Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hệ thống công vụ xingapo khien

.DOC
34
253
59

Mô tả:

HỆ THỐNG CÔNG VỤ XINGAPO ThS. Bùi Huy Khiên I. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC XINGAPO Xingapo nằm ở Đông Nam châu Á, gồm một đảo chính là Xingapo và một số đảo nhỏ nằm ở phía nam bán đảo Malắcca (Malaixia). Từ thế kỷ XIII trở về trước đảo này có tên gọi là đảo Tumaxích. Từ thế kỷ XIV được gọi là Xingapo. Đất nước Xingapo đã từng bị các Vương triều Giava và Xumatơ thống trị trong thời gian dài. Vào thế kỷ XVII, Xingapo trở thành thuộc địa của Hà Lan. Từ năm 1942, Xingapo bị Nhật Bản chiếm đóng. Năm 1945, đế quốc Anh khôi phục lại quyền cai trị của mình. Năm 1963, Xingapo gia nhập Liên bang Malaixia. Tháng 8 - 1965 Xingapo tách ra khỏi Malaixia và trở thành một nước cộng hoà độc lập và gia nhập Liên hợp quốc ngày 20 - 12 - 1965. Xingapo là một quốc gia nhỏ với tổng diện tích là 647,5km2 và số dân là 2.986.500 người (tính đến tháng 6 năm 1995). Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là khoảng 1,9%. Đây là một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo, người Trung Quốc chiếm đa số (2.311.300 người = 77,5%); người Malaixia: 423.500 người = 14,2%; người Ấn Độ: 214.900 người = 7,2%; và người Xingapo quốc tịch khác: 36.800 = 1,2%. Ngôn ngữ sử dụng của Xingapo là tiếng Mã Lai, Trung Quốc, Tamin và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai là tiếng quốc ngữ và tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính (Language of administration). Nhiều người Xingapo có thể nói được từ hai thứ tiếng trở lên. Số người nói tiếng Anh ở quốc đảo này ngày một tăng. Là một quốc gia trẻ nhưng Xingapo có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội rất nhanh so với các nước khác trong khu vực. Năm 1995, tổng sản phẩm quốc dân là hơn 119 tỉ đô la. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 8,9%. Mức sống của người dân Xingapo rất cao. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 34.212 đô la Xingapo(1)/người/năm. Số người sống trong căn hộ của nhà nước chiếm 86%. Cứ 286 người có 1 xe ô tô buýt công cộng, 666 người có 1 bác sĩ v.v.. Xingapo có một số ngành mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế như: Công nghiệp điện tử, hoá chất, công nghiệp dầu khí, công nghiệp máy móc (chế tạo máy); dịch vụ 1 1. 1,64 đô la Xingapo = 1 đô la Mỹ (10/1998) hàng không, hàng hải, du lịch và các dịch vụ khác cũng phát triển rất mạnh và hiện đại. Lịch sử của đất nước Xingapo hiện đại được bắt đầu từ năm 1819 và Xingapo đã được xây dựng như một tiền đồn của Công ty Bắc Ấn Độ. Cùng với Penang và Malắcca, Xingapo đã trở thành thuộc địa của Vương quốc Anh và năm 1867 văn phòng thuộc địa được thành lập để quản lý ba lãnh thổ này. Chức năng chính của nền công vụ thuộc địa là thu thuế, quản lý buôn bán thương mại, duy trì trật tự xã hội và bảo vệ luật pháp. Năm 1949, Uỷ ban công vụ được thành lập. Với tư cách là một cơ quan độc lập và công bằng, Uỷ ban công vụ chịu trách nhiệm tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt và kỷ luật công chức. Như vậy, người địa phương có thêm cơ hội vào các vị trí cao hơn trong nền công vụ và được sắp xếp các công việc phù hợp với trình độ của mình và phù hợp với thực tế địa phương. Năm 1959 khi Xingapo giành được quyền tự trị thì có 28.000 công chức làm việc trong nền công vụ và có 6 Ban Statutory Boards(2) với 13.000 người. Statutory Boards được thành lập theo quy định của pháp luật và thực hiện những nhiệm vụ để đạt được mục tiêu cụ thể. Theo Hiến pháp năm 1963, Uỷ ban công vụ được toàn quyền thực hiện việc tuyển dụng, kỷ luật và đề bạt công chức. Đồng thời cũng được phép uỷ quyền cho các ban tuyển chọn thực hiện việc tuyển dụng và đề bạt. Khi Xingapo giành độc lập ngày 09/8/1965 và trở thành nước Cộng hoà Xingapo, thì Uỷ ban công vụ được quyền đảm trách mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Như vậy, nền công vụ có thêm nhiệm vụ mới và các bộ, cục dần dần được thành lập. Hệ thống công vụ mới khác xa so với hệ thống công vụ thuộc địa. Mô hình công vụ thuộc địa của Anh tập trung chủ yếu vào việc duy trì luật pháp, trật tự xã hội và huy động nguồn lực phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Nền công vụ thuộc địa chủ yếu tuyển dụng người nước ngoài và hạn chế các nhân tài của địa phương tham gia vào bộ máy hành chính các cấp. Hệ thống công vụ nước Cộng 2 1. Statutory Boards: là cơ quan của Nhà nước nhưng làm những công việc sự vụ, dịch vụ. Người làm trong Statutory Boards không phải là công chức nhà nước. hòa Xingapo thực hiện các cải cách, hoạt động ngày một hiệu lực, hiệu quả, đóng góp nhiều cho sự phát triển của quốc gia. Với sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng vào những năm 1960 và 1970, phạm vi hoạt động và trách nhiệm của Chính phủ được mở rộng, tạo điều kiện thúc đẩy nền hành chính phát triển. Để đảm trách được những công việc nặng nề và đầy khó khăn cần phải có đội ngũ công chức được đào tạo toàn diện với kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính hiện đại. Năm 1976, Chính phủ đã thành lập Viện Đào tạo công chức, nay được đổi tên thành Viện Công vụ. II. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC Theo Hiến pháp, Xingapo là nước Cộng hoà với hệ thống Chính phủ Nghị viện. Nhà nước gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đứng đầu nhà nước là Tổng thống. Việc quản lý nền hành chính của Chính phủ là do Nội các, đứng đầu là Thủ tướng. Thủ tướng và các thành viên của Nội các do Tổng thống bổ nhiệm và được chọn từ các thành viên của Nghị viện. Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Tổng thống. 3.1. Người đứng đầu nhà nước Theo Hiến pháp Xingapo, Tổng thống là người đứng đầu nhà nước. Tháng 1 năm 1991, Hiến pháp được sửa đổi, Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ là sáu năm. Cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên theo phổ thông đầu phiếu được tổ chức vào ngày 28 tháng 8 năm 1993 - ông Ong Teng Chong là người thắng cử. Tồng thống có quyền phủ quyết ngân sách chi tiêu của Chính phủ, bổ nhiệm các công chức đứng đầu Chính phủ. Tổng thống cũng có thể xem xét, quyết định việc thực thi quyền lực của Chính phủ. Một Hội đồng cố vấn của Tổng thống được thành lập, làm tham mưu cho Tổng thống. Các ý kiến của Hội đồng có thể được Tổng thống tham khảo, ví dụ như bổ nhiệm các công chức chủ chốt trong Chính phủ. 3.2. Cơ quan lập pháp Cơ quan lập pháp của Xingapo gồm Tổng thống và Nghị viện. * Nghị viện Xingapo theo chế độ một Viện. Nghị viện khoá VIII bao gồm 81 Nghị sĩ do dân bầu (Elected Members of Parliament) và sáu nghị sĩ được chỉ định (Nomanated Members of Parliament). Số đơn vị bầu cử loại thành viên là 21 và số đơn vị bầu cử loại đại diện là 15. Để bảo đảm cho Nghị viện phản ánh được tính chất nhiều chủng tộc của xã hội Xingapo, mỗi đơn vị thuộc loại đại diện phải có ít nhất một đại biểu đại diện cho một dân tộc thiểu số. * Hội đồng của Tổng thống về bảo vệ quyền lợi cho dân tộc thiểu số Hội đồng của Tổng thống gồm một Chủ tịch và 14 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm có sự tham khảo ý kiến của Nội các. Nhiệm vụ chính của Hội đồng là xem xét và kiến nghị xử lý các đạo luật và mọi quy định mà Hội đồng cho là đối xử không công bằng hoặc làm chia rẽ các dân tộc và tôn giáo trong cộng đồng. 3.3. Cơ quan tư pháp Quyền xét xử thuộc về toà án tối cao và hệ thống toà án. Toà án tối cao gồm một chánh án và các thẩm phán. Trong Hiến pháp Xingapo có nhiều điều khoản nhằm bảo vệ quyền, nhiệm vụ và sự độc lập tuyệt đối của các thẩm phán trong Toà án tối cao. III. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm. Thủ tướng là thành viên của Nghị viện và cũng là người đứng đầu Nội các. Dưới Thủ tướng là các Bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm có sự tham khảo ý kiến của Thủ tướng. Các bộ trưởng đều là thành viên của Nghị viện. Nội các chịu trách nhiệm về việc điều hành chính sách, tham mưu cho Tổng thống bổ nhiệm các công chức ngành tư pháp và công chức cao cấp. Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Tổng thống và Nghị viện. Hiện nay, Xingapo có 14 bộ và một văn phòng ngang bộ với khoảng 60.000 công chức. 1. Bộ Thông tin liên lạc. 2. Bộ Phát triển cộng đồng. 3. Bộ Quốc phòng. 4. Bộ Giáo dục. 5. Bộ Môi trường. 6. Bộ Tài chính. 7. Bộ Ngoại giao. 8. Bộ Y tế. 9. Bộ Nội vụ. 10. Bộ Thông tin và Nghệ thuật. 11. Bộ Lao động. 12. Bộ Luật pháp. 13. Bộ Phát triển quốc gia. 14. Bộ Thương mại và Công nghiệp. 15. Văn phòng Thủ tướng. SƠ ĐỒ 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ Bộ trưởng Quốc vụ khanh (Minister of State) Thư ký nghị viện Thư ký thường trực (Permanent Secretary) Phó thư ký thường trực Vụ trưởng Cục trưởng (ở bộ) ……….. ……… Bộ trưởng, Quốc vụ khanh và Thư ký Nghị viện là chính khách. Công chức cao cấp nhất trong bộ là Thư ký thường trực. Thư ký thường trực có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong việc xây dựng chính sách, quản lý và giám sát việc thực thi chính sách. Đội ngũ giúp việc của Thư ký thường trực là Phó thư ký thường trực, các Vụ trưởng và Cục trưởng... Ngoài ra, Xingapo còn có 55 ban Statutory Boards với khoảng 50.000 người. Các ban này được thành lập theo pháp luật của Nhà nước và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể như xây dựng kinh tế hay phát triển cơ sở hạ tầng xã hội v.v.. Những người làm cho các ban này không phải là công chức nhà nước. IV. CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ - CÔNG CHỨC Việc quản lý nhân sự trong nền công vụ thuộc về hai cơ quan nhân sự Trung ương và các bộ. Hai cơ quan quản lý nhân sự Trung ương là: Uỷ ban công vụ (Public Service Comission) và Cục công vụ (Public Service Division). Ở mỗi bộ có một Ban nhân sự. Ban nhân sự của các bộ được thành lập từ ngày 1 - 1 - 1995. 4.1. Uỷ ban công vụ (PSC) Uỷ ban công vụ được thành lập theo Hiến pháp của Xingapo. Đó là một cơ quan độc lập, chịu trách nhiệm trước Tổng thống và báo cáo trực tiếp lên Tổng thống. Trước ngày 1 - 1 - 1995, Uỷ ban công vụ thực hiện chức năng tuyển dụng, đề bạt, điều động, sa thải và kỷ luật tất cả các công chức, trừ những công chức làm trong ngành tư pháp, các công chức thuộc Uỷ ban dịch vụ giáo dục, Uỷ ban dịch vụ cảnh sát và dân phòng. Ngoài ra, Uỷ ban công vụ còn xây dựng kế hoạch và quản lý học bổng của Chính phủ cấp cho sinh viên xuất sắc để sau này họ làm việc cho Chính phủ. Từ ngày 1-1-1995, Uỷ ban công vụ chỉ tuyển dụng, đề bạt các công chức hành chính cao cấp, công chức kiểm toán cao cấp và các thư ký Nghị viện. Việc tuyển dụng và đề bạt các công chức thông thường được chuyển giao cho các ban nhân sự các bộ. Cơ cấu của Uỷ ban công vụ gồm một Chủ tịch và từ 5 đến 14 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm có sự tham khảo ý kiến của Thủ tướng. Nhiệm kỳ làm việc của các thành viên Ủy ban là 5 năm và sau 5 năm sẽ được bổ nhiệm lại nếu họ làm việc tốt. Uỷ ban công vụ gồm có 4 bộ phận: - Bộ phận tuyển dụng và quản lý hành chính cấp cao: chịu trách nhiệm quản lý việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt và thuyên chuyển công chức cao cấp. - Bộ phận xét và quản lý học bổng: chịu trách nhiệm quản lý tất cả học bổng đại học, khoá nghiên cứu Master và các khoá đào tạo, bồi dưỡng công chức. - Bộ phận kỷ luật: thực hiện việc xứ lý kỷ luật, cho nghỉ việc và giải quyết khiếu nại của công chúng về công chức cấp cao. - Bộ phận thống kê và thông tin: chịu trách nhiệm về các thông tin nhân sự, các công trình nghiên cứu khoa học về công chức... 4.2. Cục công vụ (PSD) Cục công vụ được thành lập năm 1983, trực thuộc Bộ Tài chính. Nhiệm vụ của Cục công vụ lúc đó là quản lý tập trung công vụ. Tháng 6 năm 1994, Cục công vụ trở thành một bộ phận thuộc Văn phòng Thủ tướng và chịu trách nhiệm về: - Xây dựng các chính sách của các Ban nhân sự của các bộ và điều phối việc thực thi chính sách của các Ban nhân sự đó. - Xây dựng các ngạch bậc công chức, bố trí thời gian làm việc, điều kiện làm việc của công chức. - Phát triển và đào tạo công chức. - Nghiên cứu chế độ tiền lương và các vấn đề liên quan đến công chức. - Cung cấp thông tin về chuyên môn nghiệp vụ hành chính. - Quan tâm và tạo điều kiện hội nhập cho người dân mới nhập cư. Mục đích chính của Cục công vụ là: xây dựng nền công vụ Xingapo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ công chức có năng lực, liêm khiết; luôn coi trọng và phát hiện nhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cục công vụ gồm bốn bộ phận, đó là: - Bộ phận phát triển nhân lực. - Bộ phận quản lý các vấn đề lương thưởng và các điều kiện làm việc. - Bộ phận nghiên cứu và thông tin. - Bộ phận bình đẳng xã hội. 4.3. Các Ban nhân sự Các ban nhận sự được thành lập từ tháng 1 - 1995. Quyền tuyển dụng và đề bạt hầu hết công chức thuộc về các ban nhân sự này. Thư ký thường trực và các công chức cao cấp được lựa chọn từ mỗi bộ sẽ là thành viên của ban nhân sự của bộ mình. Chức năng quản lý nhân sự của các ban này dựa trên các nguyên tắc sau: - Đề bạt và nâng ngạch, bậc của công chức dựa trên công trạng; - Quyền lực phải được thực thi công bằng và vô tư; - Việc lựa chọn các thành viên vào ban nhân sự phải công khai; Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhân sự do Uỷ ban công vụ chuyển giao, một hệ thống các ban nhân sự của bộ được thành lập. Có 3 loại ban nhân sự: ban nhân sự đặc biệt; ban nhân sự cao cấp và ban nhân sự bình thường. - Ban nhân sự đặc biệt: quản lý công chức bậc E1 của nhóm Superscale (nhóm cao nhất) trở xuống đến Superscale H. Ban này do Trưởng ban công vụ làm Chủ tịch và Thư ký thường trực (Văn phòng Thủ tướng) cùng với hai Thư ký thường trực khác được cử làm thành viên. - Ban nhân sự cao cấp: có 6 ban nhân sự cao cấp được thành lập để quản lý công chức nhóm I ở các bộ. Một ban nhân sự cao cấp có thể phụ trách từ 2 đến 4 bộ. Mỗi ban có một Thư ký thường trực được bổ nhiệm làm chủ tịch. Thư ký thường trực của các bộ nằm dưới sự quản lý của ban nhân sự nào thì được bổ nhiệm làm thành viên của ban đó. Chủ tịch và thành viên của Ban nhân sự đặc biệt và Ban nhân sự cao cấp do Tổng thống chỉ định có sự tham khảo ý kiến của Thủ tướng. - Ban nhân sự bình thường: mỗi bộ thành lập một ban nhân sự, bộ nào lớn thì có 2 ban nhân sự. Các ban này quản lý công chức nhóm II, III và IV. Chủ tịch của mỗi ban là một quan chức cao cấp ở nhóm Superscale trong bộ đó. Thành viên của ban là công chức nhóm I. Chủ tịch và thành viên của ban do Thư ký thường trực của Văn phòng Thủ tướng bổ nhiệm. Việc quản lý công chức trong các Uỷ ban và ban được thể hiện ở bảng 3: BẢNG 3: BẢNG PHÂN CHIA QUYỀN QUẢN LÝ Uỷ ban/ban Nhóm công chức Uỷ ban công vụ (1) Superscale D trở lên Ban nhân sự đặc biệt (1) Superscale E1 trở xuống Ban nhân sự cao cấp (6) Nhóm I Ban nhân sự bình thường (mỗi bộ 1) Nhóm II, III, IV 4.4. Loại công chức Hiện nay Xingapo có khoảng 60.000 công chức, được chia thành bốn nhóm chính: Nhóm I và superscale A - H gồm 16.200 công chức, chiếm 27%; Nhóm II gồm 18.600 công chức, chiếm 31%, Nhóm III gồm 18.000 công chức, chiếm 30% và Nhóm IV gồm 7.200 công chức, chiếm 12%. Việc sắp xếp công chức vào từng nhóm được dựa trên cơ sở trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ (xem bảng 4). BẢNG 4: CƠ CẤU PHÂN BỐ TRONG HỆ THỐNG CÔNG VỤ XINGAPO Ngành Ngành hành chính và các Ngành kỹ thuật và Ngành y tế và các Nhóm ngành liên quan các ngành liên quan dịch vụ liên quan Nhóm I Ngành hành chính cao cấp Ngành kỹ thuật cao Ngành y tế cao cấp (Nhà quản lý cao cấp) cấp (kỹ sư) (bác sĩ) Nhóm II Giám sát viên Kỹ thuật viên cao Y tá trưởng cấp Nhóm III Thư ký, văn phòng Kỹ thuật viên Nhóm IV Nhân viên đánh máy Y tá Hộ lý - Công chức nhóm I: Là những người ở ngạch chuyên môn cao, ngạch hành chính cao cấp và ngạch quản lý. Điều kiện thi tuyển vào ngạch này là phải có bằng Honours trở lên (tốt nghiệp đại học ba năm, ở lại học thêm một năm nữa để lấy bằng đó). - Công chức nhóm II: thường là những người ở ngạch giám sát hoặc quản đốc. Điều kiện tuyển vào nhóm này là bằng "A” hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng. - Công chức nhóm III: là công nhân lành nghề và nhân viên văn phòng (lưu trữ hồ sơ giấy tờ). Điều kiện tuyển vào ngạch này là bằng "A" hoặc bằng "O". - Công chức nhóm IV: là những người làm công việc đơn giản hoặc lao động chân tay. Điều kiện tuyển dụng là tốt nghiệp phổ thông trung học. - Riêng nhóm Superscale giành cho thư ký thường trực và phó thư ký thường trực. Thư ký thường trực gồm các bậc: Công chức cao cấp bậc V, IV, III, II, I đến Superscale A, B, C (bậc V là cao nhất và Superscale C là thấp nhất trong ngạch này). Phó thư ký thường trực gồm các bậc: Superscale Di, D, Ei, E, F, G, H (Di là cao nhất và H là thấp nhất). 4.5. Lương công chức Bộ phận quản lý lương, thưởng và điều kiện làm việc của công chức do Uỷ ban công vụ thuộc Văn phòng Thủ tướng chịu trách nhiệm. Hệ thống lương của công chức được xây dựng theo ngạch/nhóm công chức. Lương được chia thành 5 ngạch/nhóm và nhiều bậc: Ngạch/nhóm Superscale; Ngạch nhóm I; Ngạch/nhóm II; III; và IV. Ngạch Superscale giành cho công chức nhóm Superscale, ngạch I giành cho công chức nhóm I v.v.. Có sự chênh lệch rất lớn về mức lương trong cùng một ngạch và giữa ngạch cao với ngạch thấp. Ví dụ lương ngạch Superscale, loại cao nhất là bậc V (Grade V) là 32.425 đô la Xingapo/tháng, loại thấp nhất trong ngạch Superscale H là 5.675 đô la Xingapo/tháng. Lương thấp nhất ở ngạch IV chỉ là 637 đô la Xingapo/tháng. Cứ hai năm một lần, bộ phận nghiên cứu và thông tin thuộc Uỷ ban công vụ Văn phòng Thủ tướng lại tổ chức một cuộc khảo sát về lương ở cả khu vực công và khu vực tư. Bộ phận này cung cấp thông tin, số liệu cho Uỷ ban công vụ để phân tích và điều chỉnh lương cho công chức ở khu vực công. Hội đồng lương quốc gia chịu trách nhiệm thực hiện điều chỉnh lương. Hội đồng gồm đại diện của các bộ, lãnh đạo công đoàn lao động, các Tổng thư ký của Bộ Thương mại và Công nghiệp, Tổng thư ký của Bộ Tài chính phụ trách khu vực công và chủ tịch bộ phận quản lý lương, thưởng của Uỷ ban công vụ. Hội đồng lương quốc gia đề xuất với Chính phủ một kế hoạch điều chỉnh, bổ sung lương cho công chức sau khi đã khảo sát về mức sống và thu nhập của khu vực tư nhân. Thông thường, hệ thống lương được sửa đổi 5 năm một lần. Hàng năm, công chức được nhận một khoản lương bổ sung. Lương bổ sung hàng năm của công chức được tính như sau: Lương cơ bản/tháng Lương bổ sung/tháng (năm 1996) Tổng thu nhập/tháng 5.675 đôla 6,5%=368,87 6.043,87 đôla 32.425 đôla 6,5%=2.107,6 34.532,5 đôla Công chức sẽ được nâng lương hàng năm nếu người đó làm việc có hiệu quả. Tuy nhiên, để nâng bậc lương, công chức phải đáp ứng được những điều kiện nhất định và phải tham dự kỳ thi. Công chức cũng có quyền thi nâng ngạch, khi được lên một ngạch mới mà mức lương hiện tại của người công chức đó thấp hơn mức lương tối thiểu của ngạch mới thì đương nhiên anh ta được hưởng mức lương tối thiểu của ngạch mới đó. Điều kiện để thi nâng ngạch là: + Thực hiện tốt công việc được giao. + Có tiềm năng phát triển. + Có kinh nghiệm và kiến thức tốt. + Phải có chỗ trống ở ngạch mới. Ngoài tiền lương cơ bản và lương bổ sung hàng tháng, công chức còn được hưởng những khoản sau: + Lương tháng thứ 13 (chính sách này được áp dụng từ năm 1972); + Phụ cấp trách nhiệm; + Phụ cấp nghề nghiệp (cho những công chức làm việc ở nơi nguy hiểm và nơi môi trường độc hại); + Phụ cấp đi lại; + Công tác phí cho công chức đi nước ngoài; Công chức cũng được vay tiền của Chính phủ để mua nhà riêng; mua ô tô; tu sửa nhà cửa v.v.. Công chức còn được hưởng các chế độ khác như: + Y tế: Bản thân công chức và gia đình của người đó có thể chữa bệnh miễn phí ở các bệnh viện công nếu họ ở ngoại trú. Trong trường hợp công chức hay thành viên trong gia đình bị ốm và nằm nội trú thì không phải trả phí và thuốc men nhưng phải trả 20% tiền phòng cho bản thân người công chức và 50% cho thân nhân của người công chức đó. + Giải trí: Hàng tháng Chính phủ trả 2 đô la cho một công chức cho hoạt động này. Khoản tiền này được đóng góp vào quỹ của bộ chủ quản để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho công chức. + Nghỉ ốm, nghỉ thai sản: Công chức được hưởng trọn lương nếu nghỉ ốm từ 30 đến 60 ngày/năm. Nữ công chức sinh con được nghỉ 02 tháng và được hưởng trọn lương. 4.6. Chế độ hưu trí Tuổi về hưu của công chức được quy định như sau: - Nam công chức: + 55 tuổi: áp dụng cho những người làm trong ngành công vụ từ ngày 7 năm 1956 trở về trước. + 60 tuổi: áp dụng cho những người làm trong ngành công vụ sau ngày 1-7-1956. - Nữ công chức: 55 tuổi: áp dụng cho những người vào làm việc trong ngành công vụ từ ngày 1-3-1962 đến nay. - Sĩ quan cảnh sát (dưới cấp phó trưởng khu cảnh sát). + 50 tuổi: áp dụng cho nhng người vào làm việc sau ngày 1 - 1 - 1978. + 45 tuổi: áp dụng cho những người vào làm việc trước ngày 1 - 1 - 1978. - Sĩ quan cảnh sát (cấp phó trưởng khu cảnh sát). + 45 tuổi: áp dụng cho những người vào làm việc trước ngày 1- 1 - 1975. + 55 tuổi: áp dụng cho những người làm việc sau ngày 1-1-1975. Công chức khi nghỉ hưu được hưởng khoản trợ cấp tương đương với 75% mức lương của người đó trước khi về hưu. Ngoài tiền lương hưu ra, họ còn được hưởng những khoản trợ cấp xã hội khác như: y tế, sức khoẻ, các khoản vay để mua nhà v.v.. V. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CÔNG VỤ Xingapo nhận thức được rằng công nghệ thông tin (IT) là một trong những công nghệ quan trọng góp phần vào việc tăng tính cạnh tranh và giúp họ đạt được mục tiêu trở thành một nước phát triển. Công nghệ thông tin là phương tiện giúp họ đổi mới những cơ quan, tổ chức hiện có, tạo nhiều cơ hội cho các cơ quan, tổ chức này tăng phát triển và cung cấp dịch vụ cho thị trường thế giới. Hiện nay, đã có nhiều cơ sở dữ liệu được xây dựng trong hệ thống công vụ. Dữ liệu được thu nhập và xử lý nhằm phát triển thành một kho thông tin cung cấp cho toàn nền công vụ và cho cả công chúng những thông tin có thể. Các dữ liệu có thể được chia sẻ, trao đổi giữa các bộ phận trong cùng một bộ hoặc giữa các bộ với nhau. Việc trao đổi dữ liệu có thể được thực hiện bằng băng từ hay truyền trực tiếp từ máy tính này sang máy tính kia thông qua mạng máy tính. Hiện nay, nền công vụ Xingapo đang sử dụng hai hệ thống thông tin cơ bản trong quản lý nhân sự. 5.1. Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác tuyển dụng Uỷ ban công vụ thuộc văn phòng Thủ tướng chịu trách nhiệm điều phối chung việc tuyển dụng công chức hàng năm cho tất cả các bộ là điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tham gia tuyển dụng, các thí sinh chỉ cần đệ đơn ở một điểm trung tâm chứ không phải đến từng bộ. Việc đệ đơn xin việc bằng phương tiện điện tử thông qua hệ thống này đã giúp cho thí sinh đỡ bị phiền hà, phức tạp trong quá trình đệ đơn. Vì thông tin này có sẵn trong mạng Internet nên nền công vụ Xingapo có thể thông báo việc tuyển dụng và mẫu đơn cho các thí sinh trong và ngoài nước. Hệ thống này được nối với chương trình hướng nghiệp trên mạng Internet. Chương trình hướng nghiệp cung cấp các thông tin về nghề nghiệp trong công vụ, thí sinh có thể điền vào mẫu đơn và gửi bằng điện tử tới chương trình hướng nghiệp. Các đơn xin việc đó được chuyển tới trung tâm máy tính của Uỷ ban công vụ. Từ trung tâm này, các đơn sẽ được lựa chọn và hệ thống thông tin phục vụ lại chuyển một cách tự động tới các bộ mà thí sinh đăng ký. Hệ thống này được xây dựng trên toàn bộ hệ thống công vụ. Ngoài những chức năng nêu trên, hệ thống thông tin phục vụ còn thực hiện việc lựa chọn các hồ sơ xin việc đạt tiêu chuẩn và lên danh sách các thí sinh được phỏng vấn. Các bộ có thể sử dụng hệ thống này để lên lịch và thông báo lịch phỏng vấn. Hệ thống này cũng được nối với hệ thống điện thoại. Nhưng người nào không có đường Internet hay cần các thông tin về nghề nghiệp có thể gọi điện. xin thông tin và xin tờ mẫu đơn xin việc. Ngoài ra, thí sinh có thể kiểm tra ngay kết quả thi tuyển của mình trên mạng này. 5.2. Hệ thống thông tin nhân sự Hệ thống thông tin nhân sự là hệ thống chung cho toàn nền công vụ, bao trùm 15 bộ và 8 cơ quan nhà nước. Hệ thống này được đưa vào hoạt động từ năm 1991. Mục tiêu của hệ thống thông tin này là mã hoá tất cả hồ sơ và lương của công chức nhằm tự động hoá việc trả lương và quản lý nhân sự, đồng thời giúp cho việc ra quyết định. Đến nay, hệ thống thông tin nhân sự đã lưu giữ dữ liệu của 60.000 công chức nhà nước. Hệ thống thông tin nhân sự làm giảm bớt các thủ tục không cần thiết nhằm giúp cho nền công vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các công chức của mình. Nó đã góp phần vào việc nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc, giảm bớt nhiều loại giấy tờ. Trong hệ thống thông tin nhân sự có những thông tin, những mục sau cho một công chức: tuyển dụng; công việc; đề bạt, tăng bậc lương; kết quả thi lên chức, lên ngạch; đào tạo; nghỉ phép, nghỉ ốm; sức khoẻ; khoản vay để mua nhà; tiền lương (ở bộ); tiền lương (văn phòng trả lương Trung ương)... VI. NỀN CÔNG VỤ XINGAPO HƯỚNG TỚI THẾ KỶ XXI (Chương trình PS21) Ngày nay, người Xingapo được giáo dục tốt hơn và có trình độ hiểu biết cao hơn nên đòi hỏi nền công vụ phải đáp ứng tốt hơn. Nền công vụ cũng phải giúp đất nước Xingapo bước vào thế kỷ XXI, một cách vững vàng, tự tin để gia nhập Liên đoàn các nước phát triển. Chương trình công vụ thế kỷ XXI hay còn gọi là PS-21 được ra đời ngày 05/5/1995. PS-21 không phải là một chiến dịch mà là sự cam kết của nền công vụ. Các quan chức cấp cao phải là những người đầu tiên tham gia tích cực vào chương trình này. Các thư ký thường trực của các bộ phải là thành viên của Uỷ ban PS-21 Trung ương và là Chủ tịch của các Uỷ ban PS-21 thuộc bộ. Mọi công chức, từ công chức cao cấp nhất đến công chức thấp nhất đều phải tham gia vào chương trình này. Bước đầu, tất cả công chức phải được khuyến khích tham gia vào các nhóm cải tiến công việc và các nhóm tham gia ý kiến xây dựng công vụ. Trong buổi lễ khai trương Chương trình PS-21, ông Lim Giong Quan, Thư ký thường trực (Văn phòng Thủ tướng) minh hoạ tầm quan trọng của sự làm việc tập thể bằng một câu chuyện về củ cải khổng lồ: người nông dân thấy rằng, một mình mình không đủ sức mang củ cải về nhà được. Vì thế phải nhờ đến sự giúp đỡ của vợ, các con, con chó, con mèo của anh ta và cả con chuột nữa. Câu chuyện thể hiện 3 ý: Thứ nhất, để đạt được mục đích mong muốn, tất cả mọi người phải cùng nhau làm việc và cùng theo một hướng. Thứ hai, mỗi thành viên đều rất quan trọng bởi vì nếu không có nỗ lực của từng thành viên (thậm chí là thành viên nhỏ nhất) thì cũng không thể thành công. Ba là, thậm chí "những kẻ thù theo tự nhiên" (chó, mèo và chuột) cũng phải sẵn sàng cùng nhau làm việc, vì vậy chúng và tất cả mọi người trong gia đình nông dân nọ mới đạt được mục đích là đưa củ cải khổng lồ về nhà. Sự thành công của PS-21 sẽ tuỳ thuộc vào khả năng nỗ lực (không ngừng học tập và hoàn thiện mình) của mỗi cá nhân công chức và tất cả công chức trong nền công vụ và đồng thời phụ thuộc vào khả năng làm việc theo nhóm của công chức. Để thực hiện chương trình PS-21, Xingapo đã thành lập một Uỷ ban PS-21 Trung ương. Dưới Uỷ ban PS-21 Trung ương là các Uỷ ban PS-21 chức năng với những nhiệm vụ cụ thể. Các Uỷ ban chức năng này do các Thư ký thường trực làm Chủ tịch và thành viên của các Uỷ ban này là đại diện của các bộ. Thông tin và quan điểm, ý tưởng được phát triển và chia sẻ trong các Uỷ ban chức năng này, nhưng đề xuất và quản lý các công việc lại là nhiệm vụ của các Uỷ ban PS-21 thuộc bộ, các vụ, cục và các Statutory Board. Hệ thống tổ chức Uỷ ban PS-21 được thể hiện theo sơ đồ 6: Nhiệm vụ của các Uỷ ban chức năng là: - Uỷ ban chăm lo cho đội ngũ công chức PS-21: chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách, chăm lo đến đời sống công chức và gia đình của họ. Uỷ ban này quan tâm đến môi trường sống, đến sự phát triển xã hội và hoạt động giải trí. Khi các chính sách và chương trình đó được áp dụng, Uỷ ban này sẽ kiểm tra và kiểm soát sự tiến triển và những kết quả thu được của mỗi bộ. Uỷ ban chức năng này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một lực lượng lao động trung thành, hiệu quả, năng suất, đoàn kết và thống nhất. Chủ tịch Uỷ ban này là Thư ký thường trực của Bộ Phát triển cộng đồng. Ủy ban quản lý chất lượng dịch vụ PS-21: chịu trách nhiệm đề ra đường hướng cải tiến chất lượng dịch vụ cho khách hàng trong mọi lĩnh vực dịch vụ công. SƠ ĐỒ 6: UỶ BAN PS 21 CẤP VỤ, CỤC VÀ BAN STATYTORY Uỷ ban PS 21 Trung ương Uỷ ban chăm lo cho đội ngũ công chức PS21 Uỷ ban PS21 cấp bộ Uỷ ban PS21 cấp vụ, cục Cải tiến c Uỷ ban quản lý chất lượng dịch vụ PS21 Uỷ ban PS21 cấp bộ Uỷ ban PS21 cấp vụ, cục Uỷ ban XD nhóm làm việc và thu thập ý kiến, khuyến nghị PS21 Uỷ ban PS21 cấp bộ ………. ………. ………. Uỷ ban tổ chức PS21 ………. Cải tiến chất lượng dịch vụ cho công dân là điều cần thiết và cũng là lý do cho sự tồn tại và phát triển của nền công vụ. Nền công vụ được nhân dân trả tiền thông qua các khoản lệ phí trực tiếp hay gián tiếp và các khoản thuế v. v.. Do vậy, nhân dân cần được hưởng dịch vụ có chất lượng cao, thoả mãn mọi nhu cầu của họ. Chủ tịch Uỷ ban này là Thư ký thường trực của Văn phòng Thủ tướng. Uỷ ban xây dựng nhóm làm việc và thu thập ý kiến khuyến nghị cho PS-21: chịu trách nhiệm tiếp thu ý kiến và phát triển chiến lược giúp cho nền công vụ không ngừng cải tiến và luôn theo kịp với sự thay đổi của môi trường. Các chiến lược này nhằm xây dựng một lực lượng lao động giỏi, nghĩa là nhạy cảm, thích ứng, kinh nghiệm, hiểu biết và luôn phấn đấu cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu suất công việc. Uỷ ban này cũng tạo môi trường thuận lợi cho mỗi cá nhân có thể cải tiến và nâng cao chất lượng công việc của mình bằng việc không ngừng học tập và rèn luyện. Ngoài ra, Uỷ ban này còn xây dựng các kế hoạch và chương trình đào tạo và phát triển nhằm trang bị cho công chức những kiến thức cần thiết và phù hợp để họ làm việc tốt hơn. Chủ tịch Uỷ ban này là Thư ký thường trực của Bộ Quốc phòng. - Uỷ ban tổ chức PS-21: phụ trách hệ thống tổ chức và các thủ tục, phương pháp tổ chức ở trong một bộ hay các Ban Statutory nhằm thu được hiệu quả của nền công vụ. Uỷ ban này sẽ xem xét cụ thể những lĩnh vực sau: - Cơ cấu: công việc được tổ chức như thế nào trong các cơ quan, tổ chức khác nhau và trong các nhóm công chức khác nhau; - Hệ thống: công vụ thực hiện chức năng xây dựng và quản lý chính sách, thủ tục và luật lệ như thế nào; - Con người: công chức được tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và trang bị kiến thức, khuyến khích, thúc đẩy v. v... như thế nào; - Công nghệ: công nghệ mới được áp dụng như thế nào để cải tiến và nâng cao hiệu suất làm việc. Uỷ ban này do Trưởng ban thuế làm Chủ tịch. Những ý tưởng và mục tiêu bước đầu mà chương trình PS-21 đặt ra là: - Xây dựng mục tiêu đào tạo công chức hàng năm. Hàng năm mỗi công chức phải được đào tạo ít nhất 5% (hay 12,5 ngày) số thời gian làm việc/1 năm. - Áp dụng một kế hoạch trợ cấp cho các công chức luôn tiếp xúc với dân nhằm khuyến khích các công chức đó phục vụ dân tốt hơn. - Áp dụng chính sách ưu đãi cho những công chức làm việc lâu năm trong nền công vụ để khuyến khích những người giỏi và có kinh nghiệm phục vụ công vụ lâu dài và khuyến khích công chức không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ và hoàn thiện mình để tồn tại trong công vụ. - Sử dụng mạng lưới điện tử từ cấp cao nhất đến thấp nhất nhằm phục vụ công chúng tốt hơn. - Xuất bản và ban hành các cuốn sách hướng dẫn về mọi lĩnh vực dịch vụ để cung cấp thông tin cho công chúng tốt hơn. - Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn làm việc nhằm thúc đẩy các tổ chức, cơ quan duy trì và cải tiến các tiêu chuẩn này để bảo đảm phục vụ công chúng tốt hơn. VII. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 7.1. Học tập kinh nghiệm các nước, xây dựng bộ máy nhà nước phù hợp Hệ thống chính trị của Xingapo được xây dựng trên cơ sở hình thành ba cơ quan quyền lực độc lập nhau: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng nó mang những đặc điểm riêng của một quốc gia đặc thù như Xingapo. - Về phương thức vận hành bộ máy nhà nước: Quyền điều hành công việc quốc gia tập trung vào Thủ tướng và Chính phủ. Tổng thống chủ yếu là đại diện quốc gia về đối ngoại và là biểu tượng của sự thống nhất quốc gia. Quốc hội làm luật và giám sát hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp. Quốc hội bỏ phiếu thông qua và quyết toán ngân sách. Theo luật pháp của Xingapo, ngân sách hàng năm có thể thâm hụt, nhưng cả nhiệm kỳ Quốc hội thì phải cân bằng. Nghị sĩ có thể chất vấn Chính phủ về các chính sách và biện pháp do Chính phủ đưa ra. Tổ chức bộ máy nhà nước này cho phép tập trung quyền lực và trách nhiệm vào Thủ tướng và Chính phủ, tránh được sự cồng kềnh, chồng chéo của bộ máy nhà nước. - Bộ máy nhà nước Xingapo mang đặc điểm của một nhà nước đa sắc tộc và đa tôn giáo. Xingapo là quốc gia trong đó người Hoa chiếm đa số (gần 80% số dân), nhưng lại chọn văn hóa Mã lai và tiếng Mã lai làm chính thống. Để bảo đảm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan