Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nay...

Tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nay

.PDF
212
321
63

Mô tả:

Hµ néi - 2010 Bé QUèC PHßNG HäC VIÖN CHÝNH TRÞ  NguyÔn b¸ hïng Gi¸o dôc ®¹o ®øc nghÒ nghiÖp cho häc viªn s- ph¹m Trong nhµ tr-êng qu©n sù hiÖn nay Chuyªn ngµnh: Lý luËn vµ LÞch sö gi¸o dôc M· sè : 62 14 01 01 LuËn ¸n tiÕn sÜ gi¸o dôc häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. PGS, TS §Æng §øc Th¾ng 2. TS NguyÔn V¨n Chung 2 LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ ®-îc tr×nh bµy trong luËn ¸n lµ trung thùc, cã nguån gèc vµ xuÊt xø râ rµng, kh«ng trïng lÆp hoÆc sao chÐp bÊt cø c«ng tr×nh khoa häc nµo ®· c«ng bè. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NguyÔn B¸ Hïng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng và biểu đồ Danh mục các hình và sơ đồ Mở đầu Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN SƢ PHẠM Những tư tưởng và nghiên cứu về đạo đức nhà giáo, giáo dục đạo đức nhà giáo trên thế giới 1.2 Những tư tưởng và nghiên cứu về đạo đức nhà giáo, giáo dục đạo đức nhà giáo cho học viên sư phạm ở Việt Nam Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO 1 2 3 5 6 7 8 15 1.1 ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN SƢ PHẠM TRONG NHÀ TRƢỜNG QUÂN SỰ 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.2 Hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên trong nhà trường quân sự hiện nay 2.3 Những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển đạo đức nghề nghiệp của học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay 2.4 Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay Chƣơng 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN SƢ PHẠM TRONG NHÀ TRƢỜNG QUÂN SỰ HIỆN NAY 3.1 Cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sư phạm trong mô hình, mục tiêu đào tạo giáo viên, kết hợp với nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn học viên sư phạm 3.2 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp sư phạm cho học viên trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học 15 20 37 37 45 55 70 91 92 99 3.3 Thông qua các hoạt động giáo dục và tự giáo dục để rèn luyện đạo đức nghề nghiệp sư phạm cho học viên 3.4 Liên kết trách nhiệm của các lực lượng, tạo ra những điều kiện sư phạm thuận lợi trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Chƣơng 4 THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 4.1 Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm 4.2 Phương pháp, quy trình thực nghiệm 4.3 Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 114 128 142 142 144 155 175 178 179 189 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ TT Viết tắt 1 Chính trị quốc gia CTQG 2 Đạo đức nghề nghiệp ĐĐNN 3 Đối chứng 4 Học viên sư phạm HVSP 5 Học viện Chính trị HVCT 6 Học viện Chính trị quân sự 7 Khoa học quân sự 8 Khoa học xã hội và nhân văn 9 Nhà trường quân sự 10 Nhà xuất bản Nxb 11 Phụ lục PL 12 Quân đội nhân dân 13 Quân đội nhân dân Việt Nam 14 Số lượng SL 15 Thực nghiệm TN 16 Trường sĩ quan Chính trị TSQCT 17 Trường sĩ quan Lục quân 1 TSQLQ1 18 Trường sĩ quan Lục quân 2 TSQLQ2 ĐC HVCTQS KHQS KHXH&NV NTQS QĐND QĐNDVN DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tên bảng và biểu đồ Bảng 2.1: Nguyện vọng của học viên sau khi ra trường Bảng 2.2: Mức độ đánh giá của HVSP ngành KHQS về giáo dục ĐĐNN cho học viên Bảng 2.3: Đánh giá của giảng viên về mức độ sai phạm của HVSP trong quá trình đào tạo. Bảng 4.1: Các tiêu chí mức độ nhận thức của học viên về ĐĐNN sư phạm Bảng 4.2: Các tiêu chí về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN sư phạm của học viên Bảng 4.3: Tổng hợp chất lượng khảo sát ban đầu trước khi thực nghiệm Bảng 4.4: Thống kê kết quả nhận thức về ĐĐNN của học viên nhóm 1 qua thực nghiệm Bảng 4.5: Phân tích tần suất kết quả nhận thức về ĐĐNN của học viên nhóm 1 qua thực nghiệm Bảng 4.6: Phân phối tần suất luỹ tích kết quả nhận thức về ĐĐNN của học viên nhóm 1 qua thực nghiệm Bảng 4.7: Phân tích các tham số đặc trưng kết quả về nhận thức ĐĐNN của học viên nhóm 1 ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua thực nghiệm Bảng 4.8: Thống kê kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN sư phạm của học viên nhóm 1 qua thực nghiệm Bảng 4.9: Phân tích tần suất kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN của học viên nhóm 1 qua thực nghiệm Bảng 4.10: Phân phối tần suất luỹ tích kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN của học viên nhóm 1 qua thực nghiệm Bảng 4.11: Phân tích các tham số đặc trưng kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN của học viên nhóm 1 ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua thực nghiệm Bảng 4.12: Thống kê kết quả nhận thức về ĐĐNN của học viên nhóm 2 qua thực nghiệm Bảng 4.13: Phân tích tần suất kết quả nhận thức về ĐĐNN của học viên nhóm 2 qua thực nghiệm Trang 77 81 85 146 148 150 155 155 156 158 159 160 160 162 164 164 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Bảng 4.14: Phân phối tần suất luỹ tích kết quả nhận thức về ĐĐNN của học viên nhóm 2 qua thực nghiệm 164 Bảng 4.15: Phân tích các tham số đặc trưng kết quả về nhận thức ĐĐNN của học viên nhóm 2 ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua thực nghiệm 166 Bảng 4.16: Thống kê kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN của học viên nhóm 2 qua thực nghiệm 167 Bảng 4.17: Phân tích tần suất kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN của học viên nhóm 2 qua thực nghiệm 168 Bảng 4.18: Phân phối tần suất luỹ tích kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN của học viên nhóm 2 qua thực nghiệm 168 Bảng 4.19: Phân tích các tham số đặc trưng kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN của học viên nhóm 2 ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua thực nghiệm 170 Biểu đồ 4.1: So sánh mức độ nhận thức về ĐĐNN của học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhóm 1 qua tác động của thực nghiệm. 157 Biểu đồ 4.2: So sánh mức độ tính tích cực rèn luyện ĐĐNN sư phạm của học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhóm 1 qua tác động của thực nghiệm. 161 Biểu đồ 4.3: So sánh mức độ nhận thức về ĐĐNN của học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhóm 2 qua tác động của thực nghiệm. 165 Biểu đồ 4.4: So sánh mức độ tính tích cực rèn luyện ĐĐNN sư phạm của học viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhóm 2 qua tác động của thực nghiệm. 169 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ TT Tên hình và sơ đồ 1 Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn tần suất luỹ tích kết quả nhận thức về ĐĐNN của học viên nhóm 1 qua thực nghiệm 2 7 167 Sơ đồ 2.1: Khái quát về hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên trong NTQS 6 164 Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn tần suất luỹ tích kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN của học viên nhóm 2 qua thực nghiệm 5 159 Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn tần suất luỹ tích kết quả nhận thức về ĐĐNN của học viên nhóm 2 qua thực nghiệm 4 155 Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn tần suất luỹ tích kết quả về tính tích cực rèn luyện ĐĐNN của học viên nhóm 1 qua thực nghiệm 3 Trang 46 Sơ đồ 2.2: Khái quát sự tác động của các nhân tố đến quá trình giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS 55 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ khái quát quá trình thực nghiệm 153 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà giáo là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo. Những năm qua, các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đều đề cao vai trò của nhà giáo, xem đây là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Bởi vậy, yêu cầu nhà giáo phải: Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học [61, tr.57]. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đội ngũ giáo viên: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo là rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị”[70, tr.616]. Đội ngũ giáo viên trong NTQS có vai trò hết sức quan trọng, họ không chỉ là những người truyền thụ kiến thức, phát triển năng lực cho người học mà còn trực tiếp giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách cho những sĩ quan tương lai. Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương “Về công tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới” xác định: nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức, tác phong của nhà giáo là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong quân đội hiện nay. Vì vậy “Xây dựng đội ngũ nhà giáo quân đội có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về chất lượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, ngành trong quân đội”[15, tr.6]. Vấn đề này đã trở thành quan điểm chỉ đạo xuyên suốt để kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với quá trình đào tạo giáo viên trong NTQS hiện nay. 9 Thực tế cho thấy, chất lượng giáo dục - đào tạo có liên quan mật thiết với xu hướng; trình độ kiến thức, tay nghề sư phạm và ĐĐNN của người giáo viên. Những năm qua, đại đa số “nhà giáo quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo”[32, tr.9]. Phần lớn HVSP được đào tạo ở NTQS sau khi trở thành giáo viên đã đảm đương được nhiệm vụ, phát huy được vai trò của mình trong giáo dục - đào tạo. Nhiều đồng chí có sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trở thành những nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” trong quân đội, một số tiếp tục được tuyển chọn để đào tạo sau đại học, trở thành những tiến sĩ, thạc sĩ các chuyên ngành khoa học khác nhau. Từ xưa đến nay, giáo dục đạo đức luôn được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam. “Tiên học lễ, hậu học văn”, đã trở thành khẩu hiệu chỉ đạo các hoạt động của nhà trường và trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, giờ đây cùng với đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận cán bộ, nhà giáo còn khó khăn; mặt khác, do sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, của các tệ nạn xã hội và sự xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận nhà giáo “đã làm xói mòn phẩm chất của một số nhà giáo, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín người thầy trong xã hội”. Trong khi đó, “Việc giáo dục chính trị, đạo đức trong các trường học chưa được quan tâm đúng mức”[1, tr.21]. Vấn đề này đã và đang tác động tiêu cực đến quá trình giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS hiện nay. Việc thực hiện tốt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục - đào tạo”; cùng với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thu hút được sự hưởng ứng rộng khắp toàn ngành và của toàn xã hội. Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy định về đạo đức nhà giáo”, đây là cơ sở để mọi nhà giáo nỗ lực học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu của nghề dạy học được xã hội tôn vinh; đồng 10 thời là cơ sở để giáo dục ĐĐNN cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường sư phạm. Vấn đề đạo đức của nhà giáo được cả xã hội quan tâm và trở thành yêu cầu bức thiết đặt ra đối với quá trình đào tạo giáo viên, trong đó có đào tạo giáo viên ở NTQS hiện nay. Bên cạnh những ưu điểm và thành tích đã đạt được thì chất lượng đội ngũ nhà giáo quân đội còn có những bất cập, hạn chế; đó là: “… có khoảng cách nhất định so với chuẩn quốc gia, với sự phát triển của giáo dục - đào tạo và có sự chênh lệch giữa các trường cùng bậc đào tạo”[15, tr.3]. “Chế độ, chính sách có nội dung chưa phù hợp với lao động sư phạm quân sự, vì thế chưa thu hút được người giỏi vào các trường quân đội”[32, tr.7]. Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật sự yên tâm với nghề nghiệp sư phạm của mình, nhất là những giáo viên trẻ tinh thần vươn lên trong hoạt động sư phạm và nghiên cứu khoa học chưa cao. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo quân đội, những năm qua: “Chưa chú trọng lựa chọn, điều động những cán bộ có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực để bồi dưỡng thành nhà giáo và cán bộ quản lý. Trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một số nhà giáo chưa theo kịp thực tiễn”[31, tr.9]. HVSP trong NTQS hiện nay là đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động sư phạm; trong khi mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra rất cao; họ sẽ trở thành giáo viên, lực lượng nòng cốt góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội có chất lượng cao. Tuy nhiên, một bộ phận HVSP sau khi đã được tuyển chọn vẫn chưa thật sự thiết tha với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành giáo viên. Quá trình đào tạo, do đặt trọng tâm vào nâng cao trình độ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng tay nghề sư phạm, cho nên một số phẩm chất ĐĐNN của nhà giáo quân đội chưa được chú trọng giáo dục để phát triển một cách vững chắc. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học với giáo dục, hình thành, phát triển ĐĐNN cho học viên, không ít những hạn chế, bất cập khác chưa được giải quyết. Học viên nặng về việc chạy theo kết quả học tập được đánh giá bằng điểm các môn học, trong 11 khi đó còn coi nhẹ củng cố, phát triển bền vững xu hướng, tình yêu, niềm tin vào nghề nghiệp sư phạm của mình. Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo trong quân đội hiện nay đòi hỏi trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục chính trị, tư tưởng, lối sống cho đội ngũ cán bộ này. Vì thế, việc chú trọng hình thành, phát triển bền vững ĐĐNN cho HVSP trong NTQS hiện nay là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Về phương diện lý luận, đã có một số công trình của một số tác giả nghiên cứu về đạo đức, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho các đối tượng khác nhau; tuy nhiên, nội dung cụ thể về giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS chưa được tác giả nào quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống. Việc đi tìm lời giải khoa học đầy đủ cho vấn đề này vẫn đang là đòi hỏi khách quan, cấp thiết đặt ra cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay” nhằm khắc phục những bất cập trên đây và góp phần nâng cao toàn diện chất lượng đào tạo giáo viên trong NTQS hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề ĐĐNN sư phạm, đề xuất biện pháp giáo dục ĐĐNN cho HVSP nhằm góp phần nâng cao toàn diện chất lượng đào tạo giáo viên trong NTQS hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là quá trình đào tạo giáo viên trong các NTQS. Đối tượng nghiên cứu là quá trình giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Đạo đức nhà giáo nói chung, đạo đức nhà giáo quân đội nói riêng được hình thành, phát triển không nằm ngoài các quy luật hình thành, phát triển nhân cách - đạo đức mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra. 12 Vì vậy, nếu quá trình đào tạo giáo viên trong NTQS chú trọng áp dụng hệ thống các biện pháp tác động giáo dục một cách toàn diện, từ xây dựng mô hình, mục tiêu giáo dục đạo đức phù hợp đến việc giáo dục đạo đức thông qua đổi mới các hoạt động dạy học, giáo dục, kết hợp với tự giáo dục; tạo ra những điều kiện, môi trường sư phạm tốt đẹp thì ĐĐNN của HVSP sẽ được hình thành, phát triển vững chắc, đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ nhà giáo quân đội hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quá trình giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS. - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng quá trình giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS hiện nay. - Xác định các biện pháp giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS hiện nay. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. 6. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Luận án đi sâu nghiên cứu tìm ra được các biện pháp giáo dục ĐĐNN cho HVSP được đào tạo trở thành giáo viên KHXH&NV và giáo viên KHQS trong NTQS hiện nay. 7. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo; dựa trên các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu KHXH&NV làm cơ sở phương pháp luận, từ đó định hướng cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, luận giải các nhiệm vụ của đề tài. 13 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn, và xử lý thông tin: phân tích, khai thác các tài liệu lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; quan sát, đàm thoại với giáo viên, học viên và cán bộ quản lý; điều tra bằng phiếu ankét, xin ý kiến của các chuyên gia… Cụ thể là: Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để rút ra những vấn đề liên quan trực tiếp đến giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS hiện nay. Nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu một số sản phẩm cần thiết như báo cáo tổng kết của các nhà trường có nhiệm vụ đào tạo HVSP, báo cáo phân tích chất lượng các mặt hoạt động của học viên, giáo án của giảng viên, vở ghi của học viên, giáo án giảng tập của học viên… Nắm chất lượng HVSP đã qua đào tạo hiện đang làm công tác giảng dạy tại một số NTQS. Xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học, nhà sư phạm có uy tín trong và ngoài quân đội đã và đang tham gia vào quá trình đào tạo HVSP ở bậc đại học. Quan sát hoạt động giáo dục ĐĐNN cho HVSP của cán bộ quản lý, giảng viên ở NTQS. Toạ đàm với cán bộ quản lý, giảng viên và HVSP trong NTQS hiện nay. Điều tra, trưng cầu ý kiến bằng phiếu ankét với các đối tượng: HVSP, giảng viên ở các NTQS, học viên là đối tượng sẽ tuyển chọn để đào tạo trở thành giáo viên, HVSP đã được đào tạo trong NTQS để tìm hiểu và khẳng định tính khách quan của vấn đề nghiên cứu. Cụ thể: trưng cầu ý kiến của 265 giảng viên, cán bộ quản lý ở HVCT, TSQCT, TSQLQ1 và TSQLQ2 xung quanh những nội dung liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Về phía học viên, trưng cầu ý kiến của 546 HVSP ở TSQLQ1, TSQLQ2, HVCT và TSQCT. Ngoài ra, trưng cầu ý kiến của đối tượng đã qua đào tạo giáo viên và nguồn tuyển chọn đào tạo giáo viên ở một số nhà trường và đơn vị cơ sở. 14 Tổ chức thực nghiệm một số nội dung nhằm kiểm chứng biện pháp được đề xuất; việc thực nghiệm được tiến hành tại HVCT và TSQLQ1. Khi xử lý số liệu, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và sử dụng phương pháp thống kê toán học để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. 8. Đóng góp mới của luận án * Về lý luận: - Góp phần khái quát hoá và chính xác hoá các quan niệm về ĐĐNN, ĐĐNN sư phạm và giáo dục ĐĐNN sư phạm. - Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến ĐĐNN và xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức ĐĐNN của người giáo viên trong NTQS, đó là mục tiêu giáo dục đạo đức cho HVSP trong quá trình đào tạo tại nhà trường. * Về thực tiễn: Đề xuất hệ thống biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để nâng cao nhận thức, phát triển các chuẩn mực ĐĐNN cho HVSP trong quá trình đào tạo tại NTQS hiện nay. 9. Kết cấu luận án Luận án được kết cấu gồm phần mở đầu; 4 chương, 13 tiết; kết luận, kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 15 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN SƢ PHẠM 1.1. Những tƣ tƣởng và nghiên cứu về đạo đức nhà giáo, giáo dục đạo đức nhà giáo trên thế giới Tư tưởng về người thầy giáo với những yêu cầu cao về đạo đức đã hình thành rất sớm trong lịch sử giáo dục nhân loại. Khổng Tử (551 - 479 TCN) là nhà giáo dục vĩ đại người Trung Hoa, Ông cho rằng người thầy giáo trước hết phải là người mẫu mực về đạo đức để làm tấm gương cho học trò noi theo. Muốn vậy, thầy giáo phải thường xuyên “sửa mình theo lễ”; phải “dạy không biết mỏi” để trò học không biết chán và tình cảm thầy - trò phải gắn bó như tình cảm cha con. Như vậy, Khổng Tử đánh giá cao vai trò đạo đức của người thầy trong nghề dạy học, trong đó coi trọng bậc nhất là thái độ, quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Ông coi “Tu thân” là một nguyên tắc trong giáo dục đạo đức, là biện pháp cơ bản để trau dồi, phát triển đạo đức của người thầy [83, tr.53 - 63]. J. A. Kômenxki (1592 - 1670) là nhà giáo dục thiên tài; người mà những tư tưởng lý luận giáo dục do Ông đề xuất đánh dấu sự ra đời của ngành khoa học giáo dục. Kômenxki quý trọng và đề cao những người làm nghề dạy học cũng như chức vị giáo sư bằng tình cảm cao quý của mình, Ông cho rằng nghề dạy học là nghề vinh quang nhất; vì thế, thầy giáo phải là người mẫu mực về mọi mặt, trong sáng về đạo đức và tác phong, có lòng nhân ái đối với học trò, “Không thể trở thành người thầy nếu không phải là một người cha”[83, tr.88]. Tuy nhiên, Kômenxki chưa đưa ra được những biện pháp cần thiết để rèn luyện những phẩm chất đạo đức đó. Usinxki (1824 - 1870) cho rằng thầy giáo là khâu sống giữa quá khứ và tương lai, sự nghiệp của người thầy giáo là sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử. Đánh giá cao vai trò của người thầy giáo trong giáo dục, Usinxki là người đầu tiên đề xuất ý tưởng thành lập trường sư phạm, trường chuyên làm nhiệm vụ đào 16 tạo giáo viên [83, tr.112]. Do những hạn chế của hoàn cảnh lịch sử nên tư tưởng về đạo đức của nhà giáo mà Usinxki cũng chưa được hiện thực hoá trong nhà trường sư phạm. C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển của đạo đức mới - đạo đức cộng sản nói chung và phẩm chất nhân cách của nhà giáo dục nói riêng. C. Mác đã từng nhấn mạnh: “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”[63, tr.10]. Kế tục những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về đạo đức, V. I. Lênin khái quát lý luận về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức bao gồm: Thứ nhất, chủ nghĩa tập thể (đây là chuẩn mực nguyên tắc hàng đầu của đạo đức mới). Thứ hai, lao động tự giác, sáng tạo. Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả. Thứ tư, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Về việc bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức của nhà giáo; Lênin cho rằng, người thầy giáo trong nhà trường xã hội chủ nghĩa cũng cần phải có các chuẩn mực đạo đức trên đây; tuy nhiên, do yêu cầu của nghề nghiệp nên các chuẩn mực đạo đức của người thầy giáo phải được phản ánh mang tính đặc thù hơn. “Thầy giáo phải hòa mình vào cuộc đấu tranh của quần chúng, ngành sư phạm phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động của giáo giới theo yêu cầu của xã hội xã hội chủ nghĩa”[83, tr.222]. Về biện pháp giáo dục, rèn luyện đạo đức, Lênin nhấn mạnh vai trò tình cảm trong hành vi xã hội của đạo đức; đòi hỏi đánh giá đạo đức phải thống nhất giữa động cơ tốt và hiệu quả tốt, phải rèn luyện đạo đức trong sự nghiệp cách mạng, trong chiến đấu và sản xuất. Đi đôi với đó phải luôn đấu tranh khắc phục ảnh hưởng đạo đức của giai cấp bóc lột, những tàn dư đạo đức cũ, những phong tục tập quán lỗi thời. Ngoài ra, còn phải thông qua quan hệ gia đình, tình yêu, tình bạn, công việc; phải tự cải tạo trong hoạt động hàng ngày; phải sử dụng dư luận xã 17 hội trong giáo dục đạo đức; giáo dục bằng những tấm gương sinh động và truyền thống đạo đức tốt đẹp; phát huy vai trò của các tổ chức trong giáo dục đạo đức [62, tr.37, 253 - 292]. Đó là những biện pháp giáo dục đạo đức chung, là cơ sở để nghiên cứu vận dụng vào giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS hiện nay. A. S. Makarenkô (1888 - 1939) là nhà giáo dục Xô viết lỗi lạc, ngày nay người ta vẫn tìm thấy những giá trị thực tiễn trong hệ thống quan điểm về người thầy giáo, nhà giáo dục của Ông. Makarenkô đòi hỏi nhà giáo phải có phẩm chất đạo đức, phải yêu trẻ, yêu nghề, mẫu mực trong lời nói, ăn mặc, cử chỉ, có lý tưởng, hoài bão ước mơ, sống lạc quan. Muốn vậy, nhà giáo phải rèn luyện và học tập không chỉ về phẩm chất tư cách mà cả về tri thức, năng lực, nghệ thuật giáo dục, dạy học. Ông đã nói với các thầy, cô giáo rằng: “Chúng ta không những phải cố gắng tối đa mà phải có phẩm chất cao và tài năng khác thường”[83, tr.272]. Ở Liên Xô (trước đây), việc đào tạo giáo viên được coi trọng cả phẩm chất nhân cách và kiến thức lý luận, thực tiễn chuyên sâu. Giáo viên luôn được tạo điều kiện để tự rèn luyện về đạo đức và năng lực công tác. Trong NTQS, giáo viên được coi trọng giáo dục về niềm tin cộng sản chủ nghĩa và tính nguyên tắc; tinh thần hoàn hảo; sự trong sạch về đạo đức; tính yêu cầu cao; lòng tôn trọng và yêu mến con người; sự liên hệ mật thiết với con người; những phẩm chất ý chí: sự ngoan cường, tính kiên trì, tự chủ, quyết tâm, chủ động; tính sáng tạo của tư duy… Điều đó khẳng định giáo dục ĐĐNN cho người giáo viên rất được quan tâm cả trong và sau quá trình đào tạo. Việc quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trung Quốc được bắt đầu từ việc coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đạo đức đội ngũ nhà giáo. Trung Quốc đã xây dựng các học viện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và chỉ nhận người có chất lượng cao, được tuyển chọn chặt chẽ về năng lực, đạo đức. Gần đây một số trường thực hiện việc tuyển sinh vào ngành sư phạm bằng hình thức phỏng vấn cá nhân thay vì chỉ dựa vào điểm số từ kỳ thi đại học. Ưu điểm của hình thức này là sẽ lựa chọn được những thí sinh có kỹ năng giao tiếp và các phẩm chất phù hợp, thật sự mong muốn trở thành giáo viên để đào tạo nghề sư phạm. 18 Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, quân đội Trung Quốc thực hiện đổi mới đào tạo đội ngũ giáo viên theo mô hình “hỗn hợp”; tức là, đào tạo giáo viên vừa được thực hiện ở trường sư phạm độc lập, vừa được thực hiện ở các trường quân sự khác. Học viện Giáo dục sư phạm quân sự (Trường Lục quân Thạch Gia Trang) có nhiệm vụ chuyên đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục [77, tr.8]; ngoài ra, nhiều học viện và NTQS của các quân binh chủng cũng tham gia đào tạo giáo viên chuyên ngành. Để nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục ĐĐNN cho người học, các trường quân sự rất chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ các môn học: Tâm lý học, Lý luận dạy học, Phương pháp sư phạm, v.v... trong chương trình đào tạo. Nhật Bản từ một nước nhỏ về địa lý, nghèo về kinh tế nhưng do có chính sách giáo dục đúng đắn mà họ trở thành một trong những nước châu Á hiện đại sớm nhất và nhanh nhất. Bí quyết của thành công một phần quan trọng là họ luôn coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, trong đó “rất chú ý giáo dục đạo đức, nhân cách, tính kỷ luật”[83]; thời gian đào tạo trong nhà trường sư phạm được coi là giai đoạn quan trọng đối với giáo sinh; vì vậy đội ngũ giáo viên ở Nhật Bản có chất lượng rất cao cả về phẩm chất nhân cách và năng lực công tác. Hàn Quốc sau nhiều năm đặc biệt coi trọng đào tạo giáo viên tiểu học, chỉ những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất mới được tuyển chọn vào học ngành sư phạm. Nhưng lại buông lỏng đào tạo giáo viên bậc trung học cơ sở vì thế đã dẫn tới tình trạng thừa giáo viên, chất lượng không cao, địa vị xã hội thấp; và nhiều người muốn trở thành giáo viên tiểu học. Từ thực tế đó, Chính phủ đã rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc là việc tuyển chọn và đào tạo sinh viên sư phạm ở tất cả các bậc học cần phải cực kỳ khắt khe, không được dễ dãi. Giáo dục sư phạm là một vấn đề rất được quan tâm ở các trường quân sự thuộc quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ thực hiện đào tạo giáo viên theo mô hình “phi định hướng”, việc đào tạo giáo viên do các trường quân sự tự đảm nhiệm; không tổ chức các trường sư phạm độc lập chuyên đào tạo giáo viên. Ngoài việc trang bị 19 cho học viên các kiến thức và kỹ năng quân sự, nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất nghề nghiệp sư phạm rất được quan tâm. Mục tiêu là đào tạo ra những giáo viên tuyệt đối trung thành với Chính phủ và Tổng thống, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; có phẩm chất nghề nghiệp sư phạm cao, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Biện pháp để thực hiện mục tiêu trên là yêu cầu người học phải biết giải quyết tốt các mối quan hệ, có thái độ, hành vi đúng mực, sự am hiểu, tinh thần trách nhiệm và sẵn sàng cống hiến cho công việc là quan trọng nhất. Đây được xem như là những “phẩm chất tuyệt vời” để lãnh đạo quá trình sư phạm của người giáo viên. Giống như quân đội Mỹ, quân đội Anh cũng đào tạo giáo viên theo mô hình “phi định hướng”. Việc đào tạo nghiệp vụ, giáo dục sư phạm luôn được cân nhắc và có kế hoạch chặt chẽ. Trong chương trình đào tạo giáo viên, ưu tiên nhiều cho những môn học liên quan đến phẩm chất và nghiệp vụ sư phạm: công nghệ sư phạm, lý luận giao tiếp, công nghệ thông tin,… và coi việc nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV là nền tảng để giáo dục ĐĐNN cho người học. Các nhà khoa học giáo dục cho rằng, việc học tập môn sư phạm học sẽ giúp cho học viên có phẩm chất đạo đức của nghề nghiệp, có kiến thức và kỹ năng cần thiết để nâng cao trình độ “đào tạo sư phạm”. Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc: Người thầy giáo của thế kỷ XXI phải là nhà chuyên môn nắm vững khoa học cơ bản, thấm nhuần khoa học sư phạm mới dựa trên cơ sở liên ngành, có khả năng đối thoại với sinh viên và làm quen với một vài nguyên tắc cơ bản về giáo dục người lớn. Khuyến cáo trên muốn đi đến một khẳng định, giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là người thợ dạy. Muốn vậy, họ phải được giáo dục để phát triển phẩm chất đạo đức và năng lực đáp ứng yêu cầu của công việc. Cũng về vấn đề này, R. Sinhg - chuyên gia giáo dục của UNESCO cho rằng: Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục… Trong quá trình dạy học giáo viên không chỉ là người truyền thụ những phần tri thức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan