Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giao trinh dl hd

.PDF
249
217
117

Mô tả:

TRÖÔØNG TRUNG CAÁP Y TEÁÁ TAÂY NINH CHÖÔNG TRÌNH TRUNG CAÁP TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2015 TRÖÔØNG TRUNG CAÁP Y TEÁÁ TAÂY NINH BỘ MÔN DƯỢC        GIAÙO TRÌNH CHÖÔNG TRÌNH TRUNG CAÁP BIÊN SOẠN DS. Lê Thị Đan Quế BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh TRÌNH BÀY BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh Trang 1 Mục lục. MỤC LỤC Trang 1. Lời nói đầu 1 2. Chương trình hóa dược – dược lý I 3 3. Đại cương về hóa dược – dược lý 5 4. Tác dụng của thuốc 13 5. Các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc 21 6. Thuốc mê và thuốc tiền mê 31 7. Thuốc gây tê 41 8. Đại cương về thuốc giảm đau 49 9. Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm 55 10. Thuốc giảm đau thực thể 73 11. Thuốc an thần, chống rối loạn tâm thần, vận động 81 12. Thuốc chống dị ứng 111 13. Thuốc kích thích thần kinh trung ương 121 14. Thuốc tim mạch 127 15. Thuốc lợi tiểu 165 16. Thuốc chữa bệnh thiếu máu 175 17. Thuốc cầm máu 181 18. Dung dịch tiêm truyền 187 19. Thuốc chữa ho hen, cảm cúm 195 20. Thuốc chữa loét dạ dày tá tràng. 215 21. Thuốc nhuận tẩy, lợi mật. 229 22. Thuốc chữa khó tiêu, chống nôn 239 23. Tài liệu tham khảo 247 Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1. Lời nói đầu. Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU Bắt đầu từ năm học 2006 - 2007, Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế cho phép Trường Trung cấp y tế Tây Ninh độc lập mở ngành đào tạo Dược sỹ trung cấp. Vì vậy, việc hoàn chỉnh các tài liệu dạy và học đối với ngành học này là một yêu cầu rất cấp thiết. Nhận thấy các tài liệu phát tay trước đây còn khá nhiều điều bất cập và chưa mang tính "chính quy". Vì vậy, đầu năm học 2007-2008 chúng tôi đã tiến hành biên soạn bộ giáo trình Hóa dược - Dược lý với mong muốn đây sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các bạn học sinh và đồng nghiệp trong việc học tập và giảng dạy. Sau khi phát hành bộ giáo trình lần đầu tiên vào năm 2007, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến động viên, đóng góp từ các bạn học sinh và đồng nghiệp. Điều đó khích lệ chúng tôi rất nhiều và chúng tôi cảm thấy càng có trách nhiệm hơn để hoàn thiện nội dung giáo trình. Vì vậy, năm học 2014-2015 chúng tôi tiếp tục xem xét lại toàn bộ giáo trình một cách cẩn thận và chi tiết, hiệu chỉnh những nội dung chưa chuẩn, sắp xếp lại một số chuyên đề, bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo và vận dụng lâm sàng để tài liệu sát hợp hơn với thực tế tại Tây Ninh, đổi mới hình thức trình bày cũng như phông chữ để người học nắm bắt vấn đề thuận tiện và hiệu quả hơn. Bộ giáo trình gồm 3 tập, được biên soạn theo đúng mẫu giáo trình chuẩn của Bộ GD&ĐT. Nội dung chi tiết được biên soạn dựa trên kiến thức chuẩn của tài liệu Dược thư quốc gia Việt Nam, có tham khảo các tài liệu chuyên ngành thông dụng hiện nay như Dược phẩm đặc chế, Dược lực học, Mim's, Vidal … Đặc biệt là giáo trình Dược lực học của Trần Thị Thu Hằng tái bản lần thứ 17 năm 2013. Mặc dù được hiệu chỉnh lại với nhiều kinh nghiệm thu được từ sự đóng góp của các bạn học sinh và đồng nghiệp nhưng thực tế cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý đồng nghiệp và các bạn học sinh tiếp tục góp ý xây dựng để bộ giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Giáo viên biên soạn DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 3 Chương trình đào tạo. CHƯƠNG TRÌNH HÓA DƯỢC - DƯỢC LÝ I - Mã số học phần: C.41.1 - Số đơn vị học trình: 05 (4/1) - Số tiết: 98 tiết (60/38/0) ĐIỀU KIỆN: - Học sinh đã học xong các học phần YHCS và Đọc viết tên thuốc. MỤC TIÊU: 1. Trình bày khái niệm cơ bản về thuốc. 2. Trình bày các tính chất điển hình, tác dụng, công dụng, bảo quản của các hóa dược đã học. 3. Trình bày những kiến thức cần thiết khi sử dụng các loại thuốc đã học trong chương trình. 4. Nhận định được một số thuốc thường dùng trên lâm sàng. 5. Hướng dẫn sử dụng thuốc thiết yếu đảm bảo hợp lý, an toàn. NỘI DUNG: Tt 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. Nội dung bài học Đại cương về hóa dược – dược lý Tác dụng của thuốc Các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc Thuốc mê và thuốc tiền mê Thuốc tê Đại cương về thuốc giảm đau Thuốc giảm đau thực thể Thuốc hạ sốt, giảm đau, NSAIDs Thuốc an thần, chống rối loạn tâm thần Thuốc chống dị ứng Thuốc kích thích thần kinh trung ương Thuốc tim mạch Thuốc lợi tiểu Thuốc chữa bệnh thiếu máu. Tổng 1 1 3 2 2 1 3 13 14 5 2 16 2 2 Số tiết LT 1 1 3 2 1 1 2 7 9 3 1 9 1 1 TN 0 0 0 0 1 0 1 6 5 2 1 7 1 1 Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1. Chương trình đào tạo. Tt 15. 16. 17. 18. 19. 20. Trang 4 Nội dung bài học Thuốc cầm máu Dung dịch tiêm truyền và các chế phẩm thay thế máu Thuốc chữa ho hen, cảm cúm Thuốc chữa đau dạ dày tá tràng Thuốc nhuận tẩy, lợi mật Thuốc chữa khó tiêu, chống nôn Cộng Số tiết Tổng LT 2 1 3 2 9 5 9 5 4 3 4 2 98 60 TN 1 1 4 4 1 2 38 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:  Yêu cầu giáo viên: - Lý thuyết: giáo viên có chuyên môn là Bác sỹ hoặc Dược sỹ đại học. - Thực hành: giáo viên có trình độ tối thiểu là Dược sỹ trung cấp.  Phương pháp giảng dạy: - Lý thuyết: Thuyết trình, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. - Thực hành: học sinh thực hành tại phòng thực tập Sử dụng thuốc và quầy thuốc mẫu. Lớp học chia thành các tổ, mỗi tổ khoảng 10 – 15 học sinh.  Trang thiết bị dạy học: - Lý thuyết: có thể sử dụng máy Overhead, Projector ... - Thực hành: đảm bảo đầy đủ danh mục và cơ số thuốc quy định.  Đánh giá: - Kiểm tra thường xuyên: 03 cột điểm. - Kiểm tra định kỳ: 03 cột điểm. - Thi kết thúc học phần:  Lý thuyết: bài thi trắc nghiệm 60 câu trong thời gian 45 phút (hệ số 4).  Thực hành: bài thi dạng OSPE, nhận định 10 tên thuốc – biệt dược trong thời gian 15 phút (hệ số 1)  Tài liệu tham khảo: - Trần Thị Thu Hằng, 2013. Dược lực học, Nhà xuất bản phương đông, Tái bản lần thứ 17. - Lê Thị Đan Quế-Nguyễn Văn Thịnh, 2015. Giáo trình Hóa dược dược lý, Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh, Tài liệu lưu hành nội bộ. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 5 Đại cương về Hóa dược - Dược lý. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA DƯỢC - DƯỢC LÝ HỌC DS. Lê Thị Đan Quế BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nêu nội dung, quan hệ giữa Hóa dược - Dược lý với các môn học khác. 2. Trình bày được khái niệm về thuốc, quan niệm về cách dùng thuốc. 3. Xác định phương pháp học tập để có khả năng hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và góp phần chống lạm dụng thuốc. KHÁI NIỆM VỀ MÔN HỌC Hóa dược - Dược lý là môn học được tích hợp giữa môn Hóa dược và môn Dược lý học theo nội dung chương trình đào tạo dược sỹ trung cấp do Bộ Y tế ban hành. Đây là môn học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hóa học dùng làm thuốc và tác dụng của thuốc trong cơ thể để áp dụng vào công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho con người. Phần Hóa dược là chuyên ngành nghiên cứu về công thức hóa học đơn giản, tính chất lý hóa của hợp chất hóa học dùng làm thuốc. Phần Dược lý là chuyên ngành nghiên cứu về các nguyên lý và những quy luật tác động lẫn nhau giữa thuốc và cơ thể để áp dụng trong công tác phòng và chữa bệnh. Các thuốc trong chương trình được sắp xếp theo tác dụng để lồng ghép giữa Hóa dược và Dược lý một cách tương đối hợp lý.  Các môn học liên quan: Để nắm vững Hóa dược - Dược lý thì trước hết học sinh phải có kiến thức cơ bản về y học. Học sinh được trang bị các kiến thức về y học cơ sở như giải phẫu học, sinh lý học, bệnh học của một số bệnh thường gặp … - Bệnh học: nghiên cứu yêu cầu của thuốc đối với cơ thể người bệnh. - Điều trị học: nghiên cứu kết quả của thuốc đối với người bệnh. - Giải phẫu, sinh lý học: nghiên cứu vị trí tác dụng của thuốc trong cơ thể. Hóa dược - Dược lý còn có sự liên quan mật thiết với các môn học chuyên ngành dược khác: - Hóa học: nghiên cứu cấu trúc, lý hóa tính của các hợp chất hóa học. - Sinh hóa học: nghiên cứu sự biến đổi của thuốc trong cơ thể. - Dược liệu học: nghiên cứu nguyên liệu dùng làm thuốc từ động, thực vật. - Độc chất học: nghiên cứu độc tính và ngộ độc thuốc. - Bào chế học: nghiên cứu kỹ thuật điều chế và sinh dược học dạng thuốc. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1. Đại cương về Hóa dược - Dược lý. Trang 6 KHÁI NIỆM VỀ THUỐC Thuốc là những sản phẩm đặc biệt dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi, điều chỉnh các chức năng cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ hay thay đổi hình dáng của cơ thể … Thuốc sử dụng cho người gọi là Dược phẩm, thuốc sử dụng cho động vật gọi là Thuốc thú y. Trong thực tế có thể dùng dược phẩm để chữa bệnh cho động vật nhưng không thể dùng thuốc thú y để chữa bệnh cho người ! Thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau: - Từ thực vật: Morphin, Rotunda, Dầu mù u, cao ích mẫu, Berberin … - Từ động vật: Pantocrin, Hải cẩu hoàn, mỡ trăn … - Từ khoáng vật: Kaolin, Carbophos … - Từ sinh phẩm: Filatov, Quicstick, SAT … - Tổng hợp: Cephalexin, Sulfamid ... Thuốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng và chữa bệnh nhưng không phải là phương tiện duy nhất để giải quyết bệnh tật. Trên thực tế, có không ít bệnh không cần thuốc hoặc sử dụng các biện pháp điều trị đơn giản, an toàn cũng có thể giải quyết được. Vì vậy, chỉ nên sử dụng thuốc nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, tránh lạm dụng thuốc. Không một thuốc nào là an toàn tuyệt đối, sử dụng càng nhiều thuốc, tác hại gây ra càng nhiều. Ranh giới giữa thuốc với chất độc khó phân định vì chỉ khác nhau về liều lượng. Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn. Do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Khi cần dùng thuốc để chữa bệnh phải lựa chọn kỹ những loại thuốc đặc hiệu với bệnh, ít gây độc hại cho cơ thể. Cơ chế tác dụng của thuốc rất phức tạp, kết quả khỏi bệnh là tổng hợp của nhiều biện pháp điều trị bao gồm cả dùng thuốc, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, môi trường, luyện tập … vì vậy, muốn đạt kết quả tốt cần chú ý mọi mặt và điều trị một cách toàn diện. Có nhiều quan điểm và cách hiểu về thuốc rất khác nhau. Để thống nhất khái niệm về thuốc, giúp người bệnh hiểu đúng và thuận tiện cho việc giao lưu quốc tế về thuốc, Bộ Y tế quy định dùng một số danh từ sau để chỉ các loại thuốc riêng biệt mang mục đích, ý nghĩa riêng.  Thuốc hóa dược: Là các loại thuốc được bào chế từ nguyên liệu chính là hóa chất như sulfamid, kháng sinh, vitamin, hormone .... Đây là khái niệm được dùng thay cho từ "Tân dược". DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 7 Đại cương về Hóa dược - Dược lý.  Thuốc y học dân tộc: Là các loại thuốc được bào chế từ nguyên liệu là các cây, con ... được điều chế ở dạng thuốc cổ truyền như các loại cao, đơn, hoàn, tán... Khái niệm này thay cho danh từ "Thuốc đông y".  Hoạt chất: Tên hoạt chất là tên quốc tế quy ước chung, có tính kinh điển và không còn là sản phẩm độc quyền sản xuất của tập thể hay cá nhân nào. Thuốc gốc (generic drug) là thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học. Tên hoạt chất thường chỉ có một tên duy nhất, được ghi trong dược điển hay văn bản kỹ thuật. Trong thực tế một số hoạt chất có nhiều tên khác nhau như Paracetamol còn có tên gọi khác là Acetaminophen ...  Biệt dược: Biệt dược hay tên thương mại là tên thuốc do nhà sản xuất đặt tên, vì vậy có thể có rất nhiều tên khác nhau. Ví dụ Paracetamol có biệt dược là Panadol, Tylenol, Acemol, Efferalgan paracetamol, Hapacol… Tên biệt dược có thể trùng với tên hoạt chất hoặc không. Thuốc biệt dược có công thức riêng, kỹ thuật điều chế riêng đã được cơ quan quản lý duyệt, bảo hộ quyền sở hữu và được lưu hành trên thị trường.  Thuốc thiết yếu: Là những thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của đại đa số người dân, được đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn liền công tác nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Thuốc thiết yếu luôn sẵn có bất cứ lúc nào với chất lượng đảm bảo, đủ số lượng cần thiết, dưới dạng bào chế phù hợp, an toàn, giá cả hợp lý.  Nguyên liệu làm thuốc: Nguyên liệu bao gồm những chất để bào chế ra thuốc dùng cho công tác phòng và chữa bệnh. Nguyên liệu làm thuốc có thể thuộc nhiều nguồn gốc: thực vật, động vật, khoáng vật, hóa chất …  Cây thuốc: Là danh từ chỉ những cây cỏ thực vật dùng làm thuốc.  Dược liệu: Là danh từ chỉ tất cả những nguyên liệu có nguồn gốc sinh học, bao gồm cả nguyên liệu thô và hoạt chất chiết xuất từ thực vật, động vật, khoáng vật dùng làm thuốc y học cổ truyền. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1. Đại cương về Hóa dược - Dược lý. Trang 8  Thực phẩm chức năng: Là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Thực phẩm chức năng có tác dụng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe người sử dụng. Cũng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ và hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc, không được phép kê đơn cho người bệnh. Như vậy, so với thực phẩm thì thực phẩm chức năng ít tạo năng lượng hơn và quy trình sản xuất nghiêm ngặt hơn. So với thuốc thì thực phẩm chức năng có thể dùng lâu dài, thường xuyên hơn nhưng quản lý lại lỏng lẻo hơn. Nội dung Thuốc Thực phẩm chức năng Tác dụng điều trị Tác dụng chính Hỗ trợ điều trị Tác dụng phòng bệnh Có Chủ yếu dự phòng Thời gian sử dụng Thường ngắn Lâu dài Quy trình sản xuất Kiểm duyệt nghiêm ngặt Tiêu chí chưa rõ ràng Giá thành Vừa phải Thường rất cao Quản lý Quy trình chặt chẽ Lỏng lẻo Bảng 1.1. Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng  Mỹ phẩm: Là một chất hoặc chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. Mỹ phẩm không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc chữa bệnh và không được phép kê đơn cho người bệnh. Rắc rối trong thực tế là việc phân chia không thể rạch ròi vì có nhiều chất khó phân ranh giữa thuốc và thực phẩm. Bản thân thực phẩm chức năng hoặc có chứa yếu tố có lợi với hàm lượng cao hoặc được “cải tạo” để có nhiều tác dụng sinh học hơn (như sữa có thêm calci, sữa chuyên cho người đái tháo đường...), những thực phẩm chức năng này còn được gọi là thực phẩm thuốc hay dược phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra, một số mỹ phẩm cũng có tác dụng chữa bệnh: kem chống nắng, kem chống khô da, bột hút ẩm... rất hữu ích trong điều trị bệnh ngoài da. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 9 Đại cương về Hóa dược - Dược lý. Để nhận biết chính xác đó là thuốc, mỹ phẩm hay thực phẩm chức năng, cần biết mã số đăng ký lưu hành: Sản phẩm Thuốc Số đăng ký V X-YY Nơi đăng ký Ví dụ Cục Quản lý dược VD 1234-14 Thực phẩm chức năng X/YT-CNTC Cục ATVS thực phẩm 1234/YT-CNTC Mỹ phẩm Sở Y tế 1234/CBMP-TN X/CBMP-Z Bảng 1.2. Cách nhận biết loại sản phẩm dựa vào số đăng ký Trong đó V là chữ viết tắt của Việt Nam, X là số đăng ký, YY là 2 chữ số cuối của năm, CNTC là chứng nhận tiêu chuẩn, CBMP là công bố mỹ phẩm, Z là chữ viết tắt của địa phương. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP Muốn học tập tốt môn Hóa dược - Dược lý phải căn cứ vào mục tiêu học tập từng nội dung cụ thể để có kiến thức chuẩn theo yêu cầu. Với từng nhóm thuốc yêu cầu học sinh phải phân loại cụ thể từng phân nhóm chuyên biệt. Nắm vững đặc điểm chính của các nhóm hay phân nhóm để có thể so sánh, phân biệt chúng với nhau. Với những thuốc cùng nhóm hoặc cùng cơ chế tác dụng thì chỉ cần nắm vững cơ chế hoạt động của nhóm, phân nhóm. Liên hệ với các kiến thức về y học, dược học và đọc thêm các tài liệu tham khảo để nắm chắc hơn nội dung của từng thuốc. Yêu cầu mỗi thuốc cần đảm bảo được những nội dung sau:  Công thức: Yêu cầu học sinh nhận định được công thức chung của nhóm, những nhóm chức liên quan đến tính chất, tác dụng của thuốc. Với một số thuốc đặc biệt yêu cầu học sinh phải trình bày được công thức cấu tạo.  Tên thuốc: Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành dược khó ai có thể nhớ hết các sản phẩm lưu hành trên thị trường. Vì vậy môn học này chỉ yêu cầu học sinh nắm vững hoạt chất, đối với biệt dược thì chỉ cần nhớ những sản phẩm thông dụng đang lưu hành trên thị trường Tây Ninh và vùng lân cận. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1. Đại cương về Hóa dược - Dược lý. Trang 10  Cơ chế tác dụng: Đây là phần cơ bản nhất để phân nhóm các hoạt chất. Vì vậy phải nắm vững để có thể hiểu được cách thức tác dụng hoạt lực của thuốc. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa môn sử dụng thuốc (đối tượng sơ cấp), Dược lý (đối tượng nhóm ngành Y) và môn Hoá dược-Dược lý (đối tượng nhóm ngành Dược).  Chỉ định: Là trường hợp thuốc có hiệu quả đối với bệnh và được phép sử dụng. Lưu ý rằng có trường hợp thuốc điều trị được bệnh nhưng cũng có trường hợp chỉ giải quyết triệu chứng. Đây là phần bắt buộc phải trình bày cụ thể.  Chống chỉ định: Là những trường hợp không được sử dụng. Trên cùng một người bệnh, với cùng một loại thuốc, người này dùng được trong khi người khác thì không. Hoặc đôi khi, vào thời điểm này thì được dùng nhưng ở thời điểm khác lại không được dùng. - Chống chỉ định tuyệt đối là bắt buộc không được dùng thuốc trong mọi tình huống. - Chống chỉ định tương đối (hay còn gọi là thận trọng) là những trường hợp tốt nhất là không nên dùng nhưng nếu bắt buộc phải dùng thì phải thật cẩn thận và cần theo dõi sát khi sử dụng.  Tác dụng phụ: Là những tác dụng không mong muốn, có hại cho cơ thể nhưng không thể tránh khỏi khi dùng thuốc. Tác dụng phụ có thể mất đi khi ngưng thuốc nhưng cũng có thể gây hậu quả vĩnh viễn. Cần cân nhắc khi lựa chọn thuốc và sử dụng theo đúng hướng dẫn để giảm thiểu những tác dụng phụ. Phần này chỉ yêu cầu trình bày được những tác dụng phụ đặc trưng cho từng thuốc.  Hạn dùng: Theo thời gian, thuốc sẽ giảm dần tác dụng do hoạt chất bị biến đổi, dù được bảo quản tốt. Những thuốc quá hạn dùng nguy cơ gây hại tăng rất cao, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nhất thiết phải hủy bỏ nếu thuốc đã quá thời hạn sử dụng DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 11 Đại cương về Hóa dược - Dược lý. Quy ước hạn dùng phải có tối thiểu chỉ số tháng và năm. Thứ tự ngàytháng-năm trong hạn dùng có thể đảo ngược. Hạn dùng có thể ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. - Expridate (Exp): hạn sử dụng - Manufact date (Mnf): ngày sản xuất  Bảo quản: Học sinh cần biết điều kiện bảo quản và quy chế quản lý: - Bảo quản: thường ở nhiệt độ < 300C - Quy chế quản lý:  Quy chế gây nghiện, hướng thần  Bán theo đơn  Thuốc thường (không cần đơn) Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1. Đại cương về Hóa dược - Dược lý. Trang 12 TỰ LƯỢNG GIÁ 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Tác dụng của hợp chất hóa học đối với cơ thể người là lĩnh vực nghiên cứu của: A. Hóa phân tích. C. Dược động học. B. Hóa dược. D. Dược lực học. Chuyên ngành nghiên cứu về công thức hóa học của hợp chất dùng làm thuốc: A. Hóa dược. C. Hóa định tính. B. Dược lý. D. Hóa định lượng. Đây là những môn học liên quan mật thiết với Hóa dược-dược lý, NGOẠI TRỪ: A. Dược liệu. C. Thực vật dược. B. Bào chế. D. Hóa học. Thuốc có nguồn gốc từ thực vật: A. Hải cẩu hoàn. C. Pantocrin. B. Morphin. D. Kaolin. Điều nào KHÔNG ĐÚNG với tên biệt dược: A. Là tên thương mại. C. Bao giờ cũng khác với tên hoạt chất. B. Tên do nhà sản xuất đặt. D. Thường có nhiều tên khác nhau. Danh từ chỉ những cây cỏ thực vật dùng làm thuốc: A. Dược liệu. C. Cây thuốc. B. Nguyên liệu làm thuốc. D. Thuốc đông y. Thuốc được bào chế từ nguyên liệu chính là hóa chất được gọi là: A. Thuốc thiết yếu. C. Thuốc biệt dược. B. Thuốc hóa dược. D. Thuốc y học dân tộc. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 13 Tác dụng của thuốc. TÁC DỤNG CỦA THUỐC DS. Lê Thị Đan Quế BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nêu được các kiểu tác dụng của thuốc. 2. Vận dụng được các kiểu tác dụng của thuốc vào thực tế sử dụng thuốc. CÁC KIỂU TÁC DỤNG Tác dụng của thuốc là tác dụng tương hỗ giữa thuốc và cơ thể. Kết quả của tác dụng này là kích thích hoặc kìm hãm một số chức năng sinh lý nào đó hoặc giúp cơ thể lập lại thăng bằng hoặc loại trừ các rối loạn của chức năng đó, bản thân thuốc không tạo ra chức năng mới cho cơ thể. Có thể chia tác dụng của thuốc theo các cách sau: 1. Tác dụng chính và tác dụng phụ: Đây là tác dụng liên quan đến mục đích điều trị. 1.1. Tác dụng chính: Tác dụng muốn có để đáp ứng cho mục đích điều trị.  Ví dụ: - Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt khi bị đau nhức, sốt cao. - Kháng sinh có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi trùng. - Acetylcystein có tác dụng tiêu nhầy trong các bệnh viêm nhiễm hô hấp. 1.2. Tác dụng phụ: Tác dụng không mong muốn, không những không phục vụ cho mục đích điều trị mà còn gây hại cho người bệnh.  Ví dụ: - Tác dụng gây buồn ngủ khi dùng thuốc trị sổ mũi, dị ứng. - Kích ứng dạ dày, xót ruột, ợ chua … khi dùng các thuốc giảm đau. - Ù tai, chóng mặt, giảm thính lực tạm thời … khi dùng Quinin. - Nổi ban, nhạy cảm ánh sáng … khi dùng kháng sinh. - Khô miệng, giảm tiết dịch … khi dùng atropin … Tuy nhiên cần nhớ rằng một khi đã dùng thuốc để điều trị thì hầu như không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn. Trong điều trị cần tìm cách làm tăng tác dụng chính và giảm tối đa các tác dụng phụ. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1. Tác dụng của thuốc. Trang 14 2. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân: 2.1. Tác dụng tại chỗ: Tác dụng tại chỗ có tính cục bộ, khu trú ở một cơ quan hay bộ phận tiếp xúc với thuốc. Nguy cơ gây sốc ở dạng này thường ít. Loại này bao gồm: - Thuốc sát khuẩn ngoài da. - Thuốc gây tê tại chỗ. - Thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai … - Thuốc làm săn se niêm mạc. - Thuốc bảo vệ niên mạc … 2.2. Tác dụng toàn thân: Tác dụng này chi phối hầu hết các cơ quan trong khắp cơ thể. Các thuốc muốn có tác dụng này phải được hấp thu vào máu. Loại này thường gặp ở những thuốc dùng đường tiêm, đường uống hoặc dạng hấp thu trực tiếp qua niêm mạc … - Nitroglycerin: giãn các mạch máu nhỏ ở tim, não ... - Kháng sinh: tiêu diệt mầm bệnh ở các ổ viêm. - Nautamin: ức chế cảm giác buồn nôn. - Camphosulfonat natri: có tác dụng kích thích hô hấp. 3. Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu: 3.1. Tác dụng chọn lọc: Là tác dụng xuất hiện sớm và mạnh nhất trên một cơ quan chuyên biệt trong cơ thể. - Thuốc lợi tiểu Lasix có tác dụng ở thận. - Morphin có tác dụng chọn lọc ở trung tâm đau của não … - Than hoạt chỉ có tác dụng trong lòng ruột … 3.2. Tác dụng đặc hiệu: Là tác dụng mạnh nhất trên một nguyên nhân gây bệnh. - Chloramphenicol đặc hiệu cho thương hàn. - Negram đặc hiệu cho lỵ trực trùng. - Tetracyclin đặc hiệu đối với tả … - Erythromycin đặc hiệu với trứng cá acné … DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 15 Tác dụng của thuốc. 4. Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục: 4.1. Tác dụng hồi phục: Đây là tác dụng mà sau khi thuốc được chuyển hóa, thải trừ hết, cơ thể sẽ trở lại tình trạng sinh lý bình thường như ban đầu. Ví dụ uống Captopril trị tăng huyết áp có thể bị ho khan, ngưng thuốc sẽ hết biểu hiên này … 4.2. Tác dụng không hồi phục: Sau khi ngưng thuốc hoặc thuốc được thải trừ hoàn toàn, cơ thể vẫn không thể trở lại trạng thái sinh lý bình thường, có thể để lại những di chứng. - Tetracyclin làm hư men răng, rối loạn chuyển hoá xương ... - Nhóm Aminosid gây điếc, suy thận… Tác dụng hồi phục hay không hồi phục đều là những tác dụng phụ. 5. Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối kháng: Khi phối hợp nhiều thuốc trong điều trị có thể xảy ra sự tương tác làm thay đổi tốc độ, cường độ, thời gian tác dụng … do đó dẫn đến sự tăng hay giảm tác dụng của thuốc. Cụ thể như sau: 5.1. Tác dụng hiệp đồng tăng cường: Hiệu lực của thuốc phối hợp cao hơn so với khi dùng riêng lẻ. Các thuốc tăng cường tác dụng lẫn nhau. AB > A + B Đây là trường hợp phối hợp Sulfamethoxazol với Trimethoprim, phối hợp Ampicillin với Gentamycin … 5.2. Tác dụng hiệp đồng cộng: Hiệu lực của thuốc phối hợp chính bằng hiệu lực của mỗi thuốc khi dùng riêng. Các thuốc không ảnh hưởng lẫn nhau. AB = A + B Đây là trường hợp phối hợp kháng sinh Rimifon và Streptomycin trong điều trị lao … 5.3. Tác dụng đối kháng: Hiệu lực của thuốc phối hợp thấp hơn so với khi dùng riêng lẻ từng thuốc. Các thuốc phối hợp làm giảm tác dụng lẫn nhau. AB < A + B Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1. Tác dụng của thuốc. Trang 16 - Tetracyclin làm giảm hoạt lực của Penicillin. - Erythromycin làm tăng nguy cơ đề kháng của vi khuẩn đối với Penicillin. - Magné làm giảm hấp thu Calcium ở ruột. - Pralidoxim gắn mạnh với phần phosphor của chất ức chế cholinesterase nên là chất đối kháng của phosphor hữu cơ.  Trong thực tế người ta áp dụng đặc tính đối lập của phối hợp thuốc vào các biện pháp giải độc: - Paracetamol và Acetylcystein: Khi dùng Paracetamol sẽ tạo ra chất trung gian là N-acetyl benzoquinoneimin. Chất này phản ứng với nhóm -SH của protein và gây hoại tử tế bào gan. Acetylcystein có nhóm Sulfhydryl nên trung hòa được N-acetyl benzoquinoneimin. Vì vậy dùng Acetylcystein để giải độc Paracetamol. - Gardenal và Strychnin: Gardenal ức chế thần kinh trung ương, Strychnin lại kích thích thần kinh trung ương. Vì vậy thường dùng Gardenal để giải độc Strychnin.  Tác dụng hiệp đồng và đối lập có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp: - Quinin và Cloroquin có tác dụng hiệp đồng trực tiếp vì gắn chung vào ADN của ký sinh trùng sốt rét. - Atropin và Adrenalin có tác dụng hiệp đồng gián tiếp vì cùng gây giãn đồng tử nhưng Atropin làm liệt cơ vòng còn Adrenalin làm co cơ thẳng. 6. Tác dụng đảo ngược: Tác dụng đối lập của cùng một thuốc khi dùng với liều lượng khác nhau hoặc tác dụng ở những giai đoạn khác nhau. - Rượu ethylic, Ether lúc đầu gây hưng phấn nhưng giai đoạn sau lại gây ức chế thần kinh trung ương … - Terpin hydrat có tác dụng long đàm, lợi tiểu nếu dùng với liều nhỏ hơn 0,6g, tuy nhiên khi dùng với liều lớn hơn 0,6g không những không giảm ho mà còn gây ứ đọng đàm nhớt và gây bí tiểu ... THỤ THỂ Thuốc muốn có tác dụng phải gắn chuyên biệt vào thành phần nào đó của tế bào, đó là thụ thể (receptor). Receptor là phân tử chuyên biệt của hệ thống sinh học mà thuốc gắn vào để thay đổi chức năng của hệ thống đó. 1. Đặc tính của receptor: Hoạt tính sinh học của thuốc phụ thuộc vào ái lực của thuốc và receptor cùng hoạt tính bản thể. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 17 Tác dụng của thuốc. - Ái lực: là sự gắn kết giữa thuốc và receptor. - Hoạt tính bản thể: là khả năng phát sinh tác dụng của "Thuốc-receptor". 2. Tương tác giữa thuốc và receptor: - Chất chủ vận: là chất vừa có ái lực với receptor vừa có hoạt tính bản thể. - Chất chủ vận từng phần: là chất có ái lực với receptor nhưng hoạt tính bản thể kém hơn chất chủ vận ngay khi đã bão hòa receptor. - Chất đối kháng: là chất có ái lực với receptor nhưng không gây được hoạt tính bản thể.  Đối kháng dược lý: chất đối kháng gắn cùng receptor với chất chủ vận nhưng không hoạt hóa receptor.  Đối kháng sinh lý: chất đối kháng gắn với receptor khác với receptor được họa hóa bởi chất chủ vận.  Đối kháng hóa học: chất đối kháng gắn trực tiếp với chất chủ vận và ngăn chất này tác động. CỬA SỔ TRỊ LIỆU 1. Tiềm lực (Potency): Là chỉ số lượng thuốc cần để tạo một hiệu lực nhất định. Để so sánh tiềm lực giữa các thuốc, người ta thường chọn liều gây hiệu lực của 50% hiệu lực tối đa gọi là ED50 (effective dose 50), liều 50% của liều gây ngộ độc TD50 (toxic dose 50) và liều 50% của liều gây tử vong (lethal dose 50). Tiềm lực thường dùng để so sánh các thuốc trong cùng nhóm hóa học. Tiềm lực được quyết định bởi ái lực của receptor đối với thuốc. 2. Hiệu lực (Efficacy): Là tác dụng tối đa khi sử dụng liều tối đa của chất chủ vận. Hiệu lực được dựa trên khả năng gây hoạt tính bản thể của chất chủ vận. Hiệu lực thường được dùng để so sánh các thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau. 3. Chỉ số trị liệu (Therapeutic index - TI): Là chỉ số ước lượng sự an toàn của thuốc. TI = LD50 TD50 = ED50 ED50 Một thuốc gọi là an toàn khi liều độc rất lớn và liều có hiệu lực nhỏ. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1. Tác dụng của thuốc. Trang 18 4. Cửa sổ trị liệu (therapeutic window): Cửa sổ trị liệu (therapeutic window hoặc therapeutic rate) là khoảng cách từ liều có hiệu lực tối thiểu đến đến liều gây độc tối thiểu. Cửa sổ trị liệu là chỉ số an toàn thích hợp hơn chỉ số trị liệu. Dose LD TD therapeutic window EDmin t Sơ đồ 3.1. Cửa sổ trị liệu CƠ CHẾ TÁC DỤNG Thuốc trong cơ thể được phát huy tác dụng theo những cơ chế rất phức tạp, cho đến nay vẫn chưa hiểu biết một cách đầy đủ về cơ chế tác dụng của tất cả các loại thuốc. Đa số thuốc đều có tác dụng theo một số cơ chế chủ yếu sau: 1. Cơ chế vật lý: - Than hoạt, Attapulgite, Kaolin … có khả năng hấp phụ vi khuẩn, độc tố … - Bismuth, phosphat gel … có tác dụng che niêm mạc, tránh bị tổn thương. - Parafin lỏng có tác dụng làm trơn, làm mềm phân, gây tăng nhu động ruột và làm chậm sự hấp thu nước nên dùng làm thuốc nhuận tràng. - MgSO4, NaSO4 … khi uống không được hấp thu qua ruột gây chênh lệch áp suất thẩm thấu, kéo nước từ các tổ chức vào ruột, gây tăng nhu động ruột nên có tác dụng nhuận tẩy. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng