Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật HỆ THỐNG CÂU HỎI THẢO LUẬN MÔN LUẬT NGÂN HÀNG...

Tài liệu HỆ THỐNG CÂU HỎI THẢO LUẬN MÔN LUẬT NGÂN HÀNG

.DOCX
20
2630
66

Mô tả:

HỆ THỐNG CÂU HỎI THẢO LUẬN MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG CÂU HỎI THẢO LUẬN MÔN LUẬT NGÂN HÀNG A. CHƯƠNG 1 VÀ CHƯƠNG 2 I. Câu hỏi lý thuyết: 1. Quá trình hình thành hệ thống ngân hàng ở Việt Nam có gì khác so với quá trình hình thành hệ thống ngân hàng trên thế giới? 2. Nêu đặc trưng của hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp. 3. Nêu và phân tích các đặc trưng của hoạt động ngân hàng 4. Phân biệt hoạt động ngân hàng với các hoạt động dân sự thông thường như cho vay 5. Hoạt động của ngân hàng nhà nước có phải là hoạt động ngân hàng theo Luật Các tổ chức tín dụng không? Tại sao? 6. Phân biệt chức năng của Ngân hàng Nhà nước và chức năng của Bộ Tài chính 7. Chứng minh tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm 8. Chứng minh tái cấp vốn/ lãi suất/ tỷ giá hối đoái/ dự trữ bắt buộc/ nghiệp vụ thị trường mở là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 9. Nêu ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình NHNN trực thuộc Chính phủ và trực thuộc Quốc hội 10.Chứng minh NHNN vừa có chức năng cơ quan quản lý nhà nước vừa có chức năng của một ngân hàng trung ương II. Nhận định 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hai chức năng chính là ngân hàng trung ương của VN và quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng 2. Chính sách tiền tệ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc Hội 3. Chính sách tiền tệ quốc gia là chỉ tiêu lạm phát của quốc gia trong từng thời kỳ 4. Quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước 5. Ngân hàng nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý nợ nước ngoài của chính phủ 1 6. Ngân hàng nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hoạt động vay trả nợ nước ngoài của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế 7. Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp phép thành lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 8. Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập công ty tài chính 9. Ngân hàng nhà nước là người mua, người bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ trong nước 10.Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước 11.Dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tất cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam 12.Ngân hàng nhà nước cho ngân sách nhà nước vay khi ngân sách nhà nước bị bội chi III. Bài tập: Bài tập 1: Các hoạt động sau đây của Ngân hàng nhà nước là đúng hay sai? Tại sao? 1. Cấp giấy phép thành lập 3 ngân hàng thương mại cổ phần trên lãnh thổ VN. 2. Cho các doanh nghiệp nhà nước vay có đảm bảo. 3. Tái cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước. 4. Ra quyết định xử phạt 2 công ty cho thuê tài chính Hoàng Hà và Nhất Thắng vì đã vi phạm các qui định về hoạt động bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay theo qui định của pháp luật. 5. Ra quyết định đối với mức lãi suất trần và mức lãi suất sàn trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay của tổ chức tín dụng 6. Góp vốn cùng cùng các ngân hàng khác để thành lập NH TMCP mới 2 7. Phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn từ dân chúng nhằm mua lại giấy tờ có giá trên nghiệp vụ thị trường mở. 8. Bắt buộc các TCTD và các công ty lớn trên cả nước mua tín phiếu bắt buộc của NHNN nhằm giảm bớt lượng tiền trong lưu thông thông qua nghiệp vụ thị trường mở. 9. Phần chênh lệch từ hoạt động có thu và các khoản chi được NHNN trích chia thưởng cuối năm cho cán bộ NHNN. 10. Quyết định thanh tra ngân hàng đối với hai ngân hàng ACB và Tiền Phòng bank khi phát hiện có dấu hiệu rủi ro, đe dọa an toàn hệ thống của hai ngân hàng này 11. Sau khi tiến hành thanh tra ngân hàng đối với ngân hàng KienLong Bank, NHNN ra quyết định không cho phép chia cổ tức năm 2015, không cho phép mở thêm chi nhánh và yêu cầu ngưng hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng. Các yêu cầu trên có thuộc thẩm quyền của NHNN không? B. CHƯƠNG 3 I. CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Mô ôt người nước ngoài có được thành lâ pô ngân hàng tại Viê ôt Nam? 2. So sánh hoạt động nhận tiền gửi và hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá 3. So sánh hoạt động bảo lãnh ngân hàng và hoạt động cho vay 4. So sánh hoạt động cho thuê tài chính với hoạt động cho thuê thông thường 5. So sánh hoạt động bao thanh toán với hoạt động mua bán nợ 6. So sánh hoạt động chiết khấu với hoạt động mua bán giấy tờ có giá 3 7. Ông Nam có tài khoản tiền gửi Việt Nam đồng tại NHTM cổ phần Văn Lang. Ông Nam có quyền lệnh cho NH Văn Lang trích tiền trong tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng này để thanh toán hóa đơn mua hàng hay không? tại sao? 8. Anh (chị) hãy phân biệt hoạt động tín dụng của ngân hàng Nhà nước và hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng II. NHẬN ĐỊNH 1. Mọi TCTD đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. 2. Tổ chức tín dụng được nộp đơn xin phá sản khi hoạt động thua lỗ 3. Ban kiểm soát đặc biệt nộp đơn xin phá sản tổ chức tín dụng khi hết kiểm soát mà tổ chức tín dụng không thể hoạt động bình thường 4. Công ty tài chính không được tiến hành mở tài khoản cho khách hàng 5. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì chỉ được thành lập dưới hình thức duy nhất là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài. 6. Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần. 7. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng vàng 8. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ 9. Khoản vay đặc biệt không cần hoàn trả khi sau khi hết kiểm soát đặc biệt mà tổ chức tín dụng phải phá sản hoặc sáp nhập với tổ chức tín dụng khác 4 10.Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với TCTD bị mất khả năng thanh toán. 11.Ban kiểm soát đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. 12.Ban kiểm soát đặc biệt được quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt. 13.Chỉ có Thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. 14.Mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. 15.Người gửi tiền là thành viên HĐQT thì không được bảo hiểm theo chế độ bảo hiểm tiền gửi. 16.Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi. 17.Bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi. 18.Tổ chức có thể sở hữu 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng 19.Tổ chức tín dụng không được sở hữu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành III. BÀI TẬP Bài tập 1: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây Dương được ngân hàng cấp phép thành lập và hoạt động năm 2005. Tới đầu năm 2013, Ngân hàng có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Trong năm 2013, Ngân hàng Đại Tây Dương có một số hoạt động sau: 5 a. Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 6 tháng với số tiền huy động lên đến 20 tỷ đồng. b. Ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty vận tải Đại An để cho công ty Đại An thuê 10 xe vận tải 50 chỗ theo chỉ định của công ty Đại An trong thời hạn 10 năm. c. Sử dụng 20 tỷ trong phần vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm để thành lập công ty An Tín nhằm kinh doanh trong lĩnh vực in ấn các loại giấy tờ. d. Thành lập ttrung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động mội giới bất động sản. Hỏi: Theo anh (chị) các hoạt động trên của ngân hàng Đại Tây Dương là đúng hay sai? Tại sao? Bài tập 2: Công ty tài chính X được thành lập năm 2004 theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đến cuối năm 2006, vốn tự có của X là 1.000 tỷ đồng/ Trong năm 2013, công ty tài chính X có một số hoạt đông sau: 1. Nhận tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 6 tháng của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn với số tiền 50 tỷ 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn 18 tháng để huy động vốn của dân 3. 4. 5. 6. chúng với tổng giá trị đợt phát hành là 60 tỷ Cho công ty M vay 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu Bảo lãnh phát hành trái phiếu cho công ty cổ phần Hoàng Hà Bảo lãnh phát hành cổ phiếu cho công ty xây dựng Minh Hoàng Nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền từ nước ngoài để cho các công ty thành viên thuê lại theo phương thức thuê vận hành 6 Hỏi: Các hành vi trên của công ty tài chính X đúng hay sai? Tại sao? Bài tập 3: Trên cơ sở kết luận và kiến nghị của Đoàn thanh tra tại NHTMCP Nam Tiến, tháng 03/2013, Thống đốc NHNNVN quyết định về việc đặt NHTMCP Nam Tiến vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Để thực hiện quyết định này một Ban kiểm soát đặc biệt được thành lập và tiến hành các hoạt động sau: a) Đình chỉ quyền điều hành của Phó Tổng giám đốc NHTMCP Nam Tiến. b) Yêu cầu Tổng giám đốc miễn nhiệm và đình chỉ công tác đối với Trưởng phòng tín dụng NHTMCP Nam Tiến do phát hiện ông này có hành vi không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua. c) Tham gia vào Hội đồng tín dụng và đình chỉ việc giải ngân cho một số hợp đồng tín dụng đã ký kết. d) Kiến nghị Thống đốc NHNN gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với NHTMCP Nam Tiến. e) Lập báo cáo diễn biến tình trạng kiểm soát đặc biệt gửi NHNNVN và các phương tiện thông tin đại chúng. f) Đình chỉ hoạt động chuyển nhượng cổ phần của NH TMCP Nam Tiến của một giám đốc chi nhánh và quyền điều hành của giám đốc chi nhánh đó Hỏi: Theo anh (chị), các hoạt động trên của Ban kiểm soát đặc biệt là đúng hay sai? Giải thích tại sao? Bài tập 4: 7 Công ty cho thuê tài chính Minh An là công ty con của Ngân hang TMCP Đại An. Trong quá trình kinh doanh, của công ty Minh An và Ngân hang Đại An có các hành vi sau: 1. Bổ nhiệm ông A là thành viên hội đồng quản trị ngân hang Đại An làm tổng giám đốc công ty Minh An 2. Bổ nhiệm ông B đang là thành viên ban kiểm soát ngân hang Đại AN làm thành viên ban kiểm soát công ty Minh An 3. Công ty cho thuê tài chính Minh An dùng 20 tỷ vốn tự có để thành lập công ty cho thuê tài sản An An 4. Cho công ty X vay 1 tỷ để bổ sung vốn lưu động 5. Sử dụng nguồn vốn tự có để kinh doanh bất động sản 6. Ngân hang TMCP Đại AN huy động vốn từ cổ đông để góp vào dự án nhà ở Sala Quận 2 Hỏi: Các hoạt động trên của công ty cho thuê tài chính và ngân hang đúng hay sai? Tình huống 5: Để tăng cường vốn tự có, công ty tài chính A đã thực hiện các hoạt động sau: a) Phát hành các loại giấy tờ có giá có thời hạn khác nhau để huy động vốn: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. b) Nhận tiền gửi 1 năm dưới dạng tiết kiệm có thưởng. c) Tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng khi gửi tiền bằng đồng USD và vàng. d) Thực hiện chương trình khuyến mãi: “gửi tiền được bảo hiểm”. Theo đó khách hàng nào gửi tiền trên 1 tỷ đồng sẽ được công ty mua bảo hiểm nhân thọ. Hỏi, trong các hoạt động trên hoạt động nào được phép và không được phép thực hiện? Vì sao? C. CHƯƠNG 5 8 Nhận định 1. Hợp đồng tín dụng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng. 2. Hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng 3. 4. 5. 6. 7. tín dụng đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý. Giao dịch bảo đảm chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng ký. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Tài sản đang cho thuê thì không được dùng để bảo đảm nghĩa vụ. Đối tượng của thế chấp trong hoạt động ngân hàng luôn phải là bất động sản. Một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều ngân hàng thương mại khác nhau nếu giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ. 8. TCTD không được đòi bên bảo đảm tiếp tục trả nợ nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi xử lý không đủ thu hồi vốn. Tình huống 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Vũ (“Công ty”) do ông Huỳnh Nguyên làm giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty, được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật hiện hành. Ngày 02/03/2017, Công ty có yêu cầu xin vay 2 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Duyên Hải (“Ngân hàng Duyên Hải”), với thời hạn vay là 06 tháng, lãi suất là 1,5%/tháng, và mục đích sử dụng vốn vay là kinh doanh. Hỏi: 1. Ông Nguyên và vợ là bà Thúy (đang trong thời kỳ hôn nhân) dùng quyền sử dụng của lô đất 300 m2 ở quận Gò Vấp, TP.HCM, thuộc sở hữu của mình và được định giá là 4,5 tỷ đồng, thế chấp để đảm bảo khoản vay trên của Công ty được không? Vì sao? 9 2. Giả sử đến tháng 5 năm 2017, vợ chồng ông Nguyên, bà Thúy có nhu cầu vay vốn để cho con trai du học nước ngoài với số tiền 300 triệu đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam (“Ngân hàng Đông Nam”). Ông Nguyên, bà Thúy muốn sử dụng quyền sử dụng lô đất nói trên để thế chấp ở Ngân hàng Đông Nam, bảo đảm cho khoản vay này. Căn cứ vào những quy định pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy hướng dẫn các thủ tục pháp lý cho ông Nguyên, bà Thúy để thực hiện nguyện vọng nói trên. 3. Giả sử khi khoản nợ của Công ty đến hạn nhưng Công ty kinh doanh thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng Duyên Hải; trong khi đó, khoản nợ của ông Nguyên, bà Thúy chưa đến hạn, Ngân hàng Duyên Hải có được xử lý quyền sử dụng lô đất tại quận Gò Vấp là tài sản thế chấp để thu nợ hay không? Tại sao? Tình huống 2 Ngày 15/04/2017, Công ty TNHH X, do ông Trần Đình A là Giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật, ký Hợp đồng tín dụng số 123/2012 với Ngân hàng TMCP Y. Các nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng số 123/2012 như sau: Ngân hàng TMCP Y cho Công ty TNHH X vay 1 tỷ đồng, lãi suất 1,5%/tháng; mục đích sử dụng vốn vay: đầu tư, xây dựng nhà xưởng; thời hạn vay 12 tháng; phương thức vay: cho vay từng lần và một số điều khoản khác. Để bảo đảm cho khoản vay trên, ông Trần Đình B (em trai của ông Trần Đình A) thế chấp căn nhà của mình, được định giá là 1,8 tỷ đồng. Công ty TNHH X cam kết sẽ trả cho ông B 50 triệu đồng hoa hồng sau khi nhận được tiền vay từ Ngân hàng TMCP Y. Ngày 30/04/2013, Công ty TNHH X và Ngân hàng TMCP Y ký tiếp hợp đồng tín dụng số 43/2013. Đại diện cho Công ty TNHH X để ký hợp đồng tín dụng là ông Nguyễn Thành Toàn là Phó giám đốc Công ty TNHH X (có ủy quyền hợp pháp của Giám đốc A). Nội dung hợp đồng tín dụng số 43/2013 như sau: số tiền vay là 1 tỷ 10 đồng để thu mua nguyên liệu nông sản; thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất là 1,5%/tháng. Ông Trần Đình A thế chấp tài sản là ngôi nhà thuộc sở hữu của mình được định giá là 1,6 tỷ đồng để bảo đảm cho khoản vay trên. Cả hai hợp đồng thế chấp nói trên có công chứng và đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến hạn trả nợ, Công ty TNHH X kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ cho Ngân hàng TMCP Y. Ngân hàng TMCP Y có đơn khởi kiện ra Tòa. 1. Anh, chị có ý kiến gì khi ông B cho rằng: “vì Công ty TNHH X không chi trả 50 triệu đồng tiền hoa hồng theo như cam kết giữa ông và Công ty TNHH X, nên ông được giải phóng trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng.” 2. Anh (chị) có ý kiến gì trong trường hợp ông A cho rằng: “ông A chỉ là thành viên góp vốn của công ty TNHH X, ngôi nhà là tài sản riêng của ông không đưa vào kinh doanh và tách bạch với tài sản công ty, nên ông không có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng TMCP Y.” 3. Giả sử tại thời điểm xử lý tài sản để thu hồi nợ cho các hợp đồng nay, ngôi nhà của ông B bán được với giá là 2 tỷ đồng; ngôi nhà của A giảm giá nghiêm trọng, chỉ bán được 800 triệu đồng, Ngân hàng TMCP Y có được quyền thu hồi vốn và lãi theo hai hợp đồng tín dụng bằng toàn bộ số tiền bán được của hai ngôi nhà? Vì sao? 4. Giả sử trong trường hợp do sơ xuất của cán bộ tín dụng chấp nhận để ông Phó giám đốc Nguyễn Thành Toàn ký hợp đồng tín dụng số 43/2013 không có ủy quyền của Giám đốc A. Liệu rằng hợp đồng tín dụng số 43/2013 có hiệu lực pháp lý hay không? Tại sao? Những trường hợp nào thì hợp đồng tín dụng số 43/2013 vẫn có hiệu lực? 11 Tình huống 3: Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm ký hợp đồng tín dụng dài hạn, theo đó bên nhận bảo đảm đồng ý cho bên bảo đảm vay tối đa số tiền 35 tỷ VNĐ để thực hiện dự án xây dựng nhà máy trong 7 năm. Khoản vay được bảo đảm bởi toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có của bên bảo đảm để thực hiện dự án, bao gồm toàn bộ phần thiết bị, giá trị xây lắp các hạng mục công trình (nhà xưởng sản xuất, văn phòng điều hành, hạ tầng kỹ thuật dự án bao gồm hệ thống điện, cấp thoát nước) và quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là ngôi nhà thuộc sở hữu của 2 cá nhân và văn bản bảo lãnh của công ty mẹ của bên bảo đảm. Trong số tài sản hình thành từ vốn vay có các máy móc thiết bị gồm 4 chiếc. Khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ trả nợ, bên nhận bảo đảm khởi kiện, yêu cầu phát mại tài sản bảo đảm là 4 máy móc nói trên. Bên bảo đảm phản đối việc phát mại 3 trong số 4 máy vì lý do bên bảo đảm chưa thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, chưa xuất hóa đơn, chưa nghiệm thu, lắp ráp, do đó, các máy móc này chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Bên bảo đảm chỉ đồng ý phát mại 1 máy mà bên này đã thanh toán đầy đủ và được đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với 3 máy còn lại, bên bảo đảm mới thanh toán 95%, 65%, 80% số tiền mua máy. Câu hỏi:  Ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hiệu lực của lợi ích bảo đảm?  Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay khi bên bảo đảm chưa thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản bảo đảm không? Tình huống 4: Theo bản án số 67/2013/KDTM-ST ngày 24/10/2013 của TAND quận Tân Bình, nguyên đơn là NHTCM CP Á Châu khởi kiện yêu cầu bị đơn là công ty CP Hiệp Minh thanh toán các khoản tiền còn nợ theo các HĐTD đã ký giữa hai bên. Đồng 12 thời phía nguyên đơn còn yêu cầu tòa án buộc ông Nguyễn Hiền, Xuân Tùng, Xuân Hợp thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay theo các chứng thư bảo lãnh ký ngày 5/3/2010 và 26/4/2012. Những người này không đồng ý trả nợ thay cho bị đơn với lý do chỉ có ngân hàng mới có quyền ký chứng thư bảo lãnh, nội dung bảo lãnh cũng không cụ thể, chi tiết. Tại tòa sơ thẩm, HĐXX nhận định: “Việc các cá nhân phát hành chứng thư bảo lãnh là không phù hợp theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 2 QĐ 26/2006/ QĐNHNN. Nội dung chứng thư bảo lãnh chỉ mang tính chung chung nên không có giá trị pháp lý. Yêu cầu của nguyên đơn không có cơ sở”. Câu hỏi: Bình luận về nhận định của tòa án? Tình huống 5: Do thân quen nên gia đình ông Văn nhờ vợ chồng ông Quang bảo lãnh để gia đình ông Văn vay tiền của Ngân hàng Quân đội (MB) chi nhánh Quận 4. Ngày 24/4/2010, các bên đã ký Hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba và thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Đến hạn, do vợ chồng ông Văn đã không trả được nợ, MB yêu cầu kê biên tài sản là QSDĐ của vợ chồng ông Quang để trả nợ thay cho vợ chồng ông Văn. Tuy nhiên, vợ chồng ông Quang kiện ra Tòa yêu cầu xem xét lại hợp đồng vì vợ chồng nguyên đơn không vay tiền, không có quyền lợi nào cả nhưng đã ký hợp đồng thế chấp, phải trực tiếp chịu toàn bộ nghĩa vụ và nghĩa vụ không giới hạn đối với các khoản nợ của MB chứ không phải chịu trách nhiệm của người bảo lãnh Sau khi xem xét Hợp đồng thế chấp của bên thứ ba, Chủ tọa phiên tòa Sơ thẩm TAND Quảng Ngãi cho rằng, hợp đồng không có quy định nào thể hiện cụ thể tính chất của bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Đáng lẽ ra các bên phải ký kết hợp đồng bảo lãnh, quy định rõ mức độ quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên, quy định rõ thời điểm chuyển giao quyền và nghĩa vụ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh, rồi mới quy định thế chấp QSDĐ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bảo lãnh. 13 Nhưng các bên không thực hiện, đã vi phạm các quy định của Bộ Luật Dân sự tại các Điều 361, 362, 364, 366. Đối với Hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba đã chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm, Thẩm phán Phúc cho rằng, trong thực tế không thi hành được vì quyền lợi và nghĩa vụ của các bên: bảo lãnh, được bảo lãnh, nhận bảo lãnh chưa cam kết cụ thể theo đúng quy định của pháp luật đối với hình thức bảo lãnh, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên, nhất là bên bảo lãnh. Vì thế, Hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba cần được tuyên bố vô hiệu. Tại phiên Tòa phúc thẩm sau đó, Thẩm phán đã bác kháng cáo của MB, tuyên Hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba là vô hiệu và yêu cầu MB trả lại Giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình ông Quang. Câu hỏi:  Xác định quan hệ bảo đảm tiền vay trong tình huống trên?  Hiểu thế nào là hình thức thể hiện của bảo đảm tiền vay trong tín dụng ngân hàng? Có cần một hợp đồng riêng? Nội dung phải bao gồm những gì? Tình huống 6: Ngày 26/2/2010, ông Nguyễn Văn An là chủ doanh nghiệp tư nhân vận tải ký hợp đồng tín dụng vay ngân hàng Đầu tư số tiền 2.145.000.000 đồng, thời hạn vay 11 tháng, mục đích vay để kinh doanh. Để đảm bảo cho số tiền vay trên, ngày 28/2/2010, bà Nguyễn Thị Nụ (được chồng là ông Trần Văn Ái ủy quyền) và ngân hàng đầu tư đã ký Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mang tên bà Nụ và ông Ái để đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ phát sinh theo các hợp đồng tín dụng mà ông An vay của ngân hàng Đầu tư. Trong giấy ủy quyền có đoạn: “Bà Nguyễn Thị Nụ được quyền sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn làm ăn. Tôi hoàn toàn nhất trí và không phản đối gì”. 14 Do doanh nghiệp tư nhân vận tải không trả được nợ nên Ngân hàng đã khởi kiện đề nghị tòa án buộc ông An phải trả cho ngân hàng tiền gốc và lãi trong hạn, phí quá hạn cùng toàn bộ lãi phát sinh cho đến khi doanh nghiệp tư nhân vận tải thi hành xong bản án. Trường hợp doanh nghiệp tư nhân vận tải không trả được nợ thì đề nghị tòa án kê biên phát mại trên toàn bộ tài sản của bên thứ ba đã được thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng thế chấp. Câu hỏi: 1. Anh chị bình luận như thế nào khi ông Ái không đồng ý với việc xử lý tài sản bảo đảm của ông và bà Nụ vì cho rằng, bà Nụ đã vượt quá phạm vi ủy quyền nên hợp đồng thế chấp vô hiệu. Cụ thể, tại thời điểm ý giấy ủy quyền, ông Ái chỉ đồng ý thế chấp khi chính bà Nụ vay tiền. 2. Ý kiến của anh chị khi có quan điểm cho rằng, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bị vô hiệu vì đáng lẽ, hợp đồng thế chấp nêu trên phải là hợp đồng bảo lãnh theo đúng các quy định của bộ luật Dân sự? 3. Xác định bản chất pháp lý của quan hệ bảo đảm tiền vay trong tình huống này? Giải thích? 4. Giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tình huống 7: Ngày 26/9/2013, Ngân hàng phát triển nhà (HD Bank) ký hợp đồng tín dụng số TC066/02/HĐTD cho doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc (do bà Đỗ Thị Tỉnh làm chủ doanh nghiệp) vay số tiền là 900.000.000 đồng, thời hạn 12 tháng, lãi suất 1.25%/ tháng, lãi suất nợ quá hạn là 1,875%/ tháng. Khoản vay của hợp đồng tín dụng này được bảo đảm bằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba số 01534 giữa ngân hàng với ông Trần Văn Miễn và bà Nguyễn Thị Cà và bà Đỗ Thị Tỉnh. Hợp đồng thế chấp được chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm. 15 Do doanh nghiệp Đại Lộc không trả được nợ nên ngân hàng khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp trả nợ, nếu không trả được nợ thì buộc ông Miễn, bà Cà có trách nhiệm với số nợ trên dựa trên tài sản bảo đảm là 20.408m 2 đất trong hợp đồng thế chấp nêu trên. Câu hỏi: 1. Giả sử trước khi làm thủ tục vay tiền, bà Tỉnh và ông Miễn, bà Cà hoàn toàn không quen biết nhau; không có bàn bạc gì về việc thế chấp để vay tiền, mà đều thông qua bà Mai Thị Đài Trang. Vợ chồng ông Miễn, bà Cà do muốn vay 70.000.000 đồng của bà Trang nên ký giấy ủy quyền và hợp đồng thế chấp để cho bà Tỉnh vay tiền của ngân hàng HD. Theo đó, Bà Tỉnh vay của HD 900.000.000 đồng, bà Tỉnh đưa cho bà Trang 100.000.000 đồng, bà Trang đưa cho ông Miễn 70.000.000 đồng. Với những dữ liệu nêu trên, ó quan điểm cho rằng, hợp đồng bảo đảm tiền vay nêu trên không phát sinh hiệu lực pháp lý giữa các bên. Các anh chị có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? 2. Giả sử, hợp đồng thế chấp trên được ký vào ngày 22/9/2013 (trước 4 ngày ký hợp đồng tín dụng). Hợp đồng thế chấp có hiệu lực không nếu được ký trước hợp đồng tín dụng? 3. Giả sử, ông Miễn, bà Cà không trực tiếp đến ký hợp đồng thế chấp nêu trên. Việc bên bảo đảm không đến ký trực tiếp hợp đồng bảo đảm có ảnh hưởng gì tới hiệu lực của hợp đồng bảo đảm không? Vì sao? D. CHƯƠNG 6 I. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI 1. Người ký phát hành séc có trách nhiệm thanh toán nếu tờ séc được xuất trình. 2. Người thụ hưởng được quyền truy đòi bất kỳ chủ thể nào có liên quan đến việc ký phát hành séc. 16 3. Người ký phát hành séc phải đảm bảo khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm ký phát hành séc. 4. Tờ séc nếu không đảm bảo tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng thì không có giá trị thanh toán. 5. Người bị ký phát phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng do chậm thanh toán séc. 6. Séc bảo lãnh là cam kết trả tiền cuả ngân hàng đối với người thụ hưởng. 7. Thư tín dụng là cam kết bảo lãnh ngân hàng. 8. Trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ nêu trong thư tín dụng. 9. Hợp đồng thanh toán bằng thư tín dụng vô hiệu nếu hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh nghĩa vụ thanh toán vô hiệu. II. BÀI TẬP /TÌNH HUỐNG Tình huống 1 Ông Nguyễn Văn A có mở thẻ ATM của ngân hàng Agribank để được trả lương vào tài khoản. Ngày 20/1/2015, ông A đi rút tiền tại điểm giao dịch ATM của Agribank nhưng bỏ quên thẻ. 1. Giả sử ngày 26/01/2015, khi nhớ lại việc bỏ quên thẻ, ông A đã đến trụ sở của Ngân hàng C để kiểm tra và được biết đã có người rút 3 triệu đồng từ tài khoản thẻ của mình. Ông A tiến hành kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với ngân hàng C 17 vì cho rằng ngân hàng C đã cho người khác rút tiền mà không được sự đồng ý của ông A, chủ tài khoản. Việc kiện đòi của ông A là đúng hay sai? Tại sao? 2. Sau khi mất thẻ, ông A đã thông báo ngay cho Ngân hàng C. Tuy nhiên khi kiểm tra lại các giao dịch thì ông A phát hiện tài khoản bị rút 10 triệu sau thời điểm ông A thông báo việc mất thẻ cho khách hàng. Việc kiện đòi của ông A là đúng hay sai? Tại sao? Tình huống 2 Ngày 15/03/2012, ông A ký phát hành séc trị giá 200 triệu Việt Nam Đồng để trả tiền mua hàng cho người bán là ông B. Ngày 30/03/2012, do cần tiền sửa nhà nên ông B ký hậu chuyển nhượng séc cho doanh ngiệp C chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng. Ngày 20/04/2012, doanh nghiệp C đem tờ séc nói trên tới Ngân hàng TMCP X, là tổ chức cung ứng séc, để yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP X đã từ chối thanh toán cho doanh nghiệp C với lý do đã hết thời hạn thanh toán. Hỏi: lý do từ chối thanh toán séc của ngân hàng X đúng hay sai? Gỉa sử ngày 10/04/2012, doanh nghiệp C đem tờ séc nói trên tới Ngân hàng TMCP X để yêu cầu thanh toán, nhưng bị Ngân hàng TMCP X từ chối với ly do tiền trong tài khoản của ông A không đủ để thanh toán. Hỏi: Lý do từ chối thanh toán của ngân hàng đúng hay sai? Tình tiết bổ sung 2: Gỉa sử ngày 10/04/2012, ông A ra thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng TMCP X yêu cầu đình chỉ thanh toán séc nêu trên. Do đó, khi doanh nghiệp C xuất trình tờ séc 18 tại Ngân hàng TMCP X yêu cầu thanh toán thì Ngân hàng TMCP X từ chối với ly do đã có yêu cầu đình chỉ thanh toán séc từ người ký phát séc. Hỏi: Lý do từ chối thanh toán séc đúng hay sai? Tình huống 3 Ông A là giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của CTCP AnPha. CTCP AnPha và ông A đều tiến hành mở tài khoản séc tại Ngân hàng TMCP B. Ngày 01/06/2013, CTCP AnPha có phát sinh nghĩa vụ thanh toán số tiền 2 tỷ đồng cho Công ty TNHH C. 1. Giả sử, tại thời điểm này, do trên tài khoản của AnPha không có đủ số dư để phát hành séc nên ông A đã ký séc của mình để thanh toán tiền cho Công ty TNHH C. Ngày 08/06/2013, khi công ty C xuất trình tờ séc tại NH B để yêu cầu thanh toán thì NH B từ chối thanh toán. NH B cho rằng: đây là nghĩa vụ của Công ty AnPha nên ông A phải ký séc dựa trên tài khoản của Công ty AnPha, chứ ông A không thể ký séc dựa trên tài khoản của ông A. Việc từ chối thanh toán của NH B là đúng hay sai? Tại sao? 2. Giả sử kho ông A ký phát séc, do sai sót nên ông A đã ghi số tiền bằng số là: “200.000.000 đồng” nhưng số tiền bẳng chữ là: “hai tỷ đồng”. NH B có chấp nhận chi trả tờ séc này hay không? Tại sao? 3. Giả sử trong tài khoản séc của Công ty ông A ở NH B chỉ còn 1,5 tỷ đồng nhưng ông A vẫn ký tờ séc với số tiền 2 tỷ cho Công ty C. Tờ séc này có giá trị không? Khi C xuất trình, Ngân hàng B có chấp nhận thanh toán không? Công ty C phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp này. 19 4. Giả sử ông A đã ký tờ séc với tư cách là người đại diện cho người ký phát là Công ty AnPha vào ngày 01/06/2013 theo đúng quy định của pháp luật về mặt nội dung và đảm bảo đủ số dư trong tài khoản để thanh toán. Nhưng đến ngày 30/08/2013, công ty C mới xuất trình tờ séc cho Ngân hàng B. Ngân hàng B đã từ chối thanh toán vì cho rằng thời hạn xuất trình séc chỉ là 30 ngày kể từ ngày ký phát. Lý do đưa ra của Ngân hàng B là đúng hay sai? Tại sao? 5. Giả sử ông A đã ký tờ séc với tư cách là người đại diện cho người ký phát là Công ty AnPha vào ngày 01/06/2013 theo đúng quy định của pháp luật về mặt nội dung và đảm bảo đủ số dư trong tài khoản để thanh toán. Sau đó, công ty C chuyển nhượng tờ séc cho ông D bằng cách ký hậu và ghi rõ người thụ hưởng là ông D. Ông D đã tiến hành chuyển nhượng lại cho ông E nhưng ông D đã quên thủ tục ký hậu. Ngày 29/06/2013, ông E xuất trình tờ séc tại NH B. Ngân hàng B đã từ chối thanh toán vì cho rằng tính liên tục của việc ký hậu không bảo đảm. Lý do đưa ra của Ngân hàng B là đúng hay sai? Tại sao? Ông E phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? 6. Trong chuyến đi du lịch tại Sapa, ngày 25/7/2013, ông A đã làm mất cuốn séc trắng. Khi biết bị mất séc, ông A đã khai báo tại cơ quan công an nơi mất séc. Sau khi kết thúc chuyến du lịch, ngày 02/08/2103 ông A đã đến NH B để thông báo về việc mất séc trên. Lúc này, NH B thông báo rằng đã có 1 tờ séc trong số seri ông A báo mất được NH B thanh toán vào ngày 30/07/2013 với số tiền 500 triệu đồng. Ông A không chấp nhận và kiện đòi NH B phải bồi thường số tiền trên. Theo các anh, chị, việc kiện đòi bồi thường của ông A với ngân hàng B là đúng hay sai? Tại sao? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan