Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giáo dục môi trường địa phương thông qua môn địa lý việt nam (nxb giáo dục 1999)...

Tài liệu Giáo dục môi trường địa phương thông qua môn địa lý việt nam (nxb giáo dục 1999) đậu thị hoà, 115 trang

.PDF
115
997
55

Mô tả:

ĐẬU THỊ HOÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM (SÁCH DÙNG CHO GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN ĐỊA LÍ ) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC MỤC LỤC Lời nói đầu ............................................................................................. 3 Chương 1. .............................................................................................. 5 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐIA PHƯƠNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Chương 2 ............................................................................................... 28 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM Chương 3 ............................................................................................... 68 MỘT SỐ VÍ DỤ ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NAM, ĐÀ NẴNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM 91 (v) 67/213 - 99 Mã số: 8H610N9 GD - 99 1 LỜI NÓI ĐẦU Con người và môi trường luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Để đáp ứng mọi nhu cầu của mình, con người ngày càng tác động sâu sắc vào tự nhiên, nhiều khi làm cho tự nhiên ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu đi và bất lợi hơn. Hiện nay, đã đến lúc con người phải đứng trước hai con đường: một là mặc cho số phận, hai là có thể tiếp tục cuộc sống bền vững. Muốn sống bền vững, con người phải có sự thay đổi về thái độ và hành vi đối với môi trường, tự nhiên phải có các chương trình giáo dục cho thế hệ trẻ và phải có các biện pháp thông tin tuyên truyền rộng rãi về nội dung này. Trong một quốc gia, các cộng đồng địa phương là những đơn vị chủ chốt thực hiện việc thay đổi vì cuộc sống bền vững, họ phải biết cách tự quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương mình. Những vấn đề nóng bỏng về môi trường và cuộc sống bền vững đang diễn ra khắp nơi trên Trái Đất và bất cứ nơi nào cũng có những vấn đề cần giải quyết, những vấn đề trước mắt và cấp bách về môi trường. Các hiện tượng tàn phá môi trường liên tục xảy ra ở mỗi địa phương như khai thác bừa bãi tài nguyên rừng, khoáng sản, đất, nước, làm cho rừng bị tàn phá nhanh chóng; ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các khu công nghiệp kéo theo sự ô nhiễm đất, nước, không khí, biển; sự tàn phá các di tích, các cảnh quan thiên nhiên... đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái cục bộ, làm cho môi trường ở từng địa phương cũng biến đổi nhanh chóng. Tất cả những vấn đề này đặt ra cho nhân dân ở mỗi địa phươngn nhiều nỗi băn khoăn lo lắng về trách nhiệm của thế hệ hiện nay đối với các thế hệ mai sau. Ở nước ta, trong các cuộc hội thảo khoa học về môi trường và giáo dục môi trường, các nhà lãnh đạo cũng như các nhà khoa học đều thống nhất ý kiến: Bên cạnh những biện pháp xử lí hành chính cần làm ngay trước mắt, thì vấn đề tuyên truyền giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương là điều có ý nghĩa quan trọng, 2 trong đó việc giáo dục cho các thế hệ học sinh ở nhà trường phổ thông là một chiến lược lâu dài, vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ là những chủ nhân tương lai của quê hương đất nước sẽ tiếp nhận những di sản do thế hệ chúng ta để lại. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học địa lí Việt Nam cũng như để cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về môi trường địa phương, tìm những biện pháp giáo dục môi trường khả thi trong điều kiện nhà trường, thầy và trò ở các địa phương nước ta hiện nay và để kích thích lòng yêu quê hương đất nước của học sinh, làm cho các em nhận rõ trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng cuộc sống bền vững ở địa phương mình, chúng tôi biên soạn tài liệu này với mong muốn góp phần thực hiện chiến lược giáo dục môi trường của Việt Nam. Mặt khác, tài liệu cũng giúp các giáo viên địa lí dạy phổ thông nâng cao và hoàn chỉnh nhận thức về giáo dục môi trường, một trong những nội dung giáo dục quan trọng đang được triển khai thực hiện trong cả nước. Qua giới thiệu một số hình thức và phương pháp, giúp giáo viên có thể tiến hành tốt việc giáo dục môi trường địa phương cho học sinh thông qua môn địa lí Việt Nam. Căn cứ vào một số ví dụ trong sách, các giáo viên có thể vận dụng theo tình hình môi trường cụ thể của địa phương mình để giáo dục môi trường có hiệu quả. Ngoài ra, tài liệu này còn có thể sử dụng như là một tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa địa lí ở các tường đại học và cao đẳng. Đây là những vấn đề mới mẻ, người viết chưa thể bao quát hết mọi tình huống diễn ra và chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của bạn đọc gần xa. Tác giả 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG QUA MÔN ĐỊA LÍ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG 1.1.1. Khái niệm về môi trường Thuật ngữ môi trường được xuất hiện từ lâu và đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng nhất, môi trường là tổng hợp những yếu tố bao quanh một vật thể và có quan hệ nhất định với vật thể đó. Bất cứ một yếu tố vật chất nào, dù là vật sống hay không sống cũng đều tồn tại và biến đổi trong môi trường . * Môi trường sống của các sinh vật: môi trường có ảnh hưởng đến sự sống được gọi là môi trường sống. Môi trường sống bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng phát triển và tồn tại của sinh vật. Ngược lại, sinh vật cũng luôn luôn tác động trở lại đến môi trường. Vì vậy, sinh vật và môi trường luôn có mối quan hệ qua lại với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. * Gần đây, thế giới lại quan tâm tới môi trường sống của con người. Trên các báo chí, sách vở, tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng đều nói tới môi trường, tức là nói về môi trường sống của con người. Có nhiều khái niệm về môi trường sống của con người, nhưng khái niệm được sử dụng chính thống và rộng rãi nhất đó là định nghĩa về môi trường của UNESCO (1981): “Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và nhân tạo, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên, hoặc tài nguyên nhân tạo để thoả mãn nhu cầu của con người”. (4) Ở mỗi nước, mỗi lĩnh vực khái niệm môi trường lại được cụ thể hoá ở nhiều khía cạnh khác nhau để phù hợp với phạm vi và đối tượng, giúp cho dễ hiểu, dễ nghiên cứu hơn. 4 Theo nhà địa lí khoa học Nga Geraximov thì “Môi trường là khung cảnh của cuộc sống, của lao động và của sự nghỉ ngơi giải trí của con người”,(4) tức là bao gồm toàn bộ các thành phần tự nhiên và nhân tạo ở xung quanh con người, giúp con người thoả mãn mọi nhu cầu: lao động, nghỉ ngơi, giải trí... Ở Việt Nam, trong cuốn luật môi trường ban hành vào tháng 12 - 1993 cũng đưa ra định nghĩa về môi trường: “Môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và sự phát triển của con người và thiên nhiên” Định nghĩa này cụ thể và rõ ràng, đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo với con người. Tất cả các yếu tố đó không chỉ ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người mà còn ảnh hưởng tới cả sự tồn tại của thiên nhiên. Như vậy, dù định nghĩa thế nào đi nữa thì môi trường sống của con người cũng bao hàm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường kinh tế xã hội và con người sống, quan hệ chặt chẽ với cả ba loại môi trường này. - Môi trường tự nhiên: Chính là khoảng không gian nguyên sinh của bề mặt Trái Đất, trong đó có chứa các thành phần vật chất của tự nhiên tạo cơ sở đầu tiên cho sự sống của con người. Các thành phần vật chất của tự nhiên gồm: nham thạch, đất, nước, không khí nhiệt, ánh sáng, âm thanh, năng lượng, thực vật, động vật, vi khuẩn... Các thành phần này có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau tạo thành một tổng thể tự nhiên đặc trưng riêng của Trái Đất, nó tồn tại một cách khách quan không tuỳ thuộc vào ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người. Tuỳ theo từng phạm vi sử dụng và nghiên cứu lại có thể chia ra: môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, môi trường sinh vật... - Môi trường nhân tạo: Là tất cả những nhân tố vật lí, sinh học, xã hội do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người như: thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy, đồng ruộng, trường học, bệnh viện, công viên... 5 Trình độ khoa học ngày càng phát triển, xã hội ngày càng phát triển thì môi trường nhân tạo càng thay đổi nhanh chóng để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. - Môi trường kinh tế - xã hội: Là bao gồm các hệ thống tổ chức xã hội và kinh tế cùng các mối quan hệ của chúng như: các hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị, hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá, hoạt động giáo dục... Thực ra sự phân chia nói trên chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phân tích các hiện tượng phức tạp trong môi trường. Trong thực tế, ba loại môi trường này cùng tồn tại, đan xen vào nhau, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau hết sức mật thiết và chặt chẽ; con người cùng tồn tại và cũng có mối quan hệ chặt chẽ với ba loại môi trường trên. MT tự nhiên Con người MT nhân tạo MT Kinh tế Xã hội Sơ đồ 1 Hệ thống con người - môi trường xung quanh của B.GiroGia Nốp. 1984 (10) * Đặc biệt hiện nay con người lại chú ý nhiều hơn đến khái niệm “Môi trường và phát triển bền vững” Hoạt động được gọi là “bền vững”, là có thể tiếp tục mãi mãi để đạt được những mục đích thực tế. Thực hiện một hoạt động bền vững hiện nay có nghĩa là không được làm nguy hại đến hoạt động đó trong tương lai. Tính bền vững phải đạt được ở mọi mặt: sinh thái - môi trường - kinh tế và xã hội. 6 Khái niệm bền vững có thể dùng với nghĩa rộng về môi trường, một xã hội bền vững là một xã hội không làm tổn hại đến không khí, đất, nước và sinh vật mà cuộc sống con người phải dựa vào. Vì vậy khái niệm “Môi trường và phát triển bền vững” muốn nhấn mạnh đến việc giải quyết sự tiếp tục phát triển kinh tế xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sống của con người, sao cho đạt tới sự hài hoà lâu dài, bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. Trong định nghĩa về môi trường còn đề cập đến vấn đề : Con người khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo để thoả mãn nhu cầu của mình. - Tài nguyên thiên nhiên: Là toàn bộ các giá trị vật chất của thiên nhiên, cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động kinh tế của xã hội loài người như: khoáng sản, đất đai, động thực vật... và cả những điều kiện tự nhiên như: khí hậu, ánh sáng, không khí, nguồn nước... Danh mục các tài nguyên thiên nhiên luôn luôn thay đổi và ngày càng mở rộng, phụ thuộc vào những tiến bộ của xã hội và trình độ khoa học kĩ thuật của con người. Hiện nay, người ta phân tài nguyên thiên nhiên ra làm 3 loại: + Loại tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được: Là các loại tài nguyên sau khi khai thác sử dụng hết, có thể tái tạo lại được sau một thời gian nhất định như: độ phì của đất, các loại động thực vật... + Loại tài nguyên thiên nhiên không phục hồi lại được: Là các loại tài nguyên mà quá trình hình thành của chúng quá dài, hoặc điều kiện hình thành của chúng khó lặp lại nên không phục hồi được như khoáng sản. + Loại tài nguyên thiên nhiên vô tận: Là loại tài nguyên tồn tại trên bề mặt Trái Đất một lượng rất lớn, không bao giờ cạn như: không khí, nước, ánh sáng Mặt Trời.(7) Tuy nhiên, sự phân chia trên đây cũng chỉ là tương đối, các tài nguyên thiên nhiên có thể từ loại phục hồi được chuyển sang loại không phục hồi được hay loại vô tận cũng trở thành không phục hồi được và ngược lại loại không phục hồi được cũng có thể phục hồi được, nó tuỳ thuộc vào mức độ khai thác, sử dụng, bảo vệ của con người và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. 7 Ví dụ: Nếu con người khai thác và sử dụng rừng vượt quá mức thì không thể phục hồi lại được. Trên thế giới hiện nay đã có nhiều loại động vật, thực vật hoàn toàn bị tuyệt chủng, nhiều vùng đất đai đã trở thành hoang mạc... Hoặc tuy là nói loại tài nguyên thiên nhiên vô tận, nhưng các loại tài nguyên này cũng có giới hạn nhất định, nếu như chất lượng của nó vì một lí do nào đó bị thay đổi thì giá trị sử dụng của nó sẽ không còn nữa và tính chất vô tận cũng không còn ý nghĩa như: nước, không khí bị ô nhiễm do chất thải, khí thải... Cũng có thể tài nguyên thiên nhiên không phục hồi được lại trở nên phục hồi được do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là những công nghệ mới hiện nay. Con người có thể làm giàu quặng, tái tạo lại quặng từ các phế liệu... Chính vì vậy, khi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên con người phải luôn luôn lưu ý đến tiết kiệm, hợp lí, cải tạo và bảo vệ. - Tài nguyên nhân tạo: Nguồn tài nguyên này gắn liền với nhân tố con người và xã hội của nó nên còn gọi là tài nguyên con người (hay nhân văn) gồm: sức lao động, các công cụ và phương tiện lao động, các công trình xây dựng về kinh tế - văn hoá, các di tích lịch sử, các sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán của con người...(7) Nguồn tài nguyên này được sử dụng nhiều hay ít, triệt để hay không triệt để, hiệu quả hay không hiệu quả đều phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội và con người. 1.1.2. Môi trường địa phương Môi trường sống của con người cũng là vũ trụ bao la, trong đó có hệ Mặt Trời, trong hệ Mặt Trời có Trái Đất là bộ phận ảnh hưỏng trực tiếp và rõ rệt nhất đến cuộc sống của loại người trên Trái Đất. Môi trường sống của con người cũng là một vùng, một miền cụ thể nào đó trên Trái Đất như: vùng rừng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển hay vùng hoang mạc,…có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong các vùng đó. Môi trường sống của con người cũng là làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố nào đó, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người sống trong làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố đó. 8 Như vậy, khái niệm môi trường có thể được hiểu ở phạm vi rất rộng, đó là vũ trụ bao la, và cũng có thể hiểu ở phạm vi hẹp, đó là thôn, xóm, làng, bản... Đề cập đến môi trường ở một nơi cụ thể nào đó chính là đề cập đến môi trường địa phương. Địa phương ở đây cũng có thể là lãnh thổ một khu vực, một một quốc gia. Trong một quốc gia thì địa phương có thể là làng, xã, huyện, tỉnh , thành phố... Tuy chưa có một định nghĩa cụ thể về môi trường địa phương, nhưng từ định nghĩa về môi trường ở trên chúng ta có thể hiểu: Môi trường địa phương là môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và nhân tạo của một địa phương cụ thể, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc tài nguyên nhân tạo để thoả mãn nhu cầu của con người trong địa phương đó. Loại người được phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất, mỗi nơi có những điều kiện tự nhiên, về kinh tế, chính trị, xã hội hoàn toàn khác nhau, tất cả những điều kiện này đều ảnh hưởng trưc tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người ở nơi đó. Vì vậy, khi đề cập đến môi trường và vấn đề môi trường thì phải đề cập đến một vấn đề môi trường cụ thể, ở một địa phương cụ thể, không thể nói tới một vấn đề môi trường chung chung và một địa phương chung chung, vì như vậy tính thực tế không cao và tính khả thi cũng không cao. Thế giới hiện nay đã và đang rất quan tâm đến vấn đề môi trường, đang đi vào nghiên cứu và giải quyết từng khía cạnh của môi trường, và kêu gọi mỗi khu vực, mỗi quốc gia phải quan tâm tập trung giải quyết những vấn đề môi trường của địa phương mình, có như vậy mới cùng nhau xây dựng được ngôi nhà chung là: “ Trái Đất - Xanh - Sạch - Đẹp”. 1.2. TẠI SAO CẦN PHẢI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1.2.1. Mối quan hệ giữa con người và môi trường Con người sống trong môi trường, giữa con người và môi trường có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, mối quan hệ này vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất trong một tổng thể. Đó là tổng thể hoàn chỉnh, tổng thể môi trường và con người. * Môi trường có vai trò rất to lớn đối với con người Con người muốn tồn tại thì phải nhờ vào môi trường, lấy không gian để sống, lấy không khí để thở, lấy nước để uống, lấy lương thực, thực phẩm để 9 ăn,... Muốn phát triển từ xã hội này lên xã hội khác, con người phải khái thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong môi trường để xây dựng và phát triển xã hội. Số lượng, khối lượng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng lên và mở rộng ra theo sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Thông qua lao động và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trí tuệ của con người ngày càng phát triển, các phát minh khoa học ngày càng nhiều, càng phục vụ đắc lực cho sự phát triển xã hội loài người. Môi trường là nơi để con người nghỉ ngơi, giải trí, thưởng thức những vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó con người đã xây dựng và tôn tạo nên cái đẹp cho mình thông qua các công trình của con người. Đối với con người môi trường có 4 chức năng lớn: - Môi trường là không gian sống của con người. - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết và nơi thu nhận các hoạt động của con người, nhằm phục vụ cho các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của con người, nó là hệ giá đỡ cho sự sống. - Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp các nguồn thông tin - Môi trường là nơi tiếp nhận và đồng hoá các chất thải do kết quả của các hoạt động của con người, làm giảm bớt mức độ ô nhiễm của môi trường, phần chất thải không đồng hoá được sẽ gây suy thoái môi trường. Tóm lại, môi trường là cơ sở đặc biệt giúp cho xã hội loài người tồn tại và ngày càng thay đổi, ngày càng tiến bộ. * Ngược lại, hoạt động của con người cũng tác động rất lớn đến môi trường, làm cho môi trường ngày càng biến đổi. Sự biến đổi nhanh chóng của môi trường được thể hiện qua các thời kì: - Thời kì nguyên thuỷ: Là thời kì sơ khai của loài người, công cụ lao động của con người còn rất thô sơ, con người chỉ biết săn bắn và hái lượm. Số lượng người ít nên tác động của con người ít làm biến đổi môi trường. - Thời kì nông nghiệp: Khi con người biết thuần dưỡng các loại động vật hoang dã thành vật nuôi, biết thuần hoá nhiều loại thực vật thành cây trồng thì trồng trọt và chăn nuôi bắt đầu xuất hiện và phát triển. Để phát triển và mở rộng chăn nuôi và trồng trọt, con người đã tiến hành phát quang và đốt rừng lấy đất để gieo hạt và chăn nuôi. Các cánh đồng trồng cây lương thực, 10 thực phẩm, các đồng cỏ chăn nuôi xuất hiện ngày càng nhiều và càng mở rộng cùng với các khu dân cư, các trung tâm giao lưu buôn bán... Nông nghiệp phát triển, đời sống con người ổn định hơn và dân số cũng ngày một tăng lên, sức sản xuất cũng ngày một tăng lên và như vậy mức độ khai thác để mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi cũng ngày một tăng lên cho các cánh rừng ngày càng bị thu hẹp, các loài động vật mất chỗ cư trú và sinh sản nên số lượng giảm sút mạnh, nhiều loại bị tuyệt chủng. Các làng mạc, thành phố xuất hiện ngày càng nhiều theo sự tăng dân số và môi trường cũng biến đổi ngày một nhiều hơn và nhanh hơn. - Thời kì công nghiệp: Đây là thời kì môi trường bị huỷ hoại mạnh mẽ nhất và biến đổi nhanh chóng nhất, cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ ở Anh, sau đó lan nhanh sang các nước châu Âu, châu Mĩ, châu Á... Bắt đầu là sự ra đời của máy hơi nước, sau đó là sự ra đời của hàng loạt các loại máy móc khác sử dụng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải... Sự tham gia của máy móc, càng tạo điều kiện cho nền sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển. Công nghiệp phát triển đòi hỏi rất nhiều nguồn nhiên liệu và năng lượng, con người càng phải khai thác nhiều hơn. Trong vòng 60 năm, từ năm 1913 đến năm 1974 dân số Trái Đất tăng lên 2,2 lần, nhưng lượng thép đã tăng lên gấp 9,3 lần, sản lượng phân đạm tăng 52 lần, nhôm tăng 200 lần, nhựa tổng hợp và chất dẻo tăng 890 lần. Để sản xuất các sản phẩm công nghiệp nói trên cần rất nhiều năng lượng và nước: để sản xuất 1 tấn sợi tổng hợp cần đến từ 2500 - 5000 tấn nước, để thu nhận một tấn nhôm cần 15 lần năng lượng nhiều hơn và 10 lần nước nhiều hơn là để thu nhận được cùng một lượng thép. Việc khai thác của con người hàng năm đã rút ra khỏi quyển đá gần 100 tỉ tấn đá (riêng nguyên liệu khoáng sản là hơn 7 tỉ tấn), gần 9 tỉ tấn sản phẩm sinh vật cũng bị rút ra, 8 - 10 tỉ tấn oxy của khí quyển bị liên kết trong quá trình đốt cháy nhiên liệu... (9) Đây chính là nguồn gốc cơ bản gây ra những biến đổi sâu sắc mạnh mẽ và nhanh chóng đối với môi trường. Việc khai thác mỏ đi liền với việc phá hoại các loại canh quang thiên nhiên và tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo mới... 11 Công nghiệp phát triển, các trung tâm công nghiệp, các đô thị hoá mọc lên ngày càng nhanh, lượng chất thải ra môi trường cũng càng nhiều: hàng năm loài người đã tuôn vào khí quyển đến 24 tỉ tấn khí cabonic và không ít hơn 0,5 tỉ tấn các loại khí khác, phần lớn là các loại khí độc, và ngoài ra đến 1 tỉ tấn bồ hóng và bụi gần 1 tỉ tấn chất thải rắn khác...(12) làm cho môi trường bị biến đổi quá sâu sắc gây bất lợi cho con người. - Thời đại ngày nay: Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, con người lại khai thác môi trường ngày càng sâu hơn, rộng hơn và triệt để hơn. Xau UtSkin đã nói: “... Ngày nay không còn một bộ phận nào của bề mặt đất, một diện tích nào của đại dương thế giới, một tầng lớp nào của khí quyển mà lại không chịu tác động này hay khác của con người...” (8) Để tồn tại và phát triển, và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, con người đã phải tác động vào môi trường ở nhiều khía cạnh: có cả khai thác, có cả giữ gìn, tôn tạo và xây dựng các cảnh quan văn hoá. Hoạt động không mệt mỏi của con người trong nhiều thế kỉ qua đã làm thay đổi bộ mặt của Trái Đất theo 2 hướng: * Làm cho bộ mặt của Trái Đất ngày càng đẹp hơn, có ý nghĩa là làm cho môi trường ngày càng phù hợp với cuộc sống của con người. Các khu công nghiệp, các thành phố, các xa lộ, các cánh đồng, các làng quê... thực sự là những cảnh quan nhân tạo vừa có giá trị kinh tế, văn hoá lại vừa có giá trị về sinh thái. Kết quả này chứng tỏ khả năng to lớn của con người trong việc sử dụng môi trường. * Hoạt động của con người cũng làm cho sự thay đổi vật chất và năng lượng trong các vòng tuần hoàn của tự nhiên biến đổi như: + Sự di chuyển cơ học của các khối vật chất rắn và quá trình trọng lực + Sự phá vỡ tình trạng cân bằng sinh vật. + Sự di động của các nguyên tố hoá học có nguồn gốc kĩ thuật. + Sự phá võ tình trạng của cân bằng nhiệt. + Làm thay đổi tận gốc các cảnh quan tự nhiên... Kết quả tất yếu làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu đi. Mặc dù con người và môi trường có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, 12 nhưng nếu sự tác động của con người vào môi trường vượt quá “ngưỡng” chịu đựng thì những biến đổi của môi trường chính là những đòn trả thù ghê gớm của tự nhiên đối với con người. Như vậy, trong mối quan hệ con người và môi trường, thì cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã đưa vào một khía cạnh rất mới, nó buộc chúng ta phải hướng sự chú ý chủ yếu vào những thay đổi nguồn gốc kĩ thuật của môi trường và vào sự tác động ngược lại của môi trường bị thay đổi đến loài người. Hiện nay khoa học không có thể dừng lại ở vị trí của khuynh hướng lí luận thuần tuý và tính trực quan, nó phải trả lời câu hỏi về con đường tối ưu hoá sự can thiệp của con người vào các quá trình tự nhiên, hướng đến một cuộc sống bền vững của xã hội loài người. 1.2.2. Những hậu quả gây nên do sự tác động của con người vào môi trường Các tác động của con người thông qua các hoạt động sản xuất xã hội đã làm cho môi trường biến đổi rất nhanh chóng và sâu sắc. Chính những biến đổi đó gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với con người và môi trường. Những hoạt động có tác động mạnh nhất đến môi trường hiện nay là: a. Hoạt động công nghiệp Là một trong những hoạt động tác động mạnh nhất đến môi trường và gây nhiều hậu quả xấu nhất đối với môi trường như: Công nghiệp khai thác mỏ: Loài người hiện nay đã khai thác hầu hết các mỏ có trên Trái Đất. Hậu quả trước hết của việc khai thác mỏ là phá huỷ môi trường tự nhiên và tạo nên các dạng trung và vi địa hình có nguồn gốc kĩ thuật như các công trường lộ thiên, các dạng địa hình âm do bị đào đất đá đi, các dạng địa hình dương do các bãi thải, các đống đất đá,... Hậu quả phụ là sự hình thành các hố sụp, đất lún, trượt đất và làm thay đổi mạng lưới thuỷ văn, thay đổi các hệ sinh thái,... Ngoài ra, có tới 95% tổng lượng vật liệu lấy đi từ Trái Đất là các chất thải chứa các kim loại nặng như đồng, thiếc, thuỷ ngân thoát vào sông, suối nước ngầm, đất...(9) Tất cả các ngành công nghiệp đã sử dụng một khối lượng nguyên liệu và năng lượng khổng lồ. Hàng năm công nghiệp sử dụng khoảng 37% năng lượng toàn cầu, khoảng 20 tấn nguyên liệu khoáng vật và cứ 10 đến 12 năm 13 nhu cầu lại tăng gấp đôi. Đồng thời với việc sử dụng nguyên liệu, năng lượng là thải ra khoảng 50% khí đioxitcabon của thế giới và nhiều loại chất độc khác như lưu huỳnh, flo, nitơđioxit, các loại axit khác nhau, phê non. Thí dụ: Năm 1993 việc đốt nguyên liệu hoá thạch đã thải vào khí quyển 5,9 tỉ tấn các bon dưới dạng CO2 riêng việc đốt dầu mỏ đã thải vào khí quyển khoảng 2,4 tỉ tấn cacbon. (10) Các nhà máy điện nguyên tử là nguồn thải các chất phóng xạ độc hại nhất đầu độc môi trường và con người. Các chất thải công nghiệp cùng với nhiều khí nhà kính khác đã làm Trái Đất nóng lên, huỷ hoại tầng ôzôn, nguy cơ tan băng ở hai cực làm cho nước đại dương dâng lên, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. b. Hoạt động giao thông vận tải Cùng với hoạt động công nghiệp thì hoạt động giao thông vận tải cũng gây nhiều hậu quả cực kì quan trọng, nhất là trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. Giao thông vận tải phát triển rất nhanh chóng ở tất cả mọi phương tiện, nó tiêu thụ khoảng 30% năng lượng toàn cầu và đồng thời cũng thải ra một khối lớn các khí thải như CO2, Nox, hyđrô cacbon... cùng với tiếng ồn và bụi cũng gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề. c. Hoạt động nông nghiệp Để mở mang diện tích đất trồng, con người đã phải khai phá bao nhiêu vùng đất hoang, và hơn 40% diện tích rừng nhiệt đới cũng bị mất đi, các cảnh quan tự nhiên hoàn toàn bị thay thế bởi cảnh quan đồng ruộng. Với mức độ tăng dân số như hiện nay của thế giới để đảm bảo cái ăn, cái mặc và tăng cường chất lượng cuộc sống, con người càng chú trọng đầu tư khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Máy móc đã xâm nhập vào đồng ruộng (các loại phân hoá học, các chất kích thích sinh trưởng phát triển, các loại thuốc trừ sâu...), hàng năm đồng ruộng trên thế giới nhận được gần 300 triệu tấn phân bón, 4 triệu tấn hoá chất độc, một phần đáng kể hoá chất độc này lọt vào nước mặt đất và nước ngầm, thấm vào đất, ngấm vào nông sản gây ô nhiễm môi trường đất, nước và gây nhiễm độc cho con người. Cùng với nhiều biện pháp kĩ thuật như chọn giống, lai tạo, xử lí hạt giống... tất cả đều nhằm tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất lao động, tạo 14 ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Đó là những thành công lớn của khoa học kĩ thuật và công nghệ phục vụ nông nghiệp. Nhưng mặt trái của nó cũng không phải là nhỏ: Các giống ngắn ngày làm tăng hệ số sử dụng đất, làm cho đất không đủ thời gian để kịp hồi phục độ phì, do đó năng suất các vụ sau thường kém hơn, muốn tăng năng suất lên thì lại phải sử dụng nhiều loại phân hoá học. Phân hoá học có tác dụng tức thời đối với cây trồng nhưng không có tác dụng làm tăng độ phì cho đất, trái lại làm cho đất dần dần bị bạc màu. Giống mới cho tăng năng suất cao nhưng sức chống chịu kém, dễ bị sâu bệnh. Để diệt sâu bệnh phải sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt sâu thì diệt luôn cả những thiên địch có ích đối với cây trồng..., và cứ thế tạo nên một vòng luẩn quẩn dẫn đến những hậu quả lớn: - Làm đảo lộn cân bằng sinh thái đồng ruộng - Làm mất cân bằng dinh dưỡng của đất - Đất đai bị xói mòn, thoái hoá. - Phá huỷ cấu trúc đất và thay đổi độ pH - Độ phì giảm, năng suất cây trồng giảm - Ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, và nước ngầm Không những thế các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, chất kích thích còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm nông nghiệp gây nguy hại cho người tiêu dùng. Đó là những hậu quả rất trực tiếp và sâu sắc mà con người tự tạo ra cho mình và cho môi trường. d. Hoạt động khai thác rừng Đến nay, đã có hơn 40% diện tích rừng nhiệt đới nguyên thuỷ bị hủy diệt do hoạt động khai thác của con người. Theo đánh giá về tài nguyên rừng của tổ chức FAO năm 1990, diện tích rừng hiện nay trên thế giới chỉ còn 3,4 tỉ ha, bao phủ 27% diện tích đất trên thế giới và diện tích rừng vẫn đang tiếp tục bị thu hẹp do dân số ngày càng tăng và nhu cầu của con người cũng càng tăng. Năm 1960 diện tích rừng trên đầu người là 1,2 ha, năm 1990 còn 0,6 ha, năm 2000 chỉ còn 0,2 ha. (10) Vai trò của rừng rất to lớn đối với tự nhiên và con người, nó bảo vệ và làm giàu đất, điều chỉnh các quá trình khí, thuỷ, sinh học, góp phần ổn định và 15 điều hoà khí hậu, điều tiết dòng chảy và bảo tồn giống loài. Mất rừng cũng là mất đi những vai trò to lớn đó, đồng thời còn gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như đất đai bị xói mòn, rửa trôi dữ dội. Trên thế giới trong vòng 40 năm qua đã mất đi 1/5 lớp đất màu mỡ ở các vùng nông nghiệp, trung bình hằng năm khoảng 6 - 7 triệu ha đất trồng bị mất khả năng sản xuất do nạn xói mòn. Tình trạng thiếu nước, mặn hoá, chua phèn làm tăng diện tích đất giảm khả năng sản xuất nông nghiệp, quá trình hoang mạc hoá tăng lên. Dự kiến đến năm 2000 thế giới sẽ mất đi 225 triệu ha đất trồng trọt.(10) Rừng mất, cân bằng nước bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, khí hậu có nhiều biến động xấu: những đợt nóng kéo dài trên 400C xuất hiện ở Trung Ấn Độ, Tây nước Mĩ, Nhật Bản, Thượng Hải... Rừng mất, trữ lượng gỗ giảm nhanh, các loài bị tiêu diệt, bị mất đi ngày càng tăng lên. Ước tính 5 - 10% số loài trên thế giới bị biến mất vào giữa những năm 1990 - 2000 và số loài bị tiêu diệt cũng sẽ tăng lên 25%. Đặc biệt, diện tích rừng nhiệt đới ẩm giảm nhanh chóng là một trong những nguyên nhân gây nên khủng hoảng sinh thái môi trường toàn cầu hiện nay. đ. Hoạt động sinh đẻ Dân số thế giới tăng gấp đôi từ năm 1950 - 1987 (từ 2,5 tỉ người → 5 tỉ người), năm 2000 dân số sẽ là 6,4 tỉ, dự kiến năm 2050 sẽ là 10 - 12 tỉ người.(3) Sự bùng nổ dân số là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển trí tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi. Đồng thời kéo theo một loạt các vấn đề và hậu quả về môi trường. Gây sức ép lớn trong việc sử dụng tài nguyên đất, nước, không khí, năng lượng, khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác. Hàng năm dân số thế giới tăng 2,2% thì việc sử dụng đại đa số loại tài nguyên khoáng sản và nước là 5%, sản lượng điện năng là 8%. Nhịp độ tăng như vậy tạo nên mối đe dọa thực sự về tình trạng cạn kiệt ngay trong vòng mấy chục năm tới của một số loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng như dầu mỏ, trữ lượng nuớc, nhiều kim loại, lượng sinh trưởng gỗ. Về tài nguyên thực phẩm để nuôi dưỡng đầy đủ dân cư Trái Đất vào những năm đầu thế kỉ XXI thì cần tăng sản lượng ngành trồng trọt lên 16 ít nhất 3 lần, chăn nuôi 5 lần, trong khi đó tài nguyên đất đai không tăng mà ngày càng hạn hẹp.(9) Đồng thời với việc cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là lượng chất thải của con người cũng thật khổng lồ. Ở Mỹ, một thành phố với dân số 1 triệu người tiêu thụ trong một ngày đêm 625.000 tấn nước, 2000 tấn thực phẩm, 9.500 tấn nhiên liệu và thải ra 500.000 tấn nước thải, 2000 tấn vật thải và rác rưởi, 1000 tấn các phần tử rắn và các loại khí. Sự bùng nổ dân số đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường và cuộc sống của con người. Nếu không có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu làm giảm tối thiểu sự gia tăng dân số thì loài người sẽ rơi vào hiểm hoạ diệt vong. Như vậy, các mặt tiêu cực của sự tác động nguồn gốc kĩ thuật của con người gây nên sự thiệt hại kép đối với xã hội - kinh tế và sinh thái. Sự thiệt hại thứ nhất biểu hiện ở sự mất vật liệu, nghĩa là sự biến mất không bao giờ trở lại của các tài nguyên quý giá cũng như sự sút kém đi của điều kiện sản xuất, sự cần thiết của những khoản chi tiêu phụ để làm sạch nước, để sử dụng nguyên liệu kém phẩm chất, sự bắt buộc phải khai thác những mỏ khó đi tới... Sự thiệt hại thứ hai là sự thiệt hại sinh thái, môi trường sống của loài người bị sút kém về phảm chất (gọi là khủng hoảng sinh thái), các chất độc chứa trong khí thải, nước thải, các chất phóng xạ, các loại khí nitơrát từ phân bón hoá học lọt vào nước ăn, thức ăn gây nguy hại cho sức khoẻ, đòi hỏi con người phải tính đến con đường tối ưu hoá sự can thiệp của mình vào các quá trình tự nhiên. Tối ưu hoá sự tác động của con người vào tự nhiên là một vấn đề liên ngành lớn mà việc giải quyết, ngoài các nhà kĩ thuật học, phải có sự tham gia của nhà kinh tế học, xã hội học, vệ sinh học, sinh vật học, địa lí học và cả nhà giáo dục học... Đó chính là những gì để trả lời câu hỏi tại sao cần phải giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường. 1.2.3. Tình hình môi trường ở Việt Nam hiện nay Nước ta là nước giàu về tài nguyên thiên nhiên, có thể tóm tắt trong một câu rất lí tưởng “Nước ta rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, khí hậu 17 nóng ẩm tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm. Tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú” Cùng với truyền thống cần cù và sáng tạo nhân dân ta đã xây dựng một Việt Nam vững mạnh và không ngừng phát triển. Tuy nhiên cùng nằm trong tình trạng chung của thế giới, các hoạt động của nhân dân ta cũng gây không ít những hậu quả xấu đến tự nhiên và môi trường. Trong cả một thời gian dài xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kì hiện nay để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta lại càng tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết đến tài nguyên và môi trường. Tiềm năng đất đai, rừng, biển, khoáng sản... được huy động mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu làm cho môi trường biến đổi sâu sắc. Nước ta cũng đang đứng nguy cơ suy thoái về môi trường, trong các báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về môi trường và phát triển tại Hà Nội tháng 12 - 1990 đã nêu ra những biểu hiện cụ thể về suy thoái môi trường ở Việt Nam, mà thể hiện rõ nhất ở các mặt sau: - Rừng, nguồn tài nguyên vô giá, một nhân tố cơ bản của chất lượng môi trường trong điều kiện của một nước nhiệt đới gió mùa đã bị suy tàn quá mức cho phép và đang tiếp tục bị giảm với tốc độ đáng sợ. - Tài nguyên đất đang tiếp tục bị giảm sút và thoái hoá, cùng với dân số tăng nhanh làm cho diện tích đất bình quân đầu người xuống tới mức thấp nhất thế giới. - Tài nguyên thuỷ sản và hải sản ở vùng cửa sông và ven biển đang cạn kiệt và suy thoái do khai thác bừa bãi quá mức phục hồi. - Tài nguyên di truyền trong các loài động vật, thực vật quý hiếm của nước ta đang bị mai một nhanh chóng khó có bề phục hồi. - Môi trường không khí, nước, đất, các đô thị, các khu dân cư, các trung tâm công nhgiệp đang bị ô nhiễm, có hiện tượng ô nhiễm nặng nề làm ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ nhân dân. - Ở một số vùng công nghiệp đã có hiện tượng ô nhiễm hoá học tạo nguy hiểm đối với đời sống nhân dân. 18 - Một số hậu quả chiến tranh đối với tài nguyên và môi trường chậm được khôi phục.(1) Thật vậy, một số liệu sau đây về các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta sẽ chứng minh cho những tổng kết trên. + Tài nguyên rừng ở nước ta đã và đang giảm sút nghiêm trọng. Theo Đại Nam nhất thống chí, năm 1864 rừng rậm nước ta phủ gần hết đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, năm 1905 ngay tại Hà Nội vẫn còn rừng. Đến năm 1943 rừng vẫn còn 14.352 triệu ha (chiếm gần 1/2 diện tích lãnh thổ). Nhưng đến năm 1984 rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha (chiếm 23,6% diện tích lãnh thổ cả nước), ở những năm 90 này còn số trên còn giảm sút rất nhiều, cứ tốc độ như trên thì chỉ 40 năm sau nước ta sẽ không còn rừng. Do diện tích rừng ngày càng thu hẹp nên khu vực phân bố của nhiều loại động, thực vật cũng bị thu hẹp và thay đổi. Một số loài thực, động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều vùng rừng trước kia nay có khả năng trở thành hoang mạc, điều kiện khí hậu cũng thay đổi theo chiều hướng xấu đi... + Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất của nước ta là 33 triệu ha, chia bình quân đầu người diện tích này chỉ được 0,51ha/ người (năm 1990) và 0,44ha/ người (năm 2000), trong khi đó bình quân diện tích đất đầu người trên thế giới là 3,36ha/người. Trong 33 triệu ha đất của nước ta thì đất sử dụng vào nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 7 triệu ha (20,84%) chia bình quân đầu người là 0,11ha/ người. Diện tích đất canh tác đã quá ít, thì quá trình canh tác lại chưa hợp lí nên đất bị thoái hoá, bạc màu nhiều, dân số ở các vùng nông thôn lại tăng nhanh nên diện tích đất canh tác tính trên đầu người lại càng giảm đi. Diện tích đồi núi chiếm khoảng 22 triệu ha, đất đồi núi thì dốc, địa hình phức tạp hiểm trở nên sử dụng khó khăn. Nạn đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản bừa bãi cũng làm cho diện tích đồi trọc và đất trống tăng nhanh, hiện nay lên tới 10 triệu ha. Đất là tài nguyên cơ bản và quý giá nhất của nước ta. Tất cả các loại đất đều có giá trị lâu dài và mang lại hiệu quả kinh tế nếu như con người sử dụng một cách hợp lí và đúng quy luật. + Tài nguyên khoáng sản: Nước ta có khoảng 3.500 mỏ quặng và trên 80 loại khoáng sản, trong đó có nhiều loại quý và quan trọng như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, đồng, vàng, bô xít, apatít, quặng phóng xạ... Nhưng do 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan