Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Hệ thống hóa kiến thức và các dạng câu hỏi, bài tập phần sông ngòi lớp 10 trong ...

Tài liệu Hệ thống hóa kiến thức và các dạng câu hỏi, bài tập phần sông ngòi lớp 10 trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí

.PDF
36
1717
123

Mô tả:

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VIII 1 A - PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sông ngòi là nội dung kiến thức quan trọng trong thành phần thủy quyển – một trong năm quyển của lớp vở địa lí (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển) được đề cập đến trong chương trình địa lí 10. Đồng thời đây cũng là nội dung rất hay được đưa vào các câu hỏi của đề thi quốc gia. Sông ngòi là thành phần quan trọng của môi trường địa lí tự nhiên bồi đắp tạo nên các đồng bằng, góp phần tạo nên diện mạo của cảnh quan trên thực địa. Nó chi phối mạnh mẽ các thành phần khác của cảnh quan nhưng cũng chịu ảnh hưởng của các thành phần khác trong tác động qua lại của tổng thể tự nhiên thống nhất. Trong các hoạt động kinh tế xã hội, sông ngòi có vai trò quan trọng, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, giao thong vận tải, thủy điện, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất … Do đó, sông ngòi là một trong những yếu tố được con người quan tâm hàng đầu. Sông ngòi là yếu tố tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần tự nhiên khác và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Vì vậy với nội dung kiến thức này đòi hỏi giáo viên bồi dưỡng đội tuyển phải có sự nghiên cứu đầy đủ, chính xác, khoa học và cách truyền đạt phương pháp làm bài mang lại hiệu quả cho học sinh. Trong giới hạn của chuyên đê “Hệ thống hóa kiến thức và các dạng câu hỏi, bài tập phần sông ngòi lớp 10 trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí” nhằm mục đích hệ thống các nội dung kiến thức cơ bản về yếu tố sông ngòi: các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, mối quan hệ của sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác, giá trị kinh tế, các dạng bài tập có liên quan… Hi vọng chuyên đề sẽ là tài liệu hữu ích trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. II. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ - Cung cấp các kiến thức cơ bản về khái niệm sông ngòi, các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, mối quan hệ với các thành phần tự nhiên khác (Khí 2 hậu, địa hình, thực vật…), giá trị kinh tế của sông ngòi nhằm phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia một cách chính xác đầy đủ và khoa học. - Giới thiệu các dạng câu hỏi, bài tập về sông ngòi trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia và quá trình tập huấn đội tuyển. - Định hướng cho giáo viên và học sinh các phương pháp giảng dạy và học tập nội dung phần sông ngòi có hiệu quả. CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ A. PHẦN MỚ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SÔNG NGÒI I. Khái niệm chung. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. III. Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác. VI. Giá trị kinh tế của sông ngòi. PHẦN II: BÀI TẬP Các dạng câu hỏi, bài tập liên quan đến sông ngòi trên Trái Đất và sông ngòi Việt Nam. C. PHẦN KẾT LUẬN 3 B – PHẦN NỘI DUNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SÔNG NGÒI I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Định nghĩa sông ngòi. Trong thủy quyển, sông ngòi có lượng nước ít nhất : 2210 km3\ chỉ chiếm khoảng 0,0003% của tổng lượng thuỷ quyển. Tuy vậy, sông ngòi lại có vai trò rất quan trọng. Trong lớp vỏ địa lí, sông ngòi là một thành phần chủ yếu trong quá trình tuần hoàn và trao đổi vật chất (nước, muối...) và năng lượng (nhiệt) một cách cụ thể. Ngoài ra, sông ngòi lại có một số lượng lớn và rải rộng trên khắp các lục địa nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của con người. Hiểu biết về sông ngòi cũng khá phức tạp và trải qua một thời kì lịch sử lâu dài. Thời Cố đại, người ta thường quan niệm sông ngòi là nước; về sau, để phân biệt với các đối tượng khác trên lục địa, người ta gọi sông ngòi là nước chảy. Gần đây, định nghĩa về sông ngòi mới chính xác dần lên. Trước hết là : “Sông ngòi là những dải trũng có độ dốc một chiều trong đó nước chảy thường xuyên theo trọng lực”. Sau đó là: “Sông ngòi là những dòng chảy thường xuyên”. Cuối cùng, để biểu thị cho các thành phần khác nhau của dòng chảy'” có thể nói: “Sông ngòi là tổng thể của các dòng chảy thường xuyên”. 2. Các hình thái sông ngòi. Khi nghiên cứu về sông ngòi, người ta thường chú ý tới các đặc trưng thủy văn vì là các yếu tố cơ bản. Tuy vậy, các đặc trưng hình thái cũng có ảnh hưởng nhất định đến lượng dòng chảy cũng như chế độ nước sông. Do đó, để hiểu biết toàn diện về sông ngòi không thể bỏ qua các đặc trưng hình thái. a. Hệ thống sông ngòi: Nước rơi từ khí quyển hay nước tuyết và bãng tan sau một thời gian cháy tràn trên mặt đất dốc sẽ tập trung lại thành dòng chảy. Các dòng cháy nhỏ chảy vào các dòng chảy lớn hơn... rồi cuối cùng đổ vào một dòng chảy lớn nhất để tiêu nước vào một đối tượng nhận nước nào đó: hồ đầm, biển và đại dương... Các dòng chảy trong 4 phạm vi nào đó hợp thành một hệ thống sông ngòi. Trong mỗi hệ thống, dòng chảy lớn nhất được gọi là dòng chính; còn các dòng chảy nhỏ hơn chảy vào dòng chính gọi là các phụ lưu. Mỗi hệ thống sông thường có nhiều phụ lưu và người ta đã tiến hành phân cấp theo các phương pháp khác nhau. Ngày nay, theo phương pháp mới, dòng chảy nào chỉ nhận được nước chảy tràn và nước suối gọi là phụ lưu cấp 1. Phụ lưu cấp 1 này đổ vào dòng chảy nào, dòng chảy dó gọi là phụ lưu cấp 2... Cứ như vậy cho tới phụ lưu cuối cùng là dòng chảy đổ trực tiếp vào dòng chính. Các phụ lưu thường tồn tại ở thượng và trung lưu. Ngược lại, ở phía hạ lưu lại có những dòng chảy chia bớt nước cho dòng chính gọi là chi lưu. Đối với các chi lưu, người ta cũng tiến hành phân cấp. Dòng chảy nào trực tiếp chảy ra từ dòng chính gọi là chi lưu cấp 1, dòng chảy nào từ chi lưu cấp 1 chảy ra gọi là chi lưu cấp 2... và cứ như vậy cho tới chi lưu cuối cùng. Số lượng chi lưu bao giờ cũng ít hơn các phụ lưu. Trong hệ thống sông Hồng : Sông Hồng là dòng chính; các sông: Đà, Lô, Chảy... là các phụ lưu...; còn các sông: Đáy, Trà Lí, Ninh Cơ... là các chi lưu. Hình 1: Sơ đồ hệ thống sông Hồng b. Hình dạng lưới sông: Là sự kết hợp của dòng chính, các phụ lưu và các chi lưu. Hình dạng lưới sông cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tập trung nước và đặc điểm lũ trên sông. 5 Có 3 dạng lưới sông cơ bản là: lông chim (Mêkông, Ba...), song song (hệ thống Mã - Chu, hệ thống Đại - Kiến) và nan quạt (hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình). Trong các dạng lưới sông trên, dạng nan quạt thường có lũ lớn, đột ngột có thể gây lụt lội cho hạ lưu... Các hệ thống sông ngòi thường tách biệt nhau, song cũng có khi kết hợp với nhau, nhất là ở phía hạ lưu để tạo thành một mạng lưới sông ngòi. Các hệ thống sông: Hồng - Thái Bình tạo thành mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ; các hệ thống sông Cửu Long - Đồng Nai hợp thành mạng lưới sông ngòi Nam Bộ. Sự phát triển của hệ thông sông ngòi, nhất là chiều dài dòng chảy, thường được biếu thị qua mật độ sòng ngòi. Nói chung, ờ những nơi mưa nhiều, đất đá ít thấm, mật độ sông ngòi sẽ dày hơn. Mật độ sông ngòi ở nước ta vào khoảng 1 km/km2 . Mật độ sông ngòi cũng có ảnh hưởng quan trọng tới chế độ nước sông. Nơi có mật độ lớn, chế độ nước thường ít khắc nghiệt hơn các nơi khác. c. Lưu vực sông ngòi: Một phạm vi nhất định của bề mặt lục địa tập trung nước để cung cấp cho sông ngòi gọi là lưu vực sông. Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi chủ yếu là từ bề mặt đất và một phần khác là do nước dưới đất. Do đó, lưu vực sông bao gồm 2 bộ phận : lưu vực mặt và lưu vực ngầm. Hai lưu vực này cũng có khi không trùng nhau, nhất là nơi có địa hình Cacxtơ phát triển, nhưng người ta thường cho là thống nhất và lấy lưu vực mặt làm cơ sở. Như vậy, lưu vực sông là một thế tích, song thường được hiểu đơn giản là một diện tích. Ranh giới của các lưu vực sông khác nhau là đường phân thuỷ. Tại các lưu vực cũng tồn tại các đường phân thuỷ khác nhau: đường phân thuỷ mặt và đường phân thuỷ ngầm. Hai đường phân thuỷ này cũng có khi không trùng nhau ; song cũng như lưu vực mặt, đường phân thuỷ mặt cũng được lấy làm cơ sở. Đường phân thuỷ mặt có thể được xác định dễ dàng theo các đường đỉnh núi, còn ở đồng bằng công việc này khó khăn hơn nhiều. Một đặc điểm quan trọng là đường phân thuỷ mặt cũng có thể không cố định, 6 mà đột nhiên biến đổi do hiện tượng bắt dòng. Khi hiện tượng này xảy ra, diện tích lưu vực sẽ biến đổi theo. Trên các dãy núi, khi có sườn bất đối xứng dễ xảy ra bắt dòng về phía sườn dốc. Hiện tượng này cũng thường xảy ra : sông Kì Cùng ớ Lạng Sơn bị Tả Giang bắt dòng về Trung Quốc.. Lưu vực sông có tác dụng quan trọng tới dòng chảy sông ngòi. Trước hết, kích thước lưu vực có ánh hưởng trực tiếp tới lượng dòng chảy. Nói chung, lưu vực sông càng lớn, lưu lượng nước sẽ lớn theo ; ngược lại lưu vực nhỏ, lưu lượng sẽ nhỏ đi. Đồng thời, diện tích lưu vực cũng có ảnh hưởng tới chế độ nước sông do tác dụng điều tiết tự nhiên. Các lưu vực lớn thường bao gồm nhiều thành phần tự nhiên khác nhau nên có tác dụng điều hoà dòng chảy hơn ; còn các lưu vực nhỏ thường mang những đặc trưng riêng biệt (vùng karst, vùng rừng...). Ngoài ra, hình dạng lưu vực cũng có tác dụng nhất định đến quá trình tập trung nước và đặc điểm lũ. Nói chung, lưu vực sông nhỏ và dài, tương ứng với dạng lưới sông hình lông chim thường sản sinh lũ bộ phận hay lũ đơn ; ngược lại, lưu vực dạng tròn, thường tương ứng với dạng lưới sông hình nan quạt nên thường gây lũ toàn phần hay lũ kép, kéo dài và có thể xảy ra lũ lụt ở hạ lưu. Theo Vê-li-ca-nôp (V.A.Vêlicanov), lưu vực sông có dạng tròn là phổ biến hơn: lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình... ; còn lưu vực có dạng dài ít phổ biến hơn : lưu vực sông Mêkông, sông Ba. Đặc biệt hệ thống Mêkông lại được điều tiết nước bởi Biển Hồ ở Cam-pu-chia (Campuchia) nên lũ xảy ra ít đột ngột. - Hình ảnh các dạng lưu vực sông: 7 d. Lòng sông Là bộ phận thấp nhất của thung lũng trong đó có nước chảy thường xuyên Do lượng nước trong sông luôn thay đổi nên kích thước của lòng sông cũng thay đổi theo. Lòng sông ứng với lượng nước nhỏ nhất về mùa cạn gọi là lòng nhỏ hay lòng sông gốc; còn lòng mở rộng ứng với lượng nước lớn nhất trong mùa lũ gọi là lòng lớn hay lòng cả. Lòng sông ứng với lượng nước bình thường nào đó gọi là lòng sông hoạt động hay lòng thường xuyên. Hình dạng mặt bằng của lòng sông cũng khá phức tạp. Lòng sông rất ít khi thẳng mà thường uốn khúc quanh co. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là nguyên nhân của địa chất hoặc địa mạo (uốn khúc sơn văn), song chú yếu là do quy luật chuyển động của nước trong sông (uốn khúc thuỷ văn). Hệ số uốn khúc được xác định bằng công thức sau : K L' L Trong đó: L' là chiều dài thực và L là chiều dài đường chim bay. Hệ thống này tỷ lệ nghịch với độ dốc lòng sông và tỷ lệ thuận với tuổi tác của sông ngòi. Do đó, sông dù chảy theo một đứt gãy thẳng tắp hay một sông đào cũng uốn khúc cong queo. Tuy nhiên, nếu khúc uốn quá lớn, sông sẽ đổi dòng và để lại các hồ móng ngựa ven sông (Hồ Tây ở Hà Nội). Nhìn chung, độ uốn khúc và kích 8 thước của các khúc uốn có xu hướng giảm dần từ hạ lưu về thượng lưu theo định luật Su - ren (Surell) Hình 2: Khúc uốn và hồ móng ngựa 3. Các dòng chảy sông ngòi Trong các đặc trưng của sông ngòi, quan trọng nhất là các đặc trưng thuỷ văn. Các đặc trưng này được thể hiện qua các dòng chảy sông ngòi; nước, bùn cát, ion... Trong các dòng chảy này, dòng chảy nước là quan trọng nhất, quy định sự tồn tại và phát triển của sông ngòi. Đây là dòng chảy biểu thị cho bản chất của sông ngòi, đồng thời lại có ảnh hưởng lớn tới các dòng chảy khác. a. Dòng chảy nước : Dòng chảy nước thường được gọi là dòng chảy. Đây là dòng chảy cơ bản vì biểu thị cho sự tồn tại và phát triển của sông ngòi và có vai trò quan trọng nhất trong tự nhiên cũng như đời sống con người. Trong lớp vỏ địa lí, sông ngòi là khâu quan trọng nhất trong quá trình tuần hoàn nước, đồng thời kéo theo các quá trình tuần hoàn khác : muối, nhiệt... Trong nền kinh tế - xã hội, nước cung cấp cho tưới ruộng, nước cho công nghiệp và năng lượng (than trắng), là phương tiện giao thông thuỷ (đường sông), chăn nuôi thuỷ sản và nước cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. b. Dòng chảy cát bùn: Dòng chảy cát bùn là dòng chảy bao gồm các vật chất rắn: sỏi, cuội… nhất là bùn cát, nên cũng được gọi là dòng chảy rắn. Tùy theo phương thức vận động, các nhà thủy văn thường chia phù sa thành 2 loại cơ bản: Lơ lửng và đáy. Phù sa lơ lửng thường có kính thước nhỏ và chuyển động 9 lơ lửng trong dòng nước. Phù sa đáy có kích thước lướn hơn và chuyển động trên đáy sông. Quá trình hình thành bùn cát trong sông chủ yếu là do động năng của dòng nước. Do cáo động năng nên dòng sông thường xâm thực mặt đất dốc trong lưu vực và ngay cả trong long sông. c. Dòng chảy nhiệt: Dòng chảy nhiệt là lượng nhiệt mà sông ngòi hấp thụ và vận chuyển ra khỏi lưu vực. Nguồn gốc của nhiệt sông là bức xạ Mặt Trời, quan trọng là tiềm nhiệt bốc hơi và ngoài ra là trao đổi nhiệt với khí quyển và thạch quyển. Nghiên cứu về dòng chảy nhiệt có ý nghĩa rất lớn đối với việc dự báo sông ở các miền vĩ độ cao: thời gian và độ dày lớp đóng băng. Ngoài ra cũng có thể điều hòa nhiệt cho ruộng lúa nước, chống ô nhiễm nhiệt… d. Dòng chảy ion: Dòng chảy ion là dòng chảy của các chất hòa tan, nhất là các ion trong nước sông. Do nước là một dung môi nên ngay từ nước mưa và tuyết tan đã chứa một lượng hòa tan song chủ yếu là nước sông và nước ngầm đã hòa tan nhiều chất nhiều chất. Dòng chảy ion góp phần quan trọng trong tuần hoàn muối trong lớp vỏ địa lí. Ngoài ra, nó cũng có vai trò nhất định trong sản xuất công và nông nghiệp, nhất là chống ô nhiễm sông ngòi. II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SÔNG NGÒI. 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy. Sông ngòi thường xuyên có nước chảy. Lượng nước trong sông không lớn lắm 2.120 km3 song tổng lượng dòng chảy của sông ngòi lại lên tới hơn 41.103km3/năm. Như vậy, sông ngòi thường xuyên phải được cung cấp nước. Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi cũng khá phức tạp, chủ yếu là các điều kiện khí tượng, thuỷ văn... Song quá trình này lại thông qua bề mặt lưu vực, tức là các điều kiện tự nhiên khác cũng như các hoạt động kinh tế của xã hội loài người. 1.1.Các nhân tố tự nhiên : 10 Trong tổng thế địa lí tự nhiên của lưu vực, sông ngòi có tác dụng tích cực tới các thành phần khác, song các yếu tố này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới dòng chảy sông ngòi, về quá trình hình thành dòng chảy nước của sông ngòi, có thể phân chia tác động này thành các nhóm khác nhau : a. Nhóm nhân tố khí tượng - thuỷ văn: Đây là nhóm nhân tố quan trọng nhất vì có tác dụng quyết định tới số lượng và cả chế độ nước trong sông. + Nhân tố khí tượng: Nhân tố khí tượng giữ vai trò rất lớn lao, thể hiện trong phương trình cân bằng nước của lưu vực. Trong khí tượng, lượng nước rơi có ảnh hưởng lớn nhất. Những nơi có lượng nước rơi phong phú, lượng dòng chảy sẽ lớn; ngược lại, những nơi lượng nước rơi nghèo nàn dòng chảy sẽ giảm đi Hình thức và nhất là cường độ nước rơi cũng có ảnh hưởng nhất định tới nước sông. Với cùng lượng mưa, song cường độ nhỏ, thời gian mưa kéo dài, lũ xảy ra không thể đột ngột như khi có cường độ lớn, thời gian mưa ngắn, lúc đó lũ sẽ xảy ra với cường suất lớn. Ở nước ta, Cục Thuỷ văn (1966) lại xác định cường độ mưa với các chỉ tiêu cụ thể như sau: mưa nhỏ khi cường độ mưa nhỏ hơn 25 mm/ngày, mưa vừa khi cường độ mưa từ 25 - 50 mm/ngày, mưa lớn khi cường độ mưa là 50 - 100 mm/ngày và mưa rất lớn khi cường độ mưa lớn hơn 100 mm/ngày. Nói chung, khi cường độ mưa lớn, nhất là mưa rất lớn thường sinh lũ lớn và có thể gây lụt lội. Cuối cùng chế độ mưa rơi cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ nước sông. Nơi nào có chế độ mưa rơi điều hoà (xích đạo, ôn đới hải dương)... chế độ nước sông cũng điều hoà. Còn trong các miền khí hậu gió mùa, chế độ nước sông cũng phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Đặc biệt, những nơi có chế độ nước rơi thất thường, chế độ nước sông cũng suy lạc theo. Nếu nước rơi cung cấp nước cho sông ngòi; ngược lại, bốc thoát hơi nước lại làm giảm lượng nước trong sông; tức là có tác dụng tiêu cực đối với dòng chảy. Hiện tượng bốc thoát hơi xảy ra trên bề mặt đất ẩm và cả trong rừng cây (thoát hơi sinh lí). Còn nhiệt độ không khí ảnh hưởng phức tạp hơn: giảm độ ẩm tương đối và 11 tăng cường cho quá trình bốc hơi, đồng thời lại làm tuyết và băng tan để cung cấp nước cho sông ngòi. - Nhân tố thuỷ văn : Nhân tố thuỷ văn cũng có ảnh hưởng nhất định đến dòng chảy nước. Trước hết là vai trò của hồ đầm. Vai trò này cũng khá phức tạp đối với chế độ nước cũng như lượng nước trong sông. Hồ đầm có thể là nguồn cung cấp nước cho sông: Ngũ hồ đối với sông Lo-răng (St.Laurence), La-đô-ga (Ladoga) đối với sông Nê-va (Neva)... Đồng thời, hồ đầm cũng có thể trao đổi nước với sông ngòi như: Biển Hồ (Campuchia) với sông Cửu Long... Do có quan hệ thuỷ văn với sông ngòi nên hồ đầm có tác dụng điều tiết lớn. Ví dụ Mật Sông độ hồ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 17,1 0,7 0,7 0,7 1,3 1,3 1,3 1,2 1,2 1,2 1,1 0,9 0,7 29,6 1,0 0,96 0,92 0,89 0,94 1,02 1,05 1,1 1,07 1,03 1,01 1,0 (%) Nê-va (nêva) Vu-oóc-sa (Vuorsa) Do sông Vu-oóc-sa (Vuorsa) có mật độ hồ lớn hơn nên chế độ nước điểu hoà hơn. Đặc biệt, sông Nê-va (Nêva) hầu như không có lũ từ thượng lưu về hạ lưu (lũ lụt ở hạ lưu lại do bão và nước dồn từ biển Ban-tích vào). Còn đối với lượng dòng chảy sông ngòi, vai trò của hồ đầm khá phức tạp ở vùng khí hậu ẩm ướt, hồ đầm không có tác dụng lớn; nhưng ở miền khí hậu khô hạn, hồ đầm có thể làm giảm lượng dòng chảy sông ngòi tới 15 - 17%, do tăng cường quá trình bốc hơi trong lưu vực. Như vậy, tác dụng của hồ đầm chắc chắn là phụ thuộc vào điều kiện khí hậu địa phương. Đặc biệt, một vài sông ngòi lại nhận được nước của hệ thống sông bên cạnh. Như ở nước ta, sông Hồng đã cung cấp nước qua sông Đuống cho sông Thái Bình tại trạm Phả Lại tới 76%, trong khi cả 3 sông Cầu, Lục Nam, Thương chỉ có 24%. Do đó, nhiều khi lũ sông Hồng chảy sang có thể gây lụt lội lớn bên hệ thống sông Thái Bình. 12 - Nhóm nhân tố về mặt lưu vực: Sau khi nghiên cứu 50 sông lớn ớ Âu châu, Ôn-đê-kôp (E.M.Oldekov) nhận thấy rằng nhóm nhân tố khí tượng thuý văn tuy rất quan trọng song chỉ có tác dụng khoảng 75 - 85% tới lượng dòng chảy sông ngòi, còn lại sẽ là vai trò của bề mặt đệm. Như vậy, các nhân tố bề mặt lưu vực cũng có vai trò nhất định đối với dòng chảy sông ngòi. Tuy vậy, tác động này cũng khá phức tạp tuỳ thuộc vào từng nhân tố cụ thể. Địa hình: Trong nhóm nhân tố bề mặt, địa hình giữ vai trò quan trọng nhất. Địa hình có thể ảnh hưởng đến dòng chảy nước qua nhiều yếu tố: độ dốc lưu vực làm tăng tốc độ chảy, quá trình tập trung lũ và cường xuất nước dâng..., mật độ và độ sâu chia cắt, có thể làm tăng lượng dòng chảy, tác dụng điều tiết tự nhiên của lưu vực... Tác dụng này càng rõ trong các lưu vực kín; còn trong các lưu vực hở, kết quả xảy ra sẽ ngược lại. Vai trò này càng đặc biệt lớn trong các lưu vực có địa hình karst phát triển. Tuy vậy, tác động mạnh mẽ hơn cả vẫn là độ cao và hướng sườn. Cao độ của khối núi và nhất là độ cao bình quân của lưu vực sẽ làm tăng lượng dòng chảy, khi chưa vượt quá độ cao giới hạn. Đặc biệt, hướng sườn ảnh hưởng lại càng lớn. Ở nước ta, ảnh hưởng này cũng xảy ra ở nhiều nơi như: cánh cung Đông Triều, khối núi Thượng nguồn sông Chảy….. + Rừng cây: Ảnh hướng của rừng cây cũng khá lớn, song đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Trước hết, tán cây rừng có thể chặn lại một phần nước mưa để làm ướt lá, cành và thân cây rồi bốc hơi ngay ở đó. Rêu, địa y khô cũng thấm một lượng nước mưa nhất định. Rễ cây rừng lại làm tăng lượng nước ngấm tới 2,5 lần so với vùng đồi núi trọc. Rừng cây cũng làm giảm nhiệt độ trong rừng khoảng 2-30C so với bên ngoài và do đó, có thể làm giảm bốc hơi trong rừng tới 2-5 lần so với nơi không rừng. Từ những đặc điểm trên,tác động của rừng rất phức tạp nhất là đối với lượng dòng chảy nước của sông ngòi. Một số tác giả nhận thấy rừng có tác dụng tích cực, tức là làm tăng lượng dòng chảy sông ngòi. Như vậy, tác dụng của rừng cây đối với dòng chẩy sông ngòi, ngoài mật độ và loại rừng, còn phải kể đến vai trò của khí hậu nữa. 13 Về mặt điều tiết dòng chảy, rừng cây bao giờ cũng có tác dụng tích cực, tương tự như một hồ nước tự nhiên trong lưu vực. Các nhân tố khác: đất (thổ nhưỡng) và đá (nham thạch) cũng có tác dụng nhất định đối với dòng chảy sông ngòi. Nhân tố con người : Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không ngừng phải tiến hành sản xuất nên luôn luôn tác động đến môi trường địa lí, trong đó đặc biệt là sông ngòi. Con người lấy nước sông để phục vụ cho sinh hoạt, cung cấp nước cho ngành sản xuất công nghiệp, nhất là cho nông nghiệp. Vai trò của con người ngày càng lớn lao vì dân số và nhu cầu về nước ngày càng lớn. Các động tác này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sông ngòi. + Hoạt động thuỷ lợi: Thuỷ lợi có tác động trực tiếp đến sông ngòi. Trong các biện pháp thuỷ lợi, việc xây dựng các hệ thống thuỷ nông để lấy nước tưới ruộng là quan trọng. Ở nước ta, hồ Hoà Bình trên sông Đà có thể làm giảm mực nước lũ lớn nhất, từ 14,1m (1945) xuống còn 12m; đồng thời lại có thể làm tăng mực nước mùa cạn từ 1,7 m lên tới 4,5m cho Hà Nội ở phía hạ lưu sông Hồng. Đặc biệt, con người có thể chuyển nước từ lưu vực sông nhiều nước tới các lưu vực ít nước. Nhân dân Trung Quốc có những kế hoạch tá thuỷ (vay nước) của các sông phía nam (Dương Tử) lên các sông phía bắc (Hoàng Hà) qua các kênh đào lớn. Ở nước ta, nhân dân ta đã chuyển nước từ Đa Nhim xuống Krông Fa (Ninh Thuận) và ngày nay cũng đã chuyển nước từ các sông La Ngà, Đa Quao xuống các sông Ninh Thuận và Bình Thuận. + Hoạt động lâm nghiệp : Lâm nghiệp được coi như biện pháp gián tiếp đối với sông ngòi. Trong quá trình mở rộng phạm vi sản xuất và khai thác rừng, con người có thể chặt phá bừa bãi làm giảm diện tích rừng, song ngược lại cũng có thể trồng lại rừng khi cần thiết. Hoạt động này cũng có ảnh hưởng tới lượng dòng chảy ở nước ta, trên lưu vực sông Đà, do rừng bị chặt phá nhiều nên lượng dòng chảy mùa lũ tăng 5%, ngược lại mùa cạn lại giảm đi 36% nên nói chung lượng dòng chảy 14 trung bình năm của sông Đà đã giảm đi 9% so với khi còn rừng. 2. Nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông. Nhân tố Ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy Độ dốc lòng sông ( hay độ chênh của Độ chênh càng nhiều, tốc độ dòng chảy mặt nước) càng lớn. Chiều rộng của lòng sông - Khúc sông rộng, nước chẩy chậm - Khúc sông hẹp, nước chảy nhanh hơn 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. 1.3. Chế độ mưa, băng tuyết, hồ đầm a. Chế độ mưa: Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa ở nơi đó. Nếu có chế độ mưa theo mùa thì có chế độ nước theo mùa, mưa quanh năm thì nước sông đầy quanh năm… Ví dụ: Lưu vực sông A-ma-zon nằm trong khu vực xích đạo, mưa rào quanh năm, sông lại có nhiều phụ lưu nằm 2 bên đường xích đạo nên mùa nào lòng sông cũng nhiều nước. Việt Nam nằm trong khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có chế độ mưa theo mùa vì vậy cho nên chế độ nước sông cũng theo mùa: vào mùa mưa cũng trùng với mùa lũ của sông và mùa khô cũng là mùa cạn của sông. b. Băng tuyết: Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến khi nhiệt độ cao, băng tuyết tan sông được tiếp nước… nên mùa xuân là mùa lũ. Ví dụ sông I-ê-nit-xây chảy ở khu vực ôn đới lạnh, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan, nên nước lớn thường gây ra lụt. Sông lại chảy theo hướng Nam lên Bắc nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xướng hạ lưu. Trong khi đó, ở hạ lưu băng chưa tan nên đã chắn dòng nước lại gây lụt lớn. c. Nước ngầm: 15 Ở những nơi đất đá thấm nhiều nước, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông. 1.3.Địa thế, thực vật, hồ đầm: a. Địa thế: Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng. Sau mỗi trận mưa to nước dồn về các dòng suối, sông. b. Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống một lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán cây, phần còn lại khi xuống tới mặt đất, một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy của sông ngòi giảm lũ lụt. c. Hồ đầm: Hồ, đầm nối các sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ, đầm. Khi nước xuống, nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA SÔNG NGÒI VỚI CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN 1. Sông ngòi với khí hậu. Sông ngòi là hệ quả của khí hậu. Đặc điểm của khí hậu (chế độ mưa) ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông (đối với các sông có nguồn cung cấp nước hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa). Chế độ mưa rơi cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ nước sông. Nơi nào có chế độ mưa rơi điều hoà (xích đạo, ôn đới hải dương)... chế độ nước sông cũng điều hoà. Còn trong các miền khí hậu gió mùa, chế độ nước sông cũng phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Đặc biệt, những nơi có chế độ nước rơi thất thường, chế độ nước sông cũng suy lạc theo. Nếu nước rơi cung cấp nước cho sông ngòi; ngược lại, bốc thoát hơi nước lại làm giảm lượng nước trong sông; tức là có tác dụng tiêu cực đối với dòng chảy. Còn nhiệt độ không khí ảnh hưởng phức tạp hơn: giảm độ ẩm tương đối và tăng 16 cường cho quá trình bốc hơi, đồng thời lại làm tuyết và băng tan để cung cấp nước cho sông ngòi. Như vậy, sự bốc hơi nước ở các sông ngòi, hồ đầm, đại dương có vai trò quan trọng đối với khí hậu. Sông ngòi cũng tác động và ảnh hưởng nhất định đến khí hậu. Những nơi nào có nhiều sông ngòi, hồ đầm thì khí hậu nơi đó cũng điều hòa và dễ chịu hơn so với những vùng ít và không có nước( như hoang mạc …) Có thể nói sông ngòi và khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng đến nhau. Chính vì vậy người ta nói: “sông ngòi chính là hàm số của khí hậu”. 2. Sông ngòi với địa hình. Trước hết, địa hình tác động đến dòng chảy sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như hướng, độ dốc, đặc điểm hình thái, địa chất … Địa hình có thể làm thay đổi mật độ sông ngòi, diện tích lưu vực, chiều dài, độ dốc và tốc độ của dòng chảy. + Hướng của sông ngòi thường trùng với hướng của cấu trúc địa hình ở khu vực đó. Nếu khu nực đó có hướng cấu trúc địa hình là Tây Bắc – Đông Nam thì sông ngòi cũng có hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng địa hình là vòng cung thì hướng của sông cũng có hướng vòng cung… + Địa hình trẻ hay già, đồng bằng hay miền núi tác động lớn đến dòng chảy của sông ngòi: có khúc thì chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh sông đào long dữ dội, có sự thay đổi đột ngột từ thượng lưu xuống hạ lưu. + Địa chất: tính thấm nước của nhan thạch, của lớp vỏ phong hóa, tính chất dễ hòa tan của đá vôi có tác động tới hình thái lưu vực và đặc điểm thủy chế của sông ngòi. Sông chảy qua vùng diệp thạch thường có thung lũng rộng, thoải và đối xứng còn khi đi qua vùng đá kết tinh thì thung lũng hẹp và sâu. Sông ở vùng đá vôi thường có sườn cao, vách đứng. Sông chảy qua vùng đá rắn thường lắm thác ghềnh. 17 Ở vùng núi đá vôi, mật độ sông ngòi thấp nhất, đồng thời lượng dòng chảy mặt giảm rõ rệt. Vùng đá badan có lớp vỏ phong hóa dày, khả năng thấm nước lớn làm giảm dòng chảy mặt, mật độ sông suối cũng thưa. Ngược lại sông ngòi cũng tác động vào địa hình, làm thay đổi địa hình, tạo nên 1 số dạng địa hình. Sự bồi đắp phù sa của sông ngòi tạo ra các dạng bậc thềm của địa hình, các bãi bồi. Chính nhờ phù sa của sông ngòi đã bồi đắp tạo nên các đồng bằng. Mối quan hệ chặt chẽ giữa sông ngòi với địa hình và khí hậu nên đã có nhận định nói rằng: “Sông ngòi chính là sản phẩm của địa hình và khí hậu”. 3. Sông ngòi với thực vật Thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa dòng chảy của sông ngòi. Nhờ có thực vật mà khi nước mưa rơi xuống một lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán cây, phần còn lại khi xuống tới mặt đất, một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy của sông ngòi giảm lũ lụt. Bên cạnh đó sông ngòi cũng có vai trò rất lớn đối với thực vật. Thực vật đều là cũng cơ thể sống cần có đầy đủ 5 yếu tố để sinh trưởng và phát triển trong đó yếu tố nước giữ vai trò quan trọng nhất. Thiếu nước thực vật sẽ chết và không tồn tại. Tóm lại, sông ngòi có mỗi quan hệ gắn bó, mật thiết, tác động qua lại với các thành phần tự nhiên khác. Con người cần phải hiểu rõ mối quan hệ này để có cái nhìn và tác động đúng đắn vào các thành phần tự nhiên theo chiều hướng có lợi, bảo vệ tài nguyên đặc biệt là tài nguyên nước. IV. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA SÔNG NGÒI - Sông ngòi bồi đắp tạo nên các đồng bằng. Tất cả các đồng bằng châu thổ lớn trên thế giới đều do phù sa của các con sông bồi đắp nên như đồng bằng Amazon do sông Amazon bồi đắp, đồng bằng Ấn Hằng do 2 con sông là sông Ấn và sông Hằng bồi đắp … Ở Việt Nam, 2 đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta là đồng bằng sông 18 Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là do phù sa sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp. - Sông ngòi là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. - Sông ngòi có giá trị thủy lợi lớn như tưới nước vào mùa khô, tiêu nước trong mùa mưa cho các đồng bằng. - Với nguồn lợi thủy sản phong phú, sông ngòi tạo điều kiện cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển. - Ngoài ra, ở các đồng bằng lớn, sông ngòi có giá trị về giao thông. Ví dụ như ở nước ta hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình tỏa đi khắp đồng bằng sông Hồng, hệ thống sông Tiền, sông Hậu và mạng lưới kênh rạch chằng chịt tạo nên mạng lưới giao thông đường thủy rất phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long. Còn ở miền núi sông ngòi có giá trị về thủy điện. Ở nước ta trữ năng thủy điện lớn nhất là hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai..... - Tuy nhiên sự phân hóa sâu sắc của chế độ nước sông cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt: hiện tượng lũ lụt trong mùa mưa và hiện tượng thiếu nước trong mùa khô … Tóm lại, sông ngòi có giá trị kinh tế vô cùng lớn. Mặc dù khối lượng nước rất lớn chiếm tới 70% bề mặt Trái Đất nhưng lượng nước ngọt lại chỉ chiếm có 2,5% tổng lượng nước chung mà trong đó 69% lại tồn tại trong băng ở địa cực hay đỉnh núi cao. Vì thế, nguồn nước ở các vùng sông ngòi có ý nghĩa chiến lược đối với sự sống của con người cũng như sinh vật trên Trái Đất. PHẦN II: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. Dạng câu hỏi vận dụng kiến thức: chứng minh, trình bày, giải thích …. Đây là dạng bài tập rất phổ biến trong đề thi học sinh giỏi các cấp. Các câu hỏi liên quan đến phần sông ngòi tuy không đánh đố nhưng khó đạt điểm tối đa. Vì vậy, để có thể làm tốt các câu hỏi dạng này, yêu cầu học sinh phải: 19 - Nắm chắc các kiến thức về sông ngòi (các khái niệm chung, các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ với các thành phần khác…) - Hiểu rõ được các nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy và chế độ nước sông. - Phân tích được tác động của sông ngòi đến các thành phần tự nhiên khác. Câu 1. Tốc độ dòng chảy của sông chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Gợi ý làm bài - Độ dốc lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ dốc của lòng sông, nghĩa là tùy độ chênh của mặt nước. Độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc độ dòng chảy càng lớn. - Chiều rộng lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm cồn tùy thuộc bề ngang của lòng sông hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn. Câu 2. Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Gợi ý làm bài a) Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm - Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào chế độ mưa của nơi đó. - Ở những nơi đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông. - Ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, b) Địa thế, thực vật và hồ đầm - Địa thế: Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng do độ dốc của địa hình. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối, sông. - Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại khi xuông tới mặt đất một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hòa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan