Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào...

Tài liệu Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chương nitơ photpho hoá học 11

.PDF
180
685
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG NHƯ QUỲNH GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG NITƠ – PHOTPHO – HÓA HỌC 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG NHƢ QUỲNH GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG NITƠ – PHOTPHO – HÓA HỌC 11 Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH.NGND. Nguyễn Cƣơng Hà Nội, 2017 MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Dang mục bảng Danh mục hình ảnh, đồ thị MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................. 4 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 5 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 6 6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................ 6 7. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................................6 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận ................................................................................... 6 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn................................................................................. 7 7.3 Phương pháp thống kê toán học .............................................................................................. 7 8. Điểm mới của luận văn ....................................................................................................... 7 9. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC .................................... 8 PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG ........................... 8 KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH ........................................ 8 THÔNG QUA BÀI TẬP HÓA HỌC .................................................................................... 8 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 8 1.1.1 Một số công trình trong nước. .............................................................................................. 8 1.1.2 Một số công trình nước ngoài .............................................................................................. 9 1.2 Phẩm chất đạo đức của học sinh THPT ........................................................................... 10 1.2.1 Tổng quan về phẩm chất đạo đức của học sinh ....................................................................10 1.2.2 Giáo dục phẩm chất đạo đức ...............................................................................................15 1.2.3 Một số biện pháp giúp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh THPT ..............................16 1.2.4 Vai trò của môn Hóa học trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS ............................17 1.3 Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông................................. 18 1.3.1 1.3.2 1.3.3 1.3.4 Năng lực.............................................................................................................................18 Năng lực của học sinh Trung học phổ thông .......................................................................22 Phát triển một số năng lực cho học sinh trong dạy học hóa học ..........................................24 Các phương pháp đánh giá năng lực ..................................................................................25 1.4 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn ....................................................... 26 1.4.1 Vận dụng kiến thức trong dạy học.......................................................................................26 1.4.2 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn ............................................................27 1.5 Bài tập hóa học dùng để giáo dục PCĐĐ và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh .............................................................................................. 30 1.5.1 Bài tập hóa học ...................................................................................................................31 1.5.2 Bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực ...........................................................33 1.5.3 Bài tập hóa học giúp giáo dục PCĐĐ học sinh ....................................................................35 1.5.4 Bài tập hóa học phát triển năng lực VDKT hóa học vào thực tiễn cho HS ...........................37 1.6 Thực trạng việc sử dụng BTHH, việc giáo dục PCĐĐ và phát triển năng lực VDKT hóa học vào thực tiễn cho học sinh ở một số trƣờng THPT ................................................... 38 1.6.1 Thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học, giáo dục PCĐĐ và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh ở một số trường THPT của tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP.Hà Nội.........................................................................................................................................38 1.6.2 Kết quả điều tra...................................................................................................................40 1.6.3 Đánh giá kết quả điều tra ....................................................................................................43 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1........................................................................................................ 44 CHƢƠNG 2: GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIẾN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO ........................................... 45 2.1 Mục tiêu và cấu trúc nội dung chƣơng Nitơ - Photpho - Hóa học lớp 11 ......................... 45 2.1.1 Mục tiêu chương Nitơ – Photpho .........................................................................................45 2.1.2 Cấu trúc nội dung chương Nitơ – Photpho...........................................................................46 2.2 Thiết kế bộ công cụ đánh giá việc giáo dục PCĐĐ và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh ................................................................................ 47 2.2.1 Cơ sở để thiết kế bộ công cụ đánh giá việc giáo dục PCĐĐ và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh ............................................................................47 2.2.2 Thiết kế một số công cụ đánh giá PCĐĐ và năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh ...............................................................................................................................50 2.3 Nguyên tắc tuyển chọn và quy trình xây dựng BTHH nhằm giáo dục PCĐĐ và phát triển NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS................................................... 56 2.3.1 Nguyên tắc xây dựng và tuyển chọn bài tập hóa học nhằm giáo dục PCĐĐ và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh .......................................................56 2.3.2 Quy trình xây dựng bài tập hóa học nhằm giáo dục PCĐĐ và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh ............................................................................59 2.3.3 Một số bài tập hóa học nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh ..............................60 2.3.4 Một số BTHH nhằm phát triển NL VDKT hóa học vào thực tiễn cho HS .............................73 2.4 Một số biện pháp sử dụng hệ thống BT chƣơng Nitơ – Photpho nhằm giáo dục PCĐĐ và phát triển NL VDKT hóa học vào thực tiễn cho HS ......................................................... 81 2.4.1 Một số biện pháp sử dụng BT nhằm giáo dục PCĐĐ cho HS ...............................................81 2.4.2 Một số biện pháp sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh .................................................................................................................88 2.5 Thiết kế một số kế hoạch dạy học chƣơng Nitơ – Photpho – Hóa học 11 nhằm giáo dụcphẩm chất đạo đức và năng lực năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh (trong đó có một số bài kiểm tra) ............................................................................ 90 2.5.1 Thiết kế một số kế hoạch bài dạy .........................................................................................90 2.5.2 Thiết kế một số đề kiểm tra ................................................................................................ 101 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..................................................................................................... 105 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 106 3.1 Mục đích thực nghiệm sƣ phạm .................................................................................... 106 3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 106 3.3 Nội dung và kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 106 3.4 Kết quả thực nghiệm sƣ phạm...................................................................................... 107 3.4.1 Phương pháp xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................... 107 3.4.2 Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................................... 109 3.4.3 Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................. 114 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3...................................................................................................... 125 KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 128 PHỤ LỤC........................................................................................................................... 131 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Tên viết tắt Chữ viết đầy đủ BTHH Bài tập hóa học BTTT Bài tập thực tiễn dd Dung dịch DHHH Dạy học hóa học ĐC Đối chứng đktc Điều kiện tiêu chuẩn ĐG Đánh giá GD Giáo dục GV Giáo viên NLVDKTHH Năng lực vận dụng kiến thức hóa học HS Học sinh PP Phƣơng pháp PCĐĐ Phẩm chất đạo đức THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sƣ phạm 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Biểu hiện phẩm chất chủ yếu của học sinh trƣờng phổ thông [4,tr.31] .......... 12 Bảng 2: Năng lực thành phần của NL VDKT và biểu hiện......................................... 28 Bảng 3: Các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức.......................... 34 Bảng 4: Kết quả điều tra giáo viên THPT .................................................................. 40 Bảng 5: Kết quả điều tra học sinh THPT ................................................................... 42 Bảng 6: Cấu trúc chƣơng Nitơ – Photpho .................................................................. 46 Bảng 7: Tiêu chí và các mức độ đánh giá NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn. ........ 48 Bảng 8: Bảng kiểm quan sát phẩm chất đạo đức học sinh (Dùng cho GV) ................. 51 Bảng 9: Bảng kiểm quan sátnăng lực vận dụng kiến thức của học sinh ...................... 52 Bảng 10: Bảng kiểm quan sát thái độ và kỹ năng của học sinh .................................. 52 Bảng 11: Các tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của HS ........................................ 54 Bảng 12: Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.......... 55 Bảng 13: Tổng hợp kết quả đánh giá việc giáo dục phẩm chất đạo đức của học sinh (Do giáo viên và học sinh đánh giá) ......................................................................... 109 Bảng 14: Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh ...... 110 Bảng 15: Kết quả bảng kiểm quan sát thái độ và kỹ năng của HS ............................ 110 Bảng 16: Bảng tổng hợp kết quả phiếu hỏi lớp thực nghiệm (dành cho HS) ............ 112 Bảng 17: Kết quả HS tự đánh giá việc thực hiện dự án (lớp TN) ............................. 112 Bảng 18: Bảng phân bố tần số kết quả các bài kiểm tra............................................ 114 Bảng 19: Tổng hợp các tham số đặc trƣng ............................................................... 119 Bảng 20: Tổng hợp các tham số đặc trƣng (đánh giá NL VDKTHH vào thực tiễn) .. 119 Bảng 21: Phân bố tần suất luỹ tích các bài kiểm tra ................................................. 120 Bảng 22: Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống ............................................ 120 Bảng 23: Tổng hợp các tham số đặc trƣng của bài kiểm tra ..................................... 121 Bảng 24: Phân loại kết quả học tập của học sinh (%) ............................................... 122 Bảng 25: Phiếu điều tra học sinh ............................................................................. 131 Bảng 26: Phiếu điều tra giáo viên ............................................................................ 137 Bảng 27: Các tiêu chí đánh giá dự án (Bài dạy ) (dành cho GV) .............................. 142 Bảng 28: HS tự đánh giá các thành viên trong nhóm (dành cho HS) ........................ 145 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Các thành phần của năng lực......................................................................... 20 Hình 2: Mối quan hệ cấu trúc chung của NL với mục tiêu giáo dục theo UNESCO.22 Hình 3: Điều chế khí NH3 .......................................................................................... 63 Hình 4: Các bộ dụng cụ điều chế khí ........................................................................ 74 Hình 5: Điều chế và thử tính tan của NH3. ................................................................. 82 Hình 6: Phiếu hỏi học sinh sau dự án ....................................................................... 116 Hình 7: Phiếu tự đánh giá của học sinh .................................................................... 116 Hình 8: Giáo viên đánh giá dự án của học sinh ........................................................ 118 Hình 9: Hợp đồng học tập của học sinh ................................................................... 119 Hình 10: Biểu đồ so sánh kết quả bảng kiểm quan sát lớp ĐC và lớp TN ................ 120 Hình 11: Đƣờng luỹ tích biểu diễn kế quả ba bài kiểm tra ....................................... 122 Hình 12: Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS qua ba bài kiểm tra................... 123 Hình 13: Sản phẩm dự án của học sinh .................................................................... 123 Hình 14: Học sinh trình bày sản phẩm ..................................................................... 124 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới nền giáo dục là một trong những trọng tâm quan trọng của sự nghiệp phát triển toàn diện Đất nƣớc. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ:“ Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh quá trình từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực (NL) và phẩm chất người học; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Từng bước hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng giáo dục mở, học tập suốt đời”. Điều 28 Luật Giáo dục nƣớc ta (2005) cũng nhấn mạnh: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học (VDKTHH) vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Trong đó năng lực vận dụng kiến thức là một trong những năng lực đặc thù của môn Hóa học; nó thể hiện phẩm chất, nhân cách của con ngƣời trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. Hành trang cuộc sống của mỗi ngƣời luôn cần tới những tri thức, trí tuệ sâu sắc. Phẩm chất đạo đức là thứ không thể thiếu trong hành trang trí tuệ ấy, nhƣ một chiếc la bàn định hƣớng cuộc sống, làm cho cuộc sống thêm hiệu quả, hạnh phúc và thành đạt. Đặc biệt với môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm và ứng dụng, cung cấp cho học sinh những tri thức hóa học phổ thông về các chất, sự biến đổi chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học với môi trƣờng và con ngƣời. 4 Những tri thức này rất quan trọng giúp học sinh nhận thức về thế giới vật chất, góp phần phát triển nhận thức, năng lực hành động, hình thành nhân cách ngƣời học một cách toàn diện. Tuy gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho học sinh, sinh viên, nhƣng mảng đề tài nghiên cứu về giáo dục phẩm chất đạo đức cùng với phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn thì còn đang trống vắng. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập trong dạy học chƣơng Nitơ – Photpho – Hóa học 11 nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:  Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: phẩm chất đạo đức và năng lực của HS nói chung; giáo dục PCĐĐ và phát triển NLVDKTHH vào thực tiễn cho HS thông qua hệ thống bài tập hóa học.  Điều tra, đánh giá thực trạng việc sử dụng BTHH, việc giáo dục PCĐĐ và phát triển NLVDKTHH cho HS trong quá trình DHHH ở một số trƣờng THPT. 3.2 Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chƣơng Nitơ - Photpho – Hóa học 11 nhằm xác định mục tiêu, nội dung để tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập nhằm giáo dục PCĐĐ và phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS. 3.3 Nghiên cứu thiết kế bộ công cụ đánh giá PCĐĐ và sự phát triển NLVDKTHH vào thực tiễn của HS khi sử dụng hệ thống bài tập chƣơng Nitơ - Photpho - Hóa học 11. 3.4 Nghiên cứu biện pháp sử dụng hệ thống bài tập chƣơng Nitơ - Photpho – Hóa học 11 nhằm giáo dục PCĐĐ và phát triển NLVDKTHH vào thực tiễn cho học sinh THPT. 3.5 Thiết kế một số kế hoạch bài học của chƣơng Nitơ – Photpho – Hóa học 11. 3.6 Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm (TNSP) để xác định tính hiệu quả và tính khả 5 thi của hệ thống bài tập hóa học và những biện pháp sử dụng chúng nhằm giáo dục PCĐĐ và phát triển NL VDKT hóa học vào thực tiễn cho HS mà đề tài đã đề xuất. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trƣờng THPT. - Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống BTHH chƣơng Nitơ – Photpho và các biện pháp giáo dục PCĐĐ và NL VDKT hóa học vào thực tiễn cho HS THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm giáo dục PCĐĐ và NL VDKTHH vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chƣơng Nitơ - Photpho. - Về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng 6/2017. - Về địa điểm: Đề tài thực hiện thực nghiệm sƣ phạm tại hai trƣờng THPT: THPT Thuận Thành số 2 (Bắc Ninh) và THPT Tam Dƣơng (Vĩnh Phúc). 6. Giả thuyết khoa học Nếu tuyển chọn, xây dựng đƣợc hệ thống BTHH có chất lƣợng tốt và có các biện pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả trong các khâu cuả quá trình dạy học thì sẽ giáo dục đƣợc PCĐĐ và phát triển đƣợc NLVDKT hóa học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học chƣơng Nitơ - Photpho ở trƣờng THPT. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng 3 nhóm phƣơng pháp nghiên cứu đặc trƣng của phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục là: 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu tài liệu về chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới giáo dục và đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD - ĐT. - Nghiên cứu các tài liệu, cơ sở khoa học về phẩm chất đạo đức học sinh, về BTHH, về NL VDKT. - Nghiên cứu nội dung, chƣơng trình SGK hiện hành các bộ môn: Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Địa lí, Giáo dục công dân của cấp THPT. - Tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhƣ: báo, tạp chí, internet,... 6 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, trò chuyện, phỏng vấn, sử dụng phiếu hỏi về thực trạng giáo dục PCĐĐ, sử dụng BTHH và NLVDKTHH vào thực tiễn của HS trong DHHH THPT. - Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục về các đề xuất trong luận văn. - Tiến hành TNSP nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp và những đề xuất của đề tài. 7.3 Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm. 8. Điểm mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về giáo dục PCĐĐ và phát triển NL VDKT của HS trong dạy và học hóa học. - Tuyển chọn, xây dựng đƣợc hệ thống BTHH chƣơng Nitơ - Photpho và đề xuất một số biện pháp sử dụng chúng nhằm giáo dục PCĐĐ, phát triển NLVDKT hóa học vào thực tiễn cho HS ở trƣờng THPT. - Thiết kế đƣợc bộ công cụ đánh giá việc giáo dục PCĐĐ và NLVDKT hóa học vào thực tiễn của HS khi sử dụng bài tập trong dạy và học hóa học. - Thiết kế đƣợc một số kế hoạch bài dạy thể hiện sự giáo dục PCĐĐ và NL VDKT hóa học vào thực tiễn của HS khi sử dụng bài tập trong dạy và học hóa học. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua bài tập hóa học. Chƣơng 2. Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chƣơng Nitơ – Photpho. Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TẬP HÓA HỌC 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong quá trình dạy và học môn Hóa học, nếu GV chỉ ra sự gần gũi và cho HS thấy rõ mối quan hệ giữa môn học với thực tế thì các em sẽ yêu thích môn Hóa học hơn, giúp giáo dục PCĐĐ ở HS tốt hơn. Tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển NL cho HS (trong đó có NL VDKTHH vào thực tiễn) thông qua DHHH hoặc các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho HS, nhƣng mảng đề tài nghiên cứu về giáo dục PCĐĐ và phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn thông qua DHHH nói chung, thông qua hệ thống BTHH nói riêng thì đang còn rất trống vắng. 1.1.1 Một số công trình trong nước. (1) Đặng Thị Oanh (chủ biên) Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006), Câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn trung học phổ thông, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. (2) Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống BTHH gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sƣ phạm Hồ Chí Minh. (3) Nguyễn Xuân Tú (2013), Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ 11 nâng cao nhằm phát triển năng lực tƣ duy hóa học trong bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội. (4) Giang Thị Ngọc Hân (2015), Hành vi lệch chuẩn của học sinh trong trƣờng phổ thông-khái niệm, biểu hiện và một số yếu tố tác động. Tạp chí khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Số 60 (6A), tr. 211-214. (5) PGS.TS. Hà Nhật Thăng (2002), “Thực trạng đạo đức, tƣ tƣởng chính trị, lối sống của thanh niên-sinh viên- học sinh”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 29/2002. (6) Nguyễn Ngọc Khá (2013), “Quan điểm Mác-xít về mối quan hệ giữa khoa họccông nghệ và đạo đức”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM số 49/2013. 8 (7) Nguyễn Thị Mỹ Trang (2010), “Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trƣờng đối với học sinh THPT thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Sƣ phạm TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 1.1.2 Một số công trình nước ngoài Từ thời cổ đại: Khổng Tử (551- 479 TCN) đã rất coi trọng việc giáo dục đạo đức trong nhân cách con ngƣời. Đó là việc giáo dục lòng nhân ái và biết sống có trên dƣới, trung thực, thủy chung, có kỷ cƣơng từ gia đình đến xã hội, nhằm giữ trọn bổn phận của tôi đối với vua, vợ đối với chồng, con cái đối với cha mẹ, em đối với anh, trò đối với thầy, bạn bè đối với nhau, vv… có đƣợc nhƣ vậy thì gia đình sẽ đƣợc yên ấm, xã hội đƣợc bình an… J.A. Comenxki (1952-1670), ông tổ của nền giáo dục cận đại, đã đƣa ra phƣơng pháp giáo dục đạo đức trong đó chú trọng đến hành vi là động cơ đạo đức. Makarenco, đại diện cho nền giáo dục đƣơng đại, đã nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục đạo đức và các biện pháp giáo dục đúng đắn nhƣ sự nêu gƣơng, “giáo dục trong tập thể và giáo dục bằng tập thể” trong các tác phẩm: bài ca sƣ phạm, các vấn đề giáo dục ngƣời công dân (giáo dục trẻ em phạm pháp và không gia đình). Ông kết luận: “Nhiệm vụ giáo dục của chúng ta nói tóm lại là giáo dục tập thể”. Có một số công trình nghiên cứu gần đây nhƣ: (1) Aimable, A, Brayner, R, Llored, J-P, Rozé, M, Sarrade, S: Chemistry and interfaces. In: Llored, J.-P. (ed.) The Philosophy of Chemistry: Practices, Methodologies, and Concepts, pp. 172–201. Cambridge Scholars Publishing, Newcastle (2013). (2) Anastas, P.T, Beach, E.S: Changing the course of chemistry. In: Anastas, P, et al. (eds.) Green Chemistry Education, pp. 1–18. ACS Symposium Series, American Chemical Society, Washington, DC (2009) (3) Amy Cools, 2015. Science & Philosophy: A Beautiful Friendship. Philosophy now a magazine of ideas, issue 109, pp.9. (4) Jean-Pierre Lored, Stéphane Sarrade, 2016, “Connecting the philosophy of chemistry, green chemistry, and moral philosophy” Journal-Foundations of Chemistry, issue 2, pp 125-152. 9 Mặc dù đã có các công trình nghiên cứu về việc giáo dục đạo đức học sinh tuy nhiên các công trình, luận văn, luận án chƣa nghiên cứu nhiều về giáo dục PCĐĐ và phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho học sinh thông qua BTHH. Vì vậy đề tài chúng tôi nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2 Phẩm chất đạo đức của học sinh THPT 1.2.1 Tổng quan về phẩm chất đạo đức của học sinh 1.2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về phẩm chất đạo đức - Khái niệm phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của con ngƣời. Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con ngƣời. [2, tr.6] - Khái niệm đạo đức: Theo từ điển tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con ngƣời đối với nhau và đối với xã hội. Phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời do tu dƣỡng theo chuẩn mực đạo đức mà có”. 1.2.1.2 Đặc điểm tâm lí của HS THPT - HS THPT có độ tuổi từ 16 đến 18. Đây là giai đoạn mới bắt đầu của độ tuổi thanh niên. - Những yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THPT: + Điều kiện sinh lý: Tuổi đầu thanh niên là tuổi đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt cơ thể. Sự khác biệt về cơ thể giữa thanh niên mới lớn với ngƣời lớn không đáng kể. Nhƣng sự phát triển thể lực của các em còn kém so với ngƣời lớn. Tuổi đầu thanh niên bắt đầu thời kỳ phát triển tƣơng đối êm ả về mặt sinh lý… đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và đẹp nhất. + Điều kiện xã hội của sự phát triển: Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò và hứng thú xã hội của thanh niên không những mở rộng về phạm vi, số lƣợng mà còn biến đổi về chất lƣợng. Nhiệm vụ chủ yếu ở lứa tuổi này là lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai.  Ở gia đình, thanh niên đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề trong gia đình, các em đƣợc cha mẹ 10 tin tƣởng và tôn trọng. Các em cũng đã quan tâm đến nhiều hoạt động trong gia đình. Các em cũng đã chăm sóc và giáo dục các em nhỏ trong gia đình. Ở nông thôn, nhiều em đã trở thành lao động chính trong gia đình.  Ở nhà trƣờng, hoạt động học tập của thanh niên phức tạp hơn nhiều so với tuổi thiếu niên, đòi hỏi các em phải tích cực và nỗ lực nhiều. Các em đến trƣờng vẫn chịu sự lãnh đạo của ngƣời lớn và phụ thuộc nhiều vào cha mẹ về vật chất.  Ngoài xã hội, sự giao tiếp của thanh niên rất rộng và tính xã hội cao hơn nhiều so với thiếu niên, các em đƣợc tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội, nhiều mối quan hệ xã hội hơn. Các em có dịp hòa nhập vào cuộc sống muôn màu muôn vẻ của đời sống xã hội hơn. Xã hội giao cho các em quyền lợi và trọng trách nặng nề hơn. Các em phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội: nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự… Vị trí của thanh niên có tính chất không xác định (ở mặt này họ đƣợc coi là ngƣời lớn, mặt khác lại không). Đây là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi ngƣời lớn phải khuyến khích hành động có ý thức trách nhiệm của các em và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong lứa tuổi thanh niên. - Sự phát triển tâm lý của học sinh THPT: + Sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT:  Tri giác: Có độ nhạy cảm cao, tri giác có mục đích đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện hơn…  Trí nhớ: Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, mặt khác vai trò của ghi nhớ lôgíc trừu tƣợng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo đƣợc tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần nhớ chính xác, tài liệu nào chỉ cần hiểu mà không cần nhớ… Nhƣng có một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh giá thấp của việc ôn tập.  Chú ý: Của học sinh THPT có nhiều sự thay đổi. Thái độ lựa chọn của học sinh đối với các môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Do có hứng thú ổn định đối với môn học nên chú ý sau chủ định của các em trở thành thƣờng xuyên hơn, năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng đƣợc phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn. Tuy 11 nhiên, các em không phải bao giờ cũng đánh giá đúng đắn ý nghĩa quan trọng của tài liệu nên các em hay chú ý không chủ định khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức nhất định vào cuộc sống.  Tƣ duy: Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, so với sự phát triển của các quá trình nhận thức và do ảnh hƣởng của hoạt động học tập mà tƣ duy của học sinh THPT có thay đổi quan trọng về chất. Hoạt động tƣ duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập, sáng tạo. Các em thích khái quát hóa, thích tìm hiều những quy luật và những nguyên tắc chung của các hiện tƣợng hàng ngày, có căn cứ và nhất quán hơn; tính phê phán của tƣ duy cũng phát triển. Những đặc điểm này tạo điều kiện cho học sinh THPT thực hiện các thao tác tƣ duy lôgíc phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tƣợng và nắm đƣợc mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội… Tuy nhiên, hiện nay số học sinh THPT đạt mức độ tƣ duy nhƣ trên chƣa nhiều. Thiếu sót cơ bản trong tƣ duy của các em là thiếu tính độc lập… + Lý tƣởng của thanh niên: ở tuổi thanh niên, các em đã biết kết hợp những phẩm chất cao đẹp của những con ngƣời ƣu tú trong lịch sử, trong hiện thực để tạo nên con ngƣời lý tƣởng của mình. Mâu thuẫn lý tƣởng có tác dụng thúc đẩy các em vƣơn lên và tự hoàn thiện [11, tr.86]. 1.2.1.3 Biểu hiện phẩm chất chủ yếu của học sinh phổ thông Bảng 1: Biểu hiện phẩm chất chủ yếu của học sinh trƣờng phổ thông [2, tr.31] Các phẩm chất Cấp tiểu học và trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 1. Sống yêu thƣơng Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc; quan a) Yêu Tổ quốc Yêu quý, có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. tâm đến sự phát triển của quê hƣơng, đất nƣớc; có ý thức tham gia và vận động ngƣời khác tham gia các hoạt động góp phần xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. 12 Các phẩm chất Cấp tiểu học và trung học cơ sở b) Giữ gìn, phát Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ Cấp trung học phổ thông Tôn trọng giá trị của gia đình huy truyền các thành viên gia đình; giữ gìn Việt Nam, gìn giữ và phát huy thống gia đình và phát huy truyền thống tốt đẹp truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam c) Giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hƣơng, đất nƣớc. d) Tôn trọng của gia đình, dòng họ. Việt Nam. Tôn trọng, giữ gìn và tuyên truyền, nhắc nhở ngƣời khác cùng giữ gìn di sản văn hoá của quê hƣơng, đất nƣớc. Chủ động, tích cực tham gia và vận động ngƣời khác tham gia giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hƣơng, đất nƣớc. Tôn trọng các dân tộc, các Có ý thức học hỏi các dân tộc, các nền văn hoá quốc gia và các nền văn hoá các quốc gia và các nền văn hoá trên thế giới trên thế giới. trên thế giới. Yêu thƣơng, tôn trọng những Tích cực vận động ngƣời khác ngƣời xung quanh; sẵn sàng tham gia phòng ngừa, ngăn chặn e) Nhân ái, khoan dung giúp đỡ mọi ngƣời, tha thứ cho các hành vi bạo lực. Yêu thƣơng, ngƣời mắc lỗi với mình. Sẵn tôn trọng những ngƣời xung sàng cộng tác với mọi ngƣời quanh; sẵn sàng giúp đỡ mọi xung quanh; tôn trọng sự khác ngƣời, tha thứ cho ngƣời mắc lỗi biệt của mỗi ngƣời. với mình Có ý thức tìm hiểu và sẵn f. Yêu thiên nhiên sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên. 2. Chủ động, tích cực tham gia và vận động ngƣời khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên. Sống tự chủ Không gian dối, phê phán các Có ý thức tham gia và vận a) Trung thực hành vi gian dối trong học tập động ngƣời khác tham gia phát hiện, phê phán, đấu tranh với các và trong cuộc sống. 13 Các phẩm chất Cấp tiểu học và trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông hành vi gian dối trong học tập, trong cuộc sống. Biết giữ lời hứa, cƣ xử đúng b) Tự trọng mực và luôn làm tròn nhiệm vụ phù hợp với chuẩn mực xã hội, có uy tín với bạn bè và mọi ngƣời. của mình. Chủ động, tích cực học hỏi để tự thực hiện những công việc c) Tự lực trong học tập và trong cuộc sống; phê phán những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. Siêng năng trong học tập và d) Chăm chỉ, vƣợt khó thiện Tự lực trong học tập, trong cuộc sống; có ý thức dìu dắt, giúp đỡ ngƣời sống ỷ lại vƣơn lên để có lối sống tự lực. Thƣờng xuyên tham gia công lao động; ý thức đƣợc thuận lợi, việc của gia đình, của nhà trƣờng; khó khăn trong học tập và sinh ghét thói lƣời biếng; có ý thức hoạt của bản thân và chủ động giúp đỡ ngƣời khác vƣợt khó khắc phục vƣợt qua. e) Tự hoàn Phê phán những hành vi không trong học tập và trong cuộc sống. Có ý thức rèn luyện, tự hoàn Thƣờng xuyên tu dƣỡng, tự thiện bản thân theo các tấm hoàn thiện bản thân theo các giá gƣơng đạo đức, các giá trị xã hội. trị công dân. 3. Sống trách nhiệm Làm tròn bổn phận của mình; Làm tròn trách nhiệm trong có ý thức và tìm cách khắc học tập và công việc, với gia a) Tự nguyện phục hậu quả do mình đã gây đình, tập thể và xã hội. Sẵn sàng ra; quan tâm đến các công việc chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân. chung. 14 Các phẩm chất Cấp tiểu học và trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông Đánh giá đƣợc hành vi của bản thân, của ngƣời khác theo các b.Tuân thủ, bảo vệ pháp luật Tôn trọng và tuân thủ các quy quy định của pháp luật. định của pháp luật. Chủ động, tích cực và vận Phê phán những hành vi trái động ngƣời khác tham gia các quy định của nội quy, pháp hoạt động tuyên truyền chấp hành pháp luật và sẵn sàng đấu luật. tranh, phê phán các hành vi làm trái quy định của pháp luật. Bổ sung: Ngày 24/3/2017 Bộ giáo dục công bố dự thảo chƣơng trình tổng thể trong đó có một số thay đổi và bổ sung. Ví dụ: Những phẩm chất chủ yếu hình thành cho học sinh là yêu đất nƣớc, yêu con ngƣời; chăm học, chăm làm; trách nhiệm, bản lĩnh [1,tr 37]. 1.2.2 Giáo dục phẩm chất đạo đức Giáo dục PCĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh đƣợc phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, cá nhân với môi trƣờng tự nhiên và cá nhân với chính mình. Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Đó còn là quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con ngƣời; là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hóa những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức – xã hội thành những PCĐĐ cá nhân, làm cho cá nhân đó trƣởng thành về mặt đạo đức, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình giáo dục PCĐĐ là quá trình tác động đến ngƣời học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin, hành vi, đích cuối cùng và quan trọng nhất là tạo lập cho HS những thói quen hành vi đạo đức. Có thể hiểu, quá trình giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến đổi những nhu cầu tƣ tƣởng đạo đức, giá trị đạo đức của cá nhân phù hợp với chuẩn 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan