Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giáo dục tư tưởng nhân văn hồ chí minh cho sinh viên các trường đại học ở việt n...

Tài liệu Giáo dục tư tưởng nhân văn hồ chí minh cho sinh viên các trường đại học ở việt nam hiện nay

.PDF
176
584
106

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Hà Nội - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ CAO VINH GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Phạm Ngọc Anh 2. PGS. TS. Hoàng Anh Hà Nội – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lê Cao Vinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................5 1.1. Những công trình khoa học liên quan đến tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh ....................................................................................................5 1.2. Một số công trình khoa học liên quan đến giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh .....................................................................................14 1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục nghiên cứu ...........................................................................20 Chương 2: TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH – NỘI DUNG, SỰ CẦN THIẾT VÀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ...........22 2.1. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh ................................................... 22 2.2. Sự cần thiết giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay............................................. 62 2.3. Hệ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay ......... 67 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ............................................77 3.1. Thực trạng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay ................................................ 77 3.2. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên ............................................................................. 104 Chương 4: GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PHƯƠNG HƯỚNG, VÀ CÁC GIẢI PHÁP ........................................112 4.1. Phương hướng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ..................................................................... 112 4.2 Giải pháp giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ........................................................................... 117 KẾT LUẬN ............................................................................................................142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................146 PHỤ LỤC ...............................................................................................................156 TÊN CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1: Giới tính người trả lời…………………………………….. 78 Biểu đồ 3.2: Vị trí, nhiệm vụ trong lớp, trường………………………… 78 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu đoàn thể…………………………………………… 79 Biểu đồ 3.4: Nơi ở hiện nay của sinh viên……………………………… 79 TÊN CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Thống kê các trường ĐH, CĐ trong cả nước triển khai cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 81 Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên về mức độ đáp ứng yêu cầu của hệ thống cơ sở vật chất nhà trường đối với việc học tập và rèn luyện …. 86 Bảng 3.3: Đánh giá nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của việc học tập các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh …. 89 Bảng 3.4: Hoạt động xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của ĐVTN các trường ĐH, CĐ …………………………………... 91 Bảng 3.5: Tỉ lệ sinh viên tham gia các hoạt động xã hội trong quá trình học tập ………………………………………………………... 100 Bảng 3.6: Lý do sinh viên tham gia các hoạt động xã hội trong quá trình học tập ………………………………………………………… 101 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người là nội dung cốt lõi và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Đó không có gì khác hơn là một chủ nghĩa nhân văn đích thực, làm cơ sở tạo nên sức sống và khả năng trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, hay chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành quan trọng, giữ vị trí hạt nhân, nền tảng triết học của toàn bộ hệ thống tư tưởng cũng như sự nghiệp thực tiễn Hồ Chí Minh, là giá trị tinh túy trong toàn bộ di sản Hồ Chí Minh. Giá trị này có sức nội sinh, ngoại hóa vô cùng mạnh mẽ, làm nên chiều sâu tư tưởng, sức thuyết phục, cảm hóa, chuyển hóa của phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Cũng chính những giá trị nhân văn Hồ Chí Minh đã góp phần làm nên bản chất, sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu tư tưởng nhân văn của Người một cách toàn diện chính là đi vào chiều sâu bên trong của hệ tư tưởng, từ đó, xác định rõ hơn cơ chế tồn tại và khả năng lan tỏa đối với mọi tầng lớp nhân dân. Nhân loại đang bước sang một thiên niên kỷ mới cùng với những cơ hội và những thách thức đan xen. Loài người đã đạt được những thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình, nhưng cũng đang phải đối đầu với nhiều vấn đề liên quan đến con người, các giá trị làm người. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo được những tiền đề cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con người, phát triển các phẩm chất người. Trong xã hội, bên cạnh việc hình thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có một số bộ phận không nhỏ, trong đó có thanh niên – sinh viên đang suy thoái đạo đức, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân dẫn đến sự vô cảm của bản thân đối với con người với xã hội. Thực trạng này được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) “Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước 2 ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ” [34, tr 125]. Thanh niên, trong đó có sinh viên đại học, là một lực lượng nòng cốt trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một sứ giả đưa Việt Nam hội nhập quốc tế, là một hiện thân, đại biểu cho dân tộc Việt Nam, cho nền văn hóa Việt Nam, chính vì thế, họ cần phải là những con người phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ, mà cốt cách, bản chất, không khác gì hơn chính là các giá trị nhân văn. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trung tâm của giáo dục Việt Nam, đã được Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ, là “đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [35, tr. 128 ]. Để thực hiện nhiệm vụ đó, việc đi sâu vào nghiên cứu, giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vào cuộc sống để thúc đẩy quá trình nhân văn hóa đời sống xã hội, nhân văn hóa bản chất con người Việt Nam, trong đó có thanh niên, sinh viên, đồng thời làm cho các giá trị nhân văn Hồ Chí Minh ngày càng được khẳng định, bồi đắp, tòa sáng và trường tồn là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay” để làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, xây dựng hệ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh; - Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn cho sinh viên trong các trường đại học ở nước ta; - Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh; - Đánh giá thực trạng giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh các trường đại học. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu công tác giáo dục tư tưởng nhân văn cho sinh viên các trường Đại học ở nước ta hiện nay. - Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên trong các trường đại học là một vấn đề rộng. Do đó, trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung vào nghiên cứu và khảo sát thực tế giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh ở các trường đại học khu vực miền Bắc. - Hoạt động giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học được luận án nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2016. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên nền tảng các quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội, về văn hóa, đạo đức, về con người... 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp: phương pháp lôgic, lịch sử, sử dụng phương pháp văn bản học, nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Hồ Chí Minh, kết hợp các bài nói, bài viết với hoạt động chỉ đạo thực tiễn của người; sử dụng các phương pháp chuyên biệt: điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp, so sánh,… để thực hiện đề tài. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án góp phần làm phong phú thêm vào hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thanh niên- sinh viên nói chung và về giáo dục đạo đức, nhân văn nói riêng. - Luận án là cơ sở lý luận quan trọng để các trường Đại học xây dựng các kế hoạch, chủ trương trong công tác nghiên cứu đạo đức sinh viên. - Là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu tư tưởng đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh ở các trường Đại học nước ta. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án đề xuất các giải pháp căn bản nhằm giúp các trường Đại học đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên hiện nay. 6. Những đóng góp mới của Luận án - Phân tích các quan điểm trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh theo lôgic, trình tự. - Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH Nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung đã được nhiều học giả, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu theo nhóm các tư liệu sau: 1.1.1. Đề tài khoa học Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” của Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [59]. Trong Hội thảo, một số bài tham luận đã tập trung vào làm rõ bản chất, đặc trung tổng quát của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, khẳng định tình yêu thương con người vô hạn, lòng khoan dung rộng lớn là những nội dung quan trọng của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh; tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được biểu hiện thông qua cách sống và làm việc của Người; khẳng định tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một di sản tinh thần to lớn mà Người để lại cho chúng ta trong tiến trình xây dựng con người mới, xã hội mới. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Giá trị nhân văn trong Di chúc Hồ Chí Minh, của Bảo tàng Hồ Chí Minh – Trường Đại học Khoa học Xã hội nhân văn, [11]. Trong công trình này, ngoài việc các tác giả đã đi vào nghiên cứu các mối quan hệ giữa đạo đức và nhân văn, giữa công tác xây dựng Đảng với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, về sự cần thiết trong việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ trong giai đoạn mới của cách mạng hiện nay; các tham luận đã nêu bật giá trị lịch sử, tư tưởng nhân văn và ý nghĩa sâu sắc trong bản Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh- giá trị nhân văn và phát triển” [60]. Tại hội thảo, các tham luận đã tập trung vào làm sáng tỏ một cách sâu sắc, toàn diện những giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh 6 trên các vấn đề: Giá trị nhân văn và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xác định mục tiêu và con đường cách mạng Việt Nam; Giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực của cách mạng Việt Nam; Giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đối ngoại. Từ đó, góp phần thúc đẩy sự vận dụng và phát triển sáng tạo những giá trị đó vào trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch [58], tại Hội thảo, các tham luận khoa học tập trung trao đổi các vấn đề: Thứ nhất, làm rõ khái niệm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh... Sự giống nhau, khác nhau và cần hiểu thế nào, sử dụng ra sao cho đúng các khái niệm; Thứ hai, tập trung làm rõ những nội dung, những bình diện tiếp cận khác nhau của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh như tư tưởng dân chủ, tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, tư tưởng về chính trị, ngoại giao, kinh tế... và cách ứng xử đầy tình nghĩa của Hồ Chí Minh đối với các tầng lớp nhân dân; Thứ ba, làm rõ những nội dung chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cần phải vận dụng vào trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay, cũng như xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người. 1.1.2. Sách chuyên khảo Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đã được đề cập đến từ rất sớm. Trên thế giới đã có một số công trình của các học giả nước ngoài nghiên cứu về Hồ Chí Minh như: Cuốn Đồng chí Hồ Chí Minh của tác giả E. Cô bê lép [22], đây là một cuốn sách tác giả nghiên cứu, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đề cập đến như là một con người suốt đời đấu tranh cho nền độc lập, tư do của tổ quốc, cho cuộc sống tốt đẹp của nhân dân. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh đến lòng yêu thương con người vô hạn của Hồ Chí Minh dành cho các tầng lớp nhân dân, cũng như những chính sách mà Đảng và nhà nước cần phải chú ý thực hiện để chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần 7 cho các tầng lớp nhân dân khi tác giả nói về bản Di chúc mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng, Nhà nước và nhân dân trước khi Người qua đời. Nguyễn Đài Trang, một nhà nghiên cứu Việt Nam đang sống và làm việc tại Canada với công trình mới được xuất bản Hồ Chí Minh - Nhân văn và phát triển [130]. Trong cuốn sách, tác giả đã cho chúng ta thấy được những nội dung cơ bản và ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thông qua việc đi sâu vào nghiên cứu những lý tưởng sâu xa của Người, đó là mong muốn về một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; mong muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho nhân loại; chân lý không có gì quý hơn độc lập tự do; nghệ thuật, phương pháp cách mạng lấy yếu thắng mạnh; chiến lược xây dựng nguồn nhân lực cho sự phát triển vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người; ham muốn tột bậc đem lại hạnh phúc, cuộc sống ấm no cho nhân dân; chiến lược đại đoàn kết vì mục tiêu nhân văn. Đồng thời, tác giả đã khẳng định, những giá trị nhân văn của Hồ Chí Minh chính là những mục tiêu cao cả nhất mà nhân loại hiện nay đang theo đuổi: đó là phát triển bền vững mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường; đó là những ham muốn đem lại hạnh phúc cho nhân dân- một mục tiêu cao nhất của sự phát triển. Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam [48]. Trong cuốn sách, tác giả đã xác định những vấn đề chung về tư tưởng Hồ Chí Minh như: quá trình hình thành, phát triển và nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh; khái quát những luận điểm sáng tạo lớn và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng tư tưởng của người vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Trong các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về nhân văn đã bước đầu được đề cập đến trong chương VII “Tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh” trên các nội dung sau: Thứ nhất, đã chỉ ra được nguồn gốc của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đó là sự kế thừa những giá trị tư tưởng văn hóa “vĩnh cửu” của nhân loại, thấm đượm một chủ nghĩa nhân văn cao cả, đáp ứng những yêu cầu nguyện vọng bức thiết và sâu xa của dân tộc và loài người. Từ đó tác giả đi đến khẳng định cả cuộc đời hoạt động của Người là tiêu biểu sáng ngời cho chủ nghĩa nhân đạo cộng 8 sản, chủ nghĩa nhân văn hiện thực. Thứ hai, nội dung của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được thể hiện ở những điểm nổi bật sau: một là, lòng yêu thương con người, yêu thương nhân dân, hết sức bao la, sâu sắc, trước hết là những người nghèo khổ. Tư tưởng này đã được Hồ Chí Minh khái quát thành triết lý sống: Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề... là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương yêu người, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Hai là, lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh, khả năng chủ động, sáng tạo to lớn của nhân dân, có dân là có tất cả. Ba là, lòng tôn trọng, kính yêu nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, dân là chủ, chính phủ, cán bộ là đầy tớ. Bốn là, lòng yêu thương con người gắn với lòng căm ghét, lên án mọi chế độ bất công, lên án chủ nghĩa đế quốc thực dân, kiên quyết tìm ra con đường giải phóng. Lên án và xử lý thích đáng những kẻ sâu mọt trong đảng viên, cán bộ, nội bộ nhân dân, xâm phạm lợi ích của nhân dân, tham ô lãng phí, ức hiếp nhân dân... Năm là, lòng yêu thương con người bao hàm nội dung rất quan trọng là phải biết chăm lo bồi dưỡng, phát huy sức mạnh của con người, của nhân dân, của cộng đồng và của mỗi cá nhân. Thành Duy, Về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh [31]. Đây là một công trình nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh khá đầy đủ, toàn diện và có tính hệ thống: Thứ nhất, trong cuốn sách tác giả đã làm rõ các khái niệm liên quan đến chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh như: khái niệm nhân văn, chủ nghĩa nhân văn trong truyền thống văn hóa dân tộc; khái niệm nhân văn và chủ nghĩa nhân văn trong thời đại phát triển chủ nghĩa tư bản; khái niệm nhân văn gắn với thời đại cách mạng vô sản trong đó có chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Theo tác giả, “chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh không chỉ phản ánh những đòi hỏi của nhân dân các dân tộc thuộc địa mà nó đã vượt lên trên những yêu cầu hạn hẹp của các dân tộc, đòi hỏi giải phóng toàn diện con người theo hướng phát triển con người toàn diện[31, tr 47]. Thứ hai, tác giả đã chỉ ra được chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tiếp thu các mặt tích cực của chủ nghĩa nhân văn trong truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, đồng thời vận dụng sáng tạo chủ nghĩa nhân văn mác-xít để tự tạo cho mình một chủ nghĩa nhân văn mới – chủ nghĩa nhân văn chiến đấu. Thứ ba, tác giả đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với chủ 9 nghĩa nhân văn mác xít. Trong đó tác giả cho rằng sự tương đồng đó là về mặt nguyên tắc Hồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với chủ nghĩa Mác - Lênin về việc xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, thực sự nhân bản mang lại tự do, hạnh phúc cho con người, nhưng sự khác biệt đó chính là phương pháp cách mạng để đi đến thực hiện mục tiêu đó. Sự khác biệt này của Hồ Chí Minh là do chính điều kiện khách quan và chủ quan của cách mạng Việt Nam quy định. Chính vì vậy theo tác giả, Hồ Chí Minh “đã tạo cho mình một chủ nghĩa nhân văn mới mang đặc trưng, sắc thái riêng có những tương đồng về nguyên tắc với chủ nghĩa nhân văn mác-xít, nhưng cũng có những khác biệt rất cơ bản về phương pháp luận cách mạng” [31, tr. 139]. Thứ tư, đặc điểm và những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đó là: chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh gắn liền với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội thích hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi dân tộc; chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh hướng tới một thế giới đại đồng, “bốn phương vô sản đều là anh em”. Thứ năm, bản chất của chủ nghĩa nhân văn được biểu hiện thông qua các sáng tác của Người, đặc biệt là trong tác phẩm “Nhật ký trong tù” và những ý nghĩa to lớn của tư tưởng này đối với dân tộc và nhân loại. Cuốn sách Hồ Chí Minh - vĩ đại một con người của Trần Văn Giàu [51]. Trong cuốn sách này, ngoài việc tác giả trình bày một cách rõ nét, hệ thống về quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, đưa ra những dữ liệu khách quan để khẳng định một điều bất biến tư tưởng Hồ Chí Minh là có thực và kiệt xuất, thì tác giả còn khẳng định sự vĩ đại của Hồ Chí Minh được thể hiện ở những góc đời thường nhất đó là tấm lòng yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ. Đó còn là tình yêu thiên nhiên, đức giản dị, khiêm tốn, nhất là đặc điểm về cội nguồn chủ nghĩa nhân văn ở Người. Cuốn sách Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất của Song Thành [117]. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã dành một chương để nói về văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh thấm đượm tính nhân văn trong tư tưởng của Người. Theo tác giả, văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh vừa là sự tiếp thu có chọn lọc các giá trị của nhân loại, vừa là sự kế thừa, cải biến, phát triển tinh thần khoan dung của dân tộc Việt Nam lên một 10 chất mới. Tác giả đã chỉ rõ các đặc trưng của văn hóa khoan dung cũng như các biểu hiện của tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh, đó là, khoan dung đối với kẻ thù, với các tôn giáo và với nhân dân. Từ đó, tác giả cho rằng, cần thiết phải giáo dục văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam, đặc biệt là cho thế hệ trẻ hiện nay. Theo tác giả, giáo dục văn hóa khoan dung là sự mở rộng hiểu biết cho thế hệ trẻ những giá trị tích cực của các nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục tập quán..; giúp cho thế hệ trẻ phát triển năng lực nhận thức có thể phê phán, khả năng suy nghĩ độc lập, biết lập luận, đánh giá có căn cứ xác đáng dựa trên các tiêu chí của đạo đức, của khoa học và nhân văn để tránh bị cuốn theo các thủ đoạn tuyên truyền lừa mị của các thế lực thù địch. Mạch Quang Thắng, Hồ Chí Minh – Con người của sự sống [122]. Trong cuốn sách tác giả đã có những phân tích, đánh giá về thân thế, sự nghiệp, nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh mang tính chất triết lý phát triển dưới góc độ tiếp cận riêng của mình. Nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được đề cập trong cuốn sách thông qua tấm lòng nhân ái bao la mà Hồ Chí Minh dành cho con người, trong đó Người đặc biệt lưu tâm đến giải phóng phụ nữ, vì theo Người, giải phóng được phụ nữ thì sẽ giải phóng được một nửa thế giới. Trong cuốn sách Bác Hồ - Tấm gương đạo đức sáng ngời của tác giả Song Thành [118]. Trong công trình này, ngoài việc tác giả đã làm rõ những phẩm chất mà người cán bộ, đảng viên cần có theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thì tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cũng được tác giả bàn đến khi coi lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu thương mênh mông, sâu sắc đối với con người như là một trong những đức tính quan trọng mà mỗi con người trong xã hội cần phải rèn luyện để có được. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đã được nhiều học giả đầu ngành trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Qua các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đi sâu vào tìm tòi, phân tích, đánh giá và bước đầu đã chỉ ra những nguồn gốc và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn, về con người, phát triển con người. 11 1.1.3. Luận án Nghiên cứu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh không chỉ được các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trong các cuốn sách chuyên khảo, mà vấn đề này còn được nghiên cứu trong các đề tài luận án. Nghiên cứu về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong các luận án tiến sĩ có các công trình sau: Tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự Hồ Chí Minh của Trần Đình Châu [20]; Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay của Lê Quý Đức [44]; Vấn đề giải phóng người lao động Việt Nam bị áp bức trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Đoàn Thị Minh Oanh [100], vv... Đây là những công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh nói riêng được thực hiện từ rất sớm. Trong các công trình nghiên cứu này, mặc dù tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng các tác giả đều đi đến thống nhất trên các nội dung sau: Thứ nhất, các công trình đã làm rõ nội dung của các khái niệm tư tưởng nhân văn, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và cho rằng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm, quan niệm, triết lý nhân sinh về con người, hướng con người vươn tới khát vọng ấm no, hạnh phúc, đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá của con người, của nhân dân lao động. Thứ hai, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở Người kế thừa các giá trị nhân văn truyền thống nhân ái tốt đẹp của gia đình, quê hương và của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, nhân ái trong nền văn minh phương Đông và phương Tây; sự tiếp thu tư tưởng nhân văn mác xít với chủ trương đấu tranh để giải phóng con người. Sự tiếp nhận tư tưởng nhân văn mác-xít của Hồ Chí Minh đã đánh dấu một bước phát triển mới về chất trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Thứ ba, đặc điểm cốt lõi của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh: vì sự giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa dân tộc, tinh thần nhân văn trong văn hóa 12 nhân loại với nhân cách Hồ Chí Minh đã trải qua rèn luyện và đấu tranh; tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là tinh thần nhân văn cách mạng, nhân văn chiến đấu để giải phóng nhân loại đau khổ bằng chính lực lượng của họ. Thứ tư, các công trình đã chỉ ra những nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh: đó là lòng yêu thương và quý trọng con người gắn với lòng yêu dân, yêu nước nồng nàn; tư tưởng nhân văn Hồ chí Minh đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá của con người; tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh nhằm vào hành động đấu tranh giải phóng con người. Thứ năm, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với văn hóa, quân sự và chỉ ra những biểu hiện của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực của văn hóa, quân sự. 1.1.4. Bài đăng trên các tạp chí khoa học Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh không chỉ được các các nhà khoa học nghiên cứu trong các công trình lớn như Hội thảo khoa học quốc gia, đề tài khoa học cấp Nhà nước, trong các luận án tiến sĩ... mà vấn đề này còn được các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu trong các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Từ cách tiếp cận hệ thống di sản tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc độ nhân văn, những luận điểm, những quan niệm mang tính nhân văn của Hồ Chí Minh đã được các nhà khoa học đã khái quát, hệ thống lại trong các bài viết: Nét đặc sắc trong chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh của Trần Văn Phòng [107]; Một số vấn đề về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Mạch Quang Thắng [120]; Về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Mạch Quang Thắng [121]; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh: Bản chất và những đặc trưng tổng quát của Phạm Ngọc Anh [5]; Học tập tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Lê Doãn Tá [110]; Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh của Phạm Minh Hạc [53]; Suy nghĩ về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, của Nguyễn Sinh Kế [66]; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Huyên [65]; Giá trị trường tồn của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Nguyễn Hùng Oanh [101]; v.v... Trong các bài viết này, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, nhưng 13 các tác giả đều đi đến những khẳng định sau: Thứ nhất, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng của người; tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thuộc dòng tư tưởng nhân văn mác xít, nhưng mang đậm tính Việt Nam, kế thừa truyền thống văn hóa Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Thứ hai,nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đó là: tình yêu thương dành cho những con người cụ thể mà trước hết đó là những người nghèo khổ, những người bị áp bức bóc lột trên trái đất này; yêu thương con người phải gắn liền với đấu tranh giải phóng con người để đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người; đề cao vai trò của con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển; khoan dung, độ lượng với con người đặc biệt là đối với những người lầm lỗi; quan tâm, nâng đỡ những lớp người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Trong các bài viết: Tính nhân văn trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh của Cao Thị Hải Yến [133]; Tình thương-sự cảm hóa và giáo dục con người trong tư tưởng đạo đức nhân văn Hồ Chí Minh của Lê Đình Lung [76]; Giá trị nhân đạo, nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo của Nguyễn Văn Thanh [112]; Ý nghĩa quốc tế và giá trị nhân văn của tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Thành Duy [30]; Có một cách tiếp cận với bản chất của Đảng Cộng sản theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Thành Duy [29]; Tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng bạo lực cách mạng của Lê Văn Quang [109]; Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa của thế kỷ XX của Song Thành [116], v.v... các tác giả đã hệ thống và làm rõ tư tưởng đề cao, coi trọng con người, tư tưởng đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của con người, tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, về khoan dung, về quan hệ ứng xử mang nặng tính người giữa con người với nhau... trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực về văn hóa, giáo dục, đạo đức, tôn giáo, về Đảng, về cách mạng giải phóng dân tộc... Ý nghĩa to lớn của những tư tưởng nhân văn đó trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Nghiên cứu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong bản Di chúc đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, tìm hiểu trong các bài viết: Tư tưởng nhân văn đạo đức trong Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh của Nguyễn Thế Thắng [123]; Di chúc – tác phẩm 14 kết tinh chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh của Lại Quốc Khánh [68]; Giá trị nhân văn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đinh Xuân Lâm [73]; … Trong các bài viết này, các tác giả đã phân tích làm nổi bật các giá trị của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong bản Di chúc trên các nội dung sau: Thứ nhất, có những chính sách cụ thể để chăm lo cho cuộc sống của con người, làm cho con người được phát triển toàn diện với năng lực vốn có của mình, để con người được làm chủ, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc; Thứ hai, Đảng, Nhà nước, các cán bộ công chức phải tự coi mình là đầy tớ của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, phải có tình đồng chí, yêu thương lẫn nhau; Thứ ba, xuất phát từ một triết lý nhân sinh sâu sắc, thấm đượm tư tưởng nhân đạo và tính nhân văn với niềm mong muốn toàn Đảng, toàn dân cùng nhau đoàn kết, phất đấu xây dựng một “nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Như vậy, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đã được các học giả, các nhà khoa học, các cá nhân trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu theo các cách tiếp cận khác nhau, trong những công trình nghiên cứu khác nhau, nhưng tựu chung lại, các tác giả đều tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh như khái niệm, nguồn gốc, những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Những kết quả này rất đáng trân trọng và đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận chung của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn. Các công trình khoa học này đã cung cấp nhiều gợi ý quan trọng, là những tài liệu tham khảo quý giá và là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả kế thừa, tiếp tục đi sâu nghiên cứu: Nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. 1.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH Việc giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho các tầng lớp nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong công cuộc xây dựng nền đạo đức mới cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này đã được các nhà khoa học, các học giả trong nước nghiên cứu qua các công trình khoa học khác nhau. 15 1.2.1. Đề tài khoa học Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Định hướng giáo dục đạo đức trong các trường đại học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo [19]. Trong hội thảo, các bài tham luận của các nhà khoa học đã nêu rõ sự cần thiết phải có định hướng giáo dục đạo đức cho thanh niên, cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở nước ta trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Các tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm giữ vững bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay. Trong lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vào năm 2003, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ đảng viên hiện nay” [61], do tác giả Hoàng Trang làm chủ nhiệm cùng với sự tham gia của các nhà khoa học: Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Khánh Bật, Trần Minh Trưởng, Song Thành... Đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách tương đối hệ thống tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và việc giáo dục tư tưởng đó cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. Trong công trình khoa học này, các tác giả đã tập trung vào nghiên cứu, làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, đề tài đã phân tích, đưa ra khái niệm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh khi cho rằng đó là hệ thống các quan điểm lý luận “phản ánh tình yêu thương, quý trọng, quan tâm, bao dung, độ lượng đến con người và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của con người”, “phản ánh con đường giải phóng con người một cách triệt để” hướng con người đến “phát huy hết mọi năng lực sáng tạo vốn có của mình”; tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở Người đã kế thừa truyền thống nhân ái của dân tộc, quê hương, gia đình, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại về lòng nhân ái, và đặc biệt từ chính tính năng động chủ quan của Hồ Chí Minh; chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh khi cho rằng, đó là chủ nghĩa nhân văn hành động, là một bước phát triển mới về chất so với giá trị nhân văn truyền thống và tinh hoa nhân văn của nhân loại, có sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính quốc tế, đó là chủ nghĩa nhân văn của xã hội mới mà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan