Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (tpp) và những vấn đề đặt ra đối vớ...

Tài liệu Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (tpp) và những vấn đề đặt ra đối với hải quan việt nam

.PDF
79
445
70

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------------- PHẠM MINH THU HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) VÀ NHỮ NG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HẢI QUAN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh Tế Quốc Tế Mã ngành : 60.31.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MẠNH HÙ NG Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Minh Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................01 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN HẢI QUAN.......................................................................................................................08 1.1. Tổng quan về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ..08 1.2. Các nội dung liên quan đến hoạt động hải quan.......................................14 Kết luận Chương 1............................................................................................26 CHƯƠNG 2: SỰ CHUẨN BỊ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TPP TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP...............27 2.1. Sự chuẩn bị về bộ máy, tổ chức nhân lực và kết cấu hạ tầng kỹ thuật......27 2.2. Sự chuẩn bị về thể chế chính sách.............................................................36 2.3. Đánh giá sự chuẩn bị của ngành hải quan với việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ HIệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương....................49 Kết luận Chương 2............................................................................................52 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI LĨNH VỰC HẢI QUAN TRONG BỐI CẢNH ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ ỨNG PHÓ VỚI CÁC KỊCH BẢN CỦA TPP................................................................53 3.1. Triển vọng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.............................................................54 3.2. Những giải pháp cho Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và ứng phó với các kịch bản về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương...............................................................................................................55 Kết luận Chương 3............................................................................................69 KẾT LUẬN..............................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................71 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT 1 AANZFTA 2 ACFTA 3 AIFTA 4 AJCEP TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Agreement establishing the Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand free trade areas ASEAN-Australia-New Zealand ASEAN – China free trade agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc ASEAN – India free trade Hiệp định thương mại tự do agreement ASEAN - Ấn Độ ASEAN-Japan Hiệp định đối tác kinh tế Comprehensive Economic toàn diện ASEAN – Nhật Partnership Agreement Bản ASEAN – Korea free trade Hiệp định thương mại tự do agreement ASEAN – Hàn Quốc 5 AKFTA 6 APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương 7 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 8 ASW ASEAN Single Window Một cửa ASEAN 9 ATIGA ASEAN trade in goods agreement Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN 10 EVFTA EU-Vietnam free trade agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU 11 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 13 GATT General Agreement on tariffs and Trade Hiệp ước chung về Thuế quan và mậu dịch 14 HS Harmonize system Hệ thống hài hòa mô tả 15 JICA Japan Intenational Cơ quan hợp tác quốc tế 16 RCEP 17 TPP Cooperation Agency Nhật Bản Regional Comprehensive Economic Partnership Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Agreement Thái Bình Dương Agreement on Trade-related Hiệp định của các vấn đề aspects of IPR liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Viet Nam-Customs Union of Hiệp định Thương mại tự do Russia, Belarus, and Kazakhstan Free Trade giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus – Agreement Kazakhstan VJEPA Vietnam – Japan Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản 21 VNACCS Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam 22 VCIS Vietnam Central Information Hệ thống thông tin tập trung system Việt Nam 23 WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan Thế giới 24 WTO World Trade Organization 18 19 20 TRIPS VCUFTA Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng biểu Trang 1 Hình 2.1: Biên chế của Tổng cục Hải quan qua các năm 30 2 Hình 2.2: Cơ cấu biên chế của Tổng cục Hải quan năm 2014 30 3 Hình 2.3: Trình độ đào tạo của cán bộ công chức Tổng cục 31 Hải quan 4 Hình 2.4: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ công chức Tổng cục Hải quan 32 5 Hình 2.5: Trình độ tin học của cán bộ công chức Tổng cục Hải quan 33 6 Hình 2.6: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ công chức Tổng cục 33 Hải quan 7 Hình 2.7: Cơ cấu theo độ tuổi của cán bộ công chức Tổng cục Hải quan 34 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007. Việc gia nhập WTO của Việt Nam xuất phát từ sự thích ứng của nền kinh tế trước yêu cầu của toàn cầu hoá nhằm xoá bỏ những khác biệt, phân biệt đối xử, các rào cản thương mại để hướng tới một thể chế thương mại công bằng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương,việc mở rộng khuôn khổ hợp tác mới nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại là xu thế chung của các nước, trong đó có Việt Nam. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans - Pacific Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và nguyên thủ của 3 nước Chile, Singapore, New Zealand đưa ra thảo luận tại cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC tổ chức tại Los Cabos – Mexico. Brunei tham gia đàm phán vào tháng 4 năm 2005. Hiệp định được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước trên (Hiệp định P-4). Tháng 9/2008, Chính phủ Hoa Kỳ quyết định tham gia đàm phán TPP. Sau đó (tháng 11/2008), Chính phủ các nước khác là Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tham gia. Tháng 10/2010, Chính phủ Malaysia chính thức thông báo ý định tham gia đàm phán TPP. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Tháng 7/2013 Nhật Bản cũng tuyên bố tham gia đàm phán TPP. Các thành viên TPP có quan điểm chung về việc nâng cao năng lực và hình thức hợp tác, thừa nhận các hoạt động nâng cao năng lực là công cụ hiệu quả giúp giải quyết những nhu cầu cụ thể của các nước đang phát triển nhằm đáp ứng những các tiêu chuẩn cao của Hiệp định. Các nước thành viên TPP, nhất là các nước đang phát triển thể hiện mong muốn về cơ chế hỗ trợ và nâng cao năng lực thực thi khi Hiệp định được ký kết. Chính vì vậy,tham gia đàm phán toàn diện và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một bước quan trọng trong tiến trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều này cho thấy, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, như là sự tiếp nối tất yếu các nỗ lực hội nhập trên cấp độ đa phương. 1 Tuy nhiên, việc tham gia TPP kỳ vọng sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn, song cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra là khả năng nắm bắt, tận dụng và phát huy các cơ hội thuận lợi, hạn chế và đẩy lùi các thách thức, biến thách thức thành cơ hội hành động để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Điều đó đòi hỏi Chính phủ nói chung, các bộ ngành, cũng như các doanh nghiệp nói riêng cần tập trung nghiên cứu xem tác động của TPP đối với ngành, lĩnh vực hoạt động của mình như thế nào để có thể đề ra chính sách quản lý đúng đắn, có khả năng dự báo và phân tích tình hình, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thế giới nhằm tận dụng vị thế và quyền lợi của nước thành viên trong việc tham gia hoạch định chính sách, bảo vệ lợi ích kinh tế của Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước. Về tác động của việc Việt Nam gia nhập TPP đối với lĩnh vực hải quan, lĩnh vực được xem là then chốt trong việc thực hiện Hiệp định, đặc biệt là sự tác động đến chỉ số hoạt động của Hải quan Việt Nam, cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu. Mặc dù triển vọng của TPP cho đến nay chưa thực sự rõ ràng xong xu thế hội nhập quốc tế sâu, rộng của Việt Nam là không thể đảo ngược, trong đó TPP chỉ là một động thái và bước đi quan trọng trong lộ trình này. Việc nghiên cứu đánh giá tác động của việc gia nhập TPP để hiểu rõ việc thực thi các cam kết ảnh hưởng thế nào đối với lĩnh vực hải quan, trong đó có tác động của việc giảm thuế nhập khẩu đối với thu ngân sách, tác động của việc mở cửa thị trường đối với hàng hoá và dịch vụ, tác động đối với chính sách thương mại, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ…. để từ đó có những đề xuất về chính sách, giải pháp thực thi để vừa đảm bảo đúng luật pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hải quan Việt Nam là hết sức cần thiết. Do đó, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu“ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những vấ n đề đặt ra đối với Hải quan Việt Nam” có tính thực tiễn và đáp ứng yêu cầu cấp thiết nói trên. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài a. Tình hình nghiên cứu ngoài nước của đề tài: Các thành viên khi chuẩn bị gia nhập TPP đều nghiên cứu đánh giá các tác động của việc gia nhập đối với các lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực hải quan. Một số tác giả nghiên cứu tác động của Hiệp định TPP đối với một số nước như sau: - Tác giả Aurelia George Murgal (2015): ” To TPP or not TPP: Interest group and trade policy”. Bài viết đăng trên tạp chí The political Economy of Japanses Trade 2 Policy ấn bản năm 2015. Tác giả phân tích những nhóm lợi của việc tham gia hoặc không tham gia vào Hiệp định TPP và khuyến nghị giải pháp chính sách thương mại đối với từng phương án tham gia hoặc không tham gia TPP, đặc biệt tập trung vào thị trường Nhật Bản. - Tác giả William H Cooper (2014): ”Free Trade Agreements: Impact on the US trade and Implications for the U.S trade Policy”. Bài viết được đăng trên tạp chí Current Politics and Economics of the United States, nội tập 16, ấn phẩm số 3 năm 2014. Bài viết giới thiệu và đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do mà Hoa Kỳ tham gia đàm phán và ký kết đối với thương mại của Hoa Kỳ và đề xuất chính sách thương mại của Hoa Kỳ. - Tác giả Stephano Pellegrino và Mark Fraser: ”Impact of the TPP on Trade and Investment in Viet Nam”. Bài viết phân tích những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực của Hiệp định TPP đối với thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Từ những phân tích,dự báo trên đưa ra những khuyến nghị để Việt Nam tận dụng những cơ hội, hạn chế thách thức của Hiệp định TPP đối với thương mại và đầu tư nhằm tăng cường phát triển kinh tế bền vững. b. Tình hình nghiên cứu trong nước của đề tài: TPP được coi là là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của quá trình phát triển thương mại và đầu tư quốc tế. Trong quá trình nhằm đạt được mức độ tự do hoá thương mại cao, không thể không thừa nhận vai trò quan trọng của cơ quan Hải quan. Vai trò của cơ quan Hải quan không chỉ giới hạn ở tạo thuận lợi cho thương mại, mà còn liên quan đến thu thuế, bảo vệ an toàn xã hội. Tham gia vào TPP sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, đến việc cắt giảm hàng rào thuế quan theo TPP, đến việc thực thi các thủ tục theo TPP…. Đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã có những tác phẩm về ảnh hưởng của việc ký kết TPP đối với nền kinh tế nói chung và đối với các lĩnh vực, ngành nghề nói riêng. Song theo học viên được biết thì chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện về những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực hải quan, trong trường hợp TPP có hiệu lực hoặc được sửa đổi. Một số nghiên cứu về tác động của TPP đối với nền kinh tế của Việt Nam: - Tác giả Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương (2016): ” Dự báo tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”. Bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội tập 32, số 1 năm 2016. Bài viết dự báo tác động của TPP tới dòng vốn FDI vào 3 Việt Nam và đưa ra một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam khi tham gia TPP [16]. - Tác giả PGS.TS Nguyễn Tiến Thuận (2015): ” Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong điều kiện tham gia Hiệp định kinh tế đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương” Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về CNHT, tìm hiểu những nội dung cam kết của Hiệp định TPP, đánh giá thực trạng phát triển CNHT của nước ta thời gian qua, nhóm đề tài đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển CNHT của Việt Nam khi chúng ta tham gia Hiệp định TPP, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển CNHT nước ta trong thời gian tới [25]. - Tác giả Trần Tuấn Anh (2015): ”Những cam kết trong TPP về tài chính”. Tác giả đã giới thiệu chung về TPP và tập trung làm rõ những cam kết trong lĩnh vực tài chính [1]. - Nhóm tác giả Trường Đại học kinh tế quốc dân (2014): ”Những cơ hội và thách thức với hàng dệt may xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”. Nhóm tác giả đã phân tích những cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may của Việt Nam khi tham gia vào TPP và đưa ra những khuyến nghị nhằm tranh thủ cơ hội , giảm thiểu những thách thức đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam [29]. Ngoài ra, trong 10 năm trở lại đây, trước yêu cầu đòi hỏi của hoạt động Hải quan trong điều kiện hội nhập, phát triển đã có nhiều đề tài nghiên cứ về quá trình hội nhập của Việt Nam nói chung và của ngành hải quan nói riêng. Cụ thể: - Tác giả Nguyễn Toàn (2006) “ Những cơ hội và thách thức đối với Hải quan khi Việt Nam gia nhập WTO”. Tác giả Nguyễn Toàn đã phân tích được những cơ hội và thách thức đối với Hải quan khi Việt Nam gia nhập WTO. Những phân tích này có thể được sử dụng như nguyên liệu thực tiễn từ bối cảnh quốc tế mang lại, giúp cho các nhà hoạch định chính sách có căn cứ để dự báo và xây dựng chính sách, đáp ứng các yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực hải quan [28].. - Tác giả Lê Xuân Huế (2007) “Khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu của Tổ chức Hải quan Thế giới và các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về hải quan”. Đề tài đã cung cấp được bức tranh về các tiêu chuẩn mà Tổ chức Hải quan thế giới đã xây dựng để Hải quan các nước tham chiếu trong việc tạo thuận lợi và đảm bảo an ninh cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế. Hải quan Việt Nam đã thể hiện sự cam kết tham gia thực hiện Khung tiêu chuẩn này 4 như một mắt xích quan trọng, vì vậy, sức ép đổi mới công tác quản lý nhà nước về hải quan là không nhỏ. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã chỉ ra những giải pháp cần triển khai thực hiện để vừa tăng cường nội lực Hải quan Việt Nam, vừa nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế [15].. - Tác giả Nguyễn Anh Tài (2012) “ Hiệp định tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ WTO và kế hoạch thực hiện của Hải quan Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Anh Tài đã nghiên cứu và trình bày được lịch sử và các nội dung cơ bản của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại, cung cấp một góc sinh động về bức tranh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những yêu cầu của Hiệp định, đặc biệt là các yêu cầu về thể chế, đánh giá khoảng cách pháp lý của Việt Nam và Hiệp định, tác giả đề xuất được một số giải pháp, trong đó nổi bật là Kế hoạch thực hiện Hiệp định của Hải quan Việt Nam [22]. Khi Việt Nam tham gia đàm phán ký kết các FTA, các nhà đàm phán, các học giả cũng có những đề tài nghiên cứu của các tác động của các FTA tới hoạt động của Việt Nam nói chung và của ngành hải quan nói riêng,cụ thể: Tác giả Nguyễn Thu Hạnh (2014): “ Tiến trình đi đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA)”. Trên cơ sở tìm hiểu quá trình đàm phán EVFTA, trong đó làm nổi bật thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi tiến vào EVFTA và các triển vọng của EVFTA, tác giả đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam sau khi ký kết EVFTA như: xây dựng chiến lược hợp tác toàn diện với EU, đề cao vai trò của doanh nghiệp và địa phương, [14].... 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu các nội dung về hải quan trong TPP, đánh giá sự chuẩn bị và các cơ hội, thách thức đặt ra đối với ngành hải quan Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để ngành hải quan Việt Nam thực thi có hiệu quả các cam kết trong khung khổ Hiệp định TPP cũng như đề xuất giải pháp trong những diễn biến khác của TPP. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá các quy định của Hiệp định TPP có liên quan đến lĩnh vực hải quan; - Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với quy định trong Hiệp định TPP; phân tích về cơ cấu tổ chức cơ sở hạ tầng và mức độ hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam từ đó cho thấy chuẩn bị của 5 ngành hải quan Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ ra các cơ hội, thách thức đặt ra đối với ngành - Đề xuất giải pháp giúp ngành hải quan cải cách, hiện đại hoá trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc thực hiện các cam kết khung khổ TPP nếu hiệp định này được triển khai 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung Hiệp định TPP có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực hải quan, các cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của TPP và các tác động của việc thực thi các Hiệp định đó. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, phân tích các hoạt động trong ngành Hải quan, chủ yếu những lĩnh vực có liên quan trực tiếp, chịu ảnh hưởng, tác động của việc tham gia vào TPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài: Đường lối,chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, tạo thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, mang lại lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu các vấn đề hiện tại với nội dung nghiên cứu, có kết hợp với phương pháp khảo sát một số đối tượng công chức hải quan, thống kê, phân tích số liệu minh chứng. Việc kết hợp các phương pháp cho phép nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan, biện chứng trong các mối quan hệ qua lại, gắn bó, tác động với nhau trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhất định. Các phương pháp nghiên cứu chính sẽ được sử dụng bao gồm: tổng hợp, phân tích, so sánh, và dự báo. Luận văn được nghiên cứu chủ yếu theo phương pháp phân tích định tính trên cơ sở sử dụng các tài liệu thứ cấp, và kết quả phân tích định lượng của các công trình đã được công bố 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn Ý nghĩa khoa học: đề ra được những giải pháp mang tính khả thi trên cơ sở tiếp cận, tìm hiểu toàn bộ nội dung Hiệp định TPP có liên quan tới lĩnh vực hải quan, từ đó đối chiếu, so sánh, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, thực tiễn hoạt động hải quan để đánh giá tác động khi tham gia ký kết hiệp định đối với lĩnh vực hải quan. Ý nghĩa thực tiễn: 6 Đề tài được nghiên cứu đạt kết quả sẽ mang lại hiệu quả kinh tế là hoạt động của ngành Hải quan sẽ chủ động hơn trong việc thực thi các cam kết quốc tế về hải quan, chủ động dự báo các tác động có thể có đối với hoạt động hải quan để điều chỉnh hoạt động của ngành, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức hải quan trong việc thích ứng với tình hình của thương mại quốc tế, giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn hoạt động hải quan; đồng thời tham mưu, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc xây dựng cơ chế chính sách kinh tế đảm bảo quyền và lợi ích của Việt Nam. Đề tài có hiệu quả xã hội là các giải pháp của đề tài sẽ được áp dụng vào thực tiễn, tạo sự chuyển biến không chỉ đối với hoạt động của ngành Hải quan, ngành Tài chính, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực đến một số ngành khác có liên quan như thương mại, đầu tư, du lịch quốc tế... 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương sau: Chương 1. Tổng quan về Hiệp định TPP và các nội dung liên quan đến hoạt động hải quan. Chương 2. Sự chuẩ n bi ̣ của Hải quan Viê ̣t Nam đối với việc thực hiện TPP trong tiến trình hội nhập Chương 3. Một số giải pháp đối với lĩnh vực hải quan khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đề xuất chính sách 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP VÀ NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN 1.1. Tổng quan về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 1.1.1. Một số khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến nhất trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm kể từ khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở cửa mạng lượng giao thông, thúc đầy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi. Hội nhập kinh tế quốc tế hiểu một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tình thể chế giữa các nền kinh tế với nhau. Khái niệm này được Bela Balssa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Những nahf kinh tế ủng hộ quan điểm này cho rằng hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ nực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng thể chế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có sáu cấp độ, đó là: khu vực (hiệp đinh) thương mại ưu đãi, khu vực (hiệp định) thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tếtiền tệ và hội nhập toàn diện. Tuy nhiên, trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn. Chẳng hạn, cao hơn Khu vực/Hiệp định thương mại tự do nhưng thấp hơn liên minh thuế quan có thể còn có Hiệp định đối tác kinh tế mà nội dung của nó không chỉ dừng lại ở tự do hóa thương mại hữu hình mà còn cả dịch vụ và đầu tư, thậm chí còn bao gồm một số nội dung phi thương mại truyền thống như: môi trường, mua sắm Chính phủ, công đoàn... 1.1.2. Đặc điểm chính và phạm vi của Hiệp định TPP Bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2013, các nhà Lãnh đạo (TPP) đã ra một tuyên bố chung về TPP, trong đó thể hiện sự mong muốn hoàn thành Hiệp định sớm. Hiệp định sẽ bảo đảm chia sẻ lợi ích một cách đầy đủ, có tính đến mức độ phát triển khác nhau của các nước. Hiệp định TPP phản ánh được tầm nhìn chung trong việc xây dựng một mô hình mới, toàn diện cho 8 việc giải quyết các vấn đề đầu tư và thương mại mới cũng như truyền thống, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước. Tự do hóa thương mại và đầu tư sâu rộng nhất có thể sẽ đảm bảo lợi ích lớn nhất cho các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ, nông dân, người chăn nuôi lớn nhỏ, cũng như công nhân, nhà phát minh, nhà đầu tư, và người tiêu dùng ở các nước. TPP với kỳ vọng cao cùng các tiêu chuẩn đi tiên phong cho các quy tắc thương mại mới là một hình mẫu cho các hiệp định thương mại trong tương lai và là con đường đầy triển vọng tiến tới mục tiêu của APEC là xây dựng một khu vực thương mại tự do ở châu Á Thái Bình Dương. Những đặc điểm chính của Hiệp định TPP Các Bộ trưởng Thương mại đã xác định 5 đặc trưng đưa Hiệp định TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt về thương mại của thế kỷ 21, thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu và đưa những vấn đề thuộc thế hệ mới có khả năng tăng cường năng lực cạnh tranh của các nước thành viên TPP trong nền kinh tế toàn cầu. Một là, tiếp cận thị trường toàn diện, bãi bỏ thuế và các rào cản thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, nhằm tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp cũng như những lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng. Hai là, hiệp định khu vực toàn diện, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và chuỗi cung ứng giữa các thành viên TPP, hỗ trợ mục tiêu tạo việc làm, nâng cao mức sống, cải thiện phúc lợi xã hội và tăng cường phát triển bền vững của các thành viên. Ba là, các vấn đề thương mại xuyên suốt được hình thành trên cơ sở những thỏa thuận đã thực hiện trong khuôn khổ APEC và các diễn đàn khác, và thông qua việc đưa vào Hiệp định TPP 4 vấn đề mới, gồm: Gắn kết môi trường chính sách; Tạo thuận lợi thúc đẩy năng lực cạnh tranh và kinh doanh; Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ giao thương quốc tế; Tự do hóa thị trường một cách toàn diện và mạnh mẽ, cải thiện thương mại và đầu tư, tăng cường kỷ cương và những cam kết khác. Bốn là, những vấn đề mới trong thương mại thúc đẩy thương mại và đầu tư đối với các sản phẩm và dịch vụ mang tính sáng tạo, trong đó có nền kinh tế kỹ thuật số và công nghệ xanh, và đảm bảo một môi trường kinh doanh cạnh tranh trong toàn bộ khu vực TPP. Năm là, Hiệp định mở cho phép cập nhật hiệp định khi phù hợp để giải quyết các vấn đề thương mại nảy sinh trong tương lai cũng như các vấn đề phát sinh trong quá trình mở rộng Hiệp định để kết nạp thêm những thành viên mới. 9 Phạm vi Hiệp định được đàm phán theo cách tiếp cận cả gói, bao gồm toàn bộ các lĩnh vực then chốt về thương mại và có liên quan đến thương mại. Bên cạnh việc cập nhật các cách tiếp cận truyền thống đối với những vấn đề đã có trong các Hiệp định mậu dịch tự do (FTAs) trước đây, Hiệp định TPP bao gồm thêm những vấn đề thương mại mới, đang nổi và những vấn đề xuyên suốt. Tất cả các nước thành viên cũng nhất trí thông qua những tiêu chuẩn cao nhằm đảm bảo các bên sẽ cùng chia sẻ tất cả lợi ích và nghĩa vụ của Hiệp định. Các thành viên thừa nhận nhu cầu giải quyết hợp lý những vấn đề nhạy cảm và các thách thức đặc thù mà các thành viên đang phát triển phải đối mặt, thông qua xây dựng năng lực thương mại, hỗ trợ kỹ thuật và dành linh hoạt về lộ trình thực hiện các cam kết nếu phù hợp. 1.1.3. Nội dung của Hiệp định TPP Nội dung của Hiệp định sẽ bao trùm toàn bộ các khía cạnh của quan hệ thương mại giữa các thành viên TPP. Dưới đây là các vấn đề được đàm phán và ký kết: (i) Cạnh tranh Chương Cạnh tranh sẽ giúp thúc đẩy môi trường kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp của các thành viên TPP. Các thành viên đạt được tiến bộ quan trọng, bao gồm các cam kết về việc thiết lập và duy trì các luật và các cơ quan quản lý cạnh tranh, thủ tục công bằng trong việc thực thi luật cạnh tranh, minh bạch hóa, bảo vệ người tiêu dùng, quyền riêng tư về hành động và hợp tác kỹ thuật. (ii) Hợp tác và Nâng cao năng lực Các thành viên TPP nhất trí việc nâng cao năng lực và các hình thức hợp tác khác là hết sức quan trọng, cả trong giai đoạn đàm phán và giai đoạn sau khi kết thúc đàm phán, trong việc hỗ trợ các nước thành viên nâng cao khả năng thực thi và tận dụng lợi ích của Hiệp định. Với tinh thần đó, các thành viên đã triển khai một số hoạt động hợp tác và nâng cao năng lực nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể và đang lên kế hoạch về những hoạt động bổ sung nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu của Hiệp định. (iii) Cung cấp dịch vụ qua biên giới Các thành viên TPP đã nhất trí tạo cơ sở cho việc đảm bảo các thị trường công bằng, mở và minh bạch cho thương mại dịch vụ, bao gồm dịch vụ qua giao 10 dịch điện tử và do các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp, đồng thời vẫn đảm bảo quyền của chính phủ trong việc điều tiết lợi ích công cộng. (iv) Hải quan Các nhà đàm phán TPP đã đạt được thỏa thuận về việc xây dựng các thủ tục hải quan dễ dự báo, minh bạch, góp phần đẩy nhanh và tạo thuận lợi cho thương mại, qua đó giúp gắn kết các doanh nghiệp TPP vào chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực. Cam kết về hải quan sẽ giúp đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, đồng thời vẫn duy trì khả năng của các cơ quan hải quan trong việc thực thi nghiêm túc các quy định và luật hải quan. (v) Thương mại điện tử Các nhà đàm phán đạt được những tiến bộ quan trọng, trong đó có các điều khoản giải quyết vấn đề thuế hải quan trong môi trường số, việc chứng nhận các giao dịch điện tử và bảo vệ người tiêu dùng, các đề xuất bổ sung về các luồng thông tin và việc xử lý các sản phẩm số. (vi) Môi trường Những cam kết có ý nghĩa về môi trường sẽ giúp đảm bảo Hiệp định giải quyết thỏa đáng những thách thức thương mại và môi trường quan trọng cũng như nâng cao tính hỗ trợ lẫn nhau giữa thương mại và môi trường. (vii) Dịch vụ tài chính Các thể chế tài chính và thương mại qua biên giới trong dịch vụ tài chính sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch, không phân biệt đối xử, đối xử công bằng với các dịch vụ tài chính mới. Những cam kết này tạo ra những cơ hội mở cửa thị trường, làm lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng về các sản phẩm tài chính, đồng thời đảm bảo quyền của các cơ quan quản lý tài chính trong việc đảm bảo tính liêm chính và duy trì sự ổn định của các thị trường tài chính, bao gồm cả trong tình huống khủng hoảng tài chính. (vii) Mua sắm Chính phủ Các nhà đàm phán TPP về cơ bản đã nhất trí về các nguyên tắc và các thủ tục tiến hành các hoạt động mua sắm chính phủ. Các thành viên TPP đang tham chiếu các phạm vi về mua sắm hiện hành của tất cả các nước, đồng thời công nhận nhu cầu tạo thuận lợi cho việc mở cửa thị trường mua sắm chính phủ của các nước đang phát triển thông qua việc sử dụng các biện pháp mang tính quá độ. (ix) Sở hữu trí tuệ 11 Các thành viên TPP đã nhất trí tăng cường và xây dựng các quyền và nghĩa vụ dựa trên Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) nhằm đảm bảo tiếp cận một cách hiệu quả và cân bằng đối với vấn đề quyền sở hữu trí tuệ giữa các nước thành viên TPP. Các thành viên thảo luận các đề xuất về các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả và các quyền liên quan, bằng sáng chế, bí mật thương mại và các dữ liệu cần thiết để xin phê duyệt đối với một số sản phẩm thuộc diện quản lý, cũng như các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nguồn gen và tri thức truyền thống. (x) Đầu tư Về đầu tư Hiệp định quy định sự bảo vệ cơ bản về pháp lý đối với các nhà đầu tư và các hoạt động đầu tư của mỗi quốc gia thành viên TPP trong lãnh thổ các nước thành viên TPP khác, trong đó có các quy định nhằm đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử, tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử, các quy định về xung công và nghiêm cấm một số hoạt động đặc thù bóp méo thương mại và đầu tư. Hiệp định cũng bao gồm các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước một cách nhanh chóng, công bằng và minh bạch trên cơ sở cơ chế phù hợp bảo vệ Nhà nước. (xi) Các vấn đề pháp lý Các thành viên TPP đã cơ bản đạt được các điều khoản liên quan đến thực thi hiệp định, bao gồm các quy tắc rõ ràng và hiệu quả nhằm giải quyết các tranh chấp. Các thành viên cũng đã đạt được những tiến bộ về các trường hợp ngoại lệ đối với các nghĩa vụ của hiệp định cũng như về các quy tắc xử lý vấn đề minh bạch trong việc xây dựng các điều luật, quy định hay các quy tắc khác. Ngoài ra, các thành viên cũng thảo luận về các đề xuất liên quan đến quản trị tốt và tính công bằng trong thủ tục ở một số lĩnh vực cụ thể. Với nỗ lực loại bỏ rào cản phi thuế quan nhằm thiết lập một hệ thống pháp lý minh bạch và phù hợp hơn, mục tiêu của Hiệp định không phải là can thiệp vào các quyền điều hành của chính phủ mà chỉ nhằm tăng cường sự chặt chẽ về pháp lý thuộc nội bộ mỗi quốc gia và trong hợp tác giữa các nước thành viên TPP về các vấn đề quản lý cũ và mới. (xii) Tiếp cận thị trường hàng hóa Các thành viên TPP đã thống nhất xây dựng các nguyên tắc và các nghĩa vụ liên quan đến thương mại hàng hóa cho tất cả các nước TPP nhằm đảm bảo tiếp cận thị trường mà các nước dành cho nhau công bằng và minh bạch. Các thành viên 12 cũng đang cân nhắc các đề xuất liên quan đến cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu và hàng tân trang. Các điều khoản bổ sung liên quan đến cạnh tranh xuất khẩu hàng nông nghiệp và an ninh lương thực. Các thành viên cũng thống nhất tầm quan trọng của việc cam kết ở mức cao đối với hàng dệt may - một nội dung quan trọng trong các vấn đề tiếp cận thị trường hàng hóa. Một số đề xuất về nguyên tắc trong lĩnh vực hợp tác hải quan và quy trình thực thi pháp luật, quy tắc xuất xứ và tự vệ đặc biệt cũng được đưa ra. (xiii) Quy tắc xuất xứ Các thành viên TPP đã nhất trí xây dựng một bộ quy tắc xuất xứ chung nhằm xác định liệu một sản phẩm có xuất xứ từ khu vực TPP. Các nước cũng nhất trí các quy tắc xuất xứ của TPP cần khách quan, minh bạch và dễ dự đoán, hiện đang thảo luận các vấn đề liên quan tới khả năng cộng gộp hoặc sử dụng nguyên vật liệu trong phạm vi khu vực mậu dịch tự do của TPP để khẳng định một sản phẩm có xuất xứ. Ngoài ra, các thành viên TPP cũng đang thảo luận các đề xuất xây dựng một hệ thống chứng nhận xuất xứ ưu đãi đơn giản và hiệu quả. (xiv) Các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) Nhằm nâng cao chất lượng cây trồng và vật nuôi, cũng như chất lượng an toàn thực phẩm và tạo thuận lợi cho thương mại giữa các nước TPP, các quốc gia thành viên đã nhất trí tăng cường và phát triển các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật dựa trên các quyền và nghĩa vụ hiện tại của các bên theo Hiệp định về kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quy định một loạt các cam kết mới về cơ sở khoa học, minh bạch hóa, khu vực hóa, hợp tác hoá và công nhận lẫn nhau. (xv) Hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại Nội dung về hàng rào kỹ thuật sẽ củng cố và phát triển các quyền và nghĩa vụ hiện tại quy định ở Hiệp định về Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các nước thành viên TPP và giúp các nhà quản lý trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn, bảo vệ môi trường và đạt được các mục tiêu chính đáng khác. Nội dung bao gồm các cam kết về lộ trình thực hiện, các thủ tục đánh giá sự phù hợp, các tiêu chuẩn quốc tế, cơ chế thể chế, và minh bạch hóa. Các thành viên TPP cũng thảo luận các quy định đánh giá thực hiện, hợp tác quản lý, thuận lợi hóa thương mại, minh bạch hóa và các vấn đề khác, cũng như các đề xuất do nước đưa ra liên quan đến các lĩnh vực cụ thể. 13 Các thành viên TPP đã nhất trí khẳng định các quyền và nghĩa vụ của mình trong WTO và đang xem xét các đề xuất mới, bao gồm các nghĩa vụ sẽ được xây dựng trên cơ sở những quyền lợi và nghĩa vụ hiện hành trong lĩnh vực minh bạch hóa và quy trình tố tụng. Các thành viên cũng đưa ra một số đề xuất về cơ chế tự vệ khu vực quá độ. (xvi) Viễn thông Các quy định về viễn thông sẽ thúc đẩy sự tiếp cận cạnh tranh cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong thị trường các thành viên TPP, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp trên thị trường TPP trở nên cạnh tranh hơn. Ngoài một hiệp định rộng thể hiện sự cần thiết về tiếp cận mạng lưới một cách hợp lý dành cho các nhà cung cấp thông qua kết nối và tiếp cận với cơ sở vật chất, các thành viên TPP cũng đồng thuận về các điều khoản nhằm tăng cường tính minh bạch của quá trình ban hành chính sách và bảo đảm quyền khiếu nại các quyết định. Hiệp định cũng quy định cụ thể một số vấn đề như: Liên kết và cạnh tranh, bao gồm các vấn đề như quản lý chuỗi cung ứng, thuận lợi hóa thương mại, và thủ tục cửa khẩu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được công nhận chiếm đa số về kinh doanh và giải quyết việc làm trong nền kinh tế quốc gia. Các thành viên TTP tìm cách để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thương mại và tiếp cận các thị trường quốc tế. Nhập cảnh Các thành viên TPP đã thống nhất về cơ bản các điều khoản chung của chương liên quan đến tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình giải quyết nhập cảnh tạm thời, đồng thời thúc đẩy hợp tác kỹ thuật hiện tại giữa các nước TPP. 1.2. Các nội dung liên quan đến hoạt động hải quan 1.2.1. Thương mại hàng hoá (i) Đối xử quốc gia Các thành viên TPP thừa nhận các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với mục tiêu là bảo hộ hàng nội địa. Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan