người nghèo: quyết định cách thức đầu tư của họ, nếu năng lực của họ hạn chế, đầu tư không đúng mục đích thì vốn vay khó phát huy hiệu quả, cơ hội thoát nghèo rất thấp, thậm chí không đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Quá trình xác định hộ nghèo được vay vốn: Nếu xác định đúng đối tượng được vay thì nguồn vốn vay sẽ có hiệu quả. Hiện nay việc bình xét hộ nghèo còn nhiều bất cập: theo nguyên tắc thì phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Quá trình xác định hộ nghèo ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 14 Khoa Tài chính – Ngân hàng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HIỆP HÒA 2.1 Vài nét về thực trạng kinh tế xã hội huyện Hiệp Hòa và PGD NHCSXH Huyện Hiệp Hòa 2.1.1 Thực trạng về Kinh tế Xã hội huyện Hiệp Hòa năm 2012 2.1.1.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế huyện Hiệp Hòa Kinh tế Hiệp Hòa hiện đang phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến nay, tỷ trọng về nông, lâm, thủy sản đã giảm xuống còn 56,1%, công nghiệp xây dựng tăng lên 16,9%, thương mại dịch vụ chiếm 27%. Nối tiếp chương trình xóa đói giảm nghèo, kinh tế huyện Hiệp Hòa đang ngày càng đi lên và có nhiều bước tiến đáng kể. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của cả nước. Tình hình xã hội huyện Hiệp Hòa cũng có những bước tiến lớn trong năm vừa qua. Giáo dục và đào tạo chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học; cơ sở, qui mô trường lớp được đầu tư kiên cố hóa, xây dựng mới đảm bảo việc dạy và học. Lĩnh vực y tế được quan tâm đặc biệt đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Nhận thức của nhân dân ngày càng được nâng cao, tệ nạn xã hội giảm đáng kể 2.1.1.2 Thực trạng nghèo đói tại địa bàn huyện Hiệp Hòa Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh miền núi Bắc Giang, tổng diện tích tự nhiên là 20.108 ha, trong đó đất nông nghiệp 11.597 ha, dân số khoảng 209.853 người với 50.975 hộ. Trong đó : hộ nghèo theo tiêu chí mới năm 2012 là 6.230 hộ chiếm tỉ lệ 12,22% trên tổng số hộ tự nhiên trong toàn huyện. Địa bàn hành chính của huyện Hiệp Hòa có 25 xã, 01 thị trấn, gồm 219 thôn, làng, khu phố dân cư chủ yếu sống bằng nghề thuần nông, một số ít sống bằng nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên có nhiều diễn biến phức tạp, giá cả biến động, thời tiết bất thường. Nhưng tình hình kinh tế xã hội của huyện có những biến chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 60,8% xuống còn 56,1%. Công nghiệp xây dựng tăng từ 14,1% lên 16,9%; dịch vụ 27%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng/năm, tình hình an ninh trật tự được giữ vững. GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 15 Khoa Tài chính – Ngân hàng Năm 2012, chính quyền huyện đã tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo thu được số liệu như sau: Bảng 1.1: Tổng hợp rà soát thống kê hộ nghèo năm 2011-2012 S T T Số hộ Thoát Nghèo Nghèo Năm Năm 2011 2012 Hộ CS thoát nghèo Số hộ Nghèo Tổng PS năm Số hộ 2012 Nghèo Năm 2012 Hộ Tổng số nghè hộ dân o CS 361 510 161 249 2 83 51 283 312 24 26 2.408 3.448 11,75 9,05 202 61 19 160 13 1.299 12,32 119 41 39 117 10 1.298 9,01 310 87 31 254 21 1.993 12,74 6 7 8 Ngọc sơn Lương Phong Hoàng Lương Hoàng Thanh ThườngThắn g Danh Thắng Mai Trung Đông Lỗ 238 494 557 80 225 284 49 154 141 207 423 414 17 35 35 2.195 3.299 3.179 9,43 12,82 13,02 9 Bắc Lý 325 159 85 251 21 2.632 9,54 10 Đoan Bái 363 129 63 297 10,78 11 12 13 14 15 16 Hương Lâm Hoàng An Thanh Vân Đại Thành Châu Minh Hùng Sơn 661 246 194 145 429 110 291 86 95 31 123 44 481 204 113 124 398 07 2.503 1.482 1.140 916 1.947 9,13 19,22 13,77 9,91 13,54 20,44 17 18 19 20 21 22 Xuân Cẩm Đồng Tân Quang Minh Thái sơn Hợp Thịnh Hòa sơn 555 129 146 109 405 183 259 44 66 26 130 56 435 93 100 104 368 14 36 08 08 09 31 1.254 2.411 721 1.214 1.096 2.443 13,00 18,04 12,90 8,24 9,49 15,06 23 24 25 26 Thị Trấn Hoàng Vân Mai Đình Đức Thắng Tổng Cộng 76 201 451 350 7. 869 35 79 156 137 3.134 111 44 14 10 92 16 82 139 8 20 21 93 36 163 6 52 65 53 1.495 25 2.755 40 17 09 10 33 898 47 174 360 266 6.230 04 30 22 15 520 1.369 2.733 2.895 1.442 50.970 3,26 12,71 13,17 9,19 12,22 1 2 3 4 5 Xã thị trấn 6 1 1 2 1 1 14 GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên Tỷ lệ Nghèo SVTH: Tạ Văn Hà Khóa luận tốt nghiệp 16 Khoa Tài chính – Ngân hàng Tổng hợp kết quả của 26 xã, thị trấn, cuối năm 2012 toàn huyện còn 6.230 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,22 % trên tổng số 50.970 hộ dân. Trong đó có 3.134 hộ thoát nghèo, và 1.495 hộ nghèo mới phát sinh. Số hộ nghèo giảm so với năm 2010 là 1.640 hộ tương đương 3,27%. Về chỉ tiêu xoá hộ chính sách nghèo : Năm 2011 toàn huyện vẫn còn 14 hộ thuộc diện hộ chính sách nghèo, nhờ có những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện Hiệp Hoà đã thực hiện tốt việc hỗ trợ đối với các hộ chính sách nghèo, kết quả toàn huyện đã có 14 hộ chính sách thoát nghèo năm 2012. Như vậy toàn huyện không còn hộ chính sách nghèo, đảm bảo chỉ tiêu xoá 100% hộ nghèo chính sách trên địa bàn. 2.1.2 Vài nét về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa Thực hiện chủ trương của Chính phủ tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại ngày 15/10/2003 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội có Quyết định số 205/QĐ – HĐQT thành lập Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Hoà và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2003. Thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, của UBND huyện. Năm 2012 được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành, tổ chức Hội đoàn thể tại địa phương và sự chỉ đạo trực tiếp của ban đại diện HĐQT – NHCSXH huyện và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ nhân viên NHCSXH huyện nên đã đạt được nhiều kết quả. * Các chương trình cho vay tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hoà: + Cho vay hộ nghèo; + Cho vay đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; + Cho vay giải quyết việc làm; + Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; + Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; + Cho vay Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg. Căn cứ điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ –TTg ngày 22/01/2003 của Thủ GVHD:PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên SVTH: Tạ Văn Hà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan